1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình xã hội học đại cương

204 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Xã Hội Học Đại Cương
Tác giả Ts. Nguyễn Đỗ Hương Giang, Ts. Lèng Thị Lan, ThS. Cao Đức Minh
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 204
Dung lượng 2,21 MB

Nội dung

Chương 2: Trình bày những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của xã hội học, những đóng góp của các nhà xã hội học về đối tượng, quan điểm và phương pháp nghiên cứu xã hội học để xã hội họ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TS NGUYỄN ĐỖ HƯƠNG GIANG (Chủ biên),

TS LÈNG THỊ LAN, ThS CAO ĐỨC MINH

GIÁO TRÌNH

XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

NĂM 2022

Trang 2

MÃ SỐ: 01 - 67

ĐHTN - 2022

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo trình Xã hội học đại cương được xây dựng trong khung chương

trình đào tạo khối kiến thức đại cương cho các ngành tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Giáo trình Xã hội học Đại cương trên cơ sở đề cương chi tiết môn học đã được nghiệm thu và kế thừa những thành tựu của các nhà khoa học đi trước, đặc biệt là cuốn Bài giảng Elearning môn Xã hội học cho sinh viên Đại học Thái Nguyên (chủ biên tham gia biên soạn)

Mục tiêu của giáo trình trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản, đại cương

về xã hội học; giúp sinh viên có cái nhìn khái quát về đời sống xã hội; hiểu và vận dụng tri thức xã hội học vào thực tiễn; đặc biệt là mối liên hệ của tri thức xã hội học gắn với lĩnh vực nông lâm nghiệp; giáo trình gồm 8 chương:

Chương 1: Trình bày những vấn đề cơ bản về bản chất của xã hội và xã hội học, đối tượng nghiên cứu của xã hội học Phân tích được cơ cấu xã hội học và mối quan hệ giữa xã hội học với các khoa học khác Chức năng và nhiệm vụ của xã hội học trong bối cảnh xã hội hiện nay

Chương 2: Trình bày những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của xã hội học, những đóng góp của các nhà xã hội học về đối tượng, quan điểm và phương pháp nghiên cứu xã hội học để xã hội học trở thành một ngành khoa học độc lập trong các ngành khoa học xã hội khác

Chương 3: Những kiến thức cơ bản và cách tiếp cận của xã hội học về cơ cấu xã hội, cho chúng ta một bức tranh tổng quát, một bộ khung, một bộ dàn về

xã hội, từ đó vạch ra được một chiến lược xây dựng mô hình xã hội tối ưu đảm bảo sự vận hành có hiệu quả, thực hiện tốt vai trò xã hội theo chiều hướng tiến

bộ xã hội

Chương 4: Giới thiệu các khái niệm: hành động xã hội, tương tác xã hội

và quan hệ xã hội; các đặc điểm, các phân loại hành động xã hội, tương tác xã

hội và quan hệ xã hội

Chương 5: Giới thiệu về các vấn đề nảy sinh trong xã hội như bất bình đẳng xã hội, phân tầng xã hội; giúp người học biết được một số đặc trưng về bất

Trang 4

bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay cũng như quan điểm chủ yếu của Đảng và Nhà nước ta về bình đẳng xã hội và sự phân tầng xã hội Chương 6: Những vấn đề chung về văn hóa gồm khái niệm, đặc trưng, cơ cấu của văn hóa; bản chất của quá trình xã hội hóa gồm khái niệm, đặc điểm, các tác nhân và các giai đoạn quá trình xã hội hóa; biết vận dụng lý thuyết để phân tích, giải quyết các tình huống về các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống

và vận dụng các giá trị văn hóa truyền thống để tích lũy hệ giá trị cá nhân trước những biến đổi xã hội, đáp ứng yêu cầu con người mới trong thời đại mới

Chương 7: Trình bày bản chất, đặc điểm của biến đổi xã hội ở nông thôn

và bản chất của quá trình xây dựng nông thôn mới trong điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay

Chương 8: Giới thiệu cách tiếp cận nghiên cứu xã hội học; các giai đoạn và bước đi trong một nghiên cứu xã hội học; các loại nghiên cứu xã hội học Sinh viên biết cách chọn đề tài nghiên cứu và làm thế nào để thu thập thông tin trong quá trình nghiên cứu; biết thu thập, xử lý và phân tích thông tin xã hội học

Đóng góp của các tác giả trong quá trình biên soạn như sau: ThS Cao Đức Minh, TS Nguyễn Đỗ Hương Giang biên soạn chương 1, 2, 4; TS Nguyễn

Đỗ Hương Giang, TS Lèng Thị Lan biên soạn chương 3; TS Nguyễn Đỗ Hương Giang biên soạn chương 5,7,8; TS Lèng Thị Lan biên soạn chương 6 Ngoài ra, trong quá trình biên soạn giáo trình, nhóm tác giả còn nhận được sự

hỗ trợ về mặt chuyên môn cho đề cương cũng như nội dung giáo trình của các chuyên gia, các nhà khoa học đến từ các trường đại học trong và ngoài Đại học Thái Nguyên

Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng với sự mới mẻ của ngành xã hội học ở Việt Nam cả về nền tảng lý thuyết và kinh nghiệm thực hành nên tài liệu khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý độc giả để Giáo trình tiếp tục được hoàn thiện

TẬP THỂ TÁC GIẢ

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 10

DANH MỤC CÁC BẢNG 11

DANH MỤC CÁC HÌNH 11

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 12

Chương 1 NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC 13

1.1 KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC 13

1.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC 14

1.3 MỐI QUAN HỆ CỦA XÃ HỘI HỌC VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC 16

1.4 CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC 17

1.4.1 Chức năng nhận thức 17

1.4.2 Chức năng thực tiễn 18

1.4.3 Chức năng tư tưởng 18

1.5 CƠ CẤU CỦA XÃ HỘI HỌC 20

1.5.1 Xã hội học lý thuyết, xã hội học thực nghiệm và xã hội học ứng dụng 20

1.5.2 Xã hội học đại cương và chuyên ngành 20

1.5.3 Xã hội học vi mô và xã hội học vĩ mô 20

1.6 NHIỆM VỤ CỦA XÃ HỘI HỌC 20

1.6.1 Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận 21

1.6.2 Nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm 21

1.6.3 Nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng 21

Chương 2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC 23

2.1 SƠ LƯỢC VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA XÃ HỘI HỌC 23

2.1.1 Những biến đổi về tình hình kinh tế - xã hội Châu Âu thế kỷ XIX: 23

Trang 6

2.1.2 Những biến đổi về chính trị xã hội và tư tưởng ở Châu Âu

thế kỷ XIX 24

2.1.3 Những biến đổi về mặt lý luận và phương pháp luận nghiên cứu 25

2.2 ĐÓNG GÓP CỦA MỘT SỐ NHÀ SÁNG LẬP KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC 27

2.2.1 Auguste Comte (1789 - 1857) 27

2.2.2 Herbert Spencer (1820 - 1903) 29

2.3.2 Karl Marx (1818 - 1883) 31

2.2.4 Emile Durkheim (1858 - 1917) 33

2.3.5 Max Weber (1864 - 1920) 35

2.3 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC HIỆN ĐẠI 38

2.4 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC Ở VIỆT NAM 40

Chương 3 CƠ CẤU XÃ HỘI 42

3.1 KHÁI NIỆM CƠ CẤU XÃ HỘI 42

3.2 PHÂN LOẠI CƠ CẤU XÃ HỘI 44

3.2.1 Vị trí xã hội 47

3.2.2 Vị thế xã hội 49

3.2.3 Vai trò xã hội 52

4.2.4 Nhóm xã hội 53

4.2.5 Thiết chế xã hội 56

4.2.6 Giá trị và các chuẩn mực xã hội (Social Values and Norms) 57

4.2.7 Các mạng lưới xã hội 57

Chương 4 HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI, TƯƠNG TÁC XÃ HỘI VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI 61

4.1 HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI 61

4.1.1 Khái niệm hành động xã hội 61

4.1.2 Đặc điểm của hành động xã hội 63

4.1.3 Cấu trúc của hành động xã hội 63

Trang 7

4.1.4 Phân loại hành động xã hội 65

4.2 TƯƠNG TÁC XÃ HỘI 66

4.2.1 Khái niệm tương tác xã hội 66

4.2.2 Các lý thuyết của tương tác xã hội 67

4.3 QUAN HỆ XÃ HỘI 70

4.3.1 Khái niệm quan hệ xã hội 70

4.3.2 Chủ thể của quan hệ xã hội 70

4.3.3 Quan hệ “tình cảm” thuần tuý có phải là quan hệ xã hội? 71

Chương 5 BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI 73

5.1 BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI 73

5.1.1 Khái niệm và đặc trưng của bất bình đẳng xã hội 73

5.1.2 Một s quan điểm về sự t n tại của bất bình đẳng xã hội 77

5.2 PHÂN TẦNG XÃ HỘI 90

5.2.1 Khái niệm 90

5.2.2 Tháp phân tầng và phân loại phân tầng xã hội 92

5.2.3 Các hệ th ng phân tầng trong lịch sử 95

5.2.4 Liên hệ Phân tầng xã hội ở Việt Nam: 96

5.3 DI ĐỘNG XÃ HỘI 101

5.3.1 Khái niệm di động xã hội 101

5.3.2 Hình thức di động xã hội 102

5.3.3 Những yếu t ảnh hưởng đến di động xã hội 103

Chương 6 VĂN HÓA VÀ QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA 106

6.1 VĂN HÓA 106

6.1.1 Một s khái niệm 106

6.1.2 Đặc trưng của văn hóa 111

6.1.3 Chức năng của văn hóa 114

6.1.4 Cơ cấu của văn hóa 115

6.2 QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA 119

6.2.1 Khái niệm xã hội hóa 119

Trang 8

6.2.2 Đặc điểm của quá trình xã hội hóa 122

6.2.3 Những tác nhân và môi trường xã hội hóa 123

6.2.4 Các giai đoạn của quá trình xã hội hóa 129

Chương 7 BIẾN ĐỔI XÃ HỘI NÔNG THÔN VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HIỆN NAY 132

7.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 132

7.1.1 Khái niệm nông thôn 132

7.1.2 Khái niệm biến đổi xã hội - biến chuyển xã hội 132

7.1.3 Khái niệm biến đổi xã hội nông thôn 133

7.1.4 Khái niệm đô thị hóa: 136

7.1.5 Khái niệm nông thôn mới 137

7.2 BIẾN ĐỔI XÃ HỘI NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP 139

7.3 CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM 148

7.3.1 Mục tiêu của chương trình nông thôn mới 148

7.3.2 Nhiệm vụ của chương trình xây dựng nông thôn mới 148

7.3.3 Kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 151

Chương 8 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC 163

8.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC LÀ GÌ? 163

8.2 CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC 163

8.3 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC 165

8.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN TRONG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC 168

8.4.1 Phương pháp phân tích tài liệu 168

8.4.2 Phương pháp ph ng vấn 170

8.4.3 Phương pháp trưng cầu ý kiến 173

8.4.4 Phương pháp quan sát 179

Trang 9

8.5 CHỌN MẪU ĐIỀU TRA TRONG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC 181

8.5.1 Khái niệm: 181

8.5.2 Khung mẫu: là tập hợp các đơn vị của tổng thể mà từ đó sẽ chọn ra được mẫu nghiên cứu (Khung mẫu chính là khách thể điều tra) 182

8.5.3 Cỡ mẫu 183

8.5.4 Điều tra thử 186

8.5.5 Thu thập thông tin 186

8.5.6 Xử lý thông tin và báo cáo kết quả 188

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG 196

TÀI LIỆU THAM KHẢO 198

1 TIẾNG VIỆT 198

2 TIẾNG ANH 202

Trang 10

IPSARD: Viện Chính sách và Chiến lƣợc Phát triển nông nghiệp nông thôn

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Ba lý thuyết chính trong nghiên cứu xã hội học 39 Bảng 5.1 Bất bình đẳng thu nhập thông qua hệ s GINI tại Việt Nam

giai đoạn 2006-2018 79 Bảng 5.2 Thu nhập bình quân đầu người/tháng phân theo 5 nhóm thu

nhập của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020 81 Bảng 7.1 Sự khác biệt giữa Khu vực Nông thôn và Khu vực Đô thị 134 Bảng 7.2 Sự khác biệt giữa kiểu xã hội cổ truyền và xã hội hiện đại 143 Bảng 7.3 Sự khác biệt giữa Xã hội tiền công nghiệp và Xã hội công

chúng ta 94Hình 5.2 Mô hình phân tầng xã hội hình " kim tự tháp" ở Việt Nam 98Hình 7.1 Tương lai nông thôn, đô thị Việt Nam nếu học tập được kinh

nghiệm thế giới 160

Trang 13

Chương 1 NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC

Mục tiêu của chương: Chương này cung cấp cho người học hiểu được bản chất của xã hội và xã hội học, đ i tượng nghiên cứu của xã hội học Phân tích được cơ cấu xã hội học và m i quan hệ giữa xã hội học với các khoa học khác Chức năng và nhiệm vụ của xã hội học trong b i cảnh xã hội hiện nay

1.1 KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC

Xã hội được hiểu là một hệ th ng những m i quan hệ của con người cùng

cư trú trên một lãnh thổ (vùng, qu c gia) ở một giai đoạn lịch sử nhất định Như vậy, nói đến xã hội là nói đến tổng hòa những hoạt động và quan hệ xã hội Hoạt động của con người rất đa dạng bao g m: hoạt động sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất, của cải tinh thần, hoạt động tổ chức - quản lý xã hội, hoạt động giao tiếp, hoạt động sản xuất và tái sản xuất ra chính bản thân con người Chính trong quá trình đó con người xác lập quan hệ với nhau, tạo nên quan hệ xã hội đa dạng: quan hệ về kinh tế, quan hệ về chính trị, quan hệ về dân tộc, tôn giáo, pháp luật, đạo đức, nghề nghiệp

Về mặt thuật ngữ, Xã hội học (Sociology) có g c ghép từ chữ Latinh

Socius hay chữ societas nghĩa là xã hội với chữ Hy Lạp ology hay logos có nghĩa là học thuyết, hay nghiên cứu Thuật ngữ này hàm ý rằng đây là một

chuyên ngành có bản chất mang tính kết hợp của nhiều ngành (Scott and Marshall, 2005:625); hay một bộ môn khoa học về các quan hệ xã hội, nó đưa

ra một cách nhìn mới về xã hội của con người (Nguyễn Xuân Nghĩa, 2017)

Về mặt lịch sử, Auguste Comte (1798-1857) - người Pháp, là người có công đầu trong việc khai sinh ra ngành Xã hội học với việc đặt tên ngành khoa học này là xã hội học vào nửa đầu thế kỷ XIX, cụ thể là năm 1839 (Fulcher and Scott, 2011:24) Ông dùng thuật ngữ xã hội học để chỉ một lĩnh vực nghiên cứu

về các quy luật của tổ chức xã hội, học thuyết về xã hội, sự nghiên cứu về xã hội loài người Để nghiên cứu về sự biến đổi, phát triển và các quy luật tổ chức

Trang 14

xã hội, ông đã sử dụng các phương pháp so sánh, thực nghiệm, quan sát, phân tích lịch sử cùng với mô hình phương pháp luận của khoa học tự nhiên và chủ nghĩa thực chứng

Theo John J Macionis, nhà xã hội học người Mĩ cho rằng: “Xã hội học là

bộ môn khoa học nghiên cứu một cách hệ th ng về xã hội của con người” (John

J Macionis, 2011, tr.2)

Theo Anthony Giddens, nhà xã hội học người Anh nêu: “Xã hội học nghiên cứu về các nhóm, các xã hội của con người, đặc biệt nhấn mạnh việc phân tích thế giới công nghiệp hoá” (A Giddens, 2009, tr.134)

Hay theo OpenStax College: “Xã hội học là nghiên cứu về các nhóm và tương tác nhóm, nghiên cứu các xã hội và tương tác giữa các xã hội; từ những nhóm nh cho đến những nhóm rất lớn” (OpenStax College,2016, tr.12)

Phân tích cách tiếp cận qua các nhận định trên, có thể thấy xã hội học là một bộ môn khoa học, thuộc lĩnh vực khoa học xã hội; nghiên cứu về xã hội con người, về cách ứng xử và quan hệ của con người trong các nhóm, trong các

tổ chức hình thành nên xã hội; xã hội học nghiên cứu từ cấp độ vi mô đến cấp

độ vĩ mô, từ hành vi xã hội, hành động xã hội của con người cho đến các loại hình xã hội, mà sau này được xác định là các hệ th ng xã hội, cơ cấu xã hội

1.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC

Các tài liệu khác nhau có nhiều quan điểm khác nhau về đ i tượng nghiên cứu của xã hội học Khi khoa học xã hội học xuất hiện, đ i tượng nghiên cứu của xã hội học được tiếp cận theo cách vĩ mô là nghiên cứu về cơ cấu xã hội, hệ

th ng xã hội; theo cách tiếp cận vi mô là nghiên cứu về hành vi xã hội hay hành động xã hội của con người; theo cách tiếp cận tổng hợp là nghiên cứu cả xã hội loài người và hành vi xã hội của con người

Rõ ràng, đ i tượng nghiên cứu của xã hội học là xã hội loài người, trong

đó các quan hệ xã hội được biểu hiện thông qua hành vi xã hội giữa người với người Chẳng hạn, khi nghiên cứu m i quan hệ của con người trong gia đình, bạn bè, cộng đ ng chúng ta có thể tìm ra các hình thức vận động và phát triển của xã hội; như thái độ phản ứng lặp đi lặp lại của chúng ta với mọi người xung quanh gần như ổn định, ít thay đổi và tuân theo những chuẩn mực

Trang 15

Chẳng hạn, khi quan sát diễn biến hành vi xã hội của con người trong đời

s ng xã hội, chúng ta thấy: trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh, tình hu ng

gi ng nhau, nhưng do vị thế, vai trò xã hội khác nhau mỗi người lại có thái độ hành vi phản ứng khác nhau như giữa học sinh với giáo viên; giữa học sinh với học sinh trong một lớp học Hoặc trong cùng một xã hội, cùng một nền văn hóa thì có những hành vi ứng xử gi ng nhau trong cùng một tình hu ng như nhau; quan niệm bình đẳng trong các m i quan hệ giữa đ ng nghiệp với đ ng nghiệp trong một cơ quan

Xã hội học nghiên cứu các quan hệ xã hội của chủ thể xã hội, nghiên cứu

về sự tác động qua lại trong khu vực dân cư, tập thể lao động, nhóm xã hội và gia đình Đó là m i quan hệ hữu cơ, nảy sinh ảnh hưởng lẫn nhau, quan hệ biện chứng với nhau

Xã hội học nghiên cứu hệ th ng xã hội, ở đây cá nhân đặt trong tương quan xã hội với nhóm, với các cộng đ ng Qua đó có thể thấy được cấu trúc của

hệ th ng xã hội và cấu trúc này có m i liên hệ tác động qua lại với nhau và được định hình dưới dạng thiết chế xã hội, những thiết chế này lại quy định cơ chế hoạt động của hệ th ng

Xã hội học nghiên cứu về cơ cấu xã hội với các nhóm các cộng đ ng khác nhau trong xã hội: ví dụ nhóm dân tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp…Xã hội học nghiên cứu nhóm cộng đ ng xã hội chính

là nghiên cứu về m i quan hệ, tác động qua lại giữa các cá nhân trong cộng

đ ng về lợi ích để xem xét mức độ gần gũi về quan điểm, tín ngưỡng về giá trị, mục tiêu và phương hướng hành động nhằm đạt được mục đích chung Từ

đó có thể xem xét các mâu thuẫn, xung đột, sự phát triển, có thể dự báo được tính ổn định bền vững trong những điều kiện xác định Mặt khác chúng ta sẽ thấy được những đặc thù trong hành vi xã hội của con người và các chuẩn mực giá trị, thiết chế, văn hóa là những khuôn mẫu, chuẩn mực hành vi của mỗi nhóm người

Đ i tượng nghiên cứu của xã hội học là các hiện tượng xã hội, các sự kiện

xã hội Đó là những sự kiện có tính chất tập thể không phải của một cá nhân đơn lẻ mà là của nhiều cá nhân, cùng với m i quan hệ của nó

Như vậy, nói một cách khái quát, đ i tượng nghiên cứu của xã hội học là

m i quan hệ giữa một bên là con người với tư cách là các cá nhân, các nhóm,

Trang 16

các cộng đ ng xã hội với một bên là xã hội với tư cách là các hệ th ng xã hội, các thiết chế - định chế xã hội và cơ cấu xã hội Đặc trưng của các nghiên cứu

xã hội học là không quan tâm ai đó làm hay không làm một việc gì mà chỉ nghiên cứu tác động của xã hội tới cá nhân khi thực hiện một hành động nào đó, nghiên cứu hành động mà cá nhân thực hiện với tư cách là thành viên của một nhóm xã hội, trong m i tương quan qua lại với những người khác Xã hội học là một khoa học nghiên cứu về các quy luật hình thành, vận động và phát triển

m i quan hệ giữa con người và xã hội; là một bộ môn nghiên cứu các m i quan

hệ của các sự kiện, các quá trình, cơ cấu và thiết chế xã hội nhằm tìm ra logic của thực tại xã hội và sự vận động của t n tại đó

1.3 MỐI QUAN HỆ CỦA XÃ HỘI HỌC VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC

Khoa học xã hội nói chung và xã hội học nói riêng là những khoa học có khách thể nghiên cứu chung là hệ th ng xã hội, chỉ khác nhau ở đ i tượng nghiên cứu cụ thể của mỗi ngành Xã hội học có m i quan hệ mật thiết với Triết học, Khoa học chính trị, Kinh tế học, Nhân chủng học, Tâm lý học, Lịch sử học, Ngôn ngữ học… bởi đều có nhiệm vụ chung là lý giải và đáp ứng các nhu cầu do thực tiễn xã hội đặt ra

Triết học Mac - Lênin là nền tảng thế giới quan, là cơ sở phương pháp luận khi nghiên cứu các sự kiện xã hội, tương tác xã hội Những nghiên cứu

xã hội học cung cấp những thông tin, những bằng chứng, sự kiện, hiện tượng

xã hội để triết học xem xét Đ ng thời xã hội học có thể vận dụng những tri thức của triết học trong việc đưa ra các đề xuất cho việc hoạch định chính sách xã hội

Xã hội học nghiên cứu m i quan hệ, đời s ng trong các nhóm xã hội chi

ph i như thế nào đến nhận thức và ứng xử của con người Mặt khác xã hội học

có thể vận dụng cách tiếp cận của tâm lý học để xem xét hành động xã hội với

tư cách là một hoạt động cảm tính có đ i tượng, có mục đích

Xã hội học căn cứ vào những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ để tìm ra

m i liên hệ giữa các sự kiện đó với nhau, đ ng thời tìm ra m i liên hệ giữa quá khứ và hiện tại để có thể dự báo cho tương lai, điều chỉnh hành vi hướng tới tương lai Mặt khác xã hội học có thể quán triệt quan điểm lịch sử trong việc đánh giá tác động của hoàn cảnh, điều kiện xã hội tới con người

Trang 17

Xã hội học nghiên cứu b i cảnh văn hóa, cách thức tổ chức xã hội và m i quan hệ của quá trình kinh tế hay m i quan hệ giữa khía cạnh kinh tế và phi kinh tế của đời s ng xã hội Một s khái niệm của kinh tế học được xã hội học

sử dụng nhiều trong nghiên cứu và một s khái niệm của xã hội học như: mạng lưới xã hội, hành động xã hội được kinh tế học vận dụng trong quá trình nghiên cứu về kinh tế M i quan hệ giữa xã hội học và kinh tế học còn được thể hiện trong việc tạo ra các lĩnh vực khoa học liên ngành như xã hội học kinh tế

Xã hội học nghiên cứu về tổ chức và thiết chế pháp luật, về vai trò xã hội của luật sư và tòa án Chẳng hạn như nghiên cứu về vai trò của quản lý nhà nước đ i với sự ổn định và phát triển của xã hội Các lý thuyết xã hội học có thể vận dụng để phân tích về sự phát triển của hệ th ng pháp luật, cũng như m i quan hệ giữa pháp luật và cơ cấu xã hội Xã hội học căn cứ vào các điều luật để xem xét việc thực hiện luật như thế nào trong đời s ng xã hội để từ đó có thể điều chỉnh hành vi xã hội, hoặc điều chỉnh hệ th ng pháp luật Xã hội học tập trung nghiên cứu m i liên hệ giữa các tổ chức, thiết chế chính trị và cơ cấu xã hội, cả hai khoa học này có thể sử dụng chung một s phương pháp nghiên cứu

Ví dụ phương pháp ph ng vấn, điều tra dư luận xã hội

1.4 CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC

Thông qua nghiên cứu, xã hội học xác định được nhu cầu phát triển của

xã hội, các giai cấp, các cộng đ ng, tập đoàn và các nhóm xã hội trong các hoạt động của con người, đ ng thời xác định được phương hướng, mục tiêu để đạt được những nhu cầu đó, kết hợp giữa lợi ích cá nhân với cộng đ ng và tập thể

Xã hội học góp phần xây dựng, làm sáng t lý luận và phương pháp luận, nhận thức về xã hội (thông qua các công trình nghiên cứu, so sánh, đ i chiếu, tổng hợp về các mô hình xã hội khác nhau, cung cấp cách thức tư duy lý giải các vấn đề xã hội

Trang 18

s ng của con người; góp phần giải quyết đúng đắn, kịp thời những vấn đề nảy sinh trong xã hội để cải thiện thực trạng xã hội

Xã hội học cung cấp tri thức khoa học góp phần hình thành và củng c thế giới quan, nhân sinh quan, cách tiếp cận và lý giải các sự kiện, tiến trình

xã hội nói riêng và tổng thể xã hội nói chung Các nghiên cứu xã hội học trong nhiều lĩnh vực cụ thể như cơ cấu và phân tầng xã hội, chính sách xã hội, dân s và phát triển khái quát nên bức tranh tổng thể về thực tại xã hội và xu hướng, khả năng biến đổi trong tương lai và gợi ý các định hướng giải quyết Phương pháp nghiên cứu xã hội học kết hợp định tính và định lượng hỗ trợ hình thành năng lực, kỹ năng thu thập, xử lý phân tích, đánh giá thông tin phản h i từ người dân và các chủ thể liên quan trong quá trình ban hành các quyết định, chính sách xã hội

Khi nghiên cứu các quan hệ xã hội, xã hội học tạo điều kiện để con người

có thể kiểm soát được quan hệ xã hội của mình và điều chỉnh các quan hệ đó cho phù hợp với yêu cầu khách quan, thực tế của sự phát triển xã hội

Trên cơ sở nắm bắt các quy luật và xu hướng phát triển của xã hội thì xã hội học có thể đưa ra được dự báo về tương lai và cung cấp những thông tin cần thiết trong việc quản lý xã hội một cách khoa học Mặt khác, chức năng dự báo của xã hội học có thể sử dụng trong việc đưa ra mục tiêu giải pháp, hoạch định đường l i chính sách một cách phù hợp

1.4.3 Chức năng tư tưởng

Chức năng tư tưởng có m i quan hệ hữu cơ với chức năng thực tiễn và chức năng nhận thức và nó chỉ có ý nghĩa khoa học khi hướng tới việc phục vụ lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân Kết quả nghiên cứu xã hội học cung cấp bằng chứng, luận cứ khoa học cho việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực

Trang 19

lãnh đạo, quản lý, hoạch định và thực thi các chính sách, đặc biệt trong các lĩnh vực phát triển xã hội

Xã hội học ở Việt Nam góp phần vào việc b i dưỡng tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, giáo dục ý thức, vai trò của công dân đ i với sự phát triển của

xã hội; góp phần quan trọng trong việc hình thành nên tư duy khoa học; hình thành thói quen suy xét đ i với các vấn đề khoa học dựa trên quan điểm về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; mặt khác, phê phán những trào lưu tư tưởng sai trái, không lành mạnh trong xã hội

Xã hội học thông qua việc phân tích đặc trưng và hiện trạng các vấn đề xã hội giúp cho các thành viên trong xã hội nhận thức được vị thế và vai trò của bản thân trong quá trình xây dựng l i s ng, nhân cách tích cực

* Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vai trò của khoa học Xã hội học

Đại hội VI (1986) của Đảng đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó đổi mới mạnh mẽ về tư duy, cơ chế lãnh đạo và quản lý xã hội Khoa học xã hội, trong đó có xã hội học được Đảng, Nhà nước quan tâm và

có nhiều đóng góp quan trọng trong việc làm sáng t mô hình đi lên CNXH ở nước ta, cụ thể là cung cấp những luận chứng khoa học, căn cứ lý luận và tổng kết thực tiễn để giải quyết những vấn đề đặt ra của công cuộc đổi mới đất nước Nghị quyết Trung ương 5 khóa 10; chuyên đề qua các thời kỳ Đại hội Đảng Đại hội VII, VIII, IX, X,XI, XII; Dự thảo văn kiện đại hội XIII đều yêu cầu phải vận dụng kiến thức của các ngành khoa học, trong đó có xã hội học, để luận chứng và đưa ra câu trả lời cho những vấn đề mà thực tiễn lãnh đạo, quản

lý đất nước Đảng ta đề cao vai trò của khoa học xã hội, trong đó có xã hội học trong công tác tư tưởng, phát triển lý luận, xây dựng đường l i, hoạch định và thực hiện chính sách, đ ng thời tạo điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học, trong đó có các nhà xã hội học sáng tạo, c ng hiến, phát huy vai trò của mình Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của xã hội học, kết quả của các nghiên cứu xã hội học ngày càng được sử dụng trong xây dựng chủ trương và đường l i của Đảng, hoạch định và thực hiện chính sách của Nhà nước, hay trong tổng kết thực tiễn, nắm bắt dư luận xã hội và giải quyết những vấn đề đặt

ra ở mọi mặt đời s ng xã hội trong công tác lãnh đạo, quản lý xã hội

Trang 20

1.5 CƠ CẤU CỦA XÃ HỘI HỌC

Trên thực tế, có nhiều cách phân chia cơ cấu của xã hội học, tùy vào cách tiếp cận mà các nhà khoa học đã phân chia:

1.5.1 Xã hội học lý thuyết, xã hội học thực nghiệm và xã hội học ứng dụng

Xã hội học trừu tượng - lý thuyết (mà Tonnies còn gọi là xã hội học thuần tuý) là một bộ phận xã hội học nghiên cứu một cách khách quan, khoa học về hiện tượng, quá trình xã hội nhằm phát hiện tri thức mới và xây dựng lý thuyết, khái niệm và phạm trù xã hội học

Xã hội học cụ thể - thực nghiệm là một bộ phận xã hội học nghiên cứu về hiện tượng, quá trình xã hội bằng cách vận dụng lý thuyết, khái niệm xã hội học

và các phương pháp thực chứng như quan sát, đo lường, thí nghiệm nhằm kiểm tra, chứng minh giả thuyết xã hội học

Xã hội học triển khai - ứng dụng là một bộ phận của xã hội học có nhiệm

vụ vận dụng các nguyên lý và ý tưởng xã hội học vào việc phân tích, tìm hiểu

và giải quyết các tình hu ng, sự kiện thực của đời s ng xã hội

1.5.2 Xã hội học đại cương và chuyên ngành

Xã hội học đại cương nghiên cứu các quy luật, tính quy luật, thuộc tính

và đặc điểm chung nhất của các hiện tượng và quá trình xã hội Xã hội học đại cương có nội dung nghiên cứu rất gần với xã hội học vĩ mô và xã hội học lý thuyết

Xã hội học chuyên ngành (chuyên biệt) là một bộ phận xã hội học gắn lý luận xã hội học đại cương vào việc nghiên cứu các hiện tượng của lĩnh vực cụ thể, nhất định của đời s ng xã hội

1.5.3 Xã hội học vi mô và xã hội học vĩ mô

Xã hội học vĩ mô nghiên cứu cơ cấu xã hội, thiết chế xã hội, tương tác xã hội giữa các hệ th ng xã hội, và của xã hội có quy mô lớn

Xã hội học vi mô chủ yếu nghiên cứu các quy luật phát sinh, vận động và phát triển của nhóm xã hội có quy mô nh

1.6 NHIỆM VỤ CỦA XÃ HỘI HỌC

Nhiệm vụ của xã hội học chính là sự cụ thể hóa và sự thực hiện các chức năng cơ bản của nó Do đó, xã hội học có ba chức năng như đã nói ở phần trên

Trang 21

và nhiệm vụ chính của xã hội học là nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu ứng dụng

1.6.1 Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận

Xã hội học với đặc trưng là một môn khoa học nghiên cứu về con người

và xã hội, có nhiệm vụ là nghiên cứu, xây dựng và phát triển hệ th ng các khái niệm, phạm trù, lý thuyết khoa học riêng, đặc thù của khoa học xã hội học Việc hình thành và phát triển công tác nghiên cứu lý luận để vừa củng c bộ máy khái niệm, vừa tìm tòi tích lũy tri thức tiến tới xây dựng và hoàn thiện hệ th ng

lý luận cũng như phương pháp nghiên cứu là vô cùng quan trọng

Việc tiếp tục phát triển kiến thức lý luận trong xã hội học, việc giải thích trên cơ sở lý luận đó những dạng khác nhau của những m i quan hệ xã hội không chỉ đòi h i phải hoàn thiện hệ th ng lý luận xã hội học hiện có, mà còn đòi h i phải thi hành những lý luận và những khái niệm chuyên ngành mới phản ánh những hiện tượng và những quá trình xã hội còn chưa được nghiên cứu nay lại xuất hiện

1.6.2 Nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm

Nghiên cứu thực nghiệm cũng là một nhiệm vụ quan trọng của xã hội học Thông qua những nghiên cứu thực nghiệm, xã hội học không những cung cấp tài liệu để minh họa mà còn là một cơ sở cho hàng loạt khái quát hóa; không những để kiểm nghiệm, chứng minh giả thuyết khoa học mà còn phát hiện bằng chứng và vấn đề mới, kích thích sự phát triển tư duy sáng tạo Qua

đó, phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý xã hội một cách trực tiếp và gián tiếp có hiệu quả

Mặt khác, nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm còn được coi là chiếc cầu

n i giữa lý luận và thực tiễn Khi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm cũng là quá trình để kiểm tra và nâng cao tay nghề nghiên cứu, vận dụng thực tiễn của các nhà xã hội học

1.6.3 Nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng

Ngoài hai nhiệm vụ và nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực nghiệm, xã hội học còn có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng - tức là ứng dụng những tri thức khoa học và cuộc s ng Nghiên cứu ứng dụng hướng tới việc đề ra các giải pháp vận dụng trong hoạt động thực tiễn Từ đó rút ngắn khoảng cách giữa một

Trang 22

bên là tri thức lý luận, tri thức kinh nghiệm và một bên là hoạt động thực tiễn và cuộc s ng đang diễn ra hành ngày, hàng giờ của con người

Nghiên cứu ứng dụng đòi h i các nhà xã hội học phải hết sức năng động

và sáng tạo, bởi vì s ng không những rất đa dạng và phong phú mà còn luôn luôn vận động, phát triển Do đó trong các lĩnh vực khác nhau, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau những tri thức khoa học cũng cần vận dụng một cách phù hợp, đặc biệt là đ i với những vấn đề, những hiện tượng xã hội mới nảy sinh

Có như vậy các biện pháp thực tiễn mới có tính khả thi cao, các kiến thức và kỹ năng nghiên cứu xã hội học phục vụ cho công tác quản lý xã hội và công tác xã hội nói chung mới có chất lượng và hiệu quả

Tóm lại: Xã hội học tham gia tư vấn cho quá trình quản lý xã hội, quá

trình hoạch định xây dựng hệ th ng chính sách pháp luật, chính sách xã hội Thông qua các công trình nghiên cứu xã hội học có thể đưa ra các dự báo, khuyến nghị giúp các nhà quản lý điều chỉnh cho phù hợp để đạt được mục đích

đề ra Hướng tới việc đề ra các giải pháp vận dụng những nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực nghiệm trong hoạt động thực tiễn Chẳng hạn, qua phân tích lý

do di cư tới khu công nghiệp của nhóm thanh niên DTTS là di cư lao động để tìm việc làm có thu nhập cao, ổn định hơn cuộc s ng lao động nông nghiệp thuần túy ở quê nhà; góp phần chuyển đổi sinh kế của người DTTS, làm thay đổi nhận thức của rất nhiều lao động nhóm thanh niên DTTS từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp với kỷ luật lao động cao hơn Di cư của nhóm thanh niên DTTS tới khu công nghiệp với mục đích kinh tế là chính đã mang lại nhiều tác động tích cực về thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho vùng đ ng bào DTTS, đ ng thời giải quyết đáp ứng sự gia tăng về nhu cầu lao động cho các khu công nghiệp

Trang 23

Chương 2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC

Mục tiêu của chương là cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản

về những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của xã hội học, những đóng góp của các nhà xã hội học về đ i tượng, quan điểm và phương pháp nghiên cứu xã hội học để xã hội học trở thành một ngành khoa học độc lập trong các ngành khoa học xã hội khác

2.1 SƠ LƯỢC VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA XÃ HỘI HỌC

Như chúng ta đã biết, các quan điểm tư tưởng về bản chất xã hội và con người đã được các nhà triết học Hy Lạp, La Mã và phương Đông cổ đại phân tích dựa vào những giả định chưa được kiểm chứng và cũng chưa có những giải thích cụ thể về hệ th ng xã hội cũng như sự vận động, biến chuyển của xã hội Jean Dauvignaud đã nhận xét: xã hội học là con đẻ của các cuộc cách mạng công nghiệp Thực tế, xã hội học ra đời chính thức ở châu Âu vào thế kỷ XIX

để cung cấp hệ th ng khái niệm, lý thuyết, phương pháp và cách tiếp cận xã hội học; tìm hiểu toàn diện về xã hội chứ không phải về một lĩnh vực cụ thể như kinh tế hay tâm lý hay văn hóa - vì nó nghiên cứu nhiều chủ đề ở mọi lĩnh vực của đời s ng xã hội; tập trung vào “tính xã hội” hay “khía cạnh xã hội”; tìm hiểu xã hội và sự biến đổi xã hội ở nhiều cấp độ như cá nhân, tổ chức hay ngành và qu c gia Phát triển nhận thức có tính hệ th ng, dựa suy luận lôgics,

có cơ sở khoa học từ các chứng cứ khách quan, tin cậy thu được qua các phương pháp khoa học Khám phá nhiều chủ đề thiết thực để nhận diện và giải quyết vấn đề xã hội Sự ra đời của xã hội học là bởi các yếu t sau:

2.1.1 Những biến đổi về tình hình kinh tế - xã hội Châu Âu thế kỷ XIX:

Thứ nhất là biến đổi về tình hình kinh tế: Cuộc cách mạng thương mại và

công nghiệp cu i thế kỉ XVIII ở Châu Âu đã làm lay chuyển tận g c trật tự kinh

Trang 24

tế cũ t n tại và phát triển hàng trăm năm trước đó Hình thái kinh tế xã hội kiểu phong kiến sụp đổ từng mảng lớn trước sức mạnh bành trướng của thương mại

và công nghiệp Hoạt động sản xuất theo quy mô công nghiệp lúc đầu xuất hiện

ở Anh, Pháp, Đức, do đó đã đẩy nhanh quá trình biến đổi kinh tế Đ ng thời làm thay đổi mạnh mẽ mọi lĩnh vực hoạt động của con người, lao động công nghiệp, cơ khí hóa trong công xưởng đã thay thế lao động thủ công, làm thay đổi nền sản xuất nông nghiệp

Thứ hai là những biến đổi về xã hội: Sự biến đổi về kinh tế đã kéo theo

những biến đổi sâu sắc trong đời s ng xã hội Châu Âu, người nông dân bị tách

ra kh i ruộng đất và trở thành những người làm thuê bán sức lao động cho các nhà tư sản Hình thức tổ chức xã hội theo kiêu phong kiến bị lung lay và biến đổi mạnh mẽ Các tổ chức tôn giáo bị mất dần vai trò và quyền lực trước sự phát triển của kinh tế và khoa học kỹ thuật Sự thay đổi trong cơ cấu gia đình từ hình thái gia đình truyền th ng (nhiều thế hệ) sang hình thái gia đình hiện đại (ít thế hệ) do quá trình di dân từ khu vực nông thôn sang khu vực đô thị; cùng với những sự thay đổi do hoạt động kinh tế mang lại L i s ng theo phong cách công nghiệp đã đẩy lùi l i s ng điền dã, tản mạn, manh mún kiểu nông nghiệp Các khuôn mẫu xã hội cổ truyền có tính ổn định đã bị tấn công phá vỡ từng mảng và bị thay thế dần, cá nhân bị lôi kéo vào các hoạt động vụ lợi, cá nhân Hiện tượng dân cư tập trung đông đúc ở đô thị làm nảy sinh các vấn đề về dân

s , môi trường, thất nghiệp và các tệ nạn xã hội

Tóm lại: sự phát triển của hệ th ng kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ trật tự

xã hội phong kiến đã gây ra những xáo trộn trong đời s ng kinh tế xã hội của các tầng lớp, giai cấp từ đó nảy sinh những nhu cầu thực tiễn là lập lại trật tự xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh Trong b i cảnh đó, xã hội học đã ra đời để đáp ứng nhu cầu nhận thức đ i với sự biến đổi xã hội và lập lại trật tự xã hội

2.1.2 Những biến đổi về chính trị xã hội và tư tưởng ở Châu Âu thế kỷ XIX

Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, mâu thuẫn về lợi ích giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản đã lên tới đỉnh điểm làm bùng nổ cuộc cách mạng

vô sản đầu tiên trên thế giới vào cu i thế kỉ XIX; Công xã Paris 1871 và cuộc

Trang 25

cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại 1917 Từ những cuộc cách mạng đó đã thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt tình cách mạng và lý tưởng XHCN đó là hướng tới một

xã hội tự do bình đẳng, bác ái Những biến động chính trị xã hội và đặc biệt là cuộc cách mạng Pháp đã để lại dấu ấn không phai mờ trong lịch sử xã hội học Những cuộc cách mạng năm 1830 và 1848 đã góp phần hình thành những quan điểm mới về xã hội và những tư tưởng khác nhau: từ Saint - Simon, August Comte, Emile Durkheim, đến Karl Marx, F.Tonnies đến Max Weber, Pareto… đều mu n đưa ra một môn khoa học xã hội - Xã hội học có nhiệm vụ chữa lành những vết thương do các cuộc khủng hoảng chính trị gây ra

Trong b i cảnh kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội như vậy, các nhà tư tưởng xã hội, các nhà xã hội học châu Âu đã ra sức tìm hiểu, mô tả, phân tích các quá trình, hiện tượng xã hội để phản ánh và giải thích đầy đủ những biến động chính trị xã hội đang diễn ra xung quanh họ Các nhà xã hội học thế kỷ XIX tập trung vào nghiên cứu những vấn đề lớn nảy sinh từ những khủng hoảng, sự mất ổn định, mất trật tự chính trị xã hội lúc bấy giờ Từ thực tế đó, một s nhà xã hội học đã chỉ ra con đường và biện pháp để lập lại trật tự và duy trì sự tiến bộ xã hội

Những biến động chính trị đã tạo ra những tiền đề thuận lợi để xã hội học ra đời đó là việc tập trung lý giải, miêu tả các vấn đề xã hội và lập lại trật

tự xã hội

2.1.3 Những biến đổi về mặt lý luận và phương pháp luận nghiên cứu

Những tiền đề về lý luận và phương pháp luận bắt ngu n từ những tư tưởng khoa học và văn hóa thời đại Phục hưng thế kỷ XVIII Các nhà khoa học

ở Anh cổ vũ và bênh vực cho quyền con người nhằm khẳng định sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Ví dụ: Adam Smith cho rằng “các cá nhân phải được tự

do thoát kh i những ràng buộc và hạn chế bên ngoài để tự do cạnh tranh” Chính điều này đã đánh dấu sự xuất hiện những tư tưởng đề cao tự do cá nhân

và phát triển kinh tế

Các nhà triết học ở Pháp cho rằng con người và xã hội chủ yếu bị chi ph i bởi những điều kiện và hoàn cảnh xã hội của họ, và con người có những quyền tự

Trang 26

nhiên mà các thiết chế đang vi phạm Vì vậy, cần xóa b và thay thế trật tự xã hội

cũ bằng một trật tự xã hội mới phù hợp với nhu cầu thực tiễn của sự phát triển Như vậy, có thể thấy những tư tưởng đề cao con người, đề cao sự tiến bộ

xã hội đã được phản ánh trong cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt là phương pháp nghiên cứu khoa học cũng là nhân t quan trọng cho sự ra đời xã hội học Các cuộc cách mạng khoa học diễn ra ở thế kỷ XVI - XVII và đặc biệt là thế kỷ XVIII đã làm thay đổi căn bản thế giới quan và phương pháp luận khoa học Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học nhân loại, thế giới hiện thực được xem như một thể

th ng nhất có trật tự, có quy luật, và do đó có thể giải thích được bằng các khái niệm, phạm trù và phương pháp nghiên cứu khoa học

Các nhà triết học, các nhà khoa học xã hội thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX đã tập trung vào nghiên cứu các hiện tượng, quá trình xã hội để phát hiện ra những quy luật tự nhiên của tổ chức xã hội Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên đã mang lại cho con người cách tư duy và phương pháp luận khoa học như: hóa học, lý học, sinh học…

Các hiện tượng, các quá trình xã hội và hành động của con người trở thành đ i tượng nghiên cứu của khoa học Các khoa học tự nhiên (vật lý học,

hóa học, sinh học) đã phát hiện ra các quy luật tự nhiên để giải thích thế giới

Các nhà tư tưởng xã hội, các nhà xã hội học đã tìm thấy ở khoa học tự nhiên mô hình, quan niệm về cách xây dựng lý thuyết và cách nghiên cứu quá trình, hiện tượng xã hội một cách khoa học Họ tin rằng có thể sự dụng các quy luật đó làm

công cụ để xây dựng xã hội t t đẹp hơn

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên đã mang lại cho con người cách tư duy và phương pháp luận khoa học như: hóa học, lý học, sinh học… Những thành tựu triết học: triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị Nga, CNXH không tưởng Pháp, triết học K.Marx - Anggel đã tạo ra cơ

sở mới về mặt phương pháp luận.Các nhà xã hội học tìm ra ở khoa học tự nhiên các mô hình, quan niệm để xây dựng hệ th ng lý thuyết và lý giải các vấn đề xã hội một cách khoa học

Trang 27

* Ý nghĩa của sự xuất hiện khoa học xã hội học:

Xã hội học ra đời do nhu cầu nhận thức xã hội, nhu cầu hoạt động thực tiễn và nhu cầu phát triển xã hội châu Âu thế kỷ XIX: Cách mạng công nghiệp (1750) và Cách mạng Pháp (1780s) đã làm thay đổi xã hội chưa từng có, cả những thay đổi thể chế chính trị và trật tự xã hội; sự xuất hiện giai cấp và xung đột giai cấp; vấn đề về quyền con người; sự xuất hiện đô thị, di cư và l i s ng

đô thị; sự phân hóa xã hội; sự suy thoái đạo đức; phá vỡ thiết chế xã hội truyền

th ng; khủng hoảng kinh tế và chiến tranh; bất ổn xã hội cần một ngành khoa học có vai trò tương tự như bác sĩ theo dõi xã hội với tư cách là cơ thể s ng để giải phẫu xã hội: Xem xét mọi lĩnh vực khác nhau của đời s ng xã hội ở mọi cấp độ, từ vi mô, trung mô cho đến vĩ mô; Kết n i quá khứ, hiện tại và tương lai; Tìm hiểu cả trạng thái ổn định và bất ổn của xã hội ở mọi thời điểm…Từ

đó, xã hội học thực hiện nhiệm vụ:

• Nhận thức về xã hội và luận giải các vấn đề trong đời s ng;

• Hướng dẫn con người thực hiện các hành động đúng;

• Cải thiện các thiết chế xã hội;

• Tạo dựng xã hội thông qua đổi mới các thiết chế, định chế xã hội

Ngày nay xã hội học được áp dụng vào tất cả mọi lĩnh vực của đời s ng

xã hội, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội và các ngành khoa học khác,

do đó xã hội học trở thành ngành khoa học có vai trò hiện thực to lớn

2.2 ĐÓNG GÓP CỦA MỘT SỐ NHÀ SÁNG LẬP KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC

2.2.1 Auguste Comte (1789 - 1857)

Phương pháp luận cơ bản của August Comte cho rằng xã hội học là khoa học về các quy luật tổ chức xã hội, xã hội học phải hướng tới tìm ra những quy luật khái quát nhất phản ánh m i quan hệ căn bản nhất của các sự vật, hiện tượng trong xã hội Xã hội học có nhiệm vụ góp phần vào tổ chức lại xã hội và lập lại trật tự xã hội, dựa vào các quy luật tổ chức và biến đổi xã hội bằng phương pháp luận của chủ nghĩa thực chứng

Ông cho rằng xã hội học gi ng như khoa học tự nhiên, như vật lý học, sinh học trong việc vận dụng các phương pháp luận để tìm ra bản chất của xã

Trang 28

hội, ông xem xã hội học là vật lý học xã hội Xã hội học nghiên cứu xã hội bằng các phương pháp thực chứng, tức là thu thập và xử lý thông tin, kiểm tra giả thuyết và xây dựng lý thuyết, so sánh và tổng hợp cứ liệu; g m 4 nhóm sau: Phương pháp quan sát các sự kiện xã hội, thu thập các bằng chứng xã hội; Phương pháp thực nghiệm: tạo ra những điều kiện nhân tạo để xem xét ảnh hưởng của chúng tới một hiện tượng, một sự kiện xã hội nhất định;

Phương pháp so sánh xã hội hiện tại với xã hội quá khứ, từ đó khái quát

về các đặc điểm chung, các thuộc tính cơ bản của xã hội;

Phương pháp phân tích lịch sử:quan sát tỷ mỉ, kỹ lưỡng sự vận động lịch

sử của các xã hội, các sự kiện để chỉ ra xu hướng, tiến trình biến đổi xã hội Auguste Comte chịu ảnh hưởng của ngành vật lý học, ông chia xã hội học thành hai bộ phận tĩnh học xã hội và động học xã hội như vật lý mu n tìm hiểu những quy luật của sự chuyển động

+ Tĩnh học xã hội: Nghiên cứu về trật tự xã hội, cơ cấu xã hội, các thành

phần và m i liên hệ của chúng Ông cho rằng đơn vị cơ bản nhất của xã hội và

sơ đẳng nhất là gia đình và ông cho rằng cơ cấu xã hội phát triển con đường tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp

+ Động học xã hội: nghiên cứu về các quy luật biến đổi xã hội trong các

hệ th ng xã hội theo thời gian Ông đưa ra quy luật 3 giai đoạn để giải thích về

sự vận động và phát triển của hệ th ng cơ cấu xã hội tương ứng: Thần học: Đây

là giai đoạn con người chưa nhận thức được thế giới tự nhiên và xã hội dựa vào khoa học, mà giải thích bằng những lực lượng siêu tự nhiên Siêu hình: Là giai đoạn quá độ giữa thần học và thực chứng luận, con người đã có những nhận thức về xã hội dựa trên những lý luận về khoa học Mặt khác những tư tưởng về thần học vẫn là những yếu t chi ph i về nhận thức xã hội.Thực chứng: Con người nắm vững và giải thích sự vận động của xã hội một cách khác

Ông cho rằng mỗi giai đoạn trước là điều kiện phát triển của mỗi giai đoạn sau và mỗi giai đoạn luôn có sự th ng nhất, mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới Ở giai đoạn thực chứng, nhờ nắm vững và giải thích một cách khoa học sự vận hành của xã hội, con người có thể quản lý và kiểm soát xã hội

Trang 29

Tóm lại, đóng góp xã hội học của A Comte có thể khái quát ở mấy điểm sau: Thứ nhất, ông là người đầu tiên coi xã hội học là một khoa học độc lập,

có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu nhận thức, giải thích những biến đổi xã hội và góp phần lập lại trật tự xã hội;

Thứ hai, ông cho rằng bản chất của xã hội học là sử dụng các phương

pháp khoa học để xây dựng lý thuyết và kiểm chứng giả thuyết (quan sát, so sánh, thực nghiệm và phân tích lịch sử);

Thứ ba, mặc dù quan niệm của A Comte về phương pháp luận, cơ cấu xã

hội và quy luật ba giai đoạn còn sơ lược, thiếu chính xác, nhưng ông đã chỉ ra được các nhiệm vụ và vấn đề cơ bản của xã hội học Xã hội học có nhiệm vụ phát hiện ra các quy luật, xây dựng lý thuyết, nghiên cứu cơ cấu xã hội (tĩnh học xã hội) và nghiên cứu quá trình xã hội (động học xã hội), trả lời câu h i:

“trật tự xã hội được thiết lập, duy trì và biến đổi như thế nào?”

2.2.2 Herbert Spencer (1820 - 1903)

Ông là nhà xã hội học người Anh Ông được biết đến như một nhà triết học, nhà xã hội học nổi tiếng Ông chưa hề qua đào tạo một trường lớp chính quy nào, nhưng lại có kiến thức uyên bác cả về khoa học tự nhiên và khoa học

xã hội Toàn bộ tri thức hiểu biết của ông có được là do ông tự học với sự giúp

đỡ của người thân trong gia đình, nhất là người cha của ông

Quan điểm tư tưởng xã hội học của ông chịu ảnh hưởng rất sâu sắc b i cảnh kinh tế xã hội Anh cu i thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX Thực tế thời điểm

đó ở Anh CNTB phát triển tới đỉnh cao Xã hội Anh rất ph n thịnh Ngoài ra,

về lý luận ông chịu ảnh hưởng lớn chủ nghĩa thực chứng của A.Comte và học thuyết tiến hoá gi ng loài của C Darwin

+ Quan niệm về xã hội: Ông cho rằng xã hội là cơ thể s ng có cấu trúc sinh vật vận động biến đổi và phát triển theo quy luật Ông gọi xã hội là 1 cơ thể siêu hữu cơ

Ông khẳng định: xã hội học gi ng như một khoa học sinh vật học, chuyên nghiên cứu về cơ thể xã hội hữu cơ đặc biệt này Từ đó ông cho rằng xã hội học

có thể vận dụng các nguyên lý, các quan điểm và phương pháp nghiên cứu sinh vật học vào việc nghiên cứu các cơ thể xã hội siêu hữu cơ ấy

Trang 30

+ Cách giải thích: sự vận động phát triển xã hội theo nguyên lý tiến hoá xã hội Ông cho rằng cơ thể xã hội phát triển theo nguyên lý tiến hoá nên ông đã vận dụng thuyết tiến hoá của C.Darwin để giải thích Theo ông, xã hội loài người phát triển theo quy luật tiến hoá từ xã hội đơn giản, quy mô nh tiến dần

từ chuyên môn hoá thấp liên kết l ng lẻo đến cái xã hội có quy mô lớn, cấu trúc phức tạp, chuyên môn hoá cao và liên kết bền vững

Ông còn khẳng định trong quá trình tiến hoá xã hội loài người cũng phải tuân thủ theo một s quy luật như đấu tranh sinh t n, chọn lọc tự nhiên và thích nghi, cá nhân, tổ chức nào thích nghi được với môi trường chung quanh nó thì

nó t n tại, còn ngược lại sẽ bị tiêu vong đào thải

+ Cách phân loại xã hội: căn cứ vào đặc điểm của xã hội trong quá trình tiến hoá Ông chia xã hội thành 2 loại

Xã hội quân sự: với đặc trưng là cơ chế tổ chức, điều chỉnh mang tính tập

trung, độc đoán để phục vụ mục tiêu qu c phòng và chiến tranh Các quan hệ xã hội diễn ra chủ yếu theo chiều dọc mang tính mệnh lệnh, phục tùng từ trên

xu ng, áp đặt theo chiều dọc Hoạt động của các cá nhân, tổ chức trong xã hội chịu sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền Trung ương

Xã hội công nghiệp: với đặc trưng là cơ chế tổ chức ít tập trung và ít độc

đoán Quan hệ xã hội diễn ra đa chiều cả chiều dọc lẫn chiều ngang Sự kiểm soát của Trung ương đ i với cá nhân, tổ chức trong xã hội không quá chặt chẽ

Nó mở ra nhiều cơ hội cho cá nhân, tổ chức phát huy năng lực và sở trường của mình Trong xã hội này tập trung cho mục tiêu sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ, phát triển xã hội

+ Quan niệm về thiết chế xã hội: Ông coi thiết chế xã hội là một kiểu tổ chức xã hội là khuôn mẫu xã hội, ra đời và vận hành là để đáp ứng những nhu cầu xã hội căn bản của con người Ông đưa ra 5 loại thiết chế xã hội chủ yếu Thiết chế kinh tế

Thiết chế chính trị

Thiết chế hôn nhân và gia đình

Thiết chế tôn giáo

Thiết chế nghi lễ

Trang 31

+ Phương pháp nghiên cứu xã hội học

Ông cũng cho rằng xã hội học phải vận dụng phương pháp thực chứng để nghiên cứu xã hội Ông cho rằng nghiên cứu xã hội học vừa có khó khăn mang tính khách quan vừa có khó khăn mang tính chủ quan

Khó khăn mang tính chủ quan là: Kết quả nghiên cứu xã hội học rất dễ bị chi ph i bởi lăng kính chủ quan của nhà nghiên cứu Cụ thể là thiên kiến, định kiến về tôn giáo, chính trị, đạo đức của nhà nghiên cứu rất dễ ảnh hưởng tới kết quả, chi ph i kết quả của quá trình nghiên cứu

Khó khăn mang tính khách quan là: Nhà nghiên cứu rất khó quan sát và

đo lường được trạng thái, cảm xúc của đ i tượng nghiên cứu

Tóm lại: Tư tưởng xuyên su t trong xã hội học của H.Spencer đó là: xã

hội như là cơ thể s ng, với nguyên lý cơ bản là tiến hoá xã hội Những đóng góp của ông đã để lại nhiều ý tưởng quan trọng và có những ảnh hưởng sâu sắc được tiếp tục phát triển trong các trường phái, lý thuyết xã hội học hiện đại

2.3.2 Karl Marx (1818 - 1883)

Karl Marx là nhà triết học và kinh tế học người Đức, nhà lý luận của phong trào công nhân thế giới và nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học Ông sinh ra tại Đức và mất tại Anh

Hệ th ng quan điểm của Marx phản ánh sâu sắc những biến động của thế

kỷ XIX với các cuộc cách mạng chính trị, công nghiệp hóa và chủ nghĩa tư bản đang làm tan rã chế độ phong kiến và trật tự xã hội t n tại hàng nghìn năm trước đó Chứng kiến sự bóc lột của giai cấp tư sản đ i với giai cấp vô sản, với

tư cách là nhà cách mạng, Marx đã tham gia tổ chức, lãnh đạo các hoạt động cách mạng nhằm đấu tranh xóa b chế độ người bóc lột người, xây dựng xã hội

cộng sản chủ nghĩa - ở đó“tự do phát triển của mỗi người là điều kiện tự do phát triển của tất cả mọi người”

Karl Marx là người sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử - cơ sở phương pháp luận cho mọi khoa học xã hội, trong đó có xã hội học Ông đưa ra quyết định luận xã hội - lịch sử, rằng t n tại xã hội là nhân t quyết định ý thức xã hội, phương thức sản xuất là yếu t quyết định sự vận động và phát triển của xã hội nói chung

Trang 32

Một trong những luận điểm trọng tâm trong lý thuyết xã hội học của Marx là: cá nhân đóng vai trò vừa là chủ thể vừa là khách thể của xã hội Mặc dù Marx chưa bao giờ tự xem mình là nhà xã hội học song lý thuyết của ông đã bao hàm một cách toàn diện các chiều cạnh của lý thuyết xã hội học, cả khía cạnh cấu trúc xã hội và chức năng xã hội, cả khía cạnh hoạt động xã hội và lịch

sử xã hội

Lý thuyết xã hội học của Marx không chỉ toàn diện, hệ th ng mà còn biện chứng, nó cho phép khắc phục những nhược điểm của các nhà xã hội học đương thời, họ chỉ chú ý đến cá nhân mà b qua xã hội, chỉ nhấn mạnh đến xã hội mà coi nhẹ hành động cá nhân, hoặc các hạn chế khác như quá nhấn mạnh đến tiến hóa mà xem nhẹ cách mạng, quá coi trọng cân bằng, ổn định mà b qua xung đột, đấu tranh

Với một lý thuyết bao quát rộng lớn và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của nhiều trào lưu xã hội học đương thời như vậy, Marx được hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng: ông và A Comte, E Durkheim, H Spencer,

M Weber là những nhà khoa học tiêu biểu, đại diện chính cho các trường phái

xã hội học thế kỷ XIX và là người đặt nền móng cho sự phát triển xã hội học hiện đại

Các quan điểm của Marx tạo thành bộ khung lý luận và phương pháp luận nghiên cứu xã hội học theo nhiều hướng khác nhau, ví dụ: lý luận về mâu thuẫn

xã hội, lý luận về hệ th ng thế giới, lý luận về nhà nước,

Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng, xã hội học hiện đại cần nghiên cứu m i quan hệ qua lại giữa một bên là các hiện tượng, quá trình xã hội, các quan hệ xã hội, hành vi và hoạt động của con người với một bên là phương thức sản xuất, phân công lao động xã hội và cơ cấu kinh tế

Marx nhấn mạnh cơ cấu giai cấp của xã hội đã mở ra hướng nghiên cứu

xã hội học cơ cấu giai cấp Làm theo lời Marx, các nhà xã hội học tiến bộ không những giải thích thế giới mà còn góp phần vào công cuộc đổi mới xã hội

để xây dựng xã hội công bằng, văn minh

Trang 33

2.2.4 Emile Durkheim (1858 - 1917)

Ông là nhà xã hội học người Pháp sinh năm 1858, mất năm 1917 Ông được coi là nhà sáng lập xã hội học ở Pháp vì ông đã góp phần đưa xã hội học trở thành một lĩnh vực khoa học B i cảnh kinh tế - xã hội Pháp cu i thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm tư tưởng của ông về xã hội học Ông cho rằng cần phải có một khoa học nghiên cứu các hiện tượng trong xã hội Về mặt tư tưởng và khoa học ông chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa thực chứng của A Comte và nguyên lý tiến hoá xã hội của Spencer Ông coi xã hội học là khoa học về các “sự kiện xã hội”.: là tất cả những cái t n tại bên ngoài cá nhân nhưng có khả năng chi ph i, điều khiển hành vi của cá nhân Ông phân biệt 2 loại sự kiện xã hội, sự kiện xã hội vật chất và sự kiện xã hội phi vật chất Sự kiện xã hội vật chất là những quan hệ mà chúng ta có thể quan sát được, đo lường được thì gọi là sự kiện xã hội vật chất (cá nhân, nhóm xã hội, tổ chức xã hội, cộng đ ng xã hội ) Sự kiện xã hội phi vật chất như hệ th ng giá trị, chuẩn mực, phong tục, tập quán xã hội, đạo đức

Từ quan niệm như vậy về sự kiện xã hội ông nêu ra 3 đặc điểm của sự kiện xã hội:

- Tính khách quan: sự kiện xã hội phải là những gì t n tại bên ngoài các

cá nhân Nhiều sự kiện xã hội đã t n tại trước khi các cá nhân xuất hiện Nó mang tính khách quan

- Tính phổ quát: Là cái chung cho nhiều người, nghĩa là được cộng đ ng

xã hội cùng chia sẻ, chấp nhận Theo ông ở đâu có con người, có sự xã hội hoá

cá nhân thì ở đó có sự kiện xã hội

- Sự kiện xã hội có sức mạnh kiểm soát, điều chỉnh và gây áp lực đ i với cá nhân Dù mu n hay không, các cá nhân vẫn phải tuân theo các sự kiện xã hội Ông cho rằng xã hội học phải vận dụng phương pháp thực chứng để nghiên cứu, ông đã đưa ra các quy tắc trong nghiên cứu xã hội học: phải xem các sự kiện xã hội như một sự vật t n tại khách quan bên ngoài cá nhân con người và nó có thể quan sát được Nó đòi h i phải loại b yếu t chủ quan, ấn tượng chủ quan về các hình tượng xã hội trong quá trình nghiên cứu.Yêu cầu

Trang 34

nhà xã hội học khi nghiên cứu hiện tượng xã hội cần phải phân biệt được đâu là cái bình thường phổ biến, chuẩn mực và đâu là cái khác biệt, dị thường Mục đích phân loại là để nhận diện Dùng cái bất thường - dị biệt để hiểu cái bình thường Dùng cái lệch chuẩn để hiểu cái chuẩn mực

- Nhóm quy tắc liên quan đến việc phân loại xã hội để hiểu biết về tiến trình phát triển của xã hội, đó là phải dựa vào bản chất, s lượng các thành phần tạo nên xã hội

- Đòi h i khi giải thích các hiện tượng xã hội cần phân biệt nguyên nhân, tức là nguyên nhân gây ra hiện tượng

- Quy tắc phân tích tương quan: Theo ông các hiện tượng, sự kiện xã hội luôn t n tại trong m i quan hệ, tác động qua lại với các sự kiện, hiện tượng xã hội khác Do đó khi nghiên cứu một sự kiện xã hội cụ thể nào đó nhà xã hội học phải thiết lập được m i quan hệ nhân quả giữa sự kiện xã hội đó với sự kiện xã hội khác: Nghèo đói - Học vấn

+ Khái niệm đoàn kết xã hội: là sự gắn bó, liên kết giữa các cá nhân các nhóm, các cộng đ ng xã hội với nhau Ông cho rằng nếu thiếu đoàn kết xã hội thì xã hội sẽ không t n tại với tư cách là một chỉnh thể Theo ông, có hai loại đoàn kết xã hội là đoàn kết cơ học và đoàn kết hữu cơ:

* Đoàn kết cơ học: Đoàn kết tôn giáo, cấu kết làng xã là một loại đoàn

kết xã hội dựa trên sự gi ng nhau sự thuần nhất của các cá nhân về một hệ các giá trị chuẩn mực Những phong tục tập quán hay một niềm tin vào đó Chẳng hạn, hiện nay có hơn 1,3 tỷ tín đ h i giáo rải rác khắp nơi trên thế giới nhưng cộng đ ng người h i giáo rất gắn kết

* Đoàn kết hữu cơ:Là loại đoàn kết xã hội dựa trên sự khác biệt về vị trí

chức năng của các cá nhân trong xã hội Sự phân công lao động xã hội là nhân t

cơ bản tạo nên đoàn kết hữu cơ trong xã hội Khi phân công cụ thể rõ ràng thì mỗi cá nhân, nhóm tổ chức có những chức năng của mình buộc phải bổ trợ cho nhau ở cả cộng đ ng Là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự phong phú, đa dạng của các m i liên hệ, tương tác giữa các cá nhân và các bộ phận cấu thành nên xã hội Trong xã hội đoàn kết hữu cơ, mức độ chuyên môn hóa và chức năng càng cao

Trang 35

thì các bộ phận trong xã hội càng bị phụ thuộc, gắn bó và đoàn kết chặt chẽ với nhau Xã hội đoàn kết kiểu hữu cơ thường có quy mô lớn, ý thức cộng đ ng yếu, tính độc lập và tự chủ của cá nhân được đề cao Trong xã hội này luật pháp và sự

kiểm soát xã hội đóng vai trò đáng kể trong việc bảo vệ quyền lợi cá nhân

Tóm lại: Xã hội học của E.Durkheim phản ánh rõ các ý tưởng của

H.Spencer về “cơ thể xã hội”, tiến hoá xã hội và chức năng xã hội Xã hội học

cần phải xác định đ i tượng nghiên cứu một cách khoa học Phải coi xã hội, cơ cấu xã hội, thiết chế xã hội, đạo đức, truyền th ng, phong tục, tập quán, ý thức tập thể … như là các sự kiện xã hội, các sự vật, các bằng chứng xã hội có thể quan sát được Cần áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như quan sát, so sánh, thực nghiệm để nghiên cứu, phát hiện ra các quy luật của các sự vật, sự kiện xã hội

2.3.5 Max Weber (1864 - 1920)

Max Weber là nhà xã hội học người Đức, ông sinh ra trong một gia đình đạo Tin lành thuộc miền đông nam nước Đức Ông được bổ nhiệm làm giáo sư khi tuổi đời còn rất trẻ (32 tuổi) Khi đó Weber bị coi là quá trẻ để giữ chức vụ giáo sư trong một trường đại học lớn ở Đức, mặc dù ông có kiến thức bách khoa uyên thâm

Các tác phẩm tiêu biểu của Weber chủ yếu bàn về phương pháp luận khoa

học xã hội, tôn giáo như Đạo đức Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản (1904), Xã hội học tôn giáo (1912), Tôn giáo Trung Quốc (1913), Tôn giáo Ấn

xã hội phải là hành động có ý thức có mục đích định hướng vào người khác

Trang 36

Không phải hành động nào của con người cũng đều là hành động xã hội Căn

cứ vào động cơ, mục đích của con người, ông chia hành động của con người

thành 4 loại:

Hành động duy lý công cụ: là loại hành động mà cá nhân phải lựa chọn kỹ lưỡng để đạt mục tiêu Ví dụ như hoạt động kinh tế, chính trị, quân sự, hoạt động cơ quan, công sở là hoạt động duy lý công cụ Trong kinh doanh, người kinh doanh phải tính toán kĩ nên kinh doanh cái gì để có lợi nhuận cao nhất Hành động duy lý giá trị: là hành động của cá nhân con người hướng tới các giá trị xã hội.Trong đời s ng thông qua tương tác xã hội, từ đời s ng này sang đời khác đã hình thành nên một hệ th ng giá trị xã hội của con người Ví

dụ như sự giàu có, sức khoẻ, thành đạt trong cuộc s ng, hạnh phúc, sự thuỷ chung, sự hiếu thảo với cha mẹ ông bà Khi cá nhân hành động để hướng tới giá trị xã hội thì được gọi là duy lý giá trị (định hướng theo giá trị xã hội) Hành động duy lý truyền th ng: là hành động cá nhân thực hiện theo phong tục tập quán, truyền th ng văn hoá được gọi là duy lý truyền th ng Khi những người trước làm đã được chấp nhận thì những người theo sau làm theo

Ví dụ như Tục lệ ma chay, cưới h i là những thủ tục phong tục tập quán (đã lặp

đi lặp lại như một thói quen truyền đến đời sau)

Hành động duy cảm: hành động của con người thực hiện theo cảm xúc nhất thời, ví dụ như sự tự hào, sự yêu thương, sự căm giận, sự bu n vui

Nhưng không phải tất cả mọi hành động của con người theo cảm xúc đều

là hành động duy cảm mà chỉ có những hành động mà các cảm xúc đó có liên quan đến người khác, định hướng đến người khác mới được coi là hành động duy cảm

M.Weber cho rằng khoa học xã hội chung và xã hội học nói riêng phải vận dụng phương pháp lý giải để nghiên cứu về xã hội và hành động xã hội của con người.Về bản chất, ông cho rằng phương pháp này rất gần gũi với phương pháp khoa học tự nhiên, nhưng ở khoa học tự nhiên, nhà nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc quan sát hiện tượng r i mô tả những gì đã quan sát được, nếu lặp đi lặp lại nhiều lần thì rút ra quy luật Còn KHXH, nhà nghiên cứu phải vượt qua phạm vi,

Trang 37

giới hạn của sự quan sát, mô tả để đi sâu lý giải cái bản chất bên trong, cái đặc trưng, ý nghĩa bên trong mỗi hành động xã hội Ông đưa ra 2 cách lý giải:

Lý giải trực tiếp là thông qua mô tả bên ngoài những gì quan sát được

Lý giải gián tiếp là thông qua sự giải thích, giải nghĩa cái bản chất bên trong của các hiện tượng xã hội, (đặc trưng bên trong)

Ví dụ: ông đã nghiên cứu hành động bổ củi: Ông cho đây là hành động xã hội, ông quan sát và lý giải trực tiếp:

- Bổ củi ở đâu, bổ nhiều hay ít?

Còn khi lý giải gián tiếp:

- Nguyên nhân vì sao?

- Mục đích: để làm gì? (để đun nấu, lấy tiền công, giải trí, hay để giúp đỡ người khác, lấy lòng người khác…)

Tóm lại: Công lao của Max Weber đ i với xã hội học là ông đã đưa ra

những quan niệm và cách giải quyết độc đáo về lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội học Đóng góp của ông trong xã hội học chủ yếu là quan điểm về bản chất lý thuyết Xã hội và phương pháp luận; là sự phân tích về văn hoá, tôn giáo và sự phát triển của xã hội

Như vậy, các nhà sáng lập xã hội học đã đặt ra các vấn đề mà các xã hội công nghiệp phải đ i phó, phải giải quyết và có khuynh hướng tư duy ở cấp độ

vĩ mô: xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến đời s ng của con người và lý giải

nó thông qua sự biến đổi xã hội

Xã hội học ra đời trên cơ sở những tiền đề lịch sử và nhận thức nhất định:

đó là sự phát triển xã hội và các trào lưu tư tưởng Tây Âu thế kỷ XVIII đã lý giải b i cảnh và quá trình hình thành khoa học xã hội học, thể hiện sự tiến triển trong nhận thức của nhân loại về thực tế xã hội Nội dung b i cảnh được kiến tạo từ các thành t làm tiền đề cho sự ra đời của xã hội học bao g m: (1) sự xuất hiện và phát triển hệ th ng kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ trật tự xã hội phong kiến, gây xáo trộn trong đời s ng xã hội Quan hệ xã hội, quan hệ sản xuất trở nên phức tạp, mất ổn định; (2) những biến động chính trị xã hội và đặc

Trang 38

biệt là cuộc cách mạng Pháp đã để lại dấu ấn không phai mờ trong lịch sử xã hội học; (3) nền triết học và văn hóa thời đại Phục hưng (Thời kỳ Khai sáng) thế kỷ XVIII đã xác định rất nhiều tư tưởng quan trọng cho sự phát triển trong

tư duy của nhân loại; (4) Các cuộc cách mạng khoa học diễn ra ở thế kỷ XVI - XVII và đặc biệt là thế kỷ XVIII đã làm thay đổi căn bản thế giới quan và phương pháp luận khoa học Các hiện tượng, các quá trình xã hội và hành động của con người trở thành đ i tượng nghiên cứu của khoa học Các khoa học tự nhiên (vật lý học, hóa học, sinh học) đã phát hiện ra các quy luật tự nhiên để giải thích thế giới

Các nhà xã hội học đầu tiên có những ảnh hưởng hết sức quan trọng cho

sự phát triển xã hội học đương đại như: A Comte, E DurKheim, H Spencer,

M Weber, K Marx, đại diện chính cho các trường phái xã hội học thế kỷ XIX

và là người đặt nền móng cho sự phát triển xã hội học hiện đại

2.3 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC HIỆN ĐẠI

Theo Nguyễn Xuân Nghĩa (2017, tr.37), xã hội học hình thành và phát triển ở Châu Âu những năm đầu thế kỷ XX, môn khoa học này đã ngày càng phát triển với các quan điểm lý thuyết đa dạng:

- Xã hội học ở Mỹ với các lý thuyết như: xã hội học phê phán của Alvin Gouldner, R.W Friedrichs, C.W.Mills; các biến thể của lý thuyết tương tác biểu tượng của Ervings Goffman, H.S.Becker, A Strauss, H Garfinkel; lý thuyết dán nhãn (Labeling theory) với E Lemert, J.Gusfield, H.S.Becker; lý thuyết kịch của Ervings Goffman, Glaser, Strauss…

- Xã hội học ở Pháp là lý thuyết cơ cấu phái sinh của P.Bourdieu; lý thuyết hành động của A Tourain; lý thuyết phương pháp luận cá nhân của R Boudon…

- Xã hội học Đức là Habermas, N.Luhmann… với lý thuyết về mác-xít và hiện tượng luận…

- Xã hội học mác - xít không chỉ có ảnh hưởng ở Đông Âu mà còn có tác động mạnh mẽ đến xã hội học ở Đức, Pháp, Italia, Châu Mỹ La Tinh và cả ở Việt Nam

Trang 39

Với các quan điểm và nghiên cứu về Xã hội học truyền th ng cũng như hiện đại có thể xét đến một s lý thuyết cơ bản của xã hội học căn cứ vào chủ

đề và nội dung nghiên cứu xã hội: lý thuyết tương tác biểu tượng, lý thuyết cơ cấu - chức năng và lý thuyết xung đột xã hội Theo Macionis, Plummer, 2008,

xã hội học có thể phân thành 3 cấp độ nghiên cứu chính gắn với 3 lý thuyết trên qua bảng mô ph ng sau:

Bảng 1: Ba lý thuyết chính trong nghiên cứu xã hội học

Qua thời gian, nhận thức của cá nhân về thực tại xã hội là khác nhau và thay đổi

- Kinh nghiệm về xã hội của con người như thế nào?

- Quá trình tương tác giữa con người với con người đã làm thay đổi các khuôn mẫu, chuẩn mực xã hội ra sao?

- Quan niệm của các nhân có ảnh hưởng đến người khác?

- Sự thay đổi cách ứng

xử của con người theo thời gian như thế nào?

Những vấn đề biến đổi gia đình, giáo dục, truyền thông,… đã diễn

có những chức năng riêng gắn với sự vận hành và phát triển của xã hội như một tổng thể

-Những bộ phận chủ yếu của xã hội là gì?

Chúng tương tác với nhau thế nào? Hội nhập

xã hội diễn ra ra sao?

Hệ quả sự vận hành của xã hội là như thế nào?

Nghiên cứu các tổ chức xã hội chính thức; các chính sách xã hội; các cải cách đã diễn ra trong xã hội; sự thay đổi của pháp luật và quản lý nhà nước

Trang 40

bộ phận hưởng lợi hơn bộ phận khác;

sự bất bình đẳng sẽ mang lại sự xung đột, biến chuyển xã hội

Xã hội được phân chia như thế nào? Đâu là những khuôn mẫu bất bình đẳng chủ yếu? Tại sao một vài tầng lớp xã hội c bảo vệ quyền lợi của mình? Các thành phần khác trong xã hội

sẽ thay đổi vị trí xã hội của mình như thế nào?

Nghiên cứu trong chính trị học; các phong trào xã hội; nghiên cứu sự tranh giành quyền lực, mâu thuẫn và biến đổi trong các

tổ chức xã hội

(Nguồn: Theo Nguyễn Xuân Nghĩa, 2017, tr.48)

Ba quan điểm lý thuyết này là ba quan điểm chính trong nghiên cứu xã hội học Hiện nay, đã xuất hiện thêm những quan điểm, lập trường lý thuyết mới xuất hiện từ các phong trào đấu tranh nữ quyền, phong trào của những nhóm thiểu s những dân tộc thuộc địa, những nhóm yếu thế bị gạt ra bên lề xã hội Các nhà nghiên cứu theo nhóm này đã phê phán các lý thuyết cổ điển là tiếng nói của người da trắng, của nam giới, của phương Tây… nên ở nhiều lĩnh vực, các quan điểm ấy được trình bày chưa đầy đủ hoặc còn mang nhiều định

kiến Peter Berger đã viết “Sự quyến rũ của xã hội học nằm ở quan điểm của

nó Quan điểm này luôn khiến chúng ta phải nhìn dưới một nhãn quan mới ngay chính thế giới mà chúng ta đã sống suốt cả cuộc đời”

2.4 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC Ở VIỆT NAM

Ở Việt Nam, Xã hội học xuất hiện khá muộn Trước những năm 1960: Xã hội học được giảng dạy và nghiên cứu ở miền Nam ("Xã hội học" - Leonard Bloom và Philip Selznick được xuất bản tại Việt Nam năm 1962)

Năm 1977 Ban Xã hội học được thành lập thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, đến năm 1983 đổi thành Viện Xã hội học, thuộc Khoa học xã hội Việt Nam; Viện trưởng là thành viên tổ tư vấn của Chính phủ cho đến những năm 1990

Ngày đăng: 19/02/2024, 13:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN