Giáo án Độc Tiểu Thanh kí chuẩn theo công văn 5512, theo chương trình GDPT 2018. GA sẽ bao gồm bản word và Powerpoint. Giáo án Độc Tiểu Thanh kí chuẩn theo công văn 5512, theo chương trình GDPT 2018. GA sẽ bao gồm bản word và Powerpoint. Giáo án Độc Tiểu Thanh kí chuẩn theo công văn 5512, theo chương trình GDPT 2018. GA sẽ bao gồm bản word và Powerpoint.
Trang 1Ngày dạy: 25/01/2024
Lớp: 11A12
Giáo viên hướng dẫn: Đặng Hoàng Loan Sinh viên thực tập: Đỗ Công Việt
NGỮ VĂN 11 – BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG
Tiết: 59
VĂN BẢN 3: ĐỘC TIỂU THANH KÍ (Đọc truyện về nàng Tiểu Thanh)
Nguyễn Du
I Mục tiêu
Sau bài học, HS hình thành và phát triển được:
1 Năng lực
a Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự quản bản thân trong thực hiện làm việc nhóm, tự đưa
ra cách giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập, tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề học tập của bản thân
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tăng cường khả năng thuyết trình, diễn giải trước đám đông Tích cực tương tác, giao tiếp với các bạn trong tổ/nhóm khi thực hiện các nhiệm
vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh tự đề ra các phương pháp phù hợp khi tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập dưới hình thức cá nhân hoặc nhóm, xử lí linh hoạt các tình huống nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập
b Năng lực đặc thù: Bài học góp phần phát triển năng lực văn học và năng lực ngôn
ngữ thông qua quá trình dạy, cụ thể:
- Nắm, nhận biết được các thông tin chung về tác phẩm
- Nắm, nhận biết, phân tích được về nhan đề tác phẩm
- Nhận diện các biểu hiện, phân tích được giá trị của biện pháp tu từ đối trong thơ Đường luật; đặc biệt nhấn mạnh phương diện đối về ý
2 Phẩm chất
- Trân trọng tình cảm Nguyễn Du
- Cảm thương, xót xa cho số phận của nàng Tiểu Thanh
- Biết yêu mến, nâng niu, trân trọng, bảo vệ cái đẹp trong cuộc đời
II Phương pháp, phương tiện dạy học, thiết bị, học liệu
Trang 21 Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Thuyết giảng, vấn đáp, đàm thoại
- Dạy học theo nhóm
2 Phương tiện, thiết bị, học liệu dạy học
- Máy chiếu, điện thoại, máy tính, bảng phấn, bảng phụ, phiếu học tập…
- Sách giáo khoa Ngữ văn 11, Sách giáo viên Ngữ văn 11, tài liệu tham khảo liên quan đến kiến thức của bài học
III Chuẩn bị
1 Chuẩn bị của GV
- Xây dựng kế hoạch bài dạy
- Xây dựng phiếu học tập, phiếu nhiệm vụ
- Chia nhóm HS, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị trước giờ học
2 Chuẩn bị của HS
- Thực hiện các nhiệm vụ chuẩn bị theo yêu cầu của GV
- Phối hợp với các thành viên trong nhóm đã được phân công
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
IV Tiến trình dạy - học
A Hoạt động khởi động (10p)
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Độc Tiểu Thanh kí
- Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề về kiến thức đời sống xã hội cho HS
- Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS
- Tổ chức thực hiện hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sản phẩm cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm
vụ:
- GV đặt câu hỏi gợi mở nhằm
kích thích khả năng tư duy của
học sinh:
HS lắng nghe, suy nghĩ về câu hỏi
- Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ
Trang 3+ Em hãy kể tên các tác phẩm
văn học viết về nhân vật người
phụ nữ trong xã hội phong kiến
mà em biết? Hình ảnh người
phụ nữ trong xã hội phong kiến
đó để lại cho em những suy nghĩ
gì?
- Mỗi học sinh cần trả lời một
tác phẩm nói về người phụ nữ
trong xã hội phong kiến và nêu
suy nghĩ về người phụ nữ đó
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- GV chọn ngẫu nhiên 2 – 3 học
sinh đứng dậy trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt
động và thảo luận:
- GV lắng nghe chia sẻ của học
sinh, đồng thời, gọi một số học
sinh đứng dậy bổ sung, chia sẻ
thêm
Bước 4: Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ:
- GV đánh giá, nhận xét câu trả
lời của học sinh Dẫn dắt vào bài
mới:
Vừa rồi, trong ba nhân vật người
phụ nữ qua ba tác phẩm mà các
bạn kể tới Dù bất luận tác phẩm
ấy có khác nhau về nội dung hay
nghệ thuật thì ba người phụ nữ
ấy đều có điểm chung Ví dụ về
cuộc đời thì họ gặp nhiều những
nỗi truân chuyên, trắc trở, bất
hạnh… về kết cục thì hầu hết
không mấy tốt đẹp Cũng qua ba
nhân vật người phụ nữ ấy, chúng
ta có thể thấy được phần nào số
phận, thân phận của người phụ
nữ trong xã hội phong kiến Đó
cũng là chủ để tạo nguồn cảm
- HS đứng dậy trả lời
- HS lắng nghe những
bổ sung, chia sẻ của các bạn khác
- HS lắng nghe
- Truyện Kiều – Nguyễn
Du
- Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn
- Tắt đèn – Ngô Tất Tố
Trang 4hứng sáng tác cho nhiều các nhà
văn, nhà thơ Vẫn nối tiếp chủ
đề đó, nhưng bài thơ của chúng
ta sắp học ngày hôm nay còn
chứa đựng nét mới về tư tưởng
nhân đạo và cũng được đánh giá
là một trong những bài thơ chữ
Hán xuất sắc nhất trong sự
nghiệp sáng tác văn chương của
Đại thi hào Nguyễn Du Đó
chính là bài Độc Tiểu Thanh kí
B Hình thành kiến thức (30p)
- Mục tiêu:
+ Học sinh biết đọc diễn cảm văn bản thơ
+ HS hiểu được những đặc trưng thể loại của thơ thất ngôn bát cú được thể hiện trong bài thơ Độc Tiểu Thanh kí
+ HS nhận diện được các biểu hiện, phân tích được giá trị của biện pháp tu từ đối trong thơ Đường luật; đặc biệt nhấn mạnh phương diện đối về ý
- Nội dung: Học sinh sử dụng SGK, kết hợp làm việc nhóm tại nhà để tìm hiểu nội dung văn bản
- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, các bài thực hành dưới hình thức cá nhân của học sinh
- Tổ chức thực hiện hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động
của HS
Sản phẩm cần đạt
I Tìm hiểu chung
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về
tác phẩm
Bước 1: Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
- GV tiến hành cho học
sinh những câu hỏi gợi
mở để tìm hiểu về tác
phẩm:
- HS lắng nghe
GV, tiến hành trả lời câu hỏi theo chỉ định của GV
I Tìm hiểu chung
1 Tìm hiểu về tác phẩm
- Văn bản được sưu tầm từ nguồn tư
liệu của dòng họ Nguyễn Tiên Điền Sau đó được các nhà soạn sách xếp vào Thanh Hiên thi tập
- Có nhiều ý kiến xung quanh bối cảnh ra đời của tác phẩm Trong đó, bối cảnh được sự đồng thuận cao
Trang 5+ Xuất xứ và bối cảnh
sáng tác của tác phẩm?
+ Văn bản Độc Tiểu
Thanh kí thuộc thể loại
gì?
+ Hãy nêu bố cục của tác
phẩm?
Bước 2: Thực hiện
nhiệm vụ
- HS trả lời các câu hỏi
theo yêu cầu
- GV quan sát, giúp đỡ HS
khi cần thiết
Bước 3: Báo cáo kết quả
hoạt động và thảo luận
- HS nhận xét lẫn nhau
Bước 4: Đánh giá kết
quả và nhiệm vụ:
- GV nhận xét, đánh giá,
bổ sung cho câu trả lời
cho học sinh
Nhiệm vụ 2: Đọc, tìm
hiểu chú thích và nhan
đề văn bản
Bước 1: Chuyển giao
nhiệm vụ học tập:
- Căn cứ vào việc đọc văn
bản ở nhà của HS, GV tiến
hành gọi 1 học sinh đứng
dậy đọc phần phiên âm và
1 học sinh đọc phần dịch
nghĩa (1 câu phiên âm – 1
câu dịch nghĩa)
- Sau khi đọc văn bản
xong, GV tiến hành cho
cho học sinh tự đọc, tìm
hiểu chú thích trong thời
gian 2 phút
- GV cho học sinh tìm hiểu
nhan đề tác phẩm
- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu
- HS nhận xét câu trả lời của bạn
- HS lắng nghe
GV, tiến hành đọc văn bản theo chỉ dẫn của GV
nhất là được Nguyễn Du sáng tác trước khi đi sứ
- Văn bản Độc Tiểu Thanh kí thuộc thể loại thất ngôn bát cú Đường luật
- Bố cục của Độc Tiểu Thanh kí được chia thành:
+ Hai câu đề: Nguyễn Du bày tỏ suy ngẫm, thương xót sau khi đọc phần
dư cảo của Tiểu Thanh
+ Hai câu thực: Số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh
+ Hai câu luận: Nỗi thương cảm của Nguyễn Du dành cho nàng Tiểu Thanh
+ Hai câu kết: Thương xót Tiểu Thanh, Nguyễn Du thương cho số phận mình
2 Đọc, tìm hiểu chú thích và nhan đề văn bản
a Đọc văn bản
- Giọng điệu: Trầm buồn, suy tư
- Nhịp: đảm bảo ngắt nhịp đúng nhằm tăng hiệu quả diễn đạt
b Tìm hiểu chú thích
c Nhan đề văn bản
- Độc: đọc
- Tiểu Thanh: Tên người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng có số phận rất oan nghiệt Tiểu Thanh là một cô gái sống ở đầu đời Minh ở Trung Quốc, nàng bị ép làm vợ lẽ của một người họ Phùng => sử sách ghi nàng là Phùng Tiểu Thanh.Sau
đó bị vợ cả ghen ghét đánh đập, Tiểu Thanh trốn lên núi nhỏ (Cô Sơn), tiếp đó bị vợ cả tìm lên núi
và tiếp tục đánh đập, Tiểu Thanh
ốm và mất vào năm 18 tuổi Khi
Trang 6Bước 2: Thực hiện
nhiệm vụ:
- HS đọc văn bản, nhan đề
và trả lời nhanh các câu
hỏi
- GV quan sát, giúp đỡ HS
khi cần thiết
Bước 3: Báo cáo kết quả
hoạt động và thảo luận:
- HS đọc văn bản theo yêu
cầu
- HS nhận xét lẫn nhau
Bước 4 : Đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ:
- GV tiến hành nhận xét,
sửa đổi, bổ sung cho học
sinh theo hướng khích lệ,
tích cực
- Dẫn vào phần tiếp theo
II Khám phá văn bản
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội
dung
Bước 1: Chuyển giao
nhiệm vụ học tập:
- GV tiến hành cho học
sinh chuẩn bị bài dưới
hình thức làm nhóm ở nhà
với 4 câu hỏi gợi mở theo
bố cục đề - thực – luận –
kết:
Nhóm 1: Hai câu đề
(1) Hãy chỉ ra cặp tiểu đối
trong câu 1
(2) Giữa câu 1 và câu 2 có
gì logic gì tới nhau (về mặt
nội dung và cấu tứ)
Bước 2: Thực hiện
nhiệm vụ:
- GV tiến hành gọi bất kì
một thành viên trong
- HS chú ý đọc văn bản, thực hiện tìm hiểu nhan đề
- HS lắng nghe
GV, ghi chép vào
vở
- HS lắng nghe nhiệm vụ của GV
- HS thực hiện nhiệm vụ theo chỉ dẫn của giáo viên
mất, bà vợ cả đốt toàn bộ tư trang, thi từ của Tiểu Thanh Người đời sau quá thương cảm thế nên là mới gom góp một vài câu thơ lẻ của Tiểu Thanh và đặt tên cho phần thơ
đó là phần dư cảo (Phần: đốt, dư tức là phần còn sót lại sau khi đốt
=> phần dư cảo là những câu thơ lẻ còn sót lại)
- Kí: ghi chép sự việc
➔ Có ba cách hiểu về nhan đề: (1) Coi Tiểu Thanh kí là tên của một tập sách => Nguyễn Du đọc tập sách có tên là Tiểu Thanh kí (đúng về ngữ pháp nhưng sai về mặt lịch sử)
(2) Coi Tiểu Thanh kí là những ghi chép về nàng Tiểu Thanh => Đọc những ghi chép về nàng Tiểu Thanh
(3) Coi “Độc” và “kí” là 2 động
từ, theo đó được hiểu “Đọc về Tiểu Thanh rồi ghi lại những cảm xúc”
=> Loại bỏ cách hiểu số 1, chấp nhận cách hiểu số 2 và 3
II Khám phá văn bản
1 Tìm hiểu nội dung
a Hai câu đề
* Tây Hồ hoa uyển tận thành khư
- Cặp tiểu đối:
+ Tây Hồ hoa uyển: Cảnh sắc Tây
Hồ, cảnh đẹp Tây Hồ
+ Tận thành khư: Biến thành gò hoang hết thảy
- Sự đối nghịch giữa quá khứ và hiện tại, giữa cảnh đẹp với sự chết chóc, hoang tàn Nguyễn Du đứng ở thực tại để gợi tìm, suy ngẫm về quá khứ Đồng thời, phần nào gợi nhắc
Trang 7nhóm để lên trả lời cho
từng câu hỏi thuộc về
nhóm đó Nhóm nào trả lời
tốt sẽ cộng điểm
Bước 3: Báo cáo kết quả
hoạt động và thảo luận:
- HS trả lời câu hỏi
- HS nhận xét lẫn nhau
Bước 4 : Đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ:
- GV tiến hành nhận xét,
sửa đổi, bổ sung cho học
sinh theo hướng khích lệ,
tích cực
- Dẫn nhập vào phần tiếp
theo
- HS lắng nghe, ghi chép vào vở
tới Tiểu Thanh, một người có hồng nhan nhưng bạc mệnh
* Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
- Minh giải:
+ Độc điếu: Xót thương trong cô độc
+ Nhất chỉ thư: Thư (sách, giấy); chỉ (từ chỉ loại) => Tở giấy, mảnh giấy + Song tiền: Không phải vị trí Nguyễn Du đứng mà là vị trí của
“nhất chỉ thư”
=> Cách dịch của cụ Vũ Tam Tập
là cực chuẩn: “Thổn thức bên song mảnh giấy tàn”
* Tính Logic giữa câu 1 và 2
- Về mặt nội dung, dễ nhận thấy câu
1 nhắc tới cảnh đẹp Tây Hồ, thắng cảnh nổi tiếng ở Hàng Châu (Trung Quốc), là địa danh gắn liền với cuộc đời và số phận cụ thể Tiểu Thanh –
“đối tượng” được tác giả xót thương trong câu 2 => Mạch nối tiếp
- Về mặt cấu tứ, là sự đồng hiện của quá khứ và thực tại trong xúc cảm của nhà thơ Cảnh đẹp Tây Hồ huy hoàng của quá khứ trải qua biến thiên dâu bể, giờ đây đổ nát hoang tàn Giờ đây, tác giả ngậm ngùi xót thương cho số phận của kẻ tài hoa bạc mệnh ngày trước
* So sánh nguyên tác và bản dịch
- Bản dịch của cụ Vũ Tam Tập trong
câu hai: “Thổn thức bên song mảnh giấy tàn” là chưa đạt
- Việc bỏ sót, làm mất đi từ “điếu”
và thay “thổn thức” vào trong bản dịch thơ đã đã làm cho tính chất nội hàm của câu thơ nhẹ đi, mất đi lớp
Trang 8nghĩa quan trọng của điếu là
“thương xót, viếng người đã chết”
- Trong khi đó, “thổn thức” được
hiểu là trạng thái xúc động, khóc nhưng chưa rõ mục đích cụ thể là viếng hồn nàng Tiểu Thanh
C Luyện tập (5p)
- Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để thực hiện bài tập GV giao
- Nội dung: Tổ chức làm trắc nghiệm trực tiếp trên lớp
- Sản phẩm học tập: Kết quả của HS
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra
Câu 1: Tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí được sáng tác trong bối cảnh nào?
A Trước khi đi sứ
B Sau khi đi sứ
C Trong khi đi sứ
Câu 2: Tiểu Thanh mất vào năm bao nhiêu tuổi?
A 16 tuổi
B 17 tuổi
C 18 tuổi
D 19 tuổi
Câu 3: Đâu là cách hiểu chưa chính xác về nhan đề tác phẩm?
A Nguyễn Du đọc những ghi chép về nàng Tiểu Thanh
B Nguyễn Du đọc tập sách có tên là “Tiểu Thanh kí”
C Nguyễn Du đọc về Tiểu Thanh rồi ghi chép lại cảm xúc
Câu 4: Cặp đối ý trong trong hai câu đề là?
A “Tây Hồ hoa uyển” và “độc điếu song tiền”
B “Tận thành khư” và “nhất chỉ thư”
C “Tây Hồ hoa uyển” và “tận thành khư”
D “Độc điếu song tiền” và “nhất chỉ thư”
Câu 5: Tính logic về mặt nội dung giữa câu 1 và câu 2 được thể hiện qua?
A Mạch đồng hiện
B Mạch nối tiếp
C Mạch thời gian
D Mạch cảm xúc
Trang 9Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV điều hành, quan sát
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi HS trả lời
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kết quả
Trang 10NGỮ VĂN 11 – BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG
Tiết: 60
VĂN BẢN 3: ĐỘC TIỂU THANH KÍ (Đọc truyện về nàng Tiểu Thanh)
Nguyễn Du
I Mục tiêu toàn bài
Sau bài học, HS hình thành và phát triển được:
1 Năng lực
a Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự quản bản thân trong thực hiện làm việc nhóm, tự đưa
ra cách giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập, tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề học tập của bản thân
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tăng cường khả năng thuyết trình, diễn giải trước đám đông Tích cực tương tác, giao tiếp với các bạn trong tổ/nhóm khi thực hiện các nhiệm
vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh tự đề ra các phương pháp phù hợp khi tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập dưới hình thức cá nhân hoặc nhóm, xử lí linh hoạt các tình huống nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập
b Năng lực đặc thù: Bài học góp phần phát triển năng lực văn học và năng lực ngôn
ngữ thông qua quá trình dạy, cụ thể:
- Nhận diện các biểu hiện, phân tích được giá trị của biện pháp tu từ đối qua tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí; đặc biệt nhấn mạnh phương diện đối về ý
- Lí giải và cảm nhận về tinh thần nhân đạo của tác giả thông qua tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí nói riêng và các sáng tác thơ ca chữ Hán của Nguyễn Du nói chung
- Nhận diện, so sánh được sự vênh lệch giữa nguyên tác và bản dịch
- Trên cơ sở những hiểu biết chung về tác giả và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du, vận dụng kinh nghiệm để đọc hiểu bài Độc Tiểu Thanh kí để tự thực hành đọc hiểu một
số bài thơ chữ Hán của ông
2 Phẩm chất
- Trân trọng tình cảm Nguyễn Du
- Cảm thương, xót xa cho số phận của nàng Tiểu Thanh
- Biết yêu mến, nâng niu, trân trọng, bảo vệ cái đẹp trong cuộc đời