1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Khởi Nghiệp Của Sinh Viên Tại Các Trường Đại Học Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Lê Văn Quang, Phạm Ngọc Huy, Lê Đăng Khoa
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Bảo
Trường học Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa Tài chính – Thương mại
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 404,58 KB

Nội dung

Đề tài Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại các Trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đề xuất... Đề tài Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty TNHH Mộc Khải Tuyên được nghiên cứu nhằm giúp công ty TNHH Mộc Khải Tuyên làm rõ được thực trạng công tác quản trị nhân sự trong công ty như thế nào từ đó đề ra các giải pháp giúp công ty hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tốt hơn trong thời gian tới.

Trang 1

251

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐĂNG KÝ

SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET BANKING CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Lê Văn Quang, Phạm Ngọc Huy, Lê Đăng Khoa*

Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

GVHD: TS Nguyễn Văn Bảo

TÓM TẮT

Nghiên cứu này tập trung vào tìm hiểu các nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định đăng kí sử dụng InternetBanking tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Đề tài này được chọn do InternetBanking đang trở thành một trong những phương tiện thanh toán phổ biến ở Việt Nam trong thời gian gần đây Tuy nhiên, thì việc sử dụng dịch vụ này vẫn còn khá mới mẻ và còn nhiều người chưa biết đến hoặc không sử dụng Bên cạnh đó, việc đăng ký sử dụng dịch vụ InternetBanking của BIDV còn tồn tại nhiều hạn chế và thách thức Do đó, nghiên cứu này sẽ giúp cho ngân hàng có thể cải thiện chất lượng dịch vụ của mình, đồng thời giúp cho khách hàng có thêm thông tin để đưa ra quyết định sử dụng dịch vụ InternetBanking của BIDV

Từ khóa: BIDV, sử dụng, SmartBanking

1 LÝ DO NGHIÊN CỨU

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, các hoạt động Ngân hàng trực tuyến đang trở nên phổ biến

và cần thiết hơn bao giờ hết Trong đó, Internet Banking là một phương thức Ngân hàng trực tuyến đang được sử dụng rộng rãi và được các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khuyến khích sử dụng bởi sự hữu dụng mà nó mang lại Điều này là do Internet Banking đem lại cho người dùng nhiều lợi ích như tính tiện lợi, tốc độ giao dịch nhanh chóng, an toàn và bảo mật thông tin rất tốt

Với bối cảnh phát triển như vũ bão hiện nay của nền kinh tế số, các hình thức thanh toán trực tuyến đang trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh Covid-19 Việc chuyển đổi từ thanh toán truyền thông sang thanh toán trực tuyến là một xu hướng tất yếu không thể chối bỏ và cần được ưu tiên phát triển Trong đó, Internet Banking là hình thức thanh toán trực tuyến được ưu chuộng và được rất nhiều người đặc biệt là giới trẻ hiện nay sử dụng Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dùng chưa biết cách

sử dụng và không hiểu rõ tính năng, lợi ích và sự an toàn bảo mật thông tin của Internet Banking

Chính vì vậy, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam) luôn đi đầu và có những phát tiển vược bậc trong hành trình chinh phục kỉ nguyên số, ứng dụng công nghệ thông tin với chiến lược, định hướng rõ ràng Trong những năm trở lại đây Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có những thay đổi nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tốt hơn để phát tiển ổn định, bền vững và hiệu quả Bởi vì khách hàng không chỉ quan tâm đến chất lượng dịch vụ, chi phí mà họ còn quan tâm đến sự hiệu quả mà nó mang lại

Trang 2

Đó là lý do tại sao nhóm tôi chọn đề tài “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc đăng kí sử dụng

dịch vụ Internet-Banking của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” làm đề tài nghiên

cứu, nhằm giúp giúp các nhà quản trị ngân hàng có cái nhìn cụ thể hơn về chất lượng dịch vụ của mình

Từ đó có chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ đem lại sự thỏa mãn, hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng cường sự tin tưởng và thân thiện với khách hàng

Từ đó, càng nhiều người chấp nhân và sử dụng SmartBanking của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.Việc nghiên cứu về Internet Banking cũng đặt ra mục tiêu phát triển các giải pháp bảo mật thông tin và năng chặn các hoạt động gian lận trong việc sử dụng Internet Banking Từ đó giúp nâng cao sự thiện cảm của khách hàng đối với dịch vụ SmartBanking của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Lý thuyết về quyết định sử dụng

Quyết định sử dụng dịch vụ InternetBanking của khách hàng là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố như ý thức, kiến thức, hành vi, tâm lý và môi trường Nghiên cứu sẽ áp dụng các lý thuyết về quyết định sử dụng để phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc đăng ký và sử dụng InternetBanking của khách hàng

2.2 Lý thuyết về hành vi hợp lý

Thuyết hành vi hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1967

và được hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian Mô hình TRA cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng Có hai yếu tố trong xu hướng mua đó là thái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng

Trong đó:

- Thái độ: Được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm Người tiêu dùng sẽ chú ý đến

những thuộc tính mang lại các lợi ích cần thiết và có mức độ quan trọng khác nhau Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì có thể dự đoán gần kết quả lựa chọn của người tiêu dùng

- Chuẩn chủ quan: Có thể được đo lường thông qua những người có liên quan đến người tiêu dùng (như

gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, ) Những người này thích hay không thích họ mua Mức độ tác động của yếu tố chuẩn chủ quan đến xu hướng mua của người tiêu dùng phụ thuộc: mức độ ủng hộ hay phản đối đối với việc mua của người tiêu dùng và động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người có ảnh hưởng

Mô hình TRA cho thấy thái độ của khách hàng với đối tượng luôn liên quan một cách có hệ thống đối với hành vi của họ Vì vậy mô hình này khẳng định được mối quan hệ giữa thái độ đến hành vi của người tiêu dùng

2.3 Lý thuyết về hành vi dự định

Thuyết hành động hợp lý TRA bị giới hạn khi dự đoán việc thực hiện các hành vi người tiêu dùng mà

họ không thể kiểm soát được, yếu tố về thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan không đủ để giải thích cho hành động của người tiêu dùng Vì vậy lý thuyết về hành vi dự định (TPB) đã được phát triển từ TRA với mục đích cải thiện sức mạnh tiên đoán bằng cách thêm vào một yếu tố dự báo quan trọng, nhận

Trang 3

253

thức kiểm soát hành vi vào mô hình Đây là một trong các lý thuyết tiên đoán thuyết phục nhất Nó đã được áp dụng cho các nghiên cứu về mối quan hệ giữa niềm tin, thái độ, ý định hành vi và hành vi trong các lĩnh vực khác nhau như quảng cáo, quan hệ công chúng, chiến dịch quảng cáo và chăm sóc sức khỏe

2.4 Lý thuyết về yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận công nghệ

Mô hình này cho rằng động cơ của người sử dụng có thể giải thích bằng 3 nhân tố cảm nhận dễ sử dụng (Perceived Easy of Use - PEU), cảm nhận hữu ích (Perceived Usefullness - PU) và thái độ sử dụng (Attitude TowardUsing) Giả thuyết rằng thái độ của người sử dụng một hệ thống là một yếu tố quyết định quan trọng khẳng định liệu người dùng sẽ sử dụng hoặc từ bỏ hệ thống Thái độ của người sử dụng được xem như là bị ảnh hưởng bởi hai niềm yếu tố: PU và PEU, trong đó PEU có một ảnh hưởng trực tiếp lên PU Mục đích của mô hình TAM là giải thích hành vi chấp nhận sử dụng của người tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ công nghệ là sản phẩm của hệ thống người dùng cuối TAM là mô hình được xây dựng trên nền tảng của lý thuyết hành động hợp lý (TRA) được sử dụng để giải thích ý định thực hiện quyết định trong lĩnh vực công nghệ thông tin TAM cho thấy nhận thức tính hữu dụng và nhận thức tính dễ

sử dụng là hai yếu tố quan trọng nhất trong việc giải thích ý định sử cá nhân của người sử dụng và việc

sử dụng thực tế

3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thống kê mẫu mô tả

Dữ liệu phân tích dựa vào số liệu thu thập được từ 155 bảng câu hỏi khảo sát hợp lệ Kết quả nghiên cứu được mô tả cụ thể sau đây:

Bảng 1 Thống kê mô tả Nhóm tuổi Số mẫu Phần trăm

(%)

Trình độ học vấn

Số mẫu Phần trăm

(%)

Giới tính Số mẫu Phần trăm

(%)

3.2 Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Nghiên cứu sơ bộ bằng thang đo thử từ 28 biến độc lập có 2 biến bị loại khỏi thang đo do Cronbach’s Alpha if Item Deleted của chúng lớn hơn Cronbach’s Alpha Điều này có nghĩa là hai câu hỏi này là hai

Trang 4

câu hỏi “Xấu” và không đóng góp tích cực vào độ tin cậy của bộ câu hỏi Việc loại bỏ hai câu hỏi này giúp cải thiện độ tin cậy của bộ câu hỏi và làm tăng giá trị của Cronbach’s Alpha

Ngoài ra, những bảng khảo sát được gửi đi không có câu hỏi nào không có đáp án Từ những bảng thu thập từ việc chay SPSS thì Độ tin cậy Cronbach’s Alpha của cả 26 biến còn lại của nghiên cứu đều lớn hơn 0,300 và độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các nhóm biến độc lập đều lớn hơn 0,600 Như vậy Cronbach’s Alpha của nghiên cứu rất là đáng tin cậy và được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu nhân

tố khám phá EFA

3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá nhằm rút trích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định

sử dụng dịch vụ SmartBanking của khách hàng tại Ngân hàng BIDV từ các biến quan sát, nhóm chúng tôi tiến hành kiểm định sự phù hợp của dữ liệu thông qua 2 đại lượng là chỉ số KMO và kiểm định Bartlett Điều kiện để số liệu phù hợp với phương pháp phân tích nhân tố khám phá là giá trị KMO từ 0,5 trở lên và kiểm định Bartlett cho kết quả Sig bé hơn mức độ ý nghĩa 0,05 Từ dữ liệu thu thập được, nhóm chúng tôi tiến hành phân tích nhân tố khám phá

Hệ số KMO and Bartlett's Test 0,5 ≤ KMO = 0,676 ≤1, qua đó cho thấy rằng phân tích nhân tố là rất thích hợp với dữ liệu nghiên cứu Mức ý nghĩa Sig trong kiểm định Sig Barlett’s Test = 0.001 < 0,05, chứng tỏ dữ liệu nghiên cứu thu thập được dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) rút trích cô đọng được 5 nhân tố từ 26 biến quan sát Tổng phương sai trích = 76,645 ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp

3.4 Phân tích phương sai (ANOVA)

Giá trị F Regression = 364,066 và giá trị Sig = 0,001 < 0,05 Điều này cho thấy rằng mô hình nghiên cứu này có ý nghĩa thông kê và tấc cả các biến độc lập cùng đóng góp vào sự biến động của biến phụ thuộc

3.4.1 Giữa các nhóm khách hàng khác nhau về giới tính

Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy không có khác biệt giữa nhóm khách hàng nam và nữ khi đăng kí

sử dụng dịch vụ SmartBanking

3.4.2 Giữa các nhóm khách hàng khác nhau về độ tuổi

Nhìn chung, ở giới trẻ (từ 25 tuổi trở xuống) họ dễ dàng chấp nhận đăng kí sử dụng SmartBanking hơn những người trên 25 tuổi Nghiên cứu chỉ ra rằng ở các nhóm khách hàng khác nhau sẽ có tác động khác nhau đến quyết định đăng kí sử dụng smartBanking Từ đó, nhà quản trị có thể thay đổi để phù hợp hơn với mọi nhóm khách hàng

3.5 Kiểm định giả thuyết

Kết quả phân tích cho thấy, tất cả các biến độc lập (H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7) được phần mềm SPSS đưa vào 4 nhóm yếu tố chính có ảnh hưởng tích cực đến biến phụ thuộc gồm H1, H5, H6, H7 và chúng đều phù hợp với biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa cao Điều này đảm bảo cho kết quả của nghiên cứu đáng tin cậy

Qua kết quả phân tích tương quan Pearson Correlations, giá trị Sig của các biến đọc lập với biến phụ

Trang 5

255

thuộc đều < 0,05 điều này cho thấy giữa biến độc lập và các biến phụ thuộc có tương quan với nhau Do

đó, các biến nghiên cứu này sẽ được đưa vào phân tích hồi quy

3.6 Phân tích hồi quy

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy, hệ số phóng đại VIF của các biến độc lập đều <

3 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập nên mô hình được chấp nhận Giá trị Sig của tất cả các biến độc lập đều < 0,05 nên được chấp nhận trong mô hình nghiên cứu này

QD = Quyết định sử dụng SmartBanking

Mô hình tổng thể:

Phương trình:

QD = 0,445+0,052*H1+0,108*H5+0,202 *H6+ +0,749*H7

Dựa vào mô hình hồi quy trên, có 4 nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định đăng ký sử dụng dịch vụ SmartBanking của khách hàng tại ngân hàng BIDV Các hệ số hồi quy đều mang dấu dương có ý nghĩa

là các biến độc lập có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc

Như vậy, dựa trên kết quả phân tích hồi quy mà nghiên cứu đã tiến hành như ở trên, có thể nhận thấy

rằng “Ý định sử dụng” ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định đăng kí sử dụng dịch vụ SmartBanking của

khách hàng tại Ngân hàng BIDV

4 KẾT LUẬN

Qua kết quả của nghiên cứu đã nhận diện được các nhân tố chính và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

đó tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ SmartBanking của khách hàng Cung cấp cho Ngân hàng BIDV thông tin về cách thức khách hàng sử dụng ứng dụng, những tính năng được ưa chuộng nhất và những điểm mà khách hàng không hài lòng Từ đó, Ngân hàng BIDV có thể cải thiện và tối ưu hóa ứng dụng của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao trải nghiệm người dùng và tăng cường mối quan hệ với khách hàng Nghiên cứu cũng có thể giúp Ngân hàng hiểu rõ hơn về thị trường và các đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp và tăng cường sức cạnh tranh của mình trên thị trường bằng các biện pháp đầu tư, cải thiện và phát triển ứng dụng phù hợp với khách hàng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng đăng kí sử dụng SmartBanking

Kết quả của nghiên cứu cũng cung cấp cho Ngân hàng BIDV những thông tin quan trọng về khách hàng của họ, như những đặc điểm chung, nhu cầu và sở thích, giúp Ngân hàng BIDV đưa ra các dịch vụ phù hợp với khách hàng của hị Cuối cùng, nghiên cứu cũng có đóng góp vào sự phát triển của ngân hàng trực tuyến nói chung, giúp các tổ chức tài chính hiểu rõ hơn về các yếu tố quan trọng trong việc thu hút

và giữ chân khách hàng trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt

Trang 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Solomon, M R (2017) Consumer Behavior: Buying, Having, and Being Pearson Education

2 Kotler, P., Keller, K L., & Aprea, C (2016) Marketing management Pearson Education

3 Schiffman, L G., & Kanuk, L L (2010) Consumer behavior Pearson Education

4 https://www.bidv.com.vn/

Ngày đăng: 05/02/2024, 21:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w