1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Địa lí 9 bài 38

22 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Tổng Hợp Kinh Tế Và Bảo Vệ Tài Nguyên, Môi Trường Biển Đảo
Tác giả Phạm Thị Thanh Nga
Trường học Trường Thcs Phú Mỹ
Chuyên ngành Địa lý
Thể loại bài giảng
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 3,05 MB

Nội dung

Phẩm chất- Yêu nước: yêu gia đình, quê hương, đất nước, tích cực, chủ động tham gia các hoạtđộng xây dựng đất nước.- Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta, ý thức bảo

Trang 1

Ngày dạy: Tiết:

TÊN BÀI DẠY:

BÀI 38 PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO

Môn học/ Hoạt động giáo dục: Địa lý 9

Thời gian thực hiện: 1 tiết

2 Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bảnthân trong học tập và cuộc sống; tự đặt ra mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thựchiện

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với thông tin, hình ảnh

để trình bày những vấn đề đơn giản trong đời sống, khoa học

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới;phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau

Trang 2

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích được nguyên nhân dẫn tới

sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta; Đề xuất một sốbiện pháp bảo vệ tài nguyên biển, đảo

3 Phẩm chất

- Yêu nước: yêu gia đình, quê hương, đất nước, tích cực, chủ động tham gia các hoạtđộng xây dựng đất nước

- Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta, ý thức bảo vệ môi

trường biển đảo

- Chăm chỉ: Trình bày được hoạt động của các ngành kinh tế biển: Khai thác, nuôitrồng và chế biến hải sản và du lịch biển – đảo

- Nhân ái: Thông cảm sẽ chia với những khu vực thường xuyên gặp khó khăn dothiên tai từ biển

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài dạy, sách giáo khoa, sách giáo viên

- Sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam

- Lược đồ một số đảo và quần đảo Việt Nam

- Sơ đồ các ngành kinh tế biển ở nước ta

- Cảng cá tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời

2 Chuẩn bị của học sinh:

- Sách giáo khoa, vở ghi

- Hoàn thành phiếu bài tập

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Hoạt động 1: Mở đầu

Trang 3

d Cách thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS xem video Kinh tế biển Việt Nam - Tiềm năng và lợi thế

https://www.youtube.com/watch?v=1jRJCOpTzwE

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi

GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

HS: Lắng nghe, vào bài mới: Việt Nam có vùng biển rộng với nhiều đảo và quầnđảo Nguồn tài nguyên biển - đảo phong phú của nước ta là tiền đề để phát triểnnhiều ngành kinh tế biển: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch biển, khaithác khoáng sản biển, giao thông vận tải biển,… Để biết được tất cả những điều đóchúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay

2.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1 Biển và đảo Việt Nam

a Mục tiêu:

- Biết được tên và vị trí của các đảo và quần đảo lớn

- Phân tích ý nghĩa của biển, đảo đối với an ninh quốc phòng

b Nội dung:

- HS dựa vào hình 38.1, 38.2, nội dung sách giáo khoa, suy nghĩ trả lời câu hỏi

Trang 4

c Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

* GV yêu cầu HS quan sát hình và thông

tin trong bài, suy nghĩ để trả lời theo nội

dung sau:

- Quan sát h38.1 cho biết vùng biển nước

ta bao gồm những bộ phận nào? Nêu giới

hạn từng bộ phận?

- Vùng biển nước ta có đặc điểm gì?

- Em hãy cho biết có bao nhiêu tỉnh nằm

giáp với biển? Tỉnh em ở có giáp biển

không?

- Em hãy xác định vị trí các đảo ven bờ và

các đảo xa bờ trên lược đồ?

- Quan sát hình 38.2 tìm các đảo và quần

đảo ở vùng biển nước ta?

* HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

* HS đọc sgk, suy nghĩ để trả lời câu hỏi

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu

Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện

nhiệm vụ học tập của HS

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

I Biển và đảo Việt Nam

Trang 5

biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ

phận lãnh thổ của Việt Nam

+ Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12

hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển

Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới

quốc gia trên biển của Việt Nam

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp

liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có

chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài

của lãnh hải

+ Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp

liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp

với lãnh hải thành một vùng biển có chiều

rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở

+ Thềm lục địa là đáy biển và lòng đất

dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh

hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự

nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần

đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của

rìa lục địa

- Vùng biển nước ta có đặc điểm:

+ Có đường bờ biển dài 3260 km

+ Vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2

+ Là 1 bộ phận của biển Đông

- Có 28 tỉnh giáp với biển: Quảng Ninh,

Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh

Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,

Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,

Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình

Trang 6

Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,

Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM,

Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng,

Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang

- Tỉnh em ở không giáp biển

- Xác định vị trí các đảo ven bờ và các đảo

xa bờ trên lược đồ:

+ Hệ thống đào ven bờ có khoảng hơn

3000 đảo Đó là các đảo thuộc huyện đảo

Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải

Phòng), huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận),

huyện đảo Côn Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu),

huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), huyện

đảo Phú Quốc (Kiên Giang)

+ Các đảo xa bờ gồm đảo Bạch Long Vĩ và

hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

- Các đảo và quần đảo ở vùng biển nước ta:

+ Các đảo lớn:

Đảo Vĩnh Thực

Đảo Cái Bầu

Trang 7

Đảo Trà Bản

Bán đảo Sơn Trà

Đảo Cát Bà

Đảo Bạch Long Vĩ

Trang 8

Đảo Nghi Sơn

Đảo Cồn Cỏ

Hòn Mê

Đảo Lý Sơn

Đảo Hòn Gió

Trang 11

Hòn Khoai

Hòn Rái

Đảo Phú Quốc

+ Các quần đảo:

Quần đảo Cô Tô

Quần đảo Hoàng Sa

Trang 12

Quần đảo Trường Sa

Quần đảo Hà Tiên

Quần đảo An Thới

Quần đảo Nam Du

Quần đảo Thổ Chu

Trang 13

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa

sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá

nhân

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ học tập

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của

HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và

chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt

1 Vùng biển nước ta

- Nước ta có bờ biển dài (3260 km)

và vùng biển rộng (khoảng 1 triệu

km2)

- Là một bộ phận của biển Đônggồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếpgiáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh

tế và thềm lục địa

2 Các đảo và quần đảo

- Vùng biển nước ta có hơn 3000đảo lớn nhỏ

+ Đảo ven bờ: 2800 đảo, tập trung

ở ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng,Khánh Hoà, Kiên Giang

+ Đảo xa bờ: Bạch Long Vĩ, PhúQuý, quần đảo Hoàng Sa, quần đảoTrường Sa

- Các đảo có diện tích lớn như: Cát

Bà, Cái Bầu, Bạch Long Vĩ, Cồn

Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc,Thổ Chu, quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa

Hoạt động 2.2: Phát triển tổng hợp kinh tế biển

a Mục tiêu:

- Trình bày được hoạt động của các ngành kinh tế biển: Khai thác, nuôi trồng vàchế biến hải sản và du lịch biển – đảo

Trang 14

- Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, anninh quốc phòng.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

* GV yêu cầu HS quan sát hình và thông tin

trong bài, suy nghĩ để trả lời theo nội dung

II Phát triển tổng hợp kinh

tế biển

Trang 15

- Em hãy nêu tiềm năng phát triển và hiện

trạng của ngành khai thác, nuôi trồng và chế

biến hải sản?

- Em hãy kể tên một số hải sản có giá trị cao?

- Em hãy nêu hạn chế và phương hướng phát

triển của ngành khai thác, nuôi trồng và chế

biến hải sản?

- Tại sao cần ưu tiên đánh bắt xa bờ?

- Em hãy nêu tiểm năng phát triển và hiện

trạng của ngành du lịch biển – đảo?

- Em hãy kể tên một số bãi tắm biển nổi tiếng?

- Em hãy nêu hạn chế và phương hướng phát

triển du lịch biển- đảo

- Mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi

trường biển?

* HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

* HS đọc sgk, suy nghĩ để trả lời câu hỏi

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu

Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm

vụ học tập của HS

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần

lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

- Nước ta có những ngành kinh tế biển là:

+ Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản

+ Du lịch biển – đảo

+ Khai thác và chế biến khoáng sản biển

+ Giao thông vận tải biển

Trang 16

- Nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát

triển các ngành kinh tế biển là:

+ Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản

Vùng biển nước ta có nguồn hải sản phong

phú, đa dạng: hơn 2000 loài cá, trên 100 loài

tôm, nhiều loài đặc sản

Tổng trữ lượng hải sản lớn

Cả nước có 4 ngư trường trọng điểm: Hải

Phòng - Quảng Ninh, Ninh Thuận - Bình

Thuận - Bà Rịa -Vũng Tàu, quần đảo Hoàng

Sa - Trường Sa, Cà Mau - Kiên Giang

Ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa

sông, rừng ngập mặn thuận lợi để nuôi trồng

thủy sản

+ Du lịch biển - đảo

Dọc bờ biển có trên 120 bãi cát rộng, dài,

phong cảnh đẹp, thuận lợi xây dựng các khu

+ Khai thác và chế biến khoáng sản biển

Nguồn muối vô tận, dọc bờ biển nhiều vùng

có điều kiện thuận lợi để sản xuất muố (Cà Ná,

Trang 17

+ Giao thông vận tải biển

Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế

trên biển Đông

Dọc bờ biển có nhiều cửa sông, vũng vịnh

kín gió, thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu

(cảng Hải Phòng, Cái Lân, TP Hồ Chí Minh,

Vũng Tàu, )

- Tiềm năng phát triển và hiện trạng của ngành

khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản là:

+ Tiềm năng phát triển

Vùng biển dài, rộng, ấm, có nhiều bãi cá, bãi

Nuôi trồng chưa phát triển hợp lí

- Hạn chế và phương hướng phát triển của

ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải

sản:

+ Hạn chế

Cơ sở kĩ thuật lạc hậu

Trình độ lao động thấp, công nghiệp chế biến

chưa đồng bộ và hiện đại

+ Phương hướng phát triển

Ưu tiên đánh bắt xa bờ

Đẩy mạnh nuôi trồng

Phát triển đồng bộ và hiện đại hoá công

nghiệp chế biến

Trang 18

- Tiềm năng phát triển và hiện trạng của ngành

du lịch biển – đảo:

+ Tiềm năng phát triển

120 bãi cát dài, rộng, phong cảnh đẹp, khí

hậu tốt

Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là

di sản thiên nhiên thế giới

+ Hiện trạng: Phát triển nhanh, thu hút khách

trong và ngoài nước

- Hạn chế và phương hướng phát triển du lịch

biển- đảo

+ Hạn chế:

Mới tập trung khai thác tắm biển

Biển đang dần bị ô nhiễm

+ Phương hướng: Phát triển đa dạng các hoạt

động biển: nhảy dù, lướt sóng, lặn…

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản

phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm

vụ học tập

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS,

đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại

nội dung chuẩn kiến thức cần đạt

GV mở rộng:

1 Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản

- Tiềm năng phát triển+ Vùng biển dài, rộng, ấm,

có nhiều bãi cá, bãi tôm

+ Nhiều giống loài, trữ lượnglớn, giá trị cao

Trang 19

hợp lí.

- Hạn chế + Cơ sở kĩ thuật lạc hậu

+ Trình độ lao động thấp,công nghiệp chế biến chưađồng bộ và hiện đại

- Phương hướng phát triển+ Ưu tiên đánh bắt xa bờ.+ Đẩy mạnh nuôi trồng

+ Phát triển đồng bộ và hiệnđại hoá công nghiệp chế biến

2 Du lịch biển – đảo

- Tiềm năng phát triển+ 120 bãi cát dài, rộng,phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.+ Vịnh Hạ Long đượcUNESCO công nhận là disản thiên nhiên thế giới

- Hiện trạng: Phát triểnnhanh, thu hút khách trong vàngoài nước

- Hạn chế:

+ Mới tập trung khai tháctắm biển

+ Biển đang dần bị ô nhiễm

- Phương hướng: Phát triển

đa dạng các hoạt động biển:nhảy dù, lướt sóng, lặn…

3 Hoạt động 3: Luyện tập.

Trang 20

a Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được

lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức

b Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn

thành bài tập Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn

c Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

* GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời câu hỏi sau:

Đứng trước sự nguy hiểm và hậu quả khôn lường do ô nhiễm môitrường biển gây nên, chúng ta phải có những biện pháp để ngăn tìnhtrạng này

* HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

* HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu Đánh giá thái độ và khả năng thực hiệnnhiệm vụ học tập của HS

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm củamình

- Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác biển Nghiêm cấm đánh bắt thủy hảisản bằng điện, chất nổ, hóa chất độc hại

- Xử phạt nặng những hành vi khai thác quá mức, tràn lan, không đúng tiêu chuẩn

và pháp luật

- Xây dựng nhiều hệ thống xử lí nước thải, chất thải tốt, đạt chuẩn trước khi thải ra

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát về môi trường Xây dựng hệ thống quan

Trang 21

- Cần có sự phối hợp giữa các vùng, ngành, hay giữa các quốc gia cùng giúp đỡ để

xử lí và khắc phục kịp thời những vấn đề môi trường biển, đại dương bị ô nhiễm

- Việc xây dựng các hệ thống đê, mương,… để kiểm soát tình trạng thiên tai, lũ lụt,

…cần dùng một số nguyên liệu có khả năng khử độc, khử khuẩn có nguồn gốc từthiên nhiên để làm sạch môi trường (như vôi, than hoặc tính, )

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi người dân về việc bảo vệ môi trường biển.Tích cực phát động những hành động như dọn dẹp vệ sinh, rác thải ở các vùng biển

* HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cánhân

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS

4 Hoạt động 4 Vận dụng

a Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những

vấn đề mới trong học tập

b Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn

thành bài tập Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn

c Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

* GV đặt câu hỏi cho HS:

Sưu tầm các tư liệu khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với 2 quầnđảo Hoàng Sa và Trường Sa

* HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

* HS suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu Đánh giá thái độ và khả năng thực hiệnnhiệm vụ học tập của HS

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Trang 22

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm củamình

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cánhân

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS

Ký duyệt của tổ trưởng chuyên môn Phú Mỹ, Ngày … tháng … năm ….

Ngô Thị Sen

Ngày đăng: 19/02/2024, 09:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w