Hình 1.1: Sự hợp quần và định cư của những cộng đồng dân cư thời XH thị tộc tạo tiền đề cho việc phát triển đô thị thời kỳ XH chiếm hữu nô lệ Trang 10 2 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ VÀ C
TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
ĐÔ THỊ VÀ ĐIỂM DÂN CƯ ĐÔ THỊ
1.1.1 Đô thị và Điểm dân cư đô thị
Thực thể đô thị và khái niệm đô thị đã xuất hiện từ trong lịch sử xa xưa, có lẽ từ khi bắt đầu hình thành nếp sinh hoạt, khác biệt với nếp sinh hoạt đồng quê (urban liferural life) Loài người đã từng biết các thị quốc, các đô thị cổ đại như Troy, Roma, Constantinople (Istanbul)…
Những đô thị chỉ xuất hiện sau một quá trình chuyển động tiền đô thị với những điều kiện như sự định cư, sự xuất hiện kỹ thuật tiến bộ, công nghiệp phát triển đáng kể và việc tăng dân số Dần dần, trạng thái định cư biến đổi về chất, từ cộng đồng tập trung ở địa phương, cô lập, tự cung tự cấp và với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trở thành một hình thái tập trung dân cư mang sắc thái khác hẳn, đó là sắc thái của đô thị Đô thị ra đời khi hình thức sản xuất tách khỏi nông nghiệp
Hình 1.1: Sự hợp quần và định cư của những cộng đồng dân cư thời XH thị tộc tạo tiền đề cho việc phát triển đô thị thời kỳ XH chiếm hữu nô lệ
Hình 1.2: Đô thị Hy Lạp cổ đại Đô thị
Milet với cầu trúc ô vuông
2 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
Vậy “Đô thị là sản phẩm của văn minh nhân loại phát triển đến một trình độ nhất định, là hình thức quần cư phức tạp xuất hiện trong quá trình đô thị hóa, nó phản ánh một cách tổng hợp quá trình và trình độ phát triển của xã hội” Điểm dân cư đô thị là điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân phi nông nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng thích hợp
Cấu trúc đô thị theo quan điểm Đô thị học
Mỗi điểm dân cư đô thị là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành của một vùng lãnh thổ nào đó, có thể là trung tâm của một quốc gia Điểm dân cư đô thị là nơi tập trung hành chính của địa phương và là nơi tập trung giao lưu các bộ phận của sản xuất như đầu mối giao thông, đầu mối buôn bán, sản xuất công nghiệp tập trung…
H1.5: Bản đồ phân bố hệ thống các đô thị trung tâm Việt
Nam [Nguồn: Viện QUY HOẠCH đô thị và nông thôn]
Quy mô dân số ít nhất là 4000 người và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2000 người/km2 (đối với các miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa và hải đảo có thấp hơn, nhưng phải đảm bảo tối thiểu bằng 70%)
Việc xác định trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành được căn cứ vào vị trí của đô thị trong vùng lãnh thổ nhất định Vùng lãnh thổ của đô thị bao gồm nội thành hay
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ĐÔ THỊ 3 nội thị và ngoại ô hay ngoại thị Các đơn vị hành chính của nội thị bao gồm quận và phường, ngoại ô gồm huyện và xã
Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp chỉ tính trong phạm vi nội thị Lao động phi nông nghiệp, lao động công nghiệp và thủ công nghiệp, lao động xây dựng cơ bản, lao động giao thông vận tải, bưu điện, tín dụng ngân hàng, lao động thương nghiệp và dịch vụ công cộng, lao động trong các cơ quan hành chính, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học và những lao động khác ngoài lao động trực tiếp về nông nghiệp
Cơ sở hạ tầng đô thị là yếu tố phản ánh mức độ phát triển và tiện nghi sinh hoạt của người dân đô thị theo lối sống đô thị Cơ sở hạ tầng đô thị gồm hạ tầng kỹ thuật (Hệ thống giao thông, điện, nước, năng lượng thông tin, vệ sinh môi trường…) và hạ tầng xã hội (nhà ở, các công trình dịch vụ công cộng, văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, cây xanh giải trí,…) Cơ sở hạ tầng được xác định dựa trên chỉ tiêu đạt được của từng đô thị ở mức tối thiểu (Mật độ giao thông, chỉ tiêu cấp nước, điện, tỉ lệ tầng cao xây dựng,…)
Mật độ dân cư là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị, nó được xác định trên cơ sở quy mô dân số nội thị trên diện tích đất đai nội thị
1.1.2 Một số khái niệm về qui mô đô thị trên thế giới Đại đô thị (metropolis)
Trong cuốn “Bách khoa toàn thư Grand Bretagne” tập 8 có định nghĩa như sau:”Đại đô thị cũng gọi là khu vực đô thị, được hợp thành bởi thành phố chủ yếu (hạt nhân) và quần thể thành phố phụ cận Thành phố chủ yếu phát huy ảnh hưởng chủ đạo về kinh tế, xã hội” Cụm từ này bắt nguồn từ “Polis” trong tiếng Hy Lạp
Gần đây, các thành phố lớn có xu hướng bành trướng nhanh chóng ra vùng xung quanh, vì vậy rất nhiều nước đã xuất hiện những khu vực tập trung hàng loạt thành phố Vì vậy, có hai thuật ngữ: một là khu vực tập trung đô thị (urban agglomeration), hai là khu đại đô thị (megalopolis)
Khu đại đô thị (Megalopolis) là một khái niệm do nhà địa lý người Pháp tên là J Gottmann nêu ra Khu đại đô thị là một khu vực có nhiều đô thị, trong đó có nhiều đô
4 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ĐÔ THỊ thị trung tâm, số dân là 25 triệu người, mật độ bình quân trên 1km2 ít nhất là 250 người Vì vậy, khu đại đô thị là một không gian đô thị hóa có qui mô rộng lớn nhất mà con người đã xây dựng nên Khu đại đô thị Megalopolis điển hình ở Mỹ là vành đai từ thành phố Boston đến thành phố Washington dọc ven Đại Tây Dương; ở Nhật Bản là vành đai ven Thái Bình Dương, trong đó có các thành phố lớn làm hạt nhân là Tokyo, Osaka, Nagoya; ở Anh là khu đại đô thị England với trục chính là thành phố Luân Đôn và Liverpool; khu đại đô thị miền tây bắc châu Âu và khu đại đô thị ven bờ 5 hồ lớn ở
Hình 1.6: Hiện trạng các Đô thị cực lớn trên thế giới năm 2002
Thành phố thế giới (World City)
Theo tài liệu nước ngoài, nhà thơ nổi tiếng người Đức Geothe là người đầu tiên đưa ra khái niệm thành phố thế giới (tiếng Đức là Weltstadt)
Hình 1.7: Sơ đồ phát triển Paris và các vùng phụ cận (IledeFrance)
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ĐÔ THỊ 5
CÔNG TÁC QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
1.2.1 Khái niệm công tác quy hoạch đô thị
QUY HOẠCH đô thị là một môn khoa học tổng hợp thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, nhân văn, địa lý, tự nhiên, kỹ thuật và nghệ thuật….nhằm xác định sự phát triển hợp lý của đô thị trong từng giai đoạn và việc định hướng phát triển lâu dài cho đô thị
1.2.2 Đối tượng và mục tiêu của công tác quy hoạch đô thị
Hình 1.10: Quá trình hình thành đô thị và Công tác QUY HOẠCH đô thị dưới tác động của hệ thống lý luận đô thị
Về mặt tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống, tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và môi trường đô thị Đối tượng của công tác QUY HOẠCH đô thị chính là đô thị Đó chính là tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống, tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và môi trường đô thị
10 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
QUY HOẠCH đô thị cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cụ thể hóa chiến lược phát triển đô thị quốc gia, đảm bảo quá trình đô thị hóa và sự phát triển các đô thị đạt hiệu quả cao về kinh tếxã hội và bảo vệ môi trường
1.2.3 Nội dung, nhiệm vụ của quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị đảm bảo phân bố hợp lý các khu vực sản xuất trong đô thị: Các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung, các xí nghiệp công nghiệp, các cơ sở thủ công nghiệp và các loại hình sản xuất đặc trưng khác Quy hoạch đô thị cần giải quyết tốt các mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất của các khu công nghiệp với bên ngoài và các hoạt động khác của các khu chức năng trong đô thị
Quy hoạch đô thị phải góp phần tổ chức tốt cuộc sống và mọi hoạt động hàng ngày của người dân đô thị, tổ chức hợp lý cơ cấu phân bố dân cư và sử dụng đất đai đô thị, tổ chức việc xây dựng các khu ở, khu trung tâm và dịch vụ công cộng, khu giải trí nghỉ ngơi, việc đi lại, giao tiếp của dân cư đô thị
Quy hoạch đô thị tạo môi trường sống trong sạch, an toàn, góp phần hiện đại hóa cuộc sống của người dân đô thị, phục vụ con người phát triển toàn diện
Tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và môi trường không gian đô thị
Quy hoạch đô thị phải xác định được hướng bố cục không gian kiến trúc, vị trí và hình khối kiến trúc các công trình chủ đạo, xác định tầng cao, màu sắc và một số chỉ tiêu cơ bản trong quy hoạch, nhằm cân đối việc sử dụng đất đai phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương, tập quán và truyền thống của đô thị… Nhằm tạo cho đô thị một hình thái đặc trưng và hình thái kiến trúc đẹp, hài hòa với thiên nhiên, môi trường và cảnh quan
1.2.4 Đồ án quy hoạch đô thị Đồ án QUY HOẠCH đô thị là cơ sở pháp lý để xây dựng và quản lý đô thị, tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của đô thị và lập các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn của các ngành, các địa phương
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ĐÔ THỊ 11
Theo Nghị Định 08/2005/NĐCP ngày 24/01/2005 Chính phủ, các đồ án QUY HOẠCH đô thị bao gồm quy hoạch vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạcch chi tiết và đồ án thiết kế đô thị (là một phần của đồ án quy hoạch chi tiết)
Sơ đồ QUY HOẠCH vùng
Sơ đồ QUY HOẠCH vùng xác lập sự phân bố các lực lượng sản xuất, hệ thống dân cư đô thị và nông thôn trên phạm vi không gian lãnh thổ của một miền, một tỉnh hay một vùng của đô thị lớn
Quy hoạch chung xây dựng đô thị
Quy hoạch chung xây dựng đô thị xác định phương hướng cải tạo, xây dựng phát triển đô thị về tổ chức không gian và cơ cấu sử dụng đất đô thị, về cơ sở hạ tầng và mối quan hệ hữu cơ về các mặt bên trong và bên ngoài đô thị nhằm tạo lập môi trường và khung cảnh sống thích hợp cùng với các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khác Đồ án Quy hoạch chung được nghiên cứu theo từng giai đoạn 15 –
20 năm cho dài hạn và 5 – 10 năm cho ngắn hạn
Quy hoạch phân khu (1/2000; 1/5000), quy hoạch chi tiết (1/500)
Quy hoạch chi tiết cụ thể hóa ý đồ của quy hoạch chung xây dựng đô thị Đồ án quy hoạch chi tiết phân chia và quy định cụ thể cơ cấu sử dụng đất đai cho từng khu chức năng, xác định chỉ giới xây dựng, phân rõ chức năng cụ thể và tỉ trọng xây dựng cho từng loại đất theo một cơ cấu thống nhất Nghiên cứu bố cục các hạng mục công trình xây dựng trong từng lô đất nhằm nêu rõ ý đồ về bố cục không gian kiến trúc quy hoạch Đồ án thiết kế đô thị
Khái niệm Thiết Kế Đô Thị được đề xướng vào những năm 50 thế kỷ trước, sau chiến tranh Thế Giới thứ 2 Tuy nhiên, trên thực tế, những nền móng đầu tiên của Thiết Kế Đô Thị được xây dựng từ thời đầu thế kỷ 20 ở Mỹ và châu Âu (Anh) Phải chờ đến khoảng năm 1960 1970 thì quan điểm Thiết Kế Đô Thị về phạm vi của nó mới được nghiên cứu và thực hành một cách rộng rãi, trước tiên vẫn là ở Mỹ và lục địa châu Âu
Theo (Jon Lang, 2005), sở dĩ vai trò của Thiết Kế Đô Thị được nâng cao vào thời điểm này ở phương Tây bởi hai lý do: Nâng cao chất lượng môi trường đô thị và tiêu
12 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ĐÔ THỊ chuẩn sinh hoạt trước sự phát triển ồ ạt khoa học kỹ thuật, kinh tế kèm theo quá trình đô thị hóa Tạo nên một sự liên kết chặt chẽ giữa các lãnh vực chuyên môn bao gồm: Quy hoạch Đô Thị (Urban Planning), Kiến Trúc Công Trình (Architecture) Kiến Trúc Cảnh Quan (Landscape Architecture) và cả Kỹ Thuật Kết Cấu Hạ Tầng (Civil Engineering)
H1.11: Hệ thống lý luận và mô hình vận hành của Thiết kế đô thị
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
LƯỢC KHẢO VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THẾ GIỚI
Bao gồm thời tiền sử được tính từ 30.000 năm đến 1000 năm trứơc Công nguyên (trước CN) và giai đoạn cổ đại phát triển được tính đến năm 500 sau Công nguyên Thời kì cổ đại phát triển mạnh có thể tính từ 9000 năm trước Công nguyên.Quan điểm về xây dựng đô thị thời kì này và một số nhân vật nổi tiếng có tính chất quyết định đối với sự phát triển đô thị xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà (Ai Cập), vùng Tiểu Á, Trung Á, Ấn Độ và Trung Quốc Nhiều hình thức và quan niệm xây dựng đô thị đã hình thành
Quan điểm về định cư
Người cổ xưa đã có quan điểm xây dựng các điểm dân cư tập trung có quy mô không lớn lắm thường mỗi điểm dân cư là một bộ lạc Các điểm dân cư được xây dựng dọc ven sông, nguồn nước được coi là yếu tố cơ bản của sự tồn tại
Về kinh tế: Các cơ sở sản xuất nông nghiệp và thương mại được coi là động lực chính của sự phát triển
Về xã hội: Nền tảng của dân tộc và tôn giáo được lấy làm tôn chỉ cho các họat động trung tâm về chính trị
Hình 2.1: Mặt bằng thành phố
Kahun Ghi chú: 1 Cung điện, 2,3 Nhà ở của chủ nô,
14 BÀI 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
Về an ninh quốc phòng: Người cổ xưa luôn coi trọng, họ xây dựng các điểm dân cư tập trung ở những nơi dễ dàng quan sát kẻ địch tấn công
Cấu trúc đô thị Đô thị cổ Ai Cập
Người Ai Cập cổ đại sống tập trung dọc theo bờ sông Nin Tư tưởng của các vua chúa bấy giờ coi cuộc sống tương lai sau khi chết là giá trị, do đó họ tập trung xây dựng các khu lăng mộ: Kim tự tháp là điển hình cho một tư tưởng về uy quyền của nhà nước và vua chúa Các Faraon là những người chỉ đạo chính trong việc xây dựng kim tự tháp Faraon I, II, III là những người có công lớn trong việc tạo nên quần thể Kim tự tháp Ai Cập Đô thị cổ đại Ai Cập ở hạ lưu sông Nin thường là hình chữ nhật, xây dựng vào khoảng 3500 năm trước CN Thành phố Kahun là một ví dụ:Thành phố có mật độ xây dựng cao, cơ cấu thành phố phân rõ khu chủ nô và nô lệ Trung tâm là nơi tập trung những cung điện, dinh thự của các Pharaon, nơi làm việc của chính quyền, quân đội, nơi ở của các quý tộc, chủ nô, ngoài ra còn có những khu vực đền thờ các thần Khu ở cho người giàu là nhà ở có vườn với diện tích mỗi lô 600 m2 Nhà ở cho người nghèo là những khu ở thấp tầng, đặc biệt có hệ thống tưới nước cho cây, các đường phố đã được trồng cây, cây xanh được coi là một yếu tố quan trọng trong cấu trúc đô thị Một đặc điểm cần lưu ý trong cấu trúc đô thị cổ Ai Cập là chịu sự ảnh hưởng về mặt tôn giáo.Thành phố được quy hoạch theo dạng đa tâm và thờ thần mặt trời
Hi Lạp là nơi tập trung nhiều kiến trúc quy hoạch cổ đại Nhiều nhân vật nổi tiếng cổ Hi Lạp đã tạo nên cho quy hoạch và kiến trúc đô thị cổ Hi Lạp có những giá trị đặc biệt
Thành phố bàn cờ của Hyppodamus (khoảng 500 năm trước CN tại Miletus) là điểm đặc trưng của quy hoạch Hi Lạp cổ đại Bố cục mặt bằng của thành phố được chia thành các lô phố theo hệ thống đường ô cờ với hai hướng chính Nam Bắc và Đông Tây; khoảng cách giữa các đường nói chung khoảng từ 30 m đến 50 m Thành phố Mile của Hyppodamus có kích thước các lô phố là 47,2 m x 25,4 m Tuyến đường chính Đông Tây rộng 7,5m đi qua trung tâm có thể đi xe, còn tuyến Bắc nam rộng từ
BÀI 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 15
34m có độ dốc lớn nên chủ yếu dành cho đi bộ Các thành phố đều có các trung tâm và quảng trường chính, được gọi là Acropolis và Agora
Acropolis là khu vực trung tâm của thành phố, nơi tập trung các đền thờ mang tính tâm linh và nhà ở của các quan tòa cao cấp Agora thực chất là một quảng trường ở trung tâm, nơi tập trung các sinh hoạt về thương mại và hành chính của thành phố
Suốt trong mấy thế kỉ trước CN đô thị cổ Hi Lạp đã phát triển mạnh do đặc điểm chính trị cổ Hi Lạp có nhiều tiến bộ, luật lệ nghiêm ngặt nhưng ít khắc nghiệt Xã hội cổ Hi Lạp đề cao tính dân chủ, quan tâm đến việc giáo dục con người và môi trường sống ở đô thị Quan điểm thành phố Nhà nước lí tưởng có quy mô 10.000 dân được chia thành 3 phần và 3 cấp theo hệ thống luật lệ
Hình 2.2: Mặt bằng thành phố
Priene-Hi Lạp Hình 2.3: Mặt bằng Thành phố Mile
La Mã cổ đại Đế quốc La Mã được hình thành từ thế kỉ thứ III trước CN và hưng thịnh nhất vào khoảng thế kỉ thứ II và thế kỉ thứ I cho đến tận năm 30 trước CN
Quy hoạch và kiến trúc La Mã cổ đại đã tiếp thu được những thành tựu của nền văn hóa trước đó cũng như bị ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh Hi lạp Rất nhiều công trình kiến trúc cũng như ý đồ quy hoạch thành phố được thực hiện nhờ vào sự thịnh vượng của đế chế La mã với sự cướp đoạt tài sản và nô lệ
16 BÀI 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
Thành phố cổ La Mã phản ánh tính chất xã hội của chế độ cộng hòa đế quốc La Mã Trong thành phố có rất nhiều quảng trường và nhóm quảng trường cùng với hệ thống các công trình công cộng lớn như nhà hát, đấu trường, nhà tắm, mậu dịch, chợ, cung điện, nhà thờ, miếu tự và các đài kỉ niệm Nội dung và bố cục nhóm quảng trường cổ La Mã rất phức tạp, có trang trí kiến trúc lộng lẫy, công phu, phản ánh sự sinh hoạt giàu có và ý thức thẩm mĩ cao của giai cấp thống trị Đặc điểm truyền thống của các đô thị cổ La Mã là tính chất phòng thủ Mặt bằng thành phố có dạng như các trại lính: Hình vuông, có tường lũy bảo vệ, có 4 cổng chính và nối với các cổng chính là các trục đường chính Nam Bắc (Cardo) và Đông Tây (Decumanius) Trung tâm thành phố đặt tại điểm giao nhau giữa hai trục đường Thành phố phát triển thêm các khu vực dân cư ở phía ngoài theo các đường nhập thành Lối bố cục thành phố này chịu ảnh hưởng nhiều của cách bố cục thành phố cổ Hi lạp Timgat là một ví dụ Việc tổ chức đô thị thường gắn liền với việc tổ chức phòng ngự về quân sự:
- Đô thị thường có tường thành bao quanh kiên cố
- Việc phân khu vực trung tâm được thể hiện rõ rệt từng khu chức năng sinh hoạt, các không gian chính ở trung tâm được tổ chức bao quanh bởi những công trình kiến trúc hoành tráng biểu thị quyền lực chính trị đương thời
- Các trục định hướng của đô thị không bị chi phối bởi các quan niệm tôn giáo, không bị ràng buộc theo địa hình
- Dân cư phát triển theo từng ô vuông theo hình bàn cờ bám theo các trục chính và trung tâm sinh hoạt công cộng của đô thị, mỗi ô phố có kích thước từ 70X70m đến
150 X 150m Mật độ dân cư 250 – 500 người/ha, dân số từ 20.000 đến 100.000 người
Hình 2.4: Mặt bằng thành phố TimGat
BÀI 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 17
Nền văn minh Lưỡng Hà (Mezopotama) có từ 4300 năm trước CN
Babylon là thành phố lớn nhất lúc bấy giờ nằm trên bờ sông Euphrat Do vua Netmucazera II xây dựng vào khoảng 6025 trước CN Thành phố được bao bọc bởi hệ thống kênh đào thông với sông Euphrat và tiếp đến là hệ thống thành cao có nhiều lớp gạch Trung tâm của thành phố là cung điện và nhà thờ(Ziggurat) xây theo kiểu kim tự tháp giật cấp cao đến 90m
Bên cạnh thành phố là vườn treo Babylon nổi tiếng, một trong bảy kì quan của thế giới Mặc dù không có bất cứ bằng chứng khoa học cụ thể nào về sự tồn tại, vườn treo Babylon mang theo mình rất nhiều các truyền thuyết, thơ ca và những lời ca ngợi như là một thiên đường giữa sa mạc Một trong những nhà thơ La Mã đã mô tả lại vườn treo Babylon như một hệ thống sân giật cấp cao với bờ tường dày 7,6 m trong chứa đất đủ chỗ cho cả các cây lớn.Vườn treo nằm sát bờ sông, có bến tàu, bồn phun nước và hệ thống nước tưới cây
KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM
2.2.1 Tình hình phát triển các điểm dân cư đô thị đến thế kỉ thứ XVIII
Trong lịch sử vàng bốn nghìn năm tồn tại, Việt Nam luôn luôn phải chống lại các cuộc ngoại xâm của phương Bắc và phương Tây, đã ba lần chịu ách đô hộ của phong kiến phương Bắc
Hình 2.6: Mặt bằng thành Cổ Loa
(Địa điểm xây dựng: Đông Anh cách Hà Nội 17 Km về phía tây bắc) Ghi chú: 1 VÒNG 1 (8Km) 2 VÒNG 2 (6,5 Km) 3 VÒNG 3 (1,6 Km)
4 SÔNG HOÀNG 5 ĐỀN AN DƯƠNG VƯƠNG 6 ĐÌNH CỔ LOA
Dấu vết đô thị đầu tiên ở nước ta là thành Cổ Loa hay còn được gọi là Loa thành của An Dương Vương ở tả ngạn sông Hồng Loa thành là đô thị đầu tiên được xây dựng vào năm 25 trước CN, là trung tâm chính trị của nước Âu Lạc Chiều dài của ba tường thành chính dài trên 16 km có hào sâu bao bọc nối liền với sông Hoàng đã làm tăng khả năng phòng thủ của thành Ngoài các cung điện của vua và các trại lính, trong thành còn có nhà ở của dân thường Đây là điểm dân cư tập trung đông nhất lúc bấy giờ, dân số ước tính tới hàng ngàn người
22 BÀI 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
Trong thời kì Bắc thuộc một số thành thị khác nhau mang tính chất quân sự và thương mại như thành Luy Lâu, thành Long Biên, Từ Phố, Bạch
Trưởng, Hậu Lộc cũng đã được hình thành Một trong những đô thị lớn nhất thời Bắc thuộc đến thế kỉ XIX là thành Tống Bình ( Hà Nội ngày nay)
Sử chép rằng năm 865 tướng Cao Điền (Trung
Quốc) đã mở rộng thành để chống quân khởi nghĩa Thành dài 1982,5 trượng (7930 m), cao
2,5 trượng (10 m), trên tường thành có 55 điểm canh Một vài đoạn thành còn sót lại cho đến ngày nay
Năm 1010 sau khi ổn định tình hình chính trị trong nước, Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô về trung tâm Đại La (trong thành Tống Bình cũ) và đổi tên là Thăng Long Đây cũng là cái mốc khai sinh cho thành phố Hà Nội ngày nay Từ đó Thăng Long phát triển mạnh về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và đã trở thành một đô thị có vị trí quan trọng nhất trong cả nước
Thăng Long có hệ thống thành dài 25 km bao bọc xung quanh khu vực cung đình và các điểm dân cư, là những dấu hiệu đầu tiên của đô thị khá độc đáo Ngoài ra, nhiều công trình được xây dựng trong thành như các đền chùa, miếu mạo Đây là thời kì thịnh vượng nhất của nền phong kiến Việt Nam, rất nhiều đền chùa, bảo tháp được xây dựng vào thời kì này như: 950 ngôi chùa được xây dựng vào năm 1031 dưới sự đài thọ của nhà vua Chùa Diên Hựu (chùa Một Cột) xây vào năm 1049 chùa Diên Hựu đánh dấu một bước phát triển cao về nghệ thuật kiến trúc lúc bấy giờ và cho đến ngày nay nó vẫn là một biểu tượng trong trái tim Hà Nội Năm 1954 trước khi chạy thực dân Pháp đã đặt mìn phá hủy Ngay sau đó vào năm 1955 chùa đã được xây dựng lại
Một điều đáng chú ý trong quy hoạch phát triển đô thị lúc bấy giờ là việc xây dựng khu Văn Miếu năm 1070, được gọi là Quốc Tử Giám vào năm 1076 Là khu đại học đầu tiên ở Việt Nam, đây thật sự là chỗ chọn nhân tài của đất nước, hàng năm có hàng ngàn người đến xin học và dự thi Trên 82 bia Tiến sĩ bảng đá ghi lại các danh
BÀI 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 23 nhân, các nhà bác học đã chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước lúc bấy giờ về mặt văn hóa giáo dục và đã làm cho Việt Nam một thời rạng rỡ
Dưới thời phong kiến, ở nước ta nhiều loại đô thị khác cũng đã hình thành Đó là nơi đóng đô chính của các vua chúa phong kiến như thành Hoa Lư (kinh đô của nhà Đinh), thành Tây Đô (kinh đô của nhà Hồ), thành Phú Xuân (kinh đô của nhà Nguyễn), là những trung tâm chính trị quan trọng
Thành Tây Đô (thành nhà Hồ) được xây dựng rất kiên cố, phía ngoài được ghép đá trên một khu đất bằng phẳng ở Thanh Hóa có hình vuông, mỗi cạnh dài
500 m Cổng thành là ba vòm ghép đá rất đẹp có kĩ thuật rất công phu Có những phiến đá dài tới 7 mét, cao 1,5 mét, nặng tới 15 tấn ở cổng ra vào
Sau chiến thắng quân Minh, Lê Lợi xây dựng lại đất nước Đô thị Việt nam dưới thời bấy giờ đã phát triển rất mạnh, đặc biệt Thăng Long là nơi đóng đô của triều Lê và từ đó (1430) Thăng Long có tên là Đông Kinh Thăng Long được tu sửa từ cung điện, đền đài đến Hoàng thành và La thành Diện tích Hoàng thành rộng hơn nhiều vào thế kỉ thứ XVI so với đời Lý –Trần Theo bản đồ của Hồng Đức vẽ năm 1470, địa giới của Hoàng thành gồm Hoàng thành đời Lý – Trần cộng với phần mở rộng ở phía Đông ra tới tận bờ sông Hồng Ở chính giữa hoàng thành là điện Kính Thiên: nơi vua hội họp với các đại thần, bên phải là điện Chí Thiệu, bên trái là điện Chí Kính, phía sau là điện Vạn Thọ, phía trước là điện thị triều nơi các quan vào chầu vua, từ đó nhìn ra phía ngoài là cửa Đoan Môn
Cung điện của Hoàng thái Tử ở hướng Đông cung, phía trước đông cung là Thái miếu thành bố cục theo hệ trục vuông, lấy điện Kính Thiên làm chuẩn Các công trình chính được đặt theo hướng BắcNam, các cung điện được xây dựng rất đẹp Phía Nam Hoàng thành là khu vực quan lại gần cửa Đại Hưng, Lê Thánh Tông đã cho xây dựng viện Đại Lâu cho các quan nghỉ lúc vào chầu, xây đình Quảng văn là nơi yết thị các pháp lệnh của triều đình Nhiều đền chùa được xây dựng thời đó còn lưu lại đến ngày
Hình 2.8: Mặt bằng thành nhà Hồ
24 BÀI 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ nay như đền Ngọc Sơn, đền bà Kiệu, chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên,Văn Miếu được xây dựng lại và mở rộng thành khu làng đại học lớn nhất thời phong kiến
Ngoài Hoàng thành, phố phường được phát triển, hoạt động thương mại ngày càng mạnh mẽ, các cửa hiệu buôn của người Hà Lan, Anh phát triển dọc theo bờ sông
Vào thế kỉ XVII, khu dân cư đã có nhà hai tầng, nhiều nhà làm thêm gác lửng đề phòng lụt lội Như người phươnng Tây đã nhận xét: Thăng Long vào thế kỉ
ĐÔ THỊ HÓA VÀ HỆ QUẢ CỦA ĐÔ THỊ HÓA
KHÁI NIỆM VỀ ĐÔ THỊ HÓA
3.1.1 Đô thị hóa là gì? Định nghĩa Đô thị hóa Đô thị hóa (Urbanization) được định nghĩa là sự mở rộng của đô thị, là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống Khái niệm về đô thị hoá rất đa dạng, bởi vì đô thị chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển Các nhà khoa học xem xét và quan sát hiện tượng đô thị hóa từ nhiều góc độ khác nhau
Quá trình đô thị hoá là quá trình công nghiệp hóa đất nước Vì vậy cũng có người cho rằng đô thị hoá là người bạn đồng hành của công nghiệp hóa Quá trình đô thị hoá cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn sang thành thị
Có hai tỷ số biểu hiện sự đô thị hoá là mức độ đô thị hoá và tốc độ đô thị hóa Tốc độ đô thị hoá là tỷ lệ tăng dân số đô thị theo thời gian Mức độ đô thị hoá là tỷ lệ phần trăm giữa dân số đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của 1 vùng hay khu vực hay của toàn vùng Tỉ lệ dân số đô thị được coi như thước đo đô thị hoá để so sánh mức độ đô thị hóa giữa các nước với nhau hay giữa các vùng khác nhau trong cùng một nước
Sự tăng trưởng dân số đã có ảnh hưởng rõ rệt lên sự phát triển đô thị Ngày trước một đô thị có tỷ lệ dân số cao sẽ có mức độ phát triển đô thị cao Tuy nhiên, điều này
BÀI 3: ĐÔ THỊ HÓA VÀ HỆ QUẢ CỦA ĐÔ THỊ HÓA 29 đã thay đổi theo mức độ và tốc độ phát triển kinh tế Vì vậy, tỉ lệ phần trăm dân số đô thị không phản ảnh đầy đủ mức độ đô thị hóa của nước đó Ngày nay, với nền kinh tế phát triển, đô thị và công nghiệp hóa đất nước đã ổn định ở các nước phát triển và phát triển cao Chất lượng đô thị hóa được phát triển theo chiều sâu Đó là việc nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế tối thiểu những ảnh hưởng xấu của quá trình đô thị hóa nhằm hiện đại hóa cuộc sống và nâng cao chất lượng môi trường đô thị
Nhận thức về đô thị hóa (urbanization)
Tích cực: Đô thị hóa được tiến hành cùng với quá trình công nghiệp hóa Vì vậy, đô thị hóa có ý nghĩa là sự phát triển của đô thị ngày càng lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng với trình độ khoa học công nghệ ngày càng cao Quá trình “đô thị hóa nông thôn” là một mục tiêu chiến lược trong định hướng phát triển quốc gia nhằm thúc đẩy các khu vực phát triển, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập và mức sống
Tiêu cực: tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng đã để lại nhiều hệ quả cho môi trường đô thị Sự phát triển đô thị hóa quá mức vượt khỏi tầm kiểm soát đã để lại những tác động không tốt cho đô thị Nói đến đô thị hóa, ở một khía cạnh nào đó, sẽ làm ta liên tưởng đến sự phá hoại môi trường tự nhiên, tăng ô nhiễm, dân số đông đúc và dẫn theo các vấn đề về kinh tế xã hội khác
3.1.2 Ba giai đoạn của đô thị hóa
Quá trình đô thị hoá diễn ra song song với động thái phát triển kinh tế xã hội Trình độ đô thị hoá phản ảnh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của nền văn hoá và phương thức tổ chức cuộc sống xã hội Đô thị hóa tiền công nghiệp (preindustrial urbanization) Đô thị hóa theo đúng nghĩa của nó đã xuất hiện đầu tiên vào thời điểm khi sản xuất thủ công nghiệp chuyển thành dạng sơ khai của sản xuất hàng hóa và cùng với nó là sự dịch cư của những người thợ thủ công và thương nhân về các trung tâm đô thị Đô thị hóa thời kì tiền công nghiệp phát triển mang đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp Các đô thị phân tán, quy mô nhỏ phát triển theo dạng tập trung, cơ cấu
30 BÀI 3: ĐÔ THỊ HÓA VÀ HỆ QUẢ CỦA ĐÔ THỊ HÓA đơn giản Tính chất đô thị lúc bấy giờ chủ yếu là hành chính, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Tác động chủ yếu của giai đoạn này là cuộc Cách Mạng Kỹ Thuật (CMKT) I, được gọi là Cách mạng nông nghiệp với biểu tượng là cái cuốc (hay cái cày hoặc cái xa quay) Đô thị hóa Thời kỳ công nghiệp (industrial urbanization)
Dưới tác động của cuộc CMKT II (cách mạng công nghiệp)với biểu tượng là chiếc máy hơi nước do ông J.WATT (Anh) phát minh năm 1780, đô thị phát triển mạnh do nhiều người chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp Sự tập trung sản xuất và dân cư đã làm xuất hiện nhiều đô thị mới và mở rộng các đô thị đã có, tạo nên các đô thị lớn và cực lớn, đây là giai đoạn của đô thị hóa mở rộng
Cơ cấu đô thị trở nên phức tạp hơn, (vào nửa sau thế kỷ 20) các thành phố mang nhiều chức năng khác nhau như thủ đô, thành phố cảng… Đặc trưng của thời kỳ này là sự phát triển thiếu kiểm soát của các thành phố Đô thị hóa Thời kỳ hậu công nghiệp (postindustrial urbanization)
Hình 3.1: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa CMKT với các nền văn minh và các thời kỳ đô thị hoá
Nền văn minh giai đoạn này được gọi là văn minh khoa học kỹ thuật đã đưa quá trình đô thị hóa đi vào chiều sâu với đặc trưng là cuộc CMKT III với biểu tượng là chiếc máy tính điện tử phát minh năm 1949, đã làm thay đổi cơ cấu sản xuất, phương thức sinh hoạt ở các đô thị Không gian đô thị có cơ cấu tổ chức phức tạp có quy mô lớn Hệ thống tổ chức dân cư đô thị phát triển theo cụm, chùm và chuỗi
BÀI 3: ĐÔ THỊ HÓA VÀ HỆ QUẢ CỦA ĐÔ THỊ HÓA 31
3.1.3 Đặc điểm của quá trình đô thị hóa
Về mặt cấu trúc không gian đô thị, xuất hiện hai xu thế gần như đối lập, nhưng lại thống nhất của các quá trình kinh tếxã hội, và phản ánh trong cấu trúc không gian, đó là xu thế hướng tâm và ly tâm của quá trình đô thị hóa
Hướng tâm (centralization) Đô thị hoá là quá trình tập trung dân cư vào đô thị
Xu thế này diễn ra mạnh trong thế kỷ 19 và thế kỷ 20 trong thời kỳ cực thịnh của nền văn minh công nghiệp
Làn sóng người nhập cư vào sống và làm việc trong đô thị ngày càng đông Quy mô đô thị phát triển, mật độ dân số ngày càng tăng Đây là xu hướng phát triển đô thị theo kiểu truyền thống
ĐÔ THỊ HOÁ THÀNH PHỐ CỰC LỚN
3.2.1 Thế nào là đô thị cực lớn (mega cities) Đô thị cực lớn được định nghĩa là một đô thị có quy mô dân số trên 10 triệu người, thường với mật độ tối thiểu là 2000 người/km2 Một đô thị cực lớn có thể bao gồm một thành phố lớn và các khu vực phụ cận
Hình 3.2: Sự khu biệt hóa trong việc quản lý kinh doanh, dân cư và các hoạt động công nghiệp ở đô thị
32 BÀI 3: ĐÔ THỊ HÓA VÀ HỆ QUẢ CỦA ĐÔ THỊ HÓA
Các thuật ngữ thừơng được sử dụng cho đô thị cực lớn là: metropolitan area, metroplex hay megalopolis
Các đô thị cực lớn là một cấu trúc hữu cơ phức tạp và sự phát triển của nó là một quá trình tự phát Đô thị cực lớn không phải là 1 đơn vị độc lập để có thể đưa ra thiết kế chi tiết Tuy nhiên Trong quá trình phát triển, có thể đưa ra những định hướng thông qua các quy hoạch cụ thể
3.2.2 Ảnh hưởng của đô thị hoá đối với các đô thị cực lớn
Sự bùng nổ dân số, Khi số người tập trung trong đô thị quá đông, trong đó có cả những người nghèo và lao động chân tay, số lượng công việc không đủ đáp ứng, tình trạng thất nghiệp xuất hiện khá đông
Các điều kiện hạ tầng kỹ thuật không đáp ứng nổi, đặc biệt là hệ thống giao thông đô thị, nạn kẹt xe và tắc nghẽn giao thông thường xuyên diễn ra Bệnh tật và tỷ lệ tử vong trong các đô thị lớn cũng ngày càng tăng do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường và mất cân bằng hệ sinh thái
Các vấn đề này đang ngày càng gia tăng trong các đô thị lớn theo mức độ tăng dân số của đô thị và đang trong giai đoạn vượt khỏi tầm kiểm soát
3.2.3 Một số đô thị tiêu biểu
Vào năm 1950, New York là đô thị duy nhất có số dân trên 10 triệu người Đến năm 1985 chỉ có 9 đô thị và con số này lên đến 19 vào 2004 Thống kê vào tháng 10 năm 2005, có đến 25 đô thị với dân số trên 10 triệu và ước tính đến năm 2015 sẽ lên đến 26 đô thị trên 10 triệu người (trong đó các nước đang phát triển chiếm 22)
BÀI 3: ĐÔ THỊ HÓA VÀ HỆ QUẢ CỦA ĐÔ THỊ HÓA 33
Bảng 1: Tỷ lệ gia tăng dân số trong các đô thị, 1950 đến 2000
Các đô thị phát triển
34 BÀI 3: ĐÔ THỊ HÓA VÀ HỆ QUẢ CỦA ĐÔ THỊ HÓA
HỆ QUẢ ĐÔ THỊ HÓA
3.3.1 Sự bùng nổ đô thị
Từ hơn một thế kỷ nay, dân số thế giới gia tăng một cách nhanh chóng, dân cư tập trung vào đô thị, tạo nên hiện tượng bùng nổ dân số
Năm 1800, dân số thế giới sống trong các đô thị lớn chiếm chỉ có 1,7 %; năm
1900 có 5,6% và lên đến 16,9% năm 1950 và 23,5% năm 1970 Đến năm 2000, đã có 51% dân số thế giới sống trong các đô thị
Bảng 2: Sự gia tăng dân số đô thị
Năm Dân số thế giới Dân số đô thị thế giới Tỉ lệ dân số đô thị thế giới
Tổng số (triệu người) Trong các đô thị lớn(triệu người) Nói chung Đô thị lớn
(Nguồn: A.Gvimm, thống kê của LHQ năm 1977)
Dân số của các đô thị lớn và cực lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Năm 1800 chưa có đô thị lớn tới 1.000.000 dân, năm
1900 có 15 và năm 1976 đã có tới 178 đô thị Năm 1980 trên thế giới có khoảng 20 quần cư đô thị có 5 triệu dân trở lên Đến năm 2000 co số này có thể lên đến 79 Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (năm 1991)
Hiện nay dân số đô thị không ngừng gia tăng và có những đặc điểm sau đây:
Dân số đô thị ở các nước đang phát triển sẽ vượt dân số các nước phát triển Năm
1970, dân số đô thị ở các nước phát triển nhiều hơn ở các nước đang phát triển 30 triệu người; chỉ 5 năm sau dân số đô thị các nước đang phát triển đã vượt các nước phát triển 50 triệu người; năm 1985 con số này là 300 triệu; dự tính đến năm 2025 sẽ gấp 4 lần năm 1985
BÀI 3: ĐÔ THỊ HÓA VÀ HỆ QUẢ CỦA ĐÔ THỊ HÓA 35
Dân số các thành phố cực lớn tiếp tục gia tăng, tỉ lệ dân số ở thành phố cực lớn của các nước đang phát triển sẽ cao hơn các nước phát triển
Cuối thế kỷ 20, tỉ lệ gia tăng dân số đô thị ước tính đạt cao nhất 2,5%, sang đầu thế kỷ 21 giảm dần xuống 2% Nếu tính riêng các nước đang phát triển thì tỷ lệ tăng dân số đô thị là 3,5%, trong đó châu Phi có tỷ lệ tăng cao nhất 5%/năm và Đông phi 6,5%/năm Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng dân số đô thị ở các nước đang phát triển là tốc độ gia tăng dân số tự nhiên cao
3.3.2 Sự hình thành mật độ cư trú không đồng đều trong lãnh thổ đô thị
Hiện tượng đặc trưng của thế kỷ này trên thế giới là sự gia tăng dân số với tốc độ nhanh chóng, chưa từng có và nhất là ở các đô thị Người ta gọi hiện tượng này là sự bùng nổ dân số, đặc biệt là ở các nước châu Á, châu Phi và Mỹ la tinh Đến cuối thế kỷ này dân số thế giới sống trong các đô thị sẽ là trên 50% và đến cuối thế kỷ XXI sẽ chiếm khoảng 90% Dân số của các đô thị lớn và cực lớn (trên 100.000 dân) có tốc độ gia tăng thường nhanh nhất đặc biệt ở các nước đang phát triển Từ năm1800 đến năm2000, dân cư nông thôn của thế giới đã tăng 2 lần
Trong khi đó dân cư đô thị sẽ tăng ít nhất 4 lần, dân cư đô thị của các nước đang phát triển sẽ tăng lên 8 lần Sự gia tăng dân số đô thị thế giới chủ yếu là do di cư từ các vùng nông thôn tới
3.3.3 Sự dịch cư và dao động con lắc Đặc điểm nổi bật của quá trình đô thị hóa là sự dịch cư từ nông thôn sang thành thị Đây là một nguyên nhân có vai trò quan trọng cho sự gia tăng dân số đô thị Số người nhập cư vào các đô thị lớn ngày càng ồ ạt, tạo nên sự mất cân bằng giữa đô thị và nông thôn Khoảng cách giữa đô thị và nông thôn ngày càng lớn, các vùng kinh tế trên cùng một quốc gia phát triển không đồng đều Các vùng nông thôn trở nên thiếu lực lượng lao động trong khi lại dư thừa ở các đô thị lớn Xu hướng hiện nay ở các nước trên thế giới là phân tán sự tập trung dân cư ra các đô thị lân cận đô thị lớn Đồng thời kết hợp với quá trình đô thị hóa ở các vùng nông thôn Bằng biện pháp áp dụng các khoa học kỹ thuật và công nghệ cao vào quá trình sản xuất nông nghiệp
36 BÀI 3: ĐÔ THỊ HÓA VÀ HỆ QUẢ CỦA ĐÔ THỊ HÓA cũng như xây dựng các hình thức công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn sẽ giúp thu hút người lao động làm việc và tạo sự phát triển cho các đô thị nhỏvùng nông thôn đó
3.3.4 Sự phân mảnh đô thị
Sự phân mảnh đô thị là một trong những hệ quả của quá trình đô thị hóa thành phố cực lớn, với sự hình thành những khu vực đô thị có đặc điểm rất khác biệt về: quy mô đất đai, dân số; thu nhập, giới tuổi, nghề nghiệp, tôn giáo, sắc tộc…
Trong quá trình đô thị hóa thành phố cực lớn, hiện tượng phân mảnh vượt khỏi tầm ảnh hưởng của định hướng phân cấp chức năng sử dụng đất đô thị và chịu sự chi phối của các tác nhân xã hội thông qua sự biến động giá đất đô thị
Các luồng tài chính, dân số, hàng hóa, thông tin.v.v… đang di chuyển xuyên suốt hệ thống các thành phố cực lớn của thế giới… Chính chúng chi phối quá trình phân mảnh các thành phố cực lớn Hai xu thế chuyên biệt về chức năng đất đai và phân mảnh theo phân hóa xã hội làm cho hiện tượng đô thị hóa thành phố cực lớn càng trở nên phức tạp
3.3.5 Hình thành và phát triển các loại hình cư trú cũng như các loại hình phân bố dân cư mới
Nhờ áp dụng các thành tựu và tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và các ngành kinh tế quốc dân khác mà mối quan hệ không gian giữa nơi ở và nơi làm việc đã thay đổi và dẫn đến sự thay đổi cơ cấu không gian quy hoạch các điểm dân cư, các hệ thống cư dân lãnh thổ Trước cách mạng công nghiệp, do sản xuất quy mô nhỏ, ít độc hại, nên nơi ở và làm việc gần cận nhau, có khi trong cùng một ngôi nhà
Cách mạng công nghiệp tạo ra sản xuất đại công nghiệp quy mô lớn đòi hỏi các nhà máy xí nghiệp phải tách ra khỏi nhà ở tập trung trong các khu công nghiệp riêng rẽ hoặc bên ngoài đô thị Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã rút ngắn khoảng cách giữa nơi ở và làm việc, hai chức năng này có xu hướng xích lại gần nhau, liên kết với nhau chặt chẽ.
QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI VIỆT NAM
Cũng như các đô thị ở các nước đang phát triển khác, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam cũng diễn ra cùng với những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nó Nhờ vào quá trình đô thị hóa, kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh hơn, đời sống người dân đô thị cao, các cơ sở vật chất phục vụ cho đô thị ngày càng được cải thiện Tuy nhiên, Việt Nam cũng không thóat khỏi những hậu quả xấu của quá trình đô thị hóa như sự bùng nổ dân số, sự tập trung dân cư quá đông vào một số đô thị lớn kéo theo đó là các vần đề kinh tếxã hộimôi trường
Giải pháp đưa ra cho các đô thị Việt Nam hiện nay là cần phải đẩy mạnh việc đô thị hóa nông thôn để giảm bớt khỏang cách và hạn chế tình trạng dịch cư.Quá trình đô thị hóa nông thôn ở Việt Nam trong những năm gần đây diễn ra với tốc độ khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và kiến trúc trên cả nước Năm
1999, cả nước có khoảng 400 thị trấn, nay tăng lên khoảng 651 thị trấn Cuối những năm 90 của thế kỷ XX, dân số của thị trấn từ 2.000 đến 30.000 người, nay khoảng dao động này từ 2.000 50.000 người Tỷ lệ dân số phi nông nghiệp của thị trấn phổ biến ở mức 3040% vào cuối những năm 90, nay đã lên mức 50-60% Năm 1998 có khoảng 60 đô thị loại 4, nay tăng lên 84 đô thị
38 BÀI 4: CÁC LÝ LUẬN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI
CÁC LÝ LUẬN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI
BỐI CẢNH CỦA CÁC LÝ LUẬN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
Cuộc cách mạng công nghiệp giữa thế kỷ XVIII đã mở ra một thời kỳ mới của lịch sử phát triển đô thị Trong cao trào của cách mạng công nghiệp, tốc độ phát triển thành phố và sự biến đổi của chúng diễn ra chưa từng có Do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, các nước Pháp, Đức, Mỹ, cũng lần lượt hoàn thành cách mạng công nghiệp, tốc độ đô thị hóa tại các nước này tăng lên rất nhanh Đô thị phát triển nhanh về quy mô dân số và lãnh thổ, các thành phố mới không ngừng xuất hiện Đô thị trong thời kỳ đầu của quá trình đô thị hóa phải đối mặt với hàng loạt áp lực về nơi ăn chốn ở, chỗ sinh hoạt và làm việc gia tăng đột biến Việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội của đô thị không thể đáp ứng kịp với sự gia tăng dân số đô thị Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng xuống cấp trầm trọng môi trường đô thị
Việc đi tìm những giải pháp cấu trúc đô thị trở nên cấp thiết Vì vậy, vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, hàng loạt các lý luận về đô thị ra đời Đi tiên phong nhất phải kể đến các nhà xã hội học.
LÝ LUẬN CỦA CÁC NHÀ XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG
Robert Owen (1771-1858) là một nhà công nghiệp lớn rất giàu có ở Anh Owen xuất thân từ tầng lớp bình dân, dần dần mới vươn lên và gia nhập vào giới thượng lưu xã hội Owen đã phác thảo ra một đồ án đô thị theo triết lý của mình Các ”đơn vị đô thị” của ông gồm khoảng 2000 người, có dạng một hình vuông, đặt giữa các vùng đất nông nghiệp Khu đất này rộng khoảng 10001500 mẫu Anh (1 mẫu khoảng
BÀI 4: CÁC LÝ LUẬN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI 39
0,4074ha) Bên trong cái “đơn vị đô thị” hình vuông của Owen là những công trình công cộng hình chữ nhật Tòa nhà chính trung tâm là bếp nấu và các nhà tập thể Phía bên phải là tòa nhà dùng làm nhà trẻ, nhà văn hóa, giảng đường và bái đường, phía bên trái có tòa nhà thư viện, phòng nghị luận, trường học cho người có tuổi Nhà gắn liền với vườn, tiếp đến là các xưởng sản xuất cơ khí, phòng giặt quần áo, phòng trang thiết bị nông nghiệp và xa xa là các trang trại xen kẽ với nhà máy…
Xã hội mới ở đây là xã hội đã được cải tạo thông qua việc điều tiết thăng bằng sản xuất và tiêu thụ Tuy nhiên hai hình mẫu đô thị lý tưởng của Owen đã ra đời nhưng không mang lại kết quả như ý Ở đây ta thấy lý thuyết và thực nghiệm đô thị của Owen có điểm tiến bộ nhất định như không khoanh vùng khái niệm đô thị chỉ trong linh vực nghệ thuật tạo hình mà nhìn nhận đô thị như một phạm trù kinh tế xã hội, một phương thức sinh hoạt sản xuất mới với những biến động thích ứng cần có Tư tưởng của Owen đã là cội nguồn của lý luận thành phố vườn của Ebenzer Howard sau này
Charles Fourier (1772-1837) ôm ấp ý tưởng xây dựng một xã hội được tạo thành bởi nhiều công xã, trong đó sản xuất và tiêu thụ kết hợp hài hòa, không phải là một nền tiểu sản xuất gia đình mà là một nền đại sản xuất xã hội thống trị xã hội Ông phác họa ra một thời kỳ cao đẹp của con người mà ở đó các thành viên trong xã hội hoàn toàn đoàn kết với nhau Đối với thời kỳ phát triển cao này, cần phải có sự liên hợp và cộng đồng Nhân danh”tư tưởng tự do hiện đại”, ông phủ nhận hệ thống đô thị kiểu bàn cờ Một đô thị lớn theo khái quát của Charles Fourier bao gồm ba khu vực tuần tự từ trong ra ngoài: hành chính, công nghiệp và nông nghiệp
Các quảng trường chiếm một phần tám diện tích thành phố, các con đường rộng
18 mét (Đó là tiền thân của thành phố vườn của Howard 70 năm sau) Đơn vị cơ bản của thành phố là cung điện xã hội có số dân khoảng 1600 người, là một tòa nhà kiểu điện Vécxai, có nhiều sân trong, có các cánh nhà vươn dài: nhà dài 720 mét, sâu 400 mét Ngay phía trước cung điện, Fourier bố trí quảng trường lễ nghi, còn trong sân trong chính giữa là sân danh cự, chỗ đi dạo và vườn trồng cây Xa xa phía trước cung điện xã hội là các công trình công nghiệp, Fourier muốn kết hợp 2 thành phần ở và sản xuất chặt chẽ đến mức trộn lẫn hai thành phần độc lập này
40 BÀI 4: CÁC LÝ LUẬN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI
Charles Fourier (Pháp), Robert Owen (Anh) trước hết là những nhà xã hội không tưởng, sau đó đã đề ra những dự án đô thị không tưởng nhưng đã có những tiếng vang nhất định và có những luận điểm mà ít nhiều những xu hướng xây dựng đô thị sau đó có thể tham khảo được Hai ông đáng được gọi là những bậc tiền phong của những giả thiết xây dựng đô thị mới Ngoài 2 tư tưởng không tưởng trên còn có tư tưởng của Willam Morris, một nhà lý luận đô thị để lại những tư tưởng có ảnh hưởng đến các nhà lý luận đô thị lớn sau này
William Morris (1834-1896): đầu tiên là một sinh viên kiến trúc, lúc trưởng thành là một nhà xã hội học, một nhà thơ… Ông mong muốn xây dựng một đời sống xã hội như thời trung thế kỷ”bình lặng”và”thuần phác” Theo William Morris, đất đai phải được hoàn toàn phi đô thị hóa, tất cả các sự tập trung dân cư phải được ngăn chặn, phải làm cho các thành phố lớn biến mất và xây dựng nhiều thành phố nhỏ Ngoài các làng xóm ra thì nhà cửa phải được xây dựng phân tán, đặt cách xa nhau Như vậy quy mô nhà sẽ lớn hơn, sự tiếp cận với thiên nhiên sẽ tốt hơn Quan niệm của William Morris có những điểm tương đồng với học thuyết thành phố vườn của Howard và thành phố thôn dã của France Lois Wright sau này.
LÝ LUẬN VỀ THÀNH PHỐ VƯỜN – THÀNH PHỐ VỆ TINH
Thành phố vườn của Ebenzer Howard (1896)
Vào cuối thế kỷ XIX, Ebenzer Howard (18501928), một người Anh đã nêu ra một học thuyết khoa học quy hoạch đô thị hiện đại: lý thuyết và thành phố vườn
Trong cuốn ”Thành phố vườn của ngày mai”, Howard đã thấy được mâu thuẫn giữa điều kiện ở và việc thành phố phát triển trong điều kiện công nghiệp hóa, do đó Howard mong muốn triệt để cải cách sự mất cân bằng của đô thị do tách rời thiên nhiên Để điều trị bệnh tật cho các đô thị lớn, Howard chủ trương hạn chế sự phát triển tự phát của đô thị, thống nhất trao quyền quản lý đất đai cho một cơ quan quản lý để tránh nạn đầu cơ đất, tiến đến tiêu diệt các khu nhà ổ chuột Và thành phố vườn
BÀI 4: CÁC LÝ LUẬN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI 41 ra đời sẽ là đối tượng dung hòa được những mâu thuẫn giữa đô thị và nông thôn, bảo đảm cho con người sống một cuộc sống hài hòa
Hình 4.1: Mô hình thành phố vườn của Ebenezer Howard
Nhìn chung mô hình thành phố vườn được khen ngợi rất nhiều vì nó như là một
”chìa khóa vàng” để mở cửa cho sự khủng hoảng của đô thị tư bản khi mà con người nhận thức ra được mặt trái của sự quá độ của thành phố công nghiệp thời bấy giờ Ảnh hưởng của lý luận này trong ứng dụng thực tiễn sau chiến tranh thế giới thứ hai khá rộng rãi ở các nước tiên tiến như AnhPháp
Thành phố vệ tinh của Raymond Unwinn Năm
1922, Raymond Unwinn công bố cuốn sách “Thực tiễn quy hoạch đô thị”, đặt cơ sở nền móng cho lý thuyết thành phố vệ tinh Theo công thức này, mà cơ sở là thiết lập một mạng lưới các thành phố nhỏ bao quanh một thành phố lớn, người ta có thể phân tán bớt dân các đô thị lớn và bảo đảm cho trung tâm đô thị phát triển tương đối độc lập, nhằm tạo điều kiện sống có lợi hơn cho nhân dân đô thị
Tuy lý thuyết thành phố vệ tinh Raymond Unwinn không có gì cách tân lắm so với thành phố vườn của
Howard, nhưng lại được dư luận chú ý và có một số thực tiễn chứng minh rằng nó có thể áp dụng được ở nhiều nước, trên cơ sở bổ sung một số thành phần chức năng đô thị cho nó
Hình 4.2: Thành phố vệ tinh của Raymond Unwinn
42 BÀI 4: CÁC LÝ LUẬN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI
LÝ LUẬN VỀ THÀNH PHỐ TUYẾN
Thành phố tuyến của Aturo Soria Y Mata (1889):
Luận điểm thành phố tuyến, một hình thức đô thị tương lai của ông lúc đó được đăng trên tờ tạp chí “Tiến bộ” dưới đề mục “Những vấn đề của Madrid” Phát kiến thành phố tuyến của ông xuất hiện trong bối cảnh các nước đang phát triển đường sắt, đường xe điện và đường xe điện ngầm nối liền, nhanh chóng gắn bó các vùng khác nhau của một đô thị và giữa các đô thị với nhau Soria Y Mata cho thành phố kiểu hạt nhân đã lỗi thời, thành phố phải gắn liền với thiên nhiên, có trình độ văn minh cao và tránh sự tập trung dân quá lớn Ông cho rằng kiểu thành phố này có các ưu điểm là khắc phục sự nguy hiểm đụng độ xã hội, ngăn cản việc nhân dân nông thôn đổ xô về thành phố, đồng thời giải quyết công bằng việc phân bố đất đai và giải quyết một cách ổn thỏa hiện tượng chiếm hữu đất đai
Thành phố tuyến theo nhận thức của Soria Y Mata là một hình thức phân bố dân cư theo một dải hẹp
(chỉ 500 mét rộng) và kéo dài có thể là mãi mãi tùy theo sự cần thiết Ông cho rằng giao thông vận tải, đặc biệt là đường sắt, là nhân tố quyết định sự hình thành đô thị; hoạt động xây dựng phải có quy luật, phải lấy một tuyến làm cột sống Trong khoảng 500 mét rộng kéo dài, tùy sự cần thiết sẽ đặt đường xe chạy, đường cấp nước, đường dây điện… hai bên là các khu nhà ở, cứ cách một đoạn là có một cơ cấu quản lý thị chính Thành phố tuyến sẽ là phương cách hữu hiệu để nối liền các thành phố điểm, xuất hiện trên quan điểm “Từ những vấn đề giao thông giải quyết vấn đề xây dựng đô thị”
Hiện nay thực tiễn xây dựng đô thị tại các nước đều áp dụng và phát triển lý luận về thành phố tuyến theo dạng phát triển hành lang đô thị Hơn thế, đóng góp có giá trị nhất của lý luận là đề ra một giải pháp cho phát triển lãnh thổ của các đô thị lớn và cực lớn: tránh phát triển theo dạng lan tỏa Mặt khác, khu đô thị phát triển theo dạng hành lang sẽ vừa được hưởng “tiện nghi đô thị” hiện đại lại gần gũi với môi trường thiên nhiên tự nhiên quý giá của nông thôn
Hình 4.3: Mô hình thành phố tuyến của Soria Y Mata
BÀI 4: CÁC LÝ LUẬN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI 43
4.5 ”ĐÔ THỊ ĐỘNG” CỦA CÁC NHÀ ĐÔ THỊ HỌC
4.5.1 Bối cảnh và quan điểm
Xu thế phát triển các đô thị lớn trong những thập niên sau thế chiến thứ II gia tăng mạnh về quy mô lãnh thổ Sự phát triển gia tăng nhanh lãnh thổ và quy mô đô thị kéo theo sự xáo trộn và phá vỡ mọi hoạt động của đô thị hiện hữu Trung tâm cũ không còn đáp ứng được cho quy mô phát triển nhanh của đô thị, buộc trung tâm cũng phát triển theo dẫn đến các đô thị phát triển luôn phải cải tạo, chỉnh trang Việc cải tạo đô thị liên tục sẽ gây tốn kém và ảnh hưởng đến mọi hoạt động của đô thị
Các nhà đô thị học Xô viết hướng tới các cấu trúc đô thị thích nghi được với quá trình luôn biến động của đô thị Cấu trúc đô thị động dựa trên nguyên tắc: khi đô thị phát triển thì phần phát triển không gây ảnh hưởng đến phần hiện hữu của đô thị
4.5.2 Lý luận về thành phố “Tên lửa” L.Ladopski
Phương án cải tạo thành phố Moscow của L.Ladopski được mang tên “thành phố tên lửa” (1932) Đô thị phát triển về một phía kéo theo sự phát triển của trung tâm và khu sản xuất đô thị với quy mô lãnh thổ nở dần ra
Hình 4.4: Mô hình thành phố “Tên lửa”của L.Ladopski
Cấu trúc phát triển có hình dạng tên lửa vừa đúng nghĩa đen và nghĩa bóng này là một trong những đóng góp cho giải pháp đô thị phát triển cân bằng và ổn định
44 BÀI 4: CÁC LÝ LUẬN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI
4.5.3 Lý luận về thành phố dải – N.Miliutin
Miliutin quy hoạch thành phố Stalingrad (1929-1930) theo từng dải chức năng dọc theo sông Volga dài 70 km với chiều rộng khoảng 5km; gồm các khu chức năng:
Hình 4.5: Mô hình thành phố dải N.Miliutin
1 Sông Volga 5 Cây xanh cách ly
2 Cây xanh công viên 6 Công nghiệp
4 Trục giao thông chính 8 Cảng Ý nghĩa của lý luận: đề xuất một cấu trúc đô thị phát triển theo phương kéo dài về
2 phía mà không làm thay đổi khu vực đô thị cũ cũng như các khu vực đô thị mới kéo dài đều có đầy đủ các khu chức năng của một đô thị công nghiệp.
LÝ LUẬN VỀ THÀNH PHỐ CÔNG NGHIỆP
Thành phố công nghiệp của Tony Garnie (1901) ở Pháp đã đưa ra nhiều đề nghị cụ thể, chính xác cho một khái niệm đô thị phù hợp với thời kỳ mới: “Thành phố công nghiệp” Điều cốt lõi ở đồ án này là có khả năng thỏa mãn được nhu cầu của con người trong thời đại công nghiệp hóa, chú ý đến cấu trúc cân đối mới thành phố trên quan điểm kỹ thuật tiến bộ, chú ý đến cái đẹp quần thể, chú ý đến ảnh hưởng của các phương tiện giao thông hiện đại Tony Garnie đã muốn xây dựng một thành phố không có trại lính, không có nhà thờ Thành phố công nghiệp của Tony Garnie gánh vác các chức năng ở, làm việc, nghỉ ngơi, văn hóa và chức năng đi lại Thành phố được dự kiến cho 35.000 dân, được giả tưởng đặt ở phía Tây và phía Nam một thành phố cũ Khu vực ở phía Tây, khu văn hóa thể dục thể thao ở phần giữa, ở vùng biên
BÀI 4: CÁC LÝ LUẬN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI 45 của khu ở đặt các trường kỹ thuật và nghệ thuật, ở vùng Bắc – có cách ly – đặt bệnh viện trung tâm Rải rác trong khu ở có bố trí các trường học phổ thông
Những điểm cách tân mới mẻ nhất có thể tìm thấy trong thành phố công nghiệp của Tony Garnie là: Thành phố được bố cục từ tổng thể đến chi tiết Tổ chức phân vùng chức năng tỉ mỉ Hợp nhóm các xí nghiệp công nghiệp thành một quần thể Chú ý vị trí các nhà máy
Loại bỏ cách bố cục đối xứng trong tổ hợp thành phố Giả thiết đô thị xuất hiện trong một bối cảnh xã hội hoàn toàn mới (không có nhà thờ, nhà tù, cảnh sát v v.) chủ trương bình đẳng xã hội Ảnh hưởng của những quan điểm đã phân tích của Tony Garnie đối với những thời kỳ tiếp theo rất lớn tạo tiền đề cho một lý luận đô thị quan trọng sau này như”thành phố công năng”của Le Corbusier.
CÁC LÝ LUẬN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI
Khái niệm quy hoạch đô thị hiện đại không phải là một khái niệm mới nhưng nếu gán ép cho nó là đã xuất hiện từ quá lâu trong lịch sử thì không chính xác Vậy thì xây dựng đô thị và xây dựng đô thị hiện đại có hai cái mốc thời gian và không gian khác nhau trong lịch sử
4.7.1 Quan điểm QHĐT của trào lưu kiến trúc hiện đại Le
Le Corbusier (Kts Pháp) coi quy hoạch đô thị là một công việc có tầm quan trọng chiến lược văn minh nhân loại Ông phê phán kiểu xây dựng hỗn loạn vô chính phủ hiện tại, muốn thực hiện một cách xây dựng có quy luật, có trật tự, chủ trương xây dựng hàng loạt, xây dựng công nghiệp hóa, đề cao nguyên lý: “Hình học là bản thể, là cái tinh túy của kiến trúc”, “thành phố sẽ chết nếu không có hình học” …
46 BÀI 4: CÁC LÝ LUẬN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI
Hình 4.7: Phương án Voisin của Le Corbusier
Le Corbusier cho rằng sự ra đời của xây dựng đô thị nên tính từ thế kỷ XVII Ông đánh giá cao công lao của nhà vua Pháp Luis XIV và coi đó là “nhà xây dựng đô thị đầu tiên của phương Tây”
Quy hoạch đô thị hiện đại nhìn nhận hoạt động xây dựng đô thị ngoài việc như là một nghệ thuật còn có các nội dung khách quan trọng như vấn đề sử dụng đất đai, vấn đề giao thông, vấn đề vệ sinh, vấn đề nhà ở… Mầm mống của xây dựng đô thị hiện đại tìm thấy khi có những cải cách kỹ thuật, kinh tế và xã hội sâu sắc vào nửa thế sau của thế kỷ XVIII ở Tây Au, thời kỳ gọi là “Cách mạng Công nghiệp” Những cải cách này dẫn đến sự thay đổi cơ sở kinh tế của đô thị và làm phát triển nhanh chóng dân số đô thị
4.7.2 L ý luận Thành phố hoang dã của Frank Lloyd Wright (1935)
Thành phố kiểu phân tán của L Wright ra đời năm
1935 là một biểu hiện của ông về sự chán ngán các đô thị lớn Ông đã mô tả đô thị của mình là một thành phố có hồ, sông, với các nhà ở một căn hộ kiểu phân tán xây dựng trên các khu đất rộng, nằm trong cây và trong hoa, phía tây bắc thành phố có một khu trung tâm với một nhà hành chính, có công viên, sân bãi thể thao, vườn động vật, nhà thủy tạ, v v Có vẻ như quay về với quá khứ nhưng thành phố lại sử dụng các phương tiện giao thông hiện đại, có nhiều đường ôtô rộng nối liền với các sân bay, có các tuyến đường xe lửa trên đó bố trí các nhà ga xinh xắn Phạm vi đi lại cho dịch vụ, công việc làm chỉ trong khoảng 1020 dặm với
Hình 4.8: Thành phố hoang dã (1934-35) của Frank Lloyd Wright
BÀI 4: CÁC LÝ LUẬN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI 47 thời gian tiêu phí trên đường từ 10 đến 40 phút với ô tô riêng, máy bay riêng, máy bay trực thăng… và các phương tiện giao thông công cộng tốc độ nhanh
Tư tưởng của lý luận này đã đóng góp rất nhiều trong các giải pháp QHXD thực tiễn ở nhiều nước khi giải quyết các áp lực cho các thành phố lớn.
LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ THEO ĐƠN VỊ
Đơn vị ở láng giềng của Clarence Perry:
Thiết kế đô thị hiện đại thế giới ngày nay được đặc trưng bằng việc chia đô thị thành các vùng quy hoạch, các khu nhà ở và các tiểu khu nhà ở Đó là một đóng góp quan trọng vào nền văn hóa xây dựng đô thị hiện đại, khai thông một hướng phát triển đô thị hợp lý mới, luận thuyết của Perry thực sự đã gây một chấn động trong dư luận các giới chuyên môn và công chúng
Lý luận Đơn vị láng giềng của C Perry đề xuất (1939) dựa vào mối quan hệ cơ bản nhất của cộng đồng khu vực: chức năng phục vụ giáo dục Quy mô của đơn vị láng giềng được xác định dựa vào lượng dân cư (6000-12000 người) tương đương với lượng học sinh để hình thành trường phổ thông cơ sở Trong cơ cấu của Đơn vị láng giềng, quan điểm của C
Perry về vùng phục vụ khu vực của các công trình trung tâm dịch vụ công cộng là không bền chặt Vì vậy các công trình trung tâm dịch vụ công cộng được đẩy ra biên, giáp ranh với các trục giao thông bên ngoài đơn vị láng giềng Cũng từ đây trong lý thuyết đô thị, các khái niệm: phục vụ tại chỗ và không chỉ phục vụ tại chỗ được hình thành Khái niệm phục vụ tại chỗ là chỉ mối quan hệ vùng phục vụ bền chặt, còn khái niệm không chỉ phục vụ tại chỗ để nói về sự không bền chặt của vùng phục vụ
Những nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức xây dựng đô thị theo đơn vị ở láng giềng như: Đơn vị ở láng giềng được bao quanh bởi những tuyến giao thông chính, bên trong Đơn vị ở láng giềng là đường nội bộ tạo thành mạng lưới nối kết từ các tuyến giao thông bên ngoài vào các khu nhà ở và các công trình phục vụ công cộng khu ở Việc bố trí và sử dụng hợp lý các công trình dịch vụ; trường học đặt gần với lõi
Hình 4.9: đơn vị ở láng giềng của C.Perry
48 BÀI 4: CÁC LÝ LUẬN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI không gian cây xanh, trường học và nhà trẻ nối liền với các đường đi bộ, cách ly hoàn toàn với đường lớn… Các cửa hàng được đặt ở vành ngoài đơn vị ở láng giềng, gần các bến giao thông công cộng
Tại Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Au sau chiến tranh thế giới thứ
II đã phát triển các mô hình ở dạng tiểu khu nhà ở Tiểu khu nhà ở dựa vào nguyên tắc tổ chức của đơn vị ở láng giềng và phát triển thêm một số nguyên tắc, hướng đến sự phục vụ tối ưu nhất điều kiện ở như: giao thông khu vực được tổ chức là các đường cụt, không xuyên qua tiểu khu nhà ở; trong tiểu khu nhà ở chia thêm cấp phục vụ nhóm ở với trung tâm là công trình Mẫu giáoNhà trẻ; nhà ở trong tiểu khu nhà ở chủ yếu là nhà chung cư có khoảng không gian cây xanh và vườn trẻ…
Hình 4.10: Các sơ đồ cấu trúc đô thị tầng bậc với tiểu khu nhà ở là đơn vị cơ sở tại các nước xã hội chủ nghĩa Đông âu và Liên xô cũ
BÀI 4: CÁC LÝ LUẬN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI 49
LÝ LUẬN VỀ”CẤU TRÚC TẦNG BẬC VÀ PHI TẦNG BẬC” … ĐÔ THỊ
TẦNG BẬC” TRONG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
4.9.1 Lý luận về thành phố Harlow F Gibber
Hình 4.11: Thành phố HarlowF Gibber
Mô hình cấu trúc tầng bậc được đề cập đầu tiên trong lý luận thành phố Harlow của kiến trúc sư người Đức F Gibber Thành phố Harlow được tổ chức với một Hệ thống trung tâm phục vụ công cộng theo cấu trúc tầng bậc Bao gồm 1 trung tâm chính, 3 trung tâm khu vực và 15 trung tâm đơn vị ở Trung tâm khu vực có quy mô phục vụ khoảng 20 đến 35 ngàn người, còn trung tâm đơn vị ở có quy mô phục vụ từ
5 đến 12 ngàn người Những trung tâm đơn vị ở đã được xây dựng loại hình thương mại mới: siêu thị nhỏ (supermarket)
Trong lý luận thành phố Harlow, vùng phục vụ của hệ thống trung tâm phục vụ công cộng đô thị được xác định theo quy mô các khu vực đô thị Các trung tâm khu vực có vùng phục vụ được giới hạn bao quanh là ranh giới phân biệt của các đơn vị đô thị Vị trí trung tâm được xác định tại khu vực trung tâm đơn vị đô thị (trung tâm vùng phục vụ) Tương tự, các trung tâm cấp cao hơn đều có vùng phục vụ tương ứng lớn hơn và vị trí tại trung tâm vùng phục vụ đó Trong lý luận này, Gibber cũng đưa ra nguyên tắc: tính bền chặt của vùng phục vụ cấp khu vực và tính tương đối của vùng phục vụ cấp cao hơn Quan niệm về sự bền chặt của vùng phục vụ cấp khu vực
50 BÀI 4: CÁC LÝ LUẬN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI của Gibber chịu sự chi phối của các lý luận đi trước như: Mô hình ở “Công xã”theo kiểu tự cung tự cấp của các nhà Xã hội không tưởng, hay cấu trúc đô thị được chia thành sáu phần bằng nhau theo kiểu quân bình trong lý luận thành phố Vườn của E Howard
Mô hình đô thị trong lý luận Tp Harlow được đề cập không chỉ tổ chức hệ thống trung tâm phục vụ công cộng đô thị theo tầng bậc mà còn đưa ra nguyên tắc tổ chức giao thông đô thị theo các cấp tương ứng với sự phân chia đô thị theo các quy mô phục vụ từ cao đến thấp (đô thịkhu dân cưđơn vị ở)
TỔ CHỨC HỆ THỐNG TẦNG BẬC TRONG ĐÔ THỊ TP HARLOW CỦA F GIBBER
Phân chia quy mô phục vụ
Hệ thống trung tâm phục vụ công cộng Giao thông đô thị
1 Cấp I Đô thị Trung tâm đô thị Đường cao tốc Đường trục chính
2 Cấp II Khu dân cư Trung tâm khu dân cư Đường trục phụ Đường lưu thông khu dân cư
3 Cấp III Đơn vị ở Trung tâm đơn vị ở Đường khu vực Đường tiếp cận
QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
Error! Reference source not found.ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
Quy hoạch chung xây dựng đô thị là việc tổ chức không gian đô thị, tổ chức các hoạt động của con người, các công trình hạ tầng kĩ thuật, công trình hạ tầng xã hội đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành, bảo đảm quốc phòng, an ninh của từng vùng và của quốc gia trong từng thời kì
Từ đó, chúng ta có thể thấy đối tượng của quy hoạch chung xây dựng đô thị bao gồm: Con người và hoạt động của con người trong đô thị; Đất đai đô thị; Không gian đô thị; Hạ tầng xã hội đô thị; Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
Mục tiêu của quy hoạch chung xây dựng đô thị hướng đến:
- Tổ chức môi trường sản xuất đô thị nhằm đảm bảo sự tiện lợi trong hoạt động sản xuất cũng như việc bố trí hợp lí các cơ sở sản xuất này để tạo sự phát triển cân đối giữa các khu vực trong đô thị đẩy mạnh phát triển kinh tế đô thị Qui hoạch môi trường sản xuất đô thị phải chú ý giảm thiểu các tác động xấu của hoạt động sản xuất đối với sinh hoạt của người dân
- Môi trường sống của cư dân đô thị là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng của một đô thị Chính vì thế, qui hoạch xây dựng đô thị phải tạo ra một môi trường sống tốt nhất cho người dân đô thị trên cơ sở các điều kiện tự nhiên hiện có và các thế mạnh, đặc điểm riêng của nền kinh tế, văn hoá, phong tục tập quán của từng đô thị
52 BÀI 5: QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị là công tác nghiên cứu thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị Mục tiêu cơ bản của nó là xác định sự phát triển hợp lí của đô thị trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài về các mặt tổ chức không gian sản xuất, không gian đời sống và không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Việc tổ chức này cần hợp lí trong khai thác sử dụng đất đai, phù hợp với chức năng hoạt động đô thị, đảm bảo tính mỹ quan kiến trúc – xây dựng, đảm bảo tính bền vững sinh thái môi trường
Nhiệm vụ của Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:
- Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và hiện trạng, xác định các cơ sở pháp lý, kinh tế, văn hóa, kỹ thuật
- Xác định tính chất đô thị, các đặc trưng văn hóa, quy mô dân số, đất đai phát triển đô thị
- Định hướng phát triển không gian đô thị, các chỉ tiêu kỹ thuật hạ tầng đô thị
- Quy hoạch xây dựng đợt đầu 5-10 năm
- Xác lập các cơ sở pháp lí để quản lý xây dựng đô thị
- Hình thành cơ sở để lập các đồ án quy hoạch chi tiết
NỘI DUNG QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
Đánh giá các yếu tố tự nhiên, nguồn lực phát triển và thực trạng kinh tế xã hội của đô thị
Trong công tác quy hoạch xây dựng đô thị, một trong những nội dung hàng đầu cần được quan tâm là nghiên cứu về các động lực phát triển của đô thị Các động lực phát triển đô thị có thể phân thành 2 nhóm: nhóm động lực tạo nên bởi yếu tố tự nhiên sẵn có và nhóm động lực được tạo nên do tác động của các hoạt động đầu tư của con người
Nghiên cứu đánh giá các động lực tạo nên bởi các yếu tố tự nhiên sẵn có là nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, các nguồn lực phát triển như: tài nguyên thiên nhiên, vị
BÀI 5: QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 53 trí địa lí thuận lợi trong giao lưu quốc tế, hệ sinh thái động thực vật.v.v Nghiên cứu đánh giá động lực tạo nên do hoạt động đầu tư của con người đòi hỏi người làm qui hoạch phải nghiên cứu các yếu tố sau:
- Nghiên cứu các vấn đề về xã hội học đô thị
- Phân tích hiện trạng và đưa ra các dự báo về quy mô dân số và nhu cầu cũng như khả năng thu hút lao động
- Phân tích hiện trạng đưa ra các dự báo, cân đối về nhu cầu đất xây dựng đô thị trên cơ sở dự báo về phát triển kinh tế – xã hội của đô thị
- Phân tích hiện trạng và đưa ra các dự báo về nhu cầu của hệ thống hạ tầng xã hội đô thị, kiến nghị các giải pháp cân đối cần thiết
- Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển đô thị theo các mục tiêu quy hoạch đề ra
- Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của các giải pháp quy hoạch LUẬN CỨ KINH TẾ
XÃ HỘI Định hướng quy hoạch kinh tế xã hội của đô thị trong từng thời kỳ
Trong bất kì một kế hoạch phát triển kinh tế của đô thị nào cũng đều có quy hoạch kinh tế xã hội trong từng thời kì Những quy hoạch kinh tế xã hội trong từng thời kì này dựa vào các dự báo về sự ảnh hưởng của các biến động kinh tế – xã hội trên thế giới, các nước trong khu vực Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn có thể khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu chính đó là sự phát triển bền vững bình ổn cho đô thị
Những định hướng phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kì này sẽ là cơ sở để chúng ta đưa ra các giải pháp quy hoạch thích hợp cho những giai đoạn ngắn hạn cũng như dài hạn
5.2.2 Xây dựng các tiền đề phát triển đô thị
Mỗi một đô thị có một tính chất riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và thay đổi theo từng thời kì Việc xác định tính chất đô thị hợp lí sẽ đem lại sự phát triển cho đô thị
54 BÀI 5: QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
Cơ sở để xác định tính chất đô thị
- Định hướng phát triển kinh tế xã hội
Phương hướng phát triển kinh tế của nhà nước bao gồm toàn bộ những yêu cầu và chỉ tiêu đặt ra cho từng vùng chức năng trong phạm vi cả nước dựa trên những số liệu điều tra cơ bản và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia nhằm mục đích tạo một sự hài hoà, cân đối của nền kinh tế quốc dân, tận dụng tối đa tiềm năng và sức lao động của cả nước Trong đó tính chất, quy mô, hướng phát triển của đô thị trong vùng đã được xác định và dự báo cụ thể
- Vị trí đô thị trong quy hoạch vùng lãnh thổ
Quy hoạch vùng lãnh thổ xác định mối liên hệ qua lại giữa các đô thị và các vùng lân cận Chính mối quan hệ về kinh tế, sản xuất, văn hoá và xã hội xác định vai trò của đô thị đối với vùng
Trong điều kiện chưa có quy hoạch vùng ổn định thì việc xác định tính chất đô thị phải dựa trên các số liệu điều tra cơ bản về tài nguyên và các điều kiện khác trong khu vực và các vùng lân cận Thông qua đó cần thấy rõ mối quan hệ và nhiệm vụ của đô thị đối với các điểm kinh tế, chính trị khác của vùng Tuỳ theo quy mô, vị trí chức năng của đô thị ở trong vùng để xác định tính chất của nó
- Điều kiện tự nhiên, hiện trạng
Trên cơ sở đánh giá những khả năng về tài nguyên thiên nhiên, địa lí phong cảnh, điều kiện địa hình, có thể xác định những yếu tố thuận lợi nhất ảnh hưởng đến phương hướng hoạt động về mọi mặt của thành phố Thế mạnh của đô thị về điều kiện tự nhiên là một trong những điều kiện cơ bản hình thành và phát triển đô thị
Căn cứ vào đặc điểm tình hình và khả năng phát triển của đô thị, mỗi đô thị có một tính chất riêng phản ảnh vị trí, vai trò và tính chất khai thác ở đô thị đó về các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và môi trường Trên cơ sở đó người ta thường phân thành các loại đô thị có những tính chất riêng, ví dụ: đô thị công nghiệp, đô thị giao thông, đô thị hành chính, đô thị du lịch
Mỗi đô thị ngoài tính chất và chức năng riêng của nó còn có các chức năng, hoạt động khác mang tính chất phụ trợ trong quá trình phát triển đô thị Thực tiễn cho
BÀI 5: QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 55 thấy rằng một thành phố chỉ phát triển tốt, có hiệu quả trong tổ chức, sản xuất và đời sống khi mọi chức năng hoạt động khác được tổ chức hợp lí và phối hợp có hiệu quả với hoạt động chủ yếu của thành phố đó
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ
Đây là công việc có vị trí hết sức quan trọng trong qui hoạch xây dựng phát triển đô thị Nó quyết định hướng đi đúng đắn của đô thị trong cả quá trình phát triển
5.3.1 Những nguyên tắc cơ bản của sơ đồ định hướng phát triển không gian đô thị
Tuân theo quy hoạch vùng Đồ án quy hoạch vùng là đồ án đã cân đối sự phát triển cho cả vùng lãnh thổ Vì vậy, mỗi đô thị khi phát triển đều phải tuân theo quy hoạch vùng Tuy nhiên, quy hoạch tổng thể đô thị phải có những kiến nghị bổ sung sửa đổi các dự báo và phương hướng quy hoạch vùng đã xác định Đặc biệt là trong trường hợp chưa có quy hoạch vùng thì việc định hướng phát triển của quy hoạch tổng thể đô thị phải thông qua quy hoạch liên đới vùng của đô thị đó
Những kiến nghị điều chỉnh không nên vượt quá những giới hạn cho phép quy
Hình 5.2 : Quy hoạch vùng lle-de-
68 BÀI 5: QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ hoạch vùng đã xác định, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thống nhất giữa trong và ngoài đô thị, hài hòa và hỗ trợ cho nhau phát triển
Khai thác triệt để điều kiện tự nhiên, điều kiện hiện trạng
Thiên nhiên là tài sản quý báu sẵn có, vì vậy việc khai thác điều kiện địa hình, khí hậu, môi trường là nhiệm vụ hàng đầu đối với mỗi đô thị
Những đặc trưng của cảnh quan thiên nhiên là cơ sở để hình thành cấu trúc không gian đô thị Các giải pháp quy hoạch, đặc biệt là trong cơ cấu chức năng cần phải tận dụng triệt để các điều kiện tự nhiên nhằm cải thiện nâng cao hiệu quả của cảnh quan môi trường đô thị và hình thành cho đô thị một đặc thù riêng hòa hợp với thiên nhiên ở địa phương đó
Phù hợp với tập quán sinh hoạt Đây là một yếu tố và cũng là một nguyên tắc cơ bản đối với mỗi đồ án quy hoạch xây dựng Con người là đối tượng chính của đô thị Mỗi địa phương, mỗi dân tộc có một cách sống, một tập quán, một quan niệm khác nhau trong quan hệ giao tiếp và trong sinh hoạt Những đặc thù riêng đó là vốn quý của dân tộc, cần được khai thác và kế thừa để tạo cho mỗi đô thị một hình ảnh riêng của dân tộc và địa phương mình Cuộc sống hiện đại đã thay đổi rất nhanh những tập quán của nhiều dân tộc, nhưng nó cũng không thể và không nên quốc tế hoá tất cả mọi đặc trưng riêng của từng dân tộc, từng địa phương
Các nhà xã hội học đô thị cũng đã khẳng định một cách chắc chắn là hình ảnh của một đô thị tương lai, ý niệm về niềm vui hạnh phúc, sự thuận tiện hợp lí dễ dàng trong cuộc sống hàng ngày ở đô thị không
Hình 6.4 : Định hướng quy hoạch không gian vùng TP
BÀI 5: QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 69 thể và không nên giống nhau, bởi vì mỗi dân tộc đều có một phong tục tập quán riêng của họ để họ tôn sùng và gìn giữ Một đô thị được nhiều người ngưỡng mộ, chính là cái đô thị giữ được nhiều sắc thái của dân tộc mình
Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị còn phải hết sức lưu ý đến vấn đề này đặc biệt là trong cơ cấu tổ chức sinh hoạt của các khu ở, khu trung tâm thành phố và các khu đặc trưng khác như các khu vực danh lam thắng cảnh, khu vực lịch sử, khu vực tâm linh tôn giáo v.v
Chúng ta sẽ có lỗi với dân tộc nếu không tập trung tư tưởng và quan điểm để tìm và khai thác những yếu tố truyền thống dân tộc vào trong các đồ án thiết kế xây dựng, trong tổ chức cuộc sống mới luôn luôn phát triển ở đô thị Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến
Quy hoạch tổng thể xây dựng đô thị phải đảm bảo phát huy tốt các mặt về kỹ thuật đô thị, trang thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại Đặc biệt là giao thông đô thị Cần đảm bảo thực hiện các quy chế và chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật xây dựng, phải tuân thủ các đường lối chính sách của Nhà nước và địa phương về xây dựng phát triển đô thị, hiện đại hoá các trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc.v.v Trong thời đại mới, khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh chóng Quy hoạch xây dựng đô thị phải có được những dự phòng thích đáng về kỹ thuật và đất đai, nhằm đáp ứng kịp thời những bến đổi trong quá trình phát triển đô thị
Tính linh hoạt và hiện thực của đồ án
Bất kì một đồ án nào khi thiết kế cũng phải đề cập đến khả năng thực thi của nó trong từng giai đoạn Đồ án quy hoạch xây dựng xác định rất nhiều vấn đề về hướng phát triển tương lai cho đô thị Muốn thực hiện được ý đồ phát triển tốt thì tính cơ động và linh hoạt của đồ án phải rất cao, có nghĩa là trước những hiện tượng đột biến về đầu tư xây dựng hoặc những chủ trương mới của chính quyền về xây dựng đô thị, hướng phát triển cơ bản và lâu dài của đô thị vẫn được đảm bảo
5.3.2 Cơ cấu chức năng đất đai phát triển đô thị Đây là một nhiệm vụ nặng nề mà người thực hiện chính là các kiến trúc sư quy hoạch Đây không chỉ là nghệ thuật bố cục không gian đơn thuần mà là một khoa học
70 BÀI 5: QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ tổng hợp đòi hỏi phải có óc tư duy khoa học, óc tổ chức sáng tạo cao để phối hợp một cách có hiệu quả các hoạt động đồng thời của các thành phần vật chất ở đô thị trong quá trình phát triển
Chọn đất và chọn hướng phát triển đô thị
Chọn đất và hướng phát triển đô thị trước tiên là phải làm sao cho mối quan hệ hữu cơ bên trong và bên ngoài của các khu đất không ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình phát triển Sơ đồ cơ cấu chức năng tổng hợp có tính chất lí thuyết được biểu hiện theo sơ đồ trên
Chọn mô hình phát triển đô thị
PHÂN ĐỢT XÂY DỰNG VÀ QUY HOẠCH ĐỢT ĐẦU
Bất kì một đồ án quy hoạch nào cũng phải có phân chia giai đoạn thực hiện, đặc biệt là giai đoạn đầu tiên
Quy hoạch xây dựng đợt đầu có nhiệm vụ:
1 Khoanh định các khu vực hiện có và mở rộng, phân loại đất theo chức năng sử dụng: nhà ở, công nghiệp, kho bãi, cây xanh, khu du lịch nghỉ ngơi giải trí, các trung tâm công cộng, các cơ sở an ninh quốc phòng, hạ tầng Kỹ thuật và các khu vực khác dự kiến xây dựng trong giai đoạn trước mắt
2 Phân chia các khu vực đặc thù theo tính chất quản lí như khu vực bảo tồn và tôn tạo, khu vực phố cổ, phố cũ, khu phố mới Xác định các chỉ tiêu kĩ thuật, tỉ lệ tầng cao, các hệ số sử dụng đất và định hướng kiến trúc quy hoạch
3 Xác định các yêu cầu và biện pháp cải tạo và xây dựng mới bao gồm: Việc xác định mục tiêu và đối tượng đầu tư, các luận chứng tiền khả thi theo thứ tự ưu tiên và phân kì xây dựng
4 Phân loại mạng lưới đường giao thông đối nội, đối ngoại, các đường khu vực Xác định hướng tuyến chỉ giới đường đỏ, mặt cắt đường và phân kì giai đoạn thực hiện các tuyến trong giai đoạn trước mắt cả bề dài lẫn bề rộng mặt cắt các tuyến đường dự kiến
5 Xác định các vị trí và đầu mối các công trình hạ tầng kĩ thuật được xây dựng trong giai đoạn trước mắt
6 Xác định ranh giới các đơn vị quy hoạch và đơn vị hành chính phường, xã, quận ( hiện có và dự kiến điều chỉnh) Đồ án quy hoạch xây dựng đợt đầu là cơ sở quan trọng để thực hiện ý đồ quy hoạch xây dựng đô thị và phải được nghiên cứu, thông qua cấp có thẩm quyền một cách chi tiết
76 BÀI 5: QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
Một đồ án quy hoạch xây dựng bao giờ cũng kèm theo điều lệ quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch Trong đó điều lệ quản lý xây dựng thông thường bao gồm các nội dung sau:
- Xác định ranh giới, diện tích khu đất thiết kế
- Xác định ranh giới, diện tích, tính chất các khu chức năng như: công nghiệp, khu ở, công trình công cộng, công viên, vườn hoa, công trình đặc biệt, công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật
- Các yêu cầu về quy hoạch kiến trúc: mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao tối đa, tầng cao trung bình, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, cốt xây dựng nền và tầng một công trình, hình thức và bộ mặt kiến trúc, màu sắc công trình, cây xanh sân vườn, hình thức tường rào, vật liệu xây dựng
- Xác định các loại hình nhà ở ( chung cư, biệt thự, nhà liên kế )
- Xác định số người, tiêu chuẩn diện tích đất diện tích sàn cho mỗi người đối với từng lô đất, từng công trình
- Các yêu cầu đối với công trình đầu mối và tuyến hạ tầng kỹ thuật: diện tích, chức năng, khoảng cách ly, các yêu cầu về khai thác sử dụng, bộ mặt kiến trúc
- Quy định về bảo tồn, tôn tạo, chỉnh trang các công trình kiến trúc, di tích lịch sử – văn hoá
- Các yêu cầu đối với khu đất dự trữ: đặc điểm tự nhiên, các yêu cầu trong khai thác sử dụng xây dựng trong các giai đoạn
- Các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái
- Các điều khoản thi hành.
QUY HOẠCH HỆ THỐNG GIAO THÔNG VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
QUY HOẠCH HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
6.1.1 Khái niệm về giao thông đô thị – phân loại:
Hệ thống giao thông là hệ thống quan trọng nhất trong các loại hạ tầng kỹ thuật đô thị, nó đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hoá từ nơi này đến nơi khác trong đô thị hoặc vận chuyển hành khách và hàng hoá từ đô thị đi các nơi khác
Hệ thống giao thông có vai trò trong việc việc hành bộ khung chính cấu trúc đô thị và có vai trò định hướng cho các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác Trong cấu trúc đô thị, hệ thống giao thông giữa vai trò liên kết các khu vực chức năng và tạo thành một hành lang kỹ thuật mà trên đó bố trí hầu hết các công trình của hệ thống kỹ thuật hạ tầng khác
Giao thông đối nội – giao thông đối ngoại
Giao thông đối ngoại bao gồm mối liên hệ giữa đô thị với bên ngoài như: với các đô thị khác, với các khu công nghiệp tập trung, khu nghỉ ngơi giải trí Giao thông đối ngoại bao gồm: Giao thông đường thuỷ, giao thông đường sắt, giao thông đường bộ và giao thông đường hàng không
Giao thông đối nội là giao thông bên trong đô thị, nó có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thông giao thông đối ngoại qua các nhà ga, bến cảng, bến xe, các đầu mối giao thông ở các đường vào đô thị Theo điều kiện địa hình, kinh tế, cấu trúc đô thị mà từng loại hình giao thông đô thị có thể phát triển không đều nhau Trong đô thị cũng có đầy đủ các loại giao thông như là: Giao thông đường thuỷ, giao thông đường
78 BÀI 6: QUY HOẠCH HỆ THỐNG GIAO THÔNG VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ sắt:tàu điện ngầm, mặt đất, trên cao nhưng đa phần là phát triển mạnh về giao thông đường phố
6.1.2 Cấu trúc mạng lưới giao thông và cấu trúc đô thị
Trong cấu trúc đô thị, hệ thống giao thông giữ vai trò làm khung chính gắn kết các khu vực chức năng đảm bảo một cấu trúc đô thị chặt chẽ Hệ thống giao thông tạo mối quan hệ giữa các khu vực trong đô thị và mối liên hệ giữa đô thị với bên ngoài
Hệ thống giao thông trong cấu trúc đô thị có những đặc điểm sau:
- Đây là mối quan hệ giữa các thành phần của đô thị thông qua việc giải quyết các nhu cầu sử dụng trong đô thị Đây cũng chính là yếu tố góp phần xác định quy mô hợp lý của các thành phần chức năng đô thị
- Định hướng phát triển hệ thống giao thông cũng góp phần trong việc xác định chính xác cấu trúc đô thị Hệ thống giao thông là bộ khung căn bản để xác định vị trí của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, vị trí các nguồn cung cấp hạ tầng: điện, nước, trạm xử lý chất thãi, bãi rác …
- Dựa trên hệ thống giao thông đô thị, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác như cấp điện, cấp thoát nước… sẽ được triển khai tổ chức theo các định hướng phát triển của đô thị nhằm đảm bảo sự vận hành và phát triển của các khu vực chức năng trong cấu trúc đô thị
Các dạng mạng lưới giao thông đô thị trong cấu trúc đô thị
- Dạng mạng lưới ô cờ – ô cờ có đường chéo
Dạng ô cờ và ô cờ có đường chéo thường có tính đơn giản sẽ thích hợp với các cấu trúc đô thị nhỏ hoặc các khu vực chức năng trong đô thị Lúc này tính định hướng giao thông không cao nhưng khả năng phân tán dòng người dễ dàng Khả năng di chuyển không nhanh nhưng ít có nguy cơ bị ách tắc giao thông Một số đô thị lớn ( đặc biệt ở Mỹ ) sử dụng dạng này với sự kết hợp các tuyến đường chéo có năng lực vận chuyển rất lớn
BÀI 6: QUY HOẠCH HỆ THỐNG GIAO THÔNG VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ 79
Hình 6.1: Sơ đồ mạng lưới ô cờ và ô cờ có đường chéo
Dạng đường ô cờ và ô cờ có đương chéo thường được tổ chức trong các khu vực chức năng, các loại đường khu vực và nội bộ thường được tồ chức theo dạng này
- Dạng mạng lưới hướng tâm và hướng tâm có đường bao
Dạng mạng lưới đường hướng tâm và hướng tâm có đường bao là những dạng mạng lưới đường phù hợp với các cấu trúc đô thị có trung tâm tập trung và các trục đường chính đô thị đảm nhận nhiệm vụ phân chia các khu vực chức năng đô thị Các đô thị trung bình không lớn lắm có vai trò liên kết với các khu vực trong vùng thường có dạng mạng lưới đường dạng này
Hình 6.2: Sơ đồ mạng lưới hướng tâm và hướng tâm có đường bao (vành đai)
Dạng mạng lưới tự do
Dạng mạng lưới tự do phù hợp với cấu trúc đô thị có trung tâm phân tán, tuy vậy vẫn phải đảm bảo các nhu cầu giao thông nhanh, giao thông tiếp cận vào các khu vực
- Dạng mạng lưới hỗn hợp
Các đô thị lớn, cực lớn, các đô thị là trung tâm của một vùng rộng lớn thường có cấu trúc đô thị đa trung tâm, và vì vậy mà mạng lưới đường cũng phải có cấu trúc theo dạng hỗn hợp Mạng lưới tổng hợp thường sẽ bao gồm tất cả các dạng mạng lưới khác nhau tạo thành một mạng lưới tổng hợp
80 BÀI 6: QUY HOẠCH HỆ THỐNG GIAO THÔNG VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
Hình 6.3: Mạng lưới đường hướng tâm có vành đai, kết hợp với các mạng lưới ô cờ trong các khu chức năng Cấu trúc giao thông và phân bố các chức năng đô thị
QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
6.2.1 Khái niệm về hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của một đô thị là tập hợp những mạng lưới công trình kỹ thuật phục vụ trực tiếp nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống đô thị Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng đô thị
Trong đô thị, hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị đảm bảo cung cấp các nhu cầu đi lại của người dân, nhu cầu vận tải hàng hoá, cung cấp năng lượng cho đô thị, cung cấp các dịch vụ nước sạch và thoát nước bẩn… Vai trò của hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị rất lớn, đây là yếu tố quan trọng duy trì sự tồn tại và đảm bảo sự phát triển đô thị
Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đòi hỏi những chi phí rất lớn, do vậy luôn có mâu thuẫn rất lớn giữa việc phát triển đô thị nói chung và sự đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị luôn được xem là một trong những vấn đề quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của đô thị nói riêng và cả quốc gia nói chung
6.2.2 Thành phần của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
Bản chất của hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm hai thành phần chính:
Mạng lưới các công trình kỹ thuật ( Network)
Là tập hợp tất cả các công trình phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ hạ tầng kỹ thuật: hệ thống cấp điện có đường dây, trạm biến áp, nhà máy thuỷ điện… Hệ thống cấp nước có đường ống, trạm bơm, hệ thống giao thông các tuyến đường, bến bãi, nhà ga …
Nhu cầu sử dụng hạ tầng (Demand)
Thành phần quan trọng nhất của các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị không phải là các công trình kỹ thuật mà là nhu cầu sử dụng hạ tầng trong các công trình kỹ thuật mà đặc trưng là đối tượng của các hệ thống hạ tầng Các đối tượng hạ tầng luôn phản ánh nhu cầu sử dụng của đô thị đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị Chính
98 BÀI 6: QUY HOẠCH HỆ THỐNG GIAO THÔNG VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ vì vậy, nhu cầu sử dụng hạ tầng là yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc thiết lập và quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
6.2.3 Phân loại hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị là những hệ thống đồng bộ và hoàn chỉnh được thiết lập phù hợp với quy hoạch phân bố cơ cấu đô thị Bao gồm:
Hệ thống giao thông là hệ thống quan trọng nhất trong các loại hạ tầng kỹ thuật đô thị, nó đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hoá từ nơi này đến nơi khác trong đô thị hoặc vận chuyển hành khách và hàng hoá từ đô thị đi các nơi khác
Là hệ thống các công trình, thiết bị và các giải pháp kỹ thuật nhằm thực hiện nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và chuyên dùng, đảm bảo các điều kiện kinh tế kỹ thuật và vệ sinh môi trường
Là hệ thống các công trình, thiết bị và các giải pháp kỹ thuật nhằm thực hiện nhiệm vụ dẫn xả mọi loại nước thải và nước mặt vào nguồn, đảm bảo các điều kiện kinh tế kỹ thuật và vệ sinh môi trường
Hệ thống thu gom và xử lý chất thải môi trường
Gồm các công trình làm nhiệm vụ hạn chế ô nhiễm môi trường của các loại chất thải rắn, khí, tiếng ồn … do các nguyên nhân chính như:
Hệ thống cung cấp năng lượng
Nguồn năng lượng trong đô thị tồn tại dưới dạng năng lượng thứ cấp (đã qua quá trình biến đổi) như nhiên liệu, khí đốt, than đá than gầy, điện năng Trong đó điện năng đóng vai trò quan trọng trong đô thị Hệ thống cung cấp điện cho đô thị bao
BÀI 6: QUY HOẠCH HỆ THỐNG GIAO THÔNG VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ 99 gồm: các khâu phát điện, truyền tải, phân phối, cung cấp tới các hộ tiêu thụ và sử dụng điện
Hệ thống thông tin liên lạc
Là tập hợp các phương tiện kỹ thuật cần thiết để tạo “đường nối thông tin” giữa hai điểm nào đó với độ trung thực và tin cậy tối đa với giá thành phải chăng, được phân biệt dựa theo:
Loại tin tức truyền đi (phát thanh, truyền hình, điện thoại …)
Số lượng thiết bị đầu cuối tham dự vào thông tin
Các chế độ thông tin
Những hệ thống này được thiết lập và tổ chức nhằm đảm bảo việc phục vụ đô thị, góp phần đảm bảo các hoạt động của đô thị Các hệ thống đảm bảo tính đồng bộ, đảm bảo sự vận hành và công tác quản lý hệ thống một cách hiệu quả
6.2.4 Công tác kỹ thuật hạ tầng đô thị
Công tác kỹ thuật hạ tầng là những công tác cần thực hiện trong quá trình tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, trong quá trình đầu tư xây dựng và phát triển đô thị: bao gồm từ công tác chọn đất xây dựng đô thị, các công tác tổ chức thiết lập và quản lý hệ thống kỹ thuật… Một số công tác kỹ thuật hạ tầng đô thị tiêu biểu:
Công tác chọn và chuẩn bị đất xây dựng đô thị
Công tác quy hoạch chiều cao
Công tác quy hoạch, thiết kế, thi công các loại hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Công tác quản lý các hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Công tác đầu tư và khai thác các dịch vụ hạ tầng
6.2.5 Vai trò của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đối với đô thị
Vai trò đối với kinh tế xã hội
Về văn hoá xã hội
100 BÀI 6: QUY HOẠCH HỆ THỐNG GIAO THÔNG VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
QUY HOẠCH KHU Ở TRONG ĐÔ THỊ
KHÁI NIỆM VỀ KHU Ở ĐÔ THỊ
7.1.1 Khu ở trong đô thị Đất ở là một trong 4 lọai đất chính của đất dân dụng đô thị, là khu chức năng chính chiếm diện tích lớn nhất trong khu dân dụng đô thị Tùy thuộc vào loại đô thị, đất ở có thể được phân ra các cấp sau (theo điều 5TCVN 4449:1987):
- Đô thị loại rất lớn: có tiểu khu (hoặc đơn vị ở), khu nhà ở, khu thành phố
- Đô thị loại lớn: có tiểu khu (hoặc đơn vị ở), khu nhà ở, khu thành phố
- Đô thị loại trung bình: có tiểu khu (hoặc đơn vị ở), có thể có khu nhà ở
- Đô thị loại nhỏ: có tiểu khu (hoặc đơn vị ở)
- Thị trấn có các nhóm nhà
Khu ở bao gồm một số tiểu khu (hoặc đơn vị ở) và các công trình phục vụ công cộng cấp II (cấp định kỳ), khu cây xanh nghỉ ngơi và hệ thống kỹ thụật phục vụ nhu cầu sinh họat định kỳ ngắn ngày cho người dân trong khu nhà ở đó Giới hạn của khu ở thường là các đường giao thông chính đô thị và các ranh giới tự nhiên như sông hồ, kênh rạch… Quy mô diện tích khu ở được xác định theo tầng cao nhà ở (theo bảng 12TCVN 4449:1987)
Giới hạn Tầng cao Diện tích (ha)
(người) 1 2 đến 3 4 đến 5 6 đến 8 9đến 12
106 BÀI 7: QUY HOẠCH KHU Ở TRONG ĐÔ THỊ
Khu ở có thể phân thành 2 loại: khu ở cũ và khu ở mới
7.1.2 Ranh phục vụ và ranh hành chính
Trong lý luận thành phố Harlow, khu ở được hình thành trên cơ sở các đơn vị đô thị Các đơn vị đô thị này tuỳ theo qui mô mà bao gồm 1 hay nhiều đơn vị ở, được định hình lan tỏa theo diện rộng có diện tích trùng khớp với vùng phục vụ của các trung tâm khu vực Các đơn vị đô thị được hình thành bên trong ranh giới vùng phục vụ của hệ thống trung tâm phục vụ công cộng đô thị Trong khi đó, lý luận Đơn vị láng giềng của C Perry đề xuất (1939) dựa vào mối quan hệ cơ bản nhất của cộng đồng khu vực: chức năng phục vụ giáo dục
Ranh hành chính có tính chất quản lý con người và lãnh thổ, dùng để phân định ranh giới về mặt chính quyền và chức năng quản lý hành chính Do vậy việc phân cấp đất ở theo lọai đô thị, cụ thể là các khu ở, các đơn vị ở, nhóm ở …nên tính toán sao cho tương ứng với một đơn vị hành chính các cấp như quận, phường, khu phố, …Tùy thuộc vào quy mô dân số và lọai đô thị, cần tổ chức các cấp của Đất ở theo ranh hành chánh để có thể thuận lợi trong việc xây dựng các công trình công cộng phục vụ theo các cấp Hợp nhất ranh hành chánh và ranh qui hoạch để dễ quản 1ý về qui hoạch và về mặt chính quyền đối với người dân đô thị.
VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG CỦA KHU Ở TRONG ĐÔ THỊ
Khu ở là một đơn vị quy họach cơ bản đối với các đô thị lớn và cực lớn Khu ở có thể nằm xen cài hoặc có thể nằm tách biệt với các khu chức năng khác của đô thị Việc tổ chức hợp lý khu ở có ý nghĩa quyết định đến chất lượng sống của người dân trong đô thị, đến môi trường và cảnh quan đô thị
Các nguyên tắc tổ chức khu ở trong đô thị:
- Phù hợp định hướng phát triển mở rộng thành phố bảo đảm phát triển bền vững
- Bảo đảm thời gian đi lại giữa nơi ở và nơi làm việc
BÀI 7: QUY HOẠCH KHU Ở TRONG ĐÔ THỊ 107
- Bảo đảm không bị ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn nguồn nước bởi các khu chức năng khác: khu công nghiệp, khu nghĩa trang, bến bãi, kho tàng, giao thông chính, giao thông đối ngoại…
- Xung quanh các khu trung tâm khu vực, bảo đảm bán kính đi lại là nhỏ nhất
- Tiếp cận với các khu đất trung tâm, cây xanh cuả đô thị
- Phù hợp với các hướng mở rộng trong tương lai cuả đô thị
- Tiếp cận dễ dàng nhưng không bị gây ảnh hưởng xấu về môi trường đối với các vị trí lân cận khu công nghiệp, trục giao thông chính…
- Cách li tuyệt đối đối với các nguốn gây ô nhiễm: như nghĩa trang, bãi rác, các khu đất gây ô nhiễm khác, v.v.v
7.2.2 Chức năng của khu ở trong đô thị
Trong bất cứ khu ở đô thị nào cũng có các chức năng chính sau:
Nơi ở chủ yếu là nơi con người sinh hoạt trong gia đình ngoài gìơ lao động Ngòai việc sinh họat trong gia đình, người dân đô thị cũng cần có mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng khu vực Bên cạnh đó, vấn đề hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật là là những vấn đề lớn quyết định đến chất lượng sống của người dân trong khu ở
Phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi và tái tạo sức lao động:
Nghỉ ngơi giải trí là một chức năng quan trọng của đô thị nói chung và khu ở nói riêng Theo quỹ thời gian nghỉ ngơi giải trí, hoạt động nghỉ được chia làm 3 mức khác nhau: nghỉ hàng ngày, nghỉ hàng tuần và nghỉ ngơi – giải trí ở xa nơi ở, xa đô thị cư trú, ở những nơi có các địa hình lịch sử,danh lam thắng cảnh v v
Với quy mô của khu ở, đơn vị ở, nhu cầu nghỉ ngơi của người dân chỉ ở mức hàng ngày Vì vậy, cần phải tổ chức các công trình công cộng phục vụ nhu cầu nghỉ hàng ngày như các công viên, vườn hoa, câu lạc bộ sinh họat cho các lứa tuổi… nhằm tạo điều kiện cho người dân được tái tạo sức lao động sau một ngày làm việc và học tập
108 BÀI 7: QUY HOẠCH KHU Ở TRONG ĐÔ THỊ
7.2.3 Các thành phần đất đai khu ở đô thị Đất xây dựng đơn vị ở:
Khu ở bao gồm một số đơn vị ở (hoặc tiểu khu nhà ở) Tùy theo quy mô dân số Khu ở có thể có từ 35 đơn vị ở Các đơn vị ở này được bố trí xung quanh khu trung tâm của Khu ở nhằm đảm bảo bán kính phụcvụ của các công trình phục vụ công cộng Đất trung tâm phục vụ trong khu ở: Đất trung tâm trong đơn vị ở là đất để xây dựng các công trình phục vụ công cộng phục vụ định kỳ cho người dân trong khu ở Đất trung tâm phục vụ có thể phân thành các lọai sau: Đất thương mại dịch vụ: Là đất xây dựng các công trình thương mại dịch vụ phục vụ nhu cầu mua sắm và sử dụng dịch vụ định kỳ của người dân (thường là hàng tuần) như: cửa hàng bách hóa, kim khí điện máy, siêu thị….hoặc các dịch vụ như tài chánh ngân hàng, bưu điện, thông tin liên lạc….Đất thương mại dịch vụ thường được bố trí dọc theo các trục giao thông chính của đô thị để tăng hiệu suất sử dụng, đồng thời tạo bộ mặt họat động sầm uất và nhộn nhịp cho Khu ở đó Đất hành chánh: Là đất xây dựng các công trình hành chánh như Ủy ban nhân dân các cấp Phường, Quận (phụ thuộc vào sự phân cấp Đất ở theo loại đô thị) và một số các công trình hành chánh khác như trụ sở công an, các phòng ban theo quy định về quản lý hành chánh Đất hành chánh thường được bố trí tại nơi yên tĩnh, trang nghiêm, thuận tiện cho vấn đề đi lại của người dân Đất giáo dục: Ngoài các trường tiểu học được bố trí trong đơn vị ở, trong khu ở, tùy thuộc vào quy mô dân số cụ thể, có thể bố trí 12 trường cấp 2, và 1 trường cấp 3 để phục vụ cho nhu cầu về giáo dục của người dân Đất giáo dục thường được bố trí tại nơi yên tĩnh, gần các khu thể duc thể thao của khu ở để học sinh có thể sử dụng Ngòai ra, đất giáo dục cần được bố trí thuận lợi về mặt giao thông, nhất là giao thông đi bộ và đi xe đạp để học sinh có thể an tòan đến trường Đất văn hóa: Là nơi bố trí Nhà văn hóa Phường hoặc Quận để phục vụ các nhu cầu sinh họat văn hóa của người dân Ngòai ra, còn có thể bố trí các công trình văn hóa quy mô nhỏ như: thư viện, hội trường đa năng, các lớp học năng khiếu… để phục vụ
BÀI 7: QUY HOẠCH KHU Ở TRONG ĐÔ THỊ 109 nhu cầu sinh họat văn hóa hàng tuần (định kỳ) cho các lứa tuổi Nhà văn hóa có thể bố trí gần khu công viên cây xanh của khu ở Đất y tế: Là đất xây dựng trạm y tế Phường hoặc Quận Là nơi sơ cấp cứu và khám chữa bệnh cho người dân trong khu ở Đất y tế thường được bố trí tại các nơi yên tĩnh, nhưng phải thuận lợi về mặt giao thông cơ giới để có thể dễ dàng chuyển bệnh nhân lên tuyến trên Đất cây xanh trong khu ở
Là đất để xây dựng công viên và các sận bãi TDTT, các nhà luyện tập để phục vụ nhu cầu sưc khỏe người dân trong khu ở Quy mô và chức năng của các công trình này lớn hơn so với đơn vị ở Khu cây xanh thường được bố trí tại trung tâm của Khu ở, tiếp cận với các đơn vị ở nhằm đảm bảo bán kính phục vụ cho các Đơn vị ở Đất giao thông trong khu ở
Khu ở thường được giới hạn bởi hệ thống giao thông chính của Đô thị hoặc các điều kiện tự nhiên như sông rạch… Trong khu chức năng trong khu ở, được liên hệ với nhau bằng hệ thống giao thông nội bộ Hệ thống giao thông này có thể là các tuyến đường giao thông phụ của đô thị, có các chức năng sau:
Phân chia ranh giới giữa các đơn vị ở với nhau, giữa đơn vị ở và trung tâm khu ở
Là tuyến liên kết các đơn vị ở và trung tâm khu ở
Là các tuyến giao thông dẫn ra các trục đường chính của Đô thị.
ĐƠN VỊ Ở ĐÔ THỊ
Khái niệm Đơn vị ở được xem là đơn vị quy hoạch cơ bản trong khu nhà ở của đô thị, có quy mô diện tích và quy mô dân số nhất định, là nơi cung cấp các dịch vụ hàng ngày cho người dân đô thị mà trong đó, trừơng tiểu học là hạt nhân Đơn vị ở được xác định bởi ranh giới là hệ thống giao thông đô thị xung quanh Để đảm bảo an tòan cho mọi người dân sống trong đơn vị ở, nhất là người gia và trẻ em, giao thông cơ giới của đô thị không được cắt ngang đơn vị ở
110 BÀI 7: QUY HOẠCH KHU Ở TRONG ĐÔ THỊ Đơn vị ở, như tên gọi của nó, là tế bào tạo nên khu ở của đô thị Vì vậy, nó có những hoạt động độc lập, nhưng vẫn có sự liên kết chặt chẽ với các đơn vị ở khác trong khu ở, và các khu chức năng khác của đô thị
Hình 7.1: Quy hoạch đơn vị ở
- Giới hạn về diện tích khu đất trong đơn vị ở có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của đơn vị ở Cơ sở để xác định quy mô diện tích của đơn vị ở là khỏang cách đi bộ từ nhà ở đến công trình công cộng tối đa là 15 phút, tương đương với khỏang cách vật lý khỏang 400 500m
- Giới hạn về diện tích sẽ giúp cho mọi người dân trong đơn vị ở,nhất là hai đối tượng người già và trẻ em, bằng phương tiện xe đạp hoặc đi bộ, có thể tiếp cận các công trình công cộng phục vụ thường kỳ một cách thuận tiện, nhanh chóng, an tòan
- Giới hạn về diện tích sẽ định ra không gian vật lý của đơn vị ở, hình thành ranh giới của đơn vị ở bằng hệ thống giao thông cơ giới của đô thị Giới hạn này sẽ góp phần tạo nên cảm giác “ độc lập” cho cộng đồng dân cư sống trong cùng một đơn vị ở, hình thành mối quan hệ láng giềng và sự gắn bó trong mối quan hệ xã hội Đây là điều mà các nhà xã hội học cảnh báo cuộc sống hiện đại đã làm rạn nứt các mối quan hệ láng giềng trong một cộng đồng dân cư
BÀI 7: QUY HOẠCH KHU Ở TRONG ĐÔ THỊ 111
- Mặt khác, theo A Christopher nghiên cứu về tâm lý và cảm nhận không gian đô thị, thì hầu hết cư dân thành phố chỉ thực sự biết rõ và thông thạo về khu vực họ sinh sống trong giới hạn chừng 23 ô phố và không quá 7 ô phố xung quanh nhà (tương đương 500600m) Điều này chứng tỏ giới hạn về diện tích của đơn vị ở ảnh hưởng đến sự gắn bó của cộng đồng dân cư khu vực, và góp phần củng cố các mối quan hệ xã hội trong cộng đồng
- Đơn vị ở, như khái niệm ban đầu, là một cộng đồng dân cư sống trong một không gian vật lý nhất định, với hệ thống công trình công cộng phục vụ cấp thường kỳ Trong đó, quy mô hợp lý của trường tiểu học là yếu tố quyết định trong vấn đề tính tóan quy mô dân số
- Trong mô hình “ Đơn vị ở láng giềng” của Clarence Perry, trường tiểu học có quy mô 1000 học sinh, tương đương với 5.0006.000 dân Mô hình đơn vị ở của BN.L.Englehart đưa ra cơ sở cần thiết để mở một trường tiểu học là 600800 học sinh, tương đương với dân số từ 5.0007.000 người
- Số học sinh được tính cho 1.000 thường thay đổi theo sự phát triển của xã hội và theo cơ cấu dân số đô thị Quy mô hợp lý của trường tiểu học cũng thay đổi theo từng thời kỳ Vì vậy, quy mô dân số hợp lý của một đơn vị ở cũng thay đổi theo tình hình xã hội của từng đô thị trong từng thời kỳ
- Mặt khác, về mặt xã hội học, A Christopher cho rằng quy mô dân số của một cộng đồng có đời sống chính trị và xã hội gắn bó sẽ là từ 5.000-10.000 người
Quy mô hợp lý của đơn vị ở
- Từ sự phân tích về quy mô diện tích và quy mô dân số như trên, vấn đề quy mô hợp lý của đơn vị ở được xem như là tổng hợp 2 điều kiện trên
- Với bán kính phục vụ tối đa của một đơn vị ở là 500m, ước tính diện tích tối đa của đơn vị ở là 78 ha
- Với quy mô hợp lý của 1 trường tiểu học khỏang 1.000 học sinh (tương đương với
25 lớp), theo TCVN 4449:1987, số học sinh đi học cho 1.000 dân từ 100-125, thì dân số của một đơn vị ở là từ 8.000-10.000 dân
112 BÀI 7: QUY HOẠCH KHU Ở TRONG ĐÔ THỊ
Theo TCVN 4449: 1987, quy mô dân số và diện tích tiểu khu được xác định theo tầng cao theo bảng sau:
Giới hạn Tầng cao Diện tích (ha)
1 2 đến 3 4 đến 5 6 đến 8 9 đến 12 Nhỏ nhất
Tổng hợp các điều kiện trên, ta có quy mô hợp lý của đơn vị ở là:
Về quy mô diện tích: 20-30 ha
Về quy mô dân số: 5.000-10.000 dân
Các khu chức năng và nguyên tắc tổ chức cơ cấu ĐVƠ
Các thành phần đất đai trong đơn vị ở:
Trong đơn vị ở, các thành phần đất đai có thể chia làm 4 loại như sau: Đất ở: Bao gồm đất xây dưng các công trình nhà ở, đường nội bộ trong cụm nhà, nhóm nhà có lộ giới nhỏ hơn 12 m, sân vườn trong nội bộ nhóm nhà Đất công trình công cộng: Là đất xây dựng các công trình công cộng về thương mại, dịch vụ, y tế, văn hoá, giáo dục, hành chánh phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của người dân trong đơn vị ở Đất cây xanhTDTT: Bao gồm đất cây xanh và các sân tập thể thao để phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của người dân trong đơn vị ở Ngoài mảng xanh tập trung ở trung tâm đơn vị ở, đất cây xanh còn được tính trên các tuyến đường nội bộ của đơn vị ở, và các trục cảnh quan liên kết các cụm, nhóm nhà Đất giao thông: Đất xây dựng hệ thống giao thông nội bộ trong đơn vị ở, có lộ giới lớn hơn 12 m, ngoài ra còn có các bãi xe của các nhóm nhà và các công trình công cộng
BÀI 7: QUY HOẠCH KHU Ở TRONG ĐÔ THỊ 113
Cách phân chia rõ ràng các loại đất các loại đất như trên thường được sử dụng để tính toán, đối chiếu với các quy chuẩn hiện hành Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, có một số công trình có chức năng hỗn hợp xây dựng trên cùng một lô đất (thông thường là chức năng ở và thương mại – dịch vụ), việc tính toán theo chỉ tiêu cụ thể như trên sẽ gặp khó khăn
Bảng 7.3: Bảng cân bằng đất đai trong đơn vị ở
STT THÀNH PHẦN ĐẤT ĐAI CHỈ TIÊU m2/người
02 Đất công trình công cộng 35
Các khu chức năng trong cơ cấu sử dụng đất của đơn vị ở:
Các nhóm ở Đây là đất chủ yếu để xây dựng các loại nhà ở, có quy mô diện tích từ 57 ha, quy mô dân số khoảng 2.0003.000 dân ở Mỗi nhóm ở có trung tâm phục vụ công cộng chính là trường mẫu giáo, với bán kính phục vụ từ 100 đến 200 m
Khu trung tâm: có thể phân thành 2 khu vực chính bao gồm
Trung tâm động: là nơi bố trí các công trình thương nghiệp dịch vu phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân trong đơn vị ở Ngoài việc phục vụ cho nhu cầu của người dân trong trong đơn vị ở, cáccông trình này cũng cần phục vụ cho khách vãng lai khi đi ngang qua đơn vị ở Vì vậy, nó cần được bố trí dọc các trục giao thông đô thị của đơn vị ở
Là nơi bố trí các công trình giáo dục, y tế, văn hóa … kết hợp với khu cây xanh của đơn vị ở
Bán kính phục vụ của khu trung tâm là 400500m
114 BÀI 7: QUY HOẠCH KHU Ở TRONG ĐÔ THỊ
Hệ thống giao thông nội bộ
QUY HOẠCH KHU TRUNG TÂM ĐÔ THỊ VÀ HỆ THỐNG … ĐÔ THỊ
KHÁI QUÁT VỀ KHU TRUNG TÂM VÀ HỆ THỐNG TRUNG TÂM … ĐÔ THỊ
TRUNG TÂM DỊCH VỤ CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ
8.1.1 Khái quát Định nghĩa hệ thống trung tâm dịch vụ công cộng
Cụm từ “city center, downtown” là chỉ khu vực trung tâm hạt nhân của đô thị, thường được gọi tắt là khu trung tâm đô thị, được hiểu rất nhập nhằng trong tiếng Việt Khu trung tâm đô thị vừa có nghĩa là khu vực trung tâm, lõi của đô thị (downtown) lại vừa có thể hiểu là khu trung tâm phục vụ công cộng đô thị hay khu TTPVCC đô thị (CBD) Ngay trong tiếng Anh, cụm từ CBD (central business district) cũng được dùng theo những nghĩa khác nhau tại nhiều tài liệu của nhiều nước CBD vừa có nghĩa là khu vực trung tâm tài chính thương mại dịch vụ tập trung của đô thị lớn và cực lớn, là một trong những loại hình TTPVCC đô thị hiện đại đóng vai trò quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội và không gian đô thị, CBD cũng được hiểu theo nghĩa rộng là khu chức năng phục vụ công cộng đô thị, trong đó chức năng TMDV là chính, khi bàn về hệ thống trung tâm phục vụ công cộng đô thị
Khái niệm “khu Trung tâm đô thị” có tính chất chỉ vị trí khu đất trung tâm đô thị, nơi kết thừa các di tích lịch sử hình thành đô thị, nơi có mật độ xây dựng tập trung cao về nhà ở có trang thiết bị hiện đại với các công trình công cộng về hành chính,
136 BÀI 8: QUY HOẠCH KHU TRUNG TÂM ĐÔ THỊ VÀ HỆ THỐNG TRUNG TÂM PHỤC VỤ CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ văn hóa, thương mại, dịch vụ công cộng, v.v… Còn khái niệm về “Trung tâm dịch vụ công cộng đô thị” có ý nghĩa hẹp hơn, nhằm chỉ khu đất trung tâm đô thị dành cho việc xây dựng các công trình phục vụ công cộng về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, thương mại và đặc biệt là hành chính, nơi tập trung các cơ quan đầu não của thành phố, quốc gia hay quốc tế Đặc điểm cơ bản của khu Trung tâm đô thị là nơi buôn bán luôn luôn có không khí tấp nập, nhộn nhịp do tập trung nhiều chức năng và hệ thống chức năng phục vụ công cộng của đô thị về hầu hết các mặt Ở đây không những chỉ xây dựng các công trình mang tính chất hành chính của thành phố, các công trình văn hóa, giáo dục, các công trình khoa học và các trụ sở gia dịch, ngân hàng, các cửa hàng dịch vụ thương mại khách sạn du lịch, v.v… mà còn có cả các công trình nhà ở cũ và mới xây dựng cùng với hệ thống cây xanh cảnh quan đô thị tạo nên một không khí đô thị, thậm chí hoạt động liên tục cả ngày đêm
8.1.2 S ự phân cấp của hệ thống trung tâm dịch vụ công cộng
Yếu tố hình thái học không gian (morphology) được đề cập nhiều nhất trong lý thuyết đô thị, trong đó bao gồm những mối quan hệ giữa hình thái không gian với quy mô, chức năng phục vụ, đặc điểm nhu cầu phục vụ, hình dạng, ranh giới của TTPVCC, và vị trí hình thành… Đặc điểm xuất hiện nhu cầu phục vụ của cư dân đô thị được chia thành ba loại: xuất hiện thường kỳ (hàng ngày); xuất hiện định kỳ (hàng tháng), xuất hiện bất kỳ (hàng năm) Tương ứng với 3 loại hình nhu cầu phục vụ là 3 loại hình TTPVCC đô thị tương ứng theo nguyên tắc tầng bậc: trung tâm cấp đơn vị đô thị, trung tâm cấp khu dân cư và trung tâm cấp đô thị Những loại hình TTPVCC thường thay đổi theo quy mô và chức năng Những Trung tâm nhỏ phục vụ cho những dịch
BÀI 8: QUY HOẠCH KHU TRUNG TÂM ĐÔ THỊ VÀ HỆ THỐNG TRUNG TÂM PHỤC VỤ CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ 137 vụ thường ngày trong phạm vi khu phố, trong khi những trung tâm lớn phục vụ cho những nhu cầu mua sắm cao hơn với quy mô dân số lớn hơn
Sở nhà đất Úc (The Property Council of Australia) sử dụng cách phân loại trung tâm dựa trên quy mô và chức năng Sự phân cấp của một trung tâm từ lớn đến nhỏ như sau:
Trung tâm chính của thành phố (major regional centre);
Trung tâm quậnkhu dân cư (regional centre);
Trung tâm phường (subregional centre);
Trung tâm khu phố, đơn vị đô thị (neighbourhood centre)
Tại Việt nam phân chia theo 3 cấp:
Trung tâm chính của thành phố (major regional centre);
Trung tâm quậnkhu dân cư (regional centre);
Trung tâm phường – liên phường (subregional centre); (neighbourhood centre).
CÁC LOẠI HÌNH CHỨC NĂNG VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC
8.2.1 Nguyên tắc phân loại và phân nhóm chức năng
Việc xác định và phân loại các loại hình chức năng trung tâm phục vụ công cộng trong lý thuyết đô thị phụ thuộc vào quy mô, tính chất, các điều kiện khác biệt về kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành… của từng đô thị
Vì vậy, cách phân loại bao quát có thể như sau: các loại hình chức năng trong trung tâm đô thị được chia ra làm 2 nhóm với 6 chức năng chính:
138 BÀI 8: QUY HOẠCH KHU TRUNG TÂM ĐÔ THỊ VÀ HỆ THỐNG TRUNG TÂM PHỤC VỤ CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ
Cách phân chia này là phù hợp những đô thị nhỏ và trung bình Đối với các đô thị lớn và cực lớn, các loại hình chức năng sẽ phát triển thành những khu chức năng chuyên biệt tuỳ theo tiềm năng và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của mỗi đô thị VD: Tp Hồ Chí Minh khu chức năng TMDV có thể chia thành các khu chức năng riêng biệt: thương mại, dịch vụ, tài chính…
Việc phân chia các khu chức năng trung tâm phục vụ công cộng đô thị thành 2 nhóm vì các khu chức năng trong 1 nhóm đều có đặc điểm, nguyên tắc tổ chức, sự hoạt động chức năng có những điểm tương đồng
Chức năng chuyên năngchuyên biệt: Bao gồm các chức năng: hành chính, giáo dục, y tế có đặc điểm:
- Là những khu vực chức năng phục vụ chuyên năng, thường không kết hợp với các chức năng khác Khi và chỉ khi chuyên biệt chức năng thì các khu chức năng này mới hoạt động chức năng tốt
- Phục vụ cho một số đối tượng cụ thể
- Các công trình thường có tường rào bao bọc, lối vào riêng, có bảo vệ…
Bao gồm các chức năng: thương mại dịch vụ, cây xanh TDTT, văn hoá có đặc điểm:
- Phục vụ cho mọi đối tượng trong đô thị
- Không gian không cố định, mang tính linh hoạt, các chức năng có thể đan xen vào nhau, kết hợp với nhau (vì chỉ có kết hợp lại thì mới mới phục vụ hiệu quả nhất)có sự giới hạn về mặt không gian bằng những hình thức như tường rào,…
BÀI 8: QUY HOẠCH KHU TRUNG TÂM ĐÔ THỊ VÀ HỆ THỐNG TRUNG TÂM PHỤC VỤ CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ 139
Nguyên tắc bố trí các khu chức năng theo nhóm chức năng
Khi tổ chức các khu chức năng trong một khu trung tâm (Bố cục tập trung) nên tổ chức:
- Tập trung các chức năng nhóm không chuyên năng
- Phân tán 3 chức năng của nhóm chuyên năng nằm chung quanh Ưu điểm: tránh được sự chia cắt không gian trong trung tâm đô thị, do các không gian của các khu chức năng không chuyên năng có sự linh hoạt và đan xen nên lõi trung tâm sẽ không bị ngăn cách
8.2.2 Nguyên tắc bố cục không gian hệ thống TTPVCCĐT
Bố cục không gian trung tâm đô thị có vị trí đặc biệt quan trọng cần được nghiên cứu kĩ lưỡng bởi vì đây là nơi thể hiện bộ mặt kiến trúc của thành phố Nghiên cứu bố cục không gian trung tâm cần chú ý các yếu tố sau:
- Thể hiện nổi bật nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội và tính chất của đô thị
- Kết hợp khai thác các giá trị tích cực của địa hình, cảnh quan tự nhiên nhằm tạo sự hài hoà giữa công trình kiến trúc với vẻ đẹp tự nhiên tạo được nhiều điển hình điển hình có giá trị, nhất là các hình ảnh về đồi núi, sông ngòi, hồ nước
- Các di tích lịch sử kiến trúc, văn hoá ảnh hưởng đến hình thức bố cục không gian trung tâm thành phố Cần khai thác các giá trị tích cực của hiện trnạg đó vào ý đồ chung trong bố cục, đặc biệt chú ý sự hài hoà giữa các công trình cũ và mới
- Thuận tiện và an toàn cho người sử dụng
Hình thức bố cục không gian trung tâm là kết quả cuả quá trình sáng tạo trong việc bố trí các công trình ở trung tâm Trong thực tế có nhiều hình thức bố cục trung tâm khác nhau nhằm tạo nên một sự hài hoà và thống nhất về tỷ lệ, tầm nhìn và hình khối kiến trúc của các công trình
Trong quy hoạch các thành phố lớn thường gặp 3 dạng bố cục trung tâm sau:
140 BÀI 8: QUY HOẠCH KHU TRUNG TÂM ĐÔ THỊ VÀ HỆ THỐNG TRUNG TÂM PHỤC VỤ CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ
Bố cục tập trung CBD
Là dạng bố cục mà các công trình chức năng được tổ chức tập trung trên một khu đất Dạng bố cục này thường gặp ở trung tâm các thành phố nhỏ và trung bình, số lượng các công trình trong trung tâm không nhiều
Bố cục theo tuyến Mainstreet
Bố cục theo tuyến: Là dạng bố cục mà các công trình trung tâm được tổ chức thành những dải dài theo tuyến giao thôn chính (đường phố hoặc tuyến đi bộ chính) Dạng bố cục này được sử dụng phổ biến trong nhiều thành phố (đặc biệt thành phố lớn) vì nhanh chóng tạo được bộ mặt đường phố và sử dụng tương đối thuận tiện
Bố cục phân tán: Là dạng bố cục mà những công trình và các khu chức năng của trung tâm được tổ chức phân tán ở nhiều vị trí trong thành phố Dạng bố cục này thường gặp ở các thành phố lớn và thành phố cũ cải tạo Trung tâm của những thành phố lớn thường có cơ cấu phức tạp với nhiều công trình tạo thành những trung tâm có chức năng riêng như: Trung tâm chính trị, trung tâm thương nghiệp dịch vụ, trung tâm văn hoá v v
Bố cục ven hoặc ngoài đô thị Out of town
Trong kinh nghiệm xây dựng đô thị tại các quốc gia phát triển Châu Au và Bắc Mỹ, rất nhiều trung tâm ven hoặc ngoài đô thị được xây dựng như những cực tăng trưởng tạo sự phát triển có kiểm soát của các đô thị lớn và cực lớn Tại Việt nam các loại hình trung tâm ven đô thị cũng đã được xây dựng như tại Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội
QUI HOẠCH CHI TIẾT CÁC KHU CHỨC NĂNG TTPVCCĐT
Vai trò và chức năng: Là khu vực tập trung các công trình mang chức năng hành chính, các cơ quan hành chính địa phương và cấp cao; các cơ quan an ninh và pháp chế; các cơ quan chính trị, đảng phái và tổ chức quần chúng, xã hội của đô thị
Các công trình: Uy ban nhân dân, hội đồng nhân dân, Đảng ủy, văn phòng các sở ban ngành, toà án, viện kiểm soát, trụ sở công an…v.v
Kích thườc tuỳ thuộc vào quy mô đô thị Đô thị lớn: 13 ha Đô thị trung bình: 0,71 ha Đô thị nhỏ: < 0,5 ha
Nước ta là một trong những quốc gia phân chia ranh giới đô thị theo nguyên tắc tổ chức hành chính
Bố cục không gian thường được bố cục hoành tráng, đăng đối
Trung tâm của khu hành chính thường được xác định bởi quảng trường trung tâm Quảng trường này gắn liền với các công trình chính của khu hành chính như Uỷ ban nhân dân, Đảng uỷ Các công trình hành chính trung tâm phải có hướng nhìn đón nắng buổi sáng (hướng Đông, Đông nam, Nam)
Khu hành chính chính trị nên được chọn ở vị trí trung tâm, có ý nghĩa về mặt lịch sử, chính trị Các cơ quan có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, chính trị Các cơ quan có ý nghĩa lớn về chính trị là những công trình trọng điểm cần đặt ở vị trí chủ đạo, trang nghiêm, trước quảng trường chính và ở vị trí chế ngự (điểm nhấn) trong bố cục không gian trung tâm
144 BÀI 8: QUY HOẠCH KHU TRUNG TÂM ĐÔ THỊ VÀ HỆ THỐNG TRUNG TÂM PHỤC VỤ CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ
Bao gồm các trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, trung tâm hướng nghiệpđào tạo, trường dạy nghề, trường cao đẳng, đại học, thự viện, các trường chính trị
Phân bố theo bán kính phục vụ và Nguyên tắc phục vụ
- Có môi trường yên tĩnh, không ô nhiễm
- Tránh kế cận những nguồn ồn
- Tránh tiếp cận trực tiếp các đường lưu thông đô thị
- Trường học phải có khoảng cách hợp lý so với chợ, công trình thương mại lớn Được phân theo các cấp:
- Mẫu giáo, nhà trẻ: phân theo nhóm, cụm dân cư (qui mô 4000 dân)
- Trường PTCS (cấp I): phục vụ cho 6000 – 12000 dân Thuộc cấp đơn vị đô thị (Đơn vị ở, tiểu khu ở)
- Trường THCS (cấp II): phục vụ cho cụm từ 35 đơn vị đô thị
- Trường PTTH (cấp III): phục vụ cho quy mô 20.000-30.000 dân
Tổ chức tổng mặt bằng của các trường phải theo nguyên tắc đón gió và tránh nắng
Tổ chức đầy đủ các không gian trống, cây xanh và các diện tích phụ trợ
Cổng trường phải đảm bảo tiếp cận thuận tiện không ảnh hưởng đến giao thông bên ngoài
8.3.3 Khu y tế và bảo vệ sức khỏe
Bao gồm các công trình bệnh viện, phòng khám bệnh, trạm xá, nhà an dưỡngđiều dưỡng, nhà thuốc, trung tâm phục hồi chức năng…
BÀI 8: QUY HOẠCH KHU TRUNG TÂM ĐÔ THỊ VÀ HỆ THỐNG TRUNG TÂM PHỤC VỤ CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ 145
Các phòng khám, nhà thuốc cấp khu vực bố trí trong khu dân cư, vị trí thoáng, yên tĩnh và sạch sẽ
Các bệnh viện lớn, bệnh viện chuyên khoa phải đặt ở vị trí được cách ly với khu dân cư bằng cây xanh
8.3.4 Khu thương mại dịch vụ
Các công trình thuộc chức năng Thương mại: chợ, siêu thị, cửa hàng bách hoá, trung tâm chuyên doanh, trung tâm thương mại
Bao gồm các cấp độ:
Phục vụ cho đơn vị đô thị: cửa hàng, chợ thực phẩm, siêu thị mini
Phục vụ cấp phường, quận, độ thị : chợ bách hoá, siêu thị
Các công trình thương mại chuyên doanh thuộc cấp đô thị: chợ chuyên doanh, bán sỉ, siêu thị đầu mối, siêu thị kết hợp sản xuất
Trung tâm thương mại: là sự tổ hợp rất nhiều hình thức hương mại dịch vụ
Các công trình thuộc chức năng Dịch vụ: Văn phòng làm việc, các công trình tín dụng tiền tệ như ngân hàng, kho bạc, thị trường chứng khoán , bưu điện, nhà hàng, dịch vụ ăn uống, khách sạn
Vị trí: nên ở vị trí có luồng người qua lại lớn và thuận tiện về giao thông
Một số dạng mô hình trung tâm TMDV
Tập trung công trình trong 1 khu đất
Tuyến: kéo dài theo 2 trục giao thông của đô thị
Dựa vào điều kiện hiện trạng
Trung tâm xây dựng mới:
Phân bố công trình trung tâm theo các trục đi bộ (trục cảnh quan)
146 BÀI 8: QUY HOẠCH KHU TRUNG TÂM ĐÔ THỊ VÀ HỆ THỐNG TRUNG TÂM PHỤC VỤ CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ
Phân tách luồng giao thông bộ và giao thông cơ giới
Trung tâm cải tạo tổ chức tập trung
Phụ thuộc vào điều kiện hiện trạng
Chuyển chức năng các đường giao thông: cơ giớiđi bộ
Tổ chức đường bao quanh trung tâm
Tổ chức những hướng tiếp cận
Cải tạo công trình trung tâm, hoàn thiện công năng, không gian
Trung tâm cải tạo tổ chức theo tuyến
Thường thầy ở những đô thị trung bình và nhỏ
Nguyên tắc: phải tổ chức đường cơ giới tiếp cận vào từng công trình
Khu TTTMDV đô thị thường kết hợp với các chức năng văn hóa, cây xanh _ TDTT và một số công trình hành chính, tôn giáo tín ngưỡng theo một mạng lưới giao thông đi bộ, trục cảnh quan … hình thành các không gian có chức năng giao tiếp và bộ mặt của đô thị
Vai trò và chức năng: Là khu vực tập trung các công trình mang chức năng văn hóa của đô thị
Các công trình: các nhà văn hóa, bảo tàng, cung thiếu nhi, nhà hát, câu lạc bộ; các thư viện nhân dân; các rạp chiếu phim, video; các nhà hát; các phòng hòa nhạc; các phòng biểu diễn đa năng; các cung đại hội; các phòng triển lãm, bảo tàng, tượng đài, di tích lịch sử và văn hóa…v.v
Bố cục không gian: có dạng không gian tĩnh và không gian động, được bố cục linh hoạt tạo nên các không gian đa dạng, thường kết hợp với khu hành chính hay giáo dục
BÀI 8: QUY HOẠCH KHU TRUNG TÂM ĐÔ THỊ VÀ HỆ THỐNG TRUNG TÂM PHỤC VỤ CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ 147
Khu văn hoá nên được chọn ở vị trí thuận tiện giao thông, có khả năng khai thác giá trị của địa hình, cảnh quan tự nhiên Khi chọn vị trí của các công trình cần căn cứ vào vào yêu cầu cụ thể để bố trí sao cho hợp lí Ví dụ, thư viện cần có vị trí yên tĩnh, gần cây xanh Rạp chiếu phim cần có vị trí trung tâm, nơi gần nơi tập trung đông người, cần có tổ chức giao thông tốt để thoát người
Khu chức năng cây xanh trong khu TTPVCC đô thị chủ yếu là các loại hình cây xanh trang trí, vườn hoa… được bố trí trong các không gian trống trong các quảng trường, trục đi bộ cảnh quan hoặc trước các công trình trung tâm có quy mô lớn
Các công trình TDTT được phân chia thành 3 nhóm chức năng: Thi đấu, tập luyện, chơi
Các công trình thi đấu và tập luyện cần có tính toán và tổ chức theo quy chuẩn về kích thước sân bãi, công trình Các công trình chơi và tập luyện TDTT cần tổ chức theo nguyên tắc tổ chức của đơn vị ở đô thị
148 BÀI 9: QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHO TÀNG ĐÔ THỊ
QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHO TÀNG ĐÔ THỊ
QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP
9.1.1 Vai trò công nghiệp trong quá trình hình thành và phát triển đô thị
Cho đến trước thế kỷ XVIII, xã hội còn ở thời kỳ văn minh nông nghiệp Hoạt động kinh tế chủ yếu của thời kỳ này là khai thác thiên nhiên: nông lâm ngư nghiệp Đặc trưng nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tự nhiên quyết định các mặt khác của đời sống xã hội: thành thị và nông thôn còn hoà lẫn vào nhau, chưa có sự khác biệt lớn, chức năng của đô thị còn mờ nhạt, dân số tập trung với mật độ cao ở các vùng dồi dào tài nguyên, lao động tập trung hầu hết vào khu vực sản xuất nông nghiệp
Từ thế kỷ XVIII khi James Watt phát minh ra cỗ máy hơi nước đặt nền tảng cho việc chuyển đổi hoạt động thủ công sang cơ giới hoá Với sự hỗ trợ của máy móc, năng suất sản xuất tăng lên vượt bậc, sản phẩm được sản xuất hàng loạt, tạo nguồn hàng dồi dào trên thị trường, hình thành xu hướng thị hiếu tôn sùng hàng sản xuất công nghiệp, xây dựng nên một kênh tiêu thụ mới
Vòng quay nhanh chóng của chu kỳ sản xuấttiêu thụlợi nhuận đã thúc đẩy việc khuếch trương hoạt động sản xuất công nghiệp, đưa khu vực này nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Việc ứng dụng các thành tựu kỹ thuật vào sản xuất bắt đầu quá trình công nghiệp hoá, là tác nhân của hiện tượng đô thị hoá Xã hội bước vào nền văn minh công nghiệp
Với đô thị hoá, các khu vực nông thôn và thành thị dần dần có sự tách biệt lớn Lao động chuyển dần từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp, mật độ dân cư tập trung cao ở khu vực đô thị Sản xuất công nghiệp phát triển cũng làm thay đổi bộ mặt
BÀI 9: QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHO TÀNG ĐÔ THỊ 149 đô thị với hàng loạt nhà máy công xưởng xuất hiện làm phình to kích thước kéo theo sự phát triển về nhiều mặt trong cuộc sống đô thị Các thành phố lớn lên nhanh chóng với mật độ cao và cấu trúc phức tạp Khu công nghiệp là một thành phần chức năng quan trọng trong đô thị, là cơ sở hình thành và phát triển đô thị
Trong giai đoạn đầu phát triển, các khu công nghiệp thường tập trung ở vài đô thị lớn, phát triển tự phát, phân tán rải rác khắp thành phố với đủ loại công nghiệp kể cả các công nghiệp gây ô nhiễm được bố trí xen kẽ nhau trong các khu ở đông đúc Cách phát triển này gây khó khăn rất lớn cho các đô thị do môi trường sống bị ô nhiễm, dân cư tập trung quá đông trong đô thị nhưng điều kiện sống không được đảm bảo
Về sau các khu này có xu hướng tập trung thành cụm, khu công nghiệp tập trung và bố trí khu vực ngọai vi, ngoài đô thị
Cuối thế kỷ XX, ở các nước phát triển, đô thị phát triển chững lại, người ta chuyển dần mối quan tâm sang vấn đề sinh thái, quản lý môi trường Phương hướng phát triển đô thị lúc này là một môi trường trong sạch, thanh bình, có hình khối kiến trúc hiện đại, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên
Từ thế kỷ XX đến nay, các đô thị thế giới bước vào kỷ nguyên tin học hóa và toàn cầu hóa Xã hội thông tin và tự do hóa thương mại một lần nữa thách thức sự phát triển của các đô thị Đây là thời kỳ khoa học kỹ thuật phát triển hết sức mạnh mẽ, những phát minh mới ra đời tạo ra những sự thay đổi lớn mạnh trong khoa học công nghệ Những công nghệ mới ra đời với mức độ tổng hợp và phức tạp cao hơn so với giai đoạn trước Đô thị hóa bước vào thời kỳ hậu công nghiệp với biểu trưng là chiếc máy vi tính Trong giai đoạn này khoa học trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, xu thế phát triển công nghiệp theo hướng kết hợp nghiên cứu ứng dụng và sản xuất công nghiệp Hình ảnh của các khu công nghiệp mới không chỉ là các nhà máy, công xưởng, kho tàng, cảng… mà phải kể đến các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm… Sự xuất hiện của xã hội hậu công nghiệp dẫn đến sự thu hẹp tương đối các khu vực công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế để nhường chổ cho các ngành dịch vụ
Trong suốt quá trình lịch sử của công nghiệp hóa trên thế giới, một đặc điểm nổi bật là sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế Đầu tiên là sự giảm dần của khu vực nông nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế, sau đó do chính sự phát triển của công nghiệp
150 BÀI 9: QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHO TÀNG ĐÔ THỊ lại dẫn đến sự thu hẹp tương đối ngành công nghiệp do sự gia tăng của khu vực dịch vu Ở các nước đang phát triển, mức sống của xã hội vẫn còn ở mức thấp, thu nhập quốc dân/đầu người (GDP) còn ở mức thấp cần phải nâng cao bằng giải pháp gia tăng tốc độ và tỷ trong đô thị hóa Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp Do đó đô thị ở các nước đang phát triển, công nghiệp hóa là tiền đề, là cơ sở phát triển đô thị Tuy nhiên, công nghiệp hóa ở giai đọan này có nhiều thuận lợi hơn từ những bài học kinh nghiệm của công nghệp hóa của các nước phát triển, hiện đại hóa các ngành sản xuất công nghiệp và những tiến bộ của khoa học kỹ thuật
9.1.2 Các loại hình khu công nghiệp
Khu công nghiệp liên hợp
Các xí nghiệp công nghiệp trong Khu công nghiệp dạng này được tổ chức dưới hình thức liên hợp hóa dây chuyền công nghệ Ví dụ:
Khu công nghiệp tập trung lớn bao gồm các nhà máy luyện kim với chu trình đầy đủ và các công trình phụ trợ có liên quan như hoá chất, năng lượng, các XNCN xây dựng và sử dụng chất phế thải…
Khu công nghiệp tập trung lớn các nhà máy luyện kim với chu trình không đầy đủ, các nhà máy chỉ chế tạo kèm theo là các công trình phụ trợ về năng lượng và xây dựng
Khu công nghiệp tập trung các xí nghiệp, nhà máy lớn về hoá chất cơ bản, các nhà máy lọc dầu, hóa dầu và các liên hợp về năng lượng, sửa chữa cùng các công trình kỹ thuật phục vụ sản xuất…
Khu công nghiệp hỗn hợp nhiều ngành
Khu công nghiệp hỗn hợp nhiều ngành thường tập trung những xí nghiệp công nghiệp có đặc tính sản xuất khác nhau nhưng không gây ảnh hưởng xấu lẫn nhau Khi bố trí các xí nghiệp công nghiệp trong khu công nghiệp hỗn hợp nhiều ngành cần chú ý gom các xí nghiệp thuộc các ngành có tính chất gần nhau bố trí thành nhóm để đảm bảo hợp tác chặt chẽ với nhau trong sản xuất
BÀI 9: QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHO TÀNG ĐÔ THỊ 151
Khu công nghiệp tổng hợp chuyên ngành
Khu công nghiệp chuyên ngành bao gồm các xí nghiệp thuộc một ngành hoặc một số ít ngành công nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm
Trong khu công nghiệp chuyên ngành ưu tiên phát triển khả năng liên hợp sản xuất giữa các xí nghiệp, sử dụng tổng hợp các nguồn nguyên liệu Do đó, cần có các giải pháp quy hoạch hợp lý tạo ra dây chuyền sản xuất tối ưu cho các xí nghiệp
Các nhóm công nghiệp chuyên ngành thường có trong các ngành sau:
- Công nghiệp hóa chất và công nghiệp hóa dầu
- Công nghiệp cơ khí và thiết bị cơ khí
- Công nghiệp xây dựng và vật liệu xây dựng
- Công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm
QUY HOẠCH KHU KHO TÀNG
9.2.1 Các loại hình kho tàng
Khu kho tàng của đô thị có chức năng điều hoà phân phối & dự trữ tài sản, vật tư, nhiên liệu, hàng hoá phục vụ cho mọi hoạt động của Tp và các vùng sản xuất chịu ảnh hưởng của đô thị Tùy theo tính chất & chức năng của đô thị có thể phân thành 7 loại kho:
- Kho dự trữ quốc gia ngoài đô thị Để dự trử những nguyên liệu,vật tư, lương thực,… mang tính chiến luợc của quốc gia để ứng phó với những tình hình cấp bách của đất nước Vị trí khu kho nầy được bố trí ở đầu mối tuyến giao thông quan trọng để vận chuyển hàng hoá lưu trữ thuận tiện nhanh chóng nhất
Phục vụ cho việc chuyển giao hàng hoá trước khi vận chuyển phân phối đi nơi khác, đặc biệt từ phương tiện này sang phương tiện khác Vị trí kho trung chuyển cần bố trí ở vị trí thuận lợi nhất về giao thông nhằm giải tỏa nhanh chóng hàng hoá, tránh việc ứ đọng quá lâu đặc biệt ở các khu ga cảng Kho trung chuyển thường chiếm diện tích rất lớn, bố trí theo từng loại hình hàng hóa ở các khu đầu mối giao thông như ga tàu, bến cảng, sân bay
- Kho phục vụ khu công nghiệp
Phục vụ chủ yếu cho các hoạt động của các nhà máy và của toàn khu công nghiệp Tùy theo yêu cầu của từng loại công nghiệp loại kho này có thể bố trí bên cạnh hoặc ngay trong khu công nghiệp
158 BÀI 9: QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHO TÀNG ĐÔ THỊ
- Kho vật liệu xây dựng, vật tư & nguyên liệu phụ
Phục vụ cho thành phố và các khu công nghiệp, loại kho này đuợc bố trí thành từng cụm đặt phía ngoài thành phố, cạnh các đầu mối giao thông, tiếp xúc với những tuyến giao thông vận tải hàng hoá
- Kho phân phối lương thực, thực phẩm
Các lọai kho này được bố trí phân tán đều trong các khu dân dụng, phục vụ cho nhu cầu sinh họat hàng ngày của người dân trong đô thị Kho được tổ chức có khoảng cách ly cần thiết đối với khu ở và khu công cộng của thành phố
Kho đặc biệt chứa hàng hóa dễ hỏng dưới tác động của thời tiết chủ yếu là các thực phẩm đông lạnh
Do yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật nên được bố trí thành nhựng khu vực riêng bảo đảm các điều kiện bốc dỡ và bảo quản
Kho dễ cháy nổ, kho nguyên liệu, kho bãi chứa chất thải rắn
Bố trí cách xa thành phố và có khoảng cách ly an toàn
9.2.2 Yêu cầu thiết kế khu kho tàng Đất xây dựng
Quy mô kho tàng: phụ thuộc:
- Điều kiện tổ chức giao thông và phương thức điều hoà phân phối
- Hình thức bố trí kho và trang thiết bị phục vụ các kho
- Đặc điểm của từng loại hàng hóa bảo quản
- Tính chất và quy mô của thành phố
- Mật độ các khu kho tàng bên trong đô thị mật độ xd >60%
Việc tính toán quy mô đất đai cho kho tàng (kể cả đất dự trữ) căn cứ vào chỉ tiêu đất công nghiệp theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam, cụ thể:
BÀI 9: QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHO TÀNG ĐÔ THỊ 159 Đô thị loại I: Chỉ tiêu đất kho tàng = 3 – 4 m2/người Đô thị loại II: Chỉ tiêu đất kho tàng = 3 – 4 m2/người Đô thị loại III:Chỉ tiêu đất kho tàng = 2 – 3 m2/người Đô thị loại IV, V: Chỉ tiêu đất kho tàng = 1,5 – 1,0 m2/người
Tổ chức cách ly đối với các khu vực lân cận cho những cụm kho tàng có thải chất ảnh hưởng môi trường
Tiêu chuẩn cách ly khu kho tàng: vật liệu nhiều bụi, mùi 300m
Kho vật liệu, chất đốt, kho lạnh dung tích > 5000 m3 100m
Kho hoa quả, thực phẩm, thiết bị vật tư, công nghệ phẩm 50m
160 BÀI 10: QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ
QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ
Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ
Hệ thống cây xanh là bộ phận không thể thiếu, nó là một trong các thành phần chủ yếu của đô thị Hệ thống cây xanh không những ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấu quy hoạch và cảnh quan đô thị mà nó còn liên quan đến vấn đề cải tạo môi trường sống, đến thị hiếu thẩm mỹ, đến tâm sinh lý con người
Hiện nay quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ đã và đang “bê tông hoá” phần lớn các đô thị trên toàn hành tinh Sự xây cất hỗn độn thiếu sự quản lý chặt chẽ ở hầu hết các đô thị đã lần hồi lấn át không gian cảnh quan thiên nhiên, khoảng trống dành cho cây xanh bị thu hẹp dần, con người càng bị đẩy lùi xa dần môi trường sống thiên nhiên vốn có
Hình 10.1: Cây xanh góp phần cải thiện môi trường sống
BÀI 10: QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ 161
Xu thế “hiện đại hóa” và “công nghiệp hóa” rất có lợi cho sự tiến bộ của loài người, nhưng bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của các nhà máy xí nghiệp công nghiệp, các hệ thống giao thông hiện đại đã làm nhiễm bẩn phần lớn môi trường đô thị sự cân bằng sinh thái đang bị bẻ gẫy Mặt khác “tin học hoá” cùng với “tự động hoá” với hiệu quả vượt trội theo cấp số nhân, đã tiết kiệm rất nhiều sức lực của con người trong lao động tạo ra của cải vật chất Yếu tố thời gian rảnh rỗi của người dân đang là vấn đề phải giải quyết trong mỗi đô thị Những “không gian xanh” kết hợp cùng các loại hình vui chơi giải trí tại các khu công viên cây xanh đang ngày càng trở nên hết sức cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí trong khoảng thời gian rảnh rỗi của người dân đô thị
Vì thế, việc quy hoạch hợp lý hệ thống cây xanh trong đô thị là hết sức cần thiết
Hệ thống cây xanh trong lòng đô thị sẽ đưa thiên nhiên trở lại với con người, sẽ góp phần cân bằng lại hệ sinh thái đô thị nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường Điều quan trọng là các mảng cây xanh tập trung sẽ là nơi nghỉ ngơi vui chơi giải trí, lý tưởng nhất của người dân, đó sẽ là trọng điểm giải quyết thời gian nhàn rỗi cũng như nhu cầu giao lưu văn hoá của con người trong xã hội hiện đại, văn minh
Hình 10.2: Ý nghĩa của hệ thống cây xanh đô thị
Cải thiện môi trường sinh thái
Hoàn thiện thẩm mỹ cảnh quan đô thị Đáp ứng nhu cầu văn hoá, nghỉ ngơi
Cân bằng tâm sinh con người lý Ý nghĩa của hệthống cây xanh đô thị
162 BÀI 10: QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ
NHỮNG QUY ĐỊNH TRONG QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ
THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ
Hệ thống cây xanh có vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt của cư dân đô thị, nó có giá trị sử dụng rất cao, do đó, khi quy hoạch hệ thống cây xanh trong tổng thể đô thị, cần phải tuân thủ 1 số nguyên tắc cơ bản, nhằm đảm bảo giá trị sử dụng ấy
Quy định 1 Đảm bảo diện tích cây xanh cần thiết cho sinh hoạt đô thị Theo QCVN 682/BXD – CSXD ngày 14/12/96 của BXD quy định diện tích tối thiểu của cây xanh trong đô thị như sau:
Loại đô thị Diện tích cây xanh toàn đô thị Diện tích cây xanh sử dụng công cộng
Toàn khu dân dụng Khu ở
Quy định 2 Đảm bảo tính liên tục của hệ thống cây xanh trong và ngoài đô thị, của hệ thống cây xanh trong mặt bằng tổng thể đô thị Điều 5.11.2 của quy chuẩn 682/BXD – CSXD có ghi rõ: “Các diện tích xanh trong đô thị phải được gắn kết với nhau bằng các đường phố có trồng cây, với các dãy cây để hình thành một hệ thống cây xanh liên tục Các mảng cây xanh lớn của vườn công viên, các dãy cây cách ly hoặc phòng hộ đều phải nối kết với nhau bằng dãy cây đường phố, bunva…tạo nên một hệ thống cây xanh thống nhất và liên tục
Kết hợp hài hòa yếu tố cây xanh với các yếu tố tạo cảnh khác ( địa hình, mặt nước, công trình kiến trúc… ) trong mối quan hệ hữu cơ, hình thành hệ thống cảnh quan đô thị
Quy định 4 Đảm bảo hệ thống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng khu vực, nhất là đặc điểm khí hậu
BÀI 10: QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ 163
Quy định 5 Đảm bảo mật độ cây xanh phải hài hòa với nhu cầu sử dụng Những mảng cây xanh lớn cần bố trí ở những nơi thu hút lượng người đông nhất, không nên trải đều diện tích cây xanh trên toàn mặt bằng đô thị
Kết hợp hệ thống cây xanh với các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, xem chúng là 1 bộ phận trong khu vực nghỉ ngơi, giải trí của người dân đô thị.
QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ
10.3.1 Quy hoạch hệ thống cây xanh trong mặt bằng tổng thể đô thị:
Heọ thoỏng caõy xanh ủoõ thũ
Cây xanh đường phố Coõng vieõn ủoõ thũ
Caõy xanh khu coõng nghieọp Cây xanh cách ly
Cây xanh xí nghiệp Vườn khu ở Cây xanh Boulevard Cây xanh quảng trường
Cây xanh từng bộ phận xí nghiệp Vườn nhóm nhà Cây xanh từng khu vực
Vườn nhà rộng Cây xanh đường nội bộ
Heọ thoỏng caõy xanh ủoõ thũ
Cây xanh đường phố , quảng trường Vườn hoa Cây xanh kỹ thuật
164 BÀI 10: QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ
10.3.2 C ác kiểu bố trí cây xanh trong hệ thống cây xanh đô thị
Tùy theo yêu cầu và đặc điểm từng khu vực, hệ thống cây xanh trong mặt bằng tổng thể đô thị sẽ chia ra từng nhóm với nhiệm vụ riêng, nhưng khi bố trí thường phối hợp các loại hình sau:
Cây xanh tập trung nhiều như: công viên, vườn hoa
Cây xanh trồng trên vỉa hè, cây xanh dải phân cách, cây xanh cách ly…
Nhiều điểm cây xanh dàn tương đối trong một vùng rộng như: hệ thống cây xanh khu ở
Việc bố trí cây xanh trong mỗi loại hình còn được tạo thành nhiều kiểu Bao gồm các kiểu: vòng cung, rẽ quạt, mạng nhện, bàn cờ, tự do hay hỗn hợp các kiểu trên
Các kiểu cây xanh nêu trên cũng được sữ dụng để bố trí hệ thống cây xanh cho toàn đô thị với quy mô rộng lớn
Nếu dạng thức đô thị có một trung tâm điểm ở giữa, phát triển rộng dần ra theo hình vành khuyên (thành phố < 200.000 dân) Mạng cây xanh theo đó cũng sẽ hình thành từng vành đai bao quanh dạng vòng cung Đô thị hướng tâm có 1 điểm là trung tâm toả ra xung quanh nối liền với ngoại ô bằng những tia hình nan quạt của các tuyến đường Mạng cây xanh cũng hình thành theo những tia ấy Loại cây xanh này có tác dụng thông gió tử ngoại vào tận trung tâm đô thị Đô thị mạng nhện là hình thức hỗn hợp giữa vòng tròn và nan quạt Các vành đai được nối với nhau bằng những tia theo hình nan quạt Hệ thống cây xanh phát triển theo nó cũng mang những kiểu thức trên
Vòng cung Rẽ quạt Mạng nhện
BÀI 10: QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ 165
Các đô thị cũ thường được quy hoạch thành những ô vuông như bàn cờ Cây xanh cũng được hình thành theo như vậy Tuy không kinh tế nhưng dễ tổ chức những dãy cây thẳng hàng rất lợi cho việc phòng hộ
Thành phố được hình thành tự phát hoặc trong điều kiện địa hình phức tạp không liên tục nên phát triển tự do Mạng cây xanh tự do theo kiểu này khó phát huy vai trò cải tạo vi khí hậu Đô thị hỗn hợp rất sinh động, mạng cây xanh cũng theo đó phát triển đa dạng, phong phú, tuy nhiên tính liên tục, thống nhất bị hạn chế
Như vậy, các kiểu thức bố trí hệ thống cây xanh đô thị, thường được bố trí phụ thuộc vào dạng thức của đô thị, hoặc căn cứ vào cơ cấu quy hoạch chung của đô thị.
CÁC LỌAI HÌNH QUY HOẠCH CÂY XANH TRONG … ĐÔ THỊ
TRONG HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ
Là loại hình cây xanh sử dụng có tính chất chung cho mọi người dân đô thị, phục vụ cho các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí, văn hoá, thể thao, công cộng, cụ thể là cây xanh trong các công viên, vườn hoa, vườn dạo, Boulevard, quảng trường, đường phố và các công trình hành chính công cộng
Là loại hình cây xanh sử dụng không rộng rãi, phục vụ lượng người nhất định, nghỉ ngơi giải trí chốc lát Đó là các loại hình cây xanh trong trong trường học, bệnh viện, xí nghiệp, kho tàng, cơ quan nghiên cứu, các khu biệt thự và nhà rộng
Hình 10.3: Cây xanh công cộng
166 BÀI 10: QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ
Hình 10.4: Cây xanh hạn chế (Khách sạn)
Là loại cây xanh sử dụng theo yêu cầu chuyên môn riêng do những yêu cầu đặc biệt về điều kiện thiên nhiên, đất đai hoặc dùng vào mục đích kỹ thuật kinh tế như: Khu cây xanh cách ly độc hại, cây xanh chống gió, cát, cây xanh chắn đất, vườn ươm, cây xanh nghĩa địa
Hình 10.5: Cây xanh chuyên dụng (rừng phòng hộ)
QUY HOẠCH CHỈNH TRANG HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ HIỆN HỮU
XANH ĐÔ THỊ HIỆN HỮU
Cùng với nhịp độ phát triển của KHKT, con người ngày càng văn minh tiến bộ, cung cách làm việc cũng như lối sống ngày một thay đổi, thị hiếu thẩm mỹ cũng theo đó khác trước Mặt khác, dân số ngày một tăng, các nhu cầu phúc lợi xã hội cần được
BÀI 10: QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ 167 nhân lên lớn hơn.Hệ thống cây xanh đô thị theo thời gian dần dần cũng trở nên lạc hậu, cần chỉnh trang cho phù hợp
10.5.1 Quy hoạch chỉnh trang hệ thống cây xanh trên mặt bằng tổng thể đô thị
Hệ thống cây xanh được khẳng định là một thành phần, một bộ phận không thể thiếu trong tổng thể đô thị Vì vậy, muốn chỉnh trang hệ thống cây xanh, phải dựa vào hiện trạng và tuỳ thuộc ý đồ kiến trúc cũng như phương án cải tạo quy hoạch mặt bằng tổng thể đô thị Không được tuỳ tiện đưa ra một giải pháp chỉnh trang hệ thống cây xanh đơn thuần, thiếu tính nhất quán với tổng thể đô thị
Biện pháp bổ sung hay mở rộng các bộ phận cây xanh nhằm đáp ứng thị hiếu và nhu cầu đương đại cần được cân nhắc và gắn liền với ý đồ chung của chiều hướng phát triển đô thị
10.5.2 Quy hoạch chỉnh trang cây xanh trong các khu vực chức năng
Khi có quy hoạch chỉnh trang hệ thống cây xanh đô thị dựa trên quy hoạch chỉnh trang bề mặt tổng thể đô thị, chỉnh trang cây xanh trong khu vực chức năng là bước thứ hai cụ thể cần tiến hành nằm trong bước quy hoạch chi tiết chỉnh trang đô thị
Chỉnh trang cây xanh trong các khu vực chức năng cần phải nắm rõ hiện trạng địa hình tự nhiên, cấu trúc khu ở đô thị, thị hiếu thẩm mỹ đương đại, nhu cầu và thị hiếu của người dân sống trong đô thị ấy Từ thực tế trên phối hợp với ý đồ chung của quy hoạch chỉnh trang đô thị, sẽ đưa ra quy mô, hình dạng hệ thống cây xanh trong khu vực chức năng, quy mô về diện tích cần mở rộng hay thu hẹp của các thành phần trong từng khu vực chức năng Đặc biệt, cần chú ý đến việc sử dụng các khu đất dự trữ trong cuộc cải tạo chỉnh trang đô thị.