Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ------BÀI THẢO LUẬN“VIỆT NAM CÓ NÊN CÓ CÁC BIỆN PHÁP NGHIÊM KHẮCVÀ TỨC THỜI ĐỂ GIẢM TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ NHẰM ÁP Tr
NỘI DUNG
DÂN SỐ GIÀ VÀ NGUỒN CUNG LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO
1.1 Khái niệm, đặc điểm của dân số già
Theo Danso.org, Dân số là tổng số người dân sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được tính ở một thời điểm nhất định
Dân số được chia thành 3 nhóm tuổi:
Nhóm dưới độ tuổi lao động : 0-14 tuổi.
Nhóm tuổi lao động: 15-59 tuổi (hoặc 64 tuổi).
Nhóm trên tuổi lao động: 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên.
Phân biệt nước có dân số trẻ với nước dân số già:
Nước có dân số già (%) Nước có dân số trẻ (%)
Nguồn: Danso.org 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của dân số già
Theo Danso.org, Dân số già là dân số của một quốc gia hay lãnh thổ được đánh giá theo tỷ lệ dân số từ 0-14 tuổi chiếm dưới 25%, tuổi từ 15-59 tuổi chiếm 60%, còn trên 60 tuổi chiếm trên 15% trong cơ cấu dân số của một quốc gia Do vậy số người trong độ tuổi lao động tăng và sẽ tăng rất nhanh, được thể hiện qua tháp dân số của quốc gia đó. Đặc điểm dân số già:
Dân số già chia làm 2 giai đoạn: tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đạt 10% thì là dân số đang già và tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đạt 20% thì là dân số đã già.
Số người trong độ tuổi lao động chiếm đa phần.
Hình tháp dân số có độ lồi ở giữa và hai đầu thì lõm vào.
Trước mắt có nguồn lực dồi dào nhưng trong tương lai có nguy cơ thiếu hụt.
Dân số già đa phần là ở các nước phát triển như: Nhật Bản, Anh, Pháp,…
Tỷ lệ thất nghiệp ở các nước có dân số già là rất thấp.
1.2 Cung lao động và nguồn cung lao động chất lượng cao a) Cung lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động quy định của pháp luật nhà nước có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động, những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân Cung lao động phản ánh khả năng tham gia thị trường lao động trong những thời điểm nhất định Nói cách khác, cung lao động phản ánh lượng lao động mà người lao động sẵn sàng và có khả năng cung ứng tại các mức tiền công khác nhau trong một giai đoạn nhất định.
Cung thực tế về lao động: Cung thực tế về lao động bao gồm những người lao động đang làm việc cộng với những người thất nghiệp.
Cung lao động của xã hội: là khả năng cung cấp sức lao động của nguồn nhân lực xã hội Nó thể hiện ở số lượng và chất lượng nguồn lực tham gia lao động đồng thời thể hiện ở số lượng thời gian tham gia lao động của nguồn nhân lực đó.
- Về mặt số lượng: là người đủ từ 15 tuổi trở lên và có việc làm, những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
- Về mặt chất lượng cơ bản được đánh giá ở trình độ chuyên môn tay nghề, thể lực và ý thức kỷ luật của người lao động.
Nguồn cung lao động được hình thành từ các cơ sở đào tạo như các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và các cơ sở đào tạo khác Nguồn cung này cũng có thể từ những người đang tìm việc làm, từ các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức… và nó được bổ sung thường xuyên từ đội ngũ những người đến độ tuổi lao động. b) Lao động chất lượng cao là lực lượng lao động có học vấn, có trình độ chuyên môn cao và nhất là có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất.
Chất lượng lao động được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
Chỉ tiêu về thể lực lao động (phản ánh tình trạng sức khỏe, khả năng lao động.
Chỉ tiêu đánh giá về nhân cách( đạo đức, lối sống tác phong)
Chỉ tiêu đánh giá về tính năng động xã hội của lao động ( khả năng làm việc, khả năng cạnh tranh, khả năng thích ứng trong công việc).
Cung lao đô mng chất lượng cao chỉ chung cho các đối tượng lao động làm thông thạo với bất kỳ một nghề nào đó, và việc họ thành thạo đó khiến họ trở thành một lao động giỏi và có kỹ năng chuyên môn tốt trong nghề của mình.
Nguồn nhân lực chất lượng cao có mối quan hệ trực tiếp đối với sự phát triển của một nền kinh tế Đặc biệt trong thời đại nền kinh tế tri thức phát triển như hiện nay thì yếu tố con người lại càng giữ vai trò quan trọng hơn Nếu coi mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế thì việc có được một nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ giúp cho tế bào ấy tồn tại phát triển Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ giúp cho doanh nghiệp tiếp cận nhanh nhất với tri thức và công nghệ hiện đại, ứng dụng những tri thức và công nghệ đó vào hoạt động sản xuất và kinh doanh; làm tăng năng suất làm việc nhờ vào kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc được đào tạo bài bản; từ đó, doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững và vững mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường
Nguồn cung lao động chất lượng cao sẽ cung cấp cho thị trường sức lao động một lực lượng lao động có trình độ học vấn chuyên môn cao (về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kĩ thuật nhất định ( Đại học, trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành nghề) Nguồn cung lao động chất lượng cao là người phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường đó, cụ thể là có kiến thức; chuyên môn, kinh tế, tin học; có kỹ năng; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc.
Tình hình dân số già và nguồn cung lao động chất lượng cao tại các nước phát triển
2.1 Nguyên nhân dẫn tới mô hình dân số già ở các nước phát triển
Tình trạng dân số già ở các nước phát triển đang trở thành một vấn đề quan trọng và được quan tâm rộng rãi Các nước phát triển có khoảng 1/5 dân số từ 60 tuổi trở lên.
Sự già hóa của dân số các nước phát triển không có dấu hiệu dừng lại, mặc dù nó có khả năng sẽ chậm lại, tới năm 2050, tỷ lệ này ước tính tăng gần 1/3 dân số và số người già sẽ gấp đôi số trẻ em.
Có một số nguyên nhân dẫn đến mô hình dân số già ở các nước phát triển, bao gồm:
Tăng tuổi thọ: Một trong những thành tựu quan trọng của các nước phát triển là tuổi thọ tăng bền vững, do tỷ lệ tử vong giảm ổn định kể từ cuối thế kỷ 18, với
Document continues below văn hóa kinh doanh
Go to course những đổi mới của kỹ thuật và công nghệ và cải tiến liên tục về vệ sinh, kiểm soát dịch bệnh, chế độ ăn uống, giáo dục Khi tuổi thọ tăng lên, tỷ lệ sinh con giảm do phụ nữ sinh con ở độ tuổi cao hơn.
Ví dụ: Ở Mỹ, Anh và hầu hết châu Âu, trong mỗi thập kỷ kể từ năm 1930, tuổi thọ đã tăng khoảng 2,5 năm Tuổi thọ trung bình ở những vùng này là 60 tuổi đối với người sinh năm 1930, và con số này tăng lên khoảng 80 tuổi vào năm 2010.
Giảm tỷ lệ sinh: Sự phát triển kinh tế và xã hội thường đi đôi với giảm tỷ lệ sinh, khi mà công nghệ ngừng thai sản, giáo dục giới tính và tiếp cận với các biện pháp hậu quả tránh thai đã trở nên phổ biến, tăng cường nữ tham gia vào thị trường lao động, kết hôn muộn hơn hoặc không muốn kết hôn và giảm mức sinh (số sinh trên mỗi nữ) đều góp phần vào sự suy giảm này Các mô hình tương tự có thể được tìm thấy ở hầu hết các nền kinh tế phát triển Các gia đình hiểu rằng việc có ít trẻ em giúp tăng cơ hội cho chất lượng cuộc sống và sự phát triển cá nhân của mỗi người.
Ví dụ: Khoảng 3,6 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra ở Mỹ vào năm 2020, giảm so với khoảng 3,75 triệu trẻ vào năm 2019 Khoảng 10 năm trước, tỷ lệ sinh tại nước này là khoảng 2,1 trẻ em trên một phụ nữ Tuy nhiên, con số này đã giảm dần và vào năm 2020 giảm xuống khoảng 1,6, tỷ lệ thấp nhất được ghi nhận.
Chính sách gia đình: Một số quốc gia phát triển đã áp dụng các chính sách gia đình nhằm khuyến khích sinh con ít hơn Các biện pháp này bao gồm hỗ trợ tài chính cho gia đình có ít con, cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em và cung cấp thông tin về kế hoạch hóa gia đình Những chính sách này có thể thúc đẩy vào mô hình dân số già.
Nhận thức con người thay đổi: Thời điểm hiện tại, tất cả mọi người dân rất chú trọng đến sức khỏe của mình, đặt sức khỏe lên đầu tiên Họ sẽ tập trung vào chăm sóc sức khỏe cá nhân để kéo dài tuổi thọ của mình đầu tiên dẫn đến tuổi thọ trung bình tăng cao trong khi tỷ lệ sinh chưa đủ cân bằng
Áp lực kinh tế xã hội: Hiện nay, gia đình nào cũng muốn con cái mình vào môi trường học tập tốt nhất có thể, nhưng mà chi phí nuôi dạy còn lại đắt đỏ nên yêu cầu đòi hỏi tài chính phải vững vàng Do đó, nên họ chưa sẵn sàng sinh con, họ sẽ tập trung phát triển kinh tế, tích kiệm tiền đợi khi đã đủ lo và điều kiện thích hợp để sinh Nhưng hầu như gia đình nào cũng chỉ sinh từ 1 đến 2 con.
Nhóm 2- Văn Hóa Mặc Tây Bắc Tìm… văn hóa kinh doanh 100% (8) 23
BTL Nhóm 3 Văn hóa kinh doanh… văn hóa kinh… 100% (6) 42
GIÁO Trình - Quản trị đa văn hóa đại học… văn hóa kinh doanh 92% (12) 110
Bài thảo luận - bài thảo luận văn hóa kinh… 100% (4) 37
Mot so giai phap hoan thien phan tic… văn hóa kinh doanh 100% (1) 53
Vhkd - nothing văn hóa kinh doanh 100% (1)11
2.2 Một số quốc gia phát triển có cơ cấu dân số già và nguồn cung lao động chất lượng cao
* Cơ cấu dân số già tại Nhật Bản
Theo số liệu được thống kê của Bộ Y Tế Nhật Bản, năm 2022 tại Nhật Bản chỉ có 941.000 em bé sinh ra đời, tỷ lệ sinh đẻ cực thấp so với tỷ lệ trung bình trên thế giới
Phân bổ độ tuổi của Nhật Bản hiện nay:
Tháp dân số Nhật Bản năm 2020
- 13.1% dân số dưới 15 tuổi tương đương ~16.585.532 người (tỷ lệ nam giới nhiều hơn nữ giới)
- 64% dân số trong độ tuổi từ 15-64 tuổi tương đương ~80.886.543 người.
- 22,9% dân số trên 64 tuổi tương đương ~28.913.147 người.
Sau khi dao động quanh mức tăng trưởng bằng 0 vào cuối những năm 2000, dân số Nhật bắt đầu giảm dần từ năm 2010, với tốc độ nhanh hơn trong những năm gần đây Với việc tự phá vỡ kỷ lục suy giảm dân số hằng năm của chính mình trong 10 năm qua, đất nước mặt trời mọc đã giảm 644.000 người trong giai đoạn 2020-2021 Dân số Nhật tính đến ngày 1-1-2022 là 125,93 triệu người Ðáng lo là dân số nước này vào năm 2065 còn được dự báo sẽ chỉ còn 88 triệu người - nghĩa là giảm 30% trong 45 năm tới Theo bà Tsuya, đà suy giảm dân số nhanh chóng của Nhật chủ yếu là do có mức sinh thấp liên tục.
Tỷ lệ sinh của phụ nữ xứ hoa anh đào đã giảm từ giữa những năm 1970, đạt tổng tỷ suất sinh (TFR) vào khoảng 1,3 con/người vào đầu những năm 2000
Theo đó chỉ có 64% dân số nằm trong độ tuổi lao động, con số này được dự báo là sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới gây áp lực đến nền kinh tế Nhật Bản dẫn đến việc thiếu hụt lao động…
Dự đoán dân số Nhật Bản
Nguồn: Bộ Nội vụ và Truyền thông
Chính vì vậy, nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn lao động, năm 2022, chính phủ Nhật Bản có chính sách thu hút thêm 500.000 lao động nước ngoài nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt nguồn lao động trầm trọng tại Nhật Bản Đây là một cơ hội lớn cho lao động Việt Nam và các nước trên thế giới muốn sang Nhật Bản làm việc.
* Nguồn cung chất lượng cao tại Nhật Bản
MÔ HÌNH VÀ TÌNH HÌNH DÂN SỐ TẠI VIỆT NAM
3.1 Mô hình và tình hình dân số tại Việt Nam
Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc cập nhật vào ngày 15/09/2023, dân số hiện tại của Việt Nam là 99.847.799 người Theo đó, dân số Việt Nam hiện xếp thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ và chiếm 1,24% dân số thế giới
Quy mô dân số Việt Nam qua các kỳ Tổng điều tra và năm 2022
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Dân số của cả nước là 99.466.721 người vào ngày 31/12/2022, tăng 955,5 nghìn người, tương đương tăng 0,97% so với năm 2021, trong đó: Dân số thành thị 37,09 triệu người, chiếm 37,3%; dân số nông thôn 62,37 triệu người, chiếm 62,7% Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước năm 2022 là 51,7 triệu người, tăng 1,1 triệu người so với năm trước; lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46 triệu người, tăng 1,4 triệu người; lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 50,6 triệu người.Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2022 là 73,6 tuổi, trong đó nam là 71,1 tuổi và nữ là 76,4 tuổi Tỷ
12 lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cả nước năm 2022 là 2,32%, trong đó khu vực thành thị là 2,79%; khu vực nông thôn là 2,03% Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2022 là 2,21%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,7%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,51%.
Có thể thấy, một số vấn đề về tình hình dân số ở nước ta hiện nay: Tình trạng mất cân bằng giới tính đang ở mức báo động (tỷ lệ giới tính của Việt Nam đang là 112,5/100 nam/ nữ) Dân cư phân bố không đồng đều ở khu vực thành thị và nông thôn, dân cư tập trung đông đúc ở khu vực thành thị; theo dự đoán số dân đô thị sẽ tăng lên khoảng 75,8 triệu người vào năm 2069, tỷ lệ dân số thành thị cũng cao gấp 6 lần tỷ lệ dân số nông thôn do sự di dân từ nông thôn lên thành thị Một vấn đề đáng chú ý hơn cả là già hóa dân số ở Việt Nam hiện nay, theo dự đoán tỷ lệ dân số già sẽ gia tăng trong giai đoạn 2019-2069, cụ thể: năm 2019 là 7,4 triệu người; năm 2039 dự đoán sẽ tăng 16,8 triệu người; năm
2069 dự đoán sẽ tăng 25,2 triệu người
Tháp dân số Việt Nam giai đoạn 1979-2019
Tháp dân số Việt Nam 2022
So sánh tháp dân số Việt Nam giai đoạn 1979- 2019 ( hình 3) với tháp dân số Việt Nam 2022 ( hình 4), cho thấy sự biến đổi rõ rệt của hình dạng tháp Tháp dân số ở hình 2 có sự biến đổi hình dáng qua từng thời kì (10 năm) tuy nhiên nhiên nhìn chung vẫn có đặc điểm là đáy tháp mở rộng, càng lên cao càng thu hẹp nhanh, từ năm 1979 đến 2019 cho thấy tỷ lệ sinh giảm, xu hướng già hóa dân số đang diễn ra, tuổi thọ tăng Tháp dân số
2022 có dạng đáy thu hẹp hơn so với hình 3, đỉnh mở rộng hơn Cho thấy, tháp dân số Việt Nam 2022 là tháp dân số thu hẹp cho thấy dân số Việt Nam đang có sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỷ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em ít, gia tăng dân số có xu hướng giảm
Cụ thể, số dân có giới tính nam 49,61 triệu người, chiếm 49,9%; giới tính nữ 49,85 triệu người, chiếm 50,1% Tỷ số giới tính của dân số năm 2022 là 99,5 nam/100 nữ Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước năm 2022 là 51,7 triệu người, tăng 1,1 triệu người so với năm trước; số dân dưới độ tuổi lao động là hơn 22 triệu người, số dân trên độ tuổi lao động là hơn 24,8 triệu người Tổng tỷ suất sinh năm 2022 là 2,01 con/ phụ nữ giảm 0,1 so với tổng tỷ suất sinh năm 2021 là 2,11 con/ phụ nữ.
3.3 Thực trạng cơ cấu dân số Việt Nam
- Phân bố dân số: Dân số Việt Nam chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có mật độ dân số cao , khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng
+ Theo kết quả TĐT năm 2019, dân số thành thị là 33.122.548 người, chiếm 34,4% tổng dân số cả nước; dân số nông thôn là 63.086.436 người, chiếm 65,6%
+ Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực thành thị giai đoạn 2009-2019 là 2,64%/năm, tăng gấp sáu lần so với tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực nông thôn song vẫn thấp hơn mức tăng 3,4%/năm của giai đoạn 1999-2009.
+ Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Việt Nam đã tăng lên những vẫn đang ở mức thấp so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, chỉ cao hơn Ti- mo Lét-xtê (31%), Mi-an-ma (29%) và Cam-pu-chia (23%).
- Sự gia tăng dân số: Tốc độ tăng dân số của Việt Nam đang giảm , nhưng vẫn đáng kể , cụ thể 0,8%/1 năm ( so với Thái Lan 0,2% , Philippines 1,5%)
- Cơ cấu tuổi tác: Dân số Việt Nam có một tỷ lệ người trẻ cao, nhóm tuổi sung sức ( từ 25-35 ) là nhóm tuổi đông người nhất Việt Nam, chứng tỏ Việt Nam đang ở đỉnh của giai đoạn dân số vàng- giai đoạn lực lượng lao động của toàn xã hội hùng hậu nhất cả về số lượng và chất lượng Điều này tạo ra một tốp nguồn nhân lực trẻ, nhưng cũng đặt ra thách thức về việc họ cung cấp việc làm và dịch vụ cho họ.
Cơ cấu tuổi tác dân số Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Thống kê
- Sự đô thị hoá: Việt Nam đang chứng kiến sự gia tăng của dân số đô thị Những người từ vùng nông thôn di cư đến các thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội làm việc và cuộc sống tốt hơn Qua nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ đô thị hóa cả nước đã tăng nhanh từ 30,5% năm 2010 lên khoảng 40% năm 2020 Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Bên cạnh đó còn đặt ra áp lực lên hạ tầng đô thị và quản lý dân cư
- Sự biến đổi trong cơ cấu gia đình: Cơ cấu gia đình đang thay đổi, với nhiều gia đình chỉ có 1 con hoặc không con Điều này phản ánh sự thay đổi trong quan điểm về kích thước gia đình và quyền tự do sinh sản.
Lực lượng lao động Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và xã hội của đất nước và đó là một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển và sự thịnh vượng của Việt Nam.
- Quy mô lực lượng lao động: Việt Nam có một lực lượng lao động lớn với hàng chục triệu người tham gia vào lĩnh vực lao động
+ Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý IV năm 2022 là 52,1 triệu người, cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây, tăng gần 0,3 triệu người so với quý trước và tăng gần 1,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước.
NHẬN XÉT VỀ NHẬN ĐỊNH
4.1 Ưu điểm của viê zc giảm tốc đô z tăng dân số và áp d|ng mô hình dân số già với nguồn cung lao động chất lượng cao của các nước phát triển tại Viê zt Nam
Việc giảm tốc độ tăng dân số và áp dụng mô hình dân số già tại Việt Nam có một số ưu điểm sau:
Giảm áp lực về tài nguyên: Khi dân số tăng quá nhanh, áp lực lên các nguồn tài nguyên như nước, thực phẩm, năng lượng và đất đai cũng tăng lên Việc giảm tốc độ tăng dân số và áp dụng mô hình dân số già sẽ giúp hạ nhiệt những áp lực này và giảm bớt căng thẳng về tài nguyên Việt Nam có diện tích đất hẹp so với số lượng dân, bằng việc giảm tốc độ tăng dân số và áp dụng mô hình dân số già, quốc gia có thể quản lý tốt hơn các nguồn lực tự nhiên, kiểm soát và phân phối tài nguyên hiệu quả hơn
Giảm áp lực cho cơ sở hạ tầng và kinh tế: Với tốc độ gia tăng dân số nhanh có thể tạo ra áp lực lớn đối với hạ tầng và kinh tế của một quốc gia Giai đoạn gia tăng
18 dân số có thể gây ra các vấn đề về việc cung cấp nhà ở, nhu yếu phẩm, hệ thống điện nước, giao thông, giáo dục và chăm sóc y tế Bằng cách giảm tốc độ gia tăng dân số, Việt Nam có thể làm giảm áp lực này và cải thiện cơ sở hạ tầng và kinh tế
Tạo cơ hội phát triển bền vững: Gia tăng dân số quá nhanh có thể đặt áp lực lớn lên môi trường, gây ra ô nhiễm và suy thoái môi trường Bằng cách giảm tốc độ tăng dân số và áp dụng mô hình dân số già, Việt Nam có thể tạo ra cơ hội để phát triển bền vững hơn, bảo vệ môi trường tự nhiên và duy trì nguồn tài nguyên cho thế hệ tương lai.
Tăng chất lượng cuộc sống: Với ít trẻ em sinh ra, gia đình có thể chăm sóc và nuôi dưỡng con cái một cách tốt hơn Điều này có thể mang lại chất lượng cuộc sống cao hơn cho các thành viên trong gia đình Bên cạnh đó, tỷ lệ người già so với người trẻ cao hơn giúp Việt Nam đáp ứng tốt hơn với các vấn đề liên quan đến sức khỏe, chăm sóc và bồi dưỡng kỹ năng lao động của nhóm người già Đồng thời có thể cân nhắc triển khai các chính sách hỗ trợ người cao tuổi, như bảo hiểm xã hội và chương trình chăm sóc sức khỏe dành riêng cho họ.
Không những vậy, việc áp dụng nguồn cung lao động chất lượng cao từ các nước phát triển cũng đem đến cho nước ta một vài ưu điểm sau đây:
Chất lượng lao động cao hơn: Các nước phát triển thường có hệ thống giáo dục và đào tạo phát triển, giúp người lao động có trình độ cao và kỹ năng chuyên môn tốt. Áp dụng mô hình này có thể đưa vào nguồn lao động chất lượng cao, giúp nâng cao chất lượng và hiệu suất lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tại Việt Nam.
Chuyển giao công nghệ và kiến thức: Các lao động chất lượng cao từ các nước phát triển thường mang theo kiến thức và kỹ năng mới, cũng như kinh nghiệm làm việc trong môi trường công nghiệp tiên tiến Điều này có thể giúp chuyển giao công nghệ và kiến thức cho người lao động và doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển và cải thiện khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chất lượng cao: Việt Nam đang tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp chất lượng cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, và khoa học dữ liệu Sử dụng nguồn cung lao động chất lượng cao từ các nước phát triển có thể giúp tăng cường khả năng phát triển và đáp ứng nhu cầu của các ngành này.
4.2 Nhược điểm của việc giảm tốc độ tăng dân số và áp d|ng mô hình dân số già với nguồn cung lao động chất lượng cao của các nước phát triển tại Việt Nam
Già hóa dân số có tác động ngày càng mạnh đối với phát triển kinh tế xã hội ở nước ta cả trong cả ngắn hạn và dài hạn Trong ngắn hạn, già hóa dân số ảnh hưởng đến cơ cấu lực lượng lao động, và từ đó, đến tăng trưởng và phát triển kinh tế:
Thiếu nguồn nhân lực, suy giảm năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế: Khi dân số giảm, sẽ có ít người lao động hơn để tham gia vào các ngành công nghiệp và kinh tế Điều này có thể gây ra thiếu hụt lao động trong nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của quốc gia.Tăng nhanh dân số già đồng nghĩa với suy giảm tăng trưởng lực lượng lao động, dẫn đến giảm tăng trưởng vốn, kìm hãm tăng năng suất lao động, nhất là năng suất các nhân tố tổng hợp Việt Nam vẫn là một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp Nền kinh tế mặc dù đã tận dụng được nguồn lao động dồi dào nhưng lại chủ yếu dựa vào khai thác lao động giá rẻ và giản đơn, chất lượng công việc nằm trong chuỗi giá trị thấp Già hoá dân số nhanh chóng cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong tương lai và nhu cầu an sinh xã hội ngày càng cao, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi Cụ thể, theo kết quả khảo sát “Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về giá” do Prudential Việt Nam phối hợp cùng Viện Khoa học Lao động Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và Viện Nghiên cứu Y - Xã hội học thực hiện, có 85,55% đối tượng nghiên cứu hiện có việc làm và 9,84% đang thất nghiệp Nữ giới có tỷ lệ không hoạt động kinh tế cao hơn 8 lần nam giới
Sự già đi của dân số: Mô hình dân số già có thể làm cho tỷ lệ người cao tuổi so với tổng dân số tăng lên Điều này gây áp lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và các chương trình bảo hiểm xã hội: Sức ép đối với tài chính công với những áp lực về đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi (chi phí trung bình để chăm sóc sức khỏe cho một người cao tuổi bằng 7-8 lần chi phí trung bình chăm sóc sức khỏe cho một người trẻ tuổi) và lương hưu, trợ cấp cho người cao tuổi, chi tiêu công sẽ buộc phải tăng lên Trước hết, dân số già sẽ đi đôi với việc chi tiêu nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe, hưu trí, trợ cấp, an sinh xã hội, trong khi thời gian để Việt Nam chuẩn bị thích ứng với dân số già ngắn hơn nhiều so với các nước khác, dẫn đến mức tích lũy của quốc gia không đáp ứng kịp nhu cầu của xã hội Bên cạnh đó, đa phần người cao tuổi không có tích luỹ vật chất, 70% vẫn phải làm việc kiếm sống, trong khi người cao tuổi rất dễ bị tổn thương với những rủi ro
20 kinh tế, xã hội khi con cái không có việc làm và cuộc sống ổn định Ngoài ra, cơ cấu và mô hình bệnh tật người cao tuổi ở nước ta hiện nay đang thay đổi theo xu hướng bệnh không lây nhiễm, các bệnh mãn tính như bệnh về xương khớp, hô hấp, tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ, tiểu đường, rối loạn chuyển hoá, tăng nhanh, dẫn đến chi phí chăm sóc y tế rất cao và tất yếu tạo thêm áp lực quá tải cho các bệnh viện vốn chưa được giải quyết dứt điểm