1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tthcm đạo đức sinh viên

23 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Tưởng Đạo Đức Hồ Chí Minh Và Vấn Đề Xây Dựng Đạo Đức Cho Sinh Viên Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Khắc Huy, Trần Cao Tiến, Huỳnh Văn Đức, Trần Khánh Linh, Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Lê Nhật Quân, Nguyễn Thị Thu Trang
Người hướng dẫn Th.s Nguyễn Tấn Tài
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 436,5 KB

Nội dung

Vì vậy tìm hiểu tư tưởng về đạo đức của Hồ Chí Minh không phải chỉthông qua những tác phẩm của Người về đạo đức, mà quan trọng hơn phải thông qua chính hành viđược thể hiện trong toàn bộ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TIỂU LUẬN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI:

TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀ VẤN ĐỀ XÂY

DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Tấn Tài

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Khắc Huy - 9377

Trần Cao Tiến - 0118Huỳnh Văn Đức - 9366Trần Khánh Linh - 1277Nguyễn Thị Thu Phương - 2557 Nguyễn Lê Nhật Quân - 2401Nguyễn Thị Thu Trang - 9417

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

NỘI DUNG 2

Chương 1 Cơ sở lý luận của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 2

1.1 Nguồn gốc tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 2

1.2 Nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 3

1.2.1 Vị trí đạo đức trong đời sống của con người và xã hội 3

1.2.2 Phạm vi bao quát của đạo đức 4

1.2.3 Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người việt nam trong thời đại mới 5

1.3 Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng 7

1.4 Đánh giá những sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về lĩnh vực đạo đức 8

Chương 2 Sự vận dụng trong vấn đề xây dựng đạo đức cho sinh viên hiện nay 10

2.1 Quan niệm xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay 10

2.2 Yêu cầu thực tế về việc xây dựng đạo đức cho sinh viên 10

2.3 Những nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên trong nhà trường hiện nay 14

2.4 Các giải pháp thực tế 15

2.5 Vận dụng đối với bản thân 18

KẾT LUẬN 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

MỞ ĐẦU

Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều nhấtđến vấn đề đạo đức Người không để lại những tác phẩm đạo đức lớn nhưng những tư tưởng lớn củaNgười về đạo đức đã nằm trong những bài viết, bài nói ngắn gọn, được diễn đạt rất cô đọng, hàm súctheo phong cách phương Đông, rất quen thuộc với con người Việt Nam Bản thân Người lại thựchiện trước nhất những tư tưởng ấy, nhiều hơn cả những điều Người đã nói, đã viết về đạo đức Ngườivừa là một nhà đạo đức học lớn, lại vừa là tấm gương đạo đức trong sáng nhất, tiêu biểu nhất đãđược thế giới thừa nhận Vì vậy tìm hiểu tư tưởng về đạo đức của Hồ Chí Minh không phải chỉthông qua những tác phẩm của Người về đạo đức, mà quan trọng hơn phải thông qua chính hành viđược thể hiện trong toàn bộ hoạt động thực tiễn của Người, thông qua mẫu mực đạo đức trong sáng

mà Người đã để lại cho Đảng, cho dân tộc, cho nhân loại Sự thống nhất giữa tư tưởng và hành vi,động cơ và hiệu quả, giữa lý luận và thực tiễn đã trở thành một đặc trưng nổi bật của Hồ Chí Minh,đặc trưng này đã làm cho Hồ Chí Minh phân biệt với rất nhiều nhà tư tưởng, nhiều lãnh tụ cáchmạng khác từ trước đến nay

Để làm rõ hơn về vấn đề này, em xin trình bày bài tập: Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn

đề xây dựng đạo đức cho sinh viên hiện nay

1

Trang 4

NỘI DUNG Chương 1 Cơ sở lý luận của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

1.1 Nguồn gốc tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, đãđược hình thành trong trường kỳ lịch sử, đồng thời kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông, nhữngtinh hoa đạo đức của nhân loại; đặc biệt quan trọng là những tư tưởng đạo đức của Mác, Ăngghen,Lênin, cũng như những tấm gương đạo đức trong sáng mà các ông đã để lại Điều này đã được thểhiện trong những dòng viết đầy xúc động của Người sau khi Lênin mất: Lênin là người “đã nêu chochúng ta một tấm gương sáng về sự giản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ” “Không phải chỉ thiên tàicủa Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sốnggiản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộcchâu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người, không có gì ngăn nổi” 1 Đây không phảichỉ là tình cảm của Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam, mà còn là tình cảm của tất cả các dân tộcthuộc địa đối với Lênin vĩ đại

Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều khái niệm, phạm trù của các tư tưởngđạo đức đã có từ trước, nhất là đạo đức Nho giáo Nếu từ đó lại cho rằng bản chất của tư tưởng đạođức Hồ Chí Minhlà đạo đức Nho giáo thì hoàn toàn sai lầm Những khái niệm, phạm trù đánh dấunhững bậc thang nhận thức của loài người Qua các thời đại lịch sử, những khái niệm, phạm trù đãtrở thành tài sản chung của nhân loại, nhưng nội dung đã cớ nhiều thay đổi Những khái niệm

như trung, hiếu, nhân, nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính đã có trong Nho giáo từ mấy trăm năm trước

Công nguyên; dân chủ, tự do công bằng, bác ái đã xuất hiện từ thời cổ đại Hy Lạp - La Mã Nhưngtrong hai thiên niên kỷ vừa qua, các giai cấp, các dân tộc đã hiểu những khái niệm đó rất khác nhau,thậm chí có những điểm trái ngược nhau Điều đó là do những lợi ích khác nhau của các giai cấp,các dân tộc khác nhau quy định

Hồ Chí Minh sử đụng những khái niệm, những phạm trù đạo đức đã từng quen thuộc với dântộc Việt Nam từ lâu đời đưa vào đó những nội dung mới, đồng thời bổ sung những khái niệm,những phạm trù đạo đức của thời đại mới Chính vì vậy mà những giá trị đạo đức mới đã hòa nhậpvới những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, làm cho mỗi người Việt Nam đều cảm thấy gầngũi Hơn nữa, những giá trị đạo đức truyền thống lại được nâng lên tầm cao mới, làm cho Người thựchiện được việc kết hợp truyền thống với hiện đại Việc tiếp thu những tinh hoa đạo đức của nhân loại

đã làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh trở nên phong phú, đã được đông đảo những người nước ngoài

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.1, tr.295.

2

Trang 5

chấp nhận, tìm thấy một Việt Nam trong nhân loại, cũng như nhân loại trong Việt Nam Sự kết hợpgiữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại cũng là một đặc trưng nổi bật của tư tưởngđạo đức Hồ Chí Minh.

Với tư duy độc lập và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ thực tiễn việt Nam thực hiện mộtcông việc kế thừa có chọn lọc, thâu hóa những giá trị đạo đức của quá khứ, đề xuất những tư tưởng,đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới

1.2 Nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

1.2.1 Vị trí đạo đức trong đời sống của con người và xã hội

Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây,ngọn nguồn của sông, của suối Như Người vẫn thường nói, đối với con người, sức có mạnh mớigánh được nặng và đi được xa; người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành đượcnhiệm vụ cách mạng Bởi lẽ, sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp rất to lớn,khó khăn và nặng nề; con đường đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường dài, khôngphải là một đại lộ thẳng tắp Nó đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi người, mỗi thế hệ, hơnnữa còn của nhiều thế hệ nối tiếp nhau Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy phải là công việcthường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội ta

Người không bao giờ đặt hy vọng vào “lòng tốt” của bọn thực dân phong kiến cũng như củacác giai cấp bóc lột để kêu gọi lòng thương cảm và sự ban ơn Người cũng không bao giờ nghĩ rằngchỉ cần mọi người tu nhân tích đức là đất nước sẽ độc lập, dân tộc sẽ được tự do hạnh phúc Phảibằng cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dântộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mới đi tới được mục tiêu đó Đạo đức là một vũ khí sắcbén phục vụ cho cuộc đấu tranh đó, đúng như quan điểm của Lênin: “Chúng ta nói rằng: đạo đức đó

là những gì góp phần phá huỷ xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người laođộng chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản.” 2

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Đảng phải “là đạo đức là văn minh”, thì mới hoàn thànhđược sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình Người cũng thường nhắc lại ý của Lênin: Đảng Cộng sảnphải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc mình và của thời đại Nếu xét đến cùng thìvăn minh tức là trí tuệ, trong đó chủ yếu là sự hiểu biết đúng đắn về chủ nghĩa Mác - Lênin, những trithức hiện đại của nhân loại, thực tiễn Việt Nam và thế giới, những quy luật phát triển của cách mạngViệt Nam, những hiểu biết để đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi Còn đạo đức chính là nhữngphẩm chất đòi hỏi con người cần phải có để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ

2 V.I Lênin: Toàn tập, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, t.41, tr 369.

3

Trang 6

nghĩa xã hội, để cống hiến được nhiều nhất cho cuộc đấu tranh đó Đạo đức là gốc, là nguồn, là nềntảng, bởi vì muốn làm cách mạng thì trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹpđối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, với cả dân tộc mình Cái tâm, cái đức ấy lại phải thểhiện trong các mối quan hệ xã hội hàng ngày với dân, với nước, với đồng chí, đồng nghiệp, với mọingười chung quanh mình Phải có tâm, có đức mới giữ được chủ nghĩa Mác - Lênin và đưa đượcchủ nghĩa Mác - Lênin vào cuộc sống Con đường Hồ Chí Minh đi đến chủ nghĩa Mác - Lênin, vậndụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin là một minh chứng rất rõ về điều đó.

Chính vì vậy, cùng với việc giáo dục nâng cao trình độ hiểu biết của cán bộ, đảng viên và cáctầng lớp nhân dân, Hồ Chí Minh đã thường xuyên quan tâm đến việc xây dựng đạo đức cho mọingười Tùy theo từng thời kỳ cách mạng, Người đề ra những yêu cầu đạo đức sát hợp để mọi ngườiphấn đấu rèn luyện nhằm hoàn thành nhiệm vụ ngày càng nặng nề, khó khăn, phức tạp hơn, từ đó

mà giành thắng lợi càng to lớn hơn cho sự nghiệp cách mạng

Quan điểm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coinhẹ mặt tài Đức là gốc, nhưng đức và tài, hồng và chuyên phải kết hợp, phẩm chất và năng lực phải

đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia Như Người đã phân tích, người nào có đức mà không cótài thì cũng chẳng khác gì ông bụt ngồi trong chùa, không làm hại ai, nhưng cũng chẳng có ích gì.Ngược lại, nếu có tài mà không có đức, thì cũng chẳng khác gì một anh làm kinh doanh giỏi, đem lạinhiều lãi, nhưng lãng phí, tham ô, ăn cắp của công, thì như vậy chỉ có hại cho dân cho nước, còn sựnghiệp của bản thân thì sớm muộn cũng đổ vỡ Người thực sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng họctập, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực, tài năng để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao Khi đãthấy sức không vươn lên được thì đối với ai có tài hơn mình, mình sẵn sàng học tập, ủng hộ vànhường bước để họ vượt lên trước Ý nghĩa “đức là gốc” chính là ở chỗ đó

1.2.2 Phạm vi bao quát của đạo đức

Những vấn đề đạo đức đã được Hồ Chí Minh xem xét một cách toàn diện:

Đối với mọi đối tượng - từ công nhân, nông dân đến trí thức, văn nghệ sĩ; từ các cụ phụ lãođến phụ nữ, thanh thiếu niên nhi đồng; từ đồng bào các dân tộc đến đồng bào các tôn giáo, các nhà tuhành Cùng với việc đề cập đạo đức công dân, Người đặc biệt quan tâm đến đạo đức của cán bộ,đảng viên Có thể nói đây là nội dung chiếm phần chủ yếu nhất trong tư tưởng đạo đức của Người.3

Trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người - từ đời tư đến đời công, như sinh hoạt, học tập,lao động, chiến đấu lãnh đạo, quản lý

3 https://nlv.gov.vn/phan-2-hcm-danh-nhan-van-hoa-kiet-xuat/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc.html

4

Trang 7

Trên mọi phạm vi từ hẹp đến rộng - từ gia đình đến xã hội (làng xóm, phố phường, một tậpthể, một đơn vị, một tổ chức ), từ giai cấp đến dân tộc, từ các vùng - miền, địa phương đến cả nước,

từ quốc gia đến quốc tế

Trong cả ba mối quan hệ chủ yếu của mỗi người – đối với mình, đối với người, đối với việc.Đối với người thì có quan hệ giữa cán bộ, đảng viên của Đảng và Nhà nước với dân, quan hệ giữacấp trên - cấp dưới, v.v

1.2.3 Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người việt nam trong thời đại mới

Những vấn đề đạo đức được Người rút ra từ cuộc đời thực của con người và xã hội Việt Nam,khái quát thành tư tưởng, lý luận, đạo đức, từ đó trở lại cải tạo con người, làm biến đổi hiện thực xãhội Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, những phẩm chất đạo đức được nêu ra là phù hợp vớitừng đối tượng, hơn nữa Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêucầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ nhất định Từ đó Người đã khái quát thành nhữngphẩm chất chung, cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới Nói cách khác, đó lànhững chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng Việt Nam

Một là, trung với nước, hiếu với dân Theo Hồ Chí Minh, đây là phẩm chất quan trọng nhất,bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác Từ quan niệm cũ “trung với vua, hiếu với cha mẹ”trong đạo đức truyền thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nộidung mới, cao rộng hơn là “trung với nước, hiếu với dân” Người khẳng định: “Trung với nước, hiếuvới dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nàocũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” Câu nói của Bác vừa làlời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị, đạo đức cho mỗi người Việt Nam, không phảichỉ trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc mà còn lâu dài mãi về sau.4

Hai là, yêu thương con người Quan niệm này cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về lòng yêuthương con người rất toàn diện và độc đáo Bởi vậy, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương conngười là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất Người luôn luôn dành tình yêu thương rộng lớncho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột Bác đã viết: “Tôi chỉ có mộtham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn

tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” Ở Hồ Chí Minh, tình yêuthương đồng bào, đồng chí của Người rất bao la, rộng lớn và toàn diện, không phân biệt vùng, miền,trẻ, già, trai, gái hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người.Tình yêu thương của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện tấm lòng bao dung cao cả của một người

4 https://hochiminh.vn/book/tac-pham-ve-ho-chi-minh/tac-pham-trong-nuoc/phan-i-tutuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-334

5

Trang 8

Cha, đặc biệt, đối với những người phạm sai lầm, khuyết điểm Người căn dặn: mỗi con người đều

có thiện và ác ở trong lòng, ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùaxuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng Đối với những người có thói hưtật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm chocái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời Chính vìvậy, trong Di chúc để lại cho muôn đời sau, Người căn dặn Đảng: phải có tình đồng chí thương yêulẫn nhau, mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người

Ba là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Khổng Tử đã từng nêu lên những khái niệm vềcần, kiệm, liêm, chính, ông cho rằng cần, kiệm, liêm, chính là những đức tính do “thiên phú” Tuynhiên, khi vận dụng những khái niệm này của đạo đức cũ Người lại cho rằng cần, kiệm, liêm, chínhkhông phải do thiên phú mà do sự rèn luyện bền bỉ mà nên, Người đã khằng định: đạo đức cáchmạng không phải tự trên trời sa xuống mà do sự rèn luyện bền bỉ mà nên Theo Người, cần, kiệm,lêm, chính là tứ đức không thể thiếu được đối với mỗi con người giống như trời có bốn mùa, đất cóbốn phương.5

Theo Hồ Chí Minh thì: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, có kế hoạch, sáng tạo, có năngsuất cao, với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm; Kiệm tức làtiết kệm sức lao động, thì giờ, tiền của của dân, của nước, của bản thân mình, phải tiết kiệm từ cái tođến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, khôngphô trương hình thức, không liên hoan chè chén lu bù; Liêm tức là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn củacông và của dân, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc nào của Nhà nước, của nhân dân, phảitrong sạch, không tham lam, không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, khôngham người tâng bốc mình, vì vậy mà quang minh, chính đại, không bao giờ hủ hóa; Chính nghĩa làkhông tà, thẳng thắn, đứng đắn, đối với mình thì không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến

bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình, đối với người thìkhông nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn,đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc, đối với việc thì để việc công lên trên, lên trước việc tư, việcnhà; Chí công vô tư là đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc, khi làm bất cứ việc gìcũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, phải “lo cho thiên hạ trước, vuisau thiên hạ”.6

5 http://tapchiqptd.vn/vi/theo-guong-bac/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-cach-mang-va-van-de-xay-dung-dang-hien-nay/ 10169.html

6 https://tcnn.vn/news/detail/43704/Nhung-noi-dung-dac-sac-cua-tu-tuong-Ho-Chi-Minh-ve-dao-duc-cach-mang.html

6

Trang 9

Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng Đó là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản mà Hồ Chí Minh

đã nêu lên bằng một mệnh đề “bốn phương vô sản đều là anh em”, là tinh thần đoàn kết với các dântộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạtđộng cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc, là tinhthần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới vì hòa bình, công

lý và tiến bộ xã hội, vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc và chủ ngĩa xã hội, là tinh thần hợp tác vàhữu nghị

1.3 Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng

Để xây dựng một nền đạo đức mới, Hồ Chí Minh đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản để địnhhướng cho sự lãnh đạo của Đảng, cũng như cho việc rèn luyện của mỗi người

Thứ nhất, nói đi đôi với làm là nét đẹp trong đạo đức truyền thống của dân tộc đượcHồ Chí

Minh nâng lên một tầm cao mới Người coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựngnền đạo đức mới Nói đi đôi với làm thể hiện bản chất và nhân cách của con người Nói đi đôi vớilàm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân mình và mới có tác dụng đối với ngườikhác Nếu nói nhiều làm ít, nói mà không làm, hơn nữa nói một đằng, làm một nẻo thì chỉ đem lạinhững hậu quả phản tác dụng

Nói đi đôi với làm đối lập hoàn toàn với thói đạo đức giả, nói một đằng làm một nẻo, nói nhiều làm

ít, thậm chí nói mà không làm Ngay sau thắng lợi Cách mạng Tháng Tám 1945, Hồ Chí Minh đãchỉ ra những biểu hiện của thói đạo đức giả ở một số cán bộ “vác mặt làm quan cách mạng”.“Miệngthì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ Nêu gương về đạo đức là một nét đẹpcủa truyền thống văn hóa phương Đông Để đạo đức cách mạng thấm sâu, bám chắc vào đời sống

xã hội và trở thành nền tảng tinh thần của nhân dân, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên cầnphải: “Trước hết, mình phải làm gương, gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác, gắng làmgương cho dân Làm gương về cả ba mặt: Tinh thần, vật chất và văn hóa”

Hồ Chí Minh đã viết: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với

họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” Hồ Chí Minh chorằng, hơn bất cứ một lĩnh vực nòa mà vấn đề nêu gương lại được đặt ra và rất có ý nghĩa giáo dụcnhư trong lĩnh vực đạo đức Sự làm gương của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau; trong gia đình thìcha mẹ làm gương cho con, anh chị làm gương cho em, ông bà làm gương cho con cháu, trong nhàtrường thì thầy, cô làm gương cho học sinh, trong các tổ chức đoàn thể thì cấp trên làm gương chocấp dưới…

7

Trang 10

Thứ hai, muốn xây dựng đạo đức mới, muốn bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cách mạng

cho hàng triệu, hàng triệu con người - cán bộ, đảng viên, các công dân trong các giai tầng khác nhau,thì cùng với việc xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhất thiết là phải chống những biểuhiện sai trái xấu xa, trái với những yêu cầu của đạo đức mới, những hiện tượng vẫn thường gọi là tệnạn, tiêu cực, thoái hóa biến chất Trong đời sống hàng ngày, những hiện tượng tốt - xấu, đúng - sai,cái đạo đức và cái vô đạo đức vẫn thường đan xen nhau, đối chọi nhau, thông qua hành vi của nhữngcon người khác nhau Hơn nữa những đan xen và đối chọi ấy còn diễn ra ngay trong bản thân mỗingười Chính vì vậy việc xây và chống trong lĩnh vực đạo đức hoàn toàn không đơn giản Xây phải

đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây

Xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng giáo dục nhận thức, từ trong giađình đến nhà trường, tập thể và toàn xã hội Những phẩm chất đạo đức chung phải được cụ thể hóa,sát hợp với từng đối tượng

Thứ ba, đạo đức cách mạng không phải tự nhiên hình thành, nó phải trải qua quá trình đấu

tranh, rèn luyện, bền bỉ hàng ngày mới có được Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đã là người thì

ai cũng có chỗ hay chỗ dở, chỗ xấu chỗ tất, ai cũng có thiện có ác ở trong bản thân mình Vấn đề làdám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc; thấy rõ cái hay cái tốt, cái thiện

để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục

Người tổng kết sâu sắc: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh,

rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện kiên trì trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời tưcũng như trong sinh hoạt cộng đồng, trong mọi mối quan hệ của mình

1.4 Đánh giá những sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về lĩnh vực đạo đức

Với tư duy độc lập và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ thực tiễn việt Nam thực hiện mộtcông việc kế thừa có chọn lọc, thâu hóa những giá trị đạo đức của quá khứ, đề xuất những tư tưởng,đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới

Hồ Chí Minh đã thực sự làm một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức ở Việt Nam Từ HồChí Minh, nền đạo đức Việt Nam đã mang bản chất mới và đã được Người gọi là đạo đức mới, đạođức cách mạng Đạo đức mới đã lật ngược lại các kiểu đạo đức cũ của các giai cấp thống trị, áp bứcbóc lột nhân dân lao động Đạo đức mới xóa bỏ những chuẩn mực đạo đức phong kiến vẫn luônluôn trói buộc nhân dân lao động vào những lễ giáo hủ bại, phục vụ cho chế độ đẳng cấp tôn ty trật

8

Trang 11

tự hết sức hà khắc của giai cấp phong kiến Đạo đức mới hoàn toàn trái ngược với đạo đức cá nhânchủ nghĩa, ích kỷ cực đoan của giai cấp tư sản Nó cũng xa lạ với đạo đức của giai cấp tiểu tư sản,kìm hãm con người trong những lợi ích riêng tủn mủn, cục bộ, hẹp hòi, cũng như trong vòng giatrưởng nhỏ bé Nó càng xa lạ với đạo đức tôn giáo luôn khuyên con người khắc kỷ, cam chịu, chấpnhận số phận trong chốn trần tục, để hướng về một cuộc sống tốt đẹp hơn sau khi chết ở nơi thiênđàng hay chốn niết bàn Điều này đã được Hồ Chí Minh nói rõ: "Có người cho đạo đức cũ và đạođức mới không có gì khác nhau Nói như vậy là lầm to Đạo đức cũ và đạo đức mới khác nhaunhiều Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời Đạo đức mới như người haichân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời Người còn nói “Đạo đức đó không phải là đạođức thủ cựu Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợiích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người” 7.

Đạo đức mới, đạo đức cách mạng do Hồ Chí Minh đề xướng và cùng với Đảng dày công xâydựng, bồi đắp là đạo đức mang bản chất của giai cấp công nhân, kết hợp với những truyền thống đạođức tốt đẹp của dân tộc và những tinh hoa đạo đức của nhân loại Nền đạo đức ấy ngày càng pháttriển cùng với sự vận động của thực tiễn cách mạng Việt Nam, trở thành một bộ phận hết sức quantrọng khắc họa bộ mặt của nền văn hóa Việt Nam Nó đã trở thành vũ khí mạnh mẽ của Đảng và củadân tộc ta trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hòa bình, hợp tác và hữunghị với tất cả các dân tộc khác trên thế giới

Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây,ngọn nguồn của sông, của suối Như Người vẫn thường nói, đối với con người, sức có mạnh mớigánh được nặng và đi được xa; người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành đượcnhiệm vụ cách mạng Bởi lẽ, sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp rất to lớn,khó khăn và nặng nề; con đường đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường dài, khôngphải là một đại lộ thẳng tắp Nó đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi người, mỗi thế hệ, hơnnữa còn của nhiều thế hệ nối tiếp nhau Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy phải là công việcthường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội ta

7 cua-tac-pham-%E2%80%9Cdoi-song-moi%E2%80%9D.html

http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/bai-noi-bat/item/1992-chuan-muc-dao-duc-con-nguoi-viet-nam-moi-noi-dung-cot-loi-9

Ngày đăng: 04/02/2024, 10:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w