1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược trồng người

10 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược trồng người
Tác giả Vũ Thị Kim Dung
Trường học Trường ĐHSP Hà Nội
Chuyên ngành Giáo dục Chính trị
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 33,91 KB

Nội dung

Một trong những giá trịđó là tư tưởng về con người và chiến lược “trồng người”.Tư tưởng Hồ Chỉ Minh là một bước phát triến mới của chủ nghĩa Mác - Lênin,được vận dụng một cách sảng tạo v

Trang 1

Mục lục

trang

Mở đầu 1

Nội dung 1

I Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người 1

II Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược trồng người 4

1 Cơ sở lí luận và thực tiễn 4

2 Tư tưởng cơ bản 7

3 Phương châm 8

4 Giải pháp 8

Kết luận 8

Trang 2

MỎ ĐÀU

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những luận điếm khoa học rộng lớn, sâu sắc và phong phú trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tư tưởng của Người là một kho tàng những giá trị nhân văn cao cả Một trong những giá trị

đó là tư tưởng về con người và chiến lược “trồng người”

Tư tưởng Hồ Chỉ Minh là một bước phát triến mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, được vận dụng một cách sảng tạo vào thực tiên giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chỉ Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội vù giải phỏng con người Trong đó, vấn đề con người là vấn

đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người.

Vũ Thị Kim Dung Khoa Giáo dục Chính trị - Trường ĐHSP Hà Nội

NỘI DUNG T Tư tưởng Hồ Chí

Minh về con người.

Truủc hết là tư tưởng về con người Hồ Chí Minh cho rằng con người vừa tồn tại vừa tư cách cá nhân, vừa là thành viên của gia đình và của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú Người đã nêu một định nghĩa về con người: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn Nghĩa rộng là đồng bào cả nước Đó là nhân dân Việt Nam, những con người lao động nghèo khổ bị

áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc, là dân tộc Việt Nam đang

bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân, mở rộng hơn nữa là những “người nô lệ mất nước”,

“người cùng khổ”, là cả loài người” Quan điểm đó thể hiện ở chỗ: Theo Hồ Chí Minh, không có con người trừu tượng, mà là con người cụ thể Con người ở đâu và lúc nào cũng không tồn tại một chiều, mà ở nhiều bình diện với nhiều chiều khác nhau, trong các mối quan hệ khác nhau Đúng như các nhà kinh điển đã nói “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” Đó là quan hệ với tộc loại, quan hệ với cộng đồng, với nhóm dân cư, với người thân trong gia đình, với xóm giềng và với bản thân mình Ngoài quan

hệ xã hội, còn có quan hệ với thiên nhiên - tự nhiên, với môi trường trong các quan hệ

đó, còn xem xét vị trí chủ động hay thụ động, chủ thể hay khách thể; quản lý hay bị quản lý

Suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, vấn đề giải phóng dân tộc, đem lại tự do, hạnh phúc cho con người và xây dựng, rèn luyện, giáo dục con người, bao giờ cũng là trung tâm của tư duy và mục tiêu của mọi hoạt động yêu nước và cách mạng của

Hồ Chí Minh Con người tự do và tụ’ do hạnh phúc của con người, đó là mục tiêu cao

cả nhất và thường xuyên nhất mà Hồ Chí Minh đã cống hiến trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Hồ Chí Minh luôn tin tưởng vững chắc vào khả năng và phẩm giá tốt đẹp của con người Người luôn luôn tôn trọng và nâng niu, khuyến khích mặt tốt, mặt thiện của con người Người nói “Mỗi con người đều có cái thiện và cái ác trong

Trang 3

lòng, ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng” Neu như Khổng Tử coi

“Nhân chi sơ tính bồn thiện” và Tuân Tử coi “Nhân chi sơ tính bổn ác”, thì Người lại cho “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn” và Người cho rằng hiền hay dữ “phần nhiều do giáo dục mà nên”

Xem xét, đánh giá con người trong các mối quan hệ xã hội - lịch sử cụ thể; nhân ái, tin tưởng và khoan dung đối với con người; tất cả vì con người và do con người; thực hiện giải phóng con người bắt đầu từ giải phóng dân tộc; coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng Đó là đặc trưng của tư tưởng Hồ Chí Minh vì con người Đó là vị trí, vai trò của con người và chiến lược trồng người

Hồ Chí Minh có một lòng tin mãnh liệt và vô tận đối với nhân dân, đối với những con người bình thường được hình thành rất sớm Từ những năm tháng Người bôn ba tìm đường cứu nước, thâm nhập, lăn lộn, tìm hiểu thực tế cuộc sống và tâm tư của những người dân lao động trong nước và nước ngoài Người đã khẳng định: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương ẩn giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét, và sẽ bùng no một cách ghê gớm khi thời cơ đến” Tin vào quần chúng, theo quan điểm của

Hồ Chí Minh, đó là một trong những phẩm chất cơ bản của người cộng sản Và đây cũng chính là chỗ khác căn bản, khác về chất, giữa quan điểm của Hồ Chí Minh với quan điểm của các nhà Nho yêu nước xưa kia (kể cả các bậc sĩ phu tiền bối gần thời với

Hồ Chí Minh) về con người Neu như quan điểm của Hồ Chí Minh: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết toàn dân”, thì các nhà Nho phong kiến xưa kia mặc dù có những tư tưởng tích cực

“lấy dân làm gốc”, mặc dù cũng chủ trương “khoan thư sức dân”, nhưng quan điểm của

họ mới chỉ dừng lại ở chỗ coi việc dựa vào dân cũng như một “kế sách”, một phương tiện để thực hiện mục đích “trị nước”, “bình thiên hạ” Ngay cả những bậc sĩ phu tiền bối của Hồ Chí Minh, tuy là những người yêu nước một cách nhiệt thành, nhưng họ chưa có một quan điểm đúng đắn và đầy đủ về nhân dân, chưa có đủ niềm tin vào sức mạnh của quần chúng nhân dân Quan điểm tin vào dân, vào nhân tố con người của Người thống nhất với quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin: “Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử”

Tin dân, đồng thời lại hết lòng thương dân, tình thương yêu nhân dân của Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâu xa từ trong truyền thống dân tộc, truyền thống nhân ái ngàn đời của người Việt Nam Cũng như bao nhà Nho yêu nước khác có cùng quan điểm “ái quốc là ái dân”, nhưng điểm khác cơ bản trong tư tưởng “ái dân” của Người là tình thương ấy không bao giò' dừng lại ở ý thức, tư tưởng mà đã trở thành ý chí, quyết tâm thực hiện đến cùng sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại cần lao, xóa bỏ đau khổ, áp bức bất công giành lại tụ' do, nhân phẩm và giá trị làm

người cho con người Ớ Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước gắn bó không tách rời với

Trang 4

chủ nghĩa quốc tế chân chính Tình thương yêu cũng như toàn bộ tư tưởng về nhân dân của Người không bị giới hạn trong chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà nó tồn tại trong mối quan hệ khăng khít giữa các vấn đề dân tộc và giai cấp, quốc gia với quốc tế Yêu thương nhân dân Việt Nam, Người đồng thời yêu thương nhân dân các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới Trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi trọng sức mạnh đoàn kết toàn dân và sự đồng tình ủng hộ to lớn của bè bạn khắp năm châu, của cả nhân loại tiến bộ Người cũng xác định sự nghiệp cách mạng của nước ta là một

bộ phận không thể tách rời trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng nhân loại trên phạm vi toàn thế giới

Tóm lại: Quan niệm về con người, coi con người là một thực thế thong nhất của

"cải cả nhản" và "cải xã hội", con người tồn tại trong mối quan hệ biện chứng giừa cả nhân với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con người, tin tưởng tuyệt đoi ở con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội vù giải phóng chính bản thân con người, đó chỉnh là những luận điếm cơ bản trong

tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh Xuất phát từ những luận điếm đủng đắn đó, trong khi lãnh đạo nhản dân cả nước tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dãn tộc và xây dựng đất nước, Hồ Chỉ Minh luôn tin ở dân, hết lòng thương yêu, quý trọng nhản dân, biết tô chức vù phát huy sức mạnh của nhân dân Tư tưởng về con người của Người thông qua thực tiên cách mạng của Người thông qua thực tiên cách mạng đã trở thành một sức mạnh vật chất to lớn và là nhân to quyết định thắng lọi của chỉnh sự nghiệp cách mạng ấy.

Tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh dựa trên thế giới quan duy vật triệt để

của chủ nghĩa Mác - Lênin Chính vì xuất phát từ thế giới quan duy vật triệt để ấy, nên khi nhìn nhận và đánh giá vai trò của bản thân mình (với tư cách là lãnh tụ), Người không bao giờ cho mình là người giải phóng nhân dân Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, người cán bộ (kể cả lãnh tụ) chỉ là “đầy tó' trung thành” có sứ mệnh phục vụ nhân dân, lãnh tụ chỉ là người góp phần vào sự nghiệp cách mạng của quần chúng Tư tưởng này đã vượt xa và khác về chất so với tư tưởng “chăn dân” của những người cầm đầu nhà nước phong kiến có tư tưởng yêu nước xưa kia Và đây, cũng chính là điều đã làm nên chủ nghĩa nhân văn cao cả ở Hồ Chí Minh, một chủ nghĩa nhân văn cộng sản trong cốt cách của một nhà hiền triết phương Đông

Con người Việt Nam đang là trung tâm trong “chiến lược phát triến toàn diện”; đang là động lực của công cuộc xây dựng xã hội mới với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”

II Tư tưỏng Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng ngưòi”.

1 Cơ sở lí luận và thực tiễn

Neu như luận điểm về con người là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của tư tưởng Hồ Chí Minh, thì vấn đề ‘trồng người” lại chiếm vị trí quan trọng trong luận điểm xuyên suốt ấy

Trang 5

và hành động của Người trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Ngay từ khi còn tìm đường cứu nước, trong tác phẩm “bản án chế độ thực dân”, từ năm 1925, Người đã lên án thực dân Pháp “Không những đầu độc nhân dân An Nam bằng rượu và thuốc phiện, mà còn thi hành chính sách ngu dân để trị” Khi chưa giành được chính quyền, Người đã chủ trương “Khi cách mạng thành công, sẽ thực hiện nền giáo dục cách mạng” Người cho “hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” Thấy trước vai trò quan trọng của giáo dục trong việc “trồng người”, Người khát khao biến khát vọng “khai dân trí” của cha ông thành hiện thực và đưa sự nghiệp “trồng người” trở thành sự nghiệp chiến lược Sau cách mạng tháng 8 -1945 thành công, nào là thù trong, giặc ngoài, nào là chết đói, mà Người vẫn đế “giặc dốt” ở trên “giặc ngoại xâm” Ngày 03/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ bàn sáu vấn đề cấp bách của Nhà nước Việt Nam non trẻ, Người để “nạn dốt” là vấn đề thứ hai, chỉ xếp sau nạn đói Người nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và Người đề nghị mở một “Chiến dịch chống nạn mù chữ” Có thể nói từ khi giành được chính quyền, Người đã thực hiện

sự nghiệp “khai dân trí” rộng lớn và đều khắp chưa từng có trong lịch sử nước ta Sự nghiệp đó đã thu được thành công hết sức to lớn, mặc dù sự nghiệp đó được tiến hành trong điều kiện chiến tranh ác liệt Trong thư gửi cho học sinh tháng 9/1945, Người viết

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” Qua mấy dòng ngắn ngủi, chúng ta đủ thấy Người đánh giá vai trò lớn lao của giáo dục đào tạo và lợi ích của việc học tập như thế nào Trong các bài nói, bài viết, Người đưa ra nhiều vấn đề mà sau này chúng ta khái quát lại là mục tiêu giáo dục và nguyên lý giáo dục Đối với học sinh phổ thông Người dạy “cần xây dựng tư tưởng dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân” Với cán bộ Người dạy “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tố quốc và nhân loại ”; nếu như ông cha ta bảo “muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, thì Người khuyên các thầy cô giáo “phải yêu dân, yêu học trò, gần gũi cha mẹ học trò” Người khuyên “Học phải đi đôi với hành, lý luận phải đem ra thực hành, giáo dục ở nhà trường và gia đình có quan hệ với nhau, nhà trường phải gắn với thực tế của nước nhà” Đánh giá vai trò học tập ở trường, Người nói “Sự học tập ở trong trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên và tương lai của thanh niên tức là tương lai của nước nhà” Trong mưa bom bão đạn của những năm chống Mỹ cứu nước, Người vẫn luôn luôn quan tâm đến chiến lược “trồng người” Trong thư cuối cùng, Người gửi cho ngành giáo dục ngày 15/10/1968, Người căn dặn “Dù gian khổ đến đâu, thầy và trò cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt”, trong thư, Người còn dặn “Thầy

và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tố quốc, yêu Chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng ” Đen lúc đi xa, chiến lược “trồng người”

Trang 6

vẫn cứ đeo bám Người Trong di chúc, Người dặn toàn Đảng rằng “Bồi dưỡng thệ hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết” Với tư tưởng tất cả vì con người và với chiến lược “trồng người” Hồ Chí Minh đã bồi dưỡng nhân tài, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực “vì sự nghiệp trăm năm phải trồng người” Người rất coi trọng trí thức, quý trọng người lao động trí óc Người xem trí thức văn hoá là cái

“chìa khoá” đế nhân dân lao động thực hiện vai trò làm chủ của mình Cả cuộc đời vĩ đại và thanh cao của Người là dành cho dân, cho nước, cho dân tộc và nhân loại Người

“Chỉ có một ham muốn, ham muốn tốt bậc, là làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” Bây giờ “ai cũng được học hành” rồi Tuy nhiên để “phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân” nói cách khác là để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới thì việc dạy và học của chúng ta chưa như mong muốn của Người Đảng đã coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu rồi nhưng các ngành, các cấp, toàn xã hội phải nỗ lực hơn nữa đế giáo dục đào tạo thực sự là “quốc sách hàng đầu” đế đền đáp và thảo lòng mong muốn của Người lúc sinh thời

Nhằm thực hiện được ý tưởng cao đẹp giải phóng con người, đem lại sự tự do, hạnh phúc cho con người thì phải xây dựng, kiến thiết được xã hội không còn chế độ người bóc lột người, Hồ Chí Minh và các đồng chí của mình trên bước đường cứu nước

đã nhận thức được và có quyết tâm hiện thực được trên quê hương của mình đó là chế

độ xã hội chủ nghĩa Chế độ xã hội chủ nghĩa không phải do lực lượng nào ban phát cho,

nó là sản phẩm của chính con người - con người mang tố chất xã hội chủ nghĩa Hồ Chí Minh đã chỉ ra:

Muốn có xã hội chủ nghĩa phải cỏ con người xã hội chủ nghĩa Muốn

có người xã hội chủ nghĩa phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

Người coi việc ươm trồng được những con người xã hội chủ nghĩa, việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là công việc trọng đại của đất nước, của dân tộc, của Đảng

Ngày 13/9/1958, nói chuyện với Hội nghị giáo dục toàn quốc trong bối cảnh miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa và đấu tranh thực hiện thống nhất đất nước, Người đã nêu

ra thông điệp:

Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.

Thông điệp của Hồ Chí Minh có ý nghĩa vĩnh hằng trong đời sống kinh tế văn hóa của đất nước, của dân tộc, nó mang một ý nghĩa cao cả, sâu sắc

Người đề cập đến “việc trồng người” là vì lợi ích của nhân dân, của chính con người, vì thắng lợi Chủ nghĩa xã hội mà Người tiến hành để đem lại sự tự do, hạnh phúc cho nhân dân

Trang 7

Sau khi nêu ra thông điệp này, Hồ Chí Minh đã có lời nhắn nhủ tha thiết sau đây với cán bộ giáo dục, cũng là lời nhắn nhủ với toàn dân tộc: “Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang Mong mọi người cố gắng làm tròn nhiệm vụ”

Trong chiến lược “trồng người” mà Hồ Chí Minh mang hết tâm lực thực hiện, Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề chuẩn bị của Đảng, của chính quyền mới Hồ Chí Minh coi cán bộ là cái gốc của mọi công việc, đó là những người đem chính sách của Đảng, của chính phủ giải thích cho dân chúng hiếu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình của của dân chugns báo cáo lại cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đạt chính sách

cho đúng Người khẳng định: “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cánbộ tốt hay kém”

Với quan điểm con người là vốn quý nhất, Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể, có vốn mới làm ra lãi Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán

bộ tốt thì thành công, tức là có lãi, không có cán bộ tốt thì hởng viêc, tức là lồ vốn” Đầu

tư cho sự nghiệp trồng người, đầu tư cho công tác cán bộ là sự đầu tư sáng suốt nhất, có lãi nhất Đó là một tư tưởng lớn của kinh tế học đào tạo ngày nay Trong vấn đề cán bộ,

Hồ Chí Minh rất chăm lo xây dựng cho đất nước một đội ngũ trí thức cách mạng, người nhấn mạnh “Tri thức là vốn quý báu của dân tộc Ờ nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế” Một chiến lược trồng người, chiến lược giáo dục, chiến lược cán bộ đưa đất nước tới sự phát triển bền vững và toàn diện bao giờ cũng phải chứa đựng trong nó một kế hoạch hiện thực về phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài của quốc gia Ket tinh các ý tưởng tinh hoa của tiền nhân, Hồ Chí Minh sau khi lãnh đạo nhân dân giành được độc lập đã quan tâm vấn đề chọn người tài để kiến thiết quốc gia: “Kiến thiết ngoại giao, kiến thiết kinh tế, kiến thiết quân sự, kiến thiết giáo dục” Chiến lược con người Việt Nam mới mà Hồ Chí Minh vạch ra đặt trên nền tảng hệ giá trị đạo làm người Hệ giá trị này kết tinh đạo lí của dân tộc và cập nhật các nhân cách của thời đại mới

Hồ Chí Minh xác định con người dù ở tầng lớp nào, làm nghề nghiệp gì, sự hoạt động trong xã hội đều chia làm ba mặt quan hệ “Đối với bản thân, đối với người khác và đối với công việc” Hồ Chí Minh đưa khái niệm “Trung - Hiếu” vốn là các khái niệm sâu đậm trong tâm thức người Việt Nam đến một chất mới phù hợp với chế độ dân chủ cộng hòa Người cho rằng đạo đức của chế độ mới cao rộng hơn không phải chỉ có hiếu với bố mẹ mà trung với nước, hiếu với dân Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến các giá trị tình nghĩa trong đạo làm người Đó là các giá trị cốt lõi trong đời sống dân tộc: “Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa Neu thuộc bao nhiêu sách mà không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin Hồ Chí Minh xây dựng hệ thống “Ngũ thường” mới cho dân tộc Việt Nam Ke thừa Khổng học, biết chắt lọc các tinh hoa và đặt vào hoàn cảnh của một đất nước phải tiến hành cuộc kháng chiến chống bọn xâm lược, xây dựng đời sống mới “Nhân - Nghĩa - Trí - Dũng - Liêm” Ngũ

Trang 8

thường của nho gia là ngũ thường phục vụ cho trung hiếu hạn hẹp, thủ cựu còn ngũ thường của Hồ Chí Minh là phục vụ cho đất nước, cho nhân dân, cho cách mạng: Trung với nước, Trung với Đảng, Hiếu với dân Hồ Chí Minh mong dân tộc từ bỏ những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô mà chế độ thực dân đã đầu độc Mong mỗi người Việt Nam, cả dân tộc Việt Nam phải lấy “cần, kiệm, liêm, chính” là phương châm sống trong cuộc sống mới

Người xác định thế hệ trẻ là người chủ của nước nhà, Người mong họ phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của đất nước Phương pháp giáo dục mà Hồ Chí Minh kiên trì và khuyến khích cho các đồng chí của mình cùng làm theo là phương pháp giúp cho mỗi người thấy được viễn cảnh sán lạn, quyết tâm tu dưỡng làm theo điều thiện, điều tốt

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược con người: Đó là việc phải coi con người là tung tâm của quá trình phát triển, đó là việc các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục phải lấy chữ Nhân làm gốc, phải coi “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân”, phải giáo dục cho toàn dân, đặc biệt là cho thế hệ trẻ thành những người có các phẩm chất Trung - Hiếu, Tình - Nghĩa, Nhân - Chí - Dũng, cần - Kiệm - Liêm - Chính

và có năng lực sáng tạo trong học tập, lao động vươn lên đạt những đỉnh cao trong khoa học kĩ thuật

2.Tư tưởng cơ bản:

- Giáo dục lí tưởng Cách mạng: Bồi dưỡng thanh niên có nhận thức đúng đắn về Chủ nghĩa xã hội, nâng cao ý chí phấn đấu vì lí tưởng cao cả là độc lập dân tộc và tiến lên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta Giáo dục thanh thiếu niên thấm nhuần sâu sắc lí tưởng giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng hạnh phúc

- Giáo dục đạo đức cách mạng: Hồ Chí Minh coi đạo đức là cái gốc, là vấn đề có ý nghĩa quyết định của việc xây dựng con người mới Đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Tố quốc, với Đảng và hiếu với nhân dân Đạo đức cách mạng là ra sức thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và khiêm tốn giản dị Đạo

Trang 9

đức cách mạng là tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, trí tuệ của tập thể, của nhân dân

và kiên quyết đấu tranh trù’ bỏ chủ nghĩa cá nhân

- Giáo dục kinh tế, văn hóa và nghề nghiệp: Nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, không chịu lùi bước trước mọi khó khăn, gian khó Xây dựng tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân vì lợi ích Tổ quốc Phát huy truyền thống lao động cần cù, tinh thần hiếu học của cha ông

- Giáo dục sức khỏe, thể chất: Giáo dục đức, trí, thể, mĩ Pháp đầu độc người Đông Dương bằng cồn và thuốc phiện, không đủ cơm ăn, không đủ áo mặc, thất học, đau ốm, chết chóc

3.Phương châm: Ket hợp chặt chẽ học với hành, lí luận với thực tiễn Ket hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục Phát huy ý thức tự giác giáo dục, tự rèn luyện

và lấy gương người tốt việc tốt để giáo dục (Xác định rõ mục đích học, tự mình lao động và tạo điều kiện cho việc tự học suốt đời, tự học thành công phải có kế hoạch sắp xếp thời gian, bền bí kiên trì thực hiện đến cùng không lùi bước, triệt để tận dụng mọi hoàn cảnh, phương tiện và hình thức, học đến đâu thực hành đến đó, tập hợp thanh niên trong các tố chức đoàn thế xã hội)

4.Giải pháp:

- Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới chương trình và nội dung giáo dục

- Tiếp thu, quán triệt phương trâm, phương pháp giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp giáo dục văn hóa với lao động sản xuất, khoa học kĩ thuật kết hợp quản lí giữa gia đình, nhà trường và xã hội

- Xác định tổ chức Đoàn, tổ chức Hội thực sự vững mạnh đi đôi với việc tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh để giáo dục thanh niên

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước đối với công tác qunr lí giáo dục thanh niên và có chính sách giáo dục đúng đắn với sự nghiệp “trồng người” theo tư tưởng Hồ Chí Minh

KÉT LUẬN

Tấm lòng Hồ Chí Minh luôn hướng về con người Người yêu thương con người, tin tưởng con người, tin và thương yêu nhân dân, trước hết là người lao động, nhân dân mình và nhân dân các nước Với Hồ Chí Minh, “lòng thương yêu nhân dân, thương yêu nhân loại” là “không bao giờ thay đổi” Người có một niềm tin lớn ở sức mạnh sáng tạo của con người Có lẽ bởi thế mà “chiến lược trồng người” của Hồ Chí Minh đã trở thành một trong những đề tài chủ yếu trong nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh

Danh mục tài liệu tham khảo

1 Tạp chí Khoa học chính trị, số 2 - 1998

Trang 10

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên Đoàn Nam Đan NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2002

3 Danh nhân Hồ Chí Minh Nhóm biên soạn

NXB Lao động xã hội Hà Nội 9 - 2000

4 Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh Bộ giáo dục đào tạo

NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 2005

Ngày đăng: 10/02/2024, 11:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w