1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Biện pháp thi huyen 2021 2022

21 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Trong Công Tác Chủ Nhiệm Lớp
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2021-2022
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 36,87 MB

Nội dung

Cơ sở thực tiễn Trang 4 mình để có hướng giáo dục cho phù hợp và xử lý cho đúng với mỗi hành vi của sự việc.Để làm thay đổi thái độ học tập của học sinh từ “xấu” chuyển sang “tốt” góp

Trang 1

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội Đó là nhân tố quyếtđịnh sự phát triển kinh tế của đất nước, là phương sách hàng đầu để kiến quốc lâu dài vàhiệu quả Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Giáo dục là quốc sách hàngđầu

Luật Giáo dục năm 2019 đã xác định: "Mục tiêu của giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân: có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hôi; phát huy tiềm năng Khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc và hội nhập quốc tế”.

Hiện nay, nước ta đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục, mục tiêu đổi

mới được Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”.

Hơn nữa, lứa tuổi học sinh THCS rất hiếu động, thích làm theo ý mình mà khôngcần sự hướng dẫn của người khác Có một số em lại suy nghĩ theo hướng tiêu cực không

hề sợ thầy cô, rồi những biểu hiện cá biệt dần dần xuất hiện, những câu hỏi, những tìnhhuống xảy ra trong lớp với nhiều nguyên nhân như do hoàn cảnh, môi trường sống củagia đình, do cá tính, vvv…Đối với thầy cô làm công tác chủ nhiệm, trước hết, phải hiểubiết về tâm lý lứa tuổi của các em để có các cách xử lý tình huống cho thích hợp, phảitìm đúng nguyên nhân thì giáo dục mới có hiệu quả

Với tình hình dịch bệnh COVID 19 diễn biến phức tạp trong mấy năm gần đây thìviệc quản lí giáo dục đạo đức và sức khỏe của các em càng phải được chú trọng, nhằmthực hiện đúng mục tiêu giáo dục

Bên cạnh đó, chủ nhiệm lớp là một công việc vừa có tính khoa học, vừa có tínhnghệ thuật, nó luôn đòi hỏi sự sáng tạo, kĩ năng sư phạm, sự nhiệt tình và lòng yêu nghềcủa mỗi thầy cô Để làm tốt công tác chủ nhiệm, người giáo viên phải có tính kiên trì,nhiệt tình, hết lòng vì sự phát triển toàn diện của các em

Trang 2

- Xuất phát từ thực tế ấy, là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn mong muốn họcsinh của lớp chủ nhiệm nói riêng và học sinh nói chung trở thành những con người tàiđức vẹn toàn, hữu ích cho xã hội, để xứng đáng với những hình ảnh đẹp về nghề giáo mà

xã hội ban tặng Đúng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã dạy: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó sáng

tạo ra những con người sáng tạo” Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Giáo dục đạo đức học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp” để nâng cáo chất lượng công tác chủ nhiệm của

mình

2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.1 Cơ sở lý luận

- Ngày nay, đất nước đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và pháttriển kinh tế thị trường Do đó, giáo dục phải nâng cao chất lượng theo quan điểm chấtlượng không chỉ chú trọng đến thành tích học tập mà phải song hành trang bị cho họcsinh kĩ năng sống và các năng lực, phẩm chất để thích nghi với mọi hoàn cảnh

- Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập, xã hội ngày một phát triển về mọi mặt: đời sống một bộ phận người dân đang ngày càng được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng cao Bên cạnh đó, nó cũng kéo theo nhiều hệ lụy như sự du nhập lối sống thực dụng, các tệ nạn xã hội, … Cha mẹ học sinh phải bươn chải trong cuộc mưu sinh,

bỏ quên việc quản lí, giáo dục con cái Nhiều gia đình không còn là điểm tựa, là chiếc nôi hạnh phúc của các em

- Hơn nữa, đã có thời gian, ngành giáo dục chúng ta thiên về việc dạy văn hóa saocho học sinh học thật giỏi và đôi lúc lại quên đi điều quan trọng nữa đó là dạy cho họcsinh về kĩ năng, về phẩm chất, đạo đức

- Xét về tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi hiếu động, nhiều nôngnổi do sự phát triển tâm sinh lý chưa hoàn chỉnh, là lứa tuổi đang trong quá trình hìnhthành và phát triển nhân cách Quá trình hình thành cái mới diễn ra không đồng đều ởcác mặt trong mỗi cá nhân Học sinh THCS đang bước sang giai đoạn phát triển toàndiện về thể chất Nên đặc điểm tâm lý của các em rất dễ bị kích động do những yếu tố xãhội bên ngoài, các em thường tự quyết định các vấn đề cho bản thân mà không nghe lờikhuyên bảo của người lớn, kể cả cha, mẹ Một số em nghĩ rằng thầy cô sẽ không làm gìđược mình ngoài việc nhắc nhở, hăm dọa, lại không hề sợ mời phụ huynh, … từ đó màcác biểu hiện cá biệt dần dần xuất hiện

- Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt ra yêu cầu cần đạt về phẩm chất vànăng lực cho học sinh bậc phổ thông:

Trang 3

1 Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: Chương trình yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

2 Hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:

+ Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học

và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lựcgiải quyết vấn đề và sáng tạo

+ Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một sốmôn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, nănglực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổthông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh

3 Những yêu cầu cần đạt cụ thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi đượcquy định tại Mục IX Chương trình tổng thể và tại các chương trình môn học, hoạt độnggiáo dục

Nói cách khác, với yêu cầu mới của giáo dục thì học sinh không chỉ được pháttriển về năng lực mà phải được trang bị kĩ năng sống, nhất là phải phát triển nhân cáchmột cách toàn diện

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, giá trị đạo đức, nhân cách, lối sống của không ítgiới trẻ đang có chiều hướng sa sút do những lối sống thực dụng thì việc đưa nội dunggiáo dục đạo đức học sinh là việc làm hết sức cần thiết Muốn vậy, quá trình giáo dụcphải được diễn ra bằng nhiều con đường, nhiều phương thức và nhiều hoạt động Chínhthông qua giáo dục, nhân cách con người được hình thành và phát triển toàn diện

2.2 Cơ sở thực tiễn

- Đối với GVCN lớp việc nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý nói chung của HS và quantâm theo dõi để nắm bắt được đặc điểm của từng HS trong lớp mình chủ nhiệm nói riêngrất quan trọng Trước hết, người giáo viên phải hiểu biết về tâm lý lứa tuổi của các em

để có các cách xử lý tình huống cho thích hợp Phải tìm ra đúng nguyên nhân để có biệnpháp thích hợp thì giáo dục mới có hiệu quả Trong lớp học có rất nhiều đối tượng họcsinh Đối với học sinh khá, giỏi thường các em rất có ý thức, nghe lời thầy cô, các em sẽthấy hối hận khi mình lỡ vi phạm và các em sửa đổi những khuyết điểm của mình mộtcách tự giác rất nhanh Nhưng đối với học sinh yếu, kém (học sinh chậm tiến) khi viphạm các em sửa đổi rất chậm, thậm chí không hề sửa đổi mà vi phạm ngày càng tănglên dẫn đến học lực ngày càng sa sút Còn đối với những tình huống xảy ra trong lớp màgiáo viên không tìm ra nguyên nhân, không đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp thì dẫnđến việc giáo dục các em không có tác dụng và nếu có thì hiệu quả giáo dục sẽ khôngcao Do đó, giáo viên khi làm công tác chủ nhiệm phải nắm rõ các đối tượng của lớp

Trang 4

mình để có hướng giáo dục cho phù hợp và xử lý cho đúng với mỗi hành vi của sự việc.

Để làm thay đổi thái độ học tập của học sinh từ “xấu” chuyển sang “tốt” góp phần nâng

cao chất lượng giáo dục của nhà trường và giảm tỷ lệ chán học, bỏ học

- Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày côngcủa người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội, bởi tình hình cuộc sống vẫnđang có những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ítphụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường Đây cũng là điều khiến tôi

có nhiều trăn trở

- Bản thân tôi đã từng làm công tác chủ nhiệm trong nhiều năm, đã tiếp xúc với rấtnhiều đối tượng học sinh khác nhau, mỗi em có một hoàn cảnh, một tính cách khác nhaumuôn màu muôn vẻ Không phải em nào cũng ngoan ngoãn thật thà, học hành nghiêmtúc, nhiều em ham chơi bỏ bê việc học hành Ấy là chưa kể lớp nào cũng có học sinh cábiệt, chậm tiến, có nhiều biểu hiện tiêu cực trong học tập cũng như trong quan hệ vớithầy cô giáo, với bạn bè xung quanh; cũng không thiếu những hành vi cho thấy sự chốngđối, nổi loạn của các em với thầy cô và cán bộ lớp Tuy những đối tượng trên khôngnhiều nhưng với vai trò của một người giáo viên chủ nhiệm thì tôi nhận thấy nếu khôngquan tâm thì dễ dẫn đến việc các em học sinh dễ phát triển lệch hướng

Năm học 2020-2021, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 8A5, với 33 học sinh.Ngay từ đầu năm học, tôi đã thực hiện một phiếu khảo sát về những vi phạm của họcsinh

Hoàn thành phiếu khảo sát sau:

Đánh dấu X vào trong những ô tương ứng với những vi phạm mà em đã mắctrong năm học qua:

Gây gỗ, đánh nhau

Nghỉ học không lí do

Hút thuốc lá, thuốc lá điện tử.

Nói tục

Trốn tiết

Không đồng phục

Trang 5

Qua kết quả khảo sát:

Ở góc độ chủ quan và khách quan, học sinh chưa ngoan do chịu ảnh hưởng từnhững nguyên nhân sau:

- Phước Sơn là xã thuộc địa bàn nông thôn, đa số gia đình học sinh sống bằng nghềnông, kinh tế chậm phát triển, nhiều cha mẹ học sinh phải đi làm ăn xa

- Sự phát triển của mạng Internet quá nhanh một phần ảnh hưởng đến sự phát triển nhâncách nó như con dao hai lưỡi

- Nhiều bậc cha mẹ hoặc phải lo làm ăn do kinh tế còn khó khăn hoặc mãi lo làm giàu

mà vô tình quên đi việc giáo dục đạo đức cho con, đẩy hết trách nhiệm về phía nhàtrường

- Một số gia đình phụ huynh có điều kiện nhưng lại nuông chìu con quá mức

- Một số học sinh có cha mẹ bất hòa, cha mẹ li thân, li hôn, hoặc cha (mẹ) có vợ (chồng)khác,…

- Một số học sinh kết bạn và đi chơi với các thanh thiếu niên hư hỏng ở bên ngoài nhàtrường cộng với sự tác động của những tiêu cực xã hội…

Xuất phát từ việc nghiên cứu kỹ về chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên chủnhiệm, về tiêu chuẩn giáo viên chủ nhiệm kết hợp với những kinh nghiệm đã tích lũycùng với những hiểu biết về học sinh, đặc biệt là học sinh của lớp 7, 8 đã từng chủnhiệm, đồng thời kết hợp việc khảo sát học sinh lớp 8A5, 7A3 tôi đã đúc kết được một số giải pháp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục giáo dục học sinh ở lớp chủnhiệm

Áp dụng từng bước các giải pháp sau đây vào thực tiễn:

2.3 Mô tả giải pháp

2.3.1 Giải pháp 1: Tìm hiểu từng đối tượng học sinh

Người giáo viên chủ nhiệm phải nắm rõ được tình hình của lớp thông qua

Trang 6

- Sơ yếu lý lịch mà giáo viên chủ nhiệm yêu cầu học sinh ghi đầu năm, chú ý sở thích

và năng khiếu của từng học sinh

- Số điện thoại liên hệ phụ huynh

- Giáo viên chủ nhiệm cũ

- Các giáo viên bộ môn giảng dạy lớp năm trước

- Gặp gỡ, trao đổi với học sinh trong các buổi lao động tổng vệ sinh đầu năm

- Cho lớp học nội quy của nhà trường

Những việc làm để bước đầu tìm hiểu, phát hiện các học sinh cốt cán cũng như họcsinh chưa ngoan của lớp Từ đó có thể kiện toàn đội ngũ Cán bộ lớp và phát huy các mặtmạnh, các truyền thống tốt đẹp của lớp

2.3.2.Giải pháp 2: Lập kế hoạch cho lớp chủ nhiệm

Trang 7

- Tìm hiểu tiêu chí thi đua của Liên Đội Dựa vào tiêu chí đó giáo viên chủ nhiệm phốihợp với cán bộ lớp xây dựng các tiêu chí thi đua của lớp phổ biến trước tập thể lớp,thống nhất các tiêu chí đã đề ra và áp dụng thực hiện.

Cụ thể là nội dung thi đua của các tổ trong lớp, việc thực hiện nội quy của lớp, quyền

và nhiệm vụ của mỗi cá nhân, phát động phong trào thi đua (có sơ kết, tổng kết ở cuốimỗi học kỳ) Các nội dung này bám sát vào nội quy của trường và các nội dung thi đuacủa tổng phụ trách Đội như xoay quanh việc thực hiện đồng phục, truy bài 15 phút đầugiờ, thực hiện nội quy trường lớp, rèn luyện tác phong,…

Sổ theo dõi của chi đội:

Sau khi hoàn chỉnh kế hoạch, giáo viên chủ nhiệm phổ biến và hướng dẫn Cán bộ lớpcách làm việc, cách quản lý tổ viên của tổ mình Nêu rõ nhiệm vụ của từng thành viêntrong cán bộ lớp từ lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó trật tự, lớp

Trang 8

phó văn thể mỹ đến các tổ trưởng, các cán sự bộ môn Nội dung này cần phổ biến trướctập thể lớp nhằm thể hiện tính công khai, dân chủ trước học sinh Mặt khác còn nhằmđưa tập thể lớp vào ổn định nề nếp và hơn hết là giúp các học sinh chưa ngoan phần nàonhận thức được vai trò, nhiệm vụ của mình trong tập thể lớp để từ đó có những hành viphù hợp

2.3.3 Giải pháp 3: Lập kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh

Sau khi đã thực hiện được 2 bước nói trên giáo viên chủ nhiệm vừa vạch ra vừa thựchiện kế hoạch tiếp theo tùy tình hình diễn biến của các học sinh chưa ngoan Chú ý tậptrung vào những việc sau:

- Cần nắm rõ số lượng học sinh chậm tiến của lớp của lớp

- Tìm hiểu kỹ và phân loại học sinh đầy đủ và chính xác:

+ Qua cuộc họp đầu năm GVCN tìm hiểu thêm hoàn cảnh sống từng học sinh, điều kiệnkinh tế gia đình của học sinh, sự quan tâm của cha mẹ, quan hệ giữa các thành viên tronggia đình,… để dể phân loại HS trong lớp

Khi tôi chủ nhiệm lớp 8A5 qua cuộc họp đầu năm và được biết em moottj số em có cáctrường hợp đặt biệt như: Trần Minh Trường ở Xóm 6 Xuân Phương Gia đình thuộc hộcận nghèo khó khăn về kinh tế, nguy cơ bỏ học

- Em Phan Thành Đạt hiện ở Xóm 5 Xuân Phương Bố mẹ ly hôn đang ở với bố, bố đilàm cả ngày không có thời gian quan tâm đến em, với lứa tuổi em đang là lứa tuổi tâmsinh lý phát triển mà không có sự nhắc nhỡ giáo dục của người lớn nên em làm theo ýthích của mình, còn đến trường thì thường xuyên vi phạm nội quy, học yếu không tậptrung, vắng học không lý do ở nhà theo một số bạn đã nghĩ học lêu lõng …

- Em Hồ Duy Thái ở Xóm 1 Mỹ Trung Bố mẹ chỉ lo làm ăn bố làm nghề sửa xe mẹbuôn bán cả ngày người gần em nhất là bà nội, bà già yếu nên việc nhắc nhở, giáo dụctheo dõi việc học hành của em cũng còn hạn chế Bản thân e rất hiền, ngoan đạo đức tốtnhưng về học tập 2 năm liền đều là học sinh yếu chậm phát triển về trí tuệ, thụ động

- Em Giả Minh Quang xóm 3 Mỹ Cang Bản thân rất thụ động lên trường em khôngnói chuyện với ai, học yếu gia đình thuộc diện khó khăn, có anh trai bệnh nặng, bố thìbuồn gia đình nên hay nhậu về đánh em…

Trang 9

Sau khi đã năm bắt rõ tình hình của lớp cần kết hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục Giađình - Nhà trường - Xã hội để giúp đỡ và giáo dục các em một cách hiệu quả nhất.

- Với phụ huynh:

Thường xuyên gặp gỡ và trao đổi cùng phụ huynh bằng nhiều hình thức như: đếnthăm nhà học sinh, mời phụ huynh đến trường dự họp, gửi sổ liên lạc giữa gia đình vớinhà trường, thậm chí liên lạc qua điện thoại để thông báo mức độ vi phạm, những biểuhiện sai lệch cần được uốn nắn, khắc phục Nhưng cần lưu ý rằng phải giao tiếp ở mộtgóc độ cởi mở, tâm lý, tế nhị nhưng chân tình, tránh sự dồn dập, gay gắt Có như vậygiáo viên chủ nhiệm mới tạo được với phụ huynh sự tin tưởng và tận tâm hợp tác để giáodục con em họ tốt hơn

Ngày đăng: 17/02/2024, 08:44

w