1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơbản ở đơn vị chủ đầu tư

37 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Chi Phí Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Ở Đơn Vị Chủ Đầu Tư
Người hướng dẫn Phạm Thanh Hương
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kế Toán Tài Chính 1
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 4,02 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN (5)
    • 1.1. Một số khái niệm (5)
      • 1.1.1. Đầu tư xây dựng cơ bản (5)
      • 1.1.2. Công trình xây dựng (5)
      • 1.1.3. Chủ đầu tư xây dựng (6)
    • 1.2. Trình tự đầu tư xây dựng (6)
    • 1.3. Chi phí đầu tư xây dựng (8)
  • CHƯƠNG II. KẾ TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (9)
    • 2.1. Nhiệm vụ của kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (9)
    • 2.2. Một số quy định của chuẩn mực kế toán có liên quan (9)
    • 2.3. Quy định kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản theo Thông tư 200/2014/ TT-BTC (11)
      • 2.3.1. Chứng từ kế toán (11)
      • 2.3.2. Tài khoản kế toán sử dụng (11)
      • 2.2.3. Nguyên tắc kế toán (12)
      • 2.3.4. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu (15)
      • 2.3.5. Ghi sổ kế toán (23)
    • 2.4. Phương pháp hạch toán (23)
      • 2.4.1. Kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án (23)
      • 2.4.2. Kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản theo hình thức chủ nhiệm điều hành dự án (26)
      • 2.4.3. Kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản theo hình thức chìa khóa trao tay (27)
      • 2.4.4. Kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản theo hình thức tự làm (28)
      • 2.4.5. Kế toán quyết đoán công trình xây dựng cơ bản hình thành (29)
    • 2.5. Ưu, nhược điểm của kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản ở đơn vị chủ đầu tư (30)
      • 2.5.1. Ưu điểm (30)
      • 2.5.2. Nhược điểm (30)
  • CHƯƠNG III. VẬN DỤNG VÀO MỘT SỐ NGHIỆP VỤ (31)
  • KẾT LUẬN (35)

Nội dung

Các chi phí không hợp lý, nhưnguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sửdụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tựchế không được tính v

TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

Một số khái niệm

1.1.1 Đầu tư xây dựng cơ bản Đầu tư xây dựng cơ bản (Capital construction investment) là việc sử dụng vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng nhằm mục đích tạo ra tài sản cố định đưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội Đầu tư xây dựng có thể xem là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng Việc đầu tư xây dựng cơ bản không chỉ đơn giản là xây mới, mà còn bao gồm nhiều hình thức khác như cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá hoặc khôi phục tài sản cố định cho nền kinh tế.

1.1.2 Công trình xây dựng là sản phẩm của công nghệ xây lắp gắn liền với đất được tạo thành bằng vật liệu xây dựng và các thiết bị.

 Dựa theo quy định của pháp luật, danh mục thuộc công trình xây dựng cơ bản sẽ được phân loại thành 5 nhóm như sau:

 : Bao gồm các công trình phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân như nhà ở (biệt thự, nhà liền kề, nhà ở nông thôn truyền thống, chung cư) và các công trình công cộng (ví dụ: trường học, bệnh viện, sân vận động, trung tâm thương mại, )

 : Bao gồm các công trình phục vụ quá trình sản xuất công nghiệp (ví dụ: nhà xưởng, xí nghiệp, )

 Bao gồm các cơ sở hạ tầng dành cho dịch vụ công cộng như mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống điện, nhà máy nước, xử lý rác thải

 Bao gồm các công trình đường bộ, đường sắt, hàng hải, hành không,

 : Các công trình thủy lợi, đê điều, công trình phục vụ hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản và các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn khác.

1.1.3 Chủ đầu tư xây dựng

Theo quy định trong Luật Đấu thầu năm 2013, là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.

Còn theo Luật Xây dựng 2014, là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng.

Trình tự đầu tư xây dựng

Luật xây dựng 2014 quy định trình tự đầu tư xây dựng có 03 giai đoạn gồm: Chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng.

Giai đoạn chuẩn bị dự án:

 Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có);

 Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng;

 Các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án. Giai đoạn thực hiện dự án:

 Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có);

 Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);

 Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;

 Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng);

 Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng;

 Thi công xây dựng công trình;

 Giám sát thi công xây dựng;

 Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành;

 Bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác

Document continues below kế toán

40 Câu hỏi Đúng Sai môn K ế toán tài… kế toán 100% (9) 6

Thu ậ n l ợ i và thách thức của GCCN VN kế toán 100% (5) 2

[123doc] - giai-bai- tap-ke-toan-hanh-… kế toán 100% (5) 16

Toán xác su ấ t th ố ng kê kế toán 100% (4) 13

D Ụ NG CÔNG NGH Ệ … kế toán 100% (4)57

Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng:

 Quyết toán hợp đồng xây dựng;

 Bảo hành công trình xây dựng.

Chi phí đầu tư xây dựng

Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản gồm:

 Chi phí xây dựng gồm: chi phí xây dựng các công trình, các hạng mục công trình thuộc dự án, chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng các công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công( đường thi công, nhà xưởng, ), nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công…

 Chi phí thiết bị gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ và chi phí đào tạo chuyển giao công nghệ, chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường, thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình; chi phí lắp đặt thiết bị công trình,

 Chi phí quản lý dự án công trình gồm: chi phí quản lý chung của dự án, chi phí tổ chức thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư

 Chi phí tư vấn xây dựng công trình: chi phí tư vấn khảo sát, lập dự án, thiết kế, lập dự án thiết kế ….

 Chi phí khác để thực hiện công trình: chi phí đi vay trong thời gian xây dựng công trình và các chi phí có liên quan khác

BÀI T Ậ P K Ế NGÂN HÀNG - bài t ậ p k ế … kế toán 90% (10)9

KẾ TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Nhiệm vụ của kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản

Kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

 Theo dõi, ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời chính xác thông tin về nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được hình thành, tình hình sử dụng và thanh toán vốn đầu tư, tình hình quyết toán vốn đầu tư theo cơ cấu vốn đầu tư, theo công trình, hạng mục hoàn thành.

 Kiểm tra, giám sát việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm vốn đầu tư, việc thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản

 Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành các tiêu chuẩn định mức, các chế độ, chính sách quản lý tài chính về đầu tư xây dựng của nhà nước và của đơn vị Kiểm tra và quản lí việc sử dụng các loại vật tư, tài sản

 Đánh giá các khoản chi phí đầu tư xây dựng cơ bản có phù hợp với quy định kế toán đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành hay không

 Tính toán phân bổ chính xác, đầy đủ chi phí đầu tư xây dựng cơ bản

Một số quy định của chuẩn mực kế toán có liên quan

Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình:

+)Các tài sản được ghi nhận là tài sản cố định hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.

+)Kế toán tài sản cố định hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm:

- Nhà cửa, vật kiến trúc;

- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn;

- Thiết bị, dụng cụ quản lý;

- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm;

- tài sản cố định hữu hình khác.

+)Việc ghi nhận tài sản cố định hữu hình thường đã được thỏa mãn vì nguyên giá tài sản được xác định thông qua mua sắm, trao đổi, hoặc tự xây dựng.

Xác định giá trị ban đầu

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế của tài sản cố định tự xây dựng, hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử.

Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành tài sản cố định thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của các tài sản đó Các chi phí không hợp lý, như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình.

Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu

- Giá trị phải khấu hao của tài sản cố định hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp

- Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất,kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác, như: Khấu hao tài sản cố định hữu hình dùng cho các hoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấu thành nguyên giá tài sản cố định vô hình (theo quy định của chuẩn mực tài sản cố định vô hình), hoặc chi phí khấu hao tài sản cố định hữu hình dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác.

Quy định kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản theo Thông tư 200/2014/ TT-BTC

 Phiếu chi, giấy báo Nợ

 Bảng kê thanh toán tạm ứng( kèm theo chứng từ gốc)

 Biên lai nộp thuế, lệ phí

 Biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành

 Hoá đơn thanh toán theo tiến độ kế toán HĐXD

 Các báo cáo quyết toán vốn đầu tư

 Bảng thanh toán lương và BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ

2.3.2 Tài khoản kế toán sử dụng: Để hạch toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chúng ta sử dụng TK 241.

Tài khoản 241 – Xây dựng cơ bản: Là TK phản ánh chi phí đầu tư XÂY DỰNG CƠ BẢN và tình hình quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản TK được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình (theo từng đối tượng tài sản hình thành qua đầu tư) và ở mỗi đối tượng tài sản phải theo dõi chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư XÂY DỰNG CƠ BẢN.

-Chi phí Đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phát sinh (Tài sản cố định hữu hình và Tài sản cố định vô hình).

- Chi phí cải tạo, nâng cấp Tài sản cố định.

- Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản bất động sản đầu tư.

- Chi phí phát sinh sau ghi nhận

- Giá trị Tài sản cố định hình thành qua đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

- Giá trị công trình sửa chữa lớn tài sản cố định hoàn thành, kết chuyển khi quyết toán được duyệt.

- Giá trị Bất động sản đầu tư hình thành qua đầu tư xây dựng cơ ban đầu tài sản cố định, bất động sản đầu tư.

- Chi phí dự án đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn tài sản cố định dở dang.

- Giá trị công trình xây dựng và sửa chữa lớn Tài sản cố định đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt.

- Giá trị bất động sản đầu tư đang đầu tư xây dựng dở dang. bản được hoàn thành.

- Kết chuyển chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu tài sản cố định, bất động sản đầu tư vào các tài khoản có liên quan.

Thứ nhất, Tài khoản này chỉ sử dụng ở đơn vị không thành lập Ban quản lý dự án để phản ánh chi phí thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản (bao gồm chi phí mua sắm mới tài sản cố định, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình) và tình hình quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở các đơn vị có tiến hành công tác mua sắm tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn tài sản cố định.

Công tác đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn tài sản cố định của doanh nghiệp có thể được thực hiện theo phương thức giao thầu hoặc tự làm Ở các doanh nghiệp tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức tự làm thì tài khoản này phản ánh cả chi phí phát sinh trong quá trình xây lắp, sửa chữa.

Các đơn vị có thành lập ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và tổ chức bộ máy kế toán riêng thì thực hiện theo quy định của Thông tư số 195/2012/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán đơn vị chủ đầu tư

Thứ hai , Chi phí thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình được xác định theo quy định hiện hành, đồng thời phải phù hợp những yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ và được thực hiện theo quy chế về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản , bao gồm:

- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

- Chi phí quản lý dự án;

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;

Tài khoản 241 được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình và ở mỗi hạng mục công trình phải được hạch toán chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và được theo dõi lũy kế kể từ khi khởi công đến khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

Thứ ba , Khi đầu tư xây dựng cơ bản các chi phí xây lắp, chi phí thiết bị thường tính trực tiếp cho từng công trình; Các chi phí quản lý dự án và chi phí khác thường được chi chung Chủ đầu tư phải tiến hành tính toán, phân bổ chi phí quản lý dự án và chi phí khác cho từng công trình theo nguyên tắc:

 Nếu xác định được riêng các chi phí quản lý dự án và chi phí khác liên quan trực tiếp đến từng công trình thì tính trực tiếp cho công trình đó;

 Các chi phí quản lý dự án và chi phí chung có liên quan đến nhiều công trình mà không tính trực tiếp được cho từng công trình thì đơn vị được quyền phân bổ theo những tiêu thức phù hợp nhất với từng công trình.

Thứ tư , Trường hợp dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng quyết toán dự án chưa được duyệt thì doanh nghiệp ghi tăng nguyên giá tài sản cố định theo giá tạm tính (giá tạm tính phải căn cứ vào chi phí thực tế đã bỏ ra để có được tài sản cố định) để trích khấu hao nhưng sau đó phải điều chỉnh theo giá quyết toán được phê duyệt.

Thứ năm, Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, duy trì cho tài sản cố định hoạt động bình thường được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ Đối với các tài sản cố định theo yêu cầu kỹ thuật phải sửa chữa, bảo trì, duy tu định kỳ mà không làm tăng giá trị tài sản, doanh nghiệp được trích lập dự phòng phải trả và tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh để có nguồn trang trải hoặc được phân bổ dần theo quy định khi việc sửa chữa, bảo trì phát sinh.

Thứ sáu , Chủ đầu tư xây dựng bất động sản sử dụng tài khoản này để tập hợp chi phí xây dựng tài sản cố định hoặc bất động sản đầu tư.Trường hợp bất động sản xây dựng sử dụng cho nhiều mục đích (làm văn phòng, cho thuê hoặc để bán, ví dụ như tòa nhà chung cư hỗn hợp) thì kế toán vẫn tập hợp chi phí phát sinh liên quan trực tiếp tới việc đầu tư xây dựng trên TK 241 Khi công trình, dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán căn cứ cách thức sử dụng tài sản trong thực tế để kết chuyển chi phí đầu tư xây dựng phù hợp với bản chất của từng loại tài sản.

Thứ bảy , chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ quá trình đầu tư xây dựng cơ bản theo nguyên tắc:

- Đối với chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động:

 Đối với các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thục hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, ổn định kinh tế vĩ mô, các khoản chênh lệch tỷ giá liên quan đến giai đoạn trước hoạt động chưa đi vào sản xuất kinh doanh được phản ánh lũy kế trên

Phương pháp hạch toán

2.4.1 Kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Chủ đầu tư tổ chức chọn thầu và trực tiếp ký hợp đồng với một hoặc hoặc nhiều tổ chức tư vấn để thực hiện công tác khảo sát, thiết kế công trình, soạn thảo hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu xây lắp, nhiệm vụ giám sát, quản lí quá trình thi công đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình vẫn do tổ chức tư vấn đã được lựa chọn đảm nhận.

*Hạch toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp đầu tư trực tiếp quản lí dự án

- Khi ứng tiền cho các tổ chức tư vấn và đơn vị thi công xây lắp (đơn vị nhận thầu) theo chế độ và hợp đồng kinh tế, kế toán ghi:

Nợ TK 331 – phải trả người bán

Có TK 112 – tiền gửi ngân hàng

Có TK 341 – vay dài hạn

- Khi nhập kho thiết bị, vật tư của công trình kế toán ghi:

Nợ TK 152 – nguyên, vật liệu (chi tiết vật liệu và thiết bị xây dựng co bản)

Có TK 112 – tiền gửi ngân hàng

Có TK 331 – phải trả người bán

Có TK 341 – vay dài hạn

Nợ TK 152 – nguyên, vật liệu (chi tiết vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản)

Nợ TK 133 – thuế GTGT đầu vào

Có TK 112 – tiền gửi ngân hàng

Có TK 331 – phải trả người bán

Có TK 341 – vay dài hạn

- Khi xuất thiết bị cho bên thi công lắp đặt:

Nợ TK 241 – xây dựng cơ bản dở dang

(TK 2412 – chi tiết mua sắm thiết bị)

Có TK 152 – nguyên vật liệu (chi tiết vật liệu, thiết bị trong kho)

- Khi xuất thiết bị giao cho đơn vị lắp đặt:

Nợ TK 152 – nguyên vật liệu (chi tiết thiết bị xây dựng cơ bản đưa đi lắp)

Có TK 152 – nguyên vật liệu (chi tiết thiết bị xây dựng cơ bản trong kho)

- Khi nhận được biên bản quyết toán lắp đặt thiết bị:

Nợ TK 241 – xây dựng cơ bản dở dang

(TK 2412 – chi tiết công tác mua sắm thiết bị)

Có TK 152 – nguyên vật liệu (chi tiết thiết bị xây dựng cơ bản đưa đi lắp)

- Căn cứ biên bản quyết toán giá trị công trình, biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng tư vấn hoàn thành:

Nợ TK 241 – xây dựng dở dang (chi tiết liên quan)

Có TK 331 – phải trả cho người bán

- Khi trả tiền cho các tổ chức tư vấn và thi công:

Nợ TK 331 – phải trả người bán

Nợ TK 133 – thuế GTGT đầu vào

Có TK 112 – tiền gửi ngân hàng

Có TK 341 – vay dài hạn

(khi trả tiền, chủ đầu tư được giữ lại 5% chi phí bảo hành)

- Khi ban quản lí dự án trực tiếp chi các khoản chi phí khác như đền bù đất đai, di chuyển dân cư, chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ, phục vụ thi công,… căn cứ vào các chứng từ:

Nợ TK 241 – xây dựng cơ bản dở dang

(TK 2412 – chi tiết chi phí khác)

Nợ TK 133 – thuế GTGT đầu vào

- Khi phân bổ chi phí quản lí dự án cho từng công trình, hạng mục công trình (phân bổ trên cơ sở dự toán chi phí cho từn hoạt động của ban quản lí dự án đã được duyệt):

Nợ TK 241 – xây dựng cơ bản dở dang

(TK 2412 – chi tiết chi phí khác)

Có TK 642 – chi phí quản lí doanh nghiệp

- Khi phát sinh khoản chi phí lãi vay phải trả trong thời gian thực hiênh dự án đầu tư:

Nợ TK 241 – xây dựng cơ bản dở dang

(TK 2412 – chi tiết chi phí khác)

Có TK 335 – chi phí trả trước

- Khi phát sinh chi phí cho sản xuất thử, căn cứ các chứng từ gốc về vật liệu, nhân công:

Nợ TK 241 – xây dựng cơ bản dở dang

(TK 2412 – chi tiết chi phí khác)

Có TK 152 – nguyên vật liệu

Có TK 334 – phải trả công nhân viên

Có TK 338 – phải trả, phải nộp khác

- Nếu có sản phẩm thu hồi khi sản xuất thử, căn cứ các chứng từ nhập kho hoặc bán thu tiền:

Nợ TK 112 – tiền gửi ngân hàng

Nợ TK 241 – (TK 2412 – chi tiết KTCB khác)

2.4.2 Kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản theo hình thức chủ nhiệm điều hành dự án

Chủ đầu tư tổ chức chọn thầu và kí kết hợp đồng với một tổ chức tư vấn thay mình làm chủ nhiệm điều hành dự án đứng ra giao dịch, kí kết hợp đồng với các tổ chức khảo sát thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị,… để thực hiện các nhiệm vụ của quá trình thực hiện dự án, đông thời chịu trách nhiệm giám sát, quản lí toàn bộ quá trình thực hiện dự án.

Hình thức này chỉ áp dụng đối với các dự án có quy mô lớn, thời gian xây dựng dài, kĩ thuật xây dựng phức tạp.

*Hạch toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản theo hình thức chủ nhiệm điều hành dự án

Việc định khoản các nghiệp vụ phát sinh tương tự như kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lí dự án.

2.4.3 Kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản theo hình thức chìa khóa trao tay

Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu dự án để lựa chọn một nhà thầu (tổng thầu xây dựng) đảm nhận toàn bộ công việc trong quá trình thực hiện dự án (khảo sát, thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, tiến hành xây lắp, ) Chủ đầu tư chỉ trình duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, nghiệm thu và nhận bàn giao khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng.

Hình thức chìa khóa trao tay thường được áp dụng trong việc xây dựng các công trình đầu tư có vốn đầu tư thấp như công trình nhà ở, công trình dân dụng và công trình sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản.

 Hạch toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản theo hình thức trao tay:

- Khi chi phí chuẩn bị đầu tư dự án và các chi phí KTCB khác, kế toán ghi:

Nợ TK 241 – xây dựng cơ bản dở dang (2412 - chi tiết liên quan)

Có TK 111,112 – tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

Có TK 341 – vay dài hạn

- Khi ứng tiền cho đơn vị thi công xây lắp theo hơp đồng giao nhận, kế toán ghi:

Nợ TK 331- phải trả người bán

Có TK 112 – tiền gửi ngân hàng

Có TK 341 – vay dài hạn

- Khi phát sinh các khoản chi phí lãi vay phải trả trong thời gian thực hiện dự án đầu tư, kế toán ghi:

Nợ TK 241 – xây dựng cơ bản dở dang (2412 - chi tiết chi phí khác)

Có TK 335 – chi phí trả trước

- Khi bên nhận thầu bàn giao công trình, đơn vị chủ đầu tư được giữ lại chi phí bảo hành công trình theo quy định và thanh toán cho đơn vị thi công chi phí còn lại của khối lượng đã hoàn thành, bàn giao Nếu đơn vị thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc tài sản cố định dùng vào hoạt động dự nghiệp dự án, kế toán ghi:

Nợ TK 241 – xây dựng cơ bản dở dang (2412 - chi tiết liên quan)

Có TK 331 – phải trả cho người bán

- Khi thanh toán cho đơn vị thi công chi phí còn lại của đối tượng đã hoàn thành, bàn giao, kế toán ghi:

Nợ TK 331 – phải trả người bán

Có TK 112 – tiền gửi ngân hàng

Có TK 341 – vay dài hạn

- Nếu đơn vị thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế tài sản cố định dùng vào hoạt động SXKD, kế toán ghi:

Nợ TK 241 – xây dựng cơ bản dở dang (2412 - chi tiết liên quan)

Nợ TK 133 – thuế GTGT đầu vào

Có TK 331 – phải trả người bán

2.4.4 Kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản theo hình thức tự làm:

Chủ đầu tư sử dụng lực lượng được phép hành nghề xây dựng của mình để thực hiện khối lượng xây dựng công trình.

Hình thức này chủ yếu áp dụng cho các công trình quy mô nhỏ, mang tính cải tạo, nâng cấp tài sản và chủ đầu tư có đủ năng lực và điều kiện để thực hiện Chủ đầu tư phải hình thành bộ phận thi công riêng để thực hiện toàn bộ quá trình thi công công trình.

 Hạch toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản theo hình thức tự làm:

- Các chi phí khác có liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, kế toán ghi:

Nợ TK 241 – xây dựng cơ bản dở dang (2412 - chi tiết chi phí khác)

- Khi phát sinh khoản chi phí lãi vay phải trả trong thời gian thực hiện dự án đầu tư, kế toán ghi:

Nợ TK 241 – xây dựng cơ bản dở dang (2412 – chi tiết chi phí khác)

Có TK 335 – chi phí trả trước.

2.4.5 Kế toán quyết đoán công trình xây dựng cơ bản hình thành:

Theo quy định hiện hành, chậm nhất là sau khi công trình hoàn thành 6 tháng, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán công trình hoàn thnahf trình cấp thẩm tra và ra thông báo phê duyệt.

Nhiệm vụ của kế toán khi quyết toán công trình là phải tính toán xác định giá trị các tài sản hình thành qua chủ đầu tư và chi phí không tính vào giá trị tài sản bao gồm:

 Giá trị tài sản hình thành qua đầu tư.

 Giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, gia súc có tính chất sản xuất không đủ tiêu chuẩn tài sản cố định.

 Chi phí đào tạo cán bộ, công nhân cho sản xuất.

 Chi phí đào tạo cán bộ, công nhân cho sản xuất.

 Thiệt hại cho phép không tính vào giá trị công trình.

Xác định giá trị tài sản hình thành qua đầu tư cần tuân theo nguyên tắc:

 Chi phí đầu tư phát sinh liên quan trực tiếp đối tượng đầu tư vào công trình, hạng mục công trình thì tính trực tiếp cho đối tượng đó.

 Chi phí đầu tư liên quan đến nhiều đối tượng phân bổ cho từng đối tượng theo những tiêu chuẩn thích hợp.

 Hạch toán của thông báo phê duyệt quyết toán vốn đầu tư và xây dựng:

- Phản ánh các khoản chi phí được duyệt bỏ không tính vào giá trị công trình, kế toán ghi:

Nợ TK 441 – nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Có TK 2412 - xây dựng cơ bản dở dang

- Phản ánh các khoản chi phí xin duyệt bỏ không được duyệt mà phải thu bồi thường, kế toán ghi:

Nợ TK 138 (1388) – phải thu khác

Có TK 2412 – xây dựng cơ bản dở dang

- Phản ánh giá trị tài sản cố định được hình thành abfn giao đưa vào sử dụng, kế toán ghi:

Nợ TK 211,213 – giá trị tài sản cố định hình thành qua đầu tư

Có TK 2412 - xây dựng cơ bản dở dang Đồng thời kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh đối với tài sản cố định đã được đầu tư xây dựng bằng các quỹ chuyên dùng và dùng cho sản xuất kinh doanh, kế toán ghi:

Nợ TK 414 – quỹ đầu tư phát triển

Nợ TK 441 – nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Có TK 411 – nguồn vốn kinh doanh

- Trường hợp công trình này xây dựng sử dụng cho hoạt động phúc lợi, kế toán kết chuyển nguồn như sau:

Nợ TK 4312 – quỹ phúc lợi

Có TK 4313 - quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định

- Trường hợp công trình xây dựng dùng cho hoạt động sự nghiệp kế toán ghi:

Nợ TK 161 – chi sự nghiệp

Có TK 466 - nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định

Ưu, nhược điểm của kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản ở đơn vị chủ đầu tư

2.5.1 Ưu điểm Đối với nhà quản lý: Dễ dàng theo dõi được các khoản chi phí đã bỏ ra cho dự án từ đó có những phương pháp điều chỉnh phù hợp để mang lại hiệu quả, tránh hao phí thất thoát. Đối với kế toán: Phương pháp hạch toán chi phí chi tiết đến từng nội dung, khoản mục, công trình cũng như hạch toán nguồn vốn đầu tư theo từng mục đích sử dụng rõ ràng Công tác kế toán có tính bao quát các trường hợp từ đó dễ dàng áp dụng dưới vào trong các hoạt động của đơn vị.

Mặc dù phương pháp hạch toán chi phí đầu tư xây dựng có tính bao quát đầy đủ nhưng khi áp dụng vào thực tế vẫn còn nhiều hạn chế nhất định Như các đơn vị đầu tư vào nhiều hạng mục cùng một lúc cùng một thời gian và tổ chức xây dựng theo nhiều hình thức khác nhau thì khối lượng thông tin cần phản ánh sẽ nhiều và kế toán dễ nhầm giữa các dự án.

VẬN DỤNG VÀO MỘT SỐ NGHIỆP VỤ

Tổng Công ty Xây dựng DL

Tình huống : Tổng Công ty ….quyết định rót vốn đầu tư tự xây dựng một… , công trình dự tính hoàn thành trong 5 tháng từ tháng 10 năm 2022

Tổng quan về công ty: Tổng Công ty …được thành lập vào …. hoạt động trong lĩnh vực: Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê, Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất, Xây dựng nhà các loại, Xây dựng công trình đường bộ….

Phương pháp kế toán: công ty kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước; tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng Kế toán đầu tư xây dựng … được thực hiện trên cùng hệ thống sổ sách kế toán của công ty, tháng tính tròn 30 ngày

+ Phiếu chi, giấy báo Nợ

+ Bảng kê thanh toán tạm ứng( kèm theo chứng từ gốc)

+ Biên lai nộp thuế, lệ phí

+ Biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành

+ Hoá đơn thanh toán theo tiến độ kế toán HĐXD

+ Các báo cáo quyết toán vốn đầu tư

+ Bảng thanh toán lương và BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ

Tài khoản sử dụng - TK 152: Nguyên liệu, vật liệu

-TK 153: Công cụ, dụng cụ

-TK 334: Phải trả người lao động

-TK 338: Phải trả, phải nộp khác

-TK 112: Tiền gửi ngân hàng

-TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang

-TK 211: Tài sản cố định

Nghiệp vụ: đơn vị: 1000 đồng

Giả sử trong kỳ, doanh nghiệp phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:

1 Xuất kho một lô nguyên vật liệu dùng trong công trình xây dựng giá 175.000

2 Công ty mua của Tập đoàn Hoà Phát một lô vật liệu, lô vật liệu được đưa ngay vào sử dụng tại công trình giá chưa thuế là

180000, thuế GTGT theo quy định hiện hành là 8% Công ty được hưởng chiết khấu thương mại 2%giá mua chưa thuế Tiền đã thanh toán hết bằng chuyển khoản

3 Chuyển một số công cụ dụng cụ loại phân bổ một lần ra dùng cho công trình trị giá 15.000

4 Thanh toán tiền điện, nước phải trả là 6.600 đã bao gồm thuế 10% bằng tiền mặt

5.Tính Lương và các khoản trích theo lương mà doanh nghiệp cần phải trả:

+ Lương phải trả cho công nhân trực tiếp thi công công trình 62.000

+ Lương phải trả cho công nhân thời vụ để vận chuyển và bốc dỡ trong công trình 12.000

+ Lương phải trả cho nhân viên quản lý và phục vụ công trường 10.000

+ Lương phải trả cho công nhân điều khiển xe máy thi công 6.000 và phục vụ xe máy thi công 2.500

+Lương cho đội công nhân dọn dẹp công trình: 5.000

6 Tính các khoản Trích BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ trên lương phải trả theo quy định

*Doanh nghiệp phải trả cho người lao động

7.Khấu hao tài sản cố định thuộc đội máy thi công: 55000 và phục vụ cho công trường : 4500

8 Mua một số thiết bị để lắp đặt trong kho, giá thanh toán bao gồm 10% thuế GTGT là 330000, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng Chi phí vận chuyển là 5000 và chi phí chạy thử là 7000 đã thanh toán hết bằng tiền mặt

9 Trả tiền lãi vay vay để thực hiện công trình, trả bằng chuyển khoản 11.000

10 Công trình hoàn thành, bàn giao theo giá thực tế

Công trình hoàn thành bàn giao, kế toán ghi:

(175.000+176.400+15.000+6000+97.500+22912,5+59.500+312.000 +11.000) Đồng thời kế toán ghi nhận bút toán chuyển nguồn vốn:

Ngày đăng: 20/02/2024, 10:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w