1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phòng Ngừa Tình Hình Tội Trộm Cắp Tài Sản Do Người Chưa Thành Niên Thực Hiện Trên Địa Bàn Vùng Tây Bắc
Tác giả Nguyễn Sỹ Duyên
Người hướng dẫn PGS. TS. Lê Văn Đệ
Trường học Học viện Khoa học xã hội
Chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 861,05 KB

Nội dung

Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây BắcPhòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây BắcPhòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây BắcPhòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây BắcPhòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây BắcPhòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây BắcPhòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây BắcPhòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây BắcPhòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây BắcPhòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây BắcPhòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây BắcPhòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây BắcPhòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây BắcPhòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây BắcPhòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây BắcPhòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây BắcPhòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây BắcPhòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây BắcPhòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây BắcPhòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây BắcPhòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây BắcPhòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN SỸ DUYÊN

PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN

DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN

TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG TÂY BẮC

Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm

Mã số: 9.38.01.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lê Văn Đệ

Phản biện 1: PGS TS Đồng Đại Lộc

Phản biện 2: PGS TS Nguyễn Đức Hạnh

Phản biện 3: PGS TS Trần Văn Luyện

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

- Thư viện Quốc gia

- Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, gồm 06 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, với diện tích

tiếp giáp với Lào và Trung Quốc, với 04 cửa khẩu quốc tế, 10 cửa khẩu chính

và hàng trăm đường mòn, lối mở qua lại hai bên biên giới Đây là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, được mệnh danh là “phên dậu”, “địa đầu” và “lá phổi xanh” của đất nước Với hơn 35 năm đổi mới, kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc tiếp tục có những bước phát triển; tuy nhiên, đây vẫn là khu vực kinh tế phát triển chậm, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống một bộ phận Nhân dân còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ

hộ nghèo (317.798 hộ, chiếm 16% của cả nước), hộ cận nghèo (118.735 hộ, chiếm tỷ lệ 9,1% của cả nước), hộ tái nghèo (12.283 hộ, chiếm 39,4% của cả nước) trong vùng còn cao; vấn đề việc làm, chính sách xã hội, sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường đã và đang làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp mới ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế, văn hóa, an ninh, trật tự của các địa phương vùng Tây Bắc; ngoài ra, lợi dụng địa hình hiểm trở, đường biên giới trên

bộ dài, dân cư thưa thớt, phong tục tập quán lạc hậu, các thế lực thù địch đã hoạt động, tuyên truyền đạo trái pháp luật nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; tội phạm về ma túy được đánh giá là phức tạp nhất cả nước cả về quy mô lẫn tính chất nguy hiểm; các tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm, tội phạm TCTS cũng không ngừng hoạt động với thủ đoạn phạm tội mới xuất hiện, tính chất ngày càng nguy hiểm gây ra những hậu quả nghiêm trọng, có lúc đã gây tâm lý lo lắng, hoang mang trong quần chúng nhân dân ; trong số các tội xảy ra trên địa bàn, thì tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện chiếm tỷ lệ đáng kể

Theo số liệu thống kê, trong 10 năm (từ 2013 đến 2022) trên địa bàn vùng Tây Bắc xảy ra 572 vụ TCTS do NCTN thực hiện (chiếm tỷ lệ 34,7%) số

vụ NCTN vi phạm pháp luật của cả địa bàn (572 vụ/1.650 vụ); thủ đoạn phạm tội không còn đơn giản là hành động bồng bột, thiếu suy nghĩ, mà đã có sự tính toán, chuẩn bị tinh vi, cá biệt có vụ nhiều người cùng tham gia, thực hiện hành

vi phạm tội nhiều lần, có sự cấu kết chặt chẽ từ hành vi trộm cắp đến việc tiêu thụ tài sản ; đã gây những thiệt hại lớn về tài sản, gây tâm lý hoang mang, lo lắng và bức xúc trong Nhân dân; ngoài ra, còn gây ảnh hưởng đến những thế hệ trẻ - thế hệ “rường cột” của tương lai nước nhà, những người nếu làm tốt công tác phòng ngừa sẽ không trở thành nạn nhân, trở thành tội phạm, mà sẽ là nguồn lực quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trước tình

Trang 4

hình đó, cấp ủy, chính quyền các địa phương vùng Tây Bắc đã triển khai nhiều biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện nói riêng và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện công tác này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót như: công tác nắm tình hình về an ninh, trật tự tại các địa bàn, tuyến trọng điểm chưa thật sự hiệu quả; hoạt động phòng ngừa xã hội còn chưa được triển khai đồng bộ ở nhiều địa phương cũng như địa bàn dân cư; công tác tham mưu, hướng dẫn tuyên truyền chưa phát huy hiệu quả dẫn tới nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật ở một bộ phận quần chúng nhân dân còn thấp; công tác quản lý, giáo dục đối tượng ở địa bàn cơ sở còn nhiều hạn chế; ngoài ra, một số quy định trong hệ thống pháp luật liên quan đến công tác phòng ngừa tội phạm vẫn còn bất cập, nhiều hành vi TCTS chỉ bị xử lý về hành chính, thiếu tính răn

đe, giáo dục, trong khi đây là tội phạm xảy ra khá phổ biến Về lý luận, đấu tranh phòng, chống tội phạm TCTS do NCTN thực hiện đã có một số công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, đặc biệt là các công trình khoa học trong lĩnh vực tội phạm học; tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc để có những giải pháp hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm này thời gian tới

Từ những vấn đề trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên cứu:

“Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc” làm đề tài luận án tiến sĩ là hoàn toàn cấp

thiết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

- Mục đích nghiên cứu của luận án là thông qua tiếp cận một cách có hệ thống và toàn diện hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện nói riêng trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, góp phần làm rõ thêm cũng như hoàn thiện lý luận về vấn đề này; trên cơ sở đó luận án có mục đích đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

- Để đạt được mục đích trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ sau: + Tổng quan về tình hình nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện + Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện, như: khái niệm, đặc điểm, mục đích, cơ sở, nguyên tắc, nội dung, chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm này

Trang 5

+ Phân tích, đánh giá thực tiễn phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2022 + Dự báo và đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

- Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận pháp lý và thực tiễn hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

- Phạm vi nghiên cứu của luận án:

+ Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm

+ Phạm vi về chủ thể phòng ngừa: Các cấp ủy, chính quyền; các cơ quan tiến hành tố tụng; các cơ quan, tổ chức có liên quan và quần chúng nhân dân các địa phương vùng Tây Bắc

+ Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Các địa phương vùng Tây Bắc, gồm 06 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái

+ Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2013 đến năm 2022

Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu, luận án xác định các câu hỏi cần nghiên cứu và đặt ra giả thuyết nghiên cứu để chứng minh

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương

pháp luận của phép duy vật biện chứng, phép duy vật lịch sử, các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với hệ thống các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành Công an về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện

- Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể, như: phương pháp hệ thống, nghiên cứu tài liệu, phân tích, bình luận, suy luận logic, thống kê, tổng hợp, so sánh, nghiên cứu án điển hình, khảo sát thực tế, tổng kết kinh nghiệm, mô hình, trao đổi, tọa đàm, tham vấn chuyên gia; ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác của tội phạm học, như: quy nạp, diễn dịch; mô tả; suy luận logic; dự báo ; tùy thuộc vào nội dung nghiên cứu trong từng chương của luận án mà nghiên cứu sinh lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp

5 Những đóng góp mới của luận án

Luận án có những đóng góp mới về mặt khoa học, như sau:

Trang 6

- Một là, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về tình hình tội TCTS do

NCTN thực hiện dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm trên địa bàn vùng Tây Bắc trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2022

- Hai là, luận án làm sâu sắc, bổ sung thêm lý luận về phòng ngừa tình

hình tội TCTS do NCTN thực hiện

- Ba là, luận án cung cấp những thông số mới nhất về tình hình tội TCTS

do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2022

- Bốn là, luận án phân tích, làm rõ thực tiễn phòng ngừa tình hình tội

TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

- Năm là, luận án đưa ra các dự báo và đề xuất các giải pháp nâng cao

hiệu quả phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc thời gian tới

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng:

- Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện Luận án có thể là một tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, học tập trong lĩnh vực phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm cụ thể

- Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của luận án, đặc biệt là hệ thống các giải pháp sẽ giúp các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan, tổ chức và công dân trên địa bàn vùng Tây Bắc nghiên cứu, vận dụng có hiệu quả trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN

thực hiện trên địa bàn thời gian tới Luận án cũng có thể là tài liệu để giúp các

cơ quan, tổ chức tham khảo, vận dụng vào công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho Nhân dân, đoàn viên, hội viên, học sinh về các phương thức, thủ đoạn, hoạt động, tính chất mức độ nguy hiểm, hậu quả tác hại do tội phạm này gây ra, góp phần phục vụ cho hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung,

tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện nói riêng

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục các bảng biểu, sơ đồ Luận án được kết cấu thành 04 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2 Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

Chương 3 Thực tiễn phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

Trang 7

Chương 4 Dự báo và các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Luận án đã hệ thống hóa và phân tích kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học ở trong nước theo 04 nhóm, gồm: nhóm một số công trình nghiên cứu về tội phạm học và phòng ngừa tội phạm; nhóm một số công trình nghiên cứu về người chưa thành niên phạm tội; nhóm một số công trình nghiên cứu về phòng ngừa tội TCTS; nhóm một số công trình nghiên cứu về phòng ngừa tội TCTS do NCTN thực hiện

1.2 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

Luận án đã phân tích những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học ở ngoài nước trên 03 nhóm: gồm: nhóm một số công trình nghiên cứu về tội phạm học và phòng ngừa tội phạm; nhóm một số công trình nghiên cứu về NCTN phạm tội; nhóm một số công trình nghiên cứu về phòng ngừa tội TCTS

1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu

1.3.1 Những vấn đề được kế thừa, phát triển

Qua nghiên cứu, tiếp cận một số công trình trong và ngoài nước cho thấy

số lượng các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án rất lớn, phong phú, đa dạng và được nghiên cứu, tiếp cận từ nhiều hướng, từ nhiều góc độ, khía cạnh, giai đoạn, địa bàn khác nhau và gắn liền với luật pháp, chế độ chính trị, kinh tế của mỗi quốc gia Tuy nhiên, có thể nói các công trình đó đều có những hướng đi chung của tội phạm học hiện đại; hầu hết các công trình nghiên cứu đều tiếp cận, lý giải diễn biến, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trong mối liên hệ mật thiết với chế độ chính trị, kinh tế - xã hội, địa lý, dân cư, văn hóa của mỗi quốc gia, trong từng giai đoạn cụ thể Một số công trình đã cung cấp những lý luận cơ bản về tội phạm học và phòng ngừa tội phạm; về tình hình, nguyên nhân và các giải pháp phòng ngừa tình hình tội TCTS; về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện…; nghiên cứu sinh nhận thức đây là những công trình có giá trị khoa học và thực tiễn cao, là nguồn tư liệu cần thiết, có giá trị tham khảo quan trọng để tiếp tục nghiên cứu vận dụng vào PNTP và tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện ở Việt Nam, cũng như phòng ngừa tình hình tội phạm này trên địa bàn vùng Tây Bắc

Trang 8

1.3.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước, nhiệm

vụ của luận án cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề sau:

- Một là, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và làm phong phú thêm những

vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện, gồm: khái niệm, đặc điểm, mục đích, cơ sở, nguyên tắc, chủ thể, nội dung, giải pháp phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện

- Hai là, xuất phát từ tên đề tài luận án là “Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc”; vì

vậy, nhiệm vụ của đề tài cần phải nghiên cứu những nội dung mang tính chất đặc thù của các địa phương vùng Tây Bắc, về vị trí địa lý, dân số, dân tộc, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội… đồng thời, phân tích, đánh giá, làm rõ thực tiễn phòng ngừa tình hình tội phạm này này trên địa bàn vùng Tây Bắc từ năm 2013 đến năm 2022

- Ba là, luận án cần đưa ra những dự báo và đề xuất hệ thống các giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc trong tương lai

Tiểu kết Chương 1

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN

2.1 Khái niệm, nội dung, mục đích của phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

2.1.1 Khái niệm phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

2.1.1.1 Khái niệm tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

Qua phân tích những vấn đề về TCTS, có thể đưa ra khái niệm tội TCTS

do NCTN thực hiện như sau: Tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên

thực hiện là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự

do người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác mà theo quy định phải bị xử lý hình sự 2.1.1.2 Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản

2.1.1.3 Khái niệm tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

Trang 9

Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm về tình hình tội phạm, khái niệm tội TCTS do NCTN thực hiện, có thể khái niệm về tình hình tội TCTS do

NCTN thực hiện như sau: Tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành

niên thực hiện là một hiện tượng pháp lý - hình sự, xã hội tiêu cực, phản ánh thực trạng và diễn biến của tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện đã xảy ra trong một đơn vị không gian và thời gian nhất định

2.1.1.4 Khái niệm phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm về phòng ngừa tội phạm, có thể

hiểu: Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, dưới

sự lãnh đạo của Đảng, sử dụng tổng hợp các biện pháp Nhà nước và xã hội nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, không để tội phạm xảy ra; đồng thời tiến hành các biện pháp kịp thời phát hiện, xử lý tội phạm nhằm tiếp tục phòng ngừa tội phạm

Từ những vấn đề đã phân tích và khái niệm về phòng ngừa tội phạm nêu trên, có thể đưa ra khái niệm phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện,

như sau: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên

thực hiện là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, sử dụng tổng hợp các biện pháp mang tính Nhà nước và xã hội, như: kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, nghiệp vụ… tác động vào nguyên nhân, điều kiện, những yếu tố làm phát sinh tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện nhằm ngăn ngừa trước (không để tội phạm xảy ra), không để tội phạm gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội; đồng thời, tiến hành các biện pháp kịp thời phát hiện, xử lý tội phạm nhằm tiếp tục phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

2.1.2 Nội dung phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

- Một là, nghiên cứu, đánh giá, xác định tình hình tội TCTS do NCTN thực

hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

- Hai là, phân tích làm rõ các nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh, tồn tại

của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện

- Ba là, chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch phòng ngừa; đề ra

các giải pháp, biện pháp, khắc phục, xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện và các yếu

tố tiêu cực của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện

Trang 10

2.1.3 Mục đích của phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

- Một là, phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện nhằm bảo

đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội

- Hai là, phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện nhằm bảo

đảm quyền con người, quyền sở hữu, quyền nhân thân

- Ba là, phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện không để

NCTN phạm tội, góp phần đào tạo NCTN có phẩm chất đạo đức tốt, là chủ nhân tương lai của gia đình và đất nước

2.2 Đặc điểm phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

2.2.1 Đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội

2.2.2 Đặc điểm địa bàn vùng Tây Bắc

2.3 Cơ sở, nguyên tắc, chủ thể phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

2.3.1 Cơ sở phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

2.3.1.1 Cơ sở lý luận của phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

2.3.1.2 Cơ sở chính trị - pháp lý của phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

2.3.1.3 Cơ sở thực tiễn của phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

2.3.2 Nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

Nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện là những

tư tưởng, quan điểm chỉ đạo, định hướng toàn bộ các hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm này từ khâu xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, các nguyên tắc đó, gồm:

2.3.2.1 Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

2.3.2.2 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

2.3.2.3 Nguyên tắc dân chủ trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

2.3.2.4 Nguyên tắc nhân đạo trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

Trang 11

2.3.2.5 Nguyên tắc khoa học và hiện đại trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

2.3.2.6 Nguyên tắc đồng bộ và toàn diện trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

2.3.2.7 Nguyên tắc cụ thể hóa trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

2.3.2.8 Nguyên tắc bảo đảm quyền con người trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

2.3.3 Chủ thể phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

2.3.3.1 Nhóm chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng chính sách, pháp luật làm cơ sở cho hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

- Đảng Cộng sản Việt Nam và tổ chức đảng các cấp

- Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp

- Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp

2.3.3.2 Nhóm chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

Các cơ quan thuộc Công an nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa

án nhân dân tối cao

2.3.3.3 Nhóm chủ thể tham gia phối hợp trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

- Các cơ quan, tổ chức

- Công dân

Tiểu kết Chương 2

Chương 3 THỰC TIỄN PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN

DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN

TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG TÂY BẮC

3.1 Thực trạng và nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

3.1.1 Thực trạng tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

3.1.1.1 Mức độ của tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

Trang 12

Theo số liệu thống kê, từ năm 2013 đến năm 2022, trên địa bàn vùng Tây Bắc xảy ra 572 vụ TCTS với 746 NCTN thực hiện (chiếm tỷ lệ 34,7%) số vụ NCTN vi phạm pháp luật của cả địa bàn (572 vụ/1.650 vụ), trung bình mỗi năm xảy ra trên dưới 57 vụ với trên dưới 74 NCTN thực hiện, cụ thể: năm 2013 xảy

ra 67 vụ (chiếm tỷ lệ 11,7%), năm 2014 xảy ra 109 vụ (chiếm tỷ lệ 19%), năm

2015 xảy ra 85 vụ (chiếm tỷ lệ 14,9%), năm 2016 xảy ra 48 vụ (chiếm tỷ lệ 8,4%), năm 2017 xảy ra 39 vụ (chiếm tỷ lệ 6,8%), năm 2018 xảy ra 55 vụ (chiếm tỷ lệ 9,6%), năm 2019 xảy ra 38 vụ (chiếm tỷ lệ 6,6%), năm 2020 xảy ra

36 vụ (chiếm tỷ lệ 6,3%), năm 2021 xảy ra 46 vụ (chiếm tỷ lệ 8%), năm 2022 xảy ra 49 vụ (chiếm tỷ lệ 8,6%), đặc biệt năm 2014 xảy ra nhiều nhất là 109 vụ TCTS với 158 NCTN thực hiện, năm 2020 xảy ra ít nhất là 36 vụ TCTS với 43 NCTN thực hiện

3.1.1.2 Diễn biến của tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

Nếu lấy năm 2013 là năm định gốc, lấy giá trị số vụ án của năm 2013 là 100% làm gốc để so sánh thì sự tăng, giảm các năm tiếp theo của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc, là: năm 2014 tăng 62,7%, năm 2015 tăng 26,9%, năm 2016 giảm 28,4%, năm 2017 giảm 41,8%, năm 2018 giảm 18%, năm 2019 giảm 43,3%, năm 2020 giảm 46,7%, năm 2021 giảm 31,3%, năm 2022 giảm 26,9% Còn tính trên số người thực hiện hành vi TCTS thì sự tăng, giảm sẽ là: năm 2014 tăng 110,7%, năm 2015 tăng 78,7%, năm 2016 giảm 24%, năm 2017 giảm 33,3%, năm 2018 giảm 18%, năm 2019 giảm 37,3%, năm 2020 giảm 42,7%, năm 2021 giảm 25,3%, năm 2022 giảm 18,7%

3.1.1.3 Cơ cấu của tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

Cơ cấu của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc từ năm 2013 đến năm 2022, cụ thể: Hòa Bình: 113 người (chiếm tỷ lệ 15,1%), Sơn La: 215 người (chiếm tỷ lệ 28,8%), Điện Biên: 67 người (chiếm tỷ lệ 9%), Lai Châu: 113 người (chiếm tỷ lệ 15,1%), Lào Cai: 109 người (chiếm tỷ lệ 14,6%), Yên Bái: 129 người (chiếm tỷ lệ 17,3%); địa phương có số NCTN thực hiện hành

vi TCTS nhiều nhất là Sơn La (215 người, tỷ lệ 28,8%), địa phương có số NCTN thực hiện hành vi TCTS ít nhất là Điện Biên (67 người, tỷ lệ 9%)

Nghiên cứu đặc điểm nhân thân của NCTN thực hiện hành vi TCTS trên địa bàn vùng Tây Bắc cho thấy:

- Về giới tính: đa số NCTN thực hiện hành vi TCTS là nam giới (chiếm

tỷ lệ 97,7%), nữ giới chiếm tỷ lệ ít hơn (chỉ có 2,3%)

Trang 13

- Về độ tuổi: số NCTN thực hiện hành vi TCTS tập trung nhiều nhất

trong độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là 727 người (chiếm tỷ lệ 97,5%),

từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là 19 người (chiếm tỷ lệ 2,5%)

- Về dân tộc: số NCTN thực hiện hành vi TCTS là dân tộc Kinh 184

người (chiếm tỷ lệ 24,7%), số NCTN thực hiện hành vi TCTS là dân tộc thiểu

số 562 người (chiếm tỷ lệ 75,3%)

- Về trình độ học vấn: số NCTN thực hiện hành vi TCTS không biết chữ

56 người (chiếm tỷ lệ 7,5%); có trình độ tiểu học 131 người (chiếm tỷ lệ 17,6%), có trình độ trung học cơ sở 370 người (chiếm tỷ lệ 49,6%), có trình độ trung học phổ thông 189 người (chiếm tỷ lệ 25,3%)

- Về nơi cư trú: các vụ TCTS do NCTN thực hiện chủ yếu thường trú ở

các địa phương vùng Tây Bắc (721 người, chiếm tỷ lệ 96,6%), có một số ít NCTN thực hiện hành vi TCTS từ nơi khác đến cư trú ở các địa phương vùng Tây Bắc (19 người, chiếm tỷ lệ 2,5%), hoặc không có nơi ở rõ ràng (06 người, chiếm tỷ lệ 0,8%)

- Về nghề nghiệp: số NCTN thực hiện hành vi TCTS không nghề nghiệp

là 241 người (chiếm tỷ lệ 32,3%), số NCTN lao động tự do là 106 người (chiếm

tỷ lệ 14,2%), số NCTN làm nông là 340 người (chiếm tỷ lệ 45,6%), số NCTN

có nghề nghiệp là 59 người (chiếm tỷ lệ 7,9%)

- Về tiền án, tiền sự: số NCTN thực hiện hành vi TCTS có tiền án, tiền sự

là 84 người (chiếm tỷ lệ 11,3%), số NCTN thực hiện hành vi TCTS chưa có tiền án, tiền sự là 662 người (chiếm tỷ lệ 88,7%)

- Về mức độ hành vi phạm tội: phạm tội lần đầu chiếm 78,9%, phạm tội

lần thứ hai chiếm 13,8%, phạm tội lần thứ ba chiếm 3,5%, phạm tội lần thứ tư chiếm 2,1%, phạm tội lần thứ năm chiếm 0,7%, phạm tội lần thứ sáu trở lên chiếm 0,9%

3.1.1.4 Cơ cấu về tình hình tài sản và giá trị tài sản bị trộm cắp; thời gian, địa điểm; công cụ, phương tiện; phạm tội đơn lẻ, đồng phạm; phương thức, thủ đoạn phạm tội

3.1.2 Nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

3.1.2.1 Nguyên nhân, điều kiện từ nhận thức của người phạm tội (nguyên nhân chủ quan)

Do đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này đang trong quá trình phát triển, hoàn thiện về thể chất và tinh thần, nhận thức chưa đầy đủ về những hậu quả, tác hại

do hành vi của mình gây ra nên dễ bị rủ rê, lôi kéo, kích động tham gia vào những việc làm sai trái để thoả mãn nhu cầu cá nhân hoặc để thể hiện phong

Ngày đăng: 08/02/2024, 15:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w