1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tíchmâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

21 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phép Biện Chứng Về Mâu Thuẫn Và Vận Dụng Phân Tích Mâu Thuẫn Biện Chứng Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Minh Hoàng
Người hướng dẫn TS. Đào Thị Trang
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Lí Luận Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,37 MB

Nội dung

Ý nghĩa phương pháp luận6II.ỨNG DỤNG PHÉP MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG VIỆC PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA 61.Tính tất yếu của quá trình hình thành

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA: LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

………… ………….

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Sinh viên thực hiện

Mã sinh viên

Số thứ tự

Lớp tín chỉ

Giảng viên hướng dẫn

: Nguyễn Minh Hoàng : 2212250037 : 37 : TRIH114.2 : TS Đào Thị Trang

Hà Nội, 2023

Trang 2

Nguyễn Minh Hoàng

MỤC LỤC

I LÝ LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN 3

1 Khái niệm chung về phép biện chứng mâu thuẫn 3

II ỨNG DỤNG PHÉP MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG VIỆC PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA 6

1.Tính tất yếu của quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

1.2 Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 7

1.3 Đặc trưng của nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam 8

2.Những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt

2.2 Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và vấn đề phân hóa giàu nghèo 9

2.3 Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 10

2.4 Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và vấn đề bảo vệ môi trường 11

3.Giải pháp để giải quyết mâu thuẫn và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN 11

3.1 Những phương án để giải quyết mâu thuẫn của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 11

3.1.1 Giải quyết mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng XHCN 11

3.1.2 Giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và vấn đề phân hóa giàu nghèo 11

3.1.3 Giải quyết mâu thuẫn giữa vấn đề phát triển kinh tế thị trường và vấn đề bảo vệ môi trường

Trang 3

Nguyễn Minh Hoàng

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật luôn luôn xảy ra mâu thuẫn Mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật có vai trò quan trọng chỉ ra nguồn gốc và động lực của sự phát triển Mâu thuẫn tồn tại mang tính khách quan và phổ biến trong mọi sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan Trong hoạt động kinh tế, mâu thuẫn cũng mang tính phổ biến, chẳng hạn như cung - cầu, tích luỹ và tiêu dùng, tính kế hoạch hoá của từng xi nghiệp, từng công ty và tính tự phát vô chính phủ của nền sản xuất hàng hoá Mâu thuẫn tồn tại khi sự vật xuất hiện đến khi

sự vật kết thúc Trong mỗi một sự vật mâu thuẫn hình thành không phải chỉ là một mà

là nhiều mâu thuẫn, và sự vật trong cùng một lúc có nhiều mặt đối lập thì mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành Từ đó,ta vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta

Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước, đượcthảo luận, thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986) và bắt đầu thực hiện trên toàn quốc Công cuộc đổi mới với một loạt chính sách đã tạo nên quá trình chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta: chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN Trong quá trình đổi mới, Đảng, Nhà nước đã chấp nhận sự tồn tại, bình đẳng và hợp pháp của nhiều thành phần kinh tế; trong đó, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác là bộ phận hợp thành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, kinh tế tư nhân làđộng lực quan trọng của nền kinh tế Nhờ vậy, công cuộc đổi mới của nước ta đã đạt những thành tựu to lớn: chặn đứng khủng hoảng kinh tế; thu hút vốn đầu tư nước ngoài; nâng cao các mặt phúc lợi xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân; đẩy mạnh sự phát triển về văn hóa, xã hội, chính trị, v.v Tuy nhiên, trong những thành công luôn tồn tại những điểm mâu thuẫn kìm hãm sự phát triển của công cuộc đổi mới Ví dụ như: sự phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, v.v Đây là những hạn chế đòi hỏi cần có sự quan tâm và phương pháp giải quyết nhằm thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ngày càng phát triển, đưa nước ta thực sự giàu mạnh, sánh vai cùng các nước trên thế giới

Với mong muốn tìm hiểu thêm những vấn đề của nền kinh tế, quan điểm lý luận cũng như những vướng mắc trong giải pháp, quy trình xử lý các vấn đề chính trị - xã hội có liên quan đến quá trình tiến hành cải cách trong việc chuyển nền kinh tế em chọn đề tài

“Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” cho bài tiểu luận

Trang 4

Nguyễn Minh Hoàng

môn Triết học Mác- Lênin Mặc dù đã có nhiều sự cố gắng tìm tòi, tuy nhiên với kiến thức và sự hiểu biết còn giới hạn chắc chắn bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong nhận được những đánh giá và đóng góp ý kiến của cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn cô!

Trang 5

Nguyễn Minh Hoàng

NỘI DUNG

I LÝ LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN

Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật luôn luôn xảy ra mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa các yếu tố trong bản thân sự vật hay mâu thuẫn giữa các sự vật với nhau Triết học Mác-Lênin đã chỉ ra, mâu thuẫn là một tất yếu khách quan, mang tính phổ biến và đa dạng Xác định đúng từng loại mâu thuẫn sẽ cho phép con người tìm

ra được những giải pháp phù hợp, tối ưu để giải quyết mâu thuẫn, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển Từ lí luận mâu thuẫn, ta xem xét mối quan hệ giữa xây dựng kinh tếđộc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế

1 Khái niệm chung về phép biện chứng mâu thuẫn

1.1 Các khái niệm chung

Trong phép biện chứng, khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau

Nhân tố tạo nên mâu thuẫn là các mặt đối lập – là những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng trái ngược tồn tại một cách khách quan trong

tự nhiên, xã hội và tư duy Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng

Ví dụ: điện tích âm- điện tích dương trong một nguyên tử, đồng hóa-dị hóa trong một

cơ thể sống, chân lý và sai lầm trong quá trình phát triển nhận thức,

Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau

Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở tác động ngang nhau của chúng

Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự bài trừ gạt bỏ phủ định lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau của các mặt đối lập

1.2 Vị trí và vai trò của mâu thuẫn

Quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và

là hạt nhân của phép biện chứng duy vật

Trang 6

Nguyễn Minh Hoàng

Quy luật chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển

2 Các tính chất của mâu thuẫn

2.1 Mâu thuẫn có tính khách quan và tính phổ biến

Đối lập với các quan điểm của triết học cũ, phép biện chứng duy vật khẳng định rằng tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thực tại khách quan đều chứa đựng trong nó mâu thuẫn Sự hình thành và phát triển của mâu thuẫn là do cấu trúc tự thân vốn có bên trong của sự vật, hiện tượng quy đinh Mâu thuẫn tồn tại không phụ thuộc vào bất

cứ hiện tượng siêu nhiên nào, kể cả ý chí của con người Mỗi sự vật, hiện tượng đang tồn tại đều là một thể thống nhất các khuynh hướng, các thuộc tính phát triển ngược chiều nhau, đối lập nhau Sự liên hệ, tác động qua lại, đấu tranh chuyển hoá, bài trừ

và phủ định lẫn nhau, tạo thành động lực bên trong của mọi quá trình vận động và phát triển khách quan của chính bản thân các sự vật hiện tương

Mâu thuẫn là một hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duycủa con người:

 Khoa học tự nhiên hiện đại chứng minh rằng thế giới vi mô là sự thống nhất giữanhững thực thể có điện tích trái dấu, hạt và phản hạt

 Trong sinh học có hấp thụ và bài tiết, di truyền và biến dị

 Xã hội loài người có những mâu thuẫn phức tạp hơn Đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng; giữa các giai cấpđối kháng giữa chủ nô và nô lệ, nông dân và địa chủ, tư sản và vô sản

 Hoạt động kinh tế mâu thuẫn cũng mang tính phổ biến, chẳng hạn như cung và cầu, tích luỹ và tiêu dùng, tính kế hoạch hoá của từng xí nghiệp, Công ty với tính vô chínhphủ của nền kinh tế hàng hóa,…

 Trong tư duy của con người cũng có những mâu thuẫn như chân lý và sai lầm,…

2.2 Mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú

Tính đa dạng của mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ: mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều cóthể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau trong những điềukiện lịch sử, cụ thể khác nhau Chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau với sự tồn tại, vậnđộng và phát triển của sự vật

Mâu thuẫn được phân chia thành nhiều loại: mâu thuẫn bên trong- bên ngoài, mâuthuẫn cơ bản- không cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu- thứ yếu,

Trong các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khácnhau tạo nên tính phong phú trong sự biểu hiện của mâu thuẫn

Trang 7

Mác… 100% (84)

24

TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ…Triết học

Mác… 100% (63)

7

2019-08-07 Giao trinh Triet hoc…Triết học

Trang 8

Nguyễn Minh Hoàng

3 Phân loại mâu thuẫn

Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, người ta phân biệt các mâu thuẫnthành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:

 Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập

của cùng một sự vật

 Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra trong mối

quan hệ giữa các sự vật đó với sự vật khác

Việc phân chia mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong- bên ngoài chỉ mang tính tương đối, tùy theo phạm vi xem xét Trong đó, mâu thuẫn bên trong có quyết định trực tiếp đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật Tuy nhiên, mâu thuẫn bên trong và bên ngoài không ngừng tác động qua lại lẫn nhau

Căn cứ vào ý nghĩa với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu thuẫn đượcchia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản:

 Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn qui định bản chất của sự vật, qui định sự phát triển ở

tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại các sự vật Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi căn bản về chất

 Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó của

sự vật, nó không qui định bản chất của sự vật Mâu thuẫn đó nẩy sinh hay được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất

Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu:

 Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất

định của sự vật, nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó Giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn là điều kiện cho sự vật chuyển sang giai đoạn phát triển mới

 Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát

triển nào đó của sự vật, nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối Giải quyết được mâu thuẫn thứ yếu sẽ góp phần vào việc từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu

4 Nội dung của quy luật mâu thuẫn

Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển Sự thống nhất và đối lập của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn

Sự thống nhất và đấu tranh không tách rời nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự

Triết họcMác Lênin 99% (77)QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M…Triết học

Mác… 100% (33)

20

Trang 9

Nguyễn Minh Hoàng

chuyển hóa giữa chúng

Ví dụ: Trong cơ thể con người luôn có hai mặt đối lập là quá trình đồng hóa và dị hóa, chúng luôn không ngừng thống nhất và đấu tranh Mặt khác, quá trình đồng hóa và dị hóa tồn tại khách quan, độc lập, không phụ thuộc vào ý chí của con người

Lúc mâu thuẫn mới xuất hiện, nó thể hiện sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đốilập Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi điều kiện đã chín muồi, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành, quá trình tác động, chuyển hóa giữa các sự vật được tiếp diễn, làm cho hiện tượng luôn vận động và phát triển

Do đó, không nên hiểu sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập chỉ là sự hoán đổi vị trí một cách đơn giản, máy móc Thông thường thì mâu thuẫn chuyển hoá theo hai phương thức:

 Phương thức thứ nhất: Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng ởtrình độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vât

Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến đấu tranhchuyển hoá lẫn nhau để hình thành quan hệ sản xuất mới là quan hệ sản xuất tư bảnchủ nghĩa và lực lượng sản xuất mới ở trình độ cao hơn

 Phương thức thứ hai: Cả hai mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau để thành hai mặt đối lậpmới hoàn toàn

Ví dụ: Nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu,bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hộichủ nghĩa

Từ những mâu thuẫn trên cho ta thấy trong thế giới hiện thực, bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân nó những mặt, những thuộc tính có khuynhhướng phát triển ngược chiều nhau Sự đấu tranh chuyển hoá của các mặt đối lập trong điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổbiến trên thế giới Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũng mất đi sự vật mới hình thành Sự vật mới lại nảy sinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới

5 Ý nghĩa phương pháp luận

- Mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng mang tính khách quan, phổ biến nên phải tôn trọng mâu thuẫn Giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan Muốn phát hiện mâu thuẫn cần tìm ra thể thống nhất của các

mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng, từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp

đúng đắn cho hoạt động nhận thức và thực tiễn

Trang 10

Nguyễn Minh Hoàng

- Phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn để tìm ra cách giải quyết phù hợp; xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa giữa chúng, tránh rập khuôn, máy móc…

- Nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ

II ỨNG DỤNG PHÉP MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG VIỆC PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA

1 Tính tất yếu của quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

1.1 Khái niệm kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường là một loại hình kinh tế - xã hội mà ở đó các quan hệ kinh tế,

sự trao đổi, sự mua bán các sản phẩm và nhất là sự phân chia lợi ích, tìm kiếm lợi nhuận, đều do các quy luật của thị trường điều tiết và chi phối Không thu được lợi nhuận thì người sản xuất, kinh doanh không còn động lực để tiếp tục, nhất là để thúc đẩy công việc sản xuất và kinh doanh của họ, do đó sự trì trệ của xã hội là khó tránh khỏi

Cho nên có thể nói kinh tế thị trường là thành quả quan trọng của sự phát triển lâu dàitrong nền văn minh của toàn thể nhân loại từ khi nó xuất hiện chứ không phải là của riêng hoặc là độc quyền của một hình thái kinh tế - xã hội nào

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w