1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử ShopeePay của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh

11 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử ShopeePay của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Lê Thị Thúy Hằng, Huỳnh Thị Diệu Hiền, Nguyễn Thị Nam Phương, Nguyễn Thị Như Ý, Phạm Văn Trí
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Văn Tùng
Trường học Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính - Thương mại
Thể loại luận văn
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 448,48 KB

Nội dung

Đề tài Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử ShopeePay của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm nhằm xác định các nhân tố tác động tới hành vi sử dụng của người dùng đối với ví điện tử ShopeePay. Qua đó đề xuất một số giải pháp liên quan nhằm cải thiện và nâng cao hơn hành vi sử dụng ví điện tử... Đề tài Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty TNHH Mộc Khải Tuyên được nghiên cứu nhằm giúp công ty TNHH Mộc Khải Tuyên làm rõ được thực trạng công tác quản trị nhân sự trong công ty như thế nào từ đó đề ra các giải pháp giúp công ty hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tốt hơn trong thời gian tới.

Trang 1

225

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ

THÀNH CÔNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Thúy Hằng*, Huỳnh Thị Diệu Hiền, Nguyễn Thị Nam Phương,

Nguyễn Thị Như Ý, Phạm Văn Trí

Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

GVHD: PGS.TS Trần Văn Tùng

TÓM TẮT

Trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, cụm từ “chuyển đổi số” đang dần trở nên quen thuộc và là điều kiện thiết yếu để có thể gia tăng vị thế cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên thị trường Với mong muốn nâng cao chất lượng chuyển đổi số của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, bài nghiên cứu khám phá nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số thành công của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Để xác định các nhân

tố ảnh hưởng, nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp tài liệu và phần mềm thống kê SPSS 20 để phân tích mô hình hồi quy với điều tra 320 mẫu điều tra hợp lệ, nghiên cứu xác lập được bảy nhân tố có ảnh hưởng đến chuyển đồi số thành công của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Chính sách pháp luật và hỗ trợ của chính phủ; Tính bảo mật thông tin của ngân hàng; Quy trình

số hóa; Chiến lược chuyển đổi số của ngân hàng; Nhân lực của ngân hàng; Cơ cấu tổ chức và quy trình

kinh doanh của ngân hàng; Các dịch vụ logistics và hỗ trợ khách hàng

Từ khóa: Chuyển đổi số, Ngân hàng thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thời đại toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), chuyển đổi số đã trở thành một trong những mục tiêu trọng tâm và chiến lược phát triển tất yếu đối với hệ thống các ngân hàng ngày nay Sự bùng nổ của các công nghệ chuyển đổi kỹ thuật số

đã dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ về nhận thức, yêu cầu và hành vi tiêu dùng của khách hàng hướng đến các sản phẩm, dịch vụ số đã đặt ra những thách thức mang tính thời đại đối với các ngân hàng nói chung

và ngân hàng thương mại nói riêng

Trong bối cảnh đó, các ngân hàng sẽ phải đứng trước lựa chọn: Một là thay đổi để phát triển, hai là tụt hậu so với thời cuộc Có thể nói, chuyển đổi số trong ngân hàng là một kế hoạch dài hạn, kéo dài trong nhiều năm có khi là nhiều thập kỷ Vì vậy, đây không phải là dự án thực hiện một lần mà là một dự án lớn, cần được lên kế hoạch, thực hiện một cách bài bản, có quy mô Nghiên cứu giúp cung cấp những thông tin, các nhân tố có tác động mạnh mẽ đến chuyển đổi số thành công của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 2

Nghiên cứu được tiến hành thông qua nghiên cứu định tính và định lượng: (1) Nghiên cứu định tính bằng xây dựng phát triển hệ thống khái niệm/thang đo và các biến quan sát và hiệu chỉnh biến quan sát phù hợp với thực tế (2) Nghiên cứu định lượng: Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau; Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố được cho là phù hợp; đồng thời sử dụng phân tích hồi qui tuyến tính đa biến xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân

tố đến chuyển đổi số thành công của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM Thông qua lược khảo các tài liệu nghiên cứu và tham vấn chuyên gia, bên cạnh đó, tác giả nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp, nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm để xác định có 7 nhân tố với 33 biến quan sát được cho là có tác động đến các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến chuyển đổi số thành công của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM Nhóm tác giả sử dụng thang đo 5 Likert cho toàn

bộ bảng hỏi: 1 – hoàn toàn không đồng ý, 2 – không đồng ý, 3 – bình thường, 4 – Đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý Nhóm tác giả đã gửi 328 bảng câu hỏi từ tháng 02/2023 đến tháng 04/2023 cho các cấp/bộ phận các ngân hàng thương mại (cả lãnh đạo và nhân viên ngân hàng) trên địa bàn TP.HCM Kết quả nhận được 338 /phiếu khảo sát, trong đó có 18 phiếu bị loại do không hợp lệ Do đó, số lượng quan sát còn lại để đưa vào phân tích là 320 phiếu thỏa mãn điều kiện mẫu tối thiểu

2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Khái niệm chuyển đổi số

Chuyển đổi số được coi là yếu tố thúc đẩy và đưa ra giải pháp cho những thách thức mà các ngân hàng đang gặp phải trong kỷ nguyên số (Matt và cộng sự, 2015) Theo Terrar (2015), chuyển đổi số là quá trình một tổ chức phải trải qua khi tiếp cận với cách làm việc và tư duy mới bằng cách sử dụng kỹ thuật

số, xã hội hóa, di động và công nghệ mới Chuyển đổi số trong ngân hàng không chỉ đơn giản là việc ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, v.v Thay vào đó là quá trình chuyển đổi toàn bộ từ mô hình, chiến lược, văn hóa kinh doanh của ngân hàng trên nền tảng công nghệ số (Lê Cẩm Tú, 2021)

2.2 Ngân hàng số

Theo Chris (2014), ngân hàng số là mô hình hoạt động của ngân hàng mà trong đó, các hoạt động chủ yếu dựa vào các nền tảng và dữ liệu điện tử và công nghệ số, là giá trị cốt lõi của hoạt động ngân hàng Ngân hàng số được biết đến như là ngân hàng hoạt động dựa trên các ứng dụng tài chính hoặc nền tảng website Ngân hàng số cho phép thực hiện hầu hết các giao dịch như tại một ngân hàng thông thường với hình thức trực tuyến thông qua mạng Internet

2.3 Quy trình chuyển đổi số

Quy trình thực hiện chuyển đổi số ngân hàng được hiểu là trình tự các bước để thực hiện khâu chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng Đây là tổng thể những cách thức để khoa học hóa, hệ thống hóa các khâu cần thực hiện, triển khai trong chuyển đổi số ngân hàng Qua tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu thì quy trình chuyển đổi số của các ngân hàng trên thế giới trải qua các giai đoạn như sau: Đánh giá mức độ sẵn sàng số hóa của ngân hàng; Giai đoạn số hóa; Giai đoạn chuyển đổi kỹ thuật số; Giai đoạn tái tạo số và Lồng ghép trong các giai đoạn trên

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Trang 3

227

3.1 Phương pháp nghiên cứu

3.2 Mô hình nghiên cứu

Căn cứ vào các lý thuyết nền, tổng quan các công trình nghiên cứu trước, nghiên cứu chuyên gia, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu như Hình 1

Hình 1 Mô hình nghiên cứu (Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất)

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kiểm định chất lượng thang đo (Cronbach’s Alpha)

Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo ở bảng 1 ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể đều lớn hơn 0.6 Như vậy hệ thống thang đo được xây dựng gồm 7 nhân tố đảm bảo chất lượng tốt với 33 biến quan sát đặc trưng

Các dịch vụ logistics và hỗ trợ

khách hàng

Chính sách pháp luật và hỗ trợ của chính phủ

Tính bảo mật thông tin của

ngân hàng Quy trình số hóa

Chiến lược chuyển đổi số của

ngân hàng Nhân lực của ngân hàng

Cơ cấu tổ chức và quy trình kinh doanh của ngân hàng

Chuyển đổi số thành công của các ngân hàng thương

mại

Trang 4

Bảng 1: Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

STT

Tên nhân tố

Số lượng biến quan sát

Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tố khám phá

Kết quả kiểm định Barlett cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0.00

< 0.05, bác bỏ H0, nhận H1) Đồng thời, hệ số KMO = 0.628 > 0.5, chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích nhân tố Phân tích EFA đã trích được một nhân tố duy nhất là “Sự thành công của chuyển đổi số tại các ngân hàng thương mại” (được

mã hóa là TC) tại Eigenvalue là 1213.310 và phương sai trích được là 76.201%

Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

Bảng 2: Thông số thống kê trong mô hình hồi quy

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn

Thống kê đa cộng tuyến

B Sai số

chuẩn Beta

Hệ số Tolerance

Hệ số VIF

Trang 5

229

Biến phụ thuộc: Sự thành công (TC)

Qua kết quả trên ta thấy được phương trình hồi quy tuyến tính được xác định như sau: Y = 0.441*BM +

0.225*CS + 0.202*CL + 0.192*DV + 0.185*SH + 0.119*NL Từ phương trình hồi quy ở trên cho thấy

sự thành công của chuyển đổi của các ngân hàng thương mại có quan hệ tuyến tính với các nhân tố Tính bảo mật thông tin của ngân hàng (hệ số Bêta chuẩn hóa là 0.441), Chính sách pháp luật và hỗ trợ của chính phủ (hệ số Bêta chuẩn hóa là 0.225), Chiến lược chuyển đổi số của ngân hàng (hệ số Bêta chuẩn hóa là 0.202), Các dịch vụ logistics và hỗ trợ khách hàng (hệ số Bêta chuẩn hóa là 0.192), Quy trình số hóa (hệ số Beta chuẩn hóa là 0.185), Nhân lực của ngân hàng (hệ số Beta chuẩn hóa là 0.119) Cũng phải nói thêm rằng các hệ số Bêta chuẩn hóa đều > 0 cho thấy các nhân tố (biến độc lập) đều có tác động thuận chiều với sự thành công của chuyển đổi của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho sự thành công của chuyển đổi của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá thông qua sáu nhân tố gồm: Tính bảo mật thông tin của ngân hàng, Chính sách pháp luật và hỗ trợ của chính phủ, Các dịch vụ logistics và hỗ trợ khách hàng, Chiến lược chuyển đổi số của ngân hàng, Quy trình số hóa, Nhân lực của ngân hàng Kết quả cũng chỉ ra rằng các nhân tố xem xét đều có ảnh hưởng dương và có tác động tương đối đến sự thành công của chuyển đổi của các ngân hàng, nếu tăng giá trị của một trong bất kì sáu nhân tố trên sẽ làm tăng giá trị của nhân tố

sự thành công của chuyển đổi số của các ngân hàng Như vậy, Các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM có thể tác động trực tiếp đến sự thành công của chuyển đổi số thông qua sự tác động vào các nhân tố nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng quy trình chuyển đổi số tại các ngân hàng

5.2 Kiến nghị

Tính bảo mật thông tin của ngân hàng

Từ kết quả nghiên cứu, sự thành công chuyển đổi số của ngân hàng phụ thuộc nhiều nhất vào tính bảo mật thông tin Do đó, Chính phủ cần ưu tiên doanh nghiệp phát triển các giải pháp an toàn thông tin Các ngân hàng phải chú trọng đầu tư cho an toàn bảo mật thông tin, giảm thiểu các rủi ro mất an toàn thông tin

Chính sách pháp luật và hỗ trợ của chính phủ

Điều này đặt ra cho các cơ quan của Chính phủ Việt Nam cần nhanh chóng thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg Đây là kì vọng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, bởi Chính phủ với các khả năng về định hướng, tổ chức quản lý sẽ thúc đẩy sự hỗ trợ giữa các doanh nghiệp tốt nhất Các hỗ trợ của Chính

Trang 6

phủ như: nâng cao nhận thức, tầm nhìn và chiến lược của ngân hàng góp phần số hóa hoạt động kinh doanh; số hóa quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ, các nghiệp vụ quản lý tài chính,

kế toán, nhân sự,…

Chiến lược chuyển đổi số của ngân hàng

Điều này gợi ý các lãnh đạo các ngân hàng thương mại cần nghiên cứu kinh nghiệm và chủ động học hỏi để xây dựng chiến lược chuyển đổi số đúng đắn cho doanh nghiệp của mình

Quy trình số hóa

Số hóa quy trình tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, cắt giảm chi phí, thực hiện các công việc tiện lợi Trong thời gian tới, các doanh nghiệp có ý định chuyển đổi số cần tập trung xây dựng các quy trình chuyển đổi số chuẩn

Nhân lực của ngân hàng

Từ kết quả nghiên cứu, ta có thể thấy chuyển đổi số thành công không phụ thuộc nhiều vào nhân lực của ngân hàng mà lại phụ thuộc vào nhân tố môi trường bên ngoài: Tính bảo mật thông tin của ngân hàng, Chính sách pháp luật và hỗ trợ của chính phủ

Hạn chế của nghiên cứu ở đây là quy mô điều tra còn nhỏ Một nghiên cứu khám phá về nhận thức các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số thành công có thể là hướng cho các nghiên cứu quy mô lớn hơn

để tìm ra những điểm hạn chế cũng như các nhân tố thuận lợi cho chuyển đổi số thành công của các ngân hàng thương mại, giảm bớt rủi ro cho các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình chuyển đổi số

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Green Supply Chain Adoption Decision Model in the Semiconductor Industry Sustainability 2016, 8, 168; doi:10.3390/su8020168Berman, S.J (2012), “Digital transformation: opportunities to create new business models”, Strategy & Leadership, Vol 40 No 2, pp 16-24

https://www.ttec.com/sites/default ngày 15/11/2020 Brennen, J.S and Kreiss, D (2016),

“Digitalization”, in Jensen, K.B., Rothenbuhler, E.W., Pooley, J.D and Craig, R.T (Eds), The International Encyclopedia of Communication Theory and Philosophy, Wiley-Blackwell, Chichester, pp 556-566

ứng dụng ERP của các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam sử dụng khung TOE, Kỷ yếu hội thảo Khoa học quốc gia, Thương mại điện tử và các giải pháp công nghệ thông tin, NXB Thống Kê, Hà Nội

số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Ngày đăng: 05/02/2024, 21:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w