Xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thôngXây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thông
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng
2 PGS.TS Nguyễn Văn Huy
HÀ NỘI - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện với
sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng và PGS.TS Nguyễn VănHuy Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chính xác Tài liệutham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng Những kết luận khoa học của luận án chưatừng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác
Hà Nội, ngày 5 tháng 2 năm 2024
Nghiên cứu sinh
Trần Bích Hạnh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến tất cả nhữngngười đã ủng hộ và đồng hành cùng tôi trong hành trình nghiên cứu ba năm qua
Trước hết, tôi chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng và
PGS.TS Nguyễn Văn Huy - tập thể cán bộ hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo cho tôi
trong quá trình nghiên cứu và viết luận án này
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô trong Bộ môn Lí luận và Phươngpháp dạy học, Khoa Lịch sử, trường ĐHSP Hà Nội đã bồi dưỡng, chia sẻ kiến thức,kinh nghiệm và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập
Lời cảm ơn cũng được gửi đến Ban giám hiệu, phòng Sau đại học, Trung tâmThông tin tư liệu trường ĐHSP Hà Nội và Thư viện Quốc gia Việt Nam vì đã giúp
đỡ tôi trong việc khai thác tư liệu và hoàn thành hồ sơ luận án
Tôi không thể quên sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo Trung tâm và Công viên
Di sản các nhà khoa học Việt Nam, Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, Bảo tàng Hồ ChíMinh, gia đình các nhà khoa học mà tôi đã làm việc trong quá trình hoàn thành luận
án Quý vị đã tận tâm hỗ trợ và cung cấp nhiều thông tin quý báu cho công trìnhnghiên cứu của tôi
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả bạn bè, đồng nghiệp vàngười thân đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nghiên cứu này
Hà Nội, ngày 5 tháng 2 năm 2024
Nghiên cứu sinh
Trần Bích Hạnh
Trang 5MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài .1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài .3
4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .4
5 Giả thuyết khoa học .5
6 Đóng góp của luận án .5
7 Ý nghĩa của luận án .6
8 Bố cục luận án .6
Chương 1 : TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7
1.1 Những nghiên cứu về di sản và di sản các nhà khoa học nói chung 7
1.1.1 Trên thế giới .7
1.1.2 Ở Việt Nam .13
1.2 Những nghiên cứu về xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong DHLS ở trường phổ thông 18
1.2.1 Trên thế giới .18
1.2.2 Ở Việt Nam .23
1.3 Đánh giá khái quát những nghiên cứu liên quan đến đề tài được luận án kế thừa và vấn đề đặt ra tiếp tục giải quyết 32
1.3.1 Khái quát những nghiên cứu được luận án kế thừa .32
1.3.2 Những vấn đề đặt ra cho luận án tiếp tục giải quyết .34
Tiểu kết chương 1 36
Chương 2 : VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỒ SƠ DI SẢN CÁC
NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ DÂN TỘC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - LÍ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN……….37
2.1 Cơ sở lí luận 37
2.1.1 Quan niệm về các nhà khoa học Việt Nam và di sản các nhà khoa học Việt
Nam…… .37
Trang 62.1.2 Quan niệm về xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt
Nam trong DHLS dân tộc ở trường phổ thông .41
2.1.3 Phân loại và đặc điểm của hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong DHLS dân tộc ở trường phổ thông .45
2.1.4 Giá trị của hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam .48
2.1.5 Vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong DHLS dân tộc ở trường phổ thông .51
2.2 Cơ sở thực tiễn 54
2.2.1 Điều tra, khảo sát việc xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong DHLS dân tộc ở trường phổ thông .54
2.2.2 Đánh giá kết quả điều tra, khảo sát .55
2.2.3 Một số kết luận rút ra từ điều tra, khảo sát .62
Tiểu kết chương 2 64
Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA
“HỒ SƠ DI SẢN CÁC NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM” TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ DÂN TỘC Ở LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 65
3.1 Phương pháp xây dựng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT 65
3.1.1 Tìm hiểu vị trí, mục tiêu DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT .65
3.1.2 Xác định những yêu cầu cơ bản có tính nguyên tắc khi xây dựng hồ
sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT 68
3.1.3 Tìm hiểu, lựa chọn các nhà khoa học Việt Nam có thể và cần xây dựng
hồ sơ di sản trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT .70
3.1.4 Lựa chọn và sử dụng các công cụ, phần mềm tiện ích để xây dựng hồ sơ
di sản các nhà khoa học Việt Nam trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT . 74
3.1.5 Lập quy trình và tiến hành xây dựng “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT .80
3.2 Nội dung cơ bản của “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT 86
Trang 73.2.1 Các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên .87
3.2.2 Các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật và ứng dụng .92
3.2.3 Các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học giáo dục 101
Tiểu kết chương 3 110
Chương 4 : BIỆN PHÁP SỬ DỤNG “HỒ SƠ DI SẢN CÁC NHÀ KHOA HỌC
VIỆT NAM” TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ DÂN TỘC Ở LỚP 12 TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG THỰC NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 111
4.1 Một số yêu cầu cơ bản khi xác định các biện pháp sư phạm trong quá trình sử dụng “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” trong DHLS
dân tộc ở lớp 12 THPT 111
4.2 Các biện pháp sử dụng “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT 114
4.2.1 Nhóm biện pháp sử dụng “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” trong giờ học nghiên cứu kiến thức mới .115
4.2.2 Nhóm biện pháp sử dụng “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” trong thực hành lịch sử .133
4.2.3 Nhóm biện pháp sử dụng “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” trong hoạt động giáo dục trải nghiệm ngoại khóa, gắn kiến thức bài học với cuộc sống .140
4.2.4 Nhóm biện pháp sử dụng “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” trong kiểm tra, đánh giá .149
4.3 Thực nghiệm và thử nghiệm sư phạm 153
4.3.1 Thực nghiệm sư phạm (Chương trình môn LS 2006) .153
4.3.2 Thử nghiệm sư phạm (Chương trình môn LS 2022) .157
4.3.3 Tổng hợp ý kiến của GV, HS về tiết thực nghiệm và thử nghiệm sư phạm 160
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 162
TÀI LIỆU THAM KHẢO 164
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 175 PHỤ LỤC 1 .PL
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Tran g
Bảng 2.1 Cách phân loại hồ sơ DS các NKH Việt Nam 45
Bảng 3.1 Tiêu chí lựa chọn NKH vào DHLS 70
Bảng 3.2 Danh sách các NKH có thể và cần XD hồ sơ trong DHLS dân
tộc ở lớp 12 THPT 71
Bảng 3.3 Các nhà Sử học và giáo dục LS có công trình nghiên cứu tiêu
biểu đã khai thác di sản các NKH Việt Nam trong DHLS dân tộc 74
Bảng 4.1 Kết quả TNSP từng phần của nhóm biện pháp SD “Hồ sơ di
sản các NKH Việt Nam” trong hình thành kiến thức mới 132
Bảng 4.2 Kết quả TNSP từng phần của nhóm biện pháp SD “Hồ sơ di
sản các NKH Việt Nam” trong hoạt động trải nghiệm 147
Bảng 4.3 Thống kê kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 156
Bảng 4.4 Thống kê kết quả kiểm tra theo nhóm điểm và tỉ lệ % 156
Bảng 4.5 Kết quả đánh giá bài kiểm tra thực hành LS 158
Bảng 4.6 Bảng điểm của lớp 12A2, trường Dân tộc Nội trú Thanh Hóa 158
Bảng 4.7 Thống kê các kĩ năng HS được rèn luyện 159
Bảng 4.8 Tổng hợp kết quả về thái độ học tập của HS 159
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Tran g
Hình 2.1 Các thành tố của di sản các NKH 41
Hình 2.2 Đánh giá của GV về sự cần thiết của khai thác di sản trong DHLS 55
Hình 2.3 Ý kiến của GV về sự cần thiết khi giới thiệu về các NKH 56
Hình 2.4 Sự cần thiết của việc XD hồ sơ di sản các NKH 56
Hình 2.5 Ý kiến của GV về mức độ cần thiết của SD di sản NKH
trong DHLS 56
Hình 2.6 Các cách khai thác thông tin di sản của GV 57
Hình 2.7 Những điều HS học được từ các NKH 58
Hình 2.8 Sự hứng thú của HS với các biện pháp SD hồ sơ di sản của GV 59
Hình 2.9 Mong muốn của HS khi GV sửdụng hồ sơ DS các NKH trong DHLS 59
Hình 2.10 Sự cần thiết của việc SD di sản các NKH trong DHLS theo ý
kiến của cán bộ bảo tàng 60
Hình 2.11 Các phương thức XD hồ sơ di sản NKH thường thấy tại các
bảo tàng danh nhân KH 61
Hình 3.1 Giao diện trên Canva khi chọn mẫu thiết kế có sẵn 75
Hình 3.2 Giao diện thiết kế trên Canva 75
Hình 3.3 Ứng dụng Canva để thiết kế thông tin của GS Vũ Đình Cự 76
Hình 3.4 Mẫu album ảnh của GS Tạ Quang Bửu trên Google Photos 77
Hình 3.5 Cách tạo folder lưu trữ trên Google Drive (bước 1) 78
Hình 3.6 Cách tạo folder lưu trữ trên Google Drive (bước 2) 79
Hình 3.8 Cách tổ chức folder trên Google Drive (tổng quát) 79
Hình 3.9 Cách tổ chức folder trên Google Drive (trong từng hồ sơ NKH) 80
Hình 3.10 Cách đặt tên file trong hồ sơ của GS Đặng Văn Ngữ 80
Hình 3.11 Quy trình XD “Hồ sơ DS các NKH Việt Nam” 81
Hình 3.12 Cấu trúc “Hồ sơ DS các NKH Việt Nam” 84
Hình 4.1 Tư liệu về nạn đói năm 1945, theo GS Trần Văn Giàu 117
Trang 11Hình 4.2 Tư liệu của GS Tôn Thất Tùng, dùng trong DH về chiến dịch
Điện Biên Phủ 1954 118
Hình 4.3 Tư liệu về sự kiện Vua Bảo Đại thoái vị ngày 30-8-1945 119
Hình 4.4 Tư liệu của GS Vũ Đình Cự về việc chống chiến tranh phá hoại
của Mỹ 120
Hình 4.5 Tư liệu của GS Nguyễn Văn Huyên về giáo dục thời chống Mỹ 121
Hình 4.6 Tư liệu về GS Ngô Huy Quỳnh và kí ức ngày Độc lập 123
Hình 4.7 Tư liệu về GS Trần Văn Giàu phát biểu trước đồng bào Nam bộ trong lễ Độc lập tại Sài Gòn 124
Hình 4.8 Chuyện kể về GS Trần Đại Nghĩa (1) 125
Hình 4.9 Chuyện kể về GS Trần Đại Nghĩa (2) 126
Hình 4.10 Hình ảnh chụp từ video “Tiếng gọi trở về” 127
Hình 4.11 Phiếu học tập tìm hiểu về vai trò của Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) 128
Hình 4.12 HS lớp 12A1 tham gia hoạt động nghiên cứu kiến thức mới khi
tìm hiểu về tiểu sử và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh dựa trên tư liệu trong “Hồ sơ DS các NKH Việt Nam” 129
Hình 4.13 Tư liệu của GS Tạ Quang Bửu 129
Hình 4.14 Kết quả TNSP nhóm I 133
Hình 4.15 Kết quả TNSP nhóm II 133
Hình 4.16 Sơ đồ quy trình tham quan tại bảo tàng 141
Hình 4.17 Mẫu phiếu đọc sách 146
Hình 4.18 Kết quả TNSP nhóm VII 148
Hình 4.19 Kết quả TNSP nhóm VII 148
Hình 4.20 Mẫu hồ sơ NKH giáo viên định hướng cho HS tìm hiểu 150
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ 4.0, việc bảo tồn
và phát huy giá trị di sản (DS) văn hóa của mỗi quốc gia trở thành một động lựcquan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội Việc sử dụng DS văn hóa để giáo dụccho thế hệ trẻ học tập ngày càng được ủng hộ và khuyến khích Từ năm 1994, Tổchức Giáo dục, Khoa học (KH) và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã khởixướng Chương trình Giáo dục DS thế giới như một sáng kiến đặc biệt để thúc đẩycác hoạt động giáo dục xoay quanh DS
Ở Việt Nam, nhận thấy tầm quan trọng của giáo dục DS trong nhà trường,
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch đưa ra Thông tư 73 (năm 2013), hướng dẫn việc sử dụng DS trong quá trìnhdạy học (DH) ở trường phổ thông Từ đó, nhiều chương trình giáo dục đã được thiết
kế và triển khai thực tế tại các tổ chức như Trung tâm Quản lí bảo tồn DS Hội An,Trung tâm Hoạt động văn hóa KH Văn Miếu - Quốc Tử Giám và nhiều nơi khác
Trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 được Thủ tướng Chính
phủ Việt Nam phê duyệt vào tháng 11-2021, sáu biện pháp quan trọng để bảo vệ vàphát huy giá trị của DS văn hóa dân tộc đã được xác định Trong đó việc đổi mới,nâng cao chất lượng giáo dục DS văn hóa trong và ngoài nhà trường bằng việc đadạng hóa mô hình, phương thức, quy mô được nhấn mạnh [115;7]
1.2 Bộ môn Lịch sử (LS), với tư cách của một ngành KH nghiên cứu về quá
khứ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa DS truyền thống, có nhiều ưu thế trong việcgiảng dạy, nghiên cứu về DS Trong Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT)môn Lịch sử (2022) cấp trung học phổ thông (THPT) đã đưa một số chủ đề bắt buộc
và chuyên đề tự chọn về bảo tồn và phát huy DS văn hóa Khi học sinh (HS) tiếpcận với khối DS đồ sộ này, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực lưu trữ, bảo tàng vàgiáo dục đã nhận thấy đó không chỉ là nguồn tài liệu quý báu cho nghiên cứu về LS
và văn hóa mà còn mang giá trị giáo dục sâu sắc trong việc phát triển năng lực (NL)
và phẩm chất cho HS
1.3 Trong các nguồn tài liệu về DS, hồ sơ DS các nhà khoa học (NKH)
Việt Nam có vai trò quan trọng góp phần làm bài học LS ở trường phổ thông trở
Trang 13nên sống động và thú vị Lịch sử Việt Nam, đặc biệt từ sau Cách mạng tháng Tám
1945, đã chứng kiến sự đóng góp to lớn của nhiều NKH đối với quá trình xâydựng (XD) và bảo vệ Tổ quốc, phát triển KH và công nghệ Ghi nhận vai trò của
các trí thức, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Trí thức là vốn liếng quý
báu của dân tộc Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế” [71;184] Trong
bài phát biểu tại Lễ kỉ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũtrí thức (1963-2023) và kỉ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp các hội KH Kĩthuật Việt Nam (26/3/1983-26/3/2023), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng
nhấn mạnh: “Trí thức vừa là một bộ phận nguồn nhân lực, vừa là nguồn lực KH,
kĩ thuật, trực tiếp tham gia vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước” [146] Việc nghiên cứu về cuộc đời và những đóng góp của các trí thức,
NKH thông qua DS họ để lại sẽ làm sáng tỏ bức tranh về LS của từng lĩnh vực KH
cụ thể và LS của đất nước Đây là một DS có giá trị LS, nhân văn và giáo dục sâusắc đối với những người tiếp cận
1.4 Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc XD và sử dụng (SD) hồ sơ DS các
NKH Việt Nam trong giáo dục LS ở trường THPT chưa nhận được sự quan tâmthích đáng, một phần do chương trình giáo dục không đề cập đầy đủ đến vấn đề nàyhoặc do thiếu thời gian và hạn chế về thông tin, tài liệu…
Ngoài ra, Chương trình GDPT môn LS (2022) mới chỉ áp dụng cho lớp 10,
11, ở lớp 12 vẫn đang biên soạn sách giáo khoa (SGK), chuẩn bị triển khai từ nămhọc 2024-2025 Do đó, việc XD hồ sơ DS các NKH Việt Nam và thiết kế các hoạtđộng học tập cho HS liên quan đến nội dung này khi dạy học Lịch sử (DHLS) ViệtNam ở lớp 12 là một nhiệm vụ cần thiết, góp phần bổ sung và làm phong phú thêm
lí luận và phương pháp dạy học (PPDH) môn LS, đặc biệt là trong lĩnh vực XD và
SD hồ sơ DS các NKH Việt Nam
Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Xây dựng và
sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thông” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lí luận và
Trang 14trong quá trình DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT Đồng thời, luận án cũng đề xuất cácnhóm biện pháp cụ thể để khai thác, SD nguồn học liệu này góp phần nâng cao hiệuquả DH môn LS ở trường phổ thông
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, tổng quan các công trình nghiên cứu về giáo dục, tâm lí học, phương
pháp DHLS trong và ngoài nước liên quan đến việc XD và SD hồ sơ DS các NKHViệt Nam trong DHLS Việt Nam ở lớp 12 THPT, bao gồm việc tìm hiểu các nghiêncứu, bài viết và tài liệu có liên quan
Hai là, tìm hiểu cơ sở lí luận và tiến hành khảo sát việc XD, sử dụng DS văn
hóa nói chung và hồ sơ DS các NKH Việt Nam nói riêng trong DHLS dân tộc ở lớp
12 THPT
Ba là, nghiên cứu và đề xuất phương pháp XD hồ sơ DS các NKH Việt Nam,
trên cơ sở đó sẽ XD hệ thống “Hồ sơ DS các NKH Việt Nam” phục vụ DHLS dântộc ở lớp 12 THPT
Bốn là, nghiên cứu và đề xuất các nhóm biện pháp khai thác, SD “Hồ sơ DS
các NKH Việt Nam” trong quá trình DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT Đồng thời, luận
án cũng XD kế hoạch bài dạy và tổ chức thực nghiệm, thử nghiệm sư phạm để kiểmtra và khẳng định tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất trong luận án
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình XD và SD hồ sơ DS các NKHViệt Nam trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào ba lĩnh vực chính sau đây:
Về lí luận DH bộ môn: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận (có hệ thống), đề tài tập
trung đề xuất phương pháp XD và biện pháp SD hồ sơ DS các NKH Việt Namtrong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT
Về nội dung kiến thức LS: Luận án tập trung khai thác nội dung LS Việt Nam
lớp 12 (Chương trình môn LS năm 2006 và Chương trình môn LS năm 2022) cóliên quan đến các NKH Việt Nam để XD hồ sơ DS các NKH phục vụ nâng cao chấtlượng DH Nội dung kiến thức thực nghiệm sư phạm (TNSP) trong chương trình
Trang 15môn LS (2006) là bài “Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa Tháng
Tám (1939-1945) Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời” và thử nghiệm (TN)
trong chương trình môn LS (2022) là chủ đề “Hồ Chí Minh trong LS Việt Nam”.
Về địa bàn điều tra khảo sát, thực nghiệm và thử nghiệm sư phạm:
- Điều tra, khảo sát trên nhiều tỉnh thành đại diện cho ba miền Nam và tập trung tại một số trường ở miền Bắc (do đặc thù công việc)1
Bắc-Trung Trường THPT được nghiên cứu sinh lựa chọn thực nghiệm, thử nghiệm sưphạm là các trường có thầy cô giáo và HS ủng hộ, nhiệt tình đón nhận ý tưởngnghiên cứu (các tỉnh miền Bắc từ Thanh Hóa trở ra)2
4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở phương pháp luận của đề tài
Cơ sở phương pháp luận của đề tài đứng trên quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin về nhận thức, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác nghiên cứu, giáo dục LS và giáo dục ýthức bảo tồn, phát huy giá trị DS cho thế hệ trẻ
-4.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận án thuộc ngành Giáo dục học, chuyên ngành Lí luận và PPDH
Để thực hiện đề tài, luận án SD 4 nhóm phương pháp nghiên cứu chính gồm:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp
các tài liệu trong lĩnh vực giáo dục, tâm lí học và giáo dục LS liên quan đến việc SD
DS văn hóa trong giáo dục nói chung Nghiên cứu các tài liệu LS liên quan đến đề tài,nhằm hiểu sâu hơn về nền tảng LS của DS các NKH Việt Nam Nghiên cứu chươngtrình và SGK môn LS lớp 12 THPT, đặc biệt nội dung chương trình năm 2022
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thực hiện điều tra và khảo sát
thông qua việc SD bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp giáo viên (GV), HS tại trườngTHPT và cán bộ phụ trách giáo dục bảo tàng liên quan đến các NKH Mục tiêu làthu thập thông tin về tình hình giảng dạy môn LS, sử dụng DS văn hóa và việc XD
hồ sơ DS các NKH Việt Nam ở lớp 12 THPT
1 Tại Hà Nội (THPT Thượng Cát, THPT FPT), Bắc Ninh (THPT Lý Nhân Tông), Bắc Giang (THPT Giáp Hải, THPT Cẩm Lý), Hòa Bình (THPT Cao Phong, THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ), Nghệ An (THPT Thanh Chương 3, Chuyên Phan Bội Châu), Nam Định (THPT Nguyễn Trãi),…
2 THPT Thượng Cát, THPT Chúc Động (Hà Nội), Lục Nam (Bắc Giang), Phổ thông Tuyên Quang (Tuyên Quang), THPT Dân tộc nội trú (Thanh Hóa), THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình), THPT Chuyên (Bắc Ninh), THPT Phú Cường, THPT Liên cấp Sao Mai (Hòa Bình).
Trang 16Tiến hành dự giờ chuyên môn của GV ở trường THPT để quan sát và ghinhận thực tế việc DH liên quan đến hồ sơ DS các NKH; Tìm hiểu, xin ý kiếnchuyên gia thông qua hội thảo và tọa đàm KH, cũng như phỏng vấn nhân chứng LS
để thu thập thông tin tư liệu cho hồ sơ DS các NKH Việt Nam
- Nhóm phương pháp thực nghiệm, thử nghiệm sư phạm: Thực hiện thực
nghiệm, thử nghiệm sư phạm các đề xuất về biện pháp SD hồ sơ DS các NKH ViệtNam trong DHLS ở lớp 12 THPT để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biệnpháp đề xuất trong luận án Từ kết quả thực nghiệm và thử nghiệm, luận án sẽ đánhgiá và rút ra nhận xét
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm thống kê và xử lí dữ
liệu thu thập từ việc khảo sát, TNSP, thử nghiệm sư phạm và các số liệu thống kêkhác Kết quả này sẽ được SD để đưa ra nhận định và đánh giá KH về quá trìnhnghiên cứu
5 Giả thuyết khoa học
Việc XD và SD hồ sơ DS các NKH Việt Nam có vai trò, ý nghĩa quan trọng
trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT Nếu XD được hồ sơ DS các NKH Việt Nam
trong DHLS dân tộc lớp 12, xác định được những nội dung LS cần SD hồ sơ DS và
đề xuất được các biện pháp SD phù hợp với điều kiện DH ở trường phổ thông thì sẽ
góp phần nâng cao chất lượng môn LS, hoàn thành mục tiêu DH
6 Đóng góp của luận án
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có bốn đóng góp cơ bản sau đây:
Thứ nhất, xác lập được cơ sở lí luận (có tính hệ thống) về việc XD và SD hồ
sơ DS các NKH Việt Nam trong DHLS dân tộc ở trường THPT
Thứ hai, đánh giá đúng thực tiễn về việc XD và SD hồ sơ DS nói chung và
hồ sơ DS các NKH Việt Nam nói riêng trong DHLS dân tộc thông qua điều tra,khảo sát GV và HS ở trường THPT
Thứ ba, xây dựng được hệ thống “Hồ sơ DS các NKH Việt Nam” (gồm 12
NKH) trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT Đây là nguồn học liệu bổ ích, mang tínhtrực quan hỗ trợ cho GV trong DHLS dân tộc (Chương trình GDPT môn LS năm
2006 và 2022) Các dữ liệu trong “Hồ sơ DS các NKH Việt Nam” được số hóa đưa
lên website https:// www.dsnkh.com để thuận tiện cho GV và HS truy cập, khai thácphục vụ DHLS Việt Nam lớp 12 THPT
Thứ tư, đề xuất được bốn nhóm biện pháp SD “Hồ sơ DS các NKH Việt Nam”
Trang 17(đã được XD ở Chương 3) theo hướng phát triển NL học sinh Những biện pháp luận
án đề xuất đều được kiểm chứng qua TNSP (Chương trình GDPT môn LS năm 2006)
và thử nghiệm sư phạm (Chương trình GDPT môn LS năm 2022)
7 Ý nghĩa của luận án
8 Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận
án được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chương 2: Vấn đề XD và SD hồ sơ DS các NKH Việt Nam trong DHLS
dân tộc ở trường phổ thông - Lí luận và thực tiễn
Chương 3: Phương pháp XD và nội dung cơ bản của “Hồ sơ DS các NKH
Việt Nam” trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT
Chương 4: Biện pháp SD “Hồ sơ DS các NKH Việt Nam” trong DHLS dân
tộc ở lớp 12 THPT Thực nghiệm và thử nghiệm sư phạm
Trang 18Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Để làm rõ các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, chúng tôi đã tiếp
cận hai hướng chính: 1- Công trình nghiên cứu liên quan đến DS và DS các NKH
Việt Nam, 2- Công trình nghiên cứu liên quan đến việc XD và SD hồ sơ DS các NKH Việt Nam trong giảng dạy LS dân tộc ở trường phổ thông Thông qua việc
khảo cứu các công trình liên quan đến đề tài này trên thế giới và trong nước, chúngtôi sẽ phân tích và đánh giá kết quả của những nghiên cứu đã được công bố
1.1 Những nghiên cứu về di sản và di sản các nhà khoa học nói chung
1.1.1 Trên thế giới
1.1.1.1 Những nghiên cứu về di sản
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ II (1945), đứng trước nguy cơ hủy diệt củacác DS, Tổ chức Giáo dục, KH và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã thúcđẩy nhiều hoạt động bảo vệ DS với các chiến dịch đặc biệt và dự thảo các công ướcquốc tế, khuyến nghị bảo vệ DS của nhân loại
Năm 1972, Đại hội đồng UNESCO thông qua Công ước bảo vệ DS văn hóa
và thiên nhiên thế giới Công ước đưa ra định nghĩa “DS văn hóa” gồm các di tích,
công trình XD, các di chỉ; “DS thiên nhiên” là các kiến tạo vật lí hay sinh học, địachất, địa lí hoặc các di chỉ thiên nhiên có giá trị nổi bật toàn cầu [104;3] Các quốcgia tham gia Công ước tự nhận trách nhiệm bảo vệ, bảo tồn và giới thiệu các DStrên đất nước mình, đồng thời thiết lập một hệ thống hợp tác và hỗ trợ quốc tế nhằmgiúp các quốc gia thành viên trong nỗ lực bảo tồn và xác định DS Với sự tham giacủa hầu hết các nước trên thế giới, Công ước này trở thành công cụ pháp lí quốc tếhàng đầu của thế giới trong lĩnh vực bảo tồn DS
Năm 1992, UNESCO khởi xướng Chương trình Kí ức thế giới nhằm ghi
nhận những DS tài liệu có giá trị, mang tầm quan trọng cấp quốc tế, khu vực vàquốc gia, đồng thời hướng sự chú ý của thế giới tới việc gìn giữ các sưu tập tài liệu
quý hiếm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn Đối tượng mà Chương trình
Kí ức thế
Trang 19giới hướng tới là toàn bộ DS tài liệu trên các vật mang tin khác nhau thuộc sở hữu
của cá nhân hay tập thể, cơ quan, tổ chức…, có giá trị và mang ý nghĩa LS, có tácđộng, ảnh hưởng ở trong nước, khu vực và trên thế giới3 Tuy không đề cập đến DScác NKH nhưng chương trình này đã đưa ra những gợi ý cho tác giả về loại hình DS
tư liệu và kí ức cần lưu giữ, bảo tồn
Tiếp đó, vào năm 2003, UNESCO đã thông qua Công ước về bảo tồn văn
hóa phi vật thể Công ước định nghĩa DS văn hóa phi vật thể bao gồm các tập quán,
hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kĩ năng và cả những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác
và các không gian văn hóa có liên quan [105; 3-4] Kết hợp cùng Công ước năm
1972 và nội dung của Chương trình Kí ức thế giới, Công ước năm 2003 của
UNESCO đã hoàn thiện hơn quan niệm, phạm vi của DS văn hóa và DS thiên nhiêntrên thế giới Đó là những văn bản cơ bản thể hiện nhận thức về DS trên thế giới vàmang tính phổ quát toàn cầu, giúp tác giả hiểu rõ về DS và là nền tảng để đưa raquan niệm về DS các NKH Việt Nam
Từ kinh nghiệm hàng chục năm nghiên cứu và giảng dạy về DS ở Đại học
Plymouth (Anh), Peter Howard trong cuốn Heritage: Management,
Interpretation, Identity (Di sản: quản lí, diễn giải, nhận dạng, Nhà xuất bản (Nxb)
Continuum London, New York, 2003) quan niệm DS là tất cả những gì con ngườimuốn giữ lại Di sản gồm 7 lĩnh vực: các di tích, con người, các hoạt động, đồ tạo
tác, tượng đài, cảnh quan và thiên nhiên [131;93] Trong đó, “di sản của con người
là gốc rễ của tất cả các giá trị DS” [131; 94] Theo ông, con người được lưu giữ DS
có thể là anh hùng dân tộc, thần thánh hoặc những người nổi tiếng Đây là luận cứquan trọng để tác giả tham khảo và phát triển ý tưởng DS các NKH Việt Nam
Laurajane Smith trong cuốn Use of heritage (SD di sản, Nxb Routledge,
London & New York, 2006) cho rằng DS là một quá trình văn hóa với sự tham giacủa các chủ thể văn hóa vào việc truyền tải kinh nghiệm cho hiện tại thông qua kí
ức [126;45] Từ dự án nghiên cứu LS những người phụ nữ Waanyi ở BắcQueensland (Australia), Laurajane khẳng định DS không phải bản thân hiện vật, di
3 https://en.unesco.org/programme/mow
Trang 20tích, mà cách SD hiện vật hay di tích ấy mới khiến chúng thành DS [126; 46] Quanniệm này giúp nghiên cứu sinh định hướng trong việc tập trung vào DS thông quacâu chuyện ẩn chứa sau từng hiện vật, tài liệu của NKH Việt Nam
Trong cuốn Heritage: Critical approaches (Di sản: tiếp cận phê phán, Nxb
Routlege, 2013), Rodney Harrison khẳng định chúng ta đang sống trong thời đại mà
DS được sản sinh và tồn tại ở khắp nơi Ông quan niệm DS là tất cả, từ các côngtrình XD đến phong cách nấu ăn, những bài hát, đến những gì thuộc về con người
cá nhân, dân tộc hay tôn giáo [130; 14] Ông nhấn mạnh: DS không phải là cái gì đóchúng ta thụ động tiếp nhận từ tổ tiên, mà đó là những gì chúng ta thụ hưởng hômnay và hy vọng con cháu chúng ta sẽ được tiếp cận trong tương lai [130; 207] Ýtưởng này không chỉ gợi mở vai trò của DS với tư cách là cầu nối giữa quá khứ,hiện tại và tương lai mà còn biểu hiện giá trị của DS cho việc giáo dục, truyền cảmhứng cho các thế hệ sau
Trong cuốn Các khái niệm cơ bản về Bảo tàng học của Andre Aesvallées và
Francois Mairesses, Nguyễn Thị Lan Hương dịch (Nxb Văn học, 2021), mục
“Heritage” (Di sản) giới thiệu định nghĩa về DS và LS phát triển của quan niệm này
từ thời Cách mạng Pháp 1789 đến khi xuất hiện Công ước về DS của UNESCOnăm 2003 Các tác giả cho rằng DS là lĩnh vực đang ngày càng trở nên phức tạp với
sự xuất hiện của những khái niệm mới [22; 38] Mặc dù những khái niệm mới chưanhắc tới DS nhà KH nhưng cuốn sách cơ bản giúp nghiên cứu sinh hiểu về quanniệm DS và xu hướng biến đổi, phát triển của DS
Như vậy, những tài liệu đã công bố về DS của UNESCO và các nhà nghiêncứu đã làm rõ quan niệm DS và quá trình hình thành DS, các loại hình DS Nhữngnghiên cứu này là nền tảng để chúng tôi tiếp cận quan niệm về DS các NKH ViệtNam và khai thác học liệu DS này phục vụ cho việc DHLS
1.1.1.2 Những nghiên cứu về di sản các nhà khoa học
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằng trênthế giới đã có một số nghiên cứu liên quan đến DS các NKH nói chung và DS cácNKH Việt Nam nói riêng
Trang 21* Những nghiên cứu về di sản các nhà khoa học nói chung
Với bề dày LS khoa học thế giới từ thời Hy Lạp cổ đại, đã có nhiều công trìnhgiới thiệu cuộc đời, sự nghiệp, thành tựu KH của các NKH vĩ đại Hàng loạt các cuốn
sách viết về các NKH như Edison - A biography (Edison – Một cuộc đời) của Matthew Josephson (1992), Isaac Newton: the scientist who changed everything (Isaac Newton: NKH đã làm thay đổi tất cả) của Philip Steele (2007), Eistein – his life and
universe (Eistein – cuộc đời và vũ trụ) của Walter Isaacson (2008), Feynman and his physics (Feynman và vật lí) của Jorg Resag (Nxb Springer, 2018), The science and Technology of Marie Curie (KH và kĩ thuật của Marie Curie) của Julie Knutson,
Michelle Simpson (2021),… Đáng chú ý, cuốn sách Eistein – his life and universe đã
được dịch sang tiếng Việt và phát hành ở Việt Nam năm 2021 Trên cơ sở thu thậphàng trăm tài liệu từ thư từ, nhật kí đến phỏng vấn kí ức, ảnh tư liệu… của nhà Chủtịch Hồ Chí Minh học đa tài, Walter Isaacson đã viết câu chuyện cuộc đời và đónggóp một cách hấp dẫn người đọc Cách khai thác tư liệu và kể chuyện trong cuốn sáchgợi mở cho nghiên cứu sinh nhiều ý tưởng để sưu tầm, giới thiệu về DS các NKH ViệtNam
Nghiên cứu về LS khoa học, J.A Bennett trong bài viết Museum and the
establishment of the history of science at Oxford and Cambridge (Bảo tàng và sự ra
đời của LS khoa học ở các trường Đại học Oxford và Cambridge, The British Journalfor the History of Science, 1997) đã giới thiệu sự thành lập của Bảo tàng LS khoa họctại Oxford dựa vào các bộ sưu tập dụng cụ nghiên cứu KH của các giáo sư trongtrường Có thể thấy, đây là một xu hướng bảo tồn DS của NKH ở các nước phát triển
Trong The history of science through academic collections (LS khoa học qua
các bộ sưu tập học thuật, ICOM study Series, 2003), Liba Taub khẳng định DS họcthuật là một nguồn thông tin chính trong LS của KH [127;16] Đó là sưu tập các tàiliệu viết, dụng cụ KH, thiết bị thí nghiệm, mô hình giảng dạy hay mẫu vật thuộcnhiều loại khác nhau,… ở các trường đại học Còn Sebastien Soubiran trong bài
What makes scientific communities think the preservation of their heritage is important? (Những gì khiến cộng đồng KH nghĩ việc bảo tồn di sản của họ quan
trọng?, UMAC Journal, 2008) đã phân tích xu hướng mở rộng mối quan tâm với disản KH trong trường đại học, thông qua LS 30 năm phát triển của Đại học LouisPasteur (Strasbourg, Pháp) [133; 3]
Trang 22Trong xu thế phát triển của bảo tàng KH tại trường đại học, Lourenco và
Wilson với bài viết Scientific heritage: reflections on it nature and new approaches
to preservation, study and access (Di sản KH: suy ngẫm về bản chất và phương
pháp mới trong bảo tồn, nghiên cứu và tiếp cận, Studies in History and Philosophy
of science Journal, 2013) đã phân tích quan niệm về DS KH và những giải pháp bảotồn DS KH thông qua trường hợp cụ thể tại Đại học Lisbon và Cambridge (Anh).Các tác giả khẳng định từ nửa sau thế kỉ XX khái niệm DS nói chung và DS vănhóa nói riêng đã thay đổi đáng kể Đáng chú ý là gần đây, thay đổi đó đi kèm với sựxuất hiện những DS mới (ví dụ: tự nhiên, công nghiệp, công nghệ, hàng không) Disản KH có thể được coi là một trong những loại DS mới này [129; 751]
Những nghiên cứu về LS KH thông qua các dụng cụ nghiên cứu hay tư liệucủa NKH kể trên là thông tin tham khảo quý giá, giúp nghiên cứu sinh định hình vềvai trò và vị trí của DS các NKH Việt Nam trong dòng chảy LS KH nói riêng, LSViệt Nam nói chung
* Nghiên cứu về di sản các nhà khoa học Việt Nam
Theo khảo sát tư liệu, các tác giả trên thế giới viết về DS các NKH Việt Namchưa nhiều
Có thể thấy, thế giới biết đến KH Việt Nam và các nhà toán học Việt Nam
thông qua bài viết Mathematical life in the Democratic republic of Vietnam (Đời
sống toán học ở nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (VNDCCH)) của AlexandreGrothendieck từ năm 1967 Thông qua những điều mắt thấy, tai nghe khi sang ViệtNam tiếp xúc với các nhà toán học, bài viết này là một tư liệu hữu ích cho nghiêncứu sinh tham khảo để biết về đời sống, hoạt động của các nhà toán học Việt Namnhư GS Hoàng Tụy, GS Tạ Quang Bửu… trong những năm 1960-1970 [136]
Năm 1989, Neal Koblitz thực hiện bài phỏng vấn với GS Hoàng Tụy và đăng
trên Người đưa tin toán học, số 3 năm 1990 Sau đó, bài phỏng vấn được dịch và in trong cuốn “GS, Tiến sĩ (TS) Hoàng Tụy: Sỹ phu thời nay” (Nxb Tri thức, 2007).
Bài viết này không chỉ gợi mở cho nghiên cứu sinh cách khai thác thông tin kí ứcthông qua phỏng vấn NKH mà còn là tài liệu tham khảo để XD thông tin về mộtNKH cụ thể
Trang 23Một số nhà nghiên cứu người Việt ở Pháp đã công bố một số công trình liên
quan đến trí thức Trịnh Văn Thảo trong cuốn sách Ba thế hệ trí thức người Việt
(1862-1954): Nghiên cứu LS xã hội [97] (Nxb Tri thức, 2020) đã khảo sát hành
trạng xã hội của 222 trí thức Việt Nam trong suốt giai đoạn từ năm 1862-1954,trong đó có 15 NKH Đây là một công trình nghiên cứu liên ngành đặc sắc về tríthức Việt Nam trong giai đoạn đầy biến động cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX Bứctranh tổng thể về ba thế hệ trí thức người Việt4 đã được tác giả khắc họa rõ nét vớinhững sự phân hóa sâu sắc trong bối cảnh LS cụ thể
Nguyễn Phương Ngọc (Đại học Aix-en-Provence, Pháp) trong luận án À
l’origine de l’anthropologie au Vietnam (Tìm về cội nguồn nhân học ở Việt Nam,
2004) đã nghiên cứu thế hệ các trí thức Việt Nam trong lĩnh vực nhân học, dân tộchọc đầu thế kỉ XX thông qua cuộc đời và các tác phẩm xuất bản của họ [135] Một
luận án khác, L’école française au Vietnam de 1945 à 1975 De la mission
civilisatrice à la diplomatie culturelle (Trường Pháp ở Việt Nam (1945-1975): từ sứ
mạng khai hóa đến ngoại giao văn hóa) của Nguyễn Thụy Phương (2013) đã thựchiện hàng loạt các phỏng vấn hồi ức của nhân vật, trong đó có một số NKH vàngười thân của họ [144]
Susan Bayly trong bài viết Vietnamese intellectuals in revolutionary and
postcolonial times (Những nhà trí thức Việt Nam trong thời kì cách mạng và hậu
thuộc địa, Tạp chí Nhân học, 2004) đã phân tích một số câu chuyện kể của các tríthức, NKH Việt Nam về ảnh hưởng của giáo dục Pháp, Liên Xô đến họ [132] Tuyvậy, những nghiên cứu kể trên mới tập trung chủ yếu ở một số trí thức, NKH đểphục vụ cho nghiên cứu LS và nhân học chứ không có mục tiêu liên kết hoặc khaithác trong DHLS
Nhìn chung, việc nghiên cứu về DS các NKH và DS các NKH Việt Nam,nhận thấy vai trò của nguồn DS này với LS khoa học đã được một số nhà nghiêncứu quan tâm DS các NKH được coi như một dạng vật chứng cho quá trình nghiêncứu của họ và đồng thời phản ánh sự phát triển của ngành KH mà họ đóng góp
4 GS Trịnh Văn Thảo phân chia thành 3 thế hệ: thế hệ năm 1862 - trí thức cổ điển; thế hệ năm 1907 - trí thức giữa hai thế giới và thế hệ năm 1925 - trí thức Âu hóa.
Trang 241.1.2 Ở Việt Nam
1.1.2.1 Những nghiên cứu về di sản
* Những sắc lệnh, văn bản của Nhà nước về di sản
Nghiên cứu về DS là một chủ đề lớn được quan tâm và có nhiều công trìnhnghiên cứu ở trong nước Ngay sau Cách mạng tháng Tám (1945), nhận thấy giá trịcủa nền văn hóa dân tộc luôn gắn bó với sự hình thành và phát triển của đất nước,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh số 65 (ngày 23-11-1945) về việc bảo tồn DS Người nhấn mạnh “việc bảo tồn cổ tích là việc rất cần trong công cuộc kiến thiết
nước Việt Nam” [3;120] Tại điều 1 của Nghị định 519/TTg năm 1957 của Hội đồng
Chính phủ nhấn mạnh tất cả những bất động sản và động sản, những danh lam thắngcảnh ở trên lãnh thổ Việt Nam đều có giá trị LS hay nghệ thuật [143] Những vănbản này cho thấy rõ việc coi trọng DS và giá trị của DS trong công cuộc XD và pháttriển đất nước
Trong Luật Di sản văn hóa ban hành năm 2013, với tổng cộng 7 chương và
74 điều, đã định nghĩa về DS văn hóa dưới hai dạng chính: DS văn hóa vật thể và
DS văn hóa phi vật thể, đồng thời quy định các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ vàphát huy giá trị của DS dân tộc Theo quy định này, DS văn hóa vật thể bao gồmcác sản phẩm vật chất có giá trị LS, văn hóa, KH như di tích LS, di tích văn hóa,danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, và bảo vật quốc gia Trong khi đó, DS văn hóaphi vật thể là các sản phẩm tinh thần được lưu giữ thông qua trí nhớ, chữ viết,truyền miệng, truyền nghề hoặc trình diễn, cùng với các hình thức khác để bảo tồn
và truyền tải giá trị văn hóa [90]
Luật Di sản văn hóa tuân theo các quy định của Công ước quốc tế về DS
năm 1972, 2003 và đã tạo ra cơ sở pháp lí cho việc bảo vệ, phát huy DS ở Việt Nam.Văn bản này là định hướng để chúng tôi tiếp cận với quan niệm về DS và DS cácNKH Việt Nam
* Giáo trình, chuyên khảo và sách tham khảo
Trong cuốn Di sản văn hóa Việt Nam - Bản sắc và những vấn đề về quản lí,
bảo tồn của Nguyễn Thịnh (Nxb XD, 2012) có 6 phần, đề cập đến vấn đề bảo tồn và
phát huy DS văn hóa, chức năng, phân loại và quản lí DS văn hóa Đây là các cuốn
Trang 25sách mang tính tổng hợp như giáo trình để hiểu về DS và DS văn hóa, đưa ra nhiềugợi ý cho nghiên cứu sinh về quan niệm DS [98]
Bằng kinh nghiệm hơn 50 năm làm công tác bảo tồn bảo tàng, Phạm Mai
Hùng đã tổng hợp những nghiên cứu về di sản văn hóa trong cuốn Tiếp cận DS văn
hóa Việt Nam từ một số góc nhìn (Nxb Thế giới, 2021) Trong đó, bài viết Bảo vệ
và phát huy DS: thực trạng và nghịch lí đã phân tích nhận thức về DS cũng như
thành quả bảo tồn DS ở Việt Nam trong gần 60 năm qua Ông nêu vấn đề “DS văn
hóa là cốt lõi của văn hóa – là thứ tài sản không thể tái sinh, cũng không thể thay thế nhưng lại rất dễ bị biến dạng do tác động của các yếu tố nội và ngoại cảnh”
[40; 626] Do đó, những người làm công tác sử học, những người yêu mến sử họccần có trách nhiệm đưa ra những giải pháp thiết thực, có tính khả thi góp phần giữgìn và phát huy tốt các giá trị DS Công trình này giúp hiểu hơn giá trị của DS vàtrách nhiệm của những người gìn giữ DS
* Các bài viết đăng trên tạp chí, hội thảo khoa học
Một số bài viết ở các tạp chí KH và hội thảo hội nghị đề cập về vấn đề bảo
tồn và phát huy giá trị DS văn hóa Trong bài Bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật
thể của Ngô Đức Thịnh trên Tạp chí Cộng sản (2007), ông khẳng định rằng văn hóa
phi vật thể không chỉ mạnh mẽ mà còn mong manh, dễ bị tổn thương Do đó, ông đềxuất nhà nước thông qua các cấp chính quyền và các tổ chức khác nhau giữ vai tròquan trọng trong nhiệm vụ bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể của dân tộc [99]
Trong bài Cách mạng 4.0 và vấn đề bảo tồn DS văn hóa dân tộc của Nguyễn
Mạnh Cường trên Tạp chí Du lịch (2018), ông chỉ ra rằng cần chú trọng vào bảo tồn,
kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống và cách mạng, bao gồm cả văn hóavật thể và phi vật thể Ông nhấn mạnh về sự ảnh hưởng mạnh mẽ và toàn diện củacuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trong xã hội Việt Nam [19]
Tóm lại, các văn bản của nhà nước, sách chuyên khảo hay nhiều bài viết trêntạp chí đều thừa nhận vai trò, giá trị to lớn của DS và sự cần thiết bảo tồn DS, nhất
là trong thời đại công nghệ và toàn cầu hóa Mặc dù chưa đề cập tới DS các NKHViệt Nam nhưng đây là những tài liệu cho thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứusâu về DS nói chung, DS các NKH Việt Nam nói riêng
Trang 261.1.2.2 Những nghiên cứu về di sản các nhà khoa học Việt Nam
* Sách chuyên khảo và tham khảo
Ở nước ta, với truyền thống tôn trọng danh nhân, các nhà hoạt động chính trị,cách mạng, quân sự, nhà văn, nhà thơ… nổi tiếng được giới thiệu và tôn vinh khánhiều Các NKH Việt Nam cũng không phải ngoại lệ
Một loạt sách phổ thông giới thiệu về tiểu sử và cuộc đời của các NKH đã
được ra đời, có thể kể đến bộ sách Danh nhân KH Việt Nam của Lê Minh Quốc (Nxb Trẻ, 1998), Giáo sư (GS) Việt Nam (Nxb KH xã hội, 2004), Ba NKH kiệt xuất (Nxb Lao động, 2006), Phó Giáo sư Việt Nam (Nxb KH xã hội, 2007), Tấm gương người
làm KH (Nxb Văn hóa Thông tin, 2013), Những gương mặt giáo sư Việt Nam tài năng trí tuệ nhân cách (Nxb Thanh niên, 2017), 100 giáo sư Việt Nam trọn đời cống hiến
(Nxb Hồng Đức, 2018), Rạng danh tài trí Việt năm châu (Nxb Thế giới, 2019)…
Những cuốn sách này giới thiệu đóng góp, quá trình hoạt động của từng NKH ở nhiềulĩnh vực, là kênh thông tin tham khảo cho việc khai thác, XD hồ sơ di sản
Từ những năm 1990 trở lại đây, sách tập hợp bài viết về chân dung NKH còn
được xuất bản theo đơn vị trường, viện, chuyên ngành như Những NKH ngành Y
-chân lí và những điều giản đơn (6 tập, Nxb Văn hóa Thông tin, 2014), Chân dung nhà giáo, NKH tiêu biểu 1945-2015 của trường Đại học KH xã hội và nhân văn –
Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội (2015), nhóm giải thưởng như Giải thưởng Hồ
Chí Minh về KH công nghệ (Nxb KH và kĩ thuật, 2019), Giải thưởng KH Kovalepskaia (Nxb Phụ nữ, 2017)… Có thể thấy thông tin về tiểu sử các NKH khá
đa dạng, phong phú, gợi mở các dữ liệu cho DS các NKH Việt Nam cần thu thập vềhoạt động, đóng góp, công trình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu các nguồn tài liệu, chúng tôi được tiếp cận thôngtin về NKH trên nhiều lĩnh vực từ y tế, giáo dục, kinh tế, quân sự… Liên hiệp các
Hội UNESCO Việt Nam đã thực hiện seri sách, gồm: Typical face of global
intergration - Gương mặt tiêu biểu hội nhập toàn cầu (2018), Những NKH Việt Nam tiêu biểu - Chia sẻ tri thức, thắp sáng tài năng (2018), Chân dung 100 nhân vật vì sự nghiệp phát triển ASEAN (2021) cùng ấn hành tại Nxb Thanh niên Ba
cuốn sách giới thiệu những câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp, tiểu sử cá nhân,
Trang 27những công trình KH tiêu biểu, những bài học kinh nghiệm, dấu ấn khó quên của các NKH Việt Nam
Loạt sách viết về chân dung và cuộc đời sự nghiệp của từng NKH được phát
triển mạnh như Giáo sư Ngụy Như Kontum (Nxb ĐHQG Hà Nội, 2013), GS Tôn
Thất Tùng - người thầy thuốc mẫu mực của nhân dân (Nxb Chính trị quốc gia,
2013), Đặng Văn Ngữ - Một trí tuệ Việt Nam (Nxb Chính trị quốc gia, 2014), Giáo
sư Hoàng Xuân Nhị (Nxb ĐHQG Hà Nội, 2015), GS Nguyễn Văn Huyên – cuộc đời
và sự nghiệp (Nxb Chính trị quốc gia, 2015), GS Tạ Quang Bửu – NKH tài năng uyên Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nxb Chính trị quốc gia, 2015), GS Trần Đại Nghĩa – nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh học Việt Minh (Nxb Trẻ, 2015),… Thậm chí hình thành
những cây bút chuyên nghiệp, chuyên gặp gỡ các NKH và viết về họ như Trần
Giữu, Hàm Châu Năm 2014, cuốn sách Trí thức tinh hoa Việt Nam đương đại: Một
số chân dung (Nxb Trẻ) của nhà báo Hàm Châu giới thiệu 56 chân dung NKH [14],
đã cung cấp dữ liệu khá phong phú và đa dạng thông tin về các NKH Đặc biệt,Hàm Châu có quá trình gặp gỡ, phỏng vấn theo đuổi các NKH trong suốt nhiều nămnên viết qua cảm nhận, có các câu chuyện và trích dẫn một số câu nói ấn tượng củaNKH Các công trình này đã cung cấp một bức tranh đa dạng về thông tin, tư liệu
về cuộc đời, sự nghiệp, đóng góp của nhiều NKH tên tuổi ở Việt Nam
Loại sách hồi kí của NKH thông qua những câu chuyện kể của họ thể hiện
cách nhìn LS, DS đã được xuất bản Đó là Đường vào KH của tôi của GS Tôn Thất Tùng, Hồi kí Trần Văn Khê (5 tập), Tây Nguyên ngày ấy (GS Lê Cao Đài), Hồi kí
Trần Huy Liệu, Hồi kí Đặng Thai Mai, Nhớ nghĩ chiều hôm (GS Đào Duy Anh),…
Dù mang đậm tính cá nhân và chủ quan do nhân vật tự kể về cuộc đời, hoạt động,suy nghĩ, trăn trở nhưng các hồi kí này cũng là một nguồn sử liệu hữu ích để thamkhảo khi XD hồ sơ thông tin về các NKH Việt Nam
Năm 2005, cuộc trưng bày đầu tiên về cá nhân một NKH - Nguyễn Đức TừChi5, đã thu hút sự quan tâm đông đảo từ công chúng và mở ra một hướng nghiêncứu và giới thiệu về DS các NKH Tuy nhiên, việc nghiên cứu về DS các NKH Việt
5 Nguyễn Đức Từ Chi (1925-1995) là nhà dân tộc học hàng đầu Việt Nam chuyên nghiên cứu về người Mường Trưng bày do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thực hiện.
Trang 28Nam chỉ được tiến hành một cách cơ bản và tập trung bắt đầu từ năm 2008 với sựthành lập, hoạt động của Trung tâm DS các NKH Việt Nam (TTDS)
Để phát huy DS các NKH và quảng bá với công chúng, từ năm 2011 đến
nay, đội ngũ nghiên cứu viên của TTDS đã viết và xuất bản hai bộ sách Những câu
chuyện hiện vật (5 tập, Nxb Thế giới) và Di sản kí ức của NKH (8 tập, Nxb Thế
giới) Hai bộ sách này bao gồm 436 bài viết kí ức và 146 câu chuyện từ những tàiliệu, hiện vật của các NKH [43],[44] Mỗi bài viết là một câu chuyện về quá trìnhhọc tập, lập thân, lập nghiệp hoặc con đường đến với KH, trăn trở và tâm huyết củaNKH trong cuộc đời, sự nghiệp nghiên cứu, đào tạo cũng như phục vụ công cuộc
XD và bảo vệ Tổ quốc của họ Tuy chưa có mối liên kết với chương trình DH môn
LS, nhưng những bài viết này là tư liệu tham khảo quan trọng để hiểu về các NKHViệt Nam
* Các bài viết đăng trên tạp chí, hội thảo khoa học
Năm 2010, Nguyễn Văn Huy cùng Phạm Kim Ngân trong bài viết Hướng
đến một bảo tàng KH và kĩ thuật tại Hà Nội ở thập kỉ thứ hai của thế kỉ XXI đã giới
thiệu hệ thống bảo tàng KH trên thế giới và từ thực tế hoạt động của TTDS6, đưa ramột số ý tưởng bước đầu liên quan việc tổ chức một bảo tàng KH phục vụ cho việchọc tập, nghiên cứu của các tầng lớp HS, sinh viên và thế hệ trẻ ở Hà Nội cũng nhưtrong cả nước [42] Đây là những gợi ý ban đầu cho loại hình bảo tàng KH đầu tiên
ở Việt Nam
Năm 2021, tham gia Hội nghị toàn quốc lần thứ ba hệ thống Bảo tàng Thiênnhiên Việt Nam, hai tác giả Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Thanh Hóa từ TTDS đã giới
thiệu Vài ý tưởng XD bảo tàng về KH và các NKH Việt Nam Bài viết đã phân tích
nhu cầu cần có một bảo tàng về các NKH Việt Nam Đồng thời nhấn mạnh bảo tàng
ấy sẽ là nơi trưng bày thành tựu KH của Việt Nam qua các giai đoạn cũng như kểchuyện làm KH, vượt khó và thành công của họ để tạo động lực, truyền cảm hứngcho các bạn trẻ, đặc biệt là HS, sinh viên Hình dung rõ hơn về bảo tàng, các tác giả
đã đề xuất một số nội dung về quan niệm, thông điệp, cách tiếp cận, phương phápthực hiện và các chất liệu trong trưng bày của bảo tàng này [45] Ý tưởng thực hiện
6 Lúc bấy giờ có tên là Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn Di sản Tiến sĩ Việt Nam.
Trang 29để lan tỏa giá trị giáo dục cho HS trong DHLS ở trường phổ thông thì vẫn còn làmột bài toán bỏ ngỏ.
1.2 Những nghiên cứu về xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong DHLS ở trường phổ thông
1.2.1 Trên thế giới
1.2.1.1 Những nghiên cứu về xây dựng và sử dụng di sản trong giáo dục nói chung
Về việc sử dụng DS nói riêng và tư liệu nói chung trong việc DH để làmphong phú kinh nghiệm cho HS đã được các nhà giáo dục học và giáo dục LS đềcập nhiều
Từ năm 1938, triết gia John Dewey đã đề cao vai trò của trải nghiệm trong
việc hình thành kiến thức cho trẻ em Trong cuốn Kinh nghiệm và giáo dục, (Nxb Trẻ, 2012), ông khẳng định “Chỉ quan sát thôi là không đủ Chúng ta còn phải hiểu
được ý nghĩa của điều mình nhìn thấy, nghe thấy và chạm vào” [21;115] và “Học tập phải gắn liền với những điều kiện của kinh nghiệm và phải đánh thức sự tìm kiếm tích cực thông tin và ý tưởng mới mẻ” [21;134] Triết lí giáo dục từ kinh
nghiệm này tạo ý niệm về hoạt động tương tác, tìm hiểu LS thông qua hoạt động vàlàm việc của HS với các tư liệu của NKH trong bảo tàng hoặc học tập trên lớp
Trong lĩnh vực giáo dục học, M.N Sacđacôp đã bàn về vai trò quan trọng
của biểu tượng LS và nhân vật LS trong việc hiểu và nhận thức về LS trong cuốn Tư
duy HS (Nxb Giáo dục, 1982) [93] Ông nhấn mạnh biểu tượng LS đóng vai trò
quan trọng trong quá trình tư duy và hiểu biết LS và chúng có thể được SD để tạo ratrải nghiệm trực quan cho HS Ông đã đề xuất tăng cường nhận thức trực quan trongquá trình DH bằng cách tổ chức các hoạt động tham quan di tích LS và DS văn hóa.Cuốn sách này gợi ý cho nghiên cứu sinh vai trò của tạo biểu tượng về các nhânvật LS,
Trang 30trong đó có các NKH liên quan trực tiếp đến các sự kiện LS cơ bản trong chươngtrình học tập
N.V Savin trong Giáo dục học (Tập 1, Nxb Giáo dục, 1983) cũng đề cập
đến việc tham quan như một phần quan trọng của quá trình giáo dục Ông chỉ rarằng tham quan có thể xảy ra ở nhiều địa điểm khác nhau như xí nghiệp, trang trại,bảo tàng và nó giúp HS trải nghiệm thực tế và trực quan, từ đó cải thiện việc hiểubiết và học hỏi [94] Như vậy có thể thấy rõ vai trò to lớn của các hoạt động trảinghiệm, tương tác, tham quan, kể cả tham quan DS đến phát triển nhận thức cho HStrong quá trình học tập
Trong cuốn Learning from museum (Học từ bảo tàng, Nxb Altamira, 2002),
John H Falk và Lynn D Dierking phân tích những trải nghiệm học tập theo dòngchảy không chỉ là trải nghiệm tinh thần mà còn là sự tham gia đầy đủ của tất cả cácgiác quan Bảo tàng là môi trường học tập, trải nghiệm mang đến nhiều điều mới
mẻ cho du khách và xu hướng trong xã hội học tập, số lượng người đến bảo tàng ở
Mỹ ngày càng tăng lên [125]
Về việc đưa DS vào trường học, nhận thấy tầm quan trọng phải trao truyền
DS cho thế hệ trẻ, UNESCO đã khởi xướng Chương trình giáo dục DS thế giới
(World Heritage Education Program) từ năm 1994 Đến năm 2000, giáo dục DS đãđược giới thiệu trong hơn 300 trường phổ thông ở 90 nước châu Âu, các nước nói
tiếng Anh ở châu Phi và châu Á - Thái Bình Dương Bộ tài liệu dành cho GV Di
sản thế giới trong tay thế hệ trẻ (Nhiều tác giả, 2001) do UNESCO phối hợp thực
hiện ra đời tạo nên một phong trào mạnh mẽ ở nhiều nước để đưa DS vào trườnghọc Bộ tài liệu này được phát hành bằng khoảng 40 thứ tiếng bao gồm tiếng Ả rập,Trung Quốc, Anh, Pháp và Tây Ban Nha… [102] Bộ tài liệu dùng cho GV ở khắpthế giới có điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn hoặc đầy đủ, ở tất cả các môn học,giảng dạy cho HS tuổi từ 12 đến 18 Đây là một cơ sở quan trọng, tuy mới chỉ đềcập đến các DS thế giới, chủ yếu là DS thiên nhiên, nhưng đã đưa ra nhiều gợi ý,hướng dẫn cho GV về hình thức, phương pháp tổ chức DH như việc áp dụng câuchuyện kể, đóng vai, tham quan,… khi SD di sản NKH Việt Nam
Tương tự như cuốn Di sản thế giới trong tay thế hệ trẻ, một cẩm nang hướng
Trang 31dẫn cho GV và HS của 8 nước vùng Ả Rập được ICCROM7 biên soạn, xuất bản
năm 2006 mang tên Introducing young people to the protection of heritage sites and
historic cities – a practical guide for school teacher in the Arab region (Tạo cơ hội
cho các bạn trẻ hiểu về bảo vệ di tích và những thành phố LS - Hướng dẫn thựchành cho GV tại Ả Rập) Với nội dung hướng dẫn chi tiết gồm ba phần: hướng dẫncho GV, kiến thức cơ bản cần nắm và gợi ý hoạt động cho HS, tài liệu này cung cấpthêm ý tưởng để nghiên cứu sinh tham khảo áp dụng với DS các NKH Việt Nam
1.2.1.2 Những nghiên cứu về xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học trong dạy học
* Trong dạy học nói chung
Cho đến thời điểm hoàn thành luận án, chưa có một công trình nghiên cứuđầy đủ và hoàn chỉnh về việc XD hồ sơ DS các NKH tại Việt Nam trước đó Tuynhiên, việc sử dụng DS nói chung và DS của con người nói riêng trong quá trình
DH đã được đề cập và thực hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau
Ở các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Anh, bảo tàng và trưng bày về cácNKH nổi tiếng (Albert Einstein, Marrie Curie, Thomas Edison…) đã được XD vàhoạt động mạnh Nhiều bảo tàng rất chú ý đến các hoạt động giáo dục cho trẻ em.Ngay trên website của một số bảo tàng, ngoài phần giới thiệu trưng bày là các thôngtin dành cho trẻ em, thậm chí có cả phiếu hoạt động khám phá khi tham quan trưngbày để hướng dẫn cho GV cách tổ chức hoạt động
Tại Bảo tàng Albert Einstein8 ở Bern (Thụy Sỹ), không gian triển lãm rộngkhoảng 1000m² cung cấp khá đầy đủ tài liệu, hiện vật, thông tin về cuộc đời NKH
vĩ đại của thế kỉ XX9 Bảo tàng giới thiệu chương trình giáo dục cho HS trung học
mang tiêu đề Educational material, secondary school level I and II (Tài liệu giáo
dục cấp trung học cơ sở và THPT) Trong tài liệu này cung cấp một sơ đồ thời gian
về cuộc đời nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh học nổi tiếng, kèm với các sự kiện LS quantrọng trên thế giới, cung cấp chi tiết về cuộc đời của ông từ khi sinh ra cho đến quá
7 Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu, Bảo tồn và Phục hồi các di sản văn hóa.
8 Einstein (1879-1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức, phát triển thuyết tương đối tổng quát – một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại.
9 https:// www.bhm.ch/en/exhibitions/einstein-museum/
Trang 32trình hoạt động, khám phá và phát minh của ông và kể cả cuộc sống của ông sau khiqua đời Bên cạnh đó, phần bài tập trải nghiệm được thiết kế để thúc đẩy việc tìmhiểu nhiều nội dung trong cuộc đời của NKH này [140] Những gợi ý này cung cấpmột cơ hội thú vị và quan trọng để nghiên cứu sinh hình thành ý tưởng tổ chức cáchoạt động khám phá về DS của các NKH cho HS
Về nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh học Thomas Edison10, có 6 bảo tàng về ôngđược biết đến tại Ohio, Florida, NewJesey (Mỹ)… Trên website của Bảo tàngThomas Edison ở Ohio11 có một tài liệu về tiểu sử của Edison dành cho trẻ em,trong đó giới thiệu về gia đình, quê hương, tuổi thơ, học tập, nghiên cứu và các phátminh của ông Ngoài ra còn đề cập quan niệm sống hay những câu chuyện sau khiông đã mất
Ở Warszawa (Ba Lan), Hiệp hội Hóa học Ba Lan đã tài trợ và thành lập Bảotàng Marie Curie12 Tài liệu trưng bày tại bảo tàng khá phòng phú về loại hình, gồmảnh, thư, bản thảo, các nhận xét của Marie cùng chồng là Pierre Curie đối với sựnghiệp khám phá của bà, các thước phim tiếng Ba Lan, Anh và Pháp…
Trong bảo tàng có LS hơn 150 tuổi - Bảo tàng LS tự nhiên Hoa Kì đã dànhmột không gian trưng bày về nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh học Charles Darwin13.Cùng với việc giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp của nhà sinh học nổi tiếng này, bảotàng đã thiết kế chương trình hoạt động cho HS để tìm hiểu về ông cũng như kết nốivới các trưng bày KH liên quan Những trang web của các bảo tàng kể trên bướcđầu gợi ra ý tưởng về các chương trình trải nghiệm và số hóa DS các NKH ViệtNam mà nghiên cứu sinh có thể tham khảo
Để gieo hứng thú trở thành NKH cho các bạn trẻ, mới đây một số tác giả đãviết sách về công việc của NKH, các câu chuyện làm KH dành cho HS Trong cuốn
NKH hóc xương của Nick Arnold do Tony de Saulles minh họa, Trịnh Huy Ninh
dịch (Nxb Trẻ, 2021), tác giả kể những câu chuyện về sự vất vả, khổ cực, thậm chí
10 Thomas Edison (1847-1931) là nhà phát minh, sáng chế vĩ đại, người đã sáng tạo ra dòng điện.
Trang 33là mất mạng của các NKH trên thế giới Đồng thời gợi ý nếu muốn trở thành NKHphải phát triển ý tưởng, thu thập chứng cứ, quan sát quá trình, thực hiện thựcnghiệm, chứng minh ý tưởng… [83;40] Với cách dẫn dắt hài hước kết hợp hình vẽminh họa và câu chuyện vui về các NKH như tai nạn khi thí nghiệm, NKH đãngtrí…, tác giả truyền cảm hứng về KH kì thú cho các bạn trẻ để hiểu về KH và cáchtrở thành NKH
Cuốn sách Các danh nhân KH của Catmint books, Phạm Hữu Khánh dịch
(Nxb Trẻ, 2023) thuộc bộ sách “Những cuộc đời lớn”, gồm 5 phần, giới thiệu 5 nhà
KH lừng danh: Newton, Darwin, Pasteur, Edison và Marie Curie Mỗi nhân vậttrong khoảng 30 trang sách có nội dung gồm sơ lược về cuộc đời, tiểu sử, công trình,đóng góp, bức ảnh đặc trưng, tài liệu ghi chép, câu nói nổi bật, danh tiếng sau khimất, tưởng nhớ của đời sau…
Dòng sách trên cho thấy khá rõ việc các NKH thế giới được quảng bá, giớithiệu nhiều ở Việt Nam để truyền cảm hứng, động lực yêu KH Cách giới thiệu, viết
về các NKH trong những cuốn sách đó có thể tham khảo để nghiên cứu, XD cho hồ
sơ DS các NKH Việt Nam
* Trong dạy học lịch sử
Trong DHLS, từ năm 1969 N.G Đairi trong Chuẩn bị giờ học LS như thế
nào (Nxb Giáo dục, 1973) đã khẳng định công tác chuẩn bị một cách nghiêm túc,
KH của thầy giáo trước giờ lên lớp là yếu tố quan trọng để bài học hiệu quả Ông
nhấn mạnh: “Phải SD không ngừng và có hệ thống tất cả mọi nguồn tư liệu muôn
hình, muôn vẻ” [26;9] Các nguồn tư liệu và tài liệu học tập rất đa dạng và bao gồm
các tác phẩm kinh điển, tạp chí, bảo tàng, phim, tác phẩm hội họa Việc sử dụng vàhiểu biết đa dạng nguồn tư liệu này là rất quan trọng trong quá trình DH Giáo viên
có thể truyền đạt kiến thức một cách sinh động và hấp dẫn hơn khi kể chuyện vàchia sẻ những trải nghiệm cá nhân về những điều mình đã thấy và trải qua
I.A Lecne trong Phát triển tư duy HS trong DHLS (ĐHSP Hà Nội, 1981) chỉ
ra rằng DH có đồ dùng trực quan là cơ sở để tái hiện tri thức và phương pháp hoạtđộng, khẳng định tính hấp dẫn của đồ dùng trực quan đối với HS [58] Với việc coi
DH trực quan là nguyên tắc vàng và việc khai thác và SD các nguồn tư liệu LS như
Trang 34tài liệu, hiện vật, tranh ảnh, tư liệu thành văn là con đường nhận thức hiệu quả nhất,Lecne gợi ý cho việc SD hồ sơ DS các NKH Việt Nam như một loại đồ dùng trựcquan để giúp bài học tốt hơn
Cùng quan điểm với các nhà giáo dục kể trên, Louisa Black trong History
teaching today: approachs and methods (Dạy học LS ngày nay: tiếp cận và phương
pháp, Nxb Printing Press, 2011) đánh giá cao vai trò của việc DHLS và đề xuất cách
GV có thể SD tiểu sử của các nhân vật LS để giảng dạy về bản sắc dân tộc ĐểDHLS hiệu quả, tác giả nhấn mạnh rằng GV đóng vai trò quan trọng như một ngườiđiều hành trong lớp học, còn HS sẽ tương tác với các nguồn tư liệu, đưa ra giảthuyết, thực hiện quá trình suy luận và kết luận [128;56] Tài liệu gợi mở luôn cần
tổ chức các hoạt động cho HS làm việc với tư liệu, hiện vật
Trong Teaching History with Museum: Strategies for K-12 Social Studies
(Giảng dạy LS bằng cách SD bảo tàng: Chiến lược cho môn Xã hội từ K-12) củaAlan Marcus, Jeremy Stoddard và Walter W Woodward (Nxb Routledge, 2017),trình bày các cách để làm cho LS trở nên sống động thông qua việc thăm bảo tàng,tương tác với nguồn tài liệu và hiện vật gốc [121] Cuốn sách hướng dẫn GV lập kếhoạch cho những trải nghiệm của HS tại các loại bảo tàng như bảo tàng LS địaphương, các di tích LS,… Mặc dù chưa đề cập đến bảo tàng NKH nhưng cách tổchức, chuẩn bị của GV, HS trước, trong và sau tham quan có thể tham khảo để vậndụng với DH về DS các NKH Việt Nam
Như vậy, trên thế giới những kinh nghiệm trong việc XD và SD di sản cácNKH khá phong phú, là nguồn thông tin quý báu cho tác giả tham khảo và pháttriển các ý tưởng liên quan đến DS các NKH Việt Nam
1.2.2 Ở Việt Nam
1.2.2.1 Những nghiên cứu về xây dựng và sử dụng di sản trong giáo dục nói chung
* Giáo trình, chuyên khảo
Việc SD DS văn hóa nói chung và DS các NKH nói riêng trong giáo dục đã được nhiều nhà giáo dục học và giáo dục LS đề cập
Trong cuốn Tuyển tập nghiên cứu về KH giáo dục học của Đặng Vũ Hoạt (Nxb ĐHSP Hà Nội, 2021), có đề cập đến bài Mục tiêu, nội dung, các phương pháp
Trang 35giáo dục giá trị văn hóa và bảo tồn DS văn hóa cho HS [32] Với nội dung này, tác
giả đã phân tích chi tiết về giá trị của giáo dục DS văn hóa, bao gồm việc hiểu biết
về các nền văn hóa, khả năng đánh giá DS văn hóa, sự nhạy bén với sự biến đổi vănhóa, khả năng giao lưu văn hóa quốc tế, quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của DSvăn hóa Ông cũng đề cập đến các con đường khả thi để thực hiện việc giáo dục giátrị DS văn hóa Các con đường này có thể bao gồm các hoạt động ngoại khóa như tổchức các cuộc thi tìm hiểu về đất nước, con người, phong tục, tập quán, lối sống,các chương trình tham quan du lịch,… Những ý tưởng này gợi mở các hoạt động cóthể tổ chức, áp dụng với DS các NKH Việt Nam
Trong lĩnh vực bảo tàng, từ đầu thế kỉ XXI, Nguyễn Văn Huy và các đồngnghiệp tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã tiên phong thực hiện giáo dục bảo
tàng dành cho HS Loạt bài viết Bảo tàng với giáo dục trẻ em, Đổi mới cách tổ chức
cho HS tham quan bảo tàng như thế nào cho có hiệu quả hơn in trong sách Từ dân tộc học đến Bảo tàng Dân tộc học, con đường học tập và nghiên cứu (Tập II, Nxb
KH xã hội, 2005) các tác giả đã thể hiện những quan điểm mới trong sự phối hợpgiữa bảo tàng và nhà trường để tổ chức các chương trình học tập trải nghiệm cho
HS tại thực địa [41]
Nhằm SD hiệu quả hơn DS trong DH, tháng 9-2011, Hội DS văn hóa ViệtNam cùng Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị DS văn hóa phát hành tài liệu
hướng dẫn Quy trình thực hiện chương trình giáo dục di sản ở bảo tàng, di tích và
các điểm văn hóa cho GV và cán bộ giáo dục Trong đó hướng dẫn quy trình cho
GV XD và tổ chức các hoạt động cho HS khi đi thăm bảo tàng, di tích, đồng thờihướng dẫn cách thiết kế một bài học và phương pháp thực hiện bài học đó tại bảotàng cùng ví dụ minh họa cụ thể [36] Dự án đã triển khai XD một số chủ đề bài học
về Chùa Láng và đưa vào giảng dạy những năm 2011-2012 tại Hà Nội
Đối với việc đưa di sản vào trường học, Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch đã ban hành Hướng dẫn 73 về sử dụng DS văn hóa trong DH ở trường
phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên (năm 2013) Trong đó, đặc biệt nhấn
mạnh việc sử dụng DS văn hóa như một phương tiện để hình thành và nâng cao ýthức tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị của DS; cũng như để rèn luyện tính
Trang 36chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện.Nhiệm vụ này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục màcòn giúp phát triển năng khiếu cũng như tài năng của HS [139;1] Cùng với Hướng
dẫn 73, cuốn Tài liệu sử dụng DS văn hóa trong DH ở trường phổ thông – Những
vấn đề chung (Lưu hành nội bộ, 2013) nêu rõ quan niệm về DS, vai trò và ý nghĩa
của việc sử dụng DS trong DH ở trường phổ thông Đây là những gợi mở quantrọng, làm nền tảng cho nghiên cứu sinh phát triển ý tưởng sử dụng DS các NKHViệt Nam trong DHLS
Năm 2015, Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Trọng Dũng phát hành cuốn
Dạy học Vật lí thông qua các NKH (Nxb ĐHQG Hà Nội) Cuốn sách tổng hợp
những ghi chép về cuộc đời, sự nghiệp và những phát minh của 30 NKH Vật líđược nhắc đến theo chương trình SGK từ lớp 6 đến lớp 9, dành cho GV dạy Vật lí,sinh viên chuyên ngành Vật lí, HS trung học cơ sở (THCS), THPT và bạn đọc đam
mê lĩnh vực này [101] Tuy là giới thiệu về các NKH Vật lí nhưng cách sắp xếp cácNKH trong từng lớp, theo bài học của SGK thể hiện mối liên quan giữa bài học vàNKH… gợi ý cho nghiên cứu sinh về cách tạo sự liên kết giữa nội dung học tập vàcác NKH Việt Nam trong DHLS
* Bài viết đăng trên tạp chí, hội thảo khoa học, đề tài khoa học các cấp
Việc sử dụng DS trong DH ở trường THPT đã được nhiều tác giả nghiên cứu
và có một số bài viết có giá trị về vấn đề này Trong đó, phải kể đến bài viết của
Nguyễn Xuân Trường về Sử dụng di sản trong DH ở trường phổ thông - phương
thức DH phát triển các kĩ năng thực hành, NL của HS (2017) Trong bài viết, ông
chú trọng việc đa dạng hóa các hình thức DH, từ việc giảng dạy trực tiếp trên lớp,đến việc sử dụng DS làm bối cảnh cho quá trình học tập hay tổ chức các hoạt độngngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo để gây hứng thú cho HS [147] Tác giả gắn việc sửdụng DS trong DH với kiến thức thực tiễn, kiến thức liên môn nhằm phát huy NLhọc tập của HS Lựa chọn và XD một số chủ đề môn học hay liên môn phù hợp vớiviệc sử dụng DS trong DH
Rất nhiều các bài viết, nghiên cứu công bố và đăng trên tạp chí, hội thảo, hộinghị Năm 2012, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ tổ chức hội thảo
Trang 37Giáo dục DS văn hóa trong trường phổ thông ở tỉnh Phú Thọ Tuy mới bàn đến DS
văn hóa nói chung theo quan niệm của UNESCO, nhưng những quan niệm về giáodục trải nghiệm DS đề cập tại hội thảo đã cung cấp nền tảng quan trọng cho nghiêncứu sinh để tìm hiểu về giáo dục với DS các NKH Việt Nam
Tiếp theo, năm 2013, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức hội thảo tập
huấn Chia sẻ kinh nghiệm tham gia Chương trình Kí ức thế giới của UNESCO Hội
thảo bàn về những kết quả của Chương trình Kí ức thế giới đã triển khai tại ViệtNam và hướng dẫn cách sưu tầm, làm hồ sơ đăng kí tham gia Chương trình [11].Đây cũng là thông tin tham khảo hữu ích cho nghiên cứu sinh trong quá trình XD
hồ sơ tư liệu về DS các NKH Việt Nam
Bài viết Di sản và vấn đề giáo dục di sản cho HS trung học phổ thông của
Dương Quỳnh Phương, Đỗ Văn Hảo (Tạp chí KH trường Đại học Cần Thơ, 2019)phân tích các khái niệm về DS, phân tích kết quả nghiên cứu, điều tra việc đưa DSvào DH trong trường phổ thông ở Thái Nguyên, Lạng Sơn và Lào Cai [87] Bài viếtnày cung cấp thêm thông tin về thực trạng giáo dục DS trong trường phổ thông vàgợi ra một số giải pháp cải thiện tình trạng này
Mới đây, trong bài Chương trình giáo dục DS qua 82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu
- Quốc Tử Giám (Tạp chí Di sản vật thể, 2022), Đường Ngọc Hà giới thiệu chương
trình giáo dục trải nghiệm tương tác hấp dẫn HS tại di tích LS có bề dày tuổi đời
giữa lòng Thủ đô [30] Nguyễn Thị Định và Đặng Thị Hiền trong bài Kinh nghiệm
trong việc tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục tại Bảo tàng LS quốc gia
(2023) phân tích cách tổ chức các hoạt động giáo dục trong Câu lạc bộ “Em yêuLS”, “Giờ học LS” tại Bảo tàng và “Giờ học LS online” mà Bảo tàng LS quốc gia
đã tổ chức [27] Cách khai thác các dạng tư liệu, DS và tổ chức hoạt động của HSđược đề cập trong bài viết là những kinh nghiệm hay cho tác giả luận án tham khảo
Một số đề tài nghiên cứu cấp Bộ như Nghiên cứu XD các chương trình giáo
dục tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam của Nguyễn Thị Ngân (2013), Nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục của bảo tàng đối với HS phổ thông của
Nguyễn Thị Kim Thành (2012-2013), XD chương trình giáo dục trải nghiệm gắn
với không gian văn hóa tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam của Nguyễn
Trang 381.2.2.2 Những nghiên cứu về xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong DHLS
* Giáo trình, chuyên khảo và sách tham khảo
Trong DHLS, chưa có công trình nào nghiên cứu về việc sử dụng DS cácNKH, nhưng có một vài gợi ý cho nghiên cứu sinh để phát triển ý tưởng
Các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục LS thường thảo luận về tầm quantrọng của việc SD các tài liệu trực quan trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là việc
tạo ra các biểu tượng liên quan đến các nhân vật LS Phan Ngọc Liên trong Công
tác ngoại khóa môn sử ở trường phổ thông cấp 2, cấp 3 (Nxb ĐHSP, 1968) khẳng
định: “Một đặc điểm của bộ môn LS ở nhà trường là không thể tái tạo… Bằng
phương pháp trực quan HS sẽ có được những biểu tượng đúng về LS như chính mình được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia, và như vậy các em mới tránh được việc hiện đại hóa LS” [59; 10] Ông phân tích sử học là một bộ phận của KH xã hội,
tuy không trực tiếp phục vụ sản xuất như KH tự nhiên, KH kĩ thuật nhưng lại giữmột tầm quan trọng trong sự nhận thức quy luật phát triển của xã hội Khi DHLS ởtrường phổ thông, GV cung cấp cho HS những kiến thức cần thiết về vấn đề kĩ thuậtsản xuất, tinh thần ham mê trong nghiên cứu KH, trong sáng chế phát minh của nhàChủ tịch Hồ Chí Minh học, của người lao động để đẩy mạnh sản xuất [59;12] Phântích này là sự gợi mở cho việc DHLS không chỉ dạy kiến thức LS mà còn truyềncảm hứng cho HS thông qua câu chuyện, DS của các NKH
Trong tài liệu Đồ dùng trực quan trong DHLS ở trường phổ thông cấp II
(Nxb ĐHSP, 1975), Phan Ngọc Liên tiếp tục thảo luận và làm rõ vai trò quan trọngcủa đồ dùng trực quan trong quá trình học tập LS Ông đặc biệt giới thiệu và phân
Trang 39tích các nhóm đồ dùng trực quan thường được SD, trong đó bao gồm các hiện vật,
di vật, ảnh tư liệu và phim tư liệu, đây được coi là những thành phần của DS vănhóa Những hình ảnh trực quan này giúp HS gần gũi hơn với quá khứ, làm cho các
em dễ dàng hiểu sâu hơn, thúc đẩy tò mò và khám phá, đồng thời khơi dậy tư duysáng tạo cần thiết cho việc nghiên cứu LS [60;8]
Trong loạt giáo trình về Phương pháp DHLS gồm tập I (1976) và tập II
(1980), các tác giả đã nhấn mạnh tới việc SD đồ dùng trực quan, kết hợp nguyên lí
học đi đôi với hành và sự gắn kết giữa lí luận - thực tiễn Cuốn Phương pháp DHLS
(Nxb Giáo dục, 1992) được tái bản và điều chỉnh vào các năm 1998, 1999, 2000,
2001 dưới sự chủ biên của Trần Văn Trị, Phan Ngọc Liên và nhóm tác giả đã đề cậpchi tiết đến tầm quan trọng của việc tạo biểu tượng, bao gồm biểu tượng về nhân vật
và hiệu quả của việc SD các phương tiện DH trực quan trong DHLS Trong giáo
trình Phương pháp DHLS của (Nxb ĐHSP, 2002), Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình
Tùng, Nguyễn Thị Côi tiếp tục nhắc đến vai trò của biểu tượng LS, phân loại biểutượng cũng như các biện pháp tạo biểu tượng, đặc biệt là biểu tượng về nhân vật -một biện pháp quan trọng trong DHLS
Cuốn Bảo tàng LS - cách mạng trong DHLS ở trường phổ thông (Nxb
ĐHQG, Hà Nội, 1998), Nguyễn Thị Côi đề cập về mối quan hệ giữa bảo tàng LS,cách mạng với việc DHLS ở trường phổ thông [15] Tác giả khẳng định vai trò củaBảo tàng LS, cách mạng trong DHLS và giới thiệu khá đầy đủ về nội dung trưngbày của một số bảo tàng LS, cách mạng, khả năng SD bảo tàng trong DHLS Côngtrình gợi ý cách khai thác, SD và các yêu cầu khi khai thác bảo tàng trong DHLS, lànhững định hướng cho chúng tôi khi SD hồ sơ DS các NKH Việt Nam
Cuốn Kênh hình trong DHLS ở trường THPT (Nxb ĐHQG Hà Nội, 2000) tập
1, phần LS Việt Nam kể ra chi tiết các loại kênh hình và biện pháp SD, trong đóchân dung các nhân vật LS là một trong những loại kênh hình tác giả đề cập [16].Các tư liệu được giới thiệu là thông tin tham khảo để XD câu chuyện, tiểu sử chocác NKH sẽ SD trong luận án này Cũng cùng tác giả Nguyễn Thị Côi, trong cuốn
Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn LS (ĐHSP Hà Nội, 2011), đã trình bày
tổng quát về khả năng XD và SD các loại hồ sơ tư liệu trong DHLS [18] Các tácgiả nêu mục đích, ý nghĩa của hồ sơ tư liệu đối với DHLS, các loại hồ sơ, kĩ năngsưu tầm, tích lũy
Trang 40và thiết lập hồ sơ tư liệu DHLS Đây là căn cứ quan trọng để chúng tôi nghiên cứu,làm rõ vai trò của việc XD hồ sơ DS nhà KH để SD trong DHLS
Để cụ thể hóa Hướng dẫn 73, Bộ GD&ĐT đã thực hiện việc biên soạn Tài
liệu tập huấn SD DS trong DH ở trường phổ thông, môn LS Mục tiêu của tài liệu
này là cung cấp gợi ý và hướng dẫn về cách SD DS trong quá trình giảng dạy môn
LS ở cấp THCS và cấp THPT [6] Cụ thể, tài liệu này khuyến nghị việc SD tài liệuhọc tập và tranh ảnh liên quan đến DS để thực hiện các bài học trong lớp học, tổchức các buổi học LS tại trường và tổ chức các chuyến tham quan học tập tại cácđịa điểm có DS Ngoài ra, tài liệu cũng đề xuất việc tổ chức các hoạt động trảinghiệm ngoại khóa tại các địa điểm DS
Từ các kinh nghiệm tại Bảo tàng LS Quốc gia Việt Nam và áp dụng vào việcDHLS ở trường phổ thông, Nguyễn Thị Kim Thành và Trần Thị Vân Anh đã thực
hiện nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Bảo tàng, di tích: Nguồn cảm hứng dạy và
học LS cho HS phổ thông” [96] (Nxb Giáo dục, 2014) Công trình này giới thiệu
một cách tổng quan và dễ hiểu về sự tương tác tích cực giữa việc truyền đạt kiếnthức LS trong môi trường học tập thông thường và việc áp dụng phương pháp tiếp
cận mới từ bảo tàng và di tích vào quá trình DHLS Tác giả đặt ra “Bảo tàng là cơ
quan giáo dục công cộng, nơi lưu giữ những kí ức của các dân tộc, các nền văn hóa” và “Bảo tàng, di tích - một cách tiếp cận mới trong dạy và học LS” [96;13].
Những hoạt động đã diễn ra tại Bảo tàng LS quốc gia được đề cập trong cuốn sách
là thông tin tham khảo hữu ích về phương pháp khai thác DS các NKH Việt Namcho chúng tôi
* Bài viết đăng trên tạp chí, hội thảo khoa học
Những năm 2000, Bùi Thị Hoàng Oanh thực hiện đề tài cấp trường Nghiên
cứu một số phương pháp SD tiểu sử các NKH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường ĐHSP Hà Nội trong năm 2002-2003 Trong khuôn khổ đề tài này đã tổ
chức hai hội thảo lớn: Bảo tàng danh nhân KH và các phương pháp SD tiểu sử
trong giáo dục [108] và Các phương pháp SD tiểu sử danh nhân phục vụ đào tạo và nghiên cứu KH ở các nước châu Á [109].
Tại hội thảo thứ nhất, các đại biểu đề cập đến ý tưởng thành lập Bảo tàng danh