1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tiểu luậnphát triển nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa ở việt nam

22 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam
Tác giả Phạm Thanh Hiền
Người hướng dẫn Th.S Đặng Hương Giang
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 3,08 MB

Nội dung

Phát triển hoàn thiện hệ thống tài chính, tiêu dùng, ngân hàng, tạo điều kiệncho sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường phảttriển……….17KẾT LUẬN………17 Trang 4 LỜI MỞ ĐẦU Từ khi đất nước độ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

TIỂU LUẬN PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đặng Hương Giang

Họ và tên: Phạm Thanh Hiền

Mã sinh viên: 2215120010

Lớp tín chỉ: TRI115(GD1+2-HK1-2223)K61.1

Khóa: 61

Chuyên ngành: Thương mại quốc tế

Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin

Hà Nội, Tháng 12 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

TIÊU ĐỀ……….1

LỜI MỞ ĐẦU……….4

NỘI DUNG……… 5

I Lý luận chung về nền kinh tế thị trường……… 5

1 Khái niệm về kinh tế thị trường………5

2 Ưu nhược điểm của kinh tế thị trường……….5

II Thực trạng của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam………6

1 Giai đoạn trước năm 1986……… 6

2 Giai đoạn 1986 – 1990……….7

3 Giai đoạn 1991 – 2000 ………8

III Cơ sở lí luận để phát triển kinh tế thị trường………8

1 Sự cần thiết khách quan để phát triển kinh tế thị trường……… 8

2 Cơ sở lí luận khách quan……….9

3 Tác dụng của việc phát triển thị trường ở Việt Nam……… 10

4 Đặc trưng bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam……….13

IV CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG…… 14

1 Tiếp tục đổi mới tư duy và nhận thức về thể chế kinh tế thị trường và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam……….14

Trang 3

2 Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng nhiều tiến bộ công nghệ khoa học – kĩ thuật, trên cơ sở đó đẩy mạnh phân công lao động xã hội……… 15

3 Phát triển thị trường trong nước, nhất là thị trường ở khu vực nông nghiệp, nông thôn ……… 16

4 Phát triển hoàn thiện hệ thống tài chính, tiêu dùng, ngân hàng, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường phảt triển……….17

KẾT LUẬN………17

TÀI LIỆU THAM KHẢO………18

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Từ khi đất nước độc lập, Đảng ta vẫn luôn chủ trương giữ vững quan điểm giốngnhư con đường mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn là tiến lên một quốc gia xã hộichủ nghĩa, quyết tâm đưa đất nước trở nên bình ổn và phát triển về kinh tế, chính trị,

xã hội công bằng văn minh Nước ta xuất phát từ một nước nông nghiệp và đi lênCNXH bỏ qua giai đoạn CNTB chịu sự ảnh hưởng lâu dài của chiến tranh khôngnhững vậy cơ chế quan liêu bao cấp đã in sâu vào trong dân Qua 20 năm đổi mớithực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH dưới sựlãnh đạo của Đảng, toàn Đảng và toàn dân ta đã vượt qua mọi khó khăn, thử tháchđạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng

Nền kinh tế thị trường trước nay luôn có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của cácquốc gia và là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều nhà kinh tế trong nhiều thập kỉqua Vì thế, không chỉ nước ta mà còn rất nhiều quốc gia khác đang nỗ lực tìm kiếm

mô hình quản lí vĩ mô kinh tế thích hợp và hiệu quả nhất Chính vì vậy, việc xâydựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một yếu tố tất yếu

cơ bản trong hành trình đối mới quản lí kinh tế ở nước ta hiện nay

Vậy kinh tế thị trường đó là cái gì? hoàn cảnh ra đời, cái gì dẫn tới phải pháttriển kinh tế thị trường - đặc điểm của nền kinh tế thị trường là như thế nào - cácgiải pháp để phát triển nền kinh tế thị trường ra sao? Đó là hàng loạt các câu hỏi đặt

ra cần được giải quyết, tìm hiểu rõ về nó, ta có thể nắm bắt được kiên thức cơ bảnnhất về nền kinh tế thị trường ở nước ta

Trang 5

NỘI DUNG

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1 Khái niệm về kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiềuloại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnhtranh bình đẳng và ổn định

Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế thị trường Theo Xmit(Adam Smith), với lí thuyết “bàn tay vô hình” thì nền kinh tế thị trường là nền kinh

tế tự điều tiết, vận động theo quy luật của thị trường, hầu như không có sự can thiệpcủa Nhà nước Kinh tế thị trường được hiểu dưới góc độ khác là có sự can thiệp trựctiếp của Nhà nước “bàn tay hữu hình” mà đại diện cho thuyết này là Kâynơ (J M.Keynes) với “Lí thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ”

2 Những ưu nhược điểm của kinh tế thị trường

* Ưu điểm:

Trong nền kinh tế thị trường hàng hoá rất phong phú và đa dạng Do đó nó tạođiều kiện thuận lợi cho việc thoã mãn ngày càng tốt hơn những nhu cầu vật chất, vănhóa và sự phát triển toàn diện của mọi thành viên xã hội

Kinh tế thị trường là nơi để phát hiện, đào tạo, tuyển chọn, sử dụng những người

có năng lực tốt, nâng cao quy trình quản lý kinh doanh, cũng là nơi để đào thảinhững nhà quản lý chưa đạt được hiệu quả cao

Kinh tế thị trường tạo xu thế liên doanh, liên kết đẩy mạnh giao lưu kinh tế, cácnước đang phát triển có cơ hội được tiếp xúc được chuyển giao công nghệ sản xuất,công nghệ quản lý từ các nước phát triển để thúc đẩy công cuộc xây dựng và pháttriển kinh tế ở nước mình

Trang 6

* Nhược điểm:

Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường có thể dẫn tới bất bình

đẳng trong xã hội và quan niệm Người giàu sẽ sử dụng lợi thế về tài sản để chiếm

hữu ngày càng nhiều của cải và quyền lực hơn, trong khi người nghèo sẽ ngày càngnghèo hơn

Sau một thời gian cạnh tranh “cá lớn nuốt cá bé”, các nhà sản xuất nhỏ lẻ sẽ bịcác hãng sản xuất lớn mạnh hơn thôn tính Cuối cùng chỉ còn lại một số ít các nhàsản xuất lớn có tiềm lực mạnh, họ sẽ thâu tóm phần lớn các ngành kinh tế, toàn bộnền kinh tế sẽ chỉ do một vài nhà tài phiệt nắm quyền thao túng Kinh tế thị trường

sẽ dần biến thành kinh tế độc quyền chi phối Các doanh nghiệp độc quyền không cóđối thủ cạnh tranh nên tùy ý chi phối thị trường, nếu Nhà nước không can thiệp thì

họ sẽ cố ý tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm để tăng thêm lợi nhuận, gây ra tổnthất cho xã hội và người tiêu dùng Do chạy theo lợi nhuận nên các doanh nghiệp sẽđầu tư mở rộng sản xuất liên tục, sớm muộn sẽ dẫn đến mất cân bằng cung cầu Trong hoạt động thực tiễn của cơ chế thị trường do chạy theo lợi nhuận đơnthuần nên khó tránh khỏi các hiện tượng buôn gian, bán lận, đâù cơ, làm hàng giả…

và nhiều bệnh trạng xã hội khác như phân hoá giàu nghèo, thất nghiệp, lạm phát,phá sản dẫn đến sựu phá hoại lực lượng sản xuất, vi phạm đạo đức, lối sống, gây ônhiễm môi trường, phá hoại thiên nhiên…

II THỰC TRẠNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

1 Giai đoạn trước năm 1986

Từ 1975 đất nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất Cách mạngViệt Nam hoàn toàn chuyển sang giai đoạn mới, cả nước xây dựng chủ nghĩa xãhội Đất nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát rất thấp lại chịu ảnhhưởng nặng nề do chiến tranh lâu dài Trong 15 năm nhân dân ta đã không ngừngphấn đấu vượt qua bao khó khăn thử thách thống nhất Chúng ta đã có nhiều cốgắng trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế bị tàn phánặng nề từng bước xác lập quan hệ sản xuất mới, bước đầu xây dựng cơ sở vật

Trang 7

Mác… 100% (84)

24

TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ…Triết học

Mác… 100% (63)

7

2019-08-07 Giao trinh Triet hoc…Triết học

Trang 8

chất của chủ nghĩa xã hội, phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, thiết lậpcủng cố chính quyền nhân dân trong cả nước Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn đang ởtrong tình trạng kém phát triển, sản xuất nhỏ là phổ biến và nặng nề tính tự túc và

tự cấp Trình độ trang thiết bị kĩ thuật trong sản xuất cũng như kết cấu hạ tầngkinh tế văn hoá xã hội lạc hậu, mất cân đối, chưa tạo được tích lũy trong nước và

lệ thuộc nhiều vào bên ngoài

Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp để lại nhiều hậu quả tiêu cực Nềnkinh tế hoạt động với hiệu quả thấp Khủng hoảng kinh tế xã hội diễn ra nhiều nămvới đặc trưng sản xuất chậm và không ổn định, lạm phát lên đến 74% năm 1986 Tàinguyên thiết bị lao động và tài năng mới được sử dụng thấp Đời sống nhân dânthiếu thốn, nếp sống văn hoá tinh thần và đạo đức kém lành mạnh, trật tự an toàn xãhội không được đảm bảo, tham nhũng nhiều, tệ nạn xã hội phát triển Trên thực tế,nền kinh tế nước ta từ nghị quyết hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành trung ương khoá

IV (năm 1979) các quan hệ hàng hoá tiền tệ đã được chấp nhận nhưng mới chỉ ởmức độ thứ yếu Đó là do quá nhiều thập kỷ, qua tư tưởng kinh tế xã hội chủ nghĩamang nặng thành kiến, quan hệ hàng hoá và cơ chế thị trường bị coi là biểu hiệnthuộc tính của chế độ tư hữu và tư bản Mặt khác là do chúng ta xây dựng chủnghĩa xã hội theo mô hình dập khuôn giáo điều chủ quan duy ý chí Các mặt bố trí

cơ cấu kinh tế thiếu về phát triển công nghiệp nặng, quy mô lớn, cùng với việc xoá

bỏ các hình thức kinh tế dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, phát triển kinh

tế quốc doanh và kinh tế tập thể, nặng về hình thức, phủ nhận nền kinh tế hàng hóatheo cơ chế thị trường, bộ máy quan liêu cồng kềnh kém hiệu quả Những sai lầm

đó đã kìm hãm lực lượng sản xuất và nhiều động lực phát triển khác Cuộc cải cáchkinh tế bị đẩy lùi Tư tưởng Lênin trong chính sách kinh tế Mác bị xem như bước lùitạm thời bất đắc dĩ

2 Giai đoạn từ năm 1986-1990

Trước tình hình đó, Đại hội VI đã có tư tưởng đổi mới nhưng chưa đi ngay vào

cuộc sống, còn có lực cản, nền kinh tế còn tiếp tục gặp khó khăn trong những năm

Triết họcMác Lênin 99% (77)QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M…Triết học

Mác… 100% (33)

20

Trang 9

đầu nhưng từ năm 1989 các biện pháp đổi mới như áp dụng chính sách lãi suấtdương, xoá bỏ chế độ tem phiếu, loại bỏ một số khoản chi ngân sách bao cấp, mởrộng quan hệ thị trường… đã thực sự đi vào cuộc sống và tạo chuyển biến rõ rệt làmcho nền kinh tế có nhiều khởi sắc

Đây là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới Chủ trương phát triển kinh tế hànghóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,nền kinh tế dần dần khắc phục được những yếu kém và có những bước phát triển.Kết thúc kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), công cuộc đổi mới đã đạt được những thànhtựu bước đầu rất quan trọng: GDP tăng 4,4%/năm; tổng giá trị sản xuất nông nghiệptăng bình quân 3,8 - 4%/năm; công nghiệp tăng bình quân 7,4%/năm, trong đó sảnxuất hàng tiêu dùng tăng 13 -14%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 28%/năm

3 Giai đoạn từ 1991-2000

+ 1991-1995: Đất nước dần dần ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái Nền kinh tế tiếptục đạt được những thành tựu quan trọng: đã khắc phục được tình trạng trì trệ, suythoái, tốc độ tăng trưởng đạt tương đối cao, liên tục và toàn diện, hầu hết các chỉ tiêuchủ yếu đều vượt mức: GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giá trị sản xuất công nghiệptăng 13,3%/năm; nông nghiệp tăng 4,5%/năm; lĩnh vực dịch vụ tăng 12%/năm; tổngsản lượng lương thực 5 năm (1991 - 1995) đạt 125,4 triệu tấn, tăng 27% so với giaiđoạn 1986 – 1990

+ 1996-2000: Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của kinh tế thời

kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Mặc dù cùng chịu tácđộng của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực (giai đoạn 1997 - 1999) và thiêntai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách khốcliệt, tuy nhiên, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá GDP bình quâncủa cả giai đoạn 1996 - 2000 đạt 7%

III CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1 Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường

Trang 10

Đến đại hội VII đảng ta đã xác định việc đổi mới cơ chế kinh tế nước ta là mộttất yếu khách quan và trên thực trạng diễn ra việc đó tức là chuyển từ nền kinh tế

kế hoạch hoá tập chung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nướctheo định hướng XHCN Đây là một sự thay đổi về nhận thức có ý nghĩa rất quantrọng trong lý luận cũng như trong thực tế lãnh đạo của đảng trên mặt trận làm kinh

tế Việc chuyển đổi trên hoàn toàn đúng đắn Nó phù hợp với thực tế của nước taphù hợp với các qui luật kinh tế và xu thế của thời đại Do đặc trưng của nền kinh

tế tập trung là rất cứng nhắc cái đó chỉ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Và chỉ có tác dụng phát triển nền kinh tế theo chiều rộng Nền kinh tế chỉ huy ởnước ta tồn tại quá dài do đó nó không những còn tác dụng đáng kể trong việc thúcđẩy sản xuất mà nó còn sinh ra nhiều hiện tượng tiêu cực làm giảm năng xuất, chấtlượng và hiệu quả sản xuất

Xét về tồn tại thực tế ở nước ta những nhân tố của nền kinh tế thị trường Vềvấn đề này có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau Nhiều nước cho rằng thị trường ởnước ta là thị trường sơ khai Thực tế kinh tế thị đã hình thành và phát triển đạtnhững mức phát triển khác nhau, ở hầu hết các đô thị và vùng hẻo lánh đang được

mở rộng với thị trường quốc tế Nhưng thị trường ở nước ta phát triển chưa đồng

bộ còn thiếu hẳn thị trường các yếu tố sản xuất như thị trường lao động ,thị trườngvốn và thị trường đất đai về cơ bản vẫn là thị trường tự do, mức độ can thiệp củanhà nước còn rất thấp

Xét về mối quan hệ kinh tế đối ngoại ta thấy nền kinh tế nước ta đang hoà nhậpvới nền kinh tế thị trường thế giới, sự giao lưu về hàng hoá dịch vụ và đầu tư trựctiếp của nước ngoài làm cho sự vận động của nền kinh tế nước ta gần gũi hơn vớithị trường thế giới Tương quan giá cả các loại hàng hoá trong và giá cả hàng hoáquốc tế

2 Cơ sở lý luận khách quan

Các Mác đã nêu ra hai điều kiện để hình thành sản xuất hàng hoá – giai đoạn sơkhai của kinh tế thị trường là có sự sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sự phân

Trang 11

công lao động xã hội Sau này, cụ thể hoá hơn và thích nghi trong điều kiện thịtrường cạnh tranh quyết liệt, chúng ta đê cập rõ hơn các điều kiện hoạt động của thịtrường là quyền chiếm hữu tài sản khác nhau và lợi ích của người sản xuất kinhdoanh khác nhau, tạo động lực cạnh tranh trên thị trường Cơ sở khách quan đượcthể hiên ở nhũng điểm sau :

Phân công lao động xã hội với tính cách là cơ sở chung của sản xuất hành hoá

được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, phát triển trong từng khu vực, từngđịa phương Sự phát triển của phân công lao động được thể hiện ở tính phong phú,

đa dạng về chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi trên thị trường Trong nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữutập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp Do đó, tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập,lợi ích riêng, nên quan hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể thực được hiện bằng quan hệhàng hoá – tiền tệ

Thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể, tuy cùng dựa trên chế độ cônghữu về tư liệu sản xuất nhưng vẫn có sự khác biệt nhất định, có quyền tự chủ trongsản xuất kinh doanh, có lợi ích riêng Mặt khác, các đơn vị kinh tế còn khác nhau vềtrình độ kĩ thuật – công nghệ, về trình độ tổ chức quản lí, nên chi phí sản xuất vàhiệu quả sản phẩm cũng khác nhau

Quan hệ hàng hoá – tiền tệ còn cần thiết trong kinh tế đối ngoại, đặc biệt trongđiều kiện phân công lao động quốc tế đang phát triển ngày càng sâu sắc Vì mỗinước là một quốc gia riêng biệt, là người chủ sở hữu đối với các hàng hoá đưa ratrao đổi trên thị trường thế giới Sự trao đổi ở đây phải theo nguyên tắc ngang giá Vậy, kinh tế thị trường hình thành dựa trên sự phát triển của phân công laođộng xã hội, của trao đổi giữa những người sản xuất với nhau Đó là kiểu tổ chứckinh tế xã hội, trong đó quan hệ trao đổi giữa những người với người được thựchiện thông qua quan hệ trao đổi hàng hoá giá trị

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN