Tuy nhiên, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc vẫn còn những tồn tại, hạn chế như tình trạng đầu tư XDCB còn phân tán, dàn trải, kém hiệu quả; một số đơn
Trang 1HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
VŨ TRƯỜNG KHÁ
QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI CÁC ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG
KHU VỰC PHÍA BẮC VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 62.34.02.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2017
Trang 2TẠI HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS Trần Trung Tín
2 PGS TS Đặng Văn Du
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án
cấp Học viện, họp tại Học viện Tài chính
Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Tài chính
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Biên giới quốc gia có vai trò đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh (QP-AN), kinh tế, văn hóa, xã hội Bảo đảm giữ vững QP-AN, ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội dọc tuyến biên giới để phát triển kinh tế đất nước là nhiệm
vụ quan trọng của toàn đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó Quân đội là nòng cốt Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc Quân đội tham gia xây dựng và phát triển kinh tế xã hội (KT-XH), củng cố QP-AN trên các địa bàn chiến lược, vùng đặc biệt khó khăn dọc theo tuyến biên giới, các Khu kinh tế quốc phòng (KTQP) đã được hình thành Khu KTQP là một mô hình đặc biệt với nhiều mục tiêu đan xen như: phát triển KT-XH, ổn định chính trị, kết hợp chặt chẽ kinh tế- quốc phòng- an ninh… Để thực hiện được các mục tiêu trên, Bộ Quốc phòng (BQP) thành lập các Đoàn KTQP đứng chân trong Khu KTQP, nhằm xây dựng các cụm dân cư tập trung tương đối phát triển về KT-XH, QP-AN dọc tuyến biên giới, tạo vành đai biên giới an toàn trong thế trận toàn dân bảo vệ Tổ quốc
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước và BQP, các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc thuộc BQP Việt Nam đã được đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) với khối lượng lớn, bảo đảm nơi ăn, ở, sinh hoạt, huấn luyện của bộ đội và được ngân sách nhà nước (NSNN) đầu tư xây dựng các công trình trạm, trường, đường nhằm phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân địa phương trong các Khu KTQP
Tuy nhiên, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc vẫn còn những tồn tại, hạn chế như tình trạng đầu tư XDCB còn phân tán, dàn trải, kém hiệu quả; một số đơn vị chưa chú trọng trong công tác chuẩn bị đầu tư như việc lập dự án, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật; việc thẩm định, phê duyệt dự án; còn hiện tượng đề nghị cấp phát thanh toán chưa theo đúng khối lượng hoàn thành, nghiệm thu thanh toán chưa theo thực tế thi công; việc quyết toán vốn đầu tư các dự
án hoàn thành chưa kịp về thời gian theo quy định
Để góp phần giải quyết các hạn chế trên nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư
XDCB, đề tài luận án: “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các Đoàn kinh
tế quốc phòng khu vực phía Bắc Việt Nam” là cần thiết, có ý nghĩa về lý luận và
thực tiễn trong tình hình hiện nay
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Trong thực tế, đã có một số đề tài, luận án nghiên cứu về lĩnh vực KTQP, Khu KTQP và quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN Mỗi công trình nghiên cứu đã tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau và với các mục tiêu nghiên cứu khác nhau Những công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án về lĩnh vực KTQP, Khu KTQP cho thấy bức tranh chung về sự cần thiết và vai trò quan trọng của việc xây dựng và phát triển
Trang 4Khu KTQP, quá trình hình thành các Đoàn KTQP Những vấn đề được đề cập trong các công trình trên là nguồn tài liệu phong phú cho tác giả tiếp tục nghiên cứu và vận dụng Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực KTQP, Khu KTQP, Đoàn KTQP ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, các công trình trên còn thiếu và trống một mảng là nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP Bên cạnh
đó hầu hết các công trình nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN được nhìn nhận từ phía những quy định của Nhà nước đối với hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB ở các Bộ, các ngành, các địa phương, chưa đi sâu nghiên cứu quản lý vốn đầu
tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc thuộc BQP Việt Nam với các chủ thể quản lý vốn mang tính đặc thù cao trong lĩnh vực KTQP
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án
* Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đề ra các giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc Việt Nam
* Nhiệm vụ
- Luận giải các vấn đề lý luận cơ bản về vốn đầu tư XDCB và quản lý vốn đầu
tư XDCB đối với các Đoàn KTQP
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB tại một số Đoàn KTQP, trên cơ sở đó đưa ra các hạn chế về quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc Việt Nam
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc Việt Nam trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án
* Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP Việt Nam
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về vốn đầu tư XDCB và quản lý vốn đầu tư
XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc Việt Nam
Phạm vi về không gian và thời gian: Nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư XDCB đối
với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc Việt Nam từ khi mới thành lập Tập trung phân tích số liệu giai đoạn 2011-2015, giải pháp đề ra đến năm 2020 và những năm tiếp theo
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp luận là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Tùy từng nội dung cụ thể, luận án sử dụng kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu như: phương pháp tổng hợp phân tích, khảo sát, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn
Trang 56 Những điểm mới của luận án
- Từ việc hệ thống hóa lý luận về kết hợp kinh tế với quốc phòng, Khu KTQP, vốn đầu tư XDCB, luận án đã đưa ra khái niệm về Đoàn KTQP, vốn đầu tư XDCB của Đoàn KTQP; khái niệm, đặc điểm, nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB đối với Đoàn KTQP Chỉ rõ các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu
tư XDCB đối với các Đoàn KTQP
- Luận án đã tổng hợp, phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc Việt Nam, từ đó chỉ rõ những hạn chế trong quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc trong thời gian vừa qua
- Căn cứ vào lý luận và thực tiễn, luận án đã đưa ra tám giải pháp góp phần tăng cường và hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc trong thời gian tới
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về Đoàn kinh tế quốc phòng và quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản đối với các Đoàn kinh tế quốc phòng
Chương 2: Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các Đoàn
kinh tế quốc phòng khu vực phía Bắc Việt Nam
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với
các Đoàn kinh tế quốc phòng khu vực phía Bắc Việt Nam
Chương 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG
VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI CÁC ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG
1.1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG VÀ VỐN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG
1.1.1 Tổng quan về Khu kinh tế quốc phòng và Đoàn kinh tế quốc phòng
1.1.1.1 Khu kinh tế quốc phòng
Khu KTQP là một mô hình mới trong đường lối kết hợp kinh tế với quốc phòng và xây dựng thế trận QP-AN ở nước ta, đây là mô hình với nhiều mục tiêu đan xen Có một số quan niệm về Khu KTQP:
Theo từ điển Bách khoa quân sự do nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản
năm 2004: “Khu KTQP là vùng lãnh thổ và dân cư thuộc các xã đặc biệt khó khăn,
vùng sâu, vùng xa trên địa bàn chiến lược, biên giới, ven biển, được đầu tư xây dựng phát triển kinh tế gắn với quốc phòng - an ninh theo quyết định số 277/QĐ-TTg ngày 31/3/2000 của Thủ tướng chính phủ; do Quân đội đảm nhiệm, lấy đơn vị KTQP làm nòng cốt”
Trang 6Trong quy chế hoạt động của các Đoàn KTQP ban hành theo Quyết định số 133/2004/QĐ-QP ngày 21/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đưa ra khái niệm:
“Khu KTQP là tên gọi tắt của dự án Khu KTQP, do Bộ Quốc phòng làm chủ quản đầu tư hoặc khu vực được Bộ Quốc phòng xác định, có các Đoàn KTQP đứng chân, nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng
xa, gắn với thế trận quốc phòng an ninh trên các địa bàn chiến lược biên giới”
1.1.1.2 Đoàn kinh tế quốc phòng
Mục tiêu xây dựng các Khu KTQP là nhằm phát triển KT-XH, xoá đói, giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, kết hợp với bảo đảm QP-AN ở địa bàn chiến lược biên giới đất liền, biển đảo, trên cơ sở
bố trí lại dân cư theo quy hoạch sản xuất, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở địa phương vững mạnh, hình thành các làng xã biên giới, tạo vành đai biên giới vững chắc trong thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc Để thực hiện được mục tiêu này, các đơn vị quân đội hoạt động trong Khu KTQP được thành lập Đó là các Đoàn KTQP
Như vậy, có thể hiểu: “Đoàn kinh tế quốc phòng là một loại hình đơn vị quân
đội đặc thù, do Bộ Quốc phòng thành lập để triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của dự án Khu kinh tế quốc phòng”
Đoàn KTQP có tên gọi dưới dạng phiên hiệu quân sự, ký hiệu bằng “chữ số”
do BQP quy định
1.1.1.3 Mối quan hệ giữa Khu kinh tế quốc phòng và Đoàn kinh tế quốc phòng
Khu KTQP và Đoàn KTQP có mối quan hệ:
- Về lực lượng: Trong Khu KTQP luôn tồn tại hai lực lượng cơ bản là lực lượng quân đội (cụ thể là Đoàn KTQP) và nhân dân địa phương Đảng và Nhà nước đã giao cho quân đội triển khai xây dựng đề án khu KTQP thì quân đội mà trực tiếp là Đoàn KTQP chủ trì thực hiện việc đó, tuy nhiên không hạ thấp vai trò của chính quyền, đoàn thể, nhân dân địa phương và các lực lượng khác có liên quan Cấp ủy đảng, chính quyền các xã là cơ quan lãnh đạo và quản lý nhà nước trên địa bàn Khu KTQP
- Về tư cách pháp nhân: Đoàn KTQP có tư cách pháp nhân trong việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng và quyết toán một bộ phận vốn đầu tư XDCB đầu tư vào Khu KTQP Khu KTQP là khu vực được đầu tư vốn, không có tư cách pháp nhân trong việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng và quyết toán vốn đầu tư XDCB Vốn đầu tư XDCB vào Khu KTQP, ngoài Đoàn KTQP còn có các lực lượng khác tiếp nhận, quản lý, sử dụng và quyết toán
Như vậy, Khu KTQP và Đoàn KTQP có quan hệ với nhau trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB
1.1.2 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Đoàn Kinh tế quốc phòng
1.1.2.1 Khái niệm
Vốn đầu tư XDCB của Đoàn KTQP là toàn bộ chi phí hợp pháp để tạo ra các công trình XDCB trong Khu KTQP, bao gồm chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí về thiết kế và xây dựng; chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí khác theo dự án đầu tư xây dựng Khu KTQP
Trang 71.1.2.2 Đặc điểm
- Vốn đầu tư XDCB của các Đoàn KTQP thường được đánh giá là không có khả năng thu hồi trực tiếp, có tác dụng chung cho sự phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên gới, hải đảo, vì vậy các thành phần kinh tế khác ít có khả năng đầu tư hoặc không muốn tham gia đầu tư
- Vốn đầu tư XDCB của các Đoàn KTQP cơ bản được hình thành từ các nguồn: (i) Nguồn vốn XDCB quốc phòng thường xuyên (ii) Nguồn vốn thuộc NSNN giao cho BQP và nguồn vốn khác
- Vốn đầu tư XDCB của các Đoàn KTQP cơ bản có nguồn gốc từ ngân sách, được cấp phát không hoàn lại, dùng để đầu tư các dự án vùng sâu, vùng xa, phần lớn các dự án sau khi hoàn thành được bàn giao cho địa phương quản lý, nên đây là nguồn vốn dễ bị thất thoát, lãng phí, cần phải được quản lý chặt chẽ
1.1.2.3 Nội dung và phương pháp xác định
Nội dung vốn đầu tư XDCB của Đoàn KTQP được thể hiện ở tổng mức đầu tư xây dựng và cơ cấu vốn trong thực hiện dự án đầu tư XBCB của Đoàn KTQP
- Tổng mức đầu tư xây dựng là chi phí dự tính của DA Khu KTQP được xác định theo quy định Tổng mức đầu tư là cơ sở để Đoàn KTQP lập kế hoạch và quản
lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng
- Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Đoàn KTQP: một DA đầu tư xây dựng Khu KTQP bao giờ cũng có một cơ cấu vốn bao gồm các loại vốn chủ yếu: vốn cho xây dựng; vốn thiết bị; vốn về chi phí dự phòng; vốn XDCB khác
1.1.2.4 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Đoàn kinh tế quốc phòng
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của các Đoàn KTQP được xem xét trên hai phương diện: hiệu quả tài chính và hiệu quả KT-XH, sau đó sử dụng các chỉ tiêu như: Hiệu suất vốn đầu tư; Hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; Hệ số huy động vốn đầu tư
để tiến hành phân tích
- Hiệu quả tài chính vốn đầu tư của các Đoàn KTQP là rất thấp, thậm chí bằng không vì khả năng phát triển kinh tế từ các công trình, dự án vùng sâu, vùng xa, miền núi là rất khó khăn
- Hiệu quả KT-XH vốn đầu tư của các Đoàn KTQP được đánh giá thông qua
chất lượng phục vụ cuộc sống; tình hình phát triển văn hóa, xã hội, ổn định chính trị,
bảo đảm AN-QP mà dự án mang lại cho khu vực KTQP và cho toàn xã hội
- Vận dụng một số chỉ tiêu để phân tích hiệu quả vốn đầu tư: Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Đoàn KTQP có thể sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư như: Hiệu suất vốn đầu tư; Hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; Hệ số huy động vốn đầu tư
Trang 81.2 QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI CÁC ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các Đoàn kinh tế quốc phòng
1.2.1.1 Khái niệm
Quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP là tổng thể các biện pháp, cách thức mà chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư XDCB các công trình, dự án Khu KTQP tác động vào quá trình phân bổ, cấp phát, sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đạt được mục tiêu phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo QP-AN vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo
Khái niệm trên cho thấy quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP là một bộ phận của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB trong Quân đội, có chủ thể quản
lý, đối tượng quản lý và mục tiêu quản lý
1.2.1.2 Đặc điểm
- Đặc điểm về chủ thể quản lý: Các chủ thể quản lý vốn đầu tư XDCB đối với
các Đoàn KTQP bao gồm các cơ quan chức năng BQP; Bộ tư lệnh (BTL) các Quân khu; Đoàn KTQP và các cơ quan chức năng của Nhà nước Mỗi cơ quan, đơn vị chức năng thực hiện quản lý ở từng khâu trong quy trình quản lý vốn đầu tư XDCB
- Đặc điểm về đối tượng quản lý: vốn đầu tư XDCB của các Đoàn KTQP được
cấp phát, quản lý theo kế hoạch với một quy trình chặt chẽ, là một nội dung trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN Tuy nhiên, nó có tính chất đặc thù, phức tạp của quá trình đầu tư XDCB trong Quân đội
- Đặc điểm về mục tiêu quản lý: Khác với quá trình quản lý vốn đầu tư vào
hoạt động sản xuất, đầu tư kinh doanh, quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP không vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà vì mục tiêu đảm bảo cho hoạt động đầu tư XDCB trong các Khu KTQP phát huy hiệu quả, hướng tới tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật góp phần phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo QP-AN vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo
1.2.2 Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các Đoàn kinh
tế quốc phòng
Quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý để điều khiển đối tượng quản lý nhằm sử dụng vốn đầu XDCB của Nhà nước có hiệu quả
Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP bao gồm rất nhiều các nội dung, các công việc diễn ra đồng thời và liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan, đơn vị Các nội dung cơ bản trong quản lý vốn đầu tư đối với các Đoàn KTQP bao gồm:
Trang 91.2.2.1 Kế hoạch hóa đầu tư và phân cấp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Khi kế hoạch hóa hoạt động đầu tư và phân cấp quản lý vốn đầu tư, Bộ Quốc phòng căn cứ vào Quyết định số 277/2000/QĐ-TTg ngày 31/3/2000, Quyết định số 43/2002/QĐ-TTg ngày 21/3/2002 và Quyết định số 1391/QĐ-TTg ngày 09/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng và phát triển các Khu KTQP đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, căn cứ vào các văn bản quy định về quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB của Nhà nước để:
- Xây dựng quy trình quy hoạch dự án đầu tư Khu KTQP
- Áp dụng các phương pháp quy hoạch lập dự án đầu tư vào Khu KTQP
- Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn đầu tư, quản lý vốn đầu tư XDCB vào
dự án Khu KTQP để các Đoàn KTQP và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện
1.2.2.2 Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
- Lập dự án đầu tư: Dự án đầu tư được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, dựa vào tính chất của ngành cần đầu tư và số vốn đầu tư của một dự án, các dự
án đầu tư được chia ra: Dự án quan trọng quốc gia; Dự án nhóm A; Dự án nhóm B;
Dự án nhóm C Dựa vào nguồn vốn đầu tư, các dự án được chia thành dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, nguồn vốn NSQP Dựa vào phân cấp quản lý, các dự án đầu
tư được chia thành dự án do Bộ Quốc phòng quản lý, dự án do địa phương các tỉnh trong Khu KTQP quản lý Nội dung cơ bản của dự án đầu tư bao gồm: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng; Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
- Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng BQP hoặc BTL Quân khu nếu được ủy quyền
1.2.2.3 Lập dự toán và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản
- Lập dự toán vốn đầu tư: Hàng năm, căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện
dự án trong đề án tổng thể xây dựng các Khu KTQP đã được phê duyệt, chủ đầu tư lập dự toán vốn đầu tư của dự án gửi cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để tổng hợp vào dự toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước Các dự án
do Đoàn KTQP làm chủ đầu tư thì Đoàn KTQP lập dự toán vốn đầu tư của dự án gửi
Bộ tư lệnh Quân khu trực thuộc để Quân khu tổng hợp vào dự toán ngân sách báo cáo BQP hoặc cơ quan quyết định đầu tư
- Phân bổ vốn đầu tư: Đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn đầu tư XDCB quốc phòng thường xuyên: Cục Tài chính- BQP chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng của BQP xem xét, báo cáo BQP dự kiến số phân bổ để tổng hợp chung vào dự toán ngân sách năm của BQP báo cáo Nhà nước Đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn ngân sách đầu tư tập trung của Nhà nước cấp qua kho bạc: Cục Kế hoạch
và Đầu tư- BQP chủ trì phối hợp với Cục Tài chính- BQP và các cơ quan chức năng của BQP xem xét, báo cáo BQP dự kiến số phân bổ để tổng hợp báo cáo Nhà nước
Trang 101.2.2.4 Quản lý chi phí và thực hiện dự án đầu tư
Đoàn KTQP chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt gồm cả trường hợp tổng mức đầu tư được điều chỉnh Đoàn KTQP được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để lập, thẩm tra, kiểm soát và quản lý chi phí đầu tư xây dựng Quản lý và thực hiện chi phí dự án đầu tư được biểu thị bằng chỉ tiêu tổng mức đầu tư, tổng dự toán xây dựng
1.2.2.5 Cấp phát và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
- Điều kiện để được cấp phát vốn: có đầy đủ thủ tục về đầu tư xây dựng; được ghi kế hoạch vốn đầu tư XDCB; quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu; hợp đồng kinh tế giữa Đoàn KTQP với nhà thầu; có khối lượng XDCB hoàn thành đủ điều kiện được cấp vốn thanh toán hoặc đủ điều kiện được cấp vốn tạm ứng theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng
- Thanh toán vốn đầu tư cho các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác phải căn cứ theo giá trị khối lượng thực hiện theo giai đoạn và nội dung phương thức thanh toàn trong hợp đồng đã ký kết
1.2.2.6 Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
- Nội dung quyết toán vốn đầu tư XDCB: Đoàn KTQP có trách nhiệm lập Hồ
sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và quy đổi vốn đầu tư công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng để trình BTL Quân khu và BQP phê duyệt chậm nhất là 9 tháng đối với các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, 6 tháng đối với dự án nhóm B và 3 tháng đối với dự án nhóm C
kể từ ngày công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng
- Thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư XDCB: Đối với các dự án quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng khác do Thủ tướng quyết định đầu tư do Thủ tướng phê duyệt quyết toán, ủy quyền cho BQP phê duyệt quyết toán các dự án thành phần theo quy định; đối với các dự án do BQP quyết định đầu tư do Bộ trưởng BQP phê duyệt quyết toán, ủy quyền cho BTL các Quân khu phê duyệt quyết toán các dự
án thành phần theo quy định; đối với các dự án thuộc nguồn vốn NSNN, người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư
1.2.2.7 Kiểm tra, kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản
- Mục đích của kiểm tra, kiểm soát vốn đầu tư XDCB nhằm đảm bảo cho các công trình, dự án hoàn thành với chất lượng tốt nhất, chi phí thấp và tiến độ nhanh Ngoài ra, các dự án Khu KTQP phải đạt được mục tiêu cụ thể của từng dự án, trong
đó cần chú ý đến hiệu quả KT-XH mà vốn đầu tư dự án mang lại
- Nội dung cơ bản kiểm tra, kiểm soát quy trình quản lý vốn đầu tư đối với các Đoàn KTQP bao gồm: Kiểm tra, kiểm soát trong lập, phê duyệt dự án đầu tư, tổng dự toán của các dự án Khu KTQP; trong khâu lựa chọn nhà thầu xây dựng; các chi phí
Trang 11trong quá trình thực hiện dự án và kiểm tra, kiểm soát công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư
1.3 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI CÁC ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG
1.3.1 Các tiêu chí đánh giá quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các Đoàn kinh tế quốc phòng
- Sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, gồm các chỉ tiêu đánh giá: Vốn đầu tư
thực hiện theo kế hoạch; mức độ thực hiện mục tiêu kế hoạch hiện vật và giá trị; mức
độ thực hiện mục tiêu theo nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đánh giá hoạt động đầu tư theo định hướng
- Hệ số huy động tài sản cố định, là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ quản
lý và sử dụng vốn đầu tư được tập trung hay phân tán Hệ số huy động TSCĐ cao phản ánh mức độ đầu tư được tập trung cao, thực hiện đầu tư dứt điểm, bám sát tiến
độ xây dựng dự án Khu KTQP, rút ngắn thời gian xây dựng, giảm chi phí quản lý
trong thi công công trình dự án Khu KTQP
- Chỉ tiêu cơ cấu thành phần của vốn đầu tư XDCB, sử dụng chỉ tiêu này để
phân tích mức độ an toàn trong quản lý vốn đầu tư XDCB, xem xét tỷ trọng từng thành phần vốn đầu tư thực hiện trong tổng vốn đầu tư Qua đó phân tích xu hướng
sử dụng vốn đầu tư của từng thành phần theo hướng tích cực hay tiêu cực để tìm
nguyên nhân và giải pháp khắc phục
- Chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế- xã hội, là tiêu chí đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư mà các dự án Khu KTQP mang lại về mặt tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo, tăng cường củng cố QP-AN trong khu KTQP nói riêng và toàn lãng thổ
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các Đoàn kinh tế quốc phòng
1.3.2.1 Nhóm nhân tố khách quan
- Cơ chế chính sách quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước, các quy định về
quản lý vốn đầu tư XDCB của BQP, thông qua các Nghị định của Chính phủ; Thông
tư của BQP đã có những tác động thuận lợi và khó khăn đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP
- Sự tiến bộ của khoa học công nghệ, có ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn
đầu tư, buộc chủ đầu tư phải tính đến thành tựu của khoa học, công nghệ để xác định quy mô, cách thức đầu tư về trang thiết bị, quy trình kỹ thuật, cơ cấu vốn đầu tư XDCB, tỷ trọng vốn giành cho mua sắm thiết bị trong tổng số vốn đầu tư phải ngày càng tăng nhằm đáp ứng mục tiêu hiện đại hoá cơ sở vật chất cho các Đoàn KTQP và các công trình XDCB trong Khu KTQP
- Điều kiện tự nhiên, tình hình KT-XH khu vực KTQP, các khu vực KTQP là
những khu vực có điều kiện tự nhiên khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới,
Trang 12tình hình KT-XH kém phát triển, phong tục tập quán của các đồng bào dân tộc còn lạc hậu, trình độ dân trí thấp, tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội không ổn định làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư xây dựng, phần nào ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP
1.3.2.2 Nhóm nhân tố chủ quan
* Năng lực quản lý của các Đoàn KTQP, được thể hiện trong các công việc tổ
chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế, dự toán xây dựng công trình; tổ chức
và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời dự thầu, mời đấu thầu và kết quả đấu thầu; ký kết hợp đồng với các nhà thầu; thanh toán cho nhà thầu theo tiến độ hợp đồng, nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng Các Đoàn KTQP
có năng lực tốt thực hiện các công việc trên là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng, hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB
* Nhân tố con người tham gia quy hoạch, quản lý vốn đầu tư: nhân tố con
người là nhân tố vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý vốn đầu tư, bởi vì cho
dù khi đã có cơ chế chính sách đúng, môi trường đầu tư thuận lợi nhưng năng lực quản lý đầu tư xây dựng yếu kém, luôn có xu hướng tìm kẽ hở trong chính sách để tham nhũng thì công tác quản lý vốn sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn
* Khả năng tài chính đảm bảo cho hoạt động đầu tư XDCB:
Được đảm bảo tài chính cơ bản từ NSNN là điều kiện thuận lợi để các Đoàn KTQP thực hiện được mục tiêu xây dựng các Khu KTQP Nguồn vốn đầu tư của các Đoàn KTQP chủ yếu do ngân sách cấp, chi đầu tư XDCB gói gọn trong chỉ tiêu kế hoạch được phân bổ, vốn tự cân đối của các Đoàn KTQP chiếm tỷ trọng rất ít vì vậy tính chủ động chưa cao
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
ĐỐI VỚI CÁC ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG
KHU VỰC PHÍA BẮC VIỆT NAM
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÁC ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG KHU VỰC PHÍA BẮC VIỆT NAM
2.1.1 Đặc điểm, hệ thống tổ chức và kết quả hoạt động của các Đoàn kinh
tế quốc phòng khu vực phía Bắc
Các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc thuộc địa bàn từ Quân khu 4 trở ra phía Bắc lấy việc xây dựng cơ sở hạ tầng kết hợp với tổ chức lại dân cư, giúp dân phát triển sản xuất, từ đó xây dựng thế trận quốc phòng- an ninh Đặc điểm này có liên quan đến nguồn vốn đầu tư xây dựng, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB
Hệ thống tổ chức các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc do 4 Quân khu phía Bắc thuộc BQP quản lý
Kết quả hoạt động của các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc được thể hiện trên một số chỉ tiêu về xây dựng các công trình doanh trại bộ đội, xây dựng cơ sở hạ tầng
Trang 13thông qua các công trình XDCB bàn giao cho các cấp chính quyền và nhân dân địa phương trong Khu KTQP; các chỉ tiêu về phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo; các chỉ tiêu về bảo vệ và phát triển rừng
2.1.2 Kết quả thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các Đoàn kinh tế quốc phòng khu vực phía Bắc giai đoạn 2011-2015
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015 BQP tiếp tục thực hiện xây dựng và đưa vào sử dụng 13 dự án Khu KTQP- tương ứng với 13 Đoàn KTQP khu vực phía Bắc với tổng giá trị đã phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành là 862.759 triệu đồng Các dự án đầu tư XDCB Khu KTQP khu vực phía Bắc của BQP được triển khai tại 12 tỉnh biên giới phía Tây, phía Bắc của Tổ quốc, trên địa bàn bốn Quân khu: từ Quân khu 1 đến Quân khu 4
Trong phạm vi đề tài luận án và phương pháp nghiên cứu tác giả đã khảo sát và phân tích 4 dự án nổi bật đại diện cho 4 khu vực theo địa bàn 4 Quân khu phía Bắc thuộc BQP, trong khoảng thời gian 5 năm, từ 2011 đến 2015 Quân khu 1: Đoàn KTQP 338 - Khu KTQP Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn; Quân khu 2: Đoàn KTQP 379 - Khu KTQP Mường Trà, tỉnh Điện Biên, Lai Châu; Quân khu 3: Đoàn KTQP 327 - Khu KTQP Bình Liêu- Hà Quảng- Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; Quân khu 4: Đoàn KTQP 337 - Khu KTQP Khe Sanh, tỉnh Quảng Trị
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƯ BẢN ĐỐI VỚI CÁC ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG KHU VỰC PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN 2011-2015
2.2.1 Thực trạng lập kế hoạch đầu tư và phân cấp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Để đánh giá thực trạng việc lập kế hoạch đầu tư và phân cấp quản lý vốn đầu
tư XDCB, tác giả đã khảo sát thực tế công tác kế hoạch đầu tư và phân cấp quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc:
Các đơn vị cơ quan chức năng tham gia trong kế hoạch đầu tư và quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc gồm: Các BTL Quân khu 1; BTL Quân khu 2; BTL Quân khu 3; BTL Quân khu 4; Cục Kinh tế- BQP; Cục Kế hoạch và Đầu tư- BQP; Cục Tài chính- BQP; Đoàn KTQP và các cơ quan, đơn vị liên quan Trong đó Đoàn KTQP có nhiệm vụ: Lập quy hoạch trình Thủ trưởng Quân khu phê duyệt, lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn xây dựng khảo sát, lập dự
án đầu tư khi được thông báo danh mục dự án mở mới trình BQP và Quân khu phê duyệt, hồ sơ thiết kế kỹ thuật- tổng dự toán, kế hoạch đấu thầu theo phân cấp; tổ chức đấu thầu, quyết định kết quả lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng thi công, mua sắm thiết bị với nhà thầu; tổ chức triển khai thực hiện các dự án, quản lý chi phí và chất lượng xây dựng công trình, nghiệm thu khối lượng đề nghị KBNN (đối với các dự án thanh toán qua KBNN) và Phòng Tài chính Quân khu (đối với dự án thanh toán qua