1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

230 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phòng Ngừa Tình Hình Tội Trộm Cắp Tài Sản Do Người Chưa Thành Niên Thực Hiện Trên Địa Bàn Vùng Tây Bắc
Tác giả Nguyễn Sỹ Duyên
Người hướng dẫn PGS. TS. Lê Văn Đệ
Trường học Học viện Khoa học xã hội
Chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Thể loại luận án tiến sĩ luật học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 230
Dung lượng 1,91 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (18)
    • 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước (18)
    • 1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước (29)
    • 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu (38)
  • Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN 35 2.1. Khái niệm, nội dung, mục đích của phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện (44)
    • 2.2. Đặc điểm phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện (58)
    • 2.3. Cơ sở, nguyên tắc, chủ thể phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản (68)
  • Chương 3: THỰC TIỄN PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG TÂY BẮC (96)
    • 3.1. Thực trạng và nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc (96)
    • 3.2. Thực tiễn phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc (117)
  • Chương 4: DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG TÂY BẮC (150)
  • KẾT LUẬN (189)
  • PHỤ LỤC (202)

Nội dung

Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Tình hình nghiên cứu ở trong nước

1.1.1 Nhóm một số công trình nghiên cứu về tội phạm học và phòng ngừa tội phạm

- Sách tham khảo “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm”, tác giả

GS TS Nguyễn Xuân Yêm, Nxb CAND, 2001 [79] Cuốn sách không nghiên cứu riêng về tội TCTS, nhưng một số nhận xét về tội TCTS có ý nghĩa tội phạm học, giúp cho việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa đối với tội phạm này Tác giả đưa ra các biện pháp phòng ngừa, gồm: cần thống nhất nhận thức về tội phạm để từ đó có cách phân loại nhằm đưa ra các giải pháp phòng ngừa phù hợp với mỗi loại tội phạm; cần thành lập lực lượng chuyên trách để phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm chuyên nghiệp; làm tốt công tác quản lý hành chính và tham mưu cho các tổ chức chính quyền, đặc biệt Công an các cấp cơ sở phải quản lý tốt các đối tượng lưu trú trên địa bàn và số đối tượng lưu trú từ nơi khác đến hoạt động câu kết với đối tượng ở địa phương, lôi kéo nhau vào các băng nhóm phạm tội chuyên nghiệp Đây là cơ sở nghiên cứu quan trọng về THTP và tội TCTS do NCTN thực hiện.

- Giáo trình “Tội phạm học”, tác giả PGS TS Trịnh Tiến Việt và TS Nguyễn Khắc Hải đồng chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020 [74] Giáo trình có 9 chương, trong đó chương 4 trình bày về THTP, chương 5 trình bày về nguyên nhân của tội phạm, chương 8 trình bày về PNTP, gồm: khái niệm, đối tượng, phân loại, chủ thể, thiết chế PNTP; phòng ngừa các tình huống phạm tội và PNTP thông qua thiết kế môi trường vật chất; PNTP thông qua sự phát triển xã hội và PNTP trên nền tảng cộng đồng Những vấn đề này, sẽ giúp nghiên cứu sinh có thêm những lý luận quan trọng trong nghiên cứu về tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện.

- Giáo trình “Tội phạm học”, tác giả GS TS Võ Khánh Vinh, Nxb CAND,

2013 [78] Cuốn sách đã đề cập đến các vấn đề lý luận về tội phạm học, như: khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, vị trí của tội phạm học với các ngành khoa học khác; về THTP, nguyên nhân điều kiện của THTP nói chung và của tội phạm cụ thể Tác giả đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phòng ngừa, dự báo THTP và nêu ra các quan điểm, giải pháp phòng ngừa Điều này có ý nghĩa trong việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.

- Giáo trình “Tội phạm học”, của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, 2022 [72] Nội dung giáo trình có 10 chương, gồm: khái niệm và nhiệm vụ của tội phạm học; quá trình hình thành và phát triển của tội phạm học; phương pháp nghiên cứu của tội phạm học; THTP; nguyên nhân của tội phạm; nhân thân người phạm tội; nạn nhân của tội phạm; dự báo tội phạm; kiểm soát xã hội và kiểm soát tội phạm; PNTP Đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho nghiên cứu sinh trong thực hiện luận án.

- Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới”, mã số: KHXH 07-08, tác giả Nguyễn Phùng Hồng, Hồ Trọng Ngũ, 2008

[29] Đề tài đã luận giải xác định những căn cứ lý luận và thực tiễn để xây dựng chiến lược PCTP ở cấp quốc gia trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Các tác giả đã đề cập đến những vấn đề chung về PNTP và được phân thành hai nhóm, đó là phòng ngừa chung và phòng ngừa cá biệt Những giải pháp trên, nghiên cứu sinh có thể vận dụng, đề xuất các giải pháp phòng ngừa trong luận án.

- Luận án tiến sĩ luật học “Hoạt động phòng ngừa tội phạm của lực lượng

Cảnh sát nhân dân ở cơ sở hiện nay và những giải pháp hoàn thiện”, tác giả Vũ

Xuân Trường, 2002 [70] Luận án đã đề cập một cách cơ bản, toàn diện thực trạng tổ chức hoạt động phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát nhân dân, các hình thức PNTP, các biện pháp mà lực lượng Cảnh sát nhân dân ở cơ sở tiến hành và những kết quả đã đạt được; đồng thời, chỉ rõ những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả PNTP của lực lượng Cảnh sát nhân dân ở cơ sở Nội dung nghiên cứu trên có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình thực hiện luận án của mình.

Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu khác như: luận án, luận văn, đề tài khoa học, sách chuyên khảo khác đã giải quyết được những nhiệm vụ của tội phạm học và PNTP trong từng lĩnh vực, thời điểm cụ thể: đề tài “Tội phạm ở Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”, tác giả TS Lê Thế Tiệm và đồng nghiệp,

Nxb CAND, 1994; giáo trình “Tội phạm học, Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự

Việt Nam”, tác giả GS TS Đào Trí Úc, Nxb Chính trị quốc gia, 1994; giáo trình

“Tội phạm học”, tác giả GS TS Đỗ Ngọc Quang, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,

1999; sách “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam”, tác giả PGS.

TS Phạm Văn Tỉnh, Nxb Tư pháp, 2007; giáo trình “Tội phạm học”, tác giả PGS.

TS Dương Tuyết Miên, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010; giáo trình “Tội phạm học” tác giả PGS TS Lê Thị Sơn, Nxb CAND, 2015; bài viết “Phòng ngừa tội phạm trong tội phạm học”, tác giả GS TS Nguyễn Ngọc Hoà, Tạp chí Luật học, số 6/2007, tr 25

- 32; bài viết “Tọa đàm về một số thuật ngữ tội phạm học”, tác giả PGS TS Trần Hữu Tráng, Tạp chí Luật học, số 7/2009, tr.75 - 85; bài viết “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm: khái niệm, bản chất và các mối liên hệ”, tác giả PGS.

TS Hồ Sỹ Sơn, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 7/2021, tr.3 - 10;…

1.1.2 Nhóm một số công trình nghiên cứu về người chưa thành niên phạm tội

- Sách “Phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội”, tập thể tác giả Vũ Đức Khiển, Bùi Hữu Hùng, Phạm Xuân Chiến, Đỗ Văn Hãn, Trần Phàn, Nxb Pháp lý, 1987 [36] Cuốn sách đã trình bày ba nội dung chính: gia đình với vấn đề NCTN phạm tội; nhà trường với vấn đề NCTN phạm tội; xã hội với vấn đề NCTN phạm tội Tập thể tác giả đã đưa ra hệ thống các giải pháp, gồm: giáo dục từ gia đình; hoạt động của nhà trường; những biện pháp của Nhà nước; những biện pháp tác động của cơ quan bảo vệ pháp luật Cuốn sách là tài liệu quan trọng giúp nghiên cứu sinh tham khảo về nội dung phòng ngừa NCTN phạm tội.

- Sách “Tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn Hà Nội -

Thực trạng và giải pháp”, tác giả Trịnh Quốc Toản, Nxb CAND, 2007 [65] Cuốn sách đã trình bày về TNHS của NCTN phạm tội trong Luật Hình sự Việt Nam và ở một số nước trên thế giới, đồng thời chỉ ra nguyên nhân phạm tội của NCTN, gồm: từ phía gia đình, nhà trường, xã hội, pháp luật Tác giả đã đưa ra các giải pháp,gồm: giải pháp hoàn thiện pháp luật; giải pháp tăng cường vai trò và trách nhiệm pháp nâng cao hiệu quả công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật Nghiên cứu sinh sẽ tham khảo nội dung cuốn sách để làm rõ THTP do NCTN thực hiện.

- Sách “Phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra của lực lượng Cảnh sát nhân dân Công an tỉnh Bắc Ninh”, tác giả Khổng Văn Hà, Đỗ Tá

Hảo, Phạm Ngọc Cường, Nxb CAND, 2009 [24] Cuốn sách đã làm rõ khái niệm, một số đặc điểm liên quan đến tội phạm do NCTN thực hiện, quy định của pháp luật và một số vấn đề cơ bản về hoạt động PNTP do NCTN thực hiện Cuốn sách đã chỉ ra nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội trong lứa tuổi chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đưa ra hệ thống các giải pháp, gồm: nhóm giải pháp phòng ngừa xã hội và nhóm giải pháp phòng ngừa nghiệp vụ Những giải pháp này có nghĩa giúp nghiên cứu sinh tham khảo trong đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện.

- Luận án tiến sĩ luật học “Hoạt động của lực lượng Công an nhân dân trong phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội trong tình hình hiện nay”, tác giả Đỗ

Bá Cở, 2000 [8] Luận án phân tích những vấn đề lý luận về NCTN phạm tội, hoạt động phòng ngừa NCTN phạm tội, chủ thể, mối quan hệ phối hợp, nguyên nhân dẫn đến tình trạng NCTN phạm tội Tác giả cũng đã đưa ra hệ thống các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa NCTN phạm tội Những giải pháp tác giả đưa ra có giá trị tham khảo trong thực hiện luận án của nghiên cứu sinh.

Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

1.2.1 Nhóm một số công trình nghiên cứu về tội phạm học và phòng ngừa tội phạm

- Tác phẩm “Principles of Criminology” - (tạm dịch: “Những nguyên tắc của tội phạm học”), các tác giả Edwin H Sutherland, Donald R Cressey, David F.

Luckenbill, Nxb AltaMira Press, USA, 1992 [87] Các tác giả đã đưa ra những quan điểm về tội phạm học, xã hội học tội phạm, ứng phó của xã hội đối với THTP; các tác giả đã cho rằng: tội phạm học có nguồn gốc xã hội, xác định nguyên nhân xã hội của tội phạm học và giải quyết THTP bằng kiểm soát xã hội tương ứng Nội dung cuốn sách sẽ giúp nghiên cứu sinh tham khảo trong thực hiện luận án.

- Sách chuyên khảo “Criminology” - (tạm dịch: “Tội phạm học”), tác giảDasetakob, Nxb Legal Center Press, 2006 [85] Công trình đã đề cập đến cơ sở lý luận tội phạm học, hành vi tội phạm phổ biến; nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội trong xã hội; đã đề cập hai loại tội phạm mới, đó là: tội phạm gia đình và tội phạm chính trị Tác giả đã chỉ ra biện pháp PNTP là phải làm rõ nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tội phạm, từ đó tiến hành các biện pháp làm triệt tiêu nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm Các nghiên cứu về nguyên nhân và giải pháp PNTP đều có giá trị cần được nghiên cứu, tham khảo ở mức độ nhất định.

- Cuốn sách “Introduction to criminology: Theories, methods and criminal behavior” - (tạm dịch: “Giới thiệu về tội phạm học: các lý thuyết, phương pháp và hành vi tội phạm”), các tác giả Frank E Hagan, Leath E Daigle, Nxb Sage, USA,

2018 [88] Cuốn sách đã nghiên cứu lý thuyết về tội phạm học và đề cập, nhấn mạnh về cơ chế thực hiện hành vi tội phạm, cơ chế tội phạm và phương thức, thủ đoạn của tội phạm có tổ chức, tội phạm mới xuất hiện; sự ảnh hưởng và tác động qua lại giữa tội phạm tới chính sách xã hội, những điều chỉnh cần thiết đến hệ thống chính sách, xã hội để làm giảm THTP.

- Sách chuyên khảo “Crime prevention strategies in Europe and North

America” - (tạm dịch: “Chiến lược phòng ngừa tội phạm tại Châu Âu và Bắc Mỹ”), tác giả John Graham và Trevor Bennett, European institule for Crime Prevention and Control, affiliated with the United Nations,1995 [91] Nội dung cuốn sách trình bày về các biện pháp PNTP, tác giả đã đưa ra ba nhóm biện pháp cơ bản của PNTP: thứ nhất, phòng ngừa mang yếu tố xã hội; thứ hai, phòng ngừa mang yếu tố tình thế; thứ ba, PNTP từ cộng đồng Các nhóm biện pháp trên đều có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn đối với hoạt động PNTP nói chung, tội TCTS nói riêng ở nước ta hiện nay, là tài liệu tham khảo có giá trị cho thực hiện luận án của nghiên cứu sinh.

- Sách chuyên khảo “Theoretical basis of crime prevention” - (tạm dịch:

“Cơ sở lý luận của việc phòng ngừa tội phạm”), tác giả Minkovskij G.M; Nxb

Jurid Literature, Moskva, 1987 [95] Đây là công trình nghiên cứu về lý luận của PNTP, như: phương pháp luận; đặc điểm hệ thống các biện pháp PNTP; cơ sở kinh tế - xã hội và tư tưởng của việc PNTP Tác giả đã đưa ra các biện pháp phòng ngừa riêng được áp dụng đối với những người có dấu hiệu cụ thể đang hình thành động cơ, mục đích phạm tội, đang chuẩn bị phạm tội, những người đã bắt đầu hành vi phạm tội, cố ý thực hiện tội phạm đến cùng và những người đã phạm tội mà có thể tái phạm Những lý luận cơ bản trên có ý nghĩa trong việc áp dụng vào hoạt động PNTP cụ thể, trong đó có tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện.

- Sách “Crime Prevention: Approaches, Practices and Assessments” - (tạm dịch: “Phòng chống tội phạm: Các cách tiếp cận, thực tiễn và các đánh giá”), tác giả Steven P.Lab, Nxb Taylor and Francis, USA, 2019 [101] Công trình đã cung cấp các nghiên cứu và thông tin về các khía cạnh của PCTP, gồm: môi trường và tội phạm thể chất, các chương trình PCTP trong khu phố, hoạt động của Cảnh sát khu vực, tội phạm trong trường học, giám sát điện tử và giam giữ tại gia đình; trong đó có hoạt động PNTP đối với NCTN có nguy cơ phạm tội, nguy cơ lệch chuẩn Nội dung cuốn sách có giá trị tham khảo nhất định đối với nghiên cứu sinh.

- Sách “黑黑黑黑” - (tạm dịch: “Hồ sơ đen”), tác giả Ngũ Tâm Minh, dịch từ bản tiếng Trung, Nhà xuất bản Kim Thành, Bắc Kinh, do Nguyễn Bá Cao dịch, Nxb CAND phát hành năm 2004 [41] Nội dung cuốn sách đã đề cập đến nhiều vấn đề như: giết người, trộm cắp, lừa đảo, mại dâm, thổ phỉ…; các hành vi tội phạm nêu trên đều được tác giả mô tả cụ thể về phương thức thủ đoạn, cũng như những hậu quả do hành vi phạm tội của các băng đảng gây ra cho xã hội ở Trung Quốc Tác giả đã minh chứng bằng các vụ phạm tội cụ thể và cách thức mà lực lượng Cảnh sát của Trung Quốc phối hợp với Cảnh sát Hồng Kông, Ma Cao triệt phá các băng nhóm tội phạm giết người, trộm cắp… nêu trên.

Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác đề cập đến nội dung này ở các góc độ, khía cạnh khác nhau và có giá trị tham khảo cho việc thực hiện luận án của nghiên cứu sinh, như: cuốn sách “Crime and criminology in Japan” - (tạm dịch: “Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản hiện đại”), tác giả Can Ueda, Đại học

Tổng hợp Ritsumeikan, 1994; giáo trình “Criminology today” - (tạm dịch: “Tội phạm học ngày nay”), tác giả Frank Schmalleger, Nxb Prentice Hall, 2002; cuốn sách “Crime prevention: Principles, perspectives and practices” - (tạm dịch:

“Phòng ngừa tội phạm: Nguyên tắc, quan điểm và thực tiễn”), nhóm tác giả Adam

Sutton, Adrian Cherney và Rob White, Nxb Đại học Cambribge, 2014; sách “An introduction to Crime and Criminology” - (tạm dịch: “Giới thiệu về tội phạm và tội phạm học”), tác giả Hennessy Hayes, Tim Prenzler, Nxb Pearson Australia,2014…

1.2.2 Nhóm một số công trình nghiên cứu về người chưa thành niên phạm tội

- Sách “Juvenile Justice” - (tạm dịch: “Tư pháp người chưa thành niên”), tác giả Rechard Lawrence, Nxb Sage, USA, 2009 [98] Cuốn sách đã giới thiệu về thực trạng THTP NCTN; những vấn đề về pháp lý NCTN, NCTN phạm tội, những thách thức của việc giảm tội phạm NCTN Cuối mỗi chương của cuốn sách, tác giả cũng đặt ra một số câu hỏi nhằm giúp người đọc nắm được các khái niệm quan trọng cũng như các chính sách, phòng ngừa đối với tình hình NCTN phạm tội Đây là tài liệu giúp nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình thực hiện luận án.

- Sách “Juvenile delinquena in a diverse society ” - (tạm dịch: “Người chưa thành niên phạm tội trong một xã hội đa màu”), tác giả Kristin Anna Bates và

Richelle S Wan, phiên bản thứ 3, Nxb Sage Publications, Inc Thousand Oaks, California, USA, 2021 [92] Tác giả đã giới thiệu các khảo sát mới về hành vi phạm tội của NCTN trong bối cảnh xã hội đa màu; qua cuốn sách, tác giả muốn độc giả có được những hiểu biết cơ bản về sự đa dạng của xã hội, bối cảnh hóa các trải nghiệm và hành vi khác nhau của tội phạm NCTN, cũng như sự đánh giá sâu sắc đối với các chính sách, công bằng xã hội và các chương trình cộng đồng ảnh hưởng đến NCTN. Nội dung cuốn sách là tài liệu có giá trị giúp nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình nghiên cứu.

- Sách “Youth and crime” - (tạm dịch: “Thanh niên và tội phạm”), tác giả John Muncie, Đại học Mở, Vương quốc Anh, Nxb Sage Publications, 1999 [90]. Cuốn sách đã mô tả một bức tranh toàn diện các nghiên cứu về thanh thiếu niên, tội phạm và chính sách thanh thiếu niên Các khía cạnh của “vấn đề thanh thiếu niên”, gồm: trốn học, vô gia cư, văn hóa rave, nghèo đói, thất nghiệp, trách nhiệm của phụ huynh… đã được tác giả nêu lên và bàn luận một cách nghiêm túc Nghiên cứu sinh sẽ tham khảo nội dung cuốn sách để hiểu sâu hơn về tình hình NCTN phạm tội.

- Luận án tiến sĩ “Towards effective juvenile delinquency prevention strategies and policies in Abu Dhabi Police: An investigation of critical factors” -(tạm dịch: “Hướng tới chiến lược và chính sách phòng ngừa hiệu quả tội phạm người chưa thành niên của Cảnh sát Abu Dhabi: Điều tra các nhân tố quan trọng”, tác giả Mohamed Al Ali, tại Đại học Stirling, UAE, 2013 [96] Luận án gồm 7 chương, đã nghiên cứu các vấn đề về phòng ngừa thanh thiếu niên phạm tội và tội phạm, như: các loại tội phạm, các yếu tố và nguyên nhân dẫn tới tình trạng phạm tội, các chương trình PNTP hiệu quả; đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường thực hiện các chiến lược và chương trình PNTP tại UAE Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa giúp nghiên cứu sinh tham khảo trong thực hiện luận án.

Đánh giá tình hình nghiên cứu

1.3.1 Những vấn đề được kế thừa, phát triển

Qua nghiên cứu, tiếp cận một số công trình trong và ngoài nước cho thấy số lượng các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án rất lớn, phong phú, đa dạng và được nghiên cứu, tiếp cận từ nhiều hướng với các mức độ liên quan khác nhau, có thể tóm lại như sau:

- Một là, những vấn đề lý luận về tội phạm học và PNTP đã được các công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, tiếp cận, phân tích từ nhiều góc độ, khía cạnh, giai đoạn, địa bàn khác nhau và gắn liền với luật pháp, chế độ chính trị, kinh tế của mỗi quốc gia Tuy nhiên, có thể nói các công trình đó đều có những hướng đi chung của tội phạm học hiện đại; hầu hết các công trình nghiên cứu đều tiếp cận, lý giải diễn biến, nguyên nhân và điều kiện của THTP trong mối liên hệ mật thiết với chế độ chính trị, kinh tế - xã hội, địa lý, dân cư, văn hóa của mỗi quốc gia và trong từng giai đoạn cụ thể Một số công trình đã cung cấp những lý luận cơ bản về tội phạm học và PNTP như khái niệm THTP, các thông số về THTP, nhân thân người phạm tội, nguyên nhân và điều kiện của THTP, dự báo và đề xuất các giải pháp PNTP; có một số công trình lại đi sâu nghiên cứu về NCTN, nguyên nhân và điều kiện, phòng ngừa NCTN phạm tội; có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về tình hình, nguyên nhân và các giải pháp phòng ngừa tình hình tội TCTS; có một số công trình đi sâu nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện, các yếu tố về nhân thân, thực tiễn phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện… mỗi công trình nghiên cứu trên đều có những giá trị nhất định để tham khảo, nghiên cứu vận dụng vào PNTP và tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện ở Việt Nam, cũng như phòng ngừa THTP này trên địa bàn vùng Tây Bắc.

- Hai là, các công trình nghiên cứu trong nước về tội phạm học và PNTP,

NCTN phạm tội, tội TCTS và phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện của THTP trước những phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa

- xã hội, sự ảnh hưởng lâu dài của dịch bệnh Covid-19 và những tác động của nó tới mọi mặt đời sống xã hội Nhiều công trình đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác PNTP ở tầm vĩ mô trong điều kiện nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, mở rộng giao lưu đối ngoại, hợp tác quốc tế; một số công trình đi sâu nghiên cứu về tình hình nhóm tội, THTP cụ thể, trong đó có tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện ở các phạm vi, cấp độ, cách tiếp cận khác nhau, đã luận giải, làm rõ những quy luật, đặc điểm, nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, quan hệ phối hợp giữa các chủ thể, định hướng và các giải pháp để nâng cao phòng ngừa THTP ở Việt Nam…; kết quả các công trình nghiên cứu này đã cung cấp những kiến thức quan trọng về tội phạm học, PNTP, NCTN phạm tội, tội TCTS; thực trạng, những vấn đề lý luận đặt ra từ thực tiễn PNTP và tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện ở Việt Nam hiện nay, các giải pháp nâng cao hoạt động PNTP này trong thời gian tới Nghiên cứu sinh nhận thức đây là những công trình có giá trị khoa học và thực tiễn cao, là nguồn tư liệu cần thiết, có giá trị tham khảo quan trọng để tiếp tục nghiên cứu sâu về những nội dung của luận án.

- Ba là, kết quả các công trình nghiên cứu ở trong nước về PNTP, phòng ngừa tội phạm TCTS, về phòng ngừa NCTN phạm tội và về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện đã được các nhà khoa học làm rõ, sáng tỏ, thể hiện sự đồng thuận trong nhận thức về vị trí, vai trò, đặc điểm, mục tiêu, yêu cầu, các nguyên tắc và ý nghĩa của PNTP, cũng như phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các kết quả nghiên cứu về PNTP, PNTP TCTS, phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên phạm vi địa bàn tỉnh, khu vực hoặc cả nước, sẽ giúp nghiên cứu sinh có những định hướng cụ thể trong phân tích, đánh giá về tình hình, thực tiễn, nguyên nhân, điều kiện, kết quả triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa và là cơ sở để đưa ra các dự báo, cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc thời gian tới.

- Bốn là, trên cơ sở tổng hợp, phân tích kết quả các công trình nghiên cứu ở trong nước về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện; nguyên nhân và điều kiện của THTP này; đặc điểm nhân thân của bị can là NCTN phạm tội TCTS đã được các tác giả nghiên cứu, làm rõ những đặc trưng cơ bản, nguyên nhân và điều kiện, đặc điểm về đối tượng phạm tội THTP này, cũng như khái quát được hoạt động và các giải pháp PNTP của các cơ quan chức năng trên một địa bàn cụ thể và trong một giai đoạn nhất định Tuy nhiên, thực tiễn PNTP cho thấy, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện là tội phạm xảy ra khá phổ biến ở các địa phương trên cả nước, chiếm tỷ lệ cao so với các tội phạm khác, tội phạm này gây thiệt hại về tài sản, gây tâm lý hoang mang trong Nhân dân; nhưng hiện tại chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống và sâu sắc về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc, để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa THTP này thời gian tới Nhưng tất cả các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã trình bày ở trên đều có ý nghĩa quan trọng giúp nghiên cứu sinh tham khảo, kế thừa, vận dụng nhằm giải quyết tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu được xác định trong luận án.

1.3.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, để giải quyết tốt các mục tiêu và nhiệm vụ của luận án, cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề sau:

- Một là, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và làm phong phú thêm những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện, gồm: khái niệm, đặc điểm, mục đích, cơ sở, nguyên tắc, chủ thể, nội dung, giải pháp phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện.

- Hai là, xuất phát từ tên đề tài luận án là “Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc”; vì vậy, nhiệm vụ của đề tài cần phải nghiên cứu những nội dung mang tính đặc thù của các địa phương vùng Tây Bắc, về vị trí địa lý, dân số, dân tộc, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội… đồng thời, phân tích, đánh giá, làm rõ thực tiễn phòng ngừa THTP này trên địa bàn vùng Tây Bắc từ năm 2013 đến năm 2022; từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân; đánh giá hiệu quả hoạt động phòng ngừa của các lực lượng chức năng; xác định rõ nguyên nhân, điều kiện mang tính đặc trưng của NCTN thực hiện hành vi TCTS trên địa bàn vùng Tây Bắc thời gian qua.

- Ba là, luận án cần đưa ra những dự báo về tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện; trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn THTP này, luận án sẽ đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc trong tương lai.

1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Với đề tài “Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc”, cần đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Lý luận về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc có những đặc điểm đặc thù gì?

- Thực trạng, cơ cấu và diễn biến của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2022 là như thế nào?

- Tình hình và nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2022 biểu hiện cụ thể như thế nào?

- Thực tiễn phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2022 có những ưu điểm và những hạn chế nào? Nguyên nhân của các hạn chế đó là gì?

- Những biện pháp nào giúp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc trong giai đoạn tới?

Trên cơ sở các câu hỏi nghiên cứu, có các giả thuyết nghiên cứu gồm:

- Về lý luận, hiện nay chưa có khung lý luận cụ thể, đặc thù về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn một khu vực của đất nước.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN 35 2.1 Khái niệm, nội dung, mục đích của phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

Đặc điểm phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

2.2.1 Đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội

Tội phạm NCTN là một trong những nhóm tội phạm được các quốc gia đặc biệt quan tâm Ở Việt Nam, tội phạm NCTN được pháp luật quy định thành một nhóm đối tượng riêng, có chính sách đặc biệt đối với NCTN phạm tội bởi tính chất đặc thù của nhóm tội phạm này, cụ thể:

- Một là, đặc điểm về tâm lý, nhận thức: Hiện nay, trong hệ thống pháp luật

Việt Nam cũng chưa có một khái niệm rõ ràng về NCTN, nhưng có thể hiểu NCTN là những người chưa đủ 18 tuổi; vì NCTN trong khoa học thì ở độ tuổi này chưa phát triển hoàn toàn đầy đủ về thể chất, nhận thức, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một công dân theo quy định Đây là độ tuổi đang được giáo dục phổ thông, giáo dục cơ bản về nhận thức, ý thức, đạo đức, trong đó có ý thức chấp hành pháp luật Ở độ tuổi này phát triển nhanh chóng về thể chất, nhưng về tâm sinh lý có những bất ổn, thậm chí nổi loạn; nếu gia đình, nhà trường có cách quản lý, giáo dục hiệu quả sẽ hình thành ở các em nhân cách tốt, sau này các em sẽ trở thành những công dân có ích cho xã hội Ngược lại, với những em sống, phát triển trong môi trường không bình thường, gia đình thiếu hoàn thiện, nhà trường ít quan tâm,uốn nắn những lệch lạc, lại thường xuyên tiếp xúc với bạn xấu thì có thể sẽ hình thành những thói quen, cách nghĩ, việc làm tiêu cực, có thể biến những đứa trẻ ngoan ngoãn, hiếu thảo trở thành những đứa trẻ ngỗ ngược, bất trị, chúng có thể bỏ học, lêu lổng đi theo những kẻ xấu, bị kẻ xấu lợi dụng, thậm chí trở thành tội phạm. Ở độ tuổi này, do nhận thức về pháp luật chưa đầy đủ nên các em sẽ có những hành động tức thời, theo cảm xúc cá nhân và theo tâm lý đám đông, a dua theo bạn bè; có nhiều trường hợp NCTN thực hiện hành vi TCTS, gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng lại không biết rằng mình đã phạm tội, không thấy hết được tính nguy hiểm của hành vi, hậu quả mình đã gây ra, đôi khi các em cho rằng đó là hành vi tự vệ, là hợp pháp, là tự bảo vệ mình hoặc lấy tài sản rồi nếu có biết thì sẽ trả lại hay bồi thường bằng tiền sẽ xong; bên cạnh đó, có một số NCTN thực hiện hành vi TCTS chỉ để thỏa mãn nhu cầu, hứng thú mà không cần quan tâm đến hậu quả, tác hại cho xã hội hoặc có trường hợp NCTN khi bạn bè, đối tượng xấu rủ đi trộm cắp, xúi giục TCTS mà vẫn “vui vẻ” thực hiện và không biết rằng hành động đó đang, sẽ vi phạm pháp luật… những đặc điểm này có thể thấy sự hiểu biết nhận thức pháp luật của NCTN còn rất hạn chế.

- Hai là, đặc điểm về trình độ học vấn: Đây là giai đoạn các em đang trong độ tuổi đến trường, đang được nuôi dưỡng, chăm sóc, quan tâm bởi gia đình và được giáo dục các kiến thức về khoa học, tự nhiên, xã hội, về kỹ năng, về nhận thức, ý thức, văn hóa, đạo đức trong đó có ý thức chấp hành pháp luật ở các nhà trường Trong độ tuổi này, mặc dù NCTN đã có sự phát triển nhanh chóng về thể chất, nhưng về tâm, sinh lý, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, làm chủ hành vi còn chưa được chín chắn, chưa bằng những người trưởng thành Do vậy, nếu NCTN được giáo dục, quản lý thường xuyên từ nhà trường, gia đình (đang đi học) sẽ là môi trường rất quan trọng giúp các em tiếp thu được các kiến thức về văn hóa, pháp luật, giáo dục công dân, kỹ năng sống để giúp các em tiếp tục phát triển, nâng cao nhận thức, hiểu biết văn hóa, xã hội, pháp luật và các em sẽ tập trung dành nhiều tâm huyết, công sức, thời gian hơn cho việc học tập, không có thời gian rảnh để chơi bời, lêu lổng, tham gia vào các hành vi tiêu cực; nếu được quản lý, giáo dục như vậy thì nguy cơ trở thành tội phạm sẽ giảm đi rất nhiều và ngược lại Qua nghiên cứu, phân tích số vụ TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc cho thấy, đa số NCTN phạm tội TCTS có trình độ học vấn thấp (không biết chữ: 7,5%; tiểu học: 17,6%; trung học cơ sở: 49,6%; trung học phổ thông: 25,3%) [Bảng 3.8, biểu đồ 3.6] Trình độ học vấn thấp cũng là một trong những nguyên nhân khiến NCTN có nhận thức hạn chế và dẫn đến vi phạm pháp luật, đặc biệt là đối với địa bàn luận án đang nghiên cứu.

- Ba là, đặc điểm về các mối quan hệ xã hội: Do đang trong độ tuổi phát triển mạnh về sinh lý, tâm lý nên nhu cầu giao lưu bạn bè, kết nối, xây dựng các mối quan hệ xã hội trong giai đoạn này của NCTN là cần thiết và trở thành một phần rất quan trọng đối với họ Ở độ tuổi này, các em thường thích tìm hiểu, giao lưu, kết bạn với một người hay một nhóm người có cùng sở thích, phong cách giống mình hoặc giống thần tượng của mình; nếu những người bạn, thành viên trong nhóm bạn bè đều tốt thì quá trình giao lưu, chơi với nhau sẽ ảnh hưởng đến nếp sinh hoạt, học tập, cách sống, thậm chí là suy nghĩ của NCTN và các em sẽ học hỏi ở bạn mình những đức tính, việc làm tốt, biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; ngược lại, nếu thành viên trong nhóm, người bạn của các em có những hành vi

“không chuẩn mực”, thường xuyên rủ rê, lôi kéo bạn bè tụ tập chơi game, đua xe, đánh nhau, tiếp xúc với các mặt trái, tệ nạn xã hội… không sớm thì muộn NCTN sẽ bị ảnh hưởng bởi các thói hư, tật xấu này từ những người bạn, thậm chí còn bị rủ rê, lôi kéo để cùng tham gia, làm theo.

- Bốn là, đặc điểm về hành vi phạm tội: Do đang trong độ tuổi phát triển mạnh về tâm, sinh lý, nhận thức và hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên khi NCTN thực hiện hành vi TCTS thì thường không ý thức được hành vi của mình nên đã phạm tội Thủ đoạn gây án và che dấu hành vi TCTS của NCTN đa số đều đơn giản, không xảo quệt và tinh vi so với tội phạm khác do NCTN gây ra hoặc so với đối tượng đã thành niên; mặc dù cũng có một số đối tượng NCTN có các thủ đoạn thực hiện và che dấu hành vi TCTS của mình xảo quệt không kém gì đối tượng đã thành niên, nhưng tỷ lệ này rất ít Tội TCTS do NCTN thực hiện thường ít có sự bàn bạc, nghiên cứu về đối tượng xâm hại, không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kế hoạch, công cụ, phương tiện từ trước, nếu có cũng không thật tỉ mỉ ở các khâu, các công đoạn thực hiện tội phạm Hành vi phạm tội thường diễn ra và kết thúc nhanh chóng, phần nhiều mang tính bột phát; thủ đoạn của NCTN thực hiện hành vi TCTS là thường đi lang thang, nếu phát hiện tài sản không được quản lý hoặc có sự sơ hở trong quản lý sẽ trộm cắp Khi bị phát hiện, bắt giữ, điều tra thường ít quanh co, chối tội hoặc ít bỏ trốn Động cơ, mục đích phạm tội trộm cắp của NCTN thường xuất phát từ lợi ích cá nhân, lợi ích vật chất, nhu cầu cần tiền để ăn chơi, tiêu sài vào các mục đích của bản thân như chơi game, chích, hút ma túy…

- Năm là, đặc điểm về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội: Tội phạm nói chung, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện nói riêng đang tiềm ẩn mối nguy cơ lớn cho xã hội Do hiểu biết và nhận thức về pháp luật còn hạn chế nên khi thực hiện hành vi phạm tội thì thường NCTN không ý thức được hành vi, hậu quả, tác hại, tính nguy hiểm của mình đã gây ra cho xã hội; nếu những hành vi vi phạm của các em không được ngăn chặn kịp thời sẽ dễ dàng trở thành những đối tượng phạm tội trong tương lai, sẽ không chỉ gây ra những thiệt hại lớn về tài sản, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của công dân, người phạm tội mà còn gây lo lắng, hoang mang, bức xúc trong quần chúng nhân dân và tiềm ẩn những nguy cơ gây mất an ninh, TTATXH.

- Sáu là, đặc điểm về môi trường xã hội, dân cư, phong tục tập quán mà NCTN đang sinh sống: Những đặc điểm về môi trường xã hội, dân cư, phong tục tập quán mà NCTN đang sinh sống có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm tâm lý, ý thức và hành vi của NCTN Các nhà nghiên cứu về tội phạm học, tâm lý học đã chỉ rõ, NCTN sinh sống trong môi trường xã hội không lành mạnh, nhiều tệ nạn xã hội và tội phạm, sẽ chịu ảnh hưởng, tác động xấu đến quá trình hình thành nhân cách không toàn diện, từ đó dễ bị sa ngã, lôi kéo vào con đường phạm tội Ở môi trường xã hội tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu như vùng Tây Bắc, thì NCTN cũng không có nhiều điều kiện thuận lợi để được phát triển nhận thức, hoàn thiện nhân cách, thay đổi thói quen, nếp sống sinh hoạt, không những thế một số hủ tục, tập quán, nhận thức còn lạc hậu sẽ ảnh hưởng tác động và rất dễ dẫn đến vi phạm pháp luật hoặc phạm tội ở NCTN.

- Bảy là, về chính sách đối với NCTN phạm tội: Chính sách đối với NCTN phạm tội là hệ thống các quan điểm, phương hướng cơ bản có tính chỉ đạo, chiến lược của Đảng, Nhà nước trong hoạt động lập pháp và áp dụng pháp luật đối vớiNCTN phạm tội, nhằm kịp thời phát hiện, xử lý theo quy định của pháp luật các loại tội phạm do NCTN thực hiện, cũng như tăng cường bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NCTN, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa và đấu tranh PCTP.

Chính sách đối với NCTN phạm tội bao gồm tổng thể các hoạt động của tố tụng hình sự, gồm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; được thể hiện ở các khía cạnh đó là:

+ Về nguyên tắc xử lý và tiến hành tố tụng đối với NCTN phạm tội, nguyên tắc xử lý NCTN phạm tội là tổng hợp các quy phạm của pháp luật hình sự thực định thể hiện tính nhân đạo về chính sách hình sự của Nhà nước nhằm giải quyết vấn đề TNHS của NCTN phạm tội theo hướng giảm nhẹ hơn so với mức độ TNHS của người thành niên theo nguyên tắc: “Việc xử lý người dưới 18 phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội…” [50] Đây là nguyên tắc cơ bản, mang tính chỉ đạo thể hiện chính sách pháp luật về hình sự của Đảng, Nhà nước đối với NCTN vi phạm pháp luật.

+ Về trình tự, thủ tục, biện pháp tố tụng hình sự thân thiện đối với NCTN phạm tội, do NCTN đang trong quá trình phát triển về thể chất và tinh thần, nên rất dễ bị tổn thương, đặc biệt khi họ tham gia hoạt động tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án Vì vậy, việc bảo vệ, chăm sóc, giảm thiểu và phòng ngừa tình trạng phạm tội ở NCTN là vấn đề vừa mang tính pháp lý, vừa mang tính nhân văn, nhân đạo, nhằm bảo vệ quyền trẻ em và vì lợi ích của chính thế hệ tương lai của đất nước.

+ Về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho NCTN phạm tội, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho NCTN phạm tội trong tố tụng hình sự, gồm: bảo đảm quyền bào chữa; bảo đảm tính mạng, sức khỏe; quyền giữ bí mật thông tin; bảo đảm sự tham gia của đại diện gia đình, thầy, cô, nhà trường, tổ chức đoàn thể; tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của NCTN… đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính đúng đắn của vụ án và là nội dung quan trọng thể hiện chính sách của Nhà nước đối với NCTN phạm tội.

Tóm lại, việc nắm được những đặc điểm của NCTN phạm tội có vai trò, ý nghĩa quan trọng, giúp các cơ quan chức năng có những biện pháp kịp thời, giải pháp phù hợp tác động đến NCTN, để NCTN được phát triển bình thường, hình thành những nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, có nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, không có các hành vi lệch chuẩn, vi phạm pháp luật Đây cũng chính là giải pháp chiến lược lâu dài, trong các biện pháp PNTP nói chung, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện nói riêng.

2.2.2 Đặc điểm địa bàn vùng Tây Bắc

2.2.2.1 Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc, được giới hạn bởi phía Nam hữu ngạn sông Hồng và phía Tây là dãy núi sông Mã, là một trong ba tiểu vùng của Bắc bộ Việt Nam Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, với diện tích tự nhiên trên 50.576km 2 (tỷ lệ 15% so với tổng diện tích cả nước) [112]; phía Tây giáp 3 tỉnh Hủa Phăn, Luông Phra Băng, Phong Xa Lỳ (Lào) với 650km chiều dài đường biên giới; phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 520km chiều dài đường biên giới; có các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia và nhiều đường mòn qua lại hai bên biên giới Việt - Trung, Việt - Lào; Tây Bắc được xem là khu vực có cấu trúc địa chất phức tạp, phần lớn lãnh thổ là núi cao, dốc lớn, có nhiều đỉnh cao từ 1.090m - 3.080m, xen kẽ các dãy núi này là các sông, suối, thung lũng hẹp và một số vùng lòng chảo tương đối bằng phẳng, như Mường Thanh (Điện Biên), Mường Tấc (Phù Yên, Sơn La).

Tây Bắc có vị trí, vai trò là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế

Cơ sở, nguyên tắc, chủ thể phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản

do người chưa thành niên thực hiện

2.3.1 Cơ sở phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

2.3.1.1 Cơ sở lý luận của phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

- Một là, những vấn đề lý luận về PNTP được thừa nhận theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin

Nghiên cứu, đánh giá về hiện tượng tội phạm xảy ra trong xã hội, chủ nghĩa duy vật Macxít khẳng định: Tội phạm là hiện tượng xã hội tồn tại và gắn bó với thực tế khách quan mà ở đó con người đang sống và làm việc trong một chế độ xã hội nhất định THTP thực chất là một tập hợp các hành vi phạm tội do các thành viên trong xã hội gây ra Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: THTP là hiện tượng xã hội chứ không phải là hiện tượng tự nhiên THTP là hiện tượng xã hội bởi vì nó tồn tại trong xã hội, có nguồn gốc, nguyên nhân trong xã hội và số phận của nó cũng phụ thuộc vào các điều kiện xã hội Cơ sở lý luận của việc giải quyết vấn đề loại trừ tội phạm, tệ nạn xã hội, các vi phạm pháp luật trong xã hội XHCN được nêu trong các tác phẩm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin Quy luật biến mất tội phạm và các hành vi xâm hại an ninh xã hội liên quan chặt chẽ với việc thực hiện tốt các chính sách xã hội, các bảo đảm xã hội, kinh tế, tổ chức và giáo dục văn hóa của xã hội XHCN Trong xã hội cộng sản chủ nghĩa tồn tại các nguyên tắc phân phối lao động “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, những hành vi phạm tội xâm hại tài sản sẽ biến mất Ph.Ăngghen đã viết: “Trong xã hội đó việc trộm cắp chỉ có thể gây ra ở những người tâm thần, ở đây ai cũng tâm niệm chân lý: Hãy trung thực! Đừng trộm cắp”.

Do đó, giữa THTP và hành vi phạm tội cụ thể có mối quan hệ hữu cơ, khách quan không thể tách rời Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do một con người sống trong chế độ xã hội đó gây ra, hành vi phạm tội có thể xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của một cộng đồng hoặc một công dân và có thể xảy ra ở nơi này hay nơi khác, thời gian này hay thời gian khác Các nhà tội phạm học Macxít khẳng định THTP, trong đó có tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện là hiện tượng xã hội, chỉ xuất hiện trong một giai đoạn nhất định và sẽ mất đi khi các nguyên nhân làm phát sinh ra nó không còn nữa; chính vì vậy, phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện là hoạt động có thể thực hiện được nếu xác định được nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh hoặc thúc đẩy chúng xuất hiện trên thực tế Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện được luận giải dựa trên cặp phạm trù “nhân - quả” trong triết học Mác - Lênin; theo đó, nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó; kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra, qua đó phản ánh mối quan hệ hình thành của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan Mối liên hệ “nhân - quả” có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân, nhưng không phải con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân Nhiệm vụ của khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng đó.

Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra, những nguyên nhân này có vai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn chủ thể cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan đồng thời, phải nắm được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, để từ đó có biện pháp phù hợp thúc đẩy các nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế những nguyên nhân có tác động tiêu cực đến hoạt động.

Những tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về giải quyết vấn đề tội phạm và PNTP ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị trong cuộc đấu tranh PCTP, khắc phục các tệ nạn xã hội, các vi phạm pháp luật ở các nước XHCN Vận dụng quan điểm này, nhiệm vụ của nghiên cứu sinh là nghiên cứu, xem xét, xác định nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện, xác định các nguyên nhân đặc thù, tức là vừa xác định các nguyên nhân phát sinh, vừa xác định các điều kiện tác động đến nguyên nhân và thúc đẩy kết quả xảy ra Như vậy, phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện về lý luận là hoàn toàn có thể thực hiện được nếu như xác định được nguyên nhân và điều kiện của THTP này trên thực tiễn đời sống xã hội.

- Hai là, quan điểm đấu tranh PCTP của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kế thừa và phát triển những tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin trong điều kiện thực tế của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho lý luận về đấu tranh PCTP, khắc phục các tệ nạn xã hội, các vi phạm pháp luật Đấu tranh PCTP, khắc phục các tệ nạn xã hội, các vi phạm pháp luật là biểu hiện cụ thể của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh “ai thắng ai” giữa hai con đường, là nơi đụng độ một cách gay gắt, quyết liệt giữa cái cũ và cái mới, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa tiến bộ và lạc hậu Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Phải đề phòng và ngăn chặn những hoạt động phạm pháp khác của bọn trộm cướp và những phần tử phạm tội khác”; “Tham ô là lấy trộm của công Nó có hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, có hại đến đạo đức cách mạng” [40] Tất cả những cái hại đó mà không kịp thời ngăn chặn thì không thể lấy lại được lòng tin của Nhân dân Có thể nói quan điểm về PNTP là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lĩnh vực bảo vệ ANTT Mục đích của việc PNTP là không để tội phạm và các hành vi xâm hại an ninh xã hội xảy ra, tiến tới loại trừ các nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm.

PNTP theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện ở việc, khi có tội phạm đã xảy ra thì phải tìm mọi cách hạn chế các tác hại, không để tội phạm tái diễn gây hậu quả cho xã hội Mỗi tội phạm, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật xảy ra đều là nỗi đau xót, day dứt của từng gia đình và toàn xã hội Với tư tưởng nhân đạo, tấm lòng khoan dung, Người đã nói: “Có những người trong lúc đấu tranh thì hăng hái, trung thành, không sợ nguy hiểm, không sợ cực khổ, không sợ quân địch… chúng ta phải giáo dục họ, đưa họ vào con đường cách mạng” [38] Khi đề cập đến đến việc tổ chức tấn công trấn áp tội phạm, Người nhấn mạnh: “Đánh địch phải đánh cho đúng như “đánh rắn phải dập đầu” cần phải điều tra nghiên cứu kỹ càng, cẩn thận” [39] Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh giải quyết vấn đề an ninh xã hội phải kết hợp tốt giữa trấn áp và tổ chức xây dựng Thực tế cho thấy, phần lớn tội phạm, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật đều có nguyên nhân xã hội, vì vậy phải bằng sức mạnh, quyết tâm, tinh thần trách nhiệm và tình thương của toàn xã hội, của các cấp, các ngành từ Trung ương tới cơ sở, sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân nhằm loại trừ các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật Trong tình hình hiện nay, nếu giải quyết tốt việc làm cho người lao động, làm tốt vấn đề công bằng xã hội, dân chủ, giải quyết tốt và kịp thời các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, kịp thời đổi mới các chính sách đối với các giai tầng, dân tộc, tôn giáo, miền núi… sẽ tạo ra những khả năng tích cực nhằm xóa bỏ nguyên nhân và điều kiện phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện.

- Ba là, những vấn đề lý luận về PNTP đã được thừa nhận rộng rãi trong khoa học tội phạm học ở Việt Nam

Sự xuất hiện của ngành tội phạm học ở Việt Nam so với các ngành khoa học xã hội - pháp lý khác có thể nói là muộn do các nguyên nhân khác nhau, nhưng lý luận về PNTP cho đến thời điểm hiện nay về cơ bản đã được xây dựng tương đối hoàn thiện như đã đề cập tại phần Tổng quan tình hình nghiên cứu của luận án Đây chính là nền tảng làm cơ sở cho việc xây dựng lý luận về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện.

Là một ngành khoa học độc lập trong hệ thống các ngành khoa học xã hội - pháp lý, hệ thống lý luận về tội phạm học chứa đựng: lý luận về THTP; lý luận về nguyên nhân, điều kiện của THTP; lý luận về phòng ngừa THTP nói chung Do vậy, THTP được nghiên cứu với tư cách là một hiện tượng xã hội tiêu cực và là hiện tượng cụ thể, chỉ xuất hiện trong điều kiện xã hội nhất định và sẽ mất đi khi các nguyên nhân, điều kiện phát sinh ra nó không còn nữa GS TS Võ Khánh Vinh cho rằng: “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được hiểu là hệ thống các hiện tượng xã hội tiêu cực ” và “Các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm tạo thành một hệ thống gồm nhiều bộ phận cấu thành nó” [77] Nghiên cứu về tội phạm học Macxít, có quan điểm cho rằng: “… tìm ra mối liên hệ nhân - quả giữa tình hình tội phạm và các hiện tượng, các quá trình kinh tế - xã hội khác vì mục đích phòng ngừa tội phạm, tức là ngăn ngừa tội phạm và loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội” [57] Về bản chất, phòng ngừa THTP chính là việc xác định, hạn chế, xóa bỏ các nguyên nhân, điều kiện của THTP Trên cơ sở những luận giải khoa học của tội phạm học về nguyên nhân và điều kiện của THTP nói chung, kết hợp với việc phân tích, đánh giá những điều kiện cụ thể của xã hội Việt Nam giúp chúng ta có thể lý giải nguyên nhân và điều kiện của THTP cụ thể trên một địa bàn ở nhiều góc độ khác nhau, như những hạn chế, thiếu sót trong việc phát triển kinh tế

- xã hội, văn hóa, giáo dục, pháp luật hay trong công tác quản lý nhà nước…; nhận thức đúng những vấn đề này chính là cơ sở khoa học để xác định chính xác nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện, để từ đó đề ra các giải pháp phòng ngừa hiệu quả THTP này trong thời gian tới.

Lý luận về PNTP đã chỉ ra rằng, PNTP có thể thực hiện được dưới hai mức độ, đó là phòng ngừa THTP nói chung và phòng ngừa THTP cụ thể Đối với phòng ngừa THTP cụ thể trên một địa bàn không chỉ dựa vào tình hình, nguyên nhân, điều kiện của THTP cụ thể mà còn phải dựa vào thực trạng phòng ngừa THTP này trên địa bàn đó Thực trạng này bao gồm: về nhận thức, về chủ thể, về quan hệ phối hợp, về áp dụng triển khai các biện pháp phòng ngừa THTP đó trong những năm gần đây Sau khi đánh giá thực trạng phòng ngừa, các chủ thể PNTP sẽ dự báo THTP này trong tương lai, trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa THTP trên địa bàn trong thời gian tới Như vậy, có thể khẳng định hệ thống lý luận về phòng ngừa THTP đã được thừa nhận rộng rãi trong khoa học tội phạm học, đây chính là cơ sở để làm sáng tỏ lý luận về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện.

2.3.1.2 Cơ sở chính trị - pháp lý của phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

- Một là, hệ thống các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về công tác đấu tranh PCTP Đấu tranh PCTP là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, liên tục, lâu dài của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, do các cơ quan bảo vệ pháp luật và lực lượng chuyên trách làm nòng cốt Trong đấu tranh PCTP, thì phòng ngừa là biện pháp chủ yếu, kết hợp giữa phòng ngừa và đấu tranh trấn áp, coi trọng hoạt động phòng ngừa xã hội, phòng ngừa từ gia đình và cơ sở, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào cuộc đấu tranh PCTP Những quan điểm này được thể hiện qua các chủ trương, văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, như: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), xác định: “ kết hợp các biện pháp phòng ngừa, giáo dục là cơ bản với trấn áp, trừng trị các loại tội phạm ” [17]; Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, đã nêu: “… kịp thời phát hiện, chủ động xử lý có hiệu quả các vụ việc phức tạp về an ninh trật tự, không để xảy ra các “điểm nóng” Kịp thời đấu tranh trấn áp có hiệu quả các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao, băng nhóm ma túy…” [18]; Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTP trong tình hình mới, chỉ rõ: “Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống tội phạm Xác định công tác phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên và lâu dài, phải thực hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi địa bàn, mọi lĩnh vực…” [5]; Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTP trong tình hình mới; Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới… cũng đã cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và xác định công tác PCTP trong tình hình mới là nhiệm vụ cấp bách, góp phần quản lý xã hội, bảo đảm sự bình yên, hạnh phúc của Nhân dân Các chủ trương, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về công tác PCTP chính là những cơ sở chính trị quan trọng để tổ chức lực lượng và triển khai các hoạt động PNTP, trong đó có tình hình tộiTCTS do NCTN thực hiện.

- Hai là, quy định trong Hiến pháp và hệ thống các văn bản luật của Nhà nước về công tác đấu tranh PCTP

Cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác đấu tranh PCTP, Hiến pháp và hệ thống các văn bản luật của Nhà nước cũng đã xác định và nêu rất cụ thể về những nội dung này, như: Điều 12, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), quy định: “Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm” [44]; Điều 11, Hiến pháp năm 2013, quy định: “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị” [45]; Điều 4, BLHS năm

2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, quy định: “Cơ quan Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm… hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng” [49]; Nghị quyết số 63/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh PCTP, Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về công tác PCTP và vi phạm pháp luật, công tác của VKSND, của TAND và công tác thi hành án… cũng cụ thể hóa các nội dung có liên quan về công tác đấu tranh PCTP; đây là những nền tảng pháp lý cơ bản của hoạt động PNTP nói chung, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện nói riêng.

Khi Nhà nước chưa ban hành BLHS, tội TCTS đã được quy định rất sớm trong các Sắc lệnh, Pháp lệnh BLHS đầu tiên của nước ta được ban hành năm

1985, sau đó đã được bổ sung, sửa đổi vào các năm 1989, 1991, 1992, 1997, 1999,

2015, 2017, tội TCTS được quy định tại Điều 173, như sau: “1 Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng… thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…”

THỰC TIỄN PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG TÂY BẮC

Thực trạng và nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

3.1.1 Thực trạng tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

3.1.1.1 Mức độ của tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

Thông số về mức độ của THTP là thực tế khách quan và là khâu đầu tiên để nhận biết THTP Dấu hiệu về mức độ của THTP là gì? Đó là các số liệu phản ánh tổng số tội phạm đã xảy ra cùng với số lượng người phạm tội gây ra các tội phạm ấy trong một thời gian nhất định và trên một địa bàn nhất định Mức độ của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện được biểu hiện trên các thông số về số vụ và số người phạm tội, trong đó có số vụ và số NCTN thực hiện hành vi phạm tội đã xảy ra trên thực tế, tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ nhỏ về số vụ và số NCTN đã thực hiện hành vi phạm tội trên thực tế nhưng chưa được thống kê đầy đủ vì những lý do khách quan, chủ quan, như công tác thống kê, quản lý, theo dõi, báo cáo của các cơ quan chức năng hoặc việc thông báo của quần chúng nhân dân về THTP… do vậy, việc đưa ra số liệu thống kê chính xác về THTP này trên địa bàn vùng Tây Bắc trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2022 là rất cần thiết Mức độ về tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc được thể hiện qua các thông số sau:

Theo số liệu thống kê, từ năm 2013 đến năm 2022, toàn quốc xảy ra 771.897 vụ phạm pháp hình sự nói chung, trên địa bàn vùng Tây Bắc xảy ra 44.000 vụ phạm pháp hình sự (chiếm tỷ lệ 5,7%) Cũng trong thời gian này, toàn quốc xảy ra212.348 vụ TCTS, trên địa bàn miền Bắc là 62.734 vụ TCTS (chiếm tỷ lệ 29,5%) và trên địa bàn vùng Tây Bắc là 8.209 vụ TCTS (chiếm tỷ lệ 3,9%) [Bảng 3.2, bảng3.3] Cùng thời điểm này, trên toàn quốc xảy ra 37.571 vụ với 45.092 NCTN vi phạm pháp luật nói chung và 13.062 vụ TCTS với 16.944 NCTN thực hiện (chiếm tỷ lệ 37,6%); trên địa bàn vùng Tây Bắc xảy ra 1.650 vụ với 2.039 NCTN vi phạm pháp luật (chiếm tỷ lệ 4,5%).

Cũng theo thống kê, trong 10 năm (từ 2013 đến 2022) trên địa bàn vùng Tây Bắc xảy ra 572 vụ TCTS với 746 NCTN thực hiện (chiếm tỷ lệ 34,7%) số vụ NCTN vi phạm pháp luật của cả địa bàn (572 vụ/1.650 vụ), trung bình mỗi năm xảy ra trên dưới 57 vụ với trên dưới 74 NCTN thực hiện, cụ thể: năm 2013 xảy ra 67 vụ (chiếm tỷ lệ 11,7%), năm 2014 xảy ra 109 vụ (chiếm tỷ lệ 19%), năm 2015 xảy ra 85 vụ (chiếm tỷ lệ 14,9%), năm 2016 xảy ra 48 vụ (chiếm tỷ lệ 8,4%), năm 2017 xảy ra 39 vụ (chiếm tỷ lệ 6,8%), năm 2018 xảy ra 55 vụ (chiếm tỷ lệ 9,6%), năm 2019 xảy ra

38 vụ (chiếm tỷ lệ 6,6%), năm 2020 xảy ra 36 vụ (chiếm tỷ lệ 6,3%), năm 2021 xảy ra 46 vụ (chiếm tỷ lệ 8%), năm 2022 xảy ra 49 vụ (chiếm tỷ lệ 8,6%), đặc biệt năm

2014 xảy ra nhiều nhất là 109 vụ TCTS với 158 NCTN thực hiện, năm 2020 xảy ra ít nhất là 36 vụ TCTS với 43 NCTN thực hiện [Bảng 3.5, bảng 3.6].

Qua số liệu trên có thể thấy, số vụ TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc thời gian qua chiếm trên 1/3 so với số vụ NCTN vi phạm pháp luật của cả địa bàn (34,7%); qua thống kê còn cho thấy, số vụ TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc tăng, giảm không theo một quy luật nhất định, nhưng có xu hướng giảm dần về số vụ, tuy nhiên về đối tượng, tính nguy hiểm, những thiệt hại và hậu quả của THTP này gây ra ngày càng phức tạp, nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, TTATXH trên địa bàn.

3.1.1.2 Diễn biến của tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

Thông số về diễn biến (hay còn gọi là động thái) của THTP là sự tăng lên hay giảm đi các thông số (số lượng tội phạm, số người phạm tội, cơ cấu, tính chất,hậu quả, thiệt hại…) của THTP trong các khoảng thời gian khác nhau trên một địa bàn, lĩnh vực nhất định và thông qua đó giúp cho việc đánh giá được sự tăng hay giảm tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm đối với xã hội Nghiên cứu, phân tích diễn biến của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng TâyBắc từ năm 2013 đến năm 2022 cho thấy, THTP này thời gian qua cũng tăng, giảm không ổn định qua từng năm, cụ thể: năm 2013 xảy ra 67 vụ với 75 NCTN thực hiện; năm 2014 xảy ra 109 vụ với 158 NCTN thực hiện; năm 2015 xảy ra 85 vụ với

134 NCTN thực hiện; năm 2016 xảy ra 48 vụ với 57 NCTN thực hiện; năm 2017 xảy ra 39 vụ với 52 NCTN thực hiện; năm 2018 xảy ra 55 vụ với 63 NCTN thực hiện; năm 2019 xảy ra 38 vụ với 47 NCTN thực hiện; năm 2020 xảy ra 36 vụ với 43 NCTN thực hiện; năm 2021 xảy ra 46 vụ với 66 NCTN thực hiện; năm 2022 xảy ra

49 vụ với 61 NCTN thực hiện; nếu như năm 2014 xảy ra nhiều nhất là 109 vụ với

158 NCTN thực hiện, thì đến năm 2020 xảy ra ít nhất là 36 vụ với 43 NCTN thực hiện Cũng theo thống kê, trong giai đoạn này, số NCTN thực hiện hành vi TCTS trên địa bàn vùng Tây Bắc là 746 người (chiếm tỷ lệ 4,4%) số NCTN thực hiện hành vi TCTS của cả nước (746 người\16.944 người) [Bảng 3.6, biểu đồ 3.4].

Lấy năm 2013 là năm định gốc, lấy giá trị số vụ án của năm 2013 là 100% làm gốc để so sánh thì sự tăng, giảm các năm tiếp theo của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc, là: năm 2014 tăng 62,7%, năm 2015 tăng 26,9%, năm 2016 giảm 28,4%, năm 2017 giảm 41,8%, năm 2018 giảm 18%, năm 2019 giảm 43,3%, năm 2020 giảm 46,7%, năm 2021 giảm 31,3%, năm 2022 giảm 26,9% Còn tính trên số người thực hiện hành vi TCTS thì sự tăng, giảm sẽ là: năm 2014 tăng 110,7%, năm 2015 tăng 78,7%, năm 2016 giảm 24%, năm 2017 giảm 33,3%, năm 2018 giảm 18%, năm 2019 giảm 37,3%, năm 2020 giảm 42,7%, năm 2021 giảm 25,3%, năm 2022 giảm 18,7% Như vậy, có thể thấy diễn biến của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc thời gian qua là tăng, giảm không đều qua các năm, xét về diễn biến thì THTP này trên địa bàn vùng Tây Bắc có xu hướng giảm trong những năm gần đây Nếu xét về số vụ TCTS, thì năm 2014 xảy ra nhiều nhất (tăng 62,7%) so với mốc năm 2013, năm 2020 xảy ra ít nhất (giảm 46,7%) so với mốc năm 2013 Tính về số NCTN thực hiện hành vi TCTS cũng cho thấy, năm 2014 có số người thực hiện hành vi TCTS nhiều nhất (tăng 110,7%) so với mốc năm 2013, năm 2020 có số người thực hiện hành vi TCTS ít nhất (giảm 42,7%) so với mốc năm 2013.

Tuy nhiên, để đánh giá toàn diện thực trạng tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc thời gian qua, ngoài việc đánh giá về số vụ và số NCTN đã thực hiện hành vi TCTS, thì cần thiết phải đánh giá về số vụ và số bị can, bị cáo đã bị điều tra, truy tố, xét xử trên thực tế Số vụ TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc đã bị khởi tố từ năm 2013 đến năm 2022 là 525 vụ với 659 bị can, trong đó: năm 2013 có 65 vụ với 73 bị can, năm 2014 có 96 vụ với

139 bị can, năm 2015 có 78 vụ với 98 bị can, năm 2016 có 45 vụ với 53 bị can, năm

2017 có 36 vụ với 47 bị can, năm 2018 có 49 vụ với 56 bị can, năm 2019 có 35 vụ với 43 bị can, năm 2020 có 32 vụ với 38 bị can, năm 2021 có 42 vụ với 55 bị can, năm 2022 có 47 vụ với 57 bị can Số vụ và số bị cáo bị đưa ra xét xử trong thời gian này cũng có những diễn biến bất thường, cụ thể: năm 2013 có 63 vụ với 70 bị cáo, năm 2014 có 91 vụ với 132 bị cáo, năm 2015 có 74 vụ với 83 bị cáo, năm 2016 có

40 vụ với 48 bị cáo, năm 2017 có 33 vụ với 43 bị cáo, năm 2018 có 45 vụ với 52 bị cáo, năm 2019 có 34 vụ với 39 bị cáo, năm 2020 có 28 vụ với 34 bị cáo, năm 2021 có 40 vụ với 51 bị cáo, năm 2022 có 44 vụ với 52 bị cáo.

Kết quả trên, phần nào cũng cho thấy diễn biến bất thường của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc có sự tăng, giảm qua từng năm, nếu như năm 2013, năm 2014 có sự tăng dần lên về số vụ và số bị can, bị cáo, thì từ năm 2015 đến năm 2017 có sự giảm về số vụ và số bị can, bị cáo; từ năm

2018 đến năm 2022 có sự tăng, giảm không đáng kể Qua đánh giá diễn biến của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc cho thấy hoạt động phòng ngừa THTP này thời gian qua chưa hiệu quả, có những diễn biến phức tạp, đã gây ảnh hưởng xấu đến TTATXH và bức xúc trong quần chúng nhân dân.

3.1.1.3 Cơ cấu của tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

Thông số về cơ cấu của THTP là những số liệu phản ánh mối tương quan về tỷ lệ giữa các loại tội phạm và người phạm tội trong tổng số chung của THTP xảy ra tại một địa bàn, trong một khoảng thời gian nhất định Như đã đánh giá ở trên về mức độ, diễn biến của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùngTây Bắc thời gian qua, có thể thấy THTP này trên địa bàn vùng Tây Bắc có mức độ,diễn biến bất thường, tăng, giảm không theo quy luật, tính chất và hậu quả của tội phạm này đã tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh,

TTATXH trên địa bàn, gây tâm lý hoang mang, lo lắng, bức xúc trong Nhân dân. Nếu xét về mặt kinh tế, ngoài những hậu quả, thiệt hại do tội phạm này gây ra cho tổ chức, cá nhân chưa thể thống kê hết được, thì những chi phí cho các cơ quan, tổ chức, lực lượng, phương tiện và các điều kiện đảm bảo khác để phục vụ cho hoạt động phòng ngừa, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với THTP này chiếm một tỷ lệ đáng kể trong ngân sách nhà nước.

Thực tiễn phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

3.2.1 Thực tiễn các biện pháp phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

3.2.1.1 Thực tiễn nhận thức về tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

- Những kết quả đã đạt được tranh PCTP, trong đó có tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện, góp phần ổn định an ninh chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; trong nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền các địa phương vùng Tây Bắc đã căn cứ vào tình hình thực tế, nhiệm vụ chính trị để ban hành các nghị quyết, chương trình lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác đấu tranh PCTP ở địa phương mình cho phù hợp, hiệu quả, như: Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 28/10/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm và công tác thi hành án; Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 15/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết tình hình tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT; Kế hoạch số 2313/KH-UBND ngày 16/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về thực hiện chương trình PCTP đến năm 2020; Chương trình hành động số 35-CTr/TU ngày 01/11/2019 của Tỉnh ủy Lai Châu về thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 02/01/2020 của Tỉnh ủy Sơn

La về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH năm 2020;

Kế hoạch số 62-KH/BCĐ ngày 17/3/2021 của Ban Chỉ đạo PCTP, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Yên Bái về thực hiện công tác PCTP trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2021… việc ban hành các văn bản trên thể hiện sự nhận thức rất sâu sắc, đầy đủ, kịp thời trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các địa phương vùng Tây Bắc đối với hoạt động PNTP, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện tại địa phương mình.

Cấp ủy, chính quyền các địa phương vùng Tây Bắc cũng đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của các bộ, ngành có liên quan và địa phương về công tác đấu tranh PCTP Xác định công tác PCTP nói chung, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, lâu dài cùng với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và địa phương Phát huy vai trò nòng cốt, xung kích của các cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt là lực lượng Công an; thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh, ngăn chặn, kịp thời giải quyết những vấn đề phức tạp về ANTT ngay từ cơ sở, như: giết người, ma túy, trộm cắp, xâm hại trẻ em… xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ án phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, không để phát sinh “điểm nóng” về trật tự xã hội. Đã nâng cao hiệu quả PNTP của hệ thống chính trị và cộng đồng, cụ thể hóa các chính sách kinh tế - xã hội của Trung ương và địa phương, gắn việc hoạch định, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội với công tác PCTP, khắc phục các sơ hở, thiếu sót mà tội phạm có thể lợi dụng hoạt động Thực hiện nghiêm túc các chính sách xã hội liên quan đến PNTP, như: giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, xóa đói giảm nghèo, tôn giáo, dân tộc, giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, pháp luật, văn hóa, lối sống, nhất là kiến thức kỹ năng về PCTP, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện tại các trường học và tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác quản lý giáo dục con em. Đã đổi mới, nâng cao hiệu quả chất lượng công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm nhằm nâng cao nhận thức của Nhân dân trong phòng ngừa, phát hiện, tố giác, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm; chú trọng những người có nguy cơ cao, như: thanh thiếu niên, người lầm lỗi, người được đặc xá, tha tù trở về địa phương…; chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Sơn La, trong 10 năm (từ năm 2013 - 2022), đã ban hành 04 chỉ thị, 172 quyết định,

786 kế hoạch, 1.449 văn bản để triển khai, hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh; đã tổ chức được hơn 74.730 cuộc tuyên truyền miệng pháp luật cho 3.086.839 lượt người tham gia thông qua các hội nghị, tập huấn, tuyên truyền tại các cơ quan, trường học; đã tổ chức được 264 cuộc thi với 104.775 lượt người tham gia; trung bình mỗi năm các cơ quan, tổ chức, địa phương đã phát hành 351.498 tài liệu tuyên truyền và 6.054 tài liệu được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số [55] Bên cạnh đó, các địa phương vùng Tây Bắc đã chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các mô hình tổ chức quần chúng tự quản, đặc biệt là mô hình “tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải” về ANTT từ gia đình, cộng đồng dân cư, trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhà trường Đã tổ chức cho Nhân dân, cán bộ, học sinh, sinh viên ký cam kết xây dựng khu dân cư, xã, phường, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường “An toàn về ANTT” Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách, nhất là các lực lượng Công an xã, dân quân tự vệ, bảo vệ dân phố, bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp; phát huy vai trò bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng bản và các đoàn thể ở cơ sở, những người có uy tín trong dòng họ, dân tộc, tôn giáo, các vị chức sắc tiêu biểu trong công tác PCTP.

Trên tinh thần chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các địa phương vùng Tây Bắc, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng đã chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tăng cường các biện pháp phát hiện điều tra, xử lý kịp thời các loại tội phạm, trong đó có tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện; tiếp tục mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, không để phát sinh điểm nóng, phức tạp về ANTT Chủ động xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch chuyên đề đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng vũ khí, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm TCTS… thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; tổ chức các hoạt động phối hợp tuần tra nhân dân trên các tuyến, địa bàn, khu dân cư phức tạp về ANTT, thường xuyên xảy ra các vụ trộm cắp; đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án TCTS do NCTN thực hiện nhằm tuyên truyền, răn đe, kiềm chế tội phạm, không để phát sinh phức tạp mới về tội phạm.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội và ANTT, khắc phục sơ hở, bất cập, thiếu sót trong công tác quản lý nhằm chủ động PNTP và vi phạm pháp luật Đổi mới phương thức quản lý một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện không để tội phạm trộm cắp lợi dụng hoạt động, nhất là dịch vụ cầm đồ,thế chấp tài sản, quán game, mua bán xe máy cũ tăng cường công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các biện pháp xử lý hành chính, đặc biệt là quản lý, giáo dục tại xã, phường, lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng đối với NCTN thực hiện hành vi TCTS; phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Công an với các sở, ban, ngành, địa phương trong công tác quản lý người không có nơi cư trú, tạm trú, người ngoài tỉnh, không để người có nguy cơ lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội. Đã triển khai, quán triệt thực hiện các bộ luật, luật về công tác PCTP, nhất là BLHS, BLTTHS, Luật Tổ chức CQĐT hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ…; kịp thời khắc phục những sơ hở, thiếu sót không để NCTN lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội Thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên sâu về hệ thống văn bản mới cho các lực lượng trực tiếp làm công tác đấu tranh, xử lý tội phạm thuộc cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án các cấp trong các địa phương vùng Tây Bắc Tăng cường các nguồn lực phục vụ công tác đấu tranh PCTP, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện; đã quan tâm đầu tư trang bị cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện cho lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa đối với THTP này và lực lượng Công an xã chính quy; chủ động, tích cực nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, phương tiện phục vụ công tác PCTP, nhất là công tác điều tra, xử lý tội phạm.

Có thể nói, sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời đối với các hoạt động công tác trên của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan tiến hành tố tụng các địa phương vùng Tây Bắc đã thể hiện sự nhận thức sâu sắc, đầy đủ về vai trò, vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng trong công tác đấu tranh PCTP, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn, nhằm chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn, phát hiện tội phạm từ sớm, từ xa, kịp thời áp dụng các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả nhằm triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Những hạn chế nhận thức về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

Một là, mặc dù cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, tổ chức các địa phương vùng Tây Bắc đã có nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đấu tranh PCTP, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện, thể hiện ở việc đã chủ động, kịp thời ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo đối với THTP ở địa phương Tuy nhiên, các nghị quyết, chương trình, kế hoạch về công tác PCTP đều được xây dựng trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, chưa có sự sáng tạo, chưa căn cứ vào tình hình ANTT đã, đang hoặc sẽ xảy ra trên địa phương để chủ động đề ra các chương trình, kế hoạch, đề án phòng ngừa với từng loại tội phạm, lĩnh vực cụ thể, như: kế hoạch PCTP TCTS là NCTN, kế hoạch PCTP TCTS tại địa bàn dân cư, tại các khu vực lễ hội, khu du lịch, trên tuyến xe bus, kế hoạch PCTP cướp giật tài sản, đề án PNTP và vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên; đề án xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về PCTP tại địa phương…

Hai là, trong các chương trình, kế hoạch về PCTP, tình hình tội TCTS do

NCTN thực hiện, chưa đưa ra chỉ tiêu số vụ, số tội phạm nói chung, một số tội phạm cụ thể cần phải kiềm chế, kéo giảm trong từng giai đoạn là bao nhiêu; chưa xác định các tuyến, địa bàn, khu vực trọng điểm cần phải ưu tiên tập trung lực lượng, biện pháp, phương tiện để phòng ngừa, đấu tranh; chưa quy định cụ thể đơn vị, lực lượng, cơ quan nào sẽ chủ trì, chủ thể nào giữ vai trò phối hợp, chủ thể nào sẽ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc để tránh sự chồng chéo, trùng dẫm, đùn đẩy trách nhiệm; chưa có những chế tài để xử lý đối với các cấp ủy, địa phương không kiềm chế được THTP; việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin; hợp tác quốc tế trong đấu tranh PCTP, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện cũng chưa được xác định cụ thể trong chương trình, kế hoạch về PCTP của các địa phương.

Ba là, do NCTN phạm tội TCTS là những chủ thể đặc biệt khác với tội phạm thông thường, nên hệ thống pháp luật nhà nước và văn bản quy phạm pháp luật của các địa phương nói chung, địa bàn vùng Tây Bắc nói riêng cũng chưa có những quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa THTP này, chưa có hướng dẫn cụ thể về quy trình phát hiện, khởi tố, điều tra, xét xử đối với NCTN thực hiện hành vi TCTS.

Bốn là, còn có một số ít các cơ quan, tổ chức do nhận thức chưa sâu sắc, đầy đủ, toàn diện và cho rằng nhiệm vụ PCTP, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện là trách nhiệm của các cơ quan thuộc Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án nên trong quá trình tham gia thực hiện chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ, vai trò, vị trí của mình trong hệ thống chính trị.

Năm là, do đặc điểm địa lý, địa hình nhiều đồi núi, dân cư phân bố không đồng đều, phong tục tập quán, trình độ dân trí còn chưa cao, nhận thức của một số người dân còn hạn chế, có những vùng còn đặc biệt khó khăn… đây cũng là một trong những hạn chế nhất định ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc hiện nay.

3.2.1.2 Thực trạng tổ chức lực lượng phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

- Những kết quả đã đạt được

+ Đối với lực lượng Công an các địa phương vùng Tây Bắc

Hiện nay, cả nước nói chung và các địa phương vùng Tây Bắc nói riêng chưa có lực lượng chuyên trách về PCTP TCTS, trên thực tế nhiệm vụ này đang do lực lượng CSHS và lực lượng Công an xã, phường, thị trấn kiêm nhiệm, phụ trách Lực lượng CSHS các địa phương vùng Tây Bắc hiện có hai cấp, gồm cấp tỉnh (Phòng) và cấp huyện, thành phố, thị xã (Đội); tính đến ngày 31/12/2022, tổng biên chế lực lượng này của các địa phương vùng Tây Bắc là 866 đồng chí, trong đó tại cấpPhòng thuộc Công an tỉnh là 254 đồng chí (chiếm tỷ lệ 29,3%), tại cấp Đội thuộcCông an huyện và tương đương là 612 đồng chí (chiếm tỷ lệ 70,7%) Về trình độ, sơ cấp có 22 đồng chí, trung cấp, cao đẳng có 276 đồng chí, đại học có 551 đồng chí,sau đại học có 17 đồng chí Chức danh trinh sát viên có 271 đồng chí, ĐTV có 288 đồng chí, chưa bổ nhiệm chức danh có 294 đồng chí, các chức danh khác có 13 đồng chí Như vậy, lực lượng CSHS bố trí tại Công an cấp huyện và tương đương là chủ yếu và số cán bộ chưa được bổ nhiệm các chức danh cũng chiếm đến 33,9%[Bảng 3.14] Về tổ chức bộ máy của Phòng CSHS (ký hiệu PC02) hiện có 5 đội,gồm: Đội chuyên đề nghiệp vụ cơ bản (Đội 1); Đội phòng ngừa, đấu tranh tội phạm theo tuyến, địa bàn, tội phạm có tổ chức (Đội 2); Đội phòng, chống tệ nạn xã hội(Đội 3); Đội điều tra án về trật tự xã hội (Đội 4); Đội truy nã (Đội 5), trong đó Đội 2 trực tiếp tiến hành các hoạt động phòng ngừa, đấu tranh PCTP, trong đó có tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện Ở Công an cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, có Đội CSHS thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, điều tra khám phá tội phạm xâm phạm về TTXH trên địa bàn cấp mình, trong đó có tình hình tội TCTS doNCTN thực hiện, ở cấp Đội thuộc Công an huyện không có cấp Tổ. Đối với lực lượng Công an xã, phường, thị trấn: Tính đến ngày 31/12/2022, tổng biên chế lực lượng này tại các địa phương vùng Tây Bắc là 15.072 đồng chí, được bố trí tại 57 phường, 50 thị trấn và 803 xã; trong đó lực lượng Công an xã, thị trấn chính quy là 5.142 đồng chí (chiếm tỷ lệ 34,1%), lực lượng bán chuyên trách là 9.930 đồng chí (chiếm tỷ lệ 65,9%) Lực lượng Công an xã, thị trấn là Công an chính quy cấp cơ sở, được bố trí ở các đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH, đấu tranh PCTP và vi phạm pháp luật về ANQG, TTATXH, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn xã, thị trấn; với vai trò trực tiếp theo dõi nắm tình hình, tiếp nhận, giải quyết ban đầu về các tố giác, tin báo tội phạm; tổ chức bảo vệ hiện trường, bắt đối tượng phạm tội quả tang, đối tượng có quyết định truy nã; tham gia tuần tra, chốt chặn trên các tuyến, khu vực phức tạp về ANTT; phối hợp với gia đình, nhà trường, tổ chức đoàn thể xã hội tuyên truyền, quản lý, giáo dục người có tiền án, tiền sự trên địa bàn lực lượng này đã góp phần không nhỏ trong đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn, kéo giảm tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc thời gian qua.

Ngoài các lực lượng trực tiếp trên, còn một số lực lượng Công an khác cũng tham gia phối hợp trong công tác đấu tranh PCTP, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện, như: Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Hồ sơ… về cơ bản, tổ chức, biên chế lực lượng Công an các địa phương vùng Tây Bắc trong những năm qua đã được bổ sung, sắp xếp lại phù hợp và khoa học theo tinh thần Nghị quyết số22-NQ/TW ngày 15/3/2018 của Bộ Chính trị, Đề án 106 của Bộ Công an về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh, gọn, mạnh, theo hướng “Bộ tinh,tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở” và Kế hoạch số 118-KH/ĐUCA ngày25/5/2022 của Đảng ủy Công an Trung ương việc thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu,nhiệm vụ trong tình hình mới, bảo đảm phát huy dân chủ, công khai, minh bạch, kỷ cương, nêu gương, hoạt động thực sự hiệu quả, đã có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, hợp lý Như vậy, về mặt hành chính, vùng Tây Bắc với diện tích trên 5 triệu ha (chiếm khoảng 15% tổng diện tích cả nước) và với gần 4,5 triệu dân (chiếm khoảng 15,5% tổng dân số cả nước), nhưng biên chế lực lượng CSHS và Công an cơ sở như vậy là mỏng, chưa bảo đảm để thực hiện tốt vai trò chức năng làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH, đấu tranh PCTP và các hành vi vi phạm pháp luật ở địa bàn cơ sở.

+ Đối với lực lượng VKSND các địa phương vùng Tây Bắc

Trong những năm qua, lực lượng VKSND các địa phương vùng Tây Bắc đã tích cực phối hợp với các cơ quan tư pháp đấu tranh kiên quyết với các loại tội phạm, khám phá nhiều vụ án hình sự, trong đó có tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện góp phần ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng tội phạm, giữ vững an ninh chính trị và TTATXH, bảo vệ quyền công dân góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Bằng các biện pháp nghiệp vụ và tăng cường trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, KSV, VKSND các địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc quản lý, phân loại và xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, không để tin báo tồn đọng kéo dài hay quá hạn luật định Đã trực tiếp khởi tố hoặc yêu cầu CQĐT khởi tố nhiều vụ án để tiến hành điều tra, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an trong việc phân loại xử lý, nâng cao tỷ lệ xử lý hình sự trong bắt giữ, chống bỏ lọt tội phạm Ngoài ra, Viện Kiểm sát các cấp thường xuyên phối hợp với Tòa án tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm, các phiên toà giả định nhằm nâng cao kỹ năng tranh tụng của KSV tại phiên tòa theo yêu cầu cải cách tư pháp và tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân Cùng với các biện pháp tác động trực tiếp nhằm bảo đảm cho quá trình khởi tố, điều tra phát hiện và xử lý tội phạm được nhanh chóng, chính xác, kịp thời theo quyền năng và nghĩa vụ tố tụng, VKSND còn gián tiếp tác động để áp dụng các biện pháp PNTP thông qua việc thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của mình…

Hiện nay, VKSND các địa phương vùng Tây Bắc gồm 6 VKSND cấp tỉnh,

DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG TÂY BẮC

DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG TÂY BẮC

4.1 Dự báo tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc trong thời gian tới

Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 01/8/2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ các địa phương vùng Tây Bắc nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các chủ trương, nghị quyết khác có liên quan…; trong thời gian tới, vùng Tây Bắc sẽ tiếp tục có nhiều phát triển năng động và mạnh mẽ trên các lĩnh vực, trở thành vùng kinh tế trọng điểm, có đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời, đây sẽ là đầu mối giao lưu với khu vực và trên thế giới trong hội nhập kinh tế, văn hóa, xã hội Nhiều địa phương trong vùng đang triển khai xây dựng mô hình các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị, điều này dẫn đến tình trạng người nhập cư đến sinh sống, làm việc, học tập, tham quan, du lịch tại các địa phương vùng Tây Bắc sẽ gia tăng và nhiều đối tượng sẽ lợi dụng vấn đề này để thực hiện hành vi phạm tội, trong đó có TCTS Do địa hình phức tạp, địa bàn rộng, thành phần dân cư đa dạng, đan xen nên hoạt động của các đối tượng phạm tội sẽ ngày càng nguy hiểm phức tạp, vì vậy hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện thời gian tới sẽ có những yếu tố khó khăn hơn.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và thực tiễn phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc thời gian qua; trong thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực đang có nhiều diễn biến mau lẹ, phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn, các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đan xen đe dọa ANQG của nhiều nước, trong đó có Việt Nam; trong bối cảnh đó, hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc sẽ có những thuận lợi, khó khăn, đó là:

- Một là, trong điều kiện nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang trong giai đoạn khó khăn do khủng hoảng và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thì sự phát triển của các địa phương vùng Tây Bắc trong thời gian tới cũng sẽ gặp phải những trở ngại nhất định, chất lượng tăng trưởng kinh tế sẽ bị cầm chừng, có một số doanh nghiệp bị cơ cấu lại hoặc bị giải thể, phá sản Trình độ phát triển kinh tế ở một số nơi, một số lĩnh vực còn chênh lệch, tỷ lệ lao động thất nghiệp, không có việc làm sẽ tăng cao; tiến trình công nghiệp hóa sẽ khó đi đôi với hiện đại hóa; dân số cơ học tiếp tục tăng nhanh trong khi đó điều kiện đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn Với ảnh hưởng và hoàn cảnh khó khăn về kinh tế như vậy, nhiều người dân và những NCTN sẽ có nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm, trong đó có tình hình tội TCTS; đặc biệt do có sự giao lưu giữa những người ở các vùng miền khác nhau cùng làm việc trong các công ty, doanh nghiệp nên khi bị thất nghiệp, họ dễ bị rủ rê, lôi kéo nhau hình thành các băng nhóm để thực hiện hành vi TCTS, trong các băng nhóm trộm cắp này sẽ có nhiều người đến từ các địa phương, thành phần khác nhau nên việc quản lý, theo dõi của cơ quan chức năng sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là các đối tượng hoạt động lưu động.

- Hai là, theo đánh giá của các cơ quan chức năng và thực tế đời sống của

Nhân dân cho thấy, khu vực Tây Bắc đã và đang trên đà phát triển nhanh, kinh tế tăng trưởng không ngừng, tốc độ tăng GDP toàn vùng bình quân 8,4%/năm; cơ cấu kinh tế bước đầu có sự chuyển dịch tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ theo hướng hiện đại; đặc biệt, đã dần hình thành vùng sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ hiện đại tạo ra giá trị cao; GRDP bình quân năm

2019 đạt 42,5 triệu đồng/người; hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư khá đồng bộ, giáo dục đào tạo, y tế được quan tâm, an sinh xã hội được bảo đảm;công cuộc xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả to lớn, đời sống vật chất, tinh thần củaNhân dân được cải thiện rõ rệt [107], có 375/803 xã (tỷ lệ 46,7%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; tuy nhiên, thực trạng kinh tế và đời sống của Nhân dân, biệt là đồng bào vùng dân tộc thiểu số vẫn còn khoảng cách khá xa so với mặt bằng chung của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao, nhất là trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số; kết cấu hạ tầng còn kém phát triển, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh, di cư tự do, các tệ nạn xã hội và tội phạm ma túy, buôn bán phụ nữ, trẻ em, buôn lậu qua biên giới… gia tăng nhanh chóng Đây cũng là địa bàn luôn tiềm ẩn những nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xung đột tôn giáo và cũng là địa bàn mà các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng để chống phá, gây mất ANTT chính những yếu tố này đã ảnh hưởng, tác động đến tội phạm và tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc thời gian tới.

- Ba là, như đã đề cập ở trên, khu vực Tây Bắc có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và trong quan hệ giao lưu quốc tế; là địa bàn chiến lược, vùng biên cương trọng yếu của đất nước, có 1.170km đường biên giới quốc gia tiếp giáp với các tỉnh của Lào, Trung Quốc, với nhiều cửa khẩu thông thương giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và nhiều lối mở tiểu ngạch buôn bán giao thương nhỏ trên tuyến đường mòn xuyên biên giới; đồng thời, Tây Bắc còn là nơi tập trung đông các dân tộc, sống, cư trú đan xen với nhau và đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 80% số dân của cả vùng Với những điều kiện, đặc thù về địa lý, dân cư đa dạng, thông thương giữa các tỉnh, giáp ranh với khu vực biên giới nên công tác quản lý xã hội, quản lý tạm trú, tạm vắng gặp nhiều khó khăn, tội phạm, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện sẽ lợi dụng lẩn trốn, hoạt động lưu động để che dấu tung tích ở các địa bàn khác nhau và gây khó khăn trong công tác nắm, theo dõi, quản lý đối tượng cũng như điều tra khám phá THTP này.

- Bốn là, do tác động của nhiều yếu tố xã hội, như mặt trái của nền kinh tế thị trường, môi trường văn hóa, sự phát triển của khoa học công nghệ… nên các chuẩn mực của gia đình truyền thống dần bị phai nhạt, các chuẩn mực đạo đức xã hội cũng dần bị biến đổi, làm cho mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở lên lỏng lẻo và không được gắn kết Trong những điều kiện như vậy, trẻ em sẽ ít nhận được sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục từ gia đình và các em cũng có xu hướng ít chịu sự muốn thoát ly khỏi sự quản lý của bố, mẹ, sống tự do theo ý thích cá nhân, trong đó nhiều NCTN có lối sống lệch lạc, sự suy nghĩ và hành động không đúng với các chuẩn mực xã hội Ngày càng có nhiều NCTN muốn xa gia đình để sống và kiếm tiền tự do ngoài xã hội chứ không chịu sự quản lý, giám sát của bố, mẹ Do không có nghề nghiệp để kiếm tiền nuôi sống bản thân, không có thu nhập để phục vụ những nhu cầu ăn chơi, tiêu sài cá nhân và do đang trong độ chưa thành niên nên nhận thức, hiểu biết về pháp luật còn nhiều hạn chế… các em rất dễ bị dụ dỗ, lôi kéo vào con đường phạm tội và tham gia vào các băng nhóm TCTS.

- Năm là, thời gian tới, tội phạm nói chung, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện nói riêng có diễn biến phức tạp, hoạt động tội phạm sẽ theo 3 xu hướng: theo phương thức truyền thống, tội phạm kết hợp truyền thống và sử dụng công nghệ cao, tội phạm mới sẽ ngày càng phức tạp và tinh vi, xảo quệt hơn trước rất nhiều Thời điểm phạm tội, cũng như thời gian phạm tội không cố định mà chủ yếu là phạm tội có tính chất cơ hội, cách thức phạm tội của các đối tượng ngày càng liều lĩnh, manh động Số NCTN là người từ các địa phương khác đến khu vực Tây Bắc để lao động, sinh sống, học tập rồi thực hiện hành vi TCTS có thể sẽ gia tăng…

- Sáu là, công tác quản lý xã hội, quản lý kinh tế, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội còn nhiều bất cập, có những sơ hở.

Do vậy, các loại tội phạm sẽ lợi dụng những sơ hở thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội của các cơ quan chức năng để thực hiện hành vi phạm tội, theo đó tình hình NCTN vi phạm pháp luật và thực hiện hành vi TCTS cũng sẽ gia tăng, có những diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, TTATXH.

- Bảy là, hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, lực lượng trực tiếp tiến hành hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện của các địa phương vùng Tây Bắc ngày càng được tăng cường và hoàn thiện về cơ cấu, tổ chức; tuy nhiên, hiện còn khá mỏng về lực lượng và chưa có lực lượng chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng ngừa đối với THTP này; mặt bằng chung về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ còn chưa cao; việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, như: phần mềm quản lý và tra cứu thông tin về người phạm tội, sử dụng công cụ, phương tiện kỹ thuật cao trong hoạt động tuần tra, kiểm soát, trong công tác tuyên truyền… còn nhiều hạn chế.

Tóm lại, việc nắm được các yếu tố thuận lợi và khó khăn nói trên sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng, các lực lượng chức năng của các địa phương vùng Tây Bắc chủ động trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch PCTP, tổ chức các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp các lực lượng… nhằm phát huy cao độ thế mạnh hiện có của từng chủ thể, đồng thời khắc phục những khó khăn, thách thức để hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc thời gian tới đạt được hiệu quả cao nhất, góp phần vào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4.1.2.1 Về tình hình, tính chất của tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện

Thời gian tới, THTP, trong đó có tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện tiếp tục có những diễn biến phức tạp cả về tính chất, quy mô và mức độ nghiêm trọng, sẽ có xu hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao trong nhóm tội xâm phạm sở hữu. Thủ đoạn của người thực hiện hành vi TCTS tuy không mới, nhưng hành động có phần tinh vi, táo bạo, manh động, xảo quyệt và liều lĩnh hơn, sẽ có xu hướng câu kết với nhau hình thành các băng nhóm trộm cắp chuyên nghiệp có nhiều người cùng tham gia, hoạt động lưu động rộng trên nhiều địa bàn, có sự thông đồng, kết nối chặt chẽ giữa người trộm cắp và người tiêu thụ tài sản, người thực hiện hành vi TCTS ngày càng có kinh nghiệm hơn trong việc đối phó với cơ quan chức năng và che giấu tội phạm, hành vi phạm tội; thậm chí có trường hợp các đối tượng không hề quen biết nhau, nhưng do nghiện game, nghiện ma túy, do nợ nần không có khả năng trả nợ nên đã tham gia các hội, nhóm trên mạng xã hội để kết bạn, bàn bạc,thống nhất kế hoạch đi trộm cắp…; những hậu quả, thiệt hại về tài sản do tội phạm này gây ra càng lớn, gây tâm lý hoang mang, bức xúc trong Nhân dân và gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, TTATXH Có thể dự báo tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc thời gian tới sẽ tăng cả về số vụ, số người, về tính chất, mức độ và hành vi phạm tội… sẽ gây nhiều khó khăn cho các lực lượng chức năng trong công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra, khám phá THTP này.

4.1.2.2 Về nhân thân người chưa thành niên thực hiện hành vi trộm cắp tài sản

Dựa trên số liệu thống kê về tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc từ năm 2013 đến năm 2022, dự báo trong thời gian tới THTP này sẽ có những diễn biến hết sức phức tạp; người thực hiện hành vi TCTS ngày càng đa dạng về thành phần, ngoài những người đã có tiền án, tiền sự, côn đồ, lưu manh, có nhân thân xấu, ham hưởng thụ, đua đòi, lười lao động, bỏ học, cờ bạc, nghiện ma túy, nghiện game… thì sẽ phát sinh thêm một số người là học sinh, phạm tội lần đầu, nghiện game, nghiện ma túy sẽ gia tăng nhiều hơn; người phạm tội chủ yếu vẫn là nam giới, người dân tộc thiểu số chiếm đa số và ở độ tuổi từ đủ 16 đến dưới

18 tuổi, người phạm tội là nữ giới chiếm tỷ lệ nhỏ; về trình độ học vấn, phổ biến vẫn là những người có trình độ học vấn thấp, không có việc làm, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, lười lao động hoặc nghiện hút, ăn chơi, đua đòi; bên cạnh đó, sẽ có một số trường hợp người phạm tội xuất thân từ những gia đình khá giả, có bố, mẹ là cán bộ viên chức nhà nước… có xu hướng tăng lên Đây là những em ỷ cậy vào điều kiện của gia đình, ham chơi, lười học, hưởng thụ, a dua theo bạn bè và dần dần nhiễm các thói hư, tật xấu, các tệ nạn xã hội Khi sự chu cấp của gia đình không đáp ứng được nhu cầu, các em sẽ tụ tập, câu kết thành các băng nhóm để thực hiện hành vi trộm cắp nhằm lấy tiền để ăn chơi, tiêu sài, sinh hoạt với nhau.

4.1.2.3 Về phương thức, thủ đoạn hoạt động, phương tiện, công cụ gây án

Ngày đăng: 05/02/2024, 16:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w