Mục tiêu Đề tài này được thực hiện nhằm tìm hiểu nhận thức, thái độ của sinh viên năm 4 Khoa Tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế đối với kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh bậc 3-5
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Một số khái niệm
VSTEP là viết tắt của Vietnamese Standardized Test of English Proficiency, là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo KNLNNVN Trước năm 2014, các kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ ở Việt Nam chủ yếu sử dụng khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR) với 6 bậc là A1, A2, B1, B2, C1 và C2 Tuy nhiên, để đáp ứng và phù hợp với nhu cầu sử dụng tiếng Anh của người Việt Nam ngày nay, kỳ thi VSTEP đã ra đời và trở thành công cụ được sử dụng để đánh giá năng lực tiếng Anh ở Việt Nam Kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ được sử dụng như là một trong những thước đo đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ thứ hai của người học cũng như hiệu quả việc dạy ngoại ngữ trong giáo dục
Ngày 11 tháng 3 năm 2015, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển đã ký quyết định số 729/QĐ-BGDĐT quy định định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (VSTEP.3-5) VSTEP được phát triển dựa trên KNLNNVN với hai dạng đề thi bao gồm:
(1) kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh bậc 3-5; và (2) kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh bậc 2 (dùng cho người lớn) Các định dạng đề thi này được Giáo sư Nguyễn Hòa – hiệu trưởng của trường Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN là chủ nhiệm đề tài xây dựng và đã được giới thiệu với các chuyên gia khảo thí ngôn ngữ trên thế giới tại Language Testing Research Colloquium Toronto – Canada năm 2015 Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN đã bắt đầu áp dụng định dạng đề thi mới này từ ngày 16 tháng 5 năm 2015 đối với thí sinh tự do và ngày 15 tháng 8 năm 2015 đối với sinh viên của trường Sau quyết định này thì kỳ thi VSTEP.3-5 được áp dụng cho tất cả các trường đại học trên cả nước
Bài thi bao gồm bốn phần đánh giá 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết VSTEP đã thu hút được hơn 8000 thí sinh của trường Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN vào năm 2016 Kể từ sau khi VSTEP được ra đời, rất nhiều người đã tham gia kỳ thi này của Việt Nam, kể cả ngoài lĩnh vực giáo dục (Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, 2018)
1.1.2 Hoạt động học tập chuẩn bị cho kỳ thi
O’Sullivan (2021) cho rằng hoạt động học tập chuẩn bị cho kỳ thi kiểm tra năng lực Tiếng Anh bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực và tích cực trong quá trình học ngôn ngữ Và một trong những tác động đó có liên quan đến nhận thức và thái độ của người học đối với bài thi Chẳng hạn như trong một nghiên cứu của Chappell, Bodis và Jackson
(2015), các tác giả cho rằng thái độ đối với bài thi và nhận thức của người học đối với bài thi có ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị và các hoạt động học tập để chuẩn bị cho bài thi
Trước hết, nhận thức của người học đối với kỳ thi là rất quan trọng Để thực hiện tốt các hoạt động học tập cho kỳ thi thì việc trang bị những kiến thức cơ bản cho bài thi là rất cần thiết Theo kết quả một nghiên cứu của Nguyễn Thúy Lan và Nguyễn Thúy Nga
(2019), dễ dàng thấy được rằng sinh viên càng hiểu rõ về bài thi thì kế hoạch học tập của họ càng cụ thể, nội dung ôn tập càng gần với hình thức thi hơn và sinh viên sẽ càng tích cực hơn trong việc tìm cơ hội để thực hành tiếng Anh với người nước ngoài
Trong nghiên cứu của mình, Mickan và Motteram (2006) cho rằng những thí sinh tham gia kỳ thi IELTS đã có những hoạt động học tập khác nhau để chuẩn bị cho kỳ thi đó
Ví dụ như đăng kí một khóa học với gia sư, tham gia các khóa ôn luyện ở các trung tâm hoặc thậm chí có một số thí sinh tự học bằng cách tham khảo những lời khuyên hữu ích từ những người đi trước và tìm các tài liệu học trực tuyến (làm thử những bài thi IELTS) Việc giúp người học nâng cao năng lực ngoại ngữ và khả năng làm bài thi không chỉ là việc ôn luyện qua sách vở hay làm các bài thi thử mà còn là những thói quen hằng ngày của họ đối với ngoại ngữ đó Những hoạt động này được xem như những hoạt động học tập để chuẩn bị cho kỳ thi, bao gồm như việc làm các bài thi thử, đọc báo, tìm kiếm các tài liệu điện tử, thuê gia sư riêng, nghe đài và xem tivi
Theo đó có thể thấy được rằng đối với kỳ thi VSTEP.3-5, các hoạt động học tập để chuẩn bị cho kỳ thi cũng được các sinh viên tiến hành tương tự như vậy Sinh viên cần được rèn luyện và chuẩn bị để nâng cao các kỹ năng như quản lý thời gian, sự hiểu biết về cấu trúc bài thi và kiến thức cần thiết để vượt qua kỳ thi Qua nghiên cứu của Chappell, Yates và Benson (2019), kết quả đã cho thấy luyện tập bằng cách làm các bài thi thử thường xuyên là một hoạt động rất hữu ích để chuẩn bị cho kỳ thi Ngay cả những người dự thi với năng lực ngôn ngữ khá cao cũng công nhận tầm quan trọng của các hoạt động học tập chuẩn bị cho bài thi
1.1.3 Cấu trúc bài thi VSTEP.3-5
Số câu hỏi/ nhiệm vụ bài thi
Dạng câu hỏi/ nhiệm vụ bài thi
Nghe Kiểm tra các kiểu kỹ năng Nghe khác nhau, có độ khó từ bậc 3 đến bậc 5: nghe thông tin chi tiết, nghe hiểu thông tin chính, nghe hiểu ý kiến, mục đích của người nói và suy ra từ thông tin trong bài
Khoảng 40 phút, bao gồm thời gian chuyển các phương án đã chọn sang phiếu trả lời
3 phần, 35 câu hỏi nhiều lựa chọn
Thí sinh nghe các đoạn trao đổi ngắn, hướng dẫn, thông báo, các đoạn hội thoại và các bài nói chuyện, bài giảng, sau đó trả lời câu hỏi nhiều lựa chọn đã in sẵn trong đề thi Đọc Kiểm tra các tiểu kỹ năng Đọc khác nhau, có độ khó từ bậc 3 đến bậc 5: đọc hiểu thông tin chi tiết, đọc hiểu ý chính, đọc hiểu ý kiến, thái độ của tác giả,
60 phút, bao gồm thời gian chuyển các phương án đã chọn
40 câu hỏi nhiều lựa chọn
Thí sinh đọc 4 văn bản về các vấn đề khác nhau, độ khó của văn bản tương đương bậc 3-5 với tổng số từ dao động suy ra từ thông tin trong bài và đoán nghĩa của từ trong văn cảnh sang phiếu trả lời từ 1900-2050 từ Thí sinh trả lời các câu hỏi nhiều lựa chọn sau mỗi bài đọc
Viết Kiểm tra kỹ năng Viết tương tác và Viết luận
60 phút 2 bài viết Bài 1: Viết một bức thư/ thư điện tử có độ dài khoảng 120 từ Bài 1 chiếm 1/3 tổng số điểm của bài thi Viết Bài 2: Thí sinh viết một bài luận khoảng 250 từ về một chủ đề cho sẵn, sử dụng lí do và ví dụ cụ thể để minh họa cho các lập luận Bài 2 chiếm 2/3 tổng số điểm của bài thi Viết
Nói Kiểm tra các kỹ năng Nói khác nhau: tương tác, thảo luận và trình bày một vấn đề
Quá trình chuẩn bị cho kỳ thi VSTEP.3-5 của sinh viên
Quá trình học tập của sinh viên để chuẩn bị cho kỳ thi VSTEP.3-5 là một quá trình dài bao gồm tất cả những hoạt động học tập cũng như những thói quen hằng ngày của sinh viên để cải thiện các kỹ năng của họ trong kỳ thi
1.2.1 Kỹ năng Nói Đối với kỹ năng Nói của kỳ thi, nghiên cứu của Rubin (1975) cho thấy rằng người học ngoại ngữ tốt là người luôn luôn tìm mọi cơ hội để luyện tập, sử dụng ngôn ngữ ấy khi có thể, tìm ra các chiến lược để loại bỏ sự ức chế trong tương tác, sử dụng từ ngữ một cách phù hợp với ngữ cảnh và chính xác, vì vậy họ thường chú trọng đến cả hình thức và nghĩa của từ bằng cách quan sát và tiếp thu cách sử dụng từ của người bản xứ Ngoài ra, Oxford
(1990, 1994) cũng đã định nghĩa chiến lược học ngoại ngữ là những hoạt động, thói quen và kỹ thuật mà người học thực hiện nhằm thúc đẩy sự tiến bộ trong quá trình học ngôn ngữ Theo kết quả nghiên cứu của José và Paula (2016), để chuẩn bị cho kỹ năng Nói của kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ, điều chỉnh phát âm và cải thiện độ trôi chảy được xem như là hoạt động học tập và chiến lược chuẩn bị cho kỳ thi có tính hiệu quả cao nhất
Zhang (2009) từng cho rằng Nói là một kỹ năng khó thành thạo nhất trong 4 kỹ năng khi học tiếng Anh Nghiên cứu của Ur (1996) đã chỉ ra 3 khó khăn chung của người học đối với kỹ năng này Thứ nhất là về mặt tâm lý, người học thường lo lắng khi mình mắc lỗi khi nói, hoặc cảm thấy sợ hãi có thể bị chỉ trích hoặc chê cười, hoặc đơn giản chỉ là nhút nhát, không tự tin khi nói tiếng Anh Thứ hai, không có cơ hội để luyện nói nhiều trong các giờ học Đa số các giờ học trên lớp thường không đủ thời gian để tất cả mọi người đều có thời gian để nói như nhau, vì thế dẫn đến sự không đồng đều trong phân bố thời gian nói của người học Thứ ba, người học có xu hướng sử dụng tiếng mẹ đẻ để nói chuyện trong giờ học hơn là nói bằng tiếng Anh Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình luyện nói tiếng Anh chẳng hạn như: bản thân của người học, phương pháp giảng dạy của giáo viên và yếu tố môi trường Bản thân người học chưa có một nền tảng ngữ pháp vững chắc, hay việc thiếu vốn từ vựng cũng là một trong những thách thức trong quá trình luyện kỹ năng Nói Ngoài ra, các chiến lược và phương pháp giảng dạy cũng đóng vai trò rất quan trọng, vì nếu người dạy không đủ trình độ chuyên môn để truyền tải tầm quan trọng của kỹ năng Nói tiếng Anh với người học thì người học sẽ rất khó tiến bộ ở kỹ năng này Bên cạnh đó, thiếu môi trường để tăng kỹ năng Nói tiếng Anh cũng là một bất lợi đối với đa số người học Điều này dẫn đến việc người học không có cơ hội để tham gia vào các tình huống thực tế trong ngôn ngữ
Theo Abbas và Mohammed (2011), kỹ năng Nghe được cho là kỹ năng thường rất được ít chú trọng hơn là ngữ pháp, kỹ năng Đọc hay từ vựng ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Kỹ năng Nghe thường không được coi là trọng tâm bởi vì đa số những giáo trình và chương trình giảng dạy, giáo viên thường ít chú ý đến kỹ năng này trong thiết kế bài giảng Đó cũng là một trong những lí do dẫn đến sinh viên chuyên ngữ tiếng Anh thường xuyên gặp khó khăn đối với kỹ năng Nghe vì họ không được hình thành thói quen luyện nghe từ những cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông
Rivers (1983) cho rằng người học cần phải nhận thức được 3 giai đoạn khi rèn luyện kỹ năng Nghe Một là, người học phải hiểu được rằng âm thanh là một thông điệp chứ không phải là một tiếng ồn Hai là, người học cần phải xác định âm thanh cùng với từ vựng và cấu trúc ngữ pháp bằng cách phân đoạn và nhóm nội dung Ba là mã hóa thông tin, tìm ra những nội dung chính và tìm cách ghi nhớ chúng Các giai đoạn này được thực hiện một cách nhanh chóng và chồng chéo Vì vậy, để thực hiện thành thục các giai đoạn trên buộc người học phải trải qua một thời gian dài luyện tập và tiếp xúc nhiều với việc nghe tiếng Anh Và một trong những điều quan trọng đối với quá trình ôn luyện kỹ năng Nghe là biết cách giảm bớt lo lắng, tự tin khi làm bài nghe và tạo động lực bản thân để nâng cao kỹ năng Nghe (Oxford, 1990) Kỹ năng xác định thông tin chính của bài nghe là một kỹ năng quan trọng Vì vậy, một trong những chiến lược để sinh viên có thể rèn luyên kỹ Năng nghe có hiệu quả là luyện tập để có thể nắm bắt được nội dung chính của bài nghe Ngoài ra, theo Abbas và Mohammed (2011), kỹ năng dự đoán từ cũng là một yếu tố giúp người học đạt được kết quả cao trong quá trình luyện kỹ năng Nghe Chẳng hạn như trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cũng thường dự đoán những gì mà người nói sẽ nói tiếp theo một cách vô thức và những dự đoán này thường được dựa trên những kiến thức về bối cảnh của cuộc nói chuyện Tương tự với tiếng Anh cũng vậy, đôi khi không nhất thiết phải nghe rõ từng từ mà chỉ cần nghe được những từ thiết yếu đóng vai trò chủ chốt của toàn bài nghe Để làm được như vậy thì người học cần tiếp xúc với những trình độ tiếng Anh khác nhau để tiếp xúc với những ngôn ngữ tự nhiên, sinh động phong phú cũng như có thể nghe được tiếng Anh từ nhiều vùng miền và đất nước khác nhau, chẳng hạn như nghe các bài hát tiếng Anh, xem phim bằng tiếng Anh Bằng những cách này, người học có thể tạo động lực học tiếng Anh vừa đáp ứng những sở thích của bản thân vừa có thể rèn luyện kỹ năng Nghe để chuẩn bị cho kỳ thi
Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ rõ một số khó khăn mà người học thường gặp phải trong quá trình rèn luyện kỹ năng Nghe Thứ nhất, chất lượng của tài liệu nghe được giáo viên sử dụng trong lớp học không đạt chất lượng chuẩn, điều này đã gây ra ảnh hưởng đối với người học trong quá trình luyện nghe (Azmi Bingol, Celik, Yidliz, & Tugrul Mart,
2014) Thứ hai, sự khác biệt về văn hóa cũng là một trở ngại đối với người học Nếu các bài tập nghe có chủ đề liên quan đến một số kiến thức văn hóa khác nhau thì người học có thể dễ hiểu sai vấn đề và khó có thể đạt được mức điểm mong muốn trong kỳ thi (Azmi Bingol, Celik, Yidliz, & Tugrul Mart, 2014) Thứ ba, nghiên cứu của Goh (1999) đã cho thấy rằng 66% người học đề cập đến một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến bài thi nghe là giọng của người nói Thứ tư, Azmi Bingol, Celik, Yidliz và Tugrul Mart
(2014) cho rằng từ vựng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình rèn luyện kỹ năng Nghe của người học, việc biết được nghĩa của hết từ vựng trong một bài nghe sẽ khiến cho người học cảm thấy hứng thú và dễ dàng Thứ năm, tốc độ của bài nghe cũng là một trong những thách thức đối với người học Underwood (1989) cho biết nếu tốc độ của bài nghe quá nhanh, người học sẽ có thể không thể bắt kịp tốc độ đó Ngoài ra, việc đối mặt với một từ vựng mới cũng sẽ khiến người học mất thời gian để đoán nghĩa của từ vựng đó và bỏ lỡ phần tiếp theo của bài nghe
1.2.3 Kỹ năng Đọc Đa số sinh viên đã được làm quen kỹ năng Đọc ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông Tuy nhiên vẫn còn một số sinh viên gặp khó khăn trong quá trình luyện kỹ năng này
Rahim (2006) cho rằng những khó khăn của người học trong quá trình đọc hiểu văn bản thường được chia làm hai nhóm: nhóm khó khăn khách quan và nhóm khó khăn chủ quan Khó khăn khách quan gồm các yếu tố liên quan đến gia đình và trường học Khó khăn chủ quan liên quan đến mặt vật lí, trí tuệ và tâm lý của người học Nghiên cứu của Fajar (2009) đã xác định một số khó khăn chủ quan là những ảnh hưởng chính đến quá trình đọc hiểu của người học Một là người học thường xuyên gặp khó khăn khi đọc hiểu một câu ghép có cấu trúc phức tạp Một bài báo cáo của Barfield (1999) đã cho thấy rằng
12% sinh viên cảm thấy khó để đọc hiểu các câu văn dài và 20% sinh viên gặp khó khăn khi đọc hiểu một văn bản học thuật Hai là khó khăn trong quá trình sử dụng các chiến lược đọc hiểu Những sinh viên thiếu chiến lược này đều khó để đọc hiểu một văn bản một cách hiệu quả nhất, tương tự với những sinh viên không biết đến khả năng đoc lướt (skimming) và đọc kĩ (scanning) sẽ khó có thể làm tốt bài thi đọc (Duarte, 2005) Những sinh viên thiếu những chiến lược này thường có một số đặc điểm nhận dạng sau: đọc từng từ một ở trong văn bản và dựa vào những thông tin trực quan là chủ yếu; quá chú ý đến những tiểu tiết nhỏ ở trong bài mà quên mất đi nội dung chính của toàn văn bản Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ và chất lượng làm bài của người học đối với kỹ năng Đọc Cuối cùng, người học thường xuyên bị mất tập trung trong quá trình làm bài đọc Đây là một khó khăn được gây ra bởi yếu tố tâm lý và nó ảnh hưởng rất nhiều đối với chất lượng làm bài đọc Shaw (1959) đã từng nói rằng sự hiểu biết về một văn bản là kết quả của việc đọc nó với sự tập trung Tuy nhiên, nhiều sinh viên thường mất tập trung khi làm bài đọc
Bản chất của kỹ năng Viết là một phương thức giao tiếp của con người Thông qua viết, con người có thể thể hiện và truyền đạt ý tưởng của mình với người khác bằng văn bản Theo Dumais (1988), viết là để lấp đầy thiếu sót còn tồn tại giữa khả năng bày tỏ ý kiến, cảm xúc, … của con người và khả năng diễn đạt những điều tương tự bằng văn bản Điều này đồng nghĩa với việc người học có thể diễn đạt ý tưởng và cảm nhận của mình một cách chính xác hơn Vì vậy, người học cần phải cân nhắc để lựa chọn từ ngữ hay và chính xác, và theo cấu trúc câu thích hợp khi viết
Một thực tế cho thấy rằng, theo Bracewell (trích dẫn ở nghiên cứu White & Arndt,
1991), viết là một kỹ năng phức tạp nhất và đòi hỏi cao các hoạt động về nhận thức của con người Vì vậy đa số người học đều nhận thấy rằng đây là kỹ năng khó để đạt một mức độ thông thạo ngôn ngữ nhất trong quá trình học tiếng Anh Theo nghiên cứu của Heinkel
(2004), ông cho rằng rất nhiều sinh viên không phải người bản ngữ thường xuyên gặp khó khăn trong quá trình học ngôn ngữ, đặc biệt là những vấn đề và thiếu sót liên quan đến kỹ năng Viết Ngoài ra Oshima và Hogue (1999) cũng đồng ý rằng kỹ năng Viết đối với người học ngôn ngữ không dễ dàng vì nó yêu cầu người học phải nghiên cứu và luyện tập nhiều để phát triển kỹ năng này
Mối liên hệ giữa đề tài và những nghiên cứu trước đó
Nghiên cứu của Nguyễn Thúy Lan và Nguyễn Thúy Nga (2019), “Cảm nhận của người học về bài thi ảnh hưởng tới hoạt động học Tiếng Anh như thế nào? Một nghiên cứu tại Đại học Quốc Gia Hà Nội”, tập trung nghiên cứu một số tác động của bài thi đánh giá năng lực ngoại ngữ (VSTEP) dựa theo cảm nhận của sinh viên về độ khó, tầm quan trọng và mức độ hiểu biết về bài thi Độ khó của bài thi được thể hiện qua đánh giá của những sinh viên đã từng tham gia kỳ thi và cảm nhận khi làm các bài thi thử Ngoài ra, đa số sinh viên tham gia khảo sát nghiên cứu đều nhận thức được tầm quan trọng của bài thi Nghiên cứu cũng chỉ rõ áp lực của sinh viên đối với bài thi ĐGNLNN (độ khó và tầm quan trọng của bài thi) ảnh hưởng đến việc đặt ra mục tiêu, lập kế hoạch học tập, lựa chọn tài liệu học tập cũng như các chiến lược và hoạt động học tập của sinh viên trong quá trình ôn thi Mức độ hiểu biết của sinh viên đối với bài thi chưa được đánh giá cao khi sinh viên chỉ có thể kể ra được các kỹ năng của bài thi (tuy nhiên đây có thể chỉ là suy đoán của họ dựa trên kinh nghiệm đối với các bài kiểm tra chuẩn hóa tiếng Anh khác) mà không biết rõ mục đích cũng như định dạng của bài thi Đối với nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận những giả thuyết mà tác giả đã đưa ra về tác động của áp lực bài thi và mức độ hiểu biết bài thi của sinh viên đối với các hoạt động học tập trong việc lập kế hoạch học tập và lựa chọn tài liệu học tập Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy sinh viên có xu hướng đề ra những hoạt động học tập và nội dung học tập theo định hướng của bài thi VSTEP
Nghiên cứu “Investigate test preparation: Reducing risks” của Mickan và Motteram
(2006) nghiên cứu những hoạt động học tập của người học trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi IELTS và tầm quan trọng của các hoạt động học tập cho kỳ thi nâng cao năng lực ngôn ngữ Để đạt được kết quả mong muốn đối với kỳ thi đánh giá năng lực, nhiều thí sinh đã đồng ý với quan điểm rằng hiểu rõ cấu trúc của bài thi và ôn tập bằng cách làm các bài thi thử là một trong những cách mang lại hiệu quả tốt nhất Ngay cả những thí sinh có trình độ ngoại ngữ khá, tốt cũng nhận thấy tầm quan trọng của các hoạt động học tập diễn ra trước kỳ thi Ngoài ra nghiên cứu cũng đưa ra một số chiến lược làm bài thi giúp người học có thể đạt được hiệu quả kết quả bài thi, chẳng hạn như hình thành những thói quen hằng ngày để nâng cao năng lực tiếng Anh, tham gia vào các diễn đàn liên quan đến kỳ thi để tham khảo tài liệu ôn tập và các chiến lược làm bài thi… Đây là tài liệu giúp ích cho chúng tôi trong việc thấy được những nét tương đồng trong quá trình học tập chuẩn bị cho kỳ thi của người học ngoại ngữ nói chung, từ đó có thể dễ dàng xác định được những hoạt động học tập của sinh viên đối với kỳ thi VSTEP.3-5 và tìm ra được những giải pháp có thể khắc phục được những khó khăn mà sinh viên đang gặp phải
Nghiên cứu “Do test design and uses influence test preparation? Testing a model of washback with Structural Equation Modeling” của Xie và Andrews (2012) giới thiệu lý thuyết động lực giá trị kỳ vọng để giải thích một loạt những ảnh hưởng đối với một kỳ thi ĐGNLNN về sự hiểu biết của thí sinh về cấu trúc của bài thi và sử dụng những bài thi thử như là một phương pháp học tập đặc biệt để chuẩn bị cho kỳ thi Đây là một nghiên cứu có đối tượng nghiên cứu là kỳ thi CET4 – một kỳ thi ĐGNLNN tiếng Anh của Trung Quốc Ở nghiên cứu này, chúng tôi có thể thấy được sự tương đồng giữa hai kỳ thi ĐGNLNN tiếng Anh là CET4 ở Trung Quốc và VSTEP.3-5 ở Việt Nam Với kết quả của bài nghiên cứu, việc sử dụng các bài thi thử như một hình thức ôn tập cho kỳ thi đã được các thí sinh tham gia nghiên cứu đồng ý là một phương pháp ôn luyện hiệu quả và tạo động lực cho họ trong quá trình ôn thi Ngoài ra, sự hiểu biết của thí sinh đối với cấu trúc của bài thi cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng các hình thức ôn luyện
Nghiên cứu “Investigating the Relationship Between Test Preparation and TOEFL iBT Performance” của Liu (2014) cũng là một trong những tài liệu được chúng tôi tham khảo những hoạt động học tập chuẩn bị cho một kỳ thi ĐGNLNN, chẳng hạn như: sử dụng các chiến lược học tập cơ bản cho tiếng Anh phổ quát (nghe các chương trình bằng tiếng Anh, xem phim bằng tiếng Anh, nói chuyện với người bản xứ) và các chiến lược học tập đặc thù với mỗi một kỳ thi ĐGNLNN (đối với TOEFL là luyện kỹ năng ghi chép nhanh (note-taking) khi nghe, xác định câu chủ đề và từ trọng điểm khi làm bài kiểm tra đọc) Theo kết quả của bài nghiên cứu này, Liu cho rằng việc sử dụng các chiến lược học tập dành riêng cho TOEFL sẽ mang lại kết quả cao hơn trong kỳ thi hơn là sử dụng những các chiến lược học tiếng Anh phổ quát Qua đó, có thể thấy được rằng việc sinh viên có những chuẩn bị cho kỳ thi VSTEP.3-5 là cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng lớn đến kết quả bài thi Sinh viên không những áp dụng những chiến lược học tập cơ bản mà còn những chiến lược học tập riêng cho kỳ thi này trong quá trình ôn luyện.
Kết luận chung
Qua những cơ sở lý luận nêu trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng việc nhận biết được thực trạng và tìm ra những khó khăn của sinh viên đối với từng kỹ năng trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi VSTEP đóng vai trò rất quan trọng Nó không chỉ giúp sinh viên có một cái nhìn toàn diện hơn trong việc học ngoại ngữ mà còn giúp họ nhận ra được những điểm yếu của bản thân để có thể khắc phục, từ đó có thể đạt được kết quả cao trong kỳ thi
Ngoài ra, đa số những nghiên cứu nêu trên được thực hiện ở nước ngoài, và một số được nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Hà Nội Ở Đại học Huế nói chung hay Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế nói riêng vẫn chưa có một nghiên cứu nào về thực trạng của sinh viên chuẩn bị cho kỳ thi VSTEP Vì vậy mục đích của chúng tôi khi thực hiện nghiên cứu này là nhằm khảo sát nhận thức của sinh viên năm 4 chuyên ngành Tiếng Anh, tìm hiểu những khó khăn của sinh viên từ đó có thể đưa ra những đề xuất khách quan để sinh viên có thể đạt kết quả cao trong kỳ thi.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu là thực trạng chuẩn bị cho kỳ thi của sinh viên năm 4 của khóa K14, Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế.
Khách thể nghiên cứu
Trong số 52 sinh viên, 80,8% sinh viên là nữ, gần 19,2% sinh viên là nam
Khách thể tham gia khảo sát là sinh viên năm 4 vì ở năm này đa số sinh viên đều phải tham gia kỳ thi VSTEP.3-5 Qua đó, chúng tôi có thể dễ dàng biết được những hoạt động học tập của sinh viên, cũng như những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình ôn thi.
Công cụ nghiên cứu
Brown (2001) cho rằng bảng khảo sát là một công cụ cung cấp cho khách thể nghiên cứu một chuỗi các câu hỏi hoặc nhận định, từ đó họ có thể đưa ra các thông tin bằng cách hoàn thành các câu trả lời cũng như lựa chọn đáp án từ các phương án cho sẵn Việc sử dụng bảng khảo sát làm công cụ nghiên cứu có thể giúp nhóm nghiên cứu thu thập thông tin trên một phạm vi khách thể lớn một cách nhanh chóng Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng có thể dễ dàng xử lý số liệu và đưa ra những thảo luận hiệu quả hơn
Bảng khảo sát được xây dựng dựa trên nội dung bảng khảo sát của nghiên cứu “Cảm nhận của người học về bài thi ảnh hưởng tới hoạt động học Tiếng Anh như thế nào? Một nghiên cứu tại Đại học Quốc Gia Hà Nội” của Nguyễn Thuý Lan và Nguyễn Thuý Nga
(2019) Tuy nhiên, thay vì chỉ sử dụng thang đo Likert như nghiên cứu nêu trên để làm rõ khó khăn và thuận lợi của sinh viên trong quá trình ôn thi, chúng tôi còn sử dụng thêm dạng câu hỏi nhiều sự lựa chọn (Multiple Choice question) để tìm hiểu nhận thức và các hoạt động học tập của sinh viên trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi VSTEP.3-5, giúp nhóm nghiên cứu giải quyết các phần trong bài nghiên cứu một cách hiệu quả
Nhóm nghiên cứu đã thiết kế bảng khảo sát được viết bằng tiếng Việt để đảm bảo khách thể nghiên cứu có thể hiểu chính xác các nội dung khảo sát Bảng khảo sát bao gồm
28 câu hỏi với nội dung phù hợp với mục đích nghiên cứu Nội dung bảng khảo sát được chia làm 3 phần:
Phần I: Thông tin cá nhân
Phần này bao gồm 3 câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân của khách thể nghiên cứu (lớp truyền thống, giới tính và khoảng thời gian sinh viên bắt đầu học tiếng Anh đến bây giờ)
Phần II: Nội dung khảo sát Để phần này được rõ ràng, chúng tôi chia nội dung khảo sát làm 3 mục nhỏ:
- Mục 1 chủ yếu làm rõ nhận thức của sinh viên về kì thi VSTEP.3-5
- Mục 2 tập trung khảo sát các hoạt động học tập của sinh viên diễn ra trước kì thi xoay quanh 4 kỹ năng là Nghe, Nói, Đọc và Viết
- Mục 3 liên quan đến những khó khăn và thuận lợi trong quá trình chuẩn bị cho kì thi VSTEP.3-5 của sinh viên
Phụ Lục 1 trình bày Bảng khảo sát đã dùng để thu thập số liệu cho nghiên cứu này
Theo Schostak (2005), hình thức phỏng vấn giống như một cuộc trò chuyện mang tính mở rộng nhằm mục đích thu thập những “thông tin chuyên sâu” về một chủ đề nhất định và thông qua đó có thể giải thích được những hiện tượng theo ý nghĩa mà người được phỏng vấn mang lại
Hình thức phỏng vấn bán cấu trúc (Semi-structured interview) được áp dụng trong nghiên cứu này Phỏng vấn được tiến hành với 6 câu hỏi nền liên quan đến các nội dung chính của nghiên cứu, các câu hỏi phụ được bổ sung tùy thuộc vào câu trả lời của người được hỏi Phỏng vấn sâu này được thực hiện với 2 mục đích:
(1) Làm rõ một số nội dung từ bảng khảo sát;
(2) Thu thập thêm thông tin về các vấn đề liên quan để có một cái nhìn có chiều sâu hơn trong kết quả nghiên cứu.
Quá trình thu thập dữ liệu
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trực tuyến bằng Google Form và gửi ngẫu nhiên đến 52 sinh viên khóa K14 khoa Tiếng Anh
Các số liệu thu được từ việc điều tra sinh viên năm 4 được chúng tôi tiến hành thu thập và tổng hợp vào tháng 6/2021.
Sau khi thu về các phiếu khảo sát, chúng tôi đã tiến hành sử dụng 52/52 phiếu phù hợp với mục đích khảo sát nghiên cứu
Sau khi hoàn thành phiếu khảo sát, chúng tôi tiếp tục liên hệ với 5 sinh viên trong số 52 sinh viên tham gia nghiên cứu để phỏng vấn Các cuộc phỏng vấn được tiến hành trực tuyến bằng Google Meet và thu lại lời phỏng vấn của sinh viên, sau đó chuyển lời nói thành văn bản để tiến hành phân tích định tính.
Quá trình xử lý số liệu
Bảng khảo sát được sử dụng để thu thập thông tin của sinh viên thể hiện nhận thức, ý kiến của người học Sau khi cuộc khảo sát kết thúc, chúng tôi sử dụng các công cụ Microsoft Excel và phần mềm SPSS phiên bản 28.0.1 để phân tích, tính toán và xử lý các số liệu
Trong đó, Microsoft Excel được sử dụng để xử lý các câu hỏi nhiều sự lựa chọn (Multiple Choice question) và phần mềm SPSS để xử lý các câu hỏi Likert
Các cuộc phỏng vấn được tiến hành trực tuyến bằng Google Meet và thu lại lời phỏng vấn của sinh viên, sau đó chuyển biên thành văn bản nhằm phản ánh chân thực ý kiến của sinh viên Phỏng vấn được chuyển biên thành lời bởi một thành viên của nhóm nghiên cứu với mục đích mã hoá dữ liệu một cách nhất quán Để đảm bảo tính riêng tư, nhóm nghiên cứu đã sử dụng tên viết tắt của những sinh viên thay vì tên thật, chẳng hạn như: SV D.M.Q Sau đó tiếp tục tổng hợp và phân tích các ý kiến từ sinh viên theo từng chủ điểm (thematic analysis) tập trung vào ba khía cạnh chính là các hoạt động học tập của sinh viên chuẩn bị cho 4 kỹ năng, những khó khăn và thuận lợi trong quá trình ôn thi của sinh viên Từ đó, nêu ra những đề xuất và giải pháp cho sinh viên có thể chuẩn bị tốt hơn và hiệu quả hơn cho kỳ thi.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Nhận thức của sinh viên năm tư về kỳ thi VSTEP.3-5
3.1.1 Sự hiểu biết của sinh viên về kỳ thi VSTEP.3-5
Biểu đồ 1: Đánh giá về độ phổ biến của kỳ thi VSTEP.3-5 Biểu đồ 1 chỉ rõ mức độ quen thuộc của kỳ thi VSTEP.3-5 đối với sinh viên năm 4
Theo biểu đồ, đại đa số sinh viên đã từng nghe qua kỳ thi VSTEP.3-5 Chỉ một số rất ít (3,8% sinh viên) trả lời là chưa từng biết tới kỳ thi này Từ biểu đồ trên cho thấy sinh viên năm 4 khoa Tiếng Anh rất có ý thức về kỳ thi VSTEP.3-5
3,8% Đã từng nghe qua kỳ thi VSTEP.3-5 Chưa từng nghe qua
Biểu đồ 2: Hình thức phổ biến về kỳ thi VSTEP.3-5 đối với sinh viên
Khi được hỏi về các kênh thông tin mà sinh viên đã sử dụng để tìm hiểu về kỳ thi VSTEP.3-5, 83,3% sinh viên trả lời bảng khảo sát cho biết họ biết đến kỳ thi này thông
“qua sự phổ biến của trường”, cụ thể là qua các buổi sinh hoạt công dân đầu năm học, các giảng viên của khoa Tiếng Anh, trang đào tạo tín chỉ, trang Facebook của nhà trường, các hội nghị chuyên đề được triển khai trong suốt năm học,… Những điều này đã định hướng cho sinh viên cần phải chú tâm đến kỳ thi VSTEP.3-5 và có kế hoạch ôn luyện một cách hiệu quả nhất để đạt được bậc 5 kỳ thi VSTEP và có thể đủ điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp Có 13% số sinh viên tham gia khảo sát biết được kỳ thi “qua phương tiện truyền thông” vì có rất nhiều lớp học ôn luyện lấy chứng chỉ VSTEP trên các diễn đàn mạng xã hội (Facebook) nên nhiều sinh viên tiếp cận được thông tin về kỳ thi qua kênh này
Qua phổ biến của nhà trường Qua các phương tiện truyền thông (mạng xã hội, sách, báo,…)
Qua các trung tâm Anh ngữ Khác ( tất cả những ý trên)
Biểu đồ 3: Nhận thức của sinh viên về thời gian của bài thi
Có 100% sinh viên tham gia khảo sát liệt kê đúng 4 kỹ năng có trong bài thi của kỳ thi VSTEP.3-5 (Nghe-Nói-Đọc-Viết) Tuy nhiên, Biểu đồ 5 cho thấy vẫn còn nhiều sinh viên chưa thực sự nắm rõ thời gian của bài thi cho 4 kỹ năng Có gần 60% sinh viên lựa chọn “180 phút”, số sinh viên lựa chọn “150 phút” và “165 phút” chiếm khoảng gần 35%
Và chỉ một số ít sinh viên (5,8% sinh viên) lựa chọn đúng tổng thời gian của bài thi cho 4 kỹ năng là 172 phút Nhận thức của sinh viên về hình thức và những kỹ năng có trong bài thi ĐGNLNN là rất quan trọng (Xie, 2012)
3.1.2 Đánh giá của sinh viên về độ khó của kỳ thi VSTEP.3-5 Đánh giá của sinh viên về độ khó của kỳ thi VSTEP.3-5 được thống kê qua Biểu đồ
Biểu đồ 4: Đánh giá về độ khó của kỳ thi VSTEP.3-5 của sinh viên năm 4 khoa Tiếng Anh Theo Biểu đồ 4, có 48,1% số sinh viên được khảo sát đánh giá rằng kỳ thi VSTEP.3-
5 là rất khó, 34,6% số sinh viên cho rằng kỳ thi VSTEP.3-5 là “khó”, 15,4% số sinh viên cho rằng kỳ thi VSTEP.3-5 là “bình thường”, 1,9% số sinh viên cho rằng kỳ thi VSTEP.3-
5 là “dễ” và không có sinh viên nào đánh giá kỳ thi VSTEP.3-5 là “rất dễ” Có đến 82,7% sinh viên cho rằng kỳ thi VSTEP.3-5 là khó bởi nhiều nguyên nhân
3.1.3 Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của kỳ thi VSTEP.3-5
Biểu đồ 5: Đánh giá của sinh viên năm 4 về tầm quan trọng của kỳ thi VSTEP.3-5
Rất dễ Dễ Bình thường Khó Rất khó
Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng Rất không quan trọng
Việc hoàn thành chứng chỉ VSTEP bậc 5 là thực sự cần thiết đối với sinh viên năm
4 khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế Khi được hỏi về tầm quan trọng của kỳ thi VSTEP.3-5, nhóm nghiên cứu đã nhận được phản hồi tích cực về mức độ đánh giá tầm quan trọng từ khách thể nghiên cứu Số liệu được thu thập và tổng hợp ở Biểu đồ 2
Sinh viên năm 4 khoa Tiếng Anh nhận thấy kỳ thi VSTEP.3-5 là một kỳ thi rất quan trọng Cụ thể, từ biểu đồ ta thấy, có 65,4% số sinh viên tham gia khảo sát đánh giá “rất quan trọng”, 30,8% số sinh viên đánh giá “quan trọng” Việc này thể hiện rằng sinh viên ý thức được rằng đạt bậc 5 kỳ thi VSTEP là điều kiện tiên quyết để tốt nghiệp; chỉ 3,8% số sinh viên đánh giá “bình thường” và không có sinh viên đánh giá “không quan trọng” và
“rất không quan trọng” về tầm quan trọng của kỳ thi VSTEP.3-5
Ngoài ra, các sinh viên tham gia phỏng vấn cũng hoàn toàn đồng ý với quan điểm rằng kỳ thi VSTEP.3-5 rất quan trọng đối với sinh viên năm 4 chuyên ngữ tiếng Anh:
“Theo mình thấy thì kỳ thi này rất quan trọng vì thông qua đó sẽ đánh giá được năng lực khác biệt của sinh viên chuyên ngành so với sinh viên không chuyên…” (SV N.H.C.N)
“Kỳ thi này rất quan trọng vì nó là một trong những điều kiện khi xét tốt nghiệp ra trường…” (SV H.T.T.T)
Các hoạt động học tập chuẩn bị cho kỳ thi VSTEP.3-5 của sinh viên
Biểu đồ 6: Phản hồi của sinh viên về hình thức học tập chuẩn bị cho kỳ thi VSTEP.3-5 Biểu đồ 6 trình bày các thông tin liên quan đến các hoạt động học tập chuẩn bị cho kỳ thi VSTEP.3-5 Có đến 45 (86,5%) sinh viên trên tổng số 52 sinh viên được khảo sát chọn “tự ôn tại nhà” Với lựa chọn tự ôn luyện tại nhà, sinh viên linh động trong thời gian, có thể thay đổi thời gian biểu hàng tuần, hai tuần một lần hoặc hàng tháng Thêm vào đó, sinh viên ít gặp căng thẳng khi có thể nới lỏng thời gian làm bài hay tự do trong việc chọn lựa cấp độ của bài tập Tuy nhiên, vì hình thức chuẩn bị này mà kéo theo quá trình ôn thi không hiệu quả và gặp nhiều khó khăn, điều này nhóm nghiên cứu sẽ làm rõ ở phần sau
“Học nhóm cùng bạn bè” được 24 (46,2%) sinh viên lựa chọn để ôn thi Đây là hình thức ôn thi phổ biến và có tính hiệu quả cao Epstein (1983) đã tiến hành nghiên cứu trên
2 nhóm sinh viên Kết quả cho thấy rằng nhóm sinh viên ban đầu có điểm số học tập thấp sau khi tham gia học tập cùng với những bạn có điểm số học tập cao thì sau một năm đã cải thiện điểm số cao hơn đáng kể so với nhóm sinh viên tự học một mình Qua đó có thể thấy sự ảnh hưởng tích cực của bạn bè đối với thành tích học tập của sinh viên
Có 20 (38,5%) sinh viên lựa chọn “tham gia một khoá học ôn luyện tại trường” để chuẩn bị cho kỳ thi VSTEP.3-5 Việc lựa chọn tham gia khoá ôn luyện sẽ giúp sinh viên
Tham gia một khoá ôn luyện tại trường Tự ôn tại nhà Học nhóm cùng bạn bè
Thuê gia sư dạy kèm hoặc học tại các trung tâm có được định hướng rõ ràng về lộ trình ôn thi Ngoài ra, việc có giáo viên hướng dẫn và sửa các lỗi sai như sử dụng từ vựng và ngữ pháp sẽ giúp sinh viên cải thiện các kỹ năng của mình
Bảng 1 tiếp tục các thông tin liên quan đến hoạt động học tập cụ thể của sinh viên chuyên ngữ tiếng Anh để chuẩn bị cho kỳ thi VSTEP.5-3
Bảng 1: Các hoạt động học tập chuẩn bị cho kỳ thi VSTEP (N = 52)
Các hoạt động chuẩn bị cho kỳ thi
Luôn luôn Đọc báo song ngữ 13,5%
Nghe tiếng Anh thông qua BBC radio, TED
Học từ vựng thông qua sách báo, phim ảnh
Nói chuyện với người bản xứ
Tham gia các nhóm học Tiếng Anh trên mạng xã hội
Luyện các đề thi thử 1,9% 9,6% 17,3% 48,1% 23,1%
Viết nhật ký bằng tiếng
Bảng 2: Thống kê mô tả tần suất các hoạt động học tập của sinh viên
Các hoạt động học tập chuẩn bị cho kỳ thi
N Min Max Mean SD Đọc báo song ngữ 52 1 5 2,58 0,997
Nghe tiếng Anh thông qua
Học từ vựng thông qua sách báo, phim ảnh
Nói chuyện với người bản xứ
Tham gia các nhóm học
Tiếng Anh trên mạng xã hội
Luyện các đề thi thử 52 1 5 3,79 0,976
Viết nhật ký bằng tiếng Anh 52 1 4 1,81 0,817
Từ số liệu thống kê trên bảng, có thể thấy rằng sinh viên thường xuyên và luôn luôn làm những hoạt động sau: “Học từ vựng thông qua sách báo, phim ảnh” (63,5%) với giá trị trung bình là M=3,67 và “luyện các đề thi thử” (48,1%) với giá trị trung bình là M=3,79 Điều này cho thấy hiệu quả từ các hoạt động này đem lại cho sinh viên khi mà các bạn vừa học được nhiều từ vựng mới và âm điệu của người bản xứ lúc xem phim vừa làm quen với các dạng bài khi luyện đề thi thử Webb và Rodgers (2009) cũng chứng minh rằng xem phim là một cách nâng cao từ vựng cho người học Người học có thể học được khoảng
3000 từ vựng từ việc xem phim Tuy nhiên phương pháp này chỉ thực sự hữu hiệu đối với những người đã có vốn từ vựng nhất định Người học có vốn từ vựng càng lớn thì khả năng tiếp thu từ vựng mới càng nhanh (Newman & Koshinen, 1992) Tương tự với việc đọc sách, báo bằng tiếng Anh cũng sẽ giúp sinh viên tăng vốn từ vựng của mình Tiếp theo, hoạt động “luyện các đề thi thử” cũng được các bạn sinh viên áp dụng trong quá trình ôn thi Hiệu quả của phương pháp này đã được chứng minh qua nghiên cứu của Levin và Ward
(2015), nếu sinh viên đúng ít nhất 80% số câu hỏi trong các bài kiểm tra thử thì sẽ đạt kết quả cao trong kỳ thi thực tế Ngoài ra, nghiên cứu của Xie (2011) cũng đồng tình với việc sinh viên làm các đề thi thử như một mục tiêu ngắn hạn trong quá trình ôn luyện có liên quan đến kết quả làm bài thi thực tế của kỳ thi ĐGNLNN CET4
Hơn 43,2% sinh viên phản hồi chưa bao giờ với “viết nhật ký bằng tiếng Anh” Đây cũng là hoạt động có giá trị trung bình thấp nhất (M=1,81) Nghiên cứu của Maharani
(2017) đã tiến hành nghiên cứu trên 2 nhóm sinh viên cùng trình độ ngoại ngữ Kết quả cho thấy sự khác biệt đáng kể về khả năng viết của nhóm sinh viên được áp dụng phương pháp viết nhật ký và nhóm sinh viên không được áp dụng phương pháp này Qua đó, thấy được rằng việc viết nhật ký đã cải thiện khả năng viết của nhóm sinh viên thực hiện hình thức học tập này Tuy nhiên, theo kết quả của Bảng 2, đây là một phương pháp chưa được nhiều sinh viên chú ý đến
Các hoạt động còn lại là “đọc báo song ngữ”, “nghe tiếng Anh thông qua BBC radio, TED Talks, Podcast,”, “nói chuyện với người bản xứ”, và “tham gia các nhóm học Tiếng Anh trên mạng xã hội” có giá trị trung bình dao động từ 2,48 đến 3,35
Biểu đồ 7: Tần suất luyện kỹ năng Nói của sinh viên
Theo như kết quả khảo sát hiển thị ở Biểu đồ 7, 53,8% sinh viên tham gia khảo sát lựa chọn mức độ “thỉnh thoảng” và hơn 40,4% sinh viên lựa chọn mức độ “thường xuyên” đối với việc rèn luyện kỹ năng Nói Trong khi đó chỉ một số ít sinh viên lựa chọn mức độ
Thời gian sinh viên dành ra mỗi ngày để luyện kỹ năng Nói cũng rất đa dạng Có khoảng 27 sinh viên tham gia khảo sát nói rằng họ dành thời gian “dưới 1 tiếng”, 19 sinh viên nói rằng họ dành thời gian “từ 1 đến 2 tiếng” và 3 sinh viên lựa chọn “trên 2 tiếng” Ngoài ra cũng có những sinh viên nói rằng họ “hầu như không” dành thời gian cho kỹ năng Nói hoặc “rất ít” khi luyện nói
Qua đó có thể thấy được rằng sinh viên khá chú trọng đối với kỹ năng này trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi VSTEP.3-5
Bảng 3: Hình thức luyện tập kỹ năng Nói của sinh viên
Hình thức luyện tập Số lượng sinh viên Phần trăm (%)
Luyện tập cùng bạn bè 19 36,5
Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ
Nói chuyện với người nước ngoài 7 13,5
Học ở các trung tâm Anh ngữ 2 3,8
Luyện tập bằng cách tự độc thoại 47 90,4
Theo kết quả số liệu khảo sát ở Bảng 3, có thể dễ dàng nhận thấy rằng hơn 90,4% sinh viên tham gia khảo sát lựa chọn luyện tập kỹ năng Nói dưới hình thức “luyện tập bằng cách tự độc thoại” Đây cũng là phương pháp được 1/5 sinh viên tham gia phỏng vấn áp dụng: “Mình hay tự nói chuyện một mình… mình luyện theo những bộ câu hỏi có sẵn ở trên mạng… cứ rảnh giờ nào là luyện nói giờ đó…” (SV N.C.Y.N) Sở dĩ có kết quả này, nhóm nghiên cứu cho rằng sinh viên không có nhiều môi trường để luyện tập nói tiếng Anh thường xuyên và hiệu quả Thêm vào đó, họ lựa chọn phương pháp tự độc thoại vì phương pháp này mang tính chủ động và linh hoạt trong quá trình luyện tập Nazara (2011) khẳng định việc dành nhiều thời gian cho phương pháp tự độc thoại sẽ hiệu quả hơn so với việc học trên các tài liệu mẫu
“Luyện tập cùng bạn bè” cũng được nhiều sinh viên lựa chọn trong quá trình ôn luyện kỹ năng Nói để chuẩn bị cho kỳ thi VSTEP.3-5 Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế là một môi trường thuận lợi, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia những câu lạc bộ tiếng Anh, hay thậm chí có thể luyện nói tiếng Anh với chính bạn bè của mình
Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi VSTEP.3-5 38 1 Các yếu tố khó khăn ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị cho kỳ thi VSTEP.3-5
3.3.1 Các yếu tố khó khăn ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị cho kỳ thi VSTEP.3-5
- Liên quan đến kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ:
Biểu đồ 11: Ý kiến của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ
Từ biểu đồ trên, nhóm nghiên cứu nhận ra rằng có đến 80,8% sinh viên được khảo sát cảm thấy khó khăn trong quá trình ôn thi vì “thiếu vốn từ vựng” Việc thiếu từ vựng có thể gây ra những khó khăn trực tiếp đối với quá trình học ngoại ngữ của sinh viên ở 4 kỹ năng Saengpakdeejit (2014) chỉ ra rằng đa số sinh viên sử dụng tiếng Anh đều gặp khó khăn về từ vựng trong quá trình học Thông thường, những từ mới sẽ là trở ngại đầu tiên đối với họ Từ vựng được xem là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với việc sử dụng ngôn ngữ, trong đó nếu vốn từ vựng của người học không đủ có thể dẫn đến khó khăn
Thiếu vốn từ vưng Thiếu kiến thức ngữ pháp
Hạn chê kiến thức nền để áp dụng vào kĩ năng nói và viết
Thiếu kỹ năng lập luận cho kỹ năng Viết trong quá trình học ngôn ngữ thứ hai Ngoài ra, sinh viên D.M.Q cũng chia sẻ rằng: “có lẽ đối với mình, Nghe là kỹ năng khó nhất bởi rất nhiều yếu tố như thiếu từ vựng, tốc độ của các bài nghe quá nhanh và giọng của người đọc cũng khác nhau gây nên khó khăn trong quá trình nghe…”
Có 28 trên tổng số 52 sinh viên tham gia khảo sát cho rằng họ “thiếu kỹ năng lập luận cho kỹ năng Viết” Một lập luận sẽ bao gồm luận điểm, lí lẽ hoặc dẫn chứng Một trong những lý do dẫn đến việc thiếu kỹ năng lập luận là sinh viên chưa biết cách lập dàn ý trước khi viết, dẫn đến các luận điểm trong bài viết chưa được chặt chẽ và sử dụng từ ngữ diễn đạt chưa phù hợp với ngữ cảnh Một nghiên cứu của Kellogg (1988) cho thấy rằng phương pháp lập dàn ý trước khi viết giúp người học tập trung về việc phác thảo luận điểm cho bài viết đầy đủ và mạch lạc Vì vậy, sinh viên nên áp dụng phương pháp này để tăng tính chặt chẽ cho bài Viết
Có 55,8% sinh viên đồng tình với quan điểm “hạn chế kiến thức nền để áp dụng vào kỹ năng Nói và Viết” Thêm vào đó, sinh viên tham gia phỏng vấn cũng cho rằng họ đã gặp vấn đề với kỹ năng Nói trong quá trình ôn thi, “mình thấy khó khăn với kỹ năng Nói vì để nói giỏi thì đòi hỏi nhiều từ vựng và phải nắm chắc ngữ pháp Thêm nữa đây là kỹ năng mình không thường xuyên luyện tập vì không có người để luyện nói cùng…” (SV N.T.T)
Có một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến khả năng nói của người học chưa tốt Do người học không khắc phục được lỗi của mình khi nói, ví dụ như lỗi ngữ pháp, cách dùng từ hay khả năng diễn đạt ý tưởng thông qua việc sử dụng ngôn ngữ Vì vậy khi áp dụng cho hai kỹ năng nói và viết sinh viên còn gặp nhiều khó khăn chẳng hạn như chuyển ý tiếng Anh sang tiếng Việt trong suy nghĩ Đây là điều tạo nên khó khăn trong việc học tiếng Anh khi giao tiếp cũng như viết bài vì nó hình thành thói quen xấu khiến cá nhân sinh viên không thể phản xạ tiếng Anh tốt được
Sinh viên cũng thấy khó khăn khi thiếu “kiến thức ngữ pháp” (48,1%) trong quá trình ôn thi và làm bài Ngữ pháp là phần khó nhất trong việc luyện tập tiếng Anh, và việc biết cấu trúc của ngữ pháp giúp người học ngôn ngữ có thể nói được nhiều điều (Sawir,
2005) Shiu (2011) đã thực hiện một nghiên cứu về nhận thức của người học ngôn ngữ thứ hai về độ khó của ngữ pháp tiếng Anh Qua kết quả thực nghiệm, Shiu kết luận rằng người học gặp khó khăn nhất về mặt ngữ pháp bao gồm: các mệnh đề ghép, giới từ, câu bị động, và câu điều kiện.
- Liên quan đến chiến lược học tập:
Biểu đồ 12: Ý kiến của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến chiến lược học tập Đinh Hương Ly (2020, tr.34) đã đưa ra khái niệm: “Kỹ năng tự học là phương thức thể hiện hành động tự học của người học, được người học sử dụng một cách tự giác, độc lập, chủ động và sáng tạo phù hợp với mục đích đào tạo” Tự học là một nhu cầu thiết thực đối với mỗi bản thân sinh viên Ở Biểu đồ 6, có đến 86,5% sinh viên lựa chọn “tự ôn tại nhà” để ôn luyện Tuy nhiên, Biểu đồ 12 cho thấy 53,8% sinh viên được khảo sát gặp khó khăn vì “thiếu kỹ năng tự học” Nhiều sinh viên có xu hướng xao nhãng, mất tập trung, không tự giác, điều này dẫn đến việc ôn luyện không diễn ra hiệu quả Sinh viên tham gia phỏng vấn cũng cho biết: “Trong quá trình ôn thi, mình cảm thấy bản thân chưa thực sự đặt nỗ lực tuyệt đối, thường xuyên lơ là và chưa có kỹ năng làm bài tập tốt…” (SV H.T.T.T)
Có 25 sinh viên đồng tình với phát biểu “chưa biết phân bố thời gian phù hợp để ôn thi các kỹ năng” Điều này cho thấy còn khá nhiều sinh viên chưa thực sự tập trung ôn thi Một số người gặp vấn đề về kỹ năng quản lý thời gian Họ thường không lên kế hoạch những gì cần phải làm và nên làm chúng khi nào Tất cả điều liên quan đến tính kỉ luật
Thiếu kỹ năng tự học Chưa biết phân bố thời gian hợp lý để ôn thi
(Lankein, 1973) Kỹ năng quản lý thời gian là một quá trình từ việc lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện một hoạt động nhất định để đạt được mục tiêu theo một cách năng suất và hiệu quả nhất Một sinh viên được phỏng vấn cũng chia sẻ rằng: “Mình không vạch ra kế hoạch ôn thi cụ thể mà chỉ tuỳ hứng học theo kỹ năng mình thích…” (SV N.C.Y.N) 3.3.2 Tần suất gặp những khó khăn trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi VSTEP.3-5
Bảng 7: Tần suất gặp khó khăn trong quá trình sinh viên học tập và chuẩn bị cho kỳ thi
Chưa tìm được nguồn tài liệu ôn thi phù hợp
Không có thời gian ôn luyện
Chưa tìm được phương pháp học phù hợp cho từng kỹ năng
Thiếu sự hỗ trợ từ người khác trong việc sửa bài
Bảng 8: Thống kê mô tả tần suất gặp khó khăn trong quá trình sinh viên học tập và chuẩn bị cho kỳ thi VSTEP.3-5
Các khó khăn N Min Max M SD
Chưa tìm được nguồn tài liệu ôn thi phù hợp
Không có thời gian ôn luyện 52 1 4 2,77 0,854
Chưa tìm được phương pháp học phù hợp cho từng kỹ năng
Thiếu sự hỗ trợ từ người khác trong việc sửa bài
Câu phát biểu có giá trị trung bình cao nhất là “thiếu sự hỗ trợ từ người khác trong việc sửa bài” với M=3,25 (Bảng 8) Theo nhóm nghiên cứu, đa số các sinh viên tham gia khảo sát lựa chọn phương pháp tự ôn tại nhà (Biểu đồ 7) nên nhiều sinh viên thiếu sự hỗ trợ từ người khác trong việc sửa bài là điều dễ thấy Đây cũng là khó khăn mà sinh viên thường xuyên gặp nhất với mức độ thường xuyên và luôn luôn là 48% Điều này dẫn đến nếu làm sai một bài tập thì sinh viên khó có thể nhận ra được vấn đề và dễ mắc sai phạm ở lần tới, tạo ra vòng tuần hoàn không có kết quả khả quan Việc có người khác hướng dẫn sẽ dễ hiểu hơn việc tự giải quyết vấn đề một mình Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thiện
(2010) cũng chỉ ra rằng qua việc tiếp xúc và hợp tác với người hướng dẫn, cá nhân người học sẽ có cơ hội tiếp thu nhận thức và tư duy phản ánh, từ đó phát triển trình độ hiểu biết và hoàn thiện bản thân Đây cũng là khó khăn được sinh viên N.H.C.N chia sẻ trong phỏng vấn: “Mình gặp nhiều khó khăn trong việc luyện kỹ năng Viết, vì thứ nhất kỹ năng này đòi hỏi phải kiên trì, có nhiều kiến thức và khi viết xong thì cũng cần có người chữa bài và nhận xét để biết bài viết của mình cần chỉnh sửa những gì, hay câu văn đã mượt hay chưa…”
Trong những ý kiến trên, câu có giá trị trung bình thấp nhất (M=2,77) là “không có thời gian ôn luyện” Đây cũng là khó khăn mà sinh viên ít gặp phải nhất trong quá trình chuẩn bị cho kì thi VSTEP.3-5 Thời điểm thực hiện nghiên cứu này là lúc dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp, mọi hoạt động kinh doanh phải trì hoãn nên những sinh viên đi làm thêm sẽ có nhiều thời gian cho việc ôn thi hơn SV N.T.T cho hay: “Cả năm nay mình không đi làm, nên mình có thêm thời gian để ôn thi…”
Theo kết quả của Bảng 7, có thể thấy có 46,2% sinh viên thỉnh thoảng “chưa tìm được nguồn tài liệu ôn thi phù hợp” Học tập hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào tài liệu học mà sinh viên có được Trong quá trình ôn luyện kỳ thi VSTEP.3-5, việc lựa chọn đúng tài liệu ôn tập là bước tối quan trọng bởi nếu tài liệu quá khó, sinh viên sẽ không thể hiểu được những gì trong đó, do đó dễ dàng lơ là và từ bỏ việc ôn thi Ngược lại, nếu tài liệu quá dễ, khả năng của sinh viên sẽ chỉ dừng chân tại chỗ và thậm chí còn gây lãng phí thời gian ôn tập
3.3.3 Những thuận lợi trong quá trình ôn thi
Bảng 9: Tỉ lệ phản hồi của sinh viên đối với các câu phát biểu liên quan đến các yếu tố thuận lợi trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi
Phân vân Đồng ý Rất đồng ý
Học hỏi kinh nghiệm làm bài, chọn lọc được
5 tài liệu ôn thi từ các thí sinh trước đây
Tiếp cận với những nguồn tài liệu để ôn thi ở thư viện
Tham gia khóa ôn thi
Học nhóm cùng các bạn
Có nhiều lựa chọn nếu muốn theo học ôn thi ở các trung tâm Anh ngữ
Bảng 10: Thống kê mô tả đối với các câu phát biểu liên quan đến các yếu tố thuận lợi trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi
Câu phát biểu N Min Max M SD
Học hỏi kinh nghiệm làm bài, chọn lọc được tài liệu ôn thi từ các thí sinh trước đây
Tiếp cận với những nguồn tài liệu để ôn thi ở thư viện
Tham gia khóa ôn thi VSTEP.3-
5 do Khoa Tiếng Anh tổ chức
Học nhóm cùng các bạn 52 1 5 3,29 1,194
Có nhiều lựa chọn nếu muốn theo học ôn thi ở các trung tâm
ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN
Kết luận
Có thể nói rằng kỳ thi VSTEP đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sinh viên năm 4 trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế vì nó tác động đến việc đánh giá năng lực của sinh viên Do vậy, mỗi cá nhân cần đầu tư kiến thức và quỹ thời gian hợp lý để quá trình ôn thi diễn ra tốt đẹp và gặt hái được điểm số như kì vọng Qua khảo sát 52 sinh viên năm 4 của trường Đại học Ngoại ngữ Huế, có thể thấy sinh viên gặp nhiều khó khăn trong quá trình ôn luyện kỳ thi VSTEP.3-5 Nhận thức được vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu với mục đích làm rõ những khó khăn của sinh viên năm 4 đối với việc chuẩn bị cho kỳ thi Bên cạnh đó, sinh viên cũng nhận được một số thuận lợi từ phía nhà trường và nhóm nghiên cứu cũng đã làm rõ các mặt thuận lợi tác động như thế nào đến quá trình ôn thi VSTEP.3-
Sau khi tiến hành quá trình nghiên cứu bằng bảng hỏi và phỏng vấn cá nhân, nhóm nghiên cứu đã tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ôn thi của sinh viên năm 4 khoa Tiếng Anh bao gồm: nhóm khó khăn liên quan kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ (thiếu từ vựng, hạn chế kiến thức nền cho Nói và Viết, thiếu kỹ năng lập luận cho kỹ năng Viết, thiếu kiến thức ngữ pháp) và nhóm khó khăn liên quan đến chiến lược học tập (thiếu kỹ năng tự học và chưa biết phân bố thời gian phù hợp để ôn thi các kỹ năng) Ngoài ra nhóm nghiên cứu còn đưa ra một số câu phát biểu để sinh viên nhận định và đánh giá tần suất gặp phải các khó khăn đó Về mặt thuận lợi, là sinh viên trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế nên sinh viên có một số thuận lợi nhất định bao gồm: học hỏi kinh nghiệm làm bài từ các thí sinh trước đây, tham gia khoá VSTEP.3-5 do nhà trường tổ chức, dễ dàng học nhóm cùng với các bạn có trình độ tiếng Anh cao
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã nhận sự tham gia tích cực và đóng góp ý kiến từ các khách thể nghiên cứu Đồng thời, nhờ sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn mà nhóm nghiên cứu đã tìm ra được các phương án đề xuất hợp lý cho sinh viên để cải thiện kết quả thi cuối cùng và thay đổi thái độ tích cực trong quá trình ôn thi Hy vọng những đề xuất đưa ra trong bài nghiên cứu này có thể góp phần nâng cao hiệu quả quá trình ôn thi lẫn kết quả thi của sinh viên chuyên ngữ tiếng Anh năm thứ
Do đây là lần đầu nhóm tiến hành nghiên cứu đồng thời đề tài được làm trong quá trình dịch bệnh diễn ra căng thẳng và kéo dài nên không thể tránh khỏi những sai sót và bất cập Mọi sự góp ý, nhận xét chân thành từ quý thầy cô khoa Tiếng Anh không chỉ giúp bài nghiên cứu ngày càng hoàn thiện hơn mà còn giúp mỗi cá nhân chúng tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm đáng quý để phục vụ cho khoá luận tốt nghiệp sắp tới và nhiều công trình nghiên cứu trong tương lai Nhóm nghiên cứu hi vọng kết quả của bài nghiên cứu này có thể giúp sinh viên năm 4 nhận thức rõ về tầm quan trọng của kỳ thi VSTEP, hạn chế các khó khăn thường gặp phải và khai thác triệt để những mặt thuận lợi mà sinh viên Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế có được Đồng thời, nhóm nghiên cứu hi vọng đề tài này có thể làm tiền đề cho những công trình nghiên cứu sau này.
Hạn chế
Đầu tiên, việc khảo sát với khách thể nghiên cứu là 52 sinh viên tham gia đã làm hạn chế quy mô nghiên cứu và khai thác ý kiến chưa được triệt để, dẫn đến kết quả nghiên cứu không thể phản ánh toàn diện, đầy đủ những đánh giá của sinh viên về các hoạt động chuẩn bị cũng như thuận lợi và khó khăn họ gặp phải trong quá trình ôn thi
Thêm vào đó, những đề tài nghiên cứu về kỳ thi VSTEP.3-5 trước đó còn hạn chế
Do đó, nhóm nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và thu thập những tư liệu liên quan đến đề tài này
Cuối cùng, đây là lần đầu nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài cho nên còn nhiều thiếu sót trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Đề xuất
4.3.1 Đề xuất đối với sinh viên
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu, phân tích những yếu tố gây khó khăn trong quá trình ôn thi VSTEP.3-5, đồng thời khai thác được các yếu tố thuận lợi mà sinh viên chuyên ngành tiếng Anh ở trường Đại học Ngoại Ngữ Huế, Đại học Huế có được Từ đó đề xuất các giải pháp sau dành cho sinh viên:
Thứ nhất, sinh viên có thể tận dụng các nền tảng trực tuyến như: Facebook, Zoom, Google Meet, để tiến hành học nhóm Điều này giúp sinh viên vừa tiết kiệm được khoảng thời gian đi lại vừa tạo được động lực trong quá trình học
Thứ hai, sinh viên nên tham gia khoá học ôn thi VSTEP.3-5 tại trường bởi những lợi ích sau: học phí phù hợp, có giáo viên chỉnh sửa bài, có lộ trình ôn thi rõ ràng
Thứ ba, qua kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng hơn 80% sinh viên cảm thấy Nghe là phần thi khó để đạt điểm cao nhất Do đó, để nâng cao khả năng nghe tiếng Anh, ngoài việc làm bài thi nghe trong các đề thi thử, sinh viên có thể áp dụng những hình thức giải trí như xem phim và nghe nhạc tiếng Anh Sinh viên cũng có thể dễ dàng tìm các trang Web để luyện nghe miễn phí như: BBC learning English, TED Talks, Podcast, The Tonight Show Starring Jimmy Falton, …
Thứ tư, việc thiếu từ vựng cũng là một trong những yếu tố gây cản trở cho sinh viên trong quá trình ôn thi (Biểu đồ 12), sinh viên có thể học từ vựng thông qua các trang Web học tiếng Anh Nếu việc luyện đọc tiếng Anh tại các trang Web này quá nhàm chán, sinh viên có thể chuyển sang theo dõi bảng tin của những người nổi tiếng, trang tiếng Anh trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, …Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra phương tiện truyền thông như Facebook đã tạo điều kiện khả năng đọc, đặc biệt là trong việc tiếp thu từ vựng và cấu trúc câu (Mingle & Adams, 2015) Ngoài ra, đọc sách báo ngoại văn và xem phim tiếng Anh cũng là một cách hiệu quả để nâng cao vốn từ vựng cho sinh viên
4.3.2 Đề xuất đối với nhà trường a Phía nhà trường
Vì một số sinh viên không có điều kiện kinh tế để đăng ký khoá học tại trường, nhóm nghiên cứu đề xuất nhà trường và khoa Tiếng Anh nên có thêm một học phần bắt buộc liên quan đến kỳ thi VSTEP.3-5 để mọi sinh viên đều được ôn tập và đảm bảo đạt kết quả cao trong kỳ thi
Tiếp theo, nhà trường có thể tạo một diễn đàn xã hội bao gồm giảng viên và sinh viên, nơi mà các bạn sinh viên có thể trao đổi và học hỏi lẫn nhau, được giải đáp các thắc mắc liên quan đến kỳ thi, cũng như được chỉnh sửa bài nhanh chóng
Cuối cùng, nhà trường cũng nên cung cấp các sách bổ trợ cho quá trình ôn thi của sinh viên bởi đa số sinh viên phản ánh rằng chưa tìm được nguồn tài liệu hợp lý (Bảng 7) b Phía cơ sở vật chất
Hiện nay, còn ít sinh viên tận dụng được nguồn tài liệu ở thư viện Vì vậy, thư viện nhà trường nên nhìn nhận vào vấn đề trên để đưa ra những giải pháp thu hút nhiều sinh viên đến học hơn nữa Từ đó, sinh viên có thêm nguồn tài liệu để tham khảo.