Xuất phát từ những nền văn hoá có truyền thống trọng tình, lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử, các hình thức chúc mừng, chúc tụng đã ra đời và qua thời gian dần trở thành nghi thức giao
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
-
NGUYỄN THỊ THU TRANG
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CHÚC TRONG TIẾNG NHẬT VÀ TIẾNG VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU
THỪA THIÊN HUẾ, 2023
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
-
NGUYỄN THỊ THU TRANG
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CHÚC TRONG TIẾNG NHẬT VÀ TIẾNG VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu điều tra, kết quả được nêu ra trong luận văn là trung thực và khách quan Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Trang
Trang 4TÓM TẮT
Người ta dùng ngôn ngữ để thể hiện niềm vui, niềm hân hoan trong cuộc sống bằng những lời chúc đầy ý nghĩa Lời chúc mang cả tâm tình của người nói đến người nhận Trong cuộc sống không hiếm gặp những lời chúc may mắn, chúc phúc, chúc sức khỏe, chúc thành công trong giao tiếp xã hội
Chúc là một trong những nghi thức phổ quát trong giao tiếp của nhân loại Xuất phát từ những nền văn hoá có truyền thống trọng tình, lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử, các hình thức chúc mừng, chúc tụng đã ra đời và qua thời gian dần trở thành nghi thức giao tiếp không thể thiếu trong đời sống của người Việt Nam và Nhật Bản
Trong phần mở đầu, luận văn đã thu thập và khảo sát các công trình nghiên cứu trước đây của các tác giả Việt Nam và Nhật Bản về hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp và các công trình đối chiếu về hành vi ngôn ngữ Từ đó làm cơ sở để thực hiện luận văn
Trong chương I, luận văn đã tập trung giới thiệu những vấn đề lí luận cơ bản của đề tài Hành vi ngôn ngữ là vấn đề đã được nghiên cứu nhiều nên trong chương này luận văn kế thừa và trình bày quan điểm của các nhà nghiên cứu như Austin, Searle…về các vấn đề: phân loại hành vi ngôn ngữ; phát ngôn ngữ
vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi; điều kiện sử dụng các hành vi ngôn ngữ
và hành vi ngôn ngữ trực tiếp và gián tiếp
Trong chương II, luận văn đưa ra các phương pháp nghiên cứu đó là phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh – đối chiếu
Trong chương III, luận văn đưa ra khái niệm “ Chúc” và khái niệm liên quan Luận văn đi phân tích các ý: Chúc với tư cách là một hành vi ngôn ngữ, Điều kiện sự dụng hành vi ngôn ngữ chúc, Cách sử dụng hành vi ngôn ngữ chúc Trong chương IV, luận văn tiến hành đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ chúc trong tiếng Nhật và tiếng Việt để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngôn ngữ chúc trong hai ngôn ngữ
Cuối cùng là phần kết luận, luận văn trình bày các kết quả nghiên cứu và đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 5
ABSTRACT
People use language to express joy in life with meaningful congratulations Congratulations convey the feelings of the speaker to the recipient In life, it is not uncommon to see wishes of good luck, good health, success in social interactions
Congratulations are a common form of communication among mankind Originating from cultures with a tradition of valuing emotions and using emotions as principles of conduct, forms of congratulations were born Over time, it gradually became an indispensable communication ritual in the lives of Vietnamese and Japanese people
In the introduction, the thesis collected and surveyed previous research works by Vietnamese and Japanese authors on linguistic behavior in communication and comparative works on linguistic behavior From there, it serves as a basis to carry out the thesis
In Chapter I, the thesis focused on introducing the basic theoretical issues
of the topic Linguistic behavior is an issue that has been studied a lot, so in this chapter the thesis inherits and presents the views of researchers such as Austin, Searle
In chapter II, the thesis introduces research methods which are descriptive method, analysis - synthesis method, comparison - contrast method
In chapter III, the thesis introduces the concept of "Congratulations" and related concepts The thesis analyzes the following ideas: Congratulations as a linguistic act, Conditions for using congratulatory linguistic acts, How to use congratulatory linguistic acts
In chapter IV, the thesis compares the characteristics of congratulatory language in Japanese and Vietnamese to find similarities and differences in the characteristics of congratulatory language in the two languages
Finally, in the conclusion, the thesis presents the research results and suggests future research directions
Trang 6
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu Trường Đại học ngoại ngữ - Đại học Huế, Phòng Quản lý sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập
Em xin dành lời cảm ơn tới các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình truyền thụ các tri thức cho em thông qua các học phần của chương trình đào tạo
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Hương Trà
Cô đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ em rất nhiều trong việc hoàn thành
đề tài này
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm, động viên, cũng như sự hỗ trợ tận tình từ gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp em hoàn thành tốt việc học cũng như hoàn thành đề tài này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 7QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1 [ , ] : Tên tài liệu tham khảo và số trang trích dẫn được ghi bằng số thứ
tự đặt trong ngoặc vuông Số đầu tiên là số thứ tự của tài liệu tham khảo, số sau
là số trang nơi trích dẫn trong tài liệu Hai số này được ngăn cách bởi dấu chấm phẩy (,)
2 ( ): Ghi xuất xứ của ví dụ, phần xuất xứ được đặt trong dấu ngoặc đơn
3 ( , ): Ghi xuất xứ của ví dụ, gồm 2 phần đặt trong dấu ngoặc đơn : Phần đầu là các chữ viết tắt của tên tác phẩm, phần sau là các chữ viết tắt của tên tác giả
- Ở những tác phẩm dài như tiểu thuyết thì có ghi thêm số thứ tự của trang chứa ví dụ trích dẫn bằng số tự nhiên Các phần tên tác giả, tên tác phẩm và số thứ tự trang được ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy
CÁCH VIẾT TẮT
Luận văn có sử dụng một số hình thức viết tắt như lấy chữ cái đầu của nhà xuất bản, thể loại tác phẩm (tạp chí, truyện ngắn, )
Ví dụ :
- Nxb Giáo dục : Nhà xuất bản Giáo dục
- Nxb Văn hóa thông tin : Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
Tên tác phẩm và tác giả được sử dụng làm ngữ liệu tham khảo được viết tắt bằng các chữ cái đầu tiên Chẳng hạn :
+ BĐH, HP: viết tắt tên tác phẩm Bà Đốc Huệ của Học Phi
+ DCNL, NMC: viết tắt tên tác phẩm Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
+ ĐTNV: Động từ ngữ vi
+ HĐGT: Hoạt động giao tiếp
+ NTGT: Nghi thức giao tiếp
+ ĐTNH: Động từ ngôn hành
Trang 9MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
TÓM TẮT ii
ABSTRACT iii
LỜI CẢM ƠN iv
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY v
CÁCH VIẾT TẮT v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
MỤC LỤC vii
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
I Lý do chọn đề tài 1
II Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1
2.1 Mục đích nghiên cứu 1
2.2 Câu hỏi nghiên cứu 1
III Lịch sử vấn đề 2
IV Đóng góp của luận văn 3
V Bố cục của luận văn 3
B NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 4
I Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ 4
1.1 Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ 4
1.2 Phân loại hành vi ngôn ngữ 4
1.2.1 Cách phân loại hành vi ngôn ngữ của Austin 4
1.2.2 Cách phân loại hành vi ngôn ngữ của Searle 5
1.3 Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi 5
1.3.1 Phát ngôn ngữ vi 5
1.3.2 Biểu thức ngữ vi 6
1.3.3 Động từ ngữ vi 6
1.4 Điều kiện sử dụng các hành vi ngôn ngữ 6
Trang 101.5 Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và gián tiếp 7
1.5.1 Hành vi ngôn ngữ trực tiếp 7
1.5.2 Hành vi ngôn ngữ gián tiếp 7
II Giao tiếp ngôn ngữ 8
2.1 Giao tiếp ngôn ngữ và vai trò của nó trong xã hội 8
2.1.1 Thế nào là hoạt động giao tiếp (HĐGT)bằng ngôn ngữ? 8
2.1.2 Bản chất của giao tiếp ngôn ngữ 8
2.1.3 Vai trò của giao tiếp ngôn ngữ 9
2.2 Giao tiếp ngôn ngữ trong xã hội 10
2 3 Một số vấn đề lý thuyết về giao tiếp tương tác của ngôn ngữ học xã hội 11
2.3.1 Sự kiện giao tiếp 11
2.3.2 Quan hệ giao tiếp 13
2.3.3 Sự lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp 14
2.4 Một số vấn đề về lý thuyết nghi thức giao tiếp 14
2.4.1 Khái niệm nghi thức và nghi thức giao tiếp 14
2.4.2 Phân loại nghi thức giao tiếp 15
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
CHƯƠNG III: KHÁI NIỆM “ CHÚC” VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 21
3.1 Chúc với tư cách là một hành vi ngôn ngữ 21
3.2 Điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ “chúc” 21
3.3 Cách sử dụng hành vi ngôn ngữ “chúc” 21
CHƯƠNG IV: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ “ CHÚC ” TRONG TIẾNG NHẬT VÀ TIẾNG VIỆT 23
4.1 " Chúc" trong tiếng Nhật và tiếng Việt 23
4.1.1."Chúc" trong tiếng Nhật 23
4.1.2 “Chúc” trong tiếng Việt 26 4.2 Yêu cầu của hành vi " Chúc" trong tiếng Nhật đối chiếu với tiếng Việt 28
Trang 114.2.1 Đối tượng tiếp nhận và bối cảnh thực hiện phát ngôn 28
4.2.2 Cách xưng hô 29
4.2.3 Thái độ của người thực hiện nghi thức “ Chúc” 30
4.3 Đặc điểm cấu tạo ngôn ngữ " Chúc" trong tiếng Nhật và tiếng Việt 30
4.3.1 Phân loại cấu tạo câu " Chúc" trong tiếng Nhật và tiếng Việt 30
4.3.2 Kết quả phân loại 37
4.4 Đặc điểm hình thức biểu đạt ngôn ngữ " Chúc" trong tiếng Nhật và tiếng Việt 37
4.4.1 Cấu trúc trong ngôn ngữ "Chúc" trong tiếng Nhật và tiếng Việt 37 4.4.2.Từ ngữ trong câu“ Chúc” của người Nhật và người Việt 39
4.5 Một số câu chúc được người Nhật và người Việt sử dụng trong cuộc sống 41
KẾT LUẬN 54
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
DANH MỤC NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN 60
PHỤ LỤC 62
Trang 12A PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
Hiện nay, tiếng Nhật được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, du lịch, ngoại giao, chính trị và báo chí Tại Việt Nam, chính sách kinh tế mở cửa nên số người học tiếng Nhật với nhiều mục đích khác nhau đang tăng lên đáng kể
Mối quan hệ Việt - Nhật không ngừng lớn mạnh trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, văn hóa, phúc lợi xã hội… Tiếng Nhật dần trở thành một ngôn ngữ được nhiều người quan tâm, yêu thích, học tập và nghiên cứu
Ngôn ngữ có quan hệ vô cùng chặt chẽ với văn hóa Bản sắc riêng của mỗi dân tộc luôn luôn được thể hiện qua ngôn ngữ Ngôn ngữ là nơi lưu giữ tinh thần, văn hóa dân tộc, sức mạnh dân tộc Qua ngôn ngữ con người có thể nói ra tâm tư tình cảm của mình với những gì xảy ra xung quanh
Người ta dùng ngôn ngữ để thể hiện niềm vui, niềm hân hoan trong cuộc sống bằng những lời chúc đầy ý nghĩa Lời chúc mang cả tâm tình của người nói đến người nhận Trong cuộc sống không hiếm gặp những lời chúc may mắn, chúc phúc, chúc sức khỏe, chúc thành công trong giao tiếp xã hội
Chúc là một trong những nghi thức phổ quát trong giao tiếp của nhân loại Xuất phát từ những nền văn hoá có truyền thống trọng tình, lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử, các hình thức chúc mừng, chúc tụng đã ra đời và qua thời gian dần trở thành nghi thức giao tiếp không thể thiếu trong đời sống của người Việt Nam và Nhật Bản
Chúc là hành vi ngôn ngữ xuất hiện thường xuyên, phổ biến trong giao tiếp xã hội, do đó kiến thức về giao tiếp văn hóa, giao thoa văn hóa là thực sự cần thiết Đề tài tập trung vào sự phân tích sự tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngôn ngữ chúc trong tiếng Nhật và tiếng Việt để từ đó giúp cho người sử dụng ngôn ngữ có một cái nhìn tổng thể và đưa ra lời chúc bằng tiếng Nhật và tiếng Việt
phù hợp với hai quốc gia mang đậm văn hóa phương Đông này
II Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Đặc điểm ngôn ngữ trong lời chúc được biểu hiện như thế nào trong tiếng Nhật và tiếng Việt?
- Những nét tương đồng và dị biệt về đặc điểm ngôn ngữ trong lời chúc của tiếng Nhật và tiếng Việt là gì?
Trang 13III Lịch sử vấn đề
Trên thế giới, ngữ dụng học đã xuất hiện từ nửa đầu thế kỷ XX gắn liền với tên tuổi của các nhà nghiên cứu như J.L Austin, J.R.Searle, G.Yule… Dựa trên cơ sở Lý thuyết hành động ngôn từ của J.L.Austin, nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam, đặc biệt là các nhà Việt ngữ học đã có những công trình nghiên cứu mới về việc sử dụng ngôn ngữ Việt Đầu tiên phải kể đến nhà khoa học nổi tiếng Cao Xuân Hạo (1991) với công trình “Tiếng Việt Sơ thảo ngữ pháp chức năng” đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt Sách “Đại cương ngôn ngữ học” (1993), GS.Đỗ Hữu Châu bàn về
Lý thuyết hành động ngôn từ một cách đại cương nhằm đem đến những hiểu biết bước đầu về Lý thuyết hành vi ngôn ngữ cho người đọc “Ngữ dụng học” (1998) của GS Nguyễn Đức Dân đã nêu những cơ sở lý thuyết căn bản về ngữ dụng học trong đó có hành vi ngôn ngữ “Dụng học Việt Ngữ” (2000) của GS Nguyễn Thiện Giáp cũng bàn về lí thuyết hành động ngôn từ Các ông tin rằng ngôn ngữ không chỉ được dùng để thông báo hoặc miêu tả cái gì đó mà nó thường được dùng để làm cái gì đó, để thể hiện các hành động Các hành động được thực hiện bằng lời gọi là hành động ngôn từ (speech act)
Kế thừa các kết quả nghiên cứu trên đã có nhiều công trình, bài viết, luận
án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về các nghi thức giao tiếp phổ biến như chào, cám ơn, xin lỗi, v.v các nghi thức này được nghiên cứu từ góc độ dụng học, trở thành đối tượng nghiên cứu với tư cách là những hành vi ngôn ngữ Cùng với đó là các hành vi ngôn ngữ như khen, chê, nịnh, v.v cũng đã được quan tâm nghiên cứu
Nghiên cứu về các nghi thức giao tiếp có các công trình: Nghi thức lời nói tiếng Việt hiện đại qua các phát ngôn: chào, cám ơn, xin lỗi (Luận án Phó tiến
sĩ khoa học ngữ văn của Phạm Thị Thành, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, 1995); So sánh nghi thức giao tiếp tiếng Nhật và tiếng Việt: Qua từ ngữ xưng hô (Luận án tiến sĩ ngữ văn của Hoàng Anh Thi, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn 2001), Đặc điểm ngôn ngữ trong nghi thức chào, mời, chúc mừng của người Việt (luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn của Phạm Thị Kim Trung, Trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2003) Trong công trình này tác giả Phạm Thị Kim Trung đã khảo sát nghi thức chào, mời, chúc mừng của người Việt trên phương diện cấu trúc và đặt trong mối liên hệ với văn hóa
Nói về tình hình nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Nhật, cũng
đã có rất nhiều đề tài trước đó Trong đó có một số nghiên cứu cũng đã cập nhật đến việc đối chiếu các hành vi ngôn ngữ như trong bài viết của Xiao (2019) đã phân loại lời chào theo bốn tiêu chí “điều kiện”, “mục đích”, “hình thức” và
“chức năng” Lời chào là một hình thức giao tiếp mà mọi người trong cùng một
Trang 14cộng đồng sử dụng Bên cạnh hành vi chào thì hành vi chúc cũng được khảo sát, nghiên cứu và có những kết quả cụ thể Trong bài nghiên cứu của Iwahatake (2005) viết về Lời chúc từ cách nhìn từ lý thuyết “Jouhou Nawabari (phạm vi thông tin)”, lý thuyết này có liên quan đến việc sử dụng cách diễn đạt như “Chúc mừng”, “Chúc may mắn”…, nó chi phối mối quan hệ giữa nhận thức về phạm
vi thông tin của người nói hay của người nghe
Trong bài viết của Matsuhara (2007) đối chiếu cách dùng chúc mừng trong tiếng Nhật và tiếng Anh, trong tiếng Nhật từ “おめでとう”dùng được trong tất cả các tình huống mà tác giả nêu ra, trong khi đó tiếng Anh với từ
“ Congratulations” được dùng hạn chế hơn
Như vậy, hành vi ngôn ngữ và nghi thức giao tiếp đã được nghiên cứu cả trong tiếng Việt và tiếng Nhật dưới các góc độ khác nhau Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về đặc điểm ngôn ngữ của lời chúc, đặc biệt là hầu như chưa có nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ chúc đối chiếu trong tiếng Nhật và tiếng Việt Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ Chúc trong tiếng Nhật và tiếng Việt ” cho luận văn này
IV Đóng góp của luận văn
Thông qua việc phân tích, so sánh, đối chiếu các đặc điểm tương đồng và
dị biệt của ngôn ngữ chúc trong Tiếng Nhật và tiếng Việt, tôi mong rằng có thể mang đến những kiến thức chung nhất về đặc điểm của ngôn ngữ chúc trong tiếng Nhật và Tiếng Việt góp phần định hướng cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong giao tiếp
Ứng dụng vào việc xây dựng các mô thức ngôn ngữ văn hoá của người Nhật và người Việt, trong việc dạy tiếng Nhật và tiếng Việt cho người nước ngoài
V Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có bốn chương
Chương I: Cơ sở lý thuyết của đề tài
Chương II: Phương pháp nghiên cứu
Chương III: Khái niệm "Chúc" và các khái niệm liên quan
Chương IV: Đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ "Chúc" trong tiếng Nhật và tiếng Việt
Trang 15B NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
I Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ
1.1 Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ
Bản chất hành động của ngôn ngữ chưa được ngôn ngữ học tiền ngữ dụng phát hiện ra Mãi đến những năm 60 của thế kỷ XX, J Austin (1962) và J.Searle (1969) mới đi sâu vào vấn đề này và đề xuất lí thuyết hành động ngôn từ (speech act theory) Các ông cho rằng ngôn ngữ, bên cạnh việc dùng để thông báo hoặc miêu tả nội dung nào đó, nó còn được dùng để thực hiện một hành động nào đó Chẳng hạn như: cám ơn, thông báo, hứa, thề, xin lỗi, Các hành động được thực hiện bằng lời gọi là hành động ngôn ngữ (hành vi ngôn ngữ) (speech act) Theo Austin hành vi ngôn ngữ là thể thống nhất của 3 hành vi :
- Hành vi tạo lời (locutionary act) là hành vi sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) của một ngôn ngữ để cấu tạo nên phát ngôn Mỗi hành vi tạo lời đã tạo ra một nội dung mệnh đề và một ý nghĩa xác định
- Hành vi ở lời (illocutionary act) là hành vi được thực hiện ngay khi ta phát ra câu nói Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa
là gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận Các hành
vi ở lời được chi phối bởi những quy tắc đã được xã hội ước chế Vì vậy, có những điều kiện dùng cho mỗi loại hành động tại lời
- Hành vi mượn lời (perlocutionary act) là hành vi mà người nói tác động đến tâm lý, tình cảm, cảm xúc, hành vi của người tiếp nhận nghĩa là hành động gây được hiệu quả ở người nghe Hiệu quả đó chỉ dành riêng cho hoàn cảnh phát ngôn mà thôi
1.2 Phân loại hành vi ngôn ngữ
- Các nhà ngôn ngữ có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại hành
vi ngôn ngữ như của: D.Wunderlich, F Recanatil, K Bách và R.M Harnish
Ở đây tôi xin đưa ra hướng phân loại của J Austin và R Searle
Nhà triết học người Anh - J Austin (1911 - 1960) là người có công đầu tiên trong việc xây dựng lý thuyết Hành vi ngôn ngữ
Sau J Austin là John R.Searle, nhà triết học ngôn ngữ người Mĩ, đã tiếp tục phát triển lý thuyết hành vi ngôn ngữ
Các công trình viết về Ngữ dụng học vẫn chịu nhiều ảnh hưởng từ quan điểm của Austin và Searle
1.2.1 Cách phân loại hành vi ngôn ngữ của Austin
Austin đã phân loại hành vi ngôn ngữ thành 5 phạm trù Đó là :
- Phán xử (verdictives, verditifs): Đây là những hành vi đưa ra những lời phán xét về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển nhiên
Trang 16hoặc dựa vào lí lẽ vững chắc như: hành động tuyên án, đánh giá, xếp loại, kết luận
- Hành xử (exercitives, exercitifs): Đây là những hành vi đưa ra những quyết định thuận lợi hay chống lại một chuỗi hành động nào đó: ra lệnh, chỉ huy, biện hộ cho, khẩn cầu, van xin… và các hành vi ngôn ngữ như: bổ nhiệm, đặt tên, tuyên bố khai mạc, bế mạc, cảnh cáo, tuyên ngôn
- Cam kết (commissives, commissifs): những hành vi này ràng buộc người nói vào một chuỗi những hành động nhất định như: hành động hứa, cam kết, thề nguyền, thông qua các quy ước, tham gia một phe nhóm
- Trình bày (expositives, expositifs): những hành vi này được dùng để trình bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng các từ như khẳng định, phủ định, chối, dẫn thí dụ, chuyển dạng lời, phản bác,
- Hành động ứng xử (behabitives, comportementaux) đây là những hành
vi phản ứng với cách xử sự của người khác, đối với các sự kiện có liên quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành vi hay số phận của người khác như : xin lỗi, cám ơn, chúc mừng, trách, khen
1.2.2 Cách phân loại hành vi ngôn ngữ của Searle
Cách phân loại của Searle có bước tiến so với cách phân loại của Austin
vì ông đã đưa ra tiêu chí xác định có quan hệ chặt chẽ với nhau để phân loại các hành động ngôn từ Searle đã đưa ra 12 tiêu chí, trong đó có 4 tiêu chí quan trọng, đó là: đích ở lời (the point of the illocutionary), hướng khớp ghép lời với hiện thực (direction of fit), trạng thái tâm lý được biểu hiện (expressed psychological states) và nội dung mệnh đề (propositional content) Dựa vào 4 tiêu chí này, Searle đã phân lập được 5 loại hành vi ở lời như sau:
- Tái hiện (representatives) như: khẳng định, tường thuật, giải thích,
- Điều khiển (directives) như: cầu khiến, ra lệnh, van nài, đề nghị, cảnh báo…
- Cam kết (commissives) như : hứa, thề, cam đoan, cho, tặng, biếu…
- Biểu cảm (expressives) như : cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng,
- Tuyên bố (declarations ) như : tuyên bố, báo cáo,
1.3 Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi
Trang 171.3.2 Biểu thức ngữ vi
Biểu thức ngữ vi là một thể thức nói năng cốt lõi do các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời kết hợp với (hoặc không có) nội dung mệnh đề đặc trưng cho một hành vi ở lời nào đó Biểu thức ngữ vi vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm của một hành động ở lời [3;60]
Theo Đỗ Hữu Châu, mỗi biểu thức ngữ vi được đánh dấu bằng các dấu hiệu chỉ dẫn, Searle gọi các dấu hiệu này là các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời (illocutionary force indicating devices – IFDIs) Các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời gồm: các kiểu kết cấu, những từ ngữ chuyên dùng trong các biểu thức ngữ vi, ngữ điệu, quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ - tham thể tạo nên nội dung mệnh đề được nêu trong biểu thức ngữ vi với các nhân tố của ngữ cảnh và các động từ ngữ vi [1, 92 - 94]
Như vậy, căn cứ vào biểu thức ngữ vi ta có thể nhận diện được các hành
vi ngôn ngữ mà người nói thực hiện Ví dụ: Biểu thức ngữ vi đặc trưng cho hành
vi hỏi là : “có không”, “đã chưa”, “ ở đâu?” , “ vì sao ”
Biểu thức ngữ vi có động từ dùng trong chức năng ngữ vi là biểu thức ngữ
vi tường minh Biểu thức ngữ vi không có động từ ngữ vi là biểu thức ngữ vi nguyên cấp hay biểu thức ngữ vi hàm ẩn
1.3.3 Động từ ngữ vi
Động từ ngữ vi là những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng với biểu thức ngữ vi (có khi không cần biểu thức ngữ vi đi kèm) là người nói thực hiện luôn cái hành vi ở lời do chúng biểu thị [1, 97] Động từ ngữ vi một phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời đặc biệt, đánh dấu cho một số biểu thức ngữ vi tường minh
Động từ ngữ vi chỉ được dùng trong chức năng ngữ vi (có hiệu lực ngữ vi) khi trong phát ngôn nó được dùng ở ngôi thứ nhất thời hiện tại (thời điểm phát ngôn của người nói được thực hiện), thể chủ động và thức thực thi [1, 98]
1.4 Điều kiện sử dụng các hành vi ngôn ngữ
Mỗi hành vi ngôn ngữ đòi hỏi những điều kiện nhất định Searle gọi đó là những quy tắc để cho việc thực hiện nó đạt hiệu quả đúng với đích của nó Có những điều kiện sau đây:
a) Điều kiện nội dung mệnh đề: quy định những điều kiện cần thiết, cụ thể cho việc thực hiện hành vi ngôn ngữ Chẳng hạn hành động cảnh báo thì nội dung phát ngôn phải nói về một sự kiện tương lai
b) Điều kiện chuẩn bị: bao gồm những hiểu biết của người phát ngôn về năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các quan hệ giữa người nói, người nghe Ví dụ: khi ra lệnh, người nói phải tin rằng người nhận lệnh có khả năng thực hiện hành động quy định trong lệnh, đồng thời biết rằng giữa người nói và người nhận có vị thế xã hội có lợi cho người nói
Trang 18c) Điều kiện chân thành: chỉ ra các trạng thái tâm lý tương ứng của người phát ngôn Chẳng hạn: khi hứa phải thực hiện lời hứa, thông báo điều gì đó phải đúng sự thật…
d) Điều kiện căn bản: đây là điều kiện đưa ra kiểu trách nhiệm mà người nói hoặc người nghe bị ràng buộc khi hành vi ở lời được phát ra Trách nhiệm
có thể rơi vào hành động sẽ được thực hiện hoặc đối với tính chân thực của nội dung
1.5 Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và gián tiếp
1.5.1 Hành vi ngôn ngữ trực tiếp
- Hành vi ngôn ngữ trực tiếp là hành vi được thực hiện đúng với các điều kiện sử dụng, đúng với đích ở lời của chúng Nói cách khác, đó là hành vi mà phát ngôn chứa nó có sự tương ứng giữa cấu trúc hình thức với hiệu lực ở lời của chính hành động đó Cụ thể:
- Kiểu câu trình bày được dùng với chức năng diễn tả sự việc (chức năng biểu hiện)
- Kiểu câu nghi vấn được dùng với chức năng hỏi
- Kiểu câu cầu khiến được dùng với chức năng điều khiển
- Kiểu câu cảm thán được dùng với chức năng bộc lộ cảm xúc
Ví dụ: Phát ngôn “Đóng giúp tôi cái cửa lại” được dùng với chức năng yêu cầu ai đó đóng cửa lại thì nó là một hành vi ngôn ngữ trực tiếp
1.5.2 Hành vi ngôn ngữ gián tiếp
Theo Đỗ Hữu Châu, trong giao tiếp ngôn ngữ, người giao tiếp sử dụng
bề mặt hành vi ở lời này nhưng lại nhằm hiệu quả cho một hành vi ở lời khác,
đó là hiện tượng sử dụng hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp Một hành vi được
sử dụng theo gián tiếp là một hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi
ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác [1, 146]
Ví dụ:
SP1: Chúng tôi tin hai bạn sẽ là nhịp cầu nối để chiếc cầu tiếp tục vươn xa
và để trường ta tiếp tục toả sáng
SP2: Chúng em xin cảm ơn thầy cô!
Ở ví dụ trên hành vi chúc đã được SP1 (người nói) sử dụng theo lối gián tiếp Hiệu lực ở lời đã đạt được hiệu quả khi SP2 (người đáp) hồi đáp lời chúc của SP1 bằng lời cảm ơn
Khi lý giải hành vi ngôn ngữ gián tiếp cần chú ý một số điểm sau:
- Hành vi ngôn ngữ gián tiếp lệ thuộc mạnh vào ngữ cảnh;
- Cần chú ý tới quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần của nội dung mệnh
đề trong biểu thức ngữ vi trực tiếp với ngữ cảnh;
Trang 19- Một phát ngôn trực tiếp có thể thể hiện một số hành vi gián tiếp;
- Hành vi ngôn ngữ gián tiếp chịu tác động của hàng loạt các nhân tố như phương châm hội thoại, phép lập luận, quy tắc hội thoại
II Giao tiếp ngôn ngữ
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ Hoạt động giao tiếp nhằm thực hiện ba mục đích cơ bản: Nhận thức, tình cảm và hành động Có hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ đó
là tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện) và lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện), hai hoạt động này diễn ra trong quan hệ tương tác
2.1 Giao tiếp ngôn ngữ và vai trò của nó trong xã hội
2.1.1 Thế nào là hoạt động giao tiếp (HĐGT)bằng ngôn ngữ?
HĐGT là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, thông tin giữa con người với con người trong xã hội Giao tiếp được thực hiện bằng nhiều loại phương tiện, trong đó ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất
- Các nhân tố chính trong HĐGT bằng ngôn ngữ:
+ Nhân vật giao tiếp: Gồm người nói và người nghe
+ Nội dung giao tiếp (thông tin trong văn bản nói, viết)
+ Mục đích, hoàn cảnh giao tiếp: Thời gian, không gian, văn hóa, lịch sử,
xã hội
2.1.2 Bản chất của giao tiếp ngôn ngữ
Ngôn ngữ ra đời cùng với sự phát triển lịch sử loài người Ngôn ngữ có từ lịch sử xa xưa Ngôn ngữ gắn bó với đời sống con người và là phương tiện giao tiếp quan trọng Không có ngôn ngữ không thể có xã hội loài người và ngược lại Ngôn ngữ vừa là yếu tố cấu thành vừa có vai trò là động lực tạo ra sự hình thành
và phát triển của giao tiếp
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt được nảy sinh do nhu cầu giao tiếp giữa con người với con người Đó là một loại tín hiệu đặc biệt gọi là hệ thống tín hiệu thứ hai, được hình thành bằng những phản xạ không điều kiện
Mặt khác trong quá trình phát triển của mỗi dân tộc, văn hóa được hình thành và sự cọ xát với các nền văn hóa khác luôn xảy ra, có ảnh hưởng nhất định, để lại những dấu ấn rõ nét trong cung cách ứng xử, giao tiếp hay cụ thể hơn trong văn hoá giao tiếp của mỗi dân tộc Trong đó, có thể kể đến giao tiếp ngôn ngữ
Giao tiếp ngôn ngữ là thông báo hay truyền đạt một số nội dung trong tư duy bằng ngôn ngữ Giao tiếp ngôn ngữ là hình thức giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của xã hội loài người Việc truyền đạt thông báo được tiến hành qua những bước liên tục Quá trình này làm thành hệ thống giao tiếp, bao gồm các
Trang 20thành tố nguồn phát tin, nguồn nhận tin và mã Muốn giao tiếp thực hiện được thì nguồn phát và nguồn nhận phải cùng sử dụng chung một mã hay ít nhất hai
mã được sử dụng phải có phần tương đương với nhau Ngoài ra trong giao tiếp cũng còn phải tính đến các yếu tố khác như tạp âm - những trở ngại trong đường truyền đạt thông báo, và phần dư thừa, tức là phần trùng lặp có thể bù đắp phần nào những mất mát thông tin do tạp âm gây ra trong đường truyền tin
Về nguyên tắc, giao tiếp ngôn ngữ mang tính chất xã hội Để có thể giao tiếp được với nhau, con người phải có những mối quan hệ nhất định với nhau,
đó là quan hệ giao tiếp Quan hệ giao tiếp được xây dựng trên hệ thống các mối quan hệ xã hội nói chung, trên cấu trúc xã hội đó và trên các quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp, hoặc nhóm người trong xã hội đó
Theo Nguyễn Như Ý, hình thức giao tiếp ngôn ngữ có thể là nói, viết hay dùng các phương tiện kỹ thuật khác căn cứ vào trình độ kĩ thuật khác căn
cứ vào trình độ phát triển của xã hội cụ thể [16, 101]
2.1.3 Vai trò của giao tiếp ngôn ngữ
Có thể khẳng định rằng giao tiếp ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân mỗi người nói riêng và xã hội nói chung Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người được
sử dụng nhiều nhất trong các phương tiện giao tiếp Con người sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để tiến hành giao tiếp xã hội Cụ thể hơn, mỗi người phải
có khả năng sử dụng lời nói, các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để giao tiếp với người khác Trong quá trình giao tiếp, đối tượng giao tiếp cũng là đối tượng điều khiển, tác động đến tư duy nhận thức của những người tham gia giao tiếp từ đó chi phối việc sử dụng ngôn ngữ và các diễn ngôn
Lời nói là hoạt động nói năng của người sử dụng ngôn ngữ như một công
cụ giao tiếp với các thành viên khác trong cộng đồng ngôn ngữ, là hình thức tồn tại của ngôn ngữ Lời nói là hành động của cá nhân, có tính chất nhất thời và luôn luôn đổi mới Nếu coi ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu tồn tại trong bộ
óc của những người cùng nói một thứ tiếng, là một cái mã chung cho cả cộng đồng ngôn ngữ thì lời nói là sự vận dụng cái mã này của người nói và chỉ là cái biểu hiện cụ thể của cái hệ thống ký hiệu tiềm ẩn trong bộ óc của từng người
Lời nói là phương tiện tồn tại của ngôn ngữ Lời nói là cái cần thiết để cho ngôn ngữ xác lập và phát triển Tính đa dạng, tính tự do sáng tạo của lời nói làm cho ngôn ngữ trở thành một công cụ tinh vi, tế nhị để diễn đạt mọi tư tưởng tình cảm của con người trong những hoàn cảnh rất khác nhau! [15, 134]
Lời nói và các yếu tố phi ngôn ngữ (như điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ) có quan hệ khăng khít với nhau Chúng mang tính xã hội và được hình thành trong quá trình giao lưu - giao tiếp xã hội Như vậy, quá trình giao tiếp phải được xem xét trên 2 bình diện: cá nhân và xã hội Trong quá trình giao tiếp mỗi người phải
Trang 21tuân theo những nguyên tắc nhất định mà mỗi cá nhân buộc phải tuân theo mới đạt được hiệu quả là điều khiển được nhận thức thái độ và hành vi của người khác Đối với mỗi cá nhân trong từng thời điểm, từng hoàn cảnh cần có những hành vi ứng xử - giao tiếp phù hợp
2.2 Giao tiếp ngôn ngữ trong xã hội
Trong thực tế của xã hội, việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp phụ thuộc vào hai yếu tố chính: xã hội (năng lực vận dụng ngôn ngữ trong giao tiếp) và cá nhân (năng lực ngôn ngữ) Mỗi một xã hội đều có hệ thống các quy tắc xã hội ràng buộc hành vi của con người Trong đó, có những quy tắc thuộc về quy định như luật pháp và có những quy tắc thuộc về tập tục, thói quen hình thành như phong tục, tập quán Có thể nói những quy tắc xã hội đó đã chứa đựng quy tắc giao tiếp và phương thức giao tiếp
Chức năng cơ bản của lời nói là truyền đạt ý nghĩa từ ngữ và ý nghĩa ngữ pháp của ngôn ngữ dân tộc Ứng với từng hoàn cảnh giao tiếp, những người tham gia giao tiếp sẽ sử dụng các phát ngôn phù hợp Dấu ấn địa phương, vì thế
xã hội, thái độ tình cảm của người giao tiếp được thể hiện trong lời nói Thông qua cách sử dụng từ ngữ, phát âm, giọng điệu, âm điệu người nghe có thể nhận biết được "nhân thân" của người nói (Chẳng hạn người ở vùng nào, người có quyền chức hay không, nhà văn, giáo viên hay nhân viên bán hàng , )
Mỗi cá nhân khi tham gia giao tiếp không chỉ có kĩ năng về ngôn ngữ mà còn cả những kĩ năng giao tiếp Kỹ năng ngôn ngữ phụ thuộc vào trình độ của mỗi cá nhân (vốn từ ngữ, nắm vững các quy tắc ngữ pháp của ngôn ngữ giao tiếp) Kỹ năng giao tiếp hay kỹ năng nói năng là việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp Khả năng này tuy đa dạng nhưng lại có tính quy luật nhằm giúp cho các thành viên trong cộng đồng có thể hiểu và giao tiếp được với nhau Vì thế
kỹ năng giao tiếp có chuẩn mực xã hội chung và các thành viên xã hội có được các kỹ năng giao tiếp là nhờ học được từ xã hội Các cá nhân phải tuân thủ các chuẩn mực chung đó Họ vừa học, vừa tiếp thu, vừa góp phần bổ sung hoàn thiện kỹ năng
Mỗi xã hội có những chuẩn mực giao tiếp riêng và do đó, rất có thể xảy ra một thực tế là chuẩn mực giao tiếp của xã hội này sẽ là phi chuẩn mực giao tiếp của xã hội kia và ngược lại Chẳng hạn, người Việt khi gặp nhau, người ta thường hỏi thăm về những vấn đề liên quan đến cá nhân như sức khỏe, gia đình trong khi đó người phương Tây thì lại cho đó là sự tò mò không lịch sự, người
ta thường trao đổi với nhau về những vấn đề chung chung như thời tiết, giá cả thị trường,
Những chuẩn mực giao tiếp ngôn ngữ cũng luôn biến động và có thể thay đổi theo từng thời đại Chẳng hạn, vào thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám trong xã hội Việt Nam khi xưng hô những người có vị trí thấp thường dùng "
Trang 22bẩm" ở đầu câu nói (Bẩm cậu, có bà Phán đến chơi ạ !Bẩm ông, mợ cháu vừa
đi khỏi ) còn ngày nay chúng ta ít dùng như vậy mà nếu có thì thường dùng
"thưa".'
Vì vậy, trong xã hội luôn vận động và phát triển như hiện nay, giao tiếp ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng về mặt ngôn ngữ, văn hóa và xã hội Nói một cách khái quát thì giao tiếp ngôn ngữ biểu hiện cụ thể đặc trưng văn hóa, ngôn ngữ và trình độ của phát triển văn hóa, ngôn ngữ của cá nhân và dân tộc
2 3 Một số vấn đề lý thuyết về giao tiếp tương tác của ngôn ngữ học
xã hội
2.3.1 Sự kiện giao tiếp
“Sự kiện giao tiếp (speech event) là đơn vị cơ bản trong nghiên cứu giao tiếp ngôn ngữ Dù trong bất kỳ tình huống giao tiếp nào, ngay cả những tình huống giao tiếp mang tính đặc thù như nghi thức trong giáo đường, thẩm vấn của toà án hay trong giao tiếp buôn bán, đấu thầu, chuyện trò trong tiệc rượu, v.v thì các hoạt động tương tác được thể hiện trong hoạt động giao tiếp phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định.” [7, tr.353]
Cấu trúc dân tộc học của D Hymes về mối quan hệ tương tác và mô thức của ngôn ngữ và đời sống Cấu trúc này gồm 8 thành tố viết tắt bằng 8 chữ cái:
S.P.E.A.K.I.N.G Trong đó:
(1) Chu cảnh/thoại trường (S - setting and scence)
Chu cảnh gồm khung cảnh và hiện trường Khung cảnh chỉ thời gian và địa điểm, tức là hoàn cảnh vật chất cụ thể mà ở đó xảy ra giao tiếp Hiện trường chỉ hoạt động tâm lý trừu tượng hoặc ranh giới về mặt văn hóa của hoạt động giao tiếp (trường hợp chính thức – phi chính thức, quy thức – phi quy thức)… Trong một khung cảnh nhất định, người tham gia giao tiếp có thể tự do thay đổi hiện trường khi họ thay đổi mức độ chính thức Ví dụ: trong một cuộc họp căng thẳng, người chủ trì có thể pha trò để làm giảm không khí căng thẳng, hoặc khi
họ thay đổi các hoạt động mà mình đang tiến hành
(2) Người tham dự/ tham thể (P - participants)
Người tham dự giữ bốn vai là: người nói (addressor), người phát ngôn (speaker), người thụ lời (addresee), người nghe (listener) Trong cuộc giao tiếp những người tham dự có thể phối hợp các vai một cách rất đa dạng: speaker – listener; addressor - addresee; sender - receiver Trong trường hợp giao tiếp cặp đôi thì một bên là người nói, một bên là người nghe Trong các buổi diễn thuyết thì người diễn thuyết là người phát ngôn, còn đối tượng của diễn thuyết là khán, thính giả
(3) Mục đích (E - end)
Trang 23Mục đích của giao tiếp là chỉ kết quả đạt được theo sự mong đợi định sẵn của hoạt động giao tiếp và mục đích cá nhân của người tham dự, xuất phát từ hai phương diện đó là:
- Kết quả (outcome): bao gồm kết quả có thể dự đoán và kết quả
không thể dự đoán
- Đích (goals), gồm có đích nói chung và đích mang tính cá nhân
- Chuỗi hành vi (A - acts sequence)
Chuỗi hành vi chỉ hình thức và nội dung của cuộc giao tiếp Chẳng hạn dùng từ ngữ gì, mối quan hệ gì, lời định nói và cách biểu đạt như thế nào với thoại đề, v.v.Ví dụ: chuỗi hành vi ở một cuộc hội thảo khoa học khác với ở những cuộc trò chuyện lúc trà dư tửu hậu Điều làm nên sự khác biệt này là phong cách giữa các tình huống giao tiếp khác nhau, nội dung trao đổi, nói chuyện cũng khác nhau
(4) Phương thức (K - key)
Phương thức diễn đạt chỉ ngữ điệu (tone), cách (manner), tinh thần chứa đựng trong thông tin đó như: vô tư, thoải mái (light- hearted); nghiêm túc (serious); rõ ràng, tỉ mỉ (precise); mô phạm (pedantic), chế giễu (mocking), châm chọc, mỉa mai (sarcastic); vênh vang (pompous) Ngoài việc được biểu thị bằng ngôn ngữ, phương thức diễn đạt có thể dùng các yếu tố phi lời như: cử chỉ, điệu bộ thậm chí là dáng điệu Khi một người nói mà giữa nội dung nói với phương thức diễn đạt người đó đang sử dụng không “khớp” nhau thì người nghe có thể sẽ chú ý đến phương thức diễn đạt hơn là nội dung lời nói
(5) Phương tiện (I - Intrumentalities)
(6) Phương tiện đề cập đến sự lựa chọn kênh giao tiếp như nói, viết, hoặc điện báo hoặc hình thức giao tiếp được sử dụng, chẳng hạn như phương ngữ,
mã, hoặc phong cách nào được lựa chọn Người ta có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau trong một cuộc giao tiếp, ví dụ: mở đầu lẩy một câu Kiều hay một câu châm ngôn, sau đó có thể nói theo kiểu kể chuyện vui bằng phương ngữ, sau đó trích dẫn một vài điển tích, hoặc nói chêm vào mấy câu tiếng nước ngoài Chuẩn tương tác và chuẩn giải thích (N - norm of interaction and interpretation)
Chuẩn tương tác thuộc về người nói còn chuẩn giải thích thuộc về người nghe Nói một cách cụ thể hơn, người nói phải lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp sao cho phù hợp với đối tượng giao tiếp, còn người nghe phải cố gắng lí giải phát ngôn trong cùng một khung chung
(7) Thể loại (G - Genres)
Thể loại chỉ loại hình của hình thức ngôn ngữ như độc thoại, hội thoại, thơ, tục ngữ, thành ngữ, câu đố, bài thuyết trình Mỗi thể loại sẽ thích hợp với từng trường hợp giao tiếp cụ thể
Trang 242.3.2 Quan hệ giao tiếp
2.3.2.1.Khái niệm quan hệ giao tiếp
Để tồn tại và phát triển, con người cần tạo dựng các mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên và với môi trường xã hội, trong đó mối quan hệ với môi trường
xã hội có ý nghĩa đặc biệt Khi nói “bản chất con người là tổng hoà những quan
hệ xã hội”, cũng có nghĩa là tất cả các quan hệ xã hội đều góp phần hình thành bản chất con người Mối quan hệ trong xã hội của con người đa dạng, phức tạp tạo thành một mạng lưới các mối quan hệ
Theo Nguyễn Văn Khang quan hệ giao tiếp là “ mối quan hệ giữa các thành viên tham gia một cuộc giao tiếp cụ thể” “Quan hệ giao tiếp được xây dựng trên cơ sở hệ thống các mối quan hệ xã hội chung, trên cơ sở cấu trúc của
xã hội đó” [7, 357]
Hoạt động giao tiếp bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp và phương tiện, cách thức giao tiếp
“Trong giao tiếp, không phải nhân vật giao tiếp muốn nói gì thì nói Nhân vật giao tiếp nói (viết) gì, như thế nào là tuỳ thuộc vào quan hệ xã hội của họ Mỗi tương tác ngôn ngữ nhất thiết là một tương tác xã hội” [5, 95]
Như vậy, trong hoạt động giao tiếp, muốn đạt được mục đích giao tiếp, người tham gia giao tiếp luôn phải có ý thức “lựa lời mà nói” Sử dụng ngôn ngữ thực chất là quá trình lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ Để có được sự lựa chọn đúng người tham gia giao tiếp phải chú ý đến mối quan hệ giữa họ với các thành viên tham gia giao tiếp
2.3.2.2.Quan hệ “quyền uy” và quan hệ “thân hữu”
Căn cứ vào những nhân tố liên quan đến khoảng cách xã hội (tuổi tác, giới tính, vị thế xã hội ) và mức độ gắn bó giữa những nhân vật tham gia giao tiếp (thân, sơ ), người ta có thể quy thành hai loại quan hệ giao tiếp là: quan hệ quyền uy (hay quan hệ vị thế) và quan hệ thân hữu
- Quan hệ quyền uy: là quan hệ trên - dưới, sang - hèn, tôn - khinh
Ví dụ: Bấy giờ, quan rằng: mày đã già bạc tóc, thì tao sẽ làm cho tóc mày nên đen, liền dạy nấu chám cho sôi mà đổ trên đầu, thì tóc người liền xanh (trích Truyện Các Thánh-Majorica)
Ở ví dụ trên " mày" là tiếng gọi người dưới, là tiếng gọi của quan với thần dân Từ xưng hô đã thể hiện được vị trí trên dưới trong xã hội
- Quan hệ thân hữu: là quan hệ ngang bằng
Khi xác định được vai của người tham dự giao tiếp ở vào một quan hệ nào đó thì sẽ có sự lựa chọn phong cách ngôn ngữ tương ứng để giao tiếp sao cho thoả đáng
Trang 25Ví dụ: lời chúc mừng của học trò dành cho thầy cô giáo (quan hệ quyền
uy) khác với lời chúc của bạn bè thân thiết dành cho nhau (quan hệ thân hữu):
- Nhân ngày 20/11, em chúc cô luôn vui vẻ, mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người ạ
2.3.3 Sự lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp
2.3.3.1 Khái niệm “sự lựa chọn ngôn ngữ”
“ Giao tiếp là chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ, và suy cho cùng, ngôn ngữ sinh ra để thực hiện chức năng giao tiếp Giao tiếp được coi là quá trình vận dụng ngôn ngữ Sự vận dụng này thực tế là một quá trình lựa chọn ngôn ngữ (language choice)… Sự lựa chọn ngôn ngữ được tiến hành ở bất kỳ tầng diện nào của ngôn ngữ như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, v.v bởi chỉ cần một sự biến đổi nhỏ ở trong một tầng diện sẽ tạo nên một ý nghĩa dụng học sâu sắc” [7, 372]
Sự lựa chọn có thể là kết quả của một hành vi có ý thức với ý định chủ quan, cũng có thể diễn ra một cách vô thức và ngoài ý định chủ quan của chủ thể giao tiếp Từ đó, có thể quy về hai quá trình lựa chọn, đó là: sự lựa chọn mang tính ngữ cảnh (lựa chọn không đánh dấu) và sự lựa chọn mang tính chiến lược (lựa chọn mang tính đánh dấu) “Sự lựa chọn ngôn ngữ không phải nhất thành bất biến mà linh hoạt với mục đích cuối cùng là thoả đáng về giao tiếp …” [7, 372]
2.3.3.2.Các đặc trưng của ngôn ngữ tự nhiên làm cơ sở cho sự lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp
a/ Tính dị biến: là tính đa khả năng trong cách biểu đạt của ngôn ngữ với các hình thức biểu đạt khác nhau ở các bình diện của ngôn ngữ như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp Nhờ tính đa khả năng này mà con người khi giao tiếp có thể lựa chọn cho phù hợp với bối cảnh cũng như mục đích giao tiếp
b/ Tính thương lượng
Liên quan đến việc tạo ra tính thương lượng là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng ngôn ngữ Quyền (rights) là những hành động ngôn từ mà người giao tiếp được quyền sử dụng Nghĩa vụ (obligation) là những việc mà người giao tiếp phải làm để đảm bảo nguyên tắc thông tin
Trên cơ sở quyền và nghĩa vụ mà tạo ra nguyên tắc thương lượng (negociation principle) làm cho có sự cân đối giữa quyền và nghĩa vụ lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp
c/ Tính thích nghi
Tính thích nghi làm cho người giao tiếp có thể lựa chọn ngôn ngữ theo cách thương lượng
2.4 Một số vấn đề về lý thuyết nghi thức giao tiếp
2.4.1 Khái niệm nghi thức và nghi thức giao tiếp
Trang 262.4.1.1 Nghi thức
Khi nói đến nghi thức lời nói, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là nghi thức
và nghi thức lời nói
Nghi thức là một chuỗi các hoạt động liên quan đến cử chỉ, lời nói, hành động hoặc đối tượng, được thực hiện ở một nơi được sắp xếp theo thứ tự và theo
một trình tự được thiết lập
Nghi thức là “toàn bộ nói chung những điều quy định, theo quy ước xã hội hoặc thói quen, cần phải làm đúng để đảm bảo tính nghiêm túc của sự giao tiếp hoặc của một buổi lễ” [9, 677]
“Nghi thức là thể lệ quy định cách cư xử và các hình thức đối xử trong một
xã hội nào đó” (dẫn theo [11])
Như vậy, có nhiều cách định nghĩa về nghi thức, nhưng tóm lại đều thống nhất ở cách hiểu: nghi thức là một hành vi mang tính xã hội được thực hiện một cách tất yếu theo quy tắc của xã hội, nhằm duy trì giao tiếp xã hội
2.4.1.2.Nghi thức giao tiếp
Theo Nguyễn Đức Dân “nghi thức giao tiếp là những hành vi hình thức và được quy ước mà mỗi cá nhân biểu hiện sự tôn trọng người đối thoại và cũng
để tự giữ danh dự của mình như hành vi tất yếu phải thực hiện… Những nghi thức sẽ giữ gìn và tạo ra sự cân bằng trong quá trình giao tiếp nên mỗi bên đối thoại phải thường xuyên duy trì trong suốt cuộc thoại” [2 ,120]
Theo Tạ Thị Thanh Tâm: “Nghi thức giao tiếp là một tập hợp các dấu hiệu được quy định trong quá trình giao tiếp của một cộng đồng nói một thứ tiếng nhất định Những nghi thức này hàm chứa trong nó một trình tự chặt chẽ với những hành động cụ thể, hành động ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, mà cả người nói
và người nghe phải tuân thủ” [10, 37]
Theo Nguyễn Văn Khang: Nghi thức giao tiếp được hiểu là những quy định mang tính khuôn mẫu về việc sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp cần phải tuân thủ để đảm bảo sự phù hợp về ngôn ngữ - văn hóa - xã hội tại một cộng đồng giao tiếp cụ thể
Như vậy, có thể thấy khi đưa ra các khái niệm nghi thức giao tiếp các tác
giả đều nhấn mạnh tới những quy định về việc sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp trong một cộng đồng giao tiếp cụ thể mà những người tham gia giao tiếp cần phải tuân thủ để đảm bảo đạt được mục đích giao tiếp
2.4.2 Phân loại nghi thức giao tiếp
Có nhiều cách phân loại nghi thức giao tiếp khác nhau dựa trên những tiêu chí phân loại khác nhau
Nguyễn Văn Khang chia nghi thức giao tiếp thành 2 nhóm lớn: NTGT có lời và NTGT phi lời, tiếp theo tác giả chia NTGT có lời thành: chỉ có lời và có lời + có dấu hiệu cử chỉ [8]
Trang 27Tạ Thị Thanh Tâm trong [11] đề xuất cách phân loại nghi thức giao tiếp dựa trên các tiêu chí:
Dựa vào phương tiện biểu hiện tác giả chia thành: NTGT ngôn ngữ, NTGT phi ngôn ngữ, và NTGT ngôn ngữ kết hợp với NTGT phi ngôn ngữ
Dựa vào cách thức biểu đạt: NTGT biểu đạt dưới dạng một phát ngôn, NTGT là sự tương tác giữa các lượt lời trong hội thoại có thể chia thành NTGT tường minh và NTGT hàm ẩn
Dựa vào bản chất chia thành NTGT dương tính, NTGT âm tính Trong thực tế giao tiếp có những NTGT mà bản chất của nó dễ tạo nên sự cộng hưởng trong giao tiếp, và cả S (người nói) lẫn H (người nghe) đều thoải mái khi thực hiện, đó là NTGT dương tính Bên cạnh đó, có những NTGT mà bản chất của
nó trái ngược với nhóm nghi thức vừa nêu: có nguy cơ dẫn đến sự gián đoạn, thậm chí là xung đột trong tương tác, và cả S lẫn H đều rất e ngại khi thực hiện,
đó là nhóm NTGT âm tính
Trong tiểu mục này, trên cơ sở tham khảo các công trình [8] và [11], luận văn trình bày cách phân loại nghi thức giao tiếp như sau:
a Nghi thức giao tiếp có lời
NTGT có lời là các hành động giao tiếp chủ yếu được diễn đạt bằng lời nói Ví dụ: nghi thức chúc mừng, chào, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi… bằng lời
Có thể mô hình hóa cấu trúc và chức năng của nghi thức giao tiếp có lời NTGT
có lời là những nghi thức có tính phổ quát cho mọi ngôn ngữ Khác biệt nếu có, chỉ tập trung ở cách thức biểu đạt trong mỗi ngôn ngữ dưới sự tác động của một nền văn hóa nhất định [11, 39]
Ví dụ: trong tiếng Việt, nghi thức chào có thể được thực hiện bằng một
hành động hỏi: Chị đi chợ đấy à? Anh khoẻ chứ? Trong khi đó, ở một số nền
văn hoá đặc biệt là văn hoá Âu Mỹ, nếu thực hiện nghi thức chào tương tự sẽ bị cho là tò mò, bất lịch sự
b Nghi thức giao tiếp phi lời
Ngoài ngôn ngữ, các phương tiện phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười… cũng trở thành phương tiện giao tiếp đắc lực của con người Ở mỗi nền văn hoá, mỗi dân tộc hay ở vị thế giao tiếp, vị thế xã hội khác nhau các tín hiệu phi ngôn ngữ có những ý nghĩa khác nhau
Ví dụ: Ở Việt Nam, cử chỉ khoanh tay và cúi đầu khi chào là biểu hiện sự
lễ phép, tôn kính của người vai dưới đối với người vai trên Người Malaysia biểu hiện sự tôn trọng bằng cách chạm bàn tay phải vào nhau và sau đó áp nó vào ngực Hay đối với người Triều Tiên, Nhật Bản, tùy theo mối quan hệ giữa các vai giao tiếp mà mức độ cúi gập người về phía trước cao hay thấp, cúi người theo tư thế hai tay buông thõng hay chắp tay trước ngực.” [11, 39]
Trang 28Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, các tín hiệu ngôn ngữ có khả năng biểu đạt hiệu quả hơn rất nhiều so với các tín hiệu phi ngôn ngữ Tuy nhiên, các tín hiệu phi ngôn ngữ cũng có một vai trò khá quan trọng trong việc lý giải nghĩa của lời nói Nó có tác dụng như một phương tiện bổ trợ cho tín hiệu ngôn ngữ Trong thực tế giao tiếp, nhiều khi chính các yếu tố phi ngôn ngữ mới giúp chúng ta hiểu đúng lời của nhau, giúp thấy rõ tình cảm thật của người nói hơn so với giao tiếp ngôn từ Ví dụ: Một phát ngôn chúc kèm theo một cái bắt tay hờ hững hay nụ cười khẩy thì có thể khẳng định đó là lời chúc không thật lòng, hay đôi lúc là một lời mỉa mai
c Nghi thức giao tiếp có lời kết hợp với phi lời
Trong giao tiếp thực tế, NTGT có lời và NTGT phi lời thường được sử dụng kết hợp với nhau Chính nhờ đặc điểm này mà người tham gia hội thoại
có thể phân biệt, đâu là hành động ngôn ngữ chân thành, đâu là hành động ngôn ngữ mang tính chất đãi bôi, lấy lòng Đặc điểm nổi bật nhất của nghi thức giao tiếp kết hợp này là, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, còn nhìn chung là ngôn ngữ diễn đạt sẽ cùng hướng biểu đạt với cử chỉ, điệu bộ Nói cách khác, nội dung ngôn ngữ tích cực sẽ kèm theo các yếu tố phi ngôn ngữ cùng trường biểu trưng tích cực và ngược lại [11, 41]
Trang 29Tiểu kết chương I
Trong chương I, luận văn đã tập trung giới thiệu những vấn đề lí luận cơ bản của đề tài, đó là: giao tiếp tương tác của ngôn ngữ học xã hội, lý thuyết về nghi thức giao tiếp và hành vi ngôn ngữ
Luận văn đã hệ thống hoá một số vấn đề lý thuyết về giao tiếp tương tác của ngôn ngữ học xã hội như: sự kiện giao tiếp, quan hệ giao tiếp, xưng hô trong giao tiếp và sự lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp
Các vấn đề về lý thuyết nghi thức giao tiếp được trình bày, trong đó luận văn tập trung vào vấn đề phân loại nghi thức giao tiếp
Hành vi ngôn ngữ là vấn đề đã được nghiên cứu nhiều nên trong chương này luận văn kế thừa và trình bày quan điểm của các nhà nghiên cứu như Austin, Searle… về các vấn đề: phân loại hành vi ngôn ngữ; phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi; điều kiện sử dụng các hành vi ngôn ngữ và hành vi ngôn ngữ trực tiếp và gián tiếp
Trang 30CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn tiến hành khảo sát đặc điểm ngôn ngữ “Chúc” trong tiếng Nhật
và tiếng Việt
Tư liệu được luận văn thu thập và phân tích chủ yếu từ giáo trình, báo điện tử, website, email cuả người Nhật gửi cho người Việt, người Việt gửi cho người Việt
Để có được kết quả nghiên cứu thì luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp phân tích: Sau khi thu thập ngữ liệu thì tiến hành phân tích những nội dung liên quan đến đặc điểm ngôn ngữ chúc trong tiếng Nhật và tiếng Việt
- Phương pháp tổng hợp: Sau khi thu thập phân tích ngữ liệu, luận văn tổng hợp lại những nội dung cơ bản trong đặc điểm ngôn ngữ chúc trong tiếng Nhật và tiếng Việt để có kết quả tổng quát sau khi đi sâu phân tích đề tài
- Phương pháp mô tả được sử dụng để chỉ ra đặc điểm của ngôn ngữ chúc trong tiếng Nhật và tiếng Việt để làm rõ “ Chúc” trong tiếng Việt và tiếng Nhật
sử dụng, những nhầm lẫn thường gặp khi sử dụng đồng thời có thể hiểu thêm nét văn hóa truyền thống đặc sắc, độc đáo thể hiện trong từng cách sử dụng
Trang 31- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là câu chúc trong tiếng Nhật và tiếng Việt
- Phạm vi nghiên cứu là một số lời Chúc trong hệ thống ngôn ngữ của hai quốc gia Nhật Bản và Việt Nam
Trang 32CHƯƠNG III KHÁI NIỆM “ CHÚC” VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 3.1 Chúc với tư cách là một hành vi ngôn ngữ
Theo “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên thì “chúc” có nghĩa :
“ Tỏ lời mong ước điều may mắn, tốt đẹp cho người khác”
Theo “Từ điển Tiếng Việt thông dụng” do Nguyễn Như Ý chủ biên “chúc”
có nghĩa: “Nói lời cầu mong những điều may mắn, tốt lành đến với người khác” Như vậy, “chúc” là từ chung nhất để chỉ hành động muốn “ tỏ lời mong ước điều may mắn, tốt đẹp cho người khác” giao tiếp
Bên cạnh “chúc”, hai từ thường được sử dụng trong hoạt động giao tiếp là
“chúc mừng” và “chúc tụng “Chúc mừng” là sự chia sẻ niềm vui trước một sự kiện nào đó, là sự biểu lộ thái độ, tình cảm đối với người đối thoại
Chúc mừng có nghĩa: “Chúc nhân dịp vui mừng ” Còn “chúc tụng” là sự thể hiện niềm mong muốn những điều tốt về một sự kiện nào đó sẽ đến với người khác Chúc tụng có nghĩa: “chúc mừng và ca ngợi”
Như vậy giữa “chúc mừng” và “chúc tụng” không hoàn toàn giống nhau
về mặt nội dung, nhưng giữa chúng đều có chung một nét nghĩa: bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, mong muốn điều tốt lành đối với người khác Vì thế, trong luận văn, khái niệm “chúc” được sử dụng là khái niệm chung (bao gồm cả chúc mừng và chúc tụng)
3.2 Điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ “chúc”
Chúc tiêu biểu cho những hành vi giao tiếp xã hội Chúc là sự chia sẻ niềm vui trước một sự kiện nào đó, là sự biểu lộ thái độ, tình cảm đối với người đối thoại Theo bảng phân loại của Austin thì chúc thuộc nhóm ứng xử (behabitives), còn theo bảng phân loại của Searle thì chúc thuộc nhóm biểu cảm (expressives) Hành động này thỏa mãn các điều kiện sau (theo Searle):
a Điều kiện nội dung mệnh đề:
Hành động người nói (S) đưa ra đề cập đến sự việc đã xảy ra hoặc sẽ xảy
ra mà cả (S ) và người nghe (H) đều mong đợi
b Điều kiện chuẩn bị
- Sự việc (X) là có thực
- Sự việc (X) liên quan đến (H)
- (S) và (H) đều biết về sự việc (X)
c Điều kiện chân thành : (S) thành tâm mong muốn (X) đến với (H)
d Điều kiện căn bản : Cả (S) và (H) cùng quan tâm, hướng tới (X)
3.3 Cách sử dụng hành vi ngôn ngữ “chúc”
Có thể nói so với các nghi thức giao tiếp khác, nghi thức chúc mang tính khuôn mẫu cao nhất
Trang 33Chúc là một nghi thức giao tiếp không thể thiếu trong đời sống xã hội Thông qua lời chúc người ta có thể chia sẻ niềm vui, thể hiện sự quan tâm, gắn
bó, đồng tình, qua đó thiết lập và tăng cường mối quan hệ giữa người trao (người chúc) và người nhận (người được chúc) Chúc cũng là hành vi mang tính
xã giao để duy trì mối quan hệ hoặc thay thế nghi thức gặp mặt, chia tay, hoặc
là lời mở thoại, kết thoại, duy trì cuộc thoại
Trang 34CHƯƠNG IV ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ “ CHÚC ” TRONG TIẾNG
NHẬT VÀ TIẾNG VIỆT 4.1 " Chúc" trong tiếng Nhật và tiếng Việt
4.1.1."Chúc" trong tiếng Nhật
Trong Tiếng Nhật từ Omedetou (お目出度う) nghĩa đen là lời chúc mừng nhân dịp thuận lợi như sinh nhật, đám cưới hay thăng chức Từ được cấu tạo bởi tính từ medetai (目出度い) có nghĩa là vui vẻ, tốt lành, vui vẻ và thuận lợi
Từ này được cấu tạo bởi các chữ tượng hình con mắt [目] rời [出] và sự xuất hiện [度] Từ này thường được đi kèm với cụm từ gozaimasu (ございます) làm cho cách diễn đạt trang trọng hơn một chút
Cách viết khác không còn được sử dụng như là [芽出度い- mededoi] và [愛でたい - medetai] Ngày nay, được viết nhiều hơn bằng hiragana [おめでとう- omedetou] khi nó là biểu hiện của lời chúc mừng và đôi khi với chữ kanji[ お目出度う- omedetou ]
- Sự khác biệt giữa "おめでとう Omedetou" và "おめでとうござい
Trong những trường hợp thể hiện sự lịch sự thì おめでとう được thêm
đuôi ございます ở phía sau
Có thể nói nghi thức Chúc của người Nhật có đặc tính khuôn mẫu cao, thể
hiện được nghi lễ văn hóa của đất nước mặt trời mọc
Cùng là cách chúc nhưng tùy vào từng đối tượng và bối cảnh khác nhau
Trang 35Gokekkon omedetou
Trong ví dụ này, tiền tố "ご" được sử dụng nhưng lại chỉ được xem là cách nói thông thường chứ không phải cách nói lịch sự là bởi vì trong nhiều trường hợp tiền tố "ご”được người Nhật sử dụng để thêm nhiều nét đẹp cho lời nói và lối giao tiếp
Akemashite omedetou gozaimasu
- "Chúc mừng (おめでとう omedetou) " được sử dụng cho những dịp vui vẻ như sinh nhật, kết hôn, nhập học và đi làm Ngoài ra, lời chúc mừng cũng được đưa ra bằng từ “omedetou” khi sinh con, thi đỗ hoặc được thăng chức Để chào mừng năm mới, cũng sử dụng “omedetou”
“おめでとう omedetou/おめでとうございます omedetougozaimasu" không chỉ được sử dụng khi chúc mừng ai đó bằng lời nói mà còn được sử dụng trong thư từ, email và điện tín
Ngoài cách thể hiện chúc mừng bằng từ “おめでとう” hoặc “めでとうございます” thì tiếng Nhật cũng có các từ có nét nghĩa tương tự
*Những cụm từ khác trong tiếng Nhật có nghĩa tương tự như "おめ でとう- omedetou."
Ví dụ: "おめでと- Omedeto: Xin chúc mừng",
"お祝い申し上げます- Oiwai moshiagemasu: Xin chúc mừng" "御祝 - Oiwai".,v.v
Dưới đây là một số tình huống mà mỗi từ được sử dụng:
- おめでと- Omedeto: là một từ được sử dụng để bày tỏ chúc mừng một
cách tình cờ hơn "おめでとう - omedetou" Việc thiếu chữ "U" cuối cùng khiến
nó nghe hơi lạ lẫm Do đó, "おめでと- omedeto" chỉ có thể được sử dụng cho những người thân thiết như gia đình và bạn bè Để nói "chúc mừng" với cấp trên
và khách của mình thì người Nhật dùng dạng lịch sự hơn đó là “おめでとうございます”
- お祝い申し上げます- Oiwai moushiagemasu: chúc mừng bạn
- お慶び申し上げます- Oyorokobi moushiagemasu: chúc bạn những
điều tốt đẹp nhất
Trang 36Đây là hai cách chúc mừng lịch sự hơn “おめでとう – omedetou”,
được sử dụng với ý nghĩa Tôi chúc mừng bạn về những gì đã xảy ra với bạn
Nó cũng phù hợp với các tình huống kinh doanh và khi gửi lời chúc mừng đến cấp trên
(けいが:keiga)
+ 御祝(おいわい: oiwai: thường được thêm tiền tố “ go: phía trước
để thể hiện sự lịch sự, thường được dùng khi tặng quà cưới hỏi, sinh con, nhập học,vv Người Nhật thường bày tỏ sự chúc phúc của mình bằng cách viết “御祝(おいわい:oiwai ” trên Shugibukuro bọc tiền và trên giấy Noshi được đính kèm với vật phẩm để bày tỏ sự chúc phúc
+ 祝賀 (しゅくが: shukuga) : thường được sử dụng cho các lễ kỷ niệm quy mô lớn, chẳng hạn như "tiệc kỷ niệm" và "diễu hành kỷ niệm"
Senshou o iwaiu shukugakai ga Hiraki kareta
Các nghi lễ được tổ chức để ăn mừng chiến thắng
+ 慶賀(けいが: keiga: Sự chúc mừng mang ý nghĩa niềm vui hoặc lễ
Thiệp năm mới: Nengajou
Ở Nhật Bản, người Nhật thường gửi một tấm bưu thiếp có tên là nengajou vào ngày đầu năm mới với dòng chữ "Chúc mừng năm mới" được viết trên đó là"あけまして- Akemashite" có nghĩa là sự khởi đầu của một năm mới Ngoài
ra, câu ``Chúc mừng năm mới (謹んで Tsutsushinde)'' cũng được sử dụng Đó
là trạng thái thể hiện sự tôn trọng đối với người khác Bạn cũng có thể thấy những tấm thiệp Năm Mới có những từ như "謹賀新年 Kinga Shinnen:Chúc năm mới hạnh phúc" hoặc "恭賀新年居 Kyoga Shinnen: Chúc mừng năm mới
" được viết trên đó Cả ``Kinga'' và ``Kyoga'' đều có nghĩa là ``ăn mừng với niềm vui'' và là những từ để chúc mừng năm mới
- Vào dịp sinh nhật
Trang 37Lời chúc mừng sinh nhật là "お誕生日おめでとう Otanjoubi omedetou: Chúc mừng sinh nhật" Từ này không chỉ được sử dụng khi chúc mừng sinh nhật ai đó bằng lời nói mà còn được dùng khi chuyển lời chúc mừng qua thư hoặc thiệp Khi chúc mừng sinh nhật của một người lớn tuổi hơn, tốt hơn là nên chọn cách nói lịch sự "おめでとうございます: Omedetou gozaimasu”
- Lễ kết hôn
Khi người Nhật chúc mừng ai đó kết hôn, họ thường nói
ご結婚おめでとうございます : Gokekkon omedetou gozaimasu Chúc mừng cuộc hôn nhân của bạn
Nếu bạn có mối quan hệ thân thiết với cô dâu và chú rể, bạn cũng có thể nói “ご結婚おめでとう: Gokekkon omedetou : Chúc mừng hôn lễ của bạn"
"ご結婚おめでとうございます: Gokekkon omedetou gozaimasu
Chúc mừng cuộc hôn nhân của bạn" cũng được sử dụng để trả lời lời mời đám cưới và điện tín chúc mừng
Ngoài ra, người Nhật còn bày tỏ cảm xúc chúc phúc bằng cách viết ``御
祝Goshui” hoặc “ 寿:ことぶき Kotobuki” có nghĩa là hạnh phúc, trên phong
bì quà tặng và quà tặng
- Trong kinh doanh
Người Nhật cũng chúc mừng người khác bằng “おめでとう: omedetou” khi họ được thăng chức hoặc bắt đầu kinh doanh
"ご昇進おめでとうございます: Go shoushin omedetou gozaimasu”
Chúc mừng bạn đã được thăng chức" được sử dụng khi ai đó được thăng chức Ngoài ra, lời chúc mừng được chuyển đến người bắt đầu kinh doanh bằng những câu như:
"ご開業おめでとうございます: Go kaigyou omedetou gozaimasu
Chúc mừng khai trương doanh nghiệp" hoặc
tự như "おめでとう omedetou" bao gồm "おめでと omedeto," "おめでとう
ご ざ い ま す Omedetou gozaimasu" và " お 祝 い 申 し 上 げ ま す : Oiwai moushiagemasu ",v.v Khi chúc mừng ai đó bằng tiếng Nhật, hãy nói "おめで
とうomedetou" để bày tỏ lời chúc mừng của mình
4.1.2 “Chúc” trong tiếng Việt
Trang 38"Chúc" là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt được truyền
từ đời này sang đời khác Thông qua lời chúc, mọi người có thể gửi gắm tâm tư, tình cảm và cả những mong ước tốt lành đến với người nhận
Với cách sống mang đậm tình nghĩa của người Việt,
Trong dân gian có câu nói "Nỗi buồn được san sẻ, nỗi buồn giảm một nửa ; Niềm vui được chia sẻ, niềm vui nhân đôi"
Người Việt Nam có cách sống mang đậm tình nghĩa "uống nước nhớ nguồn" Xuất phát từ cách sống trọng tình nghĩa ấy mà các hình thức chúc, chúc mừng ra đời rồi cùng với thời gian dần dần chúng trở thành một hoạt động tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng của người Việt Nam Càng ngày chúng càng được hoàn thiện và trở thành một trong những nghi thức lời nói trong giao tiếp, ứng xử của người Việt
Hành động chúc, chúc mừng tiêu biểu cho những hành vi giao tiếp xã hội Chúc mừng là sự chia sẻ niềm vui trước một sự kiện nào đó, là sự biểu lộ thái độ, tình cảm đối với người đối thoại
về mặt từ vựng : Chúc mừng là một từ kết hợp một yếu tố Hán (chúc) và một yếu tố Việt (mừng)
- Theo "Từ điển Tiếng Việt thông dụng" do Nguyễn Như Ý chủ biên [12,176] thì :
CHÚC thì có nghĩa là : Nói lời cầu mong những điều may mắn, tốt lành đến với người khác
Mừng : có 2 nét nghĩa :
(1) Phấn chấn, vui sướng trong lòng
(2) Bày tỏ tình cảm trước niềm vui của người khác, thường có quà cáp gửi tặng
Chúc mừng có nghĩa : Chúc nhân dịp vui nào đó
- Theo "Từ điển Tiếng Việt" do Hoàng Phê chủ biên [13, 242] thì
CHÚC MỪNG có các nghĩa như sau :
CHÚC : Tỏ lời mong ước điều may mắn, tốt đẹp cho người khác
MỪNG : Có hai nét nghĩa :
(1) Có tâm trạng rất thích thú vì được như mong muốn, như cầu mong (2) - Bày tỏ bằng lời nói hay tặng phẩm, tình cảm của mình trước niềm vui của người khác
Trang 39hoàn toàn nét nghĩa chúc mừng nhưng tự thân chúng đã phản ánh ý nghĩa chia
vui với người khác về sự kiện được nêu ra
Trong cuộc sống có vô vàn những dịp vui mà người ta có thể chúc mừng,
nhưng người Việt vốn mới chỉ chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây trong
khoảng trên dưới 100 năm nay nên những dịp chúc mừng trong các ngày lễ theo
dương lịch như ngày Lễ Tình nhân, Ngày của Mẹ, Ngày 8-3, Ngày Quốc
Khánh, gần đây mới xuất hiện Người Việt Nam do mang dấu ấn sâu sắc của
nền văn hóa nông nghiệp lấy nông lịch và những quan điểm nhân sinh quan
cuộc sống mang đậm chất nho giáo mà họ thường chúc mừng, chúc tụng nhau
vào những dịp lễ tiết, những gì liên quan trực tiếp đến cuộc sống con người như
thi đậu, sức khỏe hồi phục, tết nguyên đán, sinh con trai, khai trương cửa hàng,
mừng thọ, mừng nhà mới,
Ví dụ :
- Chúc mừng năm mới !
- Mừng chị mẹ tròn con vuông !
- Chúc gia đình ta năm mới an khang mạnh khỏe !
- Năm mới, con chúc cụ sống lâu trăm tuổi !
- Chúc hai bác mạnh khỏe !
Chúc mừng là sự kết hợp "mừng" và "chúc" Mừng là sự chia sẻ niềm
vui với người khác, chúc là lời cầu mong những điều tốt đẹp cho người khác
4.2 Yêu cầu của hành vi " Chúc" trong tiếng Nhật đối chiếu với tiếng
Việt
4.2.1 Đối tượng tiếp nhận và bối cảnh thực hiện phát ngôn
Lời chúc của người Nhật được thực hiện trong hai bối cảnh: nghi lễ và
không nghi lễ Tuy nhiên, yếu tố vị thế xã hội chi phối vị thế giao tiếp của mỗi
người Để thể hiện sự tôn trọng thể diện người đối thoại (người được chúc), tạo
cảm xúc tốt đẹp cho người đối thoại, người nói (người thực hiện hành vi chúc)
phải có sự hiểu biết về người đối thoại để sử dụng ngôn từ hợp lý
Ví dụ:
うに!
(Kimi no tanjoubi ni kouun o inotte Kimi no hibi ga shiawase de mitasa
remasu you ni)
=> Chúc bạn một sinh nhật thật nhiều ý nghĩa và hạnh phúc Cầu mong
mọi điều may mắn sẽ đến với bạn
(https://riki.edu.vn)