1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ứng dụng phần mềm hot potatoes vào việc xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ cho học phần phương pháp đánh giá và thiết kế bài trắc nghiệm ppdh9 ở khoa tiếng pháp tiếng nga 2

130 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Ứng Dụng Phần Mềm Hot Potatoes Vào Việc Xây Dựng Hệ Thống Bài Tập Bổ Trợ Cho Học Phần Phương Pháp Đánh Giá Và Thiết Kế Bài Trắc Nghiệm (PPDH9)
Tác giả Phan Thị Kim Liên
Trường học Đại Học Huế
Chuyên ngành Khoa Tiếng Pháp - Tiếng Nga
Thể loại Báo Cáo Tổng Kết Đề Tài Khoa Học Công Nghệ Cấp Cơ Sở
Năm xuất bản 2022
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 5,69 MB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ --- BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CƠNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẦN MỀM HOT POTATOES VÀO VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

-

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẦN MỀM HOT POTATOES VÀO VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHO HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ THIẾT KẾ BÀI TRẮC NGHIỆM (PPDH9) Ở KHOA TIẾNG PHÁP - TIẾNG NGA,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ

Mã số: T2020-271-GD-NN

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài

(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên)

Phan Thị Kim Liên

Huế, 04-2022

Trang 2

MỤC LỤC

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CẤP CƠ SỞ 1

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN 8

I Tổng quan về học phần “Phương pháp dạy học 9: Đánh giá và thiết kế bài trắc nghiệm” (PPDH9) 8

1.1 Xuất xứ của học phần 8

1.2 Vị trí của học phần 8

1.3 Điều kiện tiên quyết và nội dung chi tiết học phần 9

1.4 Mục tiêu của học phần 11

1.5 Một số khó khăn trong dạy/học học phần “PPDH 9” 12

1.5.1 Về đội ngũ giảng dạy 12

1.5.2 Đối tượng của học phần 13

1.5.3 Tài liệu học tập và nhu cầu thực tế 13

II Cơ sở soạn thảo bài tập và hệ thống bài tập 13

2.1 Vì sao cần có hệ thống bài tập bổ trợ? 13

2.2 Trắc nghiệm khách quan và bài tập trắc nghiệm khách quan 14

2.2.1 Trắc nghiệm khách quan 14

2.2.2 Bài tập trắc nghiệm khách quan 17

2.2.3 Quy trình soạn bài tập 20

2.3.4 Hệ thống bài tập 21

2.3.5 Soạn câu trắc nghiệm 21

CHƯƠNG II - NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẦN MỀM HOT POTATOES 23

I Phần mềm Hot Potatoes 23

1.1 Giới thiệu chung về phần mềm Hot Potatoes 23

1.2 Chức năng chung của các chương trình 24

1.3 Chức năng cơ bản 24

1.4 Các chương trình cụ thể của Hot Potatoes 25

1.4.1 JQuiz 25

1.4.2 JCloze 26

1.4.3 JCross 28

1.4.4 JMatch 28

1.4.5 JMix 29

Trang 3

1.4.6 The Masher 30

1.5 Những ưu điểm và hạn chế của công cụ 30

1.5.1 Những ưu điểm 30

1.5.2 Hạn chế 31

1.6 Cài đặt Hot Potatoes trên máy tính 31

II Ứng dụng phần mềm Hot Potatoes trong việc soạn thảo hệ thống bài tập bổ trợ 35 2.1 Phương pháp tiến hành 35

2.1.1 Xác định đối tượng, mục tiêu, nội dung bài tập 35

2.1.2 Xây dựng bố cục 36

2.1.3 Chuẩn bị câu trắc nghiệm thô 37

2.3 Lựa chọn chương trình và nhập dữ liệu trên Hot Potatoes 37

2.3.1 Lựa chọn chương trình 37

2.3.2 Nhập dữ liệu trên Hot Potatoes 38

CHƯƠNG III - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48

3.1 Về sản phẩm 48

3.2 Cấu trúc sản phẩm 50

3.3 Kết quả thử nghiệm 50

3.3 Vấn đề trao đổi, thảo luận 87

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 96

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Hình 1- Thang đo năng lực 6 bậc của BLOOM 15

Hình 2- Quy trình soạn bài tập 20

Hình 3- Chu kỳ cải thiện chất lượng bài tập 21

Hình 4 - JQuiz với Questionnaire Vrai/Faux 39

Hình 5 - JQuiz với Questionnaire à choix multiple 41

Hình 6 - JCross với Mots croisés 43

Hình 7 - JMatch với Mise en relation 45

Hình 8 - JCloze với Mots manquants 46

Hình 9 - Sản phẩm chương 1 48

Hình 10 - Sản phẩm chương 2 48

Hình 11 - Sản phẩm chương 3 49

Hình 12 - Giao diện của học phần PPDH9 51

Hình 13 - Giao diện của hệ thống bài tập chương 1 51

Hình 14 - Giao diện của hệ thống bài tập chương 2 52

Hình 15 - Giao diện của hệ thống bài tập chương 3 52

Trang 5

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Họ và tên Đơn vị công tác và lĩnh

vực chuyên môn

Nội dung nghiên cứu cụ thể được giao

TS Hoàng Thị Thu Hạnh Phòng Đào tạo - Tham gia

giảng dạy tại Bộ môn Phương pháp Giảng dạy

Tiếng Pháp

Phối hợp hỗ trợ, tư vấn, cài đặt phần mềm nghiên

Trang 7

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

1 Thông tin chung

- Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Hot Potatoes vào việc xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ cho học phần phương pháp đánh giá và thiết kế bài trắc nghiệm (PPDH9) ở Khoa tiếng Pháp - tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế

- Mã số: T2020-271-GD-NN

- Chủ nhiệm đề tài: Phan Thị Kim Liên

ĐT.: 090 5511469

E-mail: kimlienphanthi@hueuni.edu.vn

- Cơ quan chủ trì đề tài : Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế

- Địa chỉ: 57 Nguyễn Khoa Chiêm, Thành phố Huế

ĐT: 0234 3830677

- Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện : Hoàng Thị Thu Hạnh

- Thời gian thực hiện đã dự kiến: 01.2020 - 12.2020

2 Mục tiêu

Đề tài nhằm mục tiêu chính: Nâng cao hiệu quả dạy/học học phần Phương pháp dạy học 9: Đánh giá và Thiết kế bài trắc nghiệm (PPDH9) trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng phần mềm Hot Potatoes vào việc biên soạn hệ thống bài tập bổ trợ cho học phần

Cụ thể, trước tiên, đề tài nhằm xác định rõ thực trạng của học phần PPDH9 trên

cơ sở tìm hiểu từ thực tế và kinh nghiệm giảng dạy trong nhiều năm của tác giả: Nguồn gốc xuất xứ, vị trí, nội dung và mục tiêu, những khó khăn và nhu cầu thực tế của học phần trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Sư phạm Tiếng Pháp; Tiếp theo là nghiên cứu phần mềm Hot Potatoes, những tiện ích sử dụng và cách thức cài đặt trên máy tính, cách tạo bài tập trên các chương trình của Hot Potatoes

Cuối cùng là thiết kế hệ thống bài tập thô trên nền tảng word và ứng dụng các chương trình của Hot Potatoes để tạo hệ thống bài tập, xuất file dưới dạng HTML

và đưa lên trang đào tạo trực tuyến của trường ĐHNN-ĐHH, giúp sinh viên theo

Trang 8

học học phần PPDH9 luyện tập để lĩnh hội kiến thức và rèn kỹ năng tự học, tự kiểm tra kiến thức nền tảng với hệ thống câu hỏi xuyên suốt nội dung giáo trình và các bài tập đa dạng taọ hứng thú cho người học

3 Tính mới và sáng tạo

Việc thiết kế bài tập bổ trợ dưới dạng thực hành trên máy tính, sát với nội dung giáo trình sẽ tạo hứng thú cho sinh viên thực hành; đồng thời qua đó, sinh viên chuyên ngành Sư phạm cũng sẽ có cơ hội làm quen với dạng công cụ Hot Potatoes để có thể thiết kế các bài tập cho học sinh trong tương lai Việc thiết kế

hệ thống bài tập bổ trợ trên nền tảng Hot Potatoes có nội dung xuyên suốt giáo trình giúp sinh viên củng cố kiến thức tốt hơn, có thể tiếp cận mọi lúc mọi nơi trên nền tảng LMS hoặc có thể tải về máy tính để làm

4 Kết quả nghiên cứu

Đề tài là một thử thách đối với chúng tôi trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng để tạo ra sản phẩm Tuy trong quá trình nghiên cứu gặp nhiều khó khăn khách quan về dịch bệnh Covid-19, về số lượng hạn chế đầu vào sinh viên của học phần PPDH9 (03 sinh viên, năm học 2020-2021, 0 sinh viên, năm học 2021-2022) làm ảnh hưởng đến việc triển khai thử nghiệm ứng dụng trên nền tảng LMS, đề tài

đã mang lại nhiều kinh nghiệm cho nhóm tác giả trong việc xử lý và sử dụng phần mềm Hot Potatoes để tạo ra các bài tập đa dạng nhằm kích thích sự tò mò trong việc

tự rèn luyện, tìm hiểu và lĩnh hội nội dung học tập của sinh viên

Kết quả cụ thể của đề tài gồm:

1) Kết quả chính:

Hệ thống bài tập đã được thiết kế trên 4 nền tảng chương trình của Hot Potatoes với nội dung được thể hiện thành 3 chương tương ứng với nội dung lý thuyết của giáo trình và đề cương chi tiết học phần PPDH9 Bài tập thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau trên cơ sở thang tư duy của BLOOM, chủ yếu tập trung ở mức độ nhận biết và hiểu, một số bài tập đòi hỏi vận dụng kiến thức để phân tích, nhận định

và so sánh để lựa chọn phương án đúng

Đã xuất files HTML với số lượng tổng cổng như sau:

- Chương trình JQuiz với 150 câu hỏi lý thuyết và tình huống (75 câu Đúng/Sai, 75 câu lựa chọn trong nhiều phương án) với đáp án gợi ý;

- Chương trình JCross với 10 bài tập tìm kiếm thông tin về một số nội dung căn bản của bài học thông qua ô chữ ẩn và các gợi ý đáp án;

- Chương trình JMatch với 06 bài tập so khớp và gợi ý đáp án;

- Chương trình JCloze với 03 bài tập điền từ và gợi ý đáp án

Trang 9

2) Kết quả phụ:

Hệ thống bài tập trên nền tảng 4 chương trình nêu trên và xuất file trên MS Word để có thể in trên giấy (ngoại trừ một số chương trình không thể xuất file như JCross và JMatch) bao gồm 150 câu hỏi Đúng/Sai và câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn với JQuiz và 03 bài tập điền từ với JCloze Một số bài tập không xuất được file nhưng chúng tôi chụp màn hình trên file HTML để có thể dán trên file Word và

in

Ngoài ra, hệ thống bài tập soạn dưới dạng thô có đính kèm đáp án được đính kèm

ở Phụ lục

5 Sản phẩm

- Báo cáo đề tài

- Hệ thống bài tập bổ trợ cho học phần PPDH9 dưới dạng HTML (chính) và

MS Word (phụ)

6 Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng được ngay, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19, khi nhà trường triển khai dạy/học trực tuyến trên nền tảng LMS Giảng viên có thể tải ngay lên học phần (Xem link tải thử nghiệm trong nội dung báo cáo đề tài) sau khi kết thúc chương và sau khi sinh viên đã thực hiện các bài tập bắt buộc trong giáo trình

Hệ thống bài tập Hot Potatoes có chức năng bổ trợ, thay đổi hình thức tương tác, giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học để thực hiện các bài tập củng cố và

hệ thống hoá nội dung bài học được dễ dàng hơn; đồng thời giảng viên cũng có thể in ra giấy để trắc nghiệm sinh viên trên lớp khi cần

Để chuyển giao kết quả nghiên cứu, chúng tôi sẽ giới thiệu về phần mềm này đến các giảng viên trong khoa Tiếng Pháp - Tiếng Nga hoặc tại các Hội nghị, Hội thảo được tổ chức trong và ngoài trường

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tổng quan về lĩnh vực đề tài trong và ngoài nước

Phần mềm Hot Potatoes đã được giới thiệu nhiều trên các trang web của các trường Đại học trong khối Pháp ngữ Tại Pháp, tuy chưa có con số thống kê cụ thể nhưng hầu như các trường đã có phổ biến triển khai rộng rãi và ứng dụng vào thực

tế giảng dạy để thiết kế bài tập tương tác và bài kiểm tra đánh giá

Cụ thể, trên trang web của Trung tâm tài nguyên dạy học quốc gia - Cộng hoà Pháp, nhiều dạng bài tập được soạn trên Hot Potatoes đã được phổ biến1 Nhiều bài viết giới thiệu về phần mềm này cũng được đăng tải trên trang web của nhiều trường đại học, học viện như: Viện giáo dục Strasbourg2, Viện giáo dục Aix-Marseille - Cộng hoà Pháp3

Ở Việt Nam, trên một số phương tiện truyền thông trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng đã có những bài viết giới thiệu về phần mềm Hot Potatoes Cụ thể, bài viết của tác giả Nguyễn Lan Hương (28/06/2018) đăng trên báo Giáo dục và Thời đại với tiêu đề “Phần mềm Hot Potatoes - Công cụ hỗ trợ soạn giảng chuẩn Elearning”4 đề cập đến công cụ hỗ trợ soạn bài giảng, giới thiệu một số tiện ích và nhược điểm của phần mềm này

Ngoài ra, trên không gian mạng Internet, có một số bài viết cũng nhấn mạnh vai trò của Hot Potatoes trong việc thiết kế các loại hình bài tập ôn tập và bài tập tiếng Anh của các tác giả Ninh Hữu Lực (2015) và Ngô Thị Trung (2019)

Hầu hết các trang web và các bài viết của các tác giả đều nêu bật những tiện ích của Phần mềm và nhấn mạnh chức năng soạn thảo các bài tập tương tác thông qua các chương trình của Hot Potatoes

Trong giới Pháp ngữ, nhiều giảng viên cũng đã tiếp cận được phần mềm Hot Potatoes thông qua các hội thảo, tập huấn về đào tạo trực tuyến, đào tạo hỗn hợp do

Cơ quan Đại học Pháp ngữ Khu vực Châu Á-TBD tổ chức

Tuy nhiên, việc ứng dụng phần mềm Hot Potatoes để soạn bài tập bổ trợ một cách có hệ thống, phủ rộng toàn bộ nội dung của một học phần như “PPDH9: Đánh giá và Thiết kế bài trắc nghiệm” vẫn chưa có tác giả nào thực hiện

1 interactifs-avec-hot-potatoes.html

http://www.cndp.fr/ecolenumerique/tous-les-numeros/boite-a-outices/les-exerciseurs/article/article/des-exercices-2 https://www.ac-strasbourg.fr/fileadmin/pedagogie/lettres/didacticielhotpotatoes.pdf

3 http://www.lettres.ac-aix-marseille.fr/college/lectecr/hotfrancais.htm

4 3959708-c.html

Trang 11

https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/phan-men-hot-potatoes-cong-cu-ho-tro-soan-giang-chuan-elearning-mien-phi-Liên quan đến kỹ năng soạn câu và bài trắc nghiệm, bản thân chủ nhiệm đề tài đã

có nhiều kinh nghiệm thông qua một số công trình nghiên cứu đã được thực hiện như:

- Công cụ đánh giá trong dạy-học Thực Hành Tiếng, đề tài KHCN cấp Bộ,

- Trắc nghiệm và phương pháp sử dụng trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá các kỹ năng Thực Hành Tiếng ở phổ thông và đại học, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia

liên ngành Ngôn ngữ và Giảng dạy Ngôn ngữ, Huế

Những nghiên cứu trên cho phép chủ nhiệm đề tài có được những kỹ năng cơ bản trong việc soạn thảo các câu trắc nghiệm và các bài tập trắc nghiệm phù hợp với đối tượng sinh viên theo học học phần PPDH9

2 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh dạy-học ngoại ngữ hiện nay, đặc biệt là dạy-học tiếng Pháp tại Khoa Tiếng Pháp, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, việc nghiên cứu và khai thác những tiện ích của một phần mềm CNTT cho phép ứng dụng vào thực tế dạy-học là rất cần thiết, phù hợp với xu thế của cuộc cách mạng 4.0 và những định hướng chiến lược của ngành GD&ĐT khuyến khích ứng dụng CNTT vào thực tế dạy-học nhằm đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đáp ứng nhu cầu người học5 Những định hướng này đã được đề cập tại Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Hot Potatoes vào việc xây dựng hệ

thống bài tập bổ trợ cho học phần phương pháp đánh giá và thiết kế bài trắc nghiệm (PPDH9) ở Khoa tiếng Pháp - tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế” cũng nhằm mục đích nêu trên: chuẩn bị cho đề án E-learning và

Blended learning của Trường và của Đại Học Huế trong thời gian sắp tới Thông báo Kết luận của Hiệu trưởng trường ĐHNN – ĐHH, số 1169/TB-DHNN ngày 04/12/2019, về việc xây dựng đề án ứng dụng CNTT của trường ĐHNN cũng đã nêu rõ: “Trong giai đoạn thí điểm, Trường ưu tiên xây dựng Đề án ứng dụng CNTT trong dạy/học cho sinh viên chuyên ngữ của Trường”

5

Trang 12

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Phần mềm Hot Potatoes có những lợi ích nào? Làm thế nào để cài đặt ứng dụng phần mềm này trên máy tính?

- Hệ thống bài tập bổ trợ được thiết kế trên phần mềm Hot Potatoes có phù hợp với mục tiêu của học phần PPDH9 hay không?

4 Mục tiêu của đề tài

Đề tài có mục tiêu chính là nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào việc dạy/học Cụ thể, ứng dụng phần mềm Hot Potatoes để thiết kế hệ thống bài tập bổ trợ cho học phần PPDH9 nhằm giúp sinh viên dễ dàng luyện tập, củng cố kiến thức nền tảng, thay đổi hình thức tương tác để đạt được các kỹ năng cần thiết phục vụ công tác giảng dạy trong tương lai

5 Nội dung công việc

Do tình hình khách quan dịch bệnh Covid-19 và số lượng sinh viên SP K14 ghi danh vào học phần quá ít (chỉ 03 sinh viên), việc triển khai thử nghiệm cho sinh viên luyện tập đã gặp nhiều trở ngại Chúng tôi đã triển khai những nội dung công việc sau đây:

- Nghiên cứu và giới thiệu tổng quan về học phần PPDH9, mục tiêu đầu ra của học phần, những khó khăn và nhu cầu thực tế của học phần;

- Nghiên cứu cách cài đặt phần mềm Hot Potatoes trên máy tính, cách sử dụng các chương trình khác nhau của Hot Potatoes;

- Lựa chọn công cụ biên soạn câu trắc nghiệm và bài trắc nghiệm phù hợp với học phần PPDH9;

- Lựa chọn một số chương trình của Hot Potatoes phù hợp và sát với mục tiêu

và phương pháp đánh giá của nhà trường nói chung và của học phần nói riêng Ưu tiên chương trình JQuiz với dạng bài tập trắc nghiệm khách quan gồm: Câu lựa chọn đúng/sai, câu có nhiều lựa chọn Đa dạng hoá với dạng bài tập ô chữ của chương trình JCross, dạng ghép đôi của chương trình JMatch và dạng điền từ của JCloze;

- Thực hiện biên soạn hệ thống bài tập và đáp án thô;

- Nhập câu hỏi vào các chương trình của Hot Potatoes;

- Thực hiện xuất và lưu tệp dạng HTML, xuất và lưu tệp dạng Word;

- Tải thử nghiệm kết quả chính của đề tài (Hệ thống bài tập dạng tệp HTML) lên học phần PPDH9 trên nền tảng dạy/học trực tuyến LMS của Nhà trường;

- Viết báo cáo tổng kết đề tài

Trang 13

6 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi xuất phát từ thực tế giảng dạy học phần PPDH9 Trong nhiều năm qua, tuy đã hình thành hệ thống bài giảng và gần đây là giáo trình PPDH9, nguồn tài liệu và bài tập củng cố còn hạn chế Sinh viên tiếp cận bài giảng vẫn còn khá lý thuyết, thiếu hứng thú, thụ động Bằng phương pháp quan sát thực tế thái độ học tập của sinh viên và trực tiếp trao đổi, chúng tôi nhận thấy cần thay đổi cách tiếp cận học phần bằng hệ thống bài tập tương tác trên máy tính, khác với hệ thống bài tập truyền thống trong giáo trình nhằm giúp sinh viên dễ tiếp cận, luyện tập và củng cố kiến thức một cách sinh động hơn

Để tạo được hệ thống bài tập này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau đây:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Nghiên cứu tổng quan về học phần PPDH 9 và phần mềm Hot Potatoes, phân tích so sánh với một số phần mềm khác đang được sử dụng rộng rãi; Tổng hợp viết báo cáo và đề xuất kiến nghị

- Phương pháp thực nghiệm: Ứng dụng kết quả nghiên cứu lý thuyết vào việc thực hành soạn bài tập trắc nghiệm; thử nghiệm kết quả trên hệ thống LMS

Sau thời gian nghiên cứu ứng dụng và trải nghiệm với phần mềm Hot Potatoes, chúng tôi đã đạt được mục tiêu chính đề ra: Biên soạn thành công hệ thống bài tập

bổ trợ củng cố học phần PPDH9 và tải thử lên nền tảng dạy/học trực tuyến LMS của Nhà trường Những thông tin được trình bày theo 4 chương như sau:

Chương thứ nhất tổng quan về học phần PPDH9, cơ sở soạn thảo bài tập và hệ thống bài tập

Chương thứ hai trình bày tổng quan về phần mềm Hot Potatoes và ứng dụng các chương trình của Hot Potatoes để biên soạn hệ thống bài tập bổ trợ củng cố học phần “PPDH9: Đánh giá và Thiết kế bài trắc nghiệm”

Chương thứ ba giới thiệu các sản phẩm của đề tài và kết quả thử nghiệm trên

hệ thống LMS của Nhà trường

Một số đề xuất kiến nghị với Nhà trường, với Khoa Tiếng Pháp - Tiếng Nga

và với giảng viên sẽ được gộp chung với phần kết luận

Trang 14

CHƯƠNG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN

I Tổng quan về học phần “Phương pháp dạy học 9: Đánh giá và thiết kế bài trắc nghiệm” (PPDH9)

1.1 Xuất xứ của học phần

Học phần “PPDH9: Đánh giá và thiết kế bài trắc nghiệm” được hình thành từ hai học phần riêng biệt trước đó: “Phương pháp đánh giá” (3 tín chỉ) và “Thiết kế bài trắc nghiệm” (3 tín chỉ) đã được Hội đồng Khoa Tiếng Pháp trước đây thông qua và đưa vào giảng dạy từ năm học 2015-2016 ở học kỳ 7 dành cho sinh viên ngành Sư phạm Tiếng Pháp K8 Tên gọi cũ của học phần này là “Phương pháp dạy học 5: Đánh giá và Thiết kế bài trắc nghiệm ” (Gọi tắt là PPDH5) Từ năm học 2016-2017, học phần được dịch chuyển sang học kỳ 8 với vai trò là một học phần thay thế Khoá luận tốt nghiệp

Từ năm học 2018-2019, trên cơ sở tái cấu trúc các học phần thuộc Bộ môn Phương pháp Giảng dạy, học phần được đổi tên thành “Phương pháp Dạy học 9: Đánh giá và

Thiết kế bài trắc nghiệm” (Gọi tắt là PPDH9) Học phần gồm 3 tín chỉ

Bảng 1: Vị trí của học phần trong Chương trình đào tạo 6

6 Chương trình Giáo dục đại học (Ban hành theo quyết định số: 661/QĐ ngày 8 tháng 7 năm 2020 của Hiệu trưởng

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế)

Trang 15

Học phần được bố trí giảng dạy vào học kỳ 8 (Học kỳ 2, năm thứ 4) để thay thế Khoá luận Tốt nghiệp Những sinh viên không chọn làm Khoá luận tốt nghiệp hoặc không đủ điều kiện làm Khoá luận tốt nghiệp đều phải ghi danh vào học phần PPDH9 và một số học phần khác để đảm bảo đủ số lượng 7 tín chỉ, tương đương số tín chỉ dành cho Khoá luận tốt nghiệp Những sinh viên này đa số có đầu vào tiếng Anh và bắt đầu học tiếng Pháp từ khi vào đại học Khả năng ngôn ngữ còn nhiều hạn chế

1.3 Điều kiện tiên quyết và nội dung chi tiết học phần

Để học được học phần này, sinh viên cần phải hoàn thành các học phần tiên quyết và các học phần cung cấp kiến thức nền tảng trong dạy/học tiếng Pháp

Cụ thể, về nguyên tắc, sinh viên phải sử dụng thành thạo các kỹ năng Thực Hành Tiếng Pháp (đã hoàn thành các kỹ năng Thực hành Tiếng 5); nắm vững kiến thức cơ bản đã được trang bị qua các học phần Phương pháp giảng dạy như: PPDH1- Lý luận và phương pháp dạy học, PPDH3- Đọc-Viết, PPDH4- Nghe-Nói, PPDH5- Từ vựng-Ngữ âm-Ngữ pháp,

Nội dung chi tiết học phần gồm 3 chương Mỗi chương gồm có kiến thức lý thuyết và bài tập thực hành (Xem bảng 2)

Chương 1 giới thiệu các khái niệm và các loại hình đánh giá Sinh viên được trang bị các kiến thức nền tảng, cách tiếp cận khái niệm về kiểm tra đánh giá cũng như nắm được các hình thức kiểm tra đánh giá và thời điểm đánh giá để vận dụng vào thực tế dạy/học sau khi ra trường

Chương 2 đề cập đến mục tiêu, chức năng và các tiêu chí đánh giá Nội dung của chương cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản để nhận biết và thiết lập các mục tiêu dạy học, đặc biệt là các mục tiêu đánh giá; phân biệt được các loại mục tiêu; hiểu rõ các chức năng và nắm vững tiêu chí của bài kiểm tra, đánh giá Từ

đó, có thể tự tin để đánh giá một bài trắc nghiệm và chuẩn bị kiến thức nền tảng để soạn bài trắc nghiệm

Chương 3 trình bày các công cụ và quy trình soạn bài trắc nghiệm Các loại công cụ phổ biến sử dụng trong việc biên soạn bài trắc nghiệm và câu trắc nghiệm được đề cập chi tiết nhằm trang bị cho sinh viên cơ sở để làm chủ kỹ năng soạn thảo câu và bài trắc nghiệm Các ví dụ minh hoạ cụ thể và các bài tập tình huống nhằm giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng thực hành

Trang 17

Bảng 2: Nội dung chi tiết học phần PPDH9 7

7 Trích từ “Đề cương chi tiết học phần PPDH9” (Ban hành kèm theo quyết định số: 661/QĐ ngày 8 tháng 7 năm 2020

của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế)

Trang 18

1.4 Mục tiêu của học phần

Học phần có mục tiêu cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng trong kiểm tra đánh giá và thiết kế bài trắc nghiệm; giúp sinh viên hiểu rõ các khái niệm, nguyên tắc, thể thức, quy trình và xử lý các tình huống trong kiểm tra đánh giá phù hợp với tình hình thực tế dạy/ học tiếng Pháp

Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng:

Phân biệt được các khái niệm: kiểm tra/đánh giá, mục tiêu/đào tạo/đánh giá; Hiểu được bản chất, mục tiêu, chức năng và tiêu chí của việc đánh giá;

Vận dụng được các hình thức đánh giá: đánh giá trong quá trình đào tạo/ đánh giá tổng kết, đánh giá đầu kỳ/ đánh giá liên tục/ đánh giá cuối kỳ;

Nắm vững yêu cầu chất lượng của một bài trắc nghiệm; Phân biệt các khái niệm về: tính khách quan, độ tin cậy, độ giá trị của một bài trắc nghiệm;

Phân biệt và sử dụng được các loại công cụ đánh giá, đặc biệt là trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận; đồng thời ứng dụng linh hoạt trong việc thiết kế bài trắc nghiệm phù hợp với yêu cầu về nội dung và mục tiêu của chương trình đào tạo;

Vận dụng thang đo cấp độ tư duy của BLOOM và vận dụng nó vào việc hình

thành các mục tiêu dạy học;

Hiểu rõ khung quy chiếu Châu Âu về ngôn ngữ và phương pháp vận dụng vào

thực tế đánh giá các kỹ năng Thực Hành Tiếng;

Nắm bắt được tình hình thực tế đánh giá, mục tiêu, yêu cầu và xây dưng được

ma trận một bài kiểm tra đánh giá về tiếng Pháp trong nhà trường phổ thông ở Việt

Nam để chuẩn bị hội nhập nghề nghề nghiệp

1.5 Một số khó khăn trong dạy/học học phần “PPDH 9”

1.5.1 Về đội ngũ giảng dạy

Đội ngũ giảng viên Khoa Tiếng Pháp - Tiếng Nga hiện nay đa số còn khá trẻ, phần lớn được đào tạo tại Cộng hoà Pháp và các nước thuộc Cộng đồng Pháp ngữ Các giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm tra đánh giá hầu hết đã nghỉ hưu Số lượng giảng viên đầu tư thời gian và chuyên sâu về lĩnh vực kiểm tra đánh giá chưa nhiều Vì vậy, việc trao đổi kinh nghiệm chuyên môn đối với học phần còn hạn chế, hầu như giảng viên phụ trách học phần nào chỉ chuyên trách học phần đó, và đa số phải tự tìm tòi, nghiên cứu để hình thành bài giảng hoặc giáo trình

do mình đảm nhận

Trang 19

1.5.2 Đối tượng của học phần

Sinh viên ghi danh vào học phần PPDH9 phần lớn đều không đủ điều kiện về

kỹ năng Thực hành tiếng để đăng ký thực hiện Khoá luận tốt nghiệp Các em đều chưa biết tiếng Pháp trước khi vào Đại học Khả năng sử dụng ngôn ngữ hạn chế trong khi bài giảng và giáo trình đều bằng tiếng Pháp Giảng viên đứng lớp vừa giảng tiếng Pháp vừa giảng tiếng Việt để đảm bảo kiến thức nền tảng được lĩnh hội tốt hơn Vì vậy, thời gian càng thu hẹp

Trong quá trình sinh viên thực hành soạn bài trắc nghiệm, những hạn chế về khả năng ngôn ngữ được bộc lộ rất rõ Thay vì chỉ chữa lỗi phương pháp thiết kế, giảng viên còn kiêm nhiệm việc sửa lỗi ngôn ngữ: cú pháp câu, từ, ngữ pháp, Ngoài ra, thời lượng để thực hành trên lớp cũng khá hạn chế do số tín chỉ thu hẹp (còn 3 tín chỉ so với 6 tín chỉ như trước đây)

Những yếu tố trên đây ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả của học

phần

1.5.3 Tài liệu học tập và nhu cầu thực tế

Hiện nay, ngoài bài giảng và giáo trình do giảng viên phụ trách học phần biên soạn, các nguồn tài liệu tham khảo chủ yếu bằng tiếng Pháp Do những hạn chế về ngôn ngữ, việc tiếp cận các tài liệu nước ngoài đối với sinh viên là khá khó

Làm thế nào để có thêm nguồn tài liệu thực hành để hỗ trợ sinh viên củng cố tốt hơn những kiến thức nền tảng lý thuyết đã học và rèn luyện khả năng nhận biết,

tư duy, phân tích, so sánh để áp dụng vào thực tế dạy học trong tương lai luôn là điều trăn trở của giảng viên

Việc ứng dụng phần mềm Hot Potatoes vào việc biên soạn hệ thống bài tập bổ trợ củng cố cho học phần PPDH9 nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học, phù hợp với phương châm học lý thuyết gắn với thực hành

Hệ thống bài tập bổ trợ này sẽ thay đổi cách tiếp cận, từ tài liệu sách, phô tô sang hình thức tương tác trên máy tính hoặc điện thoại thông minh, nhằm tạo hứng thú hơn cho sinh viên trong việc thực hành và củng cố kiến thức đã học qua giáo

Trang 20

soạn thảo các bài tập bổ trợ cho giáo trình giúp người học củng cố kiến thức và rèn

kỹ năng xử lý các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp

Ngày nay, với sự phát triển của thế giới phẳng, mọi kiến thức đều có trên mạng Internet Người giáo viên không còn là người Thầy truyền đạt tri thức và kinh nghiệm của bản thân cho học trò, là người dựa vào các thành tựu khoa học mang lại

để lập luận việc dạy học của mình mà phải là người Thầy chuyên nghiệp, thực hành

có tư duy, sát với thực tiễn

Một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết đối với một giáo viên ngoại ngữ nói chung và đặc biệt là giáo viên tiếng Pháp nói riêng là kỹ năng “Đánh giá sự tiến bộ

và quá trình lĩnh hội kiến thức của học trò”8 thông qua hệ thống các bài tập củng cố kiến thức Khi “tiến trình học tập chủ yếu dựa vào sự ghi nhớ văn bản và sự hiện hữu các bài tập trong giáo trình”9[A.G GALAN, 2019], việc nghiên cứu và thiết kế một hệ thống bài tập bổ trợ cho học phần dựa trên nền tảng công nghệ mới là hết sức cần thiết, tạo thêm hứng thú cho người học, kích thích quá trình lĩnh hội có thể diễn ra hiệu quả, nhanh chóng hơn

Để biên soạn được hệ thống bài tập trắc nghiệm, giáo viên cần được trang bị một số kỹ năng thiết kế bài tập trắc nghiệm và hiểu rõ các loại câu trắc nghiệm để vận dụng vào thực thực tế thiết kế bài tập, bài kiểm tra đánh giá

2.2 Trắc nghiệm khách quan và bài tập trắc nghiệm khách quan

2.2.1 Trắc nghiệm khách quan

Để hiểu rõ trắc nghiệm khách quan, trước hết, cần tìm hiểu một số khái niệm dưới đây

Khái niệm “test”

Theo GS Trần Bá Hoành10, “test” có thể được tạm dịch là phương pháp trắc nghiệm, là hình thức đặc biệt để thăm dò một số đặc điểm về năng lực, trí tuệ của học sinh hoặc để kiểm tra một số kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh thuộc một chương trình nhất định

Trong quá trình giảng dạy, có thể dùng nhiều phương pháp kỹ thuật trắc nghiệm khác nhau để đánh giá sự phát triển của người học như: phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp và phương pháp viết Trong phương pháp viết, có thể chia thành 2 dạng: trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan

Trang 21

TNTL là loại trắc nghiệm cho phép học sinh có một sự tự do tương đối nào đó

để trả lời một vấn đề được đặt ra, nhưng đồng thời lại đòi hỏi SV phải nhớ lại hơn là nhận biết thông tin và phải biết sắp xếp và diễn đạt ý kiến của họ một cách chính xác và rõ ràng

Bài TNTL thường tốn nhiều thời gian để chấm Việc cho điểm cũng khó chính xác và không ổn định, vì đó là quyết định chủ quan của một hay vài người chấm

TNTL thường đề cao vai trò của người chấm

Trắc nghiệm khách quan (TNKQ)

TNKQ là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi kèm theo câu trả lời sẵn Loại câu hỏi này cung cấp cho người học một phần hay tất cả thông tin cần thiết và đòi hỏi SV phải chọn một hay nhiều giải pháp trả lời đúng nhất Loại câu hỏi này được gọi là TNKQ vì chúng đảm bảo tính khách quan, chính xác, ổn định và không phụ thuộc vào người chấm; đồng thời nó cho phép đánh giá được toàn bộ những khả năng của người học theo sự phân loại của BLOOM11 (Xem hình 1) Bài TNKQ thường có số câu hỏi nhiều hơn bài tự luận

Hình 1- Thang đo năng lực 6 bậc của BLOOM

11 Một trong những cơ sở để xác định mục tiêu giáo dục được ông và các cộng sự phát minh vào năm 1956 và được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đó chính là thang đo năng lực 6 bậc, từ đơn giản đến phức tạp

Trang 22

Một số điểm khác biệt và tương đồng giữa TNKQ và TNTL

3 Thí sinh dành thời gian để suy nghĩ

và viết

Thí sinh dành nhiều thời gian để đọc, suy nghĩ và lựa chọn

4 Chất lượng bài phụ thuộc vào kỹ

năng của người chấm

Chất lượng bài phụ thuộc vào kỹ năng người soạn thảo

5 Tương đối dễ soạn nhưng khó chấm

7 Cho phép và đôi khi khuyến khích

của sinh viên mất khá nhiều thời

gian và đôi khi không rõ ràng

Cho phép giám khảo thẩm định nhiệm

vụ học tập của sinh viên một cách rõ ràng hơn

3 Cả hai dạng trắc nghiệm đều đòi hỏi sự vận dụng ít nhiều phán đoán chủ quan

4 Giá trị của bài TNKQ và TNTL đều phụ thuộc vào tính khách quan và độ tin cậy của chúng

(Nguồn: Phan Thị Kim Liên, 2009, đề tài cấp Bộ, tr.31-32)

Trang 23

2.2.2 Bài tập trắc nghiệm khách quan

Để đo lường thành quả học tập, có nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp và phương pháp viết Trong ba phương pháp này, phương pháp viết được sử dụng rộng rãi nhất bởi nó có thể đo lường hầu hết thành quả học tập của học sinh

Bài tập trắc nghiệm khách quan được biên soạn trên cơ sở các mục tiêu dạy học và kiểm tra đánh giá, bao gồm nhiều dạng câu hỏi khác nhau như: Câu hỏi đúng/sai, câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn, câu hỏi ghép đôi, câu điền khuyết

Loại câu hỏi có nhiều lựa chọn (QCM)

Loại câu này thường được sử dụng nhiều nhất trong các trắc nghiệm kiểm tra kiến thức Câu trả lời đúng cho từng câu hỏi của bài trắc nghiệm được chọn

từ nhiều phương án khác nhau, thông thường từ 3-5 Người được kiểm tra phải chọn câu trả lời mình cho là đúng nhất bằng cách đánh dấu (X) hoặc khoanh tròn vào số thứ tự câu trả lời Những câu còn lại đều là những “mồi nhử” Điều quan trọng là làm sao cho những mồi nhử ấy đều hấp dẫn ngang nhau đối với những học sinh chưa học kỹ hay chưa hiểu kỹ bài học Các câu kiểm tra loại này gồm 4 phần:

Câu dẫn: Được viết dưới dạng câu hỏi trực tiếp hay một cách phát biểu không

đầy đủ để tạo ra một kích thích, gợi nên câu trả lời đúng cho người được hỏi);

Câu chọn: Gồm từ 3-5 khả năng trả lời Học sinh phải lựa chọn một câu đúng

nhất trong số những câu này;

Câu đúng: Là câu đúng nhất trong các câu chọn;

Câu nhiễu: Là các câu trả lời khác với câu đúng Nó có tác dụng gây nhiễu,

học sinh phải nắm vững kiến thức mới phân biệt được

Loại câu này thường có 2 dạng :

Dạng 1: Question + proposition de réponse

Exemple : Dans une phrase, par quoi peut-on généralement remplacer un adjectif qualificatif ?

A Par un adverbe

B Par un verbe

C Par une proposition relative

D Par une proposition infinitive

(Fabriquer des exercices de français, p.28)

Trang 24

Dạng 2 : début de phrase + proposition de fin de phrase

Exemple : Dans une phrase, on peut généralement remplacer un adjectif qualificatif par …

A Par un adverbe

B Par un verbe

C Par une proposition relative

D Par une proposition infinitive

(« Fabriquer des exercices de français », p.28)

Loại câu đúng – sai (Vrai/Faux)

Là loại câu hỏi chỉ cĩ 2 cách lựa chọn là “đúng” hay “sai” hoặc “cĩ” hay

“khơng” Loại câu hỏi này thích hợp cho việc kiểm tra những kiến thức lý thuyết, sự kiện, các định nghĩa, khái niệm, cơng thức hoặc khả năng đọc hiểu bài khĩa

Ví dụ :

Lisez le texte suivant

Découvrir la France, c'est aussi découvrir la cuisine

La cuisine est très importante pour les Français et la cuisine française est connue partout dans le monde

Dans toutes les villes de France, le voyageur peut gỏter des spécialités

Dans les auberges, le propriétaire ou la propriétaire fait la cuisine Ils ont appris les recettes de leurs parents ou grands-parents Ils les aiment comme ils aiment leur pays, leur région et leur métier Dans leur menu ou dans leur carte, vous trouvez des produits amoureusement cuisinés pour vous À Angers, Éric, propriétaire du Saint Gourmand, 35 ans et sa femme Carole, 32 ans, ont pour la cuisine la passion que d'autres ont pour la musique Il n'a pas de spécialités Tous ses plats sont des spécialités Le midi, le repas d'affaires à 20 euros vous est servi en trois quarts d'heure

1 Toutes les villes de France ont des spécialités

2 Les aubergistes ont appris de leurs enfants à faire la cuisine

3 Les aubergistes aiment faire la cuisine pour leurs clients

4 Éric a beaucoup de spécialités

5 Le dỵner cỏte 20 euros

6 Les repas d'affaires sont servis toutes les quarante-cinq minutes

Trang 25

Câu điền khuyết

Đó là một nhận định được viết dưới hình thức mệnh đề không đầy đủ, hay một câu hỏi được đặt ra cho người học Học sinh phải trả lời bằng một câu hay một từ hoặc cụm từ Loại câu này có ưu điểm là học sinh phải tìm kiếm câu trả lời đúng hơn là nhận ra câu trả lời đúng từ các thông tin đã cho

……(5)……… cantonné aux joueurs de la Péninsule, Giuseppe Panini a étendu son empire sur toute l'Europe ……(6)……… les figurines Panini se sont intéressées aux "hommes illustres", "aux merveilles de la Terre" et aux succès télévisés

……(7)……… la vente de sa société au groupe Maxwell, Panini vendait ……(8)……… environ 700 millions de figurines ……(9)……… 1988, l'empire Panini a périclité

Vendu à un groupe d'industriels milanais, Panini a été racheté ……(10)………

1994 par le groupe Marvel, leader mondial des articles pour jeunes

(AFP 20/10/96)

Câu so khớp

Loại này gồm 2 dãy thông tin Một dãy là các câu hỏi (hay câu dẫn), một dãy

là các câu trả lời (hay câu chọn); cũng có thể hai dãy đều là những từ đồng nghĩa hoặc dãy bên trái là những nhận định và dãy bên phải là những từ, cụm từ hay khái niệm mà nó thuộc về Học sinh phải tìm ra các cặp câu trả lời tương ứng với câu hỏi hoặc tìm ra những yếu tố của hai dãy thuộc về nhau Số câu của một trong hai dãy

có thể ít, bằng hay nhiều hơn dãy còn lại

Trang 26

Ví dụ :

Associez les éléments qui signifient la même chose

1 C’est ça a Entendu

3 Tout de suite c Au fait

4 Je vous en prie d immédiatement

5 A propos e Il n’y a pas de quoi

2.2.3 Quy trình soạn bài tập

Quy trình soạn bài tập là một “tiến trình thể hiện 5 bước, gồm: chuẩn bị, soạn thảo, thực hiện, đánh giá và cải thiện nâng cao chất lượng bài tập”; đồng thời đề cao vai trò và trách nhiệm của (những) người soạn thảo hay các đối tác liên quan

Hình 2- Quy trình soạn bài tập12

Thứ nhất, cần có sự chuẩn bị ban đầu: sự chấp thuận của cơ sở đào tạo, đánh giá khả năng biên soạn bài tập, xác định tầm quan trọng của bài tập, lựa chọn ê kíp, lập kế hoạch soạn bài tập (thời gian, số lượng câu hỏi, bài tập),

Thứ hai, thiết kế và biên soạn bài tập: chú trọng quản lý tốt kế hoạch biên soạn,

xác định rõ các mục tiêu thiết kế bài tập, phác thảo ma trận, thiết lập phương án đánh giá, biên soạn bài tập

12 Nguồn:

https://www.securitepublique.gouv.qc.ca/fileadmin/Documents/securite_civile/publications/conception_exercices/concep tion_exercices.pdf

Trang 27

Thứ ba, triển khai thực hành các bài tập đã biên soạn: thông tin đến người học,

tổ chức triển khai thực hiện các bài tập, củng cố kiến thức

Thứ tư, đánh giá bài tập và chuẩn bị báo cáo: quan sát việc thực hành bài tập,

thu thập ý kiến liên quan, kiểm tra mức độ đạt được các mục tiêu đã định, nêu bật điểm mạnh và điểm yếu của bài tập

Thứ năm, lập kế hoạch cải thiện và nâng cao chất lượng bài tập Việc cải

thiện chất lượng thường được tiến hành theo các bước sau đây: quan sát học sinh thực hành, ghi nhận phản hồi của người học, lắng nghe nhận xét của đồng nghiệp,

có kế hoạch cải thiện và nâng cao chất lượng bài tập

Hình 3- Chu kỳ cải thiện chất lượng bài tập13

2.3.4 Hệ thống bài tập

Hệ thống bài tập bao gồm toàn bộ các bài tập đã được biên soạn dựa trên nhu cầu người học, mục đích của người biên soạn và mục tiêu học tập mong đợi Hệ thống bài tập gồm nhiều thể loại bài tập đa dạng với nhiều cấp độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, cho phép người học thực hành để rèn luyện, củng cố và nâng cao kiến thức từ những nội dung lý thuyết đã được học trong chương trình chính khoá

Các bài tập được trải dài theo thời gian (học kỳ, năm học, khoá học), giúp người học tiếp cận và rèn luyện theo khả năng cá nhân để đạt được kỹ năng cần thiết và mục tiêu của học phần

2.3.5 Soạn câu trắc nghiệm

Ở một số nước trên thế giới, các tổ chức chuyên soạn câu trắc nghiệm tham gia vào Hiến chương chất lượng mà mục tiêu của nó là tôn trọng các tiêu chuẩn về mặt hình thức soạn câu trắc nghiệm ngôn ngữ Quy trình soạn bài trắc nghiệm được

13 Nguồn: https://www.securitepublique.gouv.qc.ca/fileadmin/Documents/securite_civile/publications/conception

_exercices/conception_exercices.pdf

Trang 28

chuẩn hóa và được đo lường đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, đòi hỏi phải trải qua nhiều giai đoạn như sau:

1 Soạn các giải pháp trả lời (items) phải tương ứng với các đặc thù chặt chẽ

được xác định theo trình độ và nội dung đan xen Hình thức dự kiến cho item cũng

phải được tôn trọng (QCM hay dạng khác)

2 Việc chọn lựa các items đã soạn được thực hiện với nhiều mức độ kiểm tra,

bên trong hay bên ngoài, cho đến khi thống nhất hợp thức hóa chúng hay loại bỏ chúng

3 Giai đoạn trắc nghiệm thử là lúc mà các items được quản lý trong tình huống bài tập hay kiểm tra, cho phép xác định chất lượng chính xác của các items

4 Phân tích kết quả các câu trả lời cho bài trắc nghiệm thử được thực hiện

bằng nhiều quy trình cho phép kiểm tra chất lượng của item, sự trôi chảy của nó, sau

đó mới sắp xếp nó theo đúng trình độ

5 Thiết lập ngân hàng items

6 Cuối cùng là công bố bài trắc nghiệm

Việc soạn câu trắc nghiệm là khâu mất rất nhiều thời gian Chính vì thế nó hạn chế việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm này Trên thực tế, nhiều giáo viên, khi được hỏi, đều trả lời rằng họ không có đủ thời gian để soạn các dạng bài tập trắc nghiệm hay các bài kiểm tra dạng trắc nghiệm khách quan

Trong quá trình vận dụng, để chuẩn bị tốt các câu trắc nghiệm khách quan, ngoài việc nắm vững các ưu điểm và những hạn chế của nó, chúng ta có thể tiến hành cho khảo sát thử để điều chỉnh các câu trắc nghiệm được rõ ràng hơn

Trang 29

CHƯƠNG II - NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẦN MỀM HOT POTATOES

I Phần mềm Hot Potatoes

Trên thế giới hiện có nhiều phần mềm miễn phí hỗ trợ giáo viên trong việc biên soạn giáo trình, bài giảng, bài tập thực hành, bài kiểm tra, đánh giá như: Hot Potatoes, Kahoot, Wordwall, Quizlet, Atlence questions-réponses,

Trong số những phần mềm kể trên, Hot Potatoes là phần mềm được sử dụng phổ biến để tạo ra nhiều thể loại bài tập đa dạng, có thể chèn âm thanh, hình ảnh; có thể tải lên lớp học trực tuyến (E-Learning) hoặc có thể xuất sang HTML cho người học thực hành với lớp học ngoại tuyến hoặc có thể in ra giấy thực hành trên lớp

trong trường hợp không có hệ thống máy tính

1.1 Giới thiệu chung về phần mềm Hot Potatoes

Hot potatoes là phần mềm miễn phí, hỗ trợ để tạo các bài tập đa dạng, giúp

này do nhóm Nghiên cứu và Phát triển của Đại học Victoria - Mỹ sáng tạo với sự hỗ trợ của Trung Tâm Phương tiện và Điện Toán và được công ty phần mềm Half-Baked quảng bá

Ngoài chức năng tạo bài tập, phần mềm này còn được sử dụng để soạn thảo các đề thi, kiểm tra theo định dạng của Hot Potatoes

Có 5 chương trình ứng dụng: JCloze, JCross, JMatch, JMix và JQuiz và một ứng dụng tổng hợp là The Masher giúp hệ thống các bài tập Hot Potatoes thành một đơn vị

Trang 30

1.2 Chức năng chung của các chương trình

Các chương trình của Hot Potatoes có những chức năng chung như sau

a) Nhập và ghi dữ liệu

Những thông tin cần được nhập trên mỗi chương trình gồm: Tiêu đề, câu hỏi, các phương trả lời, thông tin phản hồi, phương án trả lời đúng và trọng số điểm tương ứng

Sau đó cần lưu tệp kết quả với các đuôi tương ứng với từng chương trình, như: JQuiz: jqz

JCloze: jcl

JCross: jcw

JMix: jmx

JMatch: jmt

b) Thay đổi cấu hình

Việc thiết lập các thông số cấu hình là rất cần thiết để hỗ trợ đưa lên Moodle

Từ Options menu, chọn Configure Output Trên giao diện của các chương trình

đều có sẵn các nút nhấn và các dấu nhắc giao tiếp với sinh viên Các thiết lập này sẽ chung cho cả bài tập mà không phụ thuộc vào các loại câu hỏi cụ thể

Các chương trình đều có tham số cấu hình chung bao gồm: Tiêu đề, các chỉ dẫn, các dấu nhắc (khi trả lời đúng hay sai), các thông tin hồi đáp trong các trường hợp khác nhau (Ví dụ: Đúng lần 1, đúng lần 2, ), các nút bấm (tên, biểu tượng), hiển thị (kiểu bố trí, màu sắc), thiết lập giới hạn thời gian (bát đầu và kết thúc), Mỗi chương trình đều có tham số cấu hình riêng, ngoài các tham số chung nêu trên c) Tạo trang web

Tất cả các chương trình của Hot Potatoes đều cho phép tạo bài tập dưới dạng một trang web và không cho phép chỉnh sửa các tệp theo định dạng web

1.3 Chức năng cơ bản

Các chương trình Hot Potatoes đều có nhưng chức năng cơ bản sau đây

a) Thêm đoạn văn bản (Lời nhắc, tình huống, phần gợi nhớ lý thuyết, )

Đoạn văn bản này sẽ xuất hiện trong bài tập, bài kiểm tra hoặc bài thi đã soạn, trong một khung bên cạnh khung chứa câu hỏi

b) Thiết lập thời gian làm bài

Chức năng này cho biết thời gian bắt đầu và kết thúc hay giới hạn thời gian của bài tập, bài kiểm tra hay bài thi Thời gian tối đa có thể thiết lập trên mỗi chương trình là 200 phút

Trang 31

c) Thêm ảnh

Hot Potatoes cho phép chèn ảnh vào câu hỏi, tăng thêm tính sinh động và phục

vụ cho một số loại hình câu hỏi cần ảnh minh họa

Có 2 cách thức thêm ảnh:

Chèn ảnh từ một trang web nào đó

Chèn ảnh từ một tệp trên máy tính cá nhân

Có thể được thiết lập ảnh với kích thước mong muốn và các chế độ căn lề Ảnh có thể bị ẩn khi tạo trang web lên LMS nhưng khi xuất ra tệp sẽ được hiển thị d) Thêm một liên kết

Có thể chèn một liên kết tới một điạ chỉ trang web (Insert->Link-> Link to Web URL) hay một vị trí nào đó trong máy tính cá nhân (Insert->Link-> Link to Local File) e) Thêm âm thanh

Để thêm âm thanh, cần chọn đường dẫn như sau: Chọn Insert ->Media Object

và chọn đường dẫn tới tệp âm thanh có trên máy tính hoặc trên Internet

1.4 Các chương trình cụ thể của Hot Potatoes

Các loại câu hỏi có thể sử dụng trong chương trình này là:

- Câu hỏi trắc nghiệm với một phương án đúng Mỗi câu trả lời đều có phản hồi hoặc “đúng” hoặc “sai”, có thể có những nhận xét kèm theo cho từng đáp án Người học có thể xem được phản hồi và nhận xét để củng cố kiến thức

- Câu hỏi trắc nghiệm với nhiều phương án lựa chọn : Người học được cung cấp một danh sách các câu trả lời và phải lựa chọn một hay nhiều đáp án đúng trong

số những phương án được gợi ý Nếu câu trả lời không đúng, người học có thể kiểm tra bằng cách nhấn vào nút “Hint” (gợi ý đáp án)

- Viết câu trả lời ngắn: người học viết một từ hoặc một câu để trả lời cho một câu hỏi Câu trả lời được đánh giá theo một loạt các câu trả lời đúng và sai với nhận xét đi kèm Việc chấm điểm dựa trên số lần cố gắng để đạt được câu trả lời đúng Nút “Hint” (gợi ý) vừa cung cấp gợi ý về một chữ cái trong câu trả lời nhưng đồng thời cũng trừ vào tổng số điểm

- Câu hỏi lai: Có thể kết hợp một câu hỏi có nhiều lựa chọn và câu hỏi có câu trả lời ngắn

Trang 32

Chương trình JQuiz có 2 chế độ soạn thảo: Chế độ “Beginner” và “Advanced” Chế độ “Beginner” (Option-> Beginner mode) tương tự như chế độ soạn thảo của các chương trình khác, trọng số điểm các câu hỏi đúng là 100% và sai là 0%, được thiết lập bằng cách chọn hộp lựa chọn "correct" cho câu trả lời đúng

Chế độ “Advanced” dành cho những người dùng hiểu định dạng của các câu hỏi Có thể thiết lập trọng số điểm cho từng phương án trả lời trong mỗi câu hỏi Ngoài ra ta có thể xóa hoặc thêm một câu hỏi, hoặc tráo đổi vị trí 2 câu hỏi cho nhau với chức năng "auto-response" tự động chèn các thông tin phản hồi cho các phương án trả lời đúng/sai Đây là chức năng trợ giúp thuận tiện khi phải tiến hành soạn thảo một số lượng lớn các câu hỏi

Dưới đây là một ví dụ câu hỏi được soạn trên JQuiz:

Đoạn văn bản có thể được sao chép từ chương trình Microsoft Word, bôi đen những từ cần làm chỗ trống và nhấn vào nút “Gap”, chương trình sẽ tự động bỏ khoảng cách (Ví dụ 3)

14 Nguồn: http://www.lettres.ac-aix-marseille.fr/college/lectecr/quizlionrenard.htm

Trang 33

Khi khó tìm ra đáp án, người học có thể sử dụng mục gợi ý hoặc xem đáp án với biểu tưởng [?] mà người soạn có thể thêm vào (Ví dụ 4)

Trang 34

1.4.3 JCross

Đây là chương trình dùng để tạo bài tập ô chữ (Ví dụ 5) Có thể tạo ra ô chữ lên tới 20x20 chữ cái Phím “Hint” sẽ cung cấp cho người học gợi ý về chữ cái đầu tiên của câu trả lời Bài tập JCross tạo ô chữ được thực hiện theo các bước như sau: Nhập tiêu đề bài tập

Nhấp chuột vào ô “Add Clues” sau đó nhập từ và gợi ý vào cửa sổ hiện ra trên màn hình

Chọn Manage Grid để lập ô chữ tự động hoặc thay đổi kích thước ô chữ

Việc kiểm tra đáp án chỉ có thể thực hiện khi tất cả các ô chữ đã được điền đầy đủ

Ví dụ 5 18

1.4.4 JMatch

Để tạo những bài tập ghép đôi hoặc sắp xếp trật tự, JMatch là một công cụ lý tưởng Một danh sách được liệt kê ở bên trái (dạng văn bản hoặc hình ảnh) và một danh sách xáo trộn khác xuất hiện ở bên phải

Để tạo bài tập ghép đôi trên chương trình JMatch, có thể tiến hành các bước như sau: Nhập tiêu đề cho bài tập; Nhập các yếu tố theo thứ tự ở cột bên trái và nhập các yếu tố tương ứng để ghép ở cột bên phải, các yếu tố có thể là từ, câu, hình ảnh (Ví dụ 6)

18 Nguồn: http://www.lettres.ac-aix-marseille.fr/college/lectecr/crosspresentfra.htm

Trang 35

vì việc kéo màn hình rất bất tiện cho việc kéo thả

- Flashcard: Phù hợp cho người học học thuộc lòng việc nối các thông tin hình ảnh với từ

Ví dụ 6 19

1.4.5 JMix

JMix dùng để tạo ra bài tập xáo trộn từ và câu Có thể xáo trộn các chữ cái của

từ hoặc các từ của một câu JMix sử dụng định dạng chuẩn và định dạng kéo thả Nút “Hint” vừa cung cấp gợi ý về một chữ cái trong câu trả lời nhưng đồng thời cũng trừ vào tổng số điểm (Ví dụ 7)

Cách thiết lập bài tập như sau: Nhập tiêu đề cho bài tập; Nhập câu chính và sau đó nhập các câu có thứ tự từ khác chấp nhận làm đáp án

Ví dụ 720

19 http://www.lettres.ac-aix-marseille.fr/college/lectecr/matchsynonyme.htm

20 Nguồn: http://www.lettres.ac-aix-marseille.fr/college/lectecr/mix.htm

Trang 36

1.4.6 The Masher

Chương trình này được dùng để xây dựng đường kết nối giữa các nguồn tài nguyên (bao gồm những bài tập thiết kế trên HOT POTATOES và các nguồn tài nguyên khác như Microsoft Word, Adobe, Acrobat), là công cụ để quản lý các nguồn tài nguyên khi có số lượng lớn các bài tập, câu hỏi ôn tập hoặc đề thi

Để sử dụng The Masher cần phải đăng kí mua bản quyền Nếu không, chỉ có thể tạo đường liên kết giữa các bài tập thiết kế trên HOT POTATOES với nhau Với phần mềm Hot Potatoes, giáo viên có thể vừa giúp người học ôn luyện kiến thức đã học ở các mức độ nhận biết, ghi nhớ, áp dụng và phân tích tổng hợp đối với các học phần chuyên ngành, vừa kiểm tra và mở rộng vốn từ vựng (JCross) và củng cố kiến thức ngữ pháp (JMix) đối với các học phần thực hành tiếng Pháp

Khi việc nhập dữ liệu kết thúc, có thể chỉnh sửa các yếu tố khác của bài tập như:

- Hướng dẫn làm bài (instructions);

- Phản hồi;

- Bỏ hoặc tạo các nút “Gợi ý” hoặc “Sang bài tập tiếp theo”;

- Trình bày trang bài tập (màu sắc nền, phông chữ, màu sắc tiêu đề, v.v…);

- Cài đặt giới hạn thời gian cho bài tập

Sau khi hoàn thành những điều chỉnh cần thiết, cần lưu bài tập ở dạng tệp Hot Potatoes và xuất ra thành dạng tệp đuôi HTML, trình bày như một trang web độc lập hoặc kết nối với các trang web khác

1.5 Những ưu điểm và hạn chế của công cụ

1.5.1 Những ưu điểm

Hot potatoes được sử dụng chủ yếu để thiết kế các bài tập về nhà, giúp người học luyện tập và củng cố kiến thức với nhiều thể loại đa dạng, phong phú Phần mềm có những ưu điểm như sau:

Soạn thảo được nhiều dạng câu trắc nghiệm;

Chèn được âm thanh, hình ảnh;

Đảo ngẫu nhiên trật tự các câu hỏi và đáp án;

Chèn liên kết tới một địa chỉ trang web;

Có khống chế thời gian trả lời và cho điểm tương ứng;

Có thể in ra giấy thông qua phần mềm gõ văn bản như MS Word

Bài trắc nghiệm có thể được gửi lên nền tảng LMS có kết nối Internet để người học có thể thực hành được bất cứ lúc nào

Trang 37

1.5.2 Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, phần mềm có những hạn chế như :

Không hỗ trợ các ký hiệu về khoa học tự nhiên Tuy nhiên, có thể thực hiện trên MS Word và thực hiện sao chép và dán hoặc chèn hình ảnh;

Không nhúng được vào Powerpoint, chỉ xuất dạng HTML có khả năng chạy độc lập;

Giao diện HTML có tính tương tác cao nhưng khá đơn điệu;

Hot Potatoes cũng hạn chế tương thích với một số máy tính như Macbook,

1.6 Cài đặt Hot Potatoes trên máy tính

Để cài đặt phần mềm Hot Potatoes trên máy tính, trước hết, cần truy cập vào trang web: https://hotpot.uvic.ca21

Giao diện sau đây sẽ xuất hiện Rê chuột xuống mục “Downloads”, chọn “Hot Potatoes 7.0 installer” và nhấp chuột, phần mềm sẽ được tải về máy tính

Trong mục Downloads của máy tính, nhấp chuột vào phần mềm “Setup_hotpot 7030” để thực hiện cài đặt Chúng ta sẽ thấy giao diện dưới đây

21 Trang web miễn phí, cho phép tải phần mềm Hot Potatoes về máy tính cá nhân hay cục bộ

Trang 38

“Next” để đồng ý

Trang 39

E

Xem những thông tin mà hãng thiết kế

phần mềm cung cấp, nhấn “Next” để tiếp tục

F

Chọn thư mục cài đặt phần mềm, nhấn

nút “Next” để tiếp tục

G

Đặt tên và chọn đường dẫn truy cập

nhanh chương trình Tốt nhất là để như mặc

Trang 40

Ở lần chạy chương trình đầu tiên,

phần mềm sẽ yêu cầu khai báo họ và tên

người sử dụng

L

Tiếp đến, lựa chọn ngôn ngữ ưa thích

Nếu muốn dùng tiếng Anh, nhấn nút “Use English”, hoặc chọn một thứ tiếng khác trong danh sách rồi nhấn nút “OK”

Ngày đăng: 06/02/2024, 06:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. ANDERSON L.W. & KRATHWOHL D.R. (2001), Phân loại tư duy cho việc dạy, học và đánh giá, Longman, New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân loại tư duy cho việc dạy, học và đánh giá
Tác giả: ANDERSON L.W. & KRATHWOHL D.R
Năm: 2001
2. BLOOM B.S. (1956), Phân loại tư duy cho các mục tiêu giáo dục: Phân loại các mục tiêu giáo dục: Quyển I, nhận thức về lĩnh vực, Longman, New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân loại tư duy cho các mục tiêu giáo dục: Phân loại các mục tiêu giáo dục: Quyển I, nhận thức về lĩnh vực
Tác giả: BLOOM B.S
Năm: 1956
3. GASPAR GALÁN A. (2019), ô Les exercices dans l’enseignement des langues ộtrangốres : à propos des ô maniốres de langage ằ ằ, Documents pour l’histoire du franỗais langue ộtrangốre ou seconde, ISSN (0992-7654), p. 62-63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Documents pour l’histoire du franỗais langue ộtrangốre ou seconde
Tác giả: GASPAR GALÁN A
Năm: 2019
4. LAMAILLOUX P., ARNAUD M.-H., JEANNAUD R. (1994), Fabriquer des exercices de franỗais, Hachette, Paris Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fabriquer des exercices de franỗais
Tác giả: LAMAILLOUX P., ARNAUD M.-H., JEANNAUD R
Năm: 1994
5. LABRUFFE A. (2011), Les nouveaux outils de l’évaluation des compétences, AFNOR Sách, tạp chí
Tiêu đề: Les nouveaux outils de l’évaluation des compétences
Tác giả: LABRUFFE A
Năm: 2011
6. TAGLIANTE Ch. (1991), L’évaluation – Technique de classe, CLE International, Paris Sách, tạp chí
Tiêu đề: L’évaluation – Technique de classe
Tác giả: TAGLIANTE Ch
Năm: 1991
7. TAGLIANTE Ch. (2005), L’évaluation et le Cadre européen commun, CLE International, Paris.Tài liệu tiếng Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: L’évaluation et le Cadre européen commun
Tác giả: TAGLIANTE Ch
Năm: 2005
1. Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Nxb Đại học Tổng hợp, Tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập
Tác giả: Dương Thiệu Tống
Nhà XB: Nxb Đại học Tổng hợp
Năm: 1995
3. Phan Thị Kim Liên (2009), Công cụ đánh giá trong dạy-học Thực Hành Tiếng Pháp, Đề tài KHCN cấp Bộ MS B2007-DHH07-09, ĐHH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công cụ đánh giá trong dạy-học Thực Hành Tiếng Pháp
Tác giả: Phan Thị Kim Liên
Năm: 2009
4. Phan Thị Kim Liên (2002), Ứng dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy Tiếng Pháp chuyên ngành Xí nghiệp, Đề tài KHCN cấp Cơ sở, MS CS-DT2002, ĐHKH – ĐHH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy Tiếng Pháp chuyên ngành Xí nghiệp
Tác giả: Phan Thị Kim Liên
Năm: 2002
5. Phan Thị Kim Liên (2001), Rapport du stage pédagogique, Master 1- FLE, Université de Rouen Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rapport du stage pédagogique
Tác giả: Phan Thị Kim Liên
Năm: 2001

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w