1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) có quan điểm cho rằng là một nước đang phát triển có lực lượng lao động dồidào trong đó chủ yếu là lao động trẻ việt nam luôn thoả mãn được nhu cầuphong phú

26 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Có Quan Điểm Cho Rằng Là Một Nước Đang Phát Triển Có Lực Lượng Lao Động Dồi Dào Trong Đó Chủ Yếu Là Lao Động Trẻ Việt Nam Luôn Thoả Mãn Được Nhu Cầu Phong Phú
Người hướng dẫn Ths Phan Thị Thu Giang
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế Lao Động
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 5,07 MB

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI------BÀI THẢO LUẬNMÔN KINH TẾ LAO ĐỘNG ĐỀ TÀICó quan điểm cho rằng: là một nước đang phát triển có lực lượng lao động dồidào trong đó chủ yếu là lao

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn đưa ra bình luận và nhận định đối với quan điểm

đã nêu trong câu hỏi?

GIẢNG VIÊN: Ths PHAN THỊ THU GIANG

MÃ LỚP HỌC PHẦN: 231FECO161102

NHÓM: 8

1

Trang 2

Hà Nội,2023

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1 Lý luận chung về lao động 4

1.1 Khái niệm lực lượng Lao động Việt Nam 4

1.2 Vai trò 4

1.3 Đặc điểm 4

2 Nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp 5

2.1 Trong nước 5

2.2 Nước ngoài 6

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG 8

1 Đối với thị trường lao động trong nước 8

1.1 Các yêu cầu nhà tuyển dụng cần ứng viên đáp ứng 8

1.2 Thực trạng 10

2 Đối với thị trường lao động nước ngoài 14

2.1 Khả năng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng ở thị trường nước ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: 14

2.2 Thực trạng: 14

3 Nhận định và bình luận quan điểm 16

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN 17

1 Giải pháp 17

2 Kết luận 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 19

BIÊN BẢN HỌP NHÓM: 20

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN VÀ ĐIỂM THẢO LUẬN 22

2

Trang 3

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Lao động và việc làm luôn là vấn đề mang tính xã hội quan trọng, là nhiệm vụ cần thiết đối với sựphát triển kinh tế của mỗi quốc gia Là một nước đang phát triển, Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào trong đó chủ yếu là lao động trẻ thì giải quyết vấn đề về lao động và việc làm luôn là vấn đềcấp thiết Đặc biệt, trong thời đại Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá cùng xu hướng hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế càng chú trọng khâu tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp mình, họ có xu hướng đề cao trình độ lao động hơn là số lượng lao động Nếu không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, thì sẽ dẫn đến tình trạng thừa lao động, thất nghiệp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế cả nước Nhận thấy nguy cơ đó, những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra các chính sách, giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động Hiểu được tầm quan trọng của nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp Việt Nam cũng như thị trường nước ngoài nên Nhóm 8 đã chọn đề tài này nhằm tìm hiểu về thị trường lao động Việt Nam và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, từ đó trả lời cho câu hỏi “Lực lượng lao động trẻ, dồi dào của Việt Nam có thỏa mãn được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong nước

và cả doanh nghiệp quốc tế hay không?”

2 Mục tiêu nghiên cứu.

- Tìm hiểu về thị trường lao động Việt Nam và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong

nước và nước ngoài

- So sánh mức độ thỏa mãn của lao động Việt Nam và nhu cầu tuyển dụng.

- Đưa ra bình luận và nhận định.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng: nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

- Phạm vi: trong nước và nước ngoài.

4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp định lượng (sử dụng số liệu thống kê là chủ yếu).

- Phân tích.

- Đánh giá.

- Bình luận.

3

Trang 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Lý luận chung về lao động.

1.1 Khái niệm lực lượng Lao động Việt Nam.

Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại) gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm hoặc thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát) Lực lượng lao động (labour force) là nhóm người trong một quốc gia hoặc khu vực mà có khả năng lao động và đang tham gia hoặc sẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh tế, bao gồm việc làm vàtìm kiếm việc làm

Lực lượng lao động bao gồm cả những người đang làm việc và những người thất nghiệp nhưng đang tìm kiếm việc làm,

1.2 Vai trò.

- Sản xuất hàng hóa và dịch vụ: Lực lượng lao động là nguồn cung cấp lao động và kỹ năng để sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ Họ tham gia vào quá trình sản xuất, từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp đến dịch vụ và ngành công nghệ cao Đóng góp của lực lượng lao động là cốt lõi để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế của một quốc gia

- Tạo việc làm: Lực lượng lao động tạo ra việc làm cho người lao động Việc làm cung cấp thu nhập cho người lao động, giúp nâng cao chất lượng sống và đóng góp vào phát triển kinh tế Đồng thời, việc làm cũng giúp duy trì và tăng trưởng của nền kinh tế, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững

- Tạo thu nhập và tiêu dùng: Lực lượng lao động tham gia vào hoạt động sản xuất và nhận được thu nhập từ công việc của mình Thu nhập này không chỉ đáp ứng nhu cầu cá nhân và gia đình mà còn tạo ra sự tiêu dùng, đẩy mạnh hoạt động kinh tế và tạo ra sự phát triển

- Đóng góp vào phát triển kinh tế: Lực lượng lao động chịu trách nhiệm cho sự phát triển và tăng trưởng của một quốc gia Sự tăng trưởng của lực lượng lao động, cùng với sự nâng cao chất lượng

và hiệu suất lao động, đóng góp vào sự gia tăng sản lượng, cải thiện hiệu quả và tăng trưởng kinh tế

- Tích lũy kỹ năng và sự phát triển cá nhân: Lực lượng lao động có thể tích lũy và phát triển kỹ năng thông qua quá trình làm việc Các ngành nghề, khả năng tự học và phát triển cá nhân giúp nâng cao trình độ lao động và khả năng thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động

- Mô hình và giáo dục: Lực lượng lao động đóng vai trò mô hình và tác động lớn đến giáo dục Những người lao động thành công và có năng lực có thể truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức cho thế hệ trẻ, tạo động lực và nguồn cảm hứng cho việc học tập và phát triển

1.3 Đặc điểm.

- Nguồn lao động nước ta dồi dào, tăng nhanh:

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2022 đạt 51,7 triệu người, cao hơn 1,1 triệu người so với năm trước Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2022 là 68,5%, tăng 0,8 điểm phần trăm so với năm trước

- Nguồn lao động trẻ:

Sức trẻ là đặc điểm nổi trội, là tiềm năng nguồn nhân lực Việt Nam, là yếu tố rất thuận lợi cho việc tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài Nguồn nhân lực Việt Nam được xếp vào loại trẻ của thế giới, là một động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế

- Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp

4

Trang 5

- Xét cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính, tỷ lệ lao động nam lại nhiều hơn nữ với trên 50% lao động là nam giới Tuy nhiên, sự chênh lệch này không đáng kể và cho thấy lao động nữ chiếm một lượng đông đảo.

- Cơ cấu lực lượng lao động phân theo 2 khu vực thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch lớn Nhìn chung, lực lượng lao động ở nước ta chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, chiếm khoảng gần 70% Con số này có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức cao

- Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực:

- Tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng

- Tỷ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm

=> Sự thay đổi này phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá đất nước hiện nay

- Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm, lực lượng lao động của nước ta vẫn còn một số hạn chế

 Trình độ kỹ thuật, chất lượng lao động đang ngày một cải thiện Các chương trình đào tạo nghề được tổ chức, đầu tư một phần giúp cho chất lượng lao động đi lên một cách đáng kể

2 Nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

2.1 Trong nước.

- Kết thúc năm 2022, 40,5% doanh nghiệp gặp phải tình trạng thiếu hụt nhân lực, giảm

2,7% so với năm 2021 Nhóm doanh nghiệp có quy mô dưới 25 nhân viên và các doanh nghiệp trong lĩnh vực Bảo hiểm, Thương mại điện tử, Giáo dục / Đào tạo có tỷ lệ thiếu hụt nhân sự cao nhất Kinh doanh / Bán hàng, Marketing và Công nghệ thông tin / IT là các phòng ban có tỷ lệ thiếu hụt nhân lực cao nhất

- 3 vị trí được doanh nghiệp tuyển dụng nhiều nhất, đồng thời cũng là 3 vị trí khó tuyển

dụng và giữ chân nhất là Kinh doanh / Bán hàng, Marketing / Truyền thông / Quảng cáo, IT phần mềm

- Số lượng hồ sơ ứng viên chưa đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng và Ứng viên chưa đáp ứng

đủ yêu cầu về kỹ năng chuyên môn là 2 nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực từ góc độ doanh nghiệp Ngoài ra, một số lý do khác cũng được các doanh nghiệp lựa chọn, cụ thể như: Ứng viên chưa đáp ứng đủ kêu cầu về kỹ năng mềm và kinh nghiệm,

Tỷ lệ nghỉ việc cao, Thương hiệu nhà tuyển dụng chưa đủ mạnh, Phúc lợi của công ty chưa đáp ứng đủ mong muốn của ứng viên, Thiếu ngân sách tuyển dụng

5

Trang 6

- Hơn 50% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết nhu cầu tuyển dụng của họ sẽ tăng lên

trong năm 2023 Tỷ lên tăng trưởng nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất nằm trong nhóm có quy

mô từ 1000-2999 nhân viên và các doanh nghiệp trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu, Dược phẩm/ Y tế / Công nghệ sinh học và Nông nghiệp Theo đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực này sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc thu hút và giữ chân nhân tài trong năm 2023

- 27,9% doanh nghiệp dự kiến tăng ngân sách tuyển dụng trong năm 2023 Mức thay đổi

ngân sách tuyển dụng dự kiến trong năm 2023 sẽ tăng / giảm cùng chiều với mức thay đổi nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

- Kinh doanh / Bán hàng, IT phần mềm và Marketing / Truyền thông / Quảng cáo dự kiến là

3 vị trí tiếp tục được tuyển dụng nhiều nhất năm 2023 tại các doanh nghiệp

- Nhân viên trên 3 năm kinh nghiệm là lực lượng lao động được doanh nghiệp quan tâm

nhất khi tuyển dụng trong năm 2023 (40,8%) Như vậy, nhóm đối tượng ứng viên với số ít năm kinh nghiệm, đặc biệt là fresher và junior không còn là ưu tiên lựa chọn của các nhà tuyển dụng trong năm 2023 Kinh nghiệm thực tế là điều mà hầu hết (89,4%) doanh nghiệp quan tâm ở CV ứng viên Tiếp đến là các thông tin về Kỹ năng mềm của ứng viên với hơn ½ (54,1%) doanh nghiệp lựa chọn

Tổng thể, tình hình tuyển dụng lao động tại Việt Nam trong năm 2022-2023 được dự báo

sẽ tiếp tục tăng cao, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, và công nghệ thông tin

2.2 Nước ngoài.

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng trên toàn cầu đang tăng lên, đặc biệt là trong các ngành công nghệ thông tin, y tế, giáo dục và kinh doanh Dưới đây là một số số liệu, phần trăm và biểu đồ cụ thể về tình hình tuyển dụng trên thế giới:

- Công nghệ thông tin: Theo báo cáo của IDC, nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia công nghệ thông tin sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm 2021 Các vị trí được dự báo sẽ có nhu cầu tuyển dụng cao bao gồm nhà phát triển phần mềm, chuyên viên bảo mật, chuyên viên mạng

và chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật

- Y tế: Theo báo cáo của Bộ Y tế, nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia y tế sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm 2021 Các vị trí được dự báo sẽ có nhu cầu tuyển dụng cao bao gồm bác sĩ,

y tá, chuyên viên y tế công cộng và chuyên viên nghiên cứu y học

- Giáo dục: Theo báo cáo của UNESCO, nhu cầu tuyển dụng các giáo viên và nhân viên giáo dục sẽ tăng trưởng 3,6% trong năm 2021 Các vị trí được dự báo sẽ có nhu cầu tuyển dụng cao bao gồm giáo viên, giáo viên dạy nghề và nhân viên hỗ trợ giáo dục

- Kinh doanh: Theo báo cáo của ManpowerGroup, nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia kinh doanh sẽ tăng trưởng 5% trong năm 2021 Các vị trí được dự báo sẽ có nhu cầu tuyển dụng cao bao gồm nhân viên kinh doanh, chuyên viên tài chính và chuyên viên quản lý

6

Trang 7

Discover more from:

Btvn b2 - nguyen tron tinh

Chương II kinh tế lao động- Nhóm 3

Trang 8

Ngoài ra, các ngành công nghiệp khác như năng lượng tái tạo, chăm sóc sức khỏe tâm thần, và công nghiệp sản xuất cũng được dự báo sẽ có nhu cầu tuyển dụng tăng trong những năm tới

Nhiều doanh nghiệp tham gia khảo sát có nhu cầu cao trong việc tuyển dụng nhân viên 1 năm - 3 năm kinh nghiệm (31.1%) Điều này có thể được hiểu là các doanh nghiệp đang cần đội ngũ nhân sự có trình độ, kiến thức chuyên môn tốt, sẵn sàng vào làm việc mà không cần hoặc ít cần đào tạo nhằm tiết kiệm chi phí Trong khi đó, nhân viên dưới 1 năm kinh nghiệm thiếu kỹ năng Còn nhân viên nhiều hơn 3 năm kinh nghiệm có yêu cầu về mức lương ở mứccao và có thể đã quen với cách làm việc của họ, dẫn đến khó thích nghi với cách thức, môi trường làm việc mới

7

Trang 9

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU TUYỂN

DỤNG LAO ĐỘNG

1 Đối với thị trường lao động trong nước.

1.1 Các yêu cầu nhà tuyển dụng cần ứng viên đáp ứng.

*Tiêu chí về năng lực làm việc:

a Kinh nghiệm làm việc:

- Một ứng viên có kinh nghiệm làm việc tương đồng với mô tả công việc của vị trí tuyển dụng luônđược xem xét vào vòng tuyển dụng sâu hơn Lý do đây được xem là những tiêu chí hàng đầu vì người có kinh nghiệm có thể nhanh chóng bắt đầu công việc ngay khi nhận việc, tốn ít chi phí và thời gian đào tạo hơn so với ứng viên thiếu kinh nghiệm

- Các vị trí tuyển dụng yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm thường là vị trí chuyên viên, team leader, trưởng phòng, … hoặc các công việc yêu cầu chuyên môn cao như Kế toán, Phân tích tài chính, Phân tích rủi ro, Kế hoạch đầu tư, Kỹ sư CNTN, …

- Các vị trí thường ít yêu cầu kinh nghiệm làm việc chủ yếu là thực tập sinh, fresher hoặc các vị trí như nhân viên kinh doanh, nhân viên lễ tân, hành chính…

b Khả năng thích ứng với môi trường làm việc

- Trong bối cảnh VUCA (VUCA là tên viết tắt của các từ trong quan điểm cho rằng môi trường kinh doanh luôn phải đối mặt với: nhiều biến động (Volatility), ất định (Uncertainty), phức tạp (Complexity) và mơ hồ (Ambiguity) với nhiều biến động, doanh nghiệp luôn tìm kiếm và mong muốn chiêu mộ những ứng viên có khả năng thích ứng nhanh để gắn bó với doanh nghiệp

- Thích ứng nhanh không chỉ trong khi tiếp nhận công việc và hòa nhập với môi trường, văn hóa mới Khả năng thích ứng còn thể hiện khi thị trường có nhiều biến động, doanh nghiệp chịu tác động của những yếu tố từ môi trường, tự nhiên, đối thủ cạnh tranh, bối cảnh kinh tế… người lao động đủ năng lực để thích nghi, làm việc và sáng tạo trong mọi hoàn cảnh khó lường trước

c Trình độ chuyên môn:

- Tiêu chí học đúng ngành nghề cũng được các nhà tuyển dụng coi trọng và đánh giá cao, bằng chứng là yêu cầu này xuất hiện trong các trong các mẫu tin tuyển dụng với tỷ lệ 67% Ở đây có thể thấy rằng khi đưa ra yêu cầu học đúng ngành nghề cũng đồng nghĩa với việc nhà tuyển dụng đề cao năng lực chuyên môn của người tham gia tuyển dụng

- Một ứng viên chất lượng luôn là người nắm chắc kiến thức chuyên môn -Mỗi vị trí công việc đều đòi hỏi người lao động am hiểu về kỹ năng, kiến thức về lĩnh vực đó Kiểm tra kiến thức chuyên môn thường thông qua các cuộc phỏng vấn hoặc bài thi tuyển/kiểm tra năng lực

- Tại một số tập đoàn lớn, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn thường được doanh nghiệp đào tạo sâu hơn sau khi ứng viên nhận việc Tại các đợt tuyển dụng lớn hàng loạt, các bài test kiểm tra kiến thức chuyên môn được thay thế bằng những bài test IQ, EQ của ứng viên Với những vị trí cần

8

Trang 10

kinh nghiệm, chắc chắn kiến thức chuyên môn là yếu tố được đề cao trong quá trình đánh giá ứng viên của nhà tuyển dụng.

d Kỹ năng phục vụ công việc

- Một trong những tiêu chí đánh giá rất quan trọng để biết được năng lực của ứng viên chính là kỹ năng công việc Mỗi vị trí làm việc lại có yêu cầu kỹ năng khác nhau, chẳng hạn:

e Kỹ năng giao tiếp

Bao gồm khả năng truyền đạt thông điệp, lắng nghe tích cực, trao đi và nhận lại phản hồi giữa chủ thể giao tiếp (người nói) và đối tượng giao tiếp (người nghe) nhằm đạt được một mục đích giao tiếp nhất định

f Kỹ năng lập kế hoạch

Giúp sinh viên liệt kê ra tất cả công việc cần làm trong một danh sách, sắp xếp chúng theo trình

tự thời gian, sự quan trọng, cấp thiết cần làm trước hay sau để đem lại hiệu quả công việc cao hơn

g Kỹ năng thuyết trình

Giúp sinh viên cung cấp các bài thuyết trình hiệu quả và hấp dẫn cho nhiều đối tượng khán giả khác nhau, bao gồm cấu trúc bài thuyết trình, cách thiết kế các slide, tông giọng và ngôn ngữ cơ thể

h Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng vô cùng quan trọng, đơn giản là nhiều người cùng kết hợp để hoàn thành nhiệm vụ đã đề

ra mà 1 người không làm được Giúp các cá nhân trong nhóm nhận ra được thiếu sót và cùng nhau hoàn thiện bản thân

*Tiêu chí về thái độ làm việc:

Doanh nghiệp vẫn luôn đề cao một ứng viên có thái độ tốt thay vì một ứng viên có năng lực nhưng thái độ kém Vậy tiêu chí gì thể hiện một nhân viên có tố chất và thái độ tốt?

a Sự tự tin

Sự tự tin của ứng viên thể hiện họ là một người chắc chắn trong công việc và am hiểu kiến thức,

kỹ năng mà bản thân họ có Sự tự tin cũng cho thấy ứng viên là người dám thể hiện khả năng của bản thân trong những hoàn cảnh thích hợp

b Biết lắng nghe

Người biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến là những mảnh ghép mà doanh nghiệp nào cũng cần tìm kiếm và giữ chân Trong một tập thể, người biết lắng nghe để cải thiện bản thân thường sẽ đi xa và lâu hơn với doanh nghiệp Biết lắng nghe là một trong các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng quan trọng mà doanh nghiệp không nên bỏ quên Điều này rất dễ nhận ra thông qua những cuộc trao

9

Trang 11

đổi và những câu hỏi kiểm tra thái độ của ứng viên, cách xử lý tình huống của họ trong mỗi lần tiếp xúc với NTD.

c Tinh thần cầu tiến và sẵn sàng học hỏi

- Tinh thần cầu tiến và sẵn sàng học hỏi của ứng viên là điều mà NTD luôn muốn tìm kiếm Trong thời đại thông tin liên tục được cập nhật và đổi mới, một người ham học hỏi sẽ luôn mang lại nhữnggiá trị mới cho doanh nghiệp

- Sự cầu tiến có thể thể hiện ngay từ sự tiếp xúc đầu tiên giữa ứng viên với NTD Chẳng hạn, một email ứng tuyển được viết tỉ mỉ, cẩn thận và thể hiện mong muốn có cơ hội việc làm bao giờ cũng gây được thiện cảm với NTD hơn so với ứng viên ứng chuyển chỉ đính kèm CV trong email với nội dung sơ sài

- Những người thiếu sự cầu tiến và tinh thần học hỏi sẽ sớm bị đào thải vì không theo kịp thị trường, xu hướng và những kỹ năng, kiến thức doanh nghiệp cần có ở một người lao động trong thời kỳ 4.0

f Quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên

Luôn hòa nhã, khiêm tốn, lễ độ và vui vẻ để lại ấn tượng tốt với đồng nghiệp và xây dựng ý thức tuân thủ cấp trên nhằm nâng cao hiệu quả công việc

1.2 Thực trạng.

- Theo báo cáo của Tổng cục thống kê (2022), tỷ lệ lao động Việt Nam có trình độ kỹ năng chuyên môn là chưa đến 30% và chỉ 10% người lao động Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệptrong thời kỳ chuyển đổi số theo đánh giá của World Bank (2019)

- Việt Nam thuộc "nhóm nước non trẻ", xếp hạng thứ 48/100 quốc gia theo mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai (4.0), và đáng quan ngại hơn là chất lượng nguồn nhân lực còn khá thấp, xếp ở thứ hạng 70/100 nước được khảo sát (Batch Kova, Popov, & Bevel, 2018)

- Tỷ lệ việc làm ở thành thị và nông thôn duy trì ở mức 65-70% Mặc dù nhu cầu lực lượng lao động chất lượng cao ngày càng gia tăng, dẫu vậy, tỷ lệ lao động có bằng sơ cấp chưa đến 30% trong xuyên suốt 2016-2021 Trình độ chuyên môn cao trong năm 2019 cũng chỉ đạt khoảng 22,6% tổng lực lượng lao động (Tổng cục thống kê, 2022), trong khi, số lượng lao động có thể đáp ứng được với các kỹ năng chuyển đổi số tại Việt Nam là dưới 10% (World Bank, 2019)

- Tình hình lao động có việc làm trong những năm gần đây:

a Năm 2021

10

Trang 12

- Trong quý I năm 2021 có 49,9 triệu lao động có việc làm, lao động trong khu vực dịch vụ chiếm

tỷ trọng lớn nhất với 39,5%, tương đương 19,7 triệu người, tiếp đến là lao động trong khu vực côngnghiệp và xây dựng, chiếm 32,3%, tương đương 16,1 triệu người Lao động trong khu vực nông,lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất, 28,2%, tương đương 14,1 triệu người So với quýtrước và cùng kỳ năm trước, tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đều tăng.Ngược lại, tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng quý này lại có dấu hiệu giảm,

so với cả quý trước và cùng kỳ năm trước (tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp tăng tươngứng là 0,8 điểm phần trăm và 0,2 điểm phần trăm; tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp vàxây dựng giảm tương ứng là 1,3 điểm phần trăm và 0,7 điểm phần trăm)

- Trong quý II năm 2021, lao động có việc làm là 49,8 triệu người, trong đó ngành nông, lâmnghiệp và thủy sản là 13,8 triệu người, giảm 2,25% so với quý trước và tăng 3,47% so với cùng kỳnăm trước; lao động có việc làm trong ngành dịch vụ là 19,4 triệu người, giảm 1,32% so với quýtrước và tăng 3,79% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng có 16,6 triệungười đang làm việc, tăng 3,19% so với quý trước, và tăng 3,64% so với cùng kỳ năm trước

- Trong quý III năm 2021, lao động có việc làm là 47,3 triệu người, trong đó ngành nông, lâmnghiệp và thủy sản đạt 14,5 triệu người, tăng 673,1 nghìn người so với quý trước và tăng 479,0nghìn người so với cùng kỳ năm trước; ngành công nghiệp và xây dựng là 15,7 triệu người, giảm952,5 nghìn người so với quý trước và giảm 960,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; ngànhdịch vụ là 17,1 triệu người giảm 2,3 triệu người so với quý trước và cùng kỳ năm trước Giãn cách

xã hội kéo dài trong 3 tháng của quý III đã làm trầm trọng hơn thị trường lao động và ảnh hưởngmạnh tới ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, số lao động trong hai ngành này đều giảm mạnhchưa từng có trong nhiều năm gần đây Ngược lại, lao động trong ngành nông nghiệp lại có xuhướng tăng, trái ngược với những xu hướng thường thấy trước đây, chủ yếu là do số lao động mấtviệc tại các tỉnh thành phía Nam quay trở về địa phương và làm việc trong ngành nông nghiệp

- Trong quý IV năm 2021, sau khi phủ rộng vắc xin mũi 2 và các biện pháp giãn cách xã hội đãđược nới lỏng, nền kinh tế đã có tín hiệu phục hồi Lao động có việc làm là 49 triệu người, trongkhu vực công nghiệp và xây dựng là 16,8 triệu người, tăng 1,2 triệu người so với quý trước và giảm239,0 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; khu vực dịch vụ là 17,9 triệu người, tăng 762,5 nghìnngười so với quý trước và giảm 1,9 triệu người so với cùng kỳ năm trước Khu vực nông, lâmnghiệp và thủy sản đạt 14,3 triệu người, giảm 120,9 nghìn người so với quý trước và tăng 361,1nghìn người so với cùng kỳ năm trước

b Năm 2022

- Lao động có việc làm quý I năm 2022 ước tính là 50,0 triệu lao động người, lao động trong khuvực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 38,7%, tương đương 19,4 triệu người, tiếp đến là lao độngtrong khu vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 33,5%, tương đương 16,8 triệu người Lao độngtrong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất, 27,8%, tương đương 13,9triệu người So với quý trước và cùng kỳ năm trước, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp vàthủy sản đều giảm lần lượt là 426,8 nghìn người và 192,2 nghìn người; lao động trong khu vực côngnghiệp và xây dựng giảm 82,7 nghìn người so với quý trước nhưng tăng 661,3 nghìn người so vớicùng kỳ năm trước; lao động trong ngành dịch vụ tăng mạnh so với quý trước (gần 1,5 triệu người)nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm trước 336,8 nghìn người

11

Trang 13

- Lao động có việc làm quý II năm 2022 có 50,5 triệu người, tăng 504,6 nghìn người (tương ứngtăng 1,01%) so với quý trước và tăng 701,8 nghìn người (tương ứng tăng 1,41%) so với cùng kỳnăm trước Lao động có việc làm ở khu vực thành thị là 18,7 triệu người (tăng 127,9 nghìn người sovới quý trước và tăng 673,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước), và ở khu vực nông thôn là 31,9triệu người (tăng 376,6 nghìn người so với quý trước và tăng 27,9 nghìn người so với cùng kỳ nămtrước) Xu hướng tăng lao động có việc làm cũng được ghi nhận ở cả nam và nữ, tuy nhiên tốc độtăng lao động có việc làm ở nữ giới cao hơn so với nam giới.

Trong quý II năm 2022, lao động có việc làm trong đó ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là13,9 triệu người, tăng 12,6 nghìn người với quý trước và tăng 138,0 nghìn người so với cùng kỳnăm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng có 16,8 triệu người đang làm việc, tăng 62,1 nghìnngười so với quý trước, và tăng 210,0 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; lao động có việc làmtrong ngành dịch vụ là 19,8 triệu người, tăng 429,8 nghìn người so với quý trước và tăng 353,8nghìn người so với cùng kỳ năm trước

- Lao động có việc làm quý III năm 2022 là 50,8 triệu người, lao động trong khu vực dịch vụchiếm tỷ trọng lớn nhất với 39,0%, tương đương 19,8 triệu người, tiếp đến là lao động trong khuvực công nghiệp và xây dựng, chiếm 33,4%, tương đương gần 17,0 triệu người Lao động trong khuvực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất, 27,6%, tương đương 14,0 triệu người

Tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng tăng nhẹ so với quýtrước (tăng 0,1 điểm phần trăm)

So với quý trước, lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 147,0 nghìn người vàtăng 1,3 triệu người so với cùng kỳ năm trước; lao động trong ngành dịch vụ tăng 5,5 nghìn người

so với quý trước và tăng 2,7 triệu người so với cùng kỳ năm trước; lao động trong khu vực nông,lâm nghiệp và thủy sản tăng 102,6 nghìn người so với quý trước và giảm 432,5 nghìn người so vớicùng kỳ năm trước

- Trong quý IV năm 2022, lao động có việc làm là 51 triệu người, trong đó ngành nông, lâm nghiệp

và thủy sản là 14,1 triệu người, tăng 116,8 nghìn người so với quý trước và giảm 194,8 nghìn người

so với cùng kỳ năm trước; ngành dịch vụ là 19,9 triệu người tăng 125,9 nghìn người so với quýtrước và tăng 2,0 triệu người so với cùng kỳ năm trước Ngược với xu hướng tăng của ngành dịch

vụ và ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản thì số có việc làm trong ngành công nghiệp và xây dựng

có xu hướng giảm so với quý trước, số người làm việc ở ngành này trong quý IV là gần 17,0 triệungười, giảm 3,1 nghìn người so với quý trước

c, Năm 2023

- Lao động có việc làm quý I/2023 là 51,1 triệu người, lao động trong khu vực dịch vụ chiếm tỷtrọng lớn nhất với 39,0%, tương đương gần 20,0 triệu người, tiếp đến là lao động trong khu vựccông nghiệp và xây dựng, chiếm 33,9%, tương đương 17,3 triệu người Lao động trong khu vựcnông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất, 27,1%, tương đương 13,8 triệu người Sovới quý trước và cùng kỳ năm trước, qui mô lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sảnđều giảm lần lượt là 285,6 nghìn người và 53,6 nghìn người; lao động trong khu vực công nghiệp vàxây dựng tăng 360,9 nghìn người so với quý trước và tăng 566,9 nghìn người so với cùng kỳ nămtrước; lao động trong ngành dịch vụ tăng 38,1 nghìn người so với quý trước và tăng 599,3 nghìnngười so với cùng kỳ năm trước

- Lao động có việc làm quý II/2023 ước tính là 51,2 triệu người, tăng 83,3 nghìn người so với quýtrước và tăng 691,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; tính chung 6 tháng đầu năm, lao động có

12

Ngày đăng: 20/02/2024, 10:36

w