Thực tế là, Nhà nướcvẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân đối và tạo ra một môitrường kinh doanh ổn định và công bằng.Vai trò của Nhà nước trong một nền kinh tế thị t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ o0o
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Sinh viên thực hiện : Trịnh Tuấn Minh
Mã sinh viên : 2212340060
Lớp hành chính : K61 – Anh 01 - CLCTC
Lớp tín chỉ : TRIH115(GD2-HK2-2223).5
Số thứ tự : 65 Giảng viên hướng dẫn: Ths Đinh Thị Quỳnh Hà
Hà Nội – Tháng 6 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG
I Khái quát chung về mối quan hệ Nhà nước và thị trường
II VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1 Vai trò của Nhà nước trong quốc phòng và trong việc sản xuất, tiêu dùng các hàng hoá công cộng
2 Vai trò của Nhà nước đối với các yếu tố ngoại vi
3 Vai trò của Nhà nước đối với vấn đề thu nhập và phúc lợi
4 Vai trò của Nhà nước trong các chính sách tài chính và tiền tệ
5 Vai trò của Nhà nước trong tái thiết kinh tế sau đại dịch
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
1
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Trong thế kỷ 21, các nền kinh tế thị trường hiện đại đang trở thành một xu hướng phổ biến trên khắp thế giới Mô hình kinh tế thị trường dựa trên nguyên tắc của cung cầu và sự tương tác tự do giữa các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhận thức là trong một nền kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước không bao giờ bị loại trừ Thực tế là, Nhà nước vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân đối và tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định và công bằng
Vai trò của Nhà nước trong một nền kinh tế thị trường hiện đại không chỉ giới hạn ở việc quản lý và điều chỉnh các hoạt động kinh tế, mà còn ở việc đảm bảo quyền và lợi ích của người dân Trong khi thị trường tự do thường được coi là động lực chính của phát triển kinh tế, Nhà nước đóng vai trò như một cơ quan quản lý để đảm bảo sự công bằng, an toàn và bền vững cho toàn bộ xã hội Chính vì những lý do trên em quyết định chọn chủ đề “Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường” cho bài tiểu luận của mình
Do còn là sinh viên năm nhất, kiến thức còn có hạn, bài tiểu luận của em còn nhiều thiếu sót Em mong cô bỏ qua thiếu sót và hy vọng được nhận được sự góp ý của cô để hoàn thiện bài tiểu luận hơn Em xin chân thành cảm ơn!
2
Trang 4NỘI DUNG
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG
Quan hệ nhà nước và thị trường là mối quan hệ cơ bản trong nền kinh tế thị trường Trên bề mặt xã hội, biểu hiện dễ nhận thấy nhất của chính trị là nhà nước với cấu trúc tương ứng của nó Về phương diện kinh tế, trong điều kiện kinh tế thị trường, biểu hiện tập trung của mặt kinh tế là hoạt động của thị trường với các quy luật kinh tế đặc trưng của nó như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu… Do đó trong thực tiễn, ở một góc độ nhất định,việc xử lý mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị biểu hiện tập trung thành mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường Bên cạnh đó, bản thân thị trường, cơ chế thị trường là phương tiện hiệu quả nhất mà loài người đã phát hiện để huy động và khai thác các nguồn lực cho phát triển, cho hiện thực hóa nền tảng kinh tế của một xã hội Khi nhà nước xuất hiện với tư cách chủ thể có chức năng kiến tạo xây dựng nền tảng kinh tế của một xã hội, thì việc xử lý quan hệ mục tiêu và phương tiện được biểu hiện thành mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường
Mối quan hệ nhà nước và thị trường còn được thể hiện ra là mối quan hệ giữa chủ thể với khách thể, khi nhà nước đóng vai trò là chủ thể quản lý nền kinh tế thị trường; hay đó là mối quan hệ giữa các chủ thể trong nền kinh tế, khi nhà nước xuất hiện với tư cách là một chủ thể trên thị trường, sẽ quan hệ bình đẳng với các chủ thể khác theo luật định Quan hệ nhà nước và thị trường cũng phản ánh mối quan hệ giữa cái chủ quan với khách quan, bởi lẽ thị trường luôn vận động theo các quy luật khách quan và chịu sự điều tiết của nhà nước, lúc đó nhà nước xuất hiện là các quy định, luật lệ, và các công cụ điều tiết khác Các công
cụ này là sản phẩm chủ quan để định hướng thị trường, tạo luật chơi cho thị trường Thị trường sẽ hiệu quả khi các công cụ này hợp lý, không làm méo mó
3
Trang 5thị trường.
II VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1 Vai trò của Nhà nước trong quốc phòng và trong việc sản xuất, tiêu dùng các hàng hoá công cộng.
Với chức năng kinh tế, nhà nước không chỉ là người quản lý, người ban hành các quy định, các luật chơi trên thị trường, mà còn đóng vai trò chủ thể hoạt động sản xuất (nhất là các hàng hóa và dịch vụ công), là người mua và bán các hàng hóa, dịch vụ trên thị trường Như vậy lúc này quan hệ giữa nhà nước và thị trường biểu hiện ra là quan hệ giữa các chủ thể trên thị trường, quan hệ giữa những người mua
và người bán hàng hóa và dịch vụchịu sự tương tác, giàng buộc của các quy luật kinh tế trên thị trường, cũng như sự quản lý điều hành của nhà nước thông qua hệ thống quy định luật pháp và các công cụ quản lý
Quốc phòng là một ví dụ chứng tỏ vai trò tối quan trọng của Nhà nước Điều đó được quyết định bởi quốc phòng là một kiểu hàng hoá hoàn toàn khác hẳn với các loại hàng hoá vật thể khác ở chỗ, người ta không trả tiền cho mỗi đơn vị sử dụng
mà mua nó như một tổng thể nhằm mục đích bảo vệ an ninh của cả một quốc gia Ở đây, bảo vệ cho một cá nhân không có nghĩa là giảm bảo vệ cho người khác, bởi tất
cả mọi người tiêu thụ các dịch vụ quốc phòng một cách đồng thời
Các loại hàng hoá kiểu như vậy được gọi là hàng hoá công cộng, bởi không một doanh nghiệp tư nhân nào có thể bán quốc phòng của toàn dân cho các công dân riêng lẻ và coi đó là nghề kinh doanh thu lãi Đơn giản là không thể có chuyện dịch
vụ quốc phòng lại được đem rao bán cho những người cần hoặc không thực hiện bảo vệ an ninh quốc gia, cho những người từ chối chi trả kinh phí cho quốc phòng Hơn nữa, hàng hoá công cộng là thứ hàng hoá không thể định giá chính xác được, cho nên tư nhân không thể cung cấp Đấy là nguyên nhân chính giải thích vì sao quốc phòng phải do Nhà nước điều hành và chi phí cho quốc phòng phải được lấy
từ nguồn tài chính công, từ ngân sách Nhà nước có được thông qua thuế
4
Trang 6Hàng hoá công cộng có ba đặc tính: tính không kình địch trong tiêu dùng, tính không loại trừ (nonexcluđability) và tính không thể không tiêu dùng mà tựu trung lại, tất cả mọi người đều có nghĩa vụ và quyền lợi tiêu dùng hàng hoá công cộng như nhau Có nhiều ví dụ về hàng hoá công cộng, từ các biện pháp chống lũ lụt cho đến việc phòng chống vũ khí nguyên tử, nhưng hai ví dụ có thể thấy rõ vai trò của Nhà nước một cách trực tiếp và thường xuyên nhất, đó là xây dựng cơ sở hạ tầng và ổn định kinh tế vĩ mô
Một nền kinh tế không thể "cất cánh" được trừ phi nó có được một cơ sở hạ tầng vững chắc Nhưng cũng do tính không thể phân chia của hàng hoá công cộng mà các tư nhân thấy rằng đầu tư vào đây không có lợi Vì thế, ở hầu hết các nước, Nhà nước bỏ vốn vào đầu tư cơ sở hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô cũng có thể xem như là hàng hoá công cộng Đặc điểm của nền kinh tế thị trường là sự bất ổn định do các cuộc khủng hoảng chu kỳ Sự ổn định kinh tế rõ ràng là điều mà mọi Nhà nước đều mong muốn và nó có lợi cho tất cả mọi người Do vậy, chính Nhà nước phải chịu trách nhiệm duy trì sự ổn định đó trên tầm vĩ mô
2 Vai trò của Nhà nước đối với các yếu tố ngoại vi
Yếu tố ngoại vi được hiểu như là những hoạt động của một chủ thể nhất định nào đó gây tác động đến các đối tượng này không được đền bù hoặc không phải
bị đền bù
Các chủ thể và đối tượng tác động ở đây có thể là cá nhân hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh Sự tác động của các chủ thể này là sự tác động tốt hoặc tác động xấu Các chủ thể này không chịu bất cứ một trách nhiệm kinh tế nào về sự tác động của họ, cũng như họ không đòi hỏi một sự đền bù nào
Như vậy, yếu tố ngoại vi là một sự thể hiện mối quan hệ sản xuất – sản xuất, sản xuất – tiêu dùng, tiêu dùng – tiêu dùng, tiêu dùng – sản xuất Hoạt động của người này tác động đến hoạt động của người khác Kết quả hoạt động của người này chịu ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động của người khác
Tóm lại, khi có sự tương tác giữa các hoạt động của các chủ thể và đối tượng khác nhau trong nền kinh tế, có thể tạo ra sự khác biệt giữa giá trị xã hội và giá trị
5
Trang 7Discover more
from:
Document continues below
Kinh tế chính trị
Trường Đại học…
999+ documents
Go to course
Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lenin Kinh tế
chính trị 99% (272)
226
Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị… Kinh tế
chính trị 99% (89)
17
Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-… Kinh tế
chính trị 98% (66)
32
Tiểu luận Kinh tế chính trị
Kinh tế
chính trị 100% (33)
23
Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư… Kinh tế
chính trị 98% (165)
14
Trang 8thị trường, lợi ích và chi phí xã hội khác biệt với lợi ích và chi phí tư nhân.
Yếu tố ngoại vi là các ảnh hưởng tốt hay không tốt do các yếu tố bên ngoài gây nên cho hoạt động của công ty hay cho xã hội nói chung Yếu tố ngoại vi xảy ra khi có sự khác biệt về phí tổn hoặc lợi ích giữa cá nhân và xã hội
Những chi phí ngoại vi cho sản xuất bao gồm: sự tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường mà nhà máy hoặc xí nghiệp sản xuất tạo ra Những yếu tố này gây nên sự giảm sút về phúc lợi của những người dân sống xung quanh hoặc có thể buộc những nhà máy khác gần đó phải tốn kém thêm chi phí để làm sạch nước sông đã bị ô nhiễm mà mình phải sử dụng trong sản xuất Vì phía thứ ba không được đền bù cho những khoản chi phí ngoại vi, nên các phí tổn sản xuất không được tính đến trong hệ thống giá Trong nền kinh tế thị trường tự do, người ta chỉ mưu toan sử dụng tối đa những phương tiện hay lợi nhuận riêng của mình, và nhưng chi phí hay lợi ích ngoại vi sẽ không được phản ánh trong giá cả của các đồ vật Ví dụ, trường hợp một nhà máy có thể làm ra một loại sản phẩm rất rẻ nhưng lại làm ô nhiễm môi trường, gây ra sự giảm sút về phúc lợi cho nhưng người khác
Và do vậy, vai trò kinh tế của Nhà nước là điều chỉnh lại sự bất hợp lý này Bằng
sự can thiệp, Nhà nước buộc tất cả những ai hưởng lợi từ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đều phải trả toàn bộ chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ấy
Nhà nước không dễ dàng quyết định chính xác chi phí ấy là bao nhiêu, vì không thể định lượng một cách chính xác tác hại mà sự ô nhiễm ấy có thể gây ra cho xã hội Vì những khó khăn này, Nhà nước cần phải đảm bảo chi phí giảm ô nhiễm không được cao hơn so với chi phí mà ô nhiễm gây ra cho xã hội Nếu không các nguồn lực sẽ không được phân bố hiệu qua
Nhà nước có thể sử đụng một hệ thống thuế, luật pháp, điều lệ, mức hình phạt, thậm chí cả mức truy tố để nhằm giảm ô nhiễm Ngoài ra, Nhà nước còn sử dụng
cả chính sách quyền sở hữu công khai nguồn tài nguyên, người sử dụng nguồn tài nguyên này nếu gây ô nhiễm sẽ phải chịu chi phí theo giá thị trường Các khoản thuế hay biện pháp trợ cấp tối ưu đều được coi là phương thức để Nhà nước xứ lý những yếu tố ngoại vi Do chỗ toàn bộ chi phí xã hội là cái quan trọng quyết định
sự phân bố tài nguyên một cách có hiệu quả, còn những chi phí tư nhân quyết định
6
Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh tri Kinh tế
chính trị 98% (60)
11
Trang 9giá hàng, cho nên vai trò của Nhà nước là tạo ra sự thăng bằng giữa cá nhân và xã hội thông qua việc điều chỉnh sản xuất thừa hoặc tiêu dùng thừa vào chi phí ngoại
vi Nhà nước cần can thiệp xem xét giá trị của các yếu tố ngoại vi
3 Vai trò của Nhà nước đối với vấn đề thu nhập và phúc lợi
Phúc lợi xã hội là một bộ phận thu nhập quốc dân được sử dụng nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong xã hội, chủ yếu được phân phối lại, ngoài phân phối theo lao động Bảo đảm phúc lợi xã hội cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng Đại hội XIII của Đảng đã có bước phát triển mới về nhận thức lý luận và định hướng chính sách đối với vấn đề phúc lợi xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong nền kinh tế thị trường, khả năng kiếm sống ở một số người là rất hạn chế, trong khi đó, số khác lại có nguồn thu nhập rất lớn Vai trò của Nhà nước là không thể thiếu được trong việc phân phối lại thu nhập để trong chừng mực cho phép, có thể thu hẹp lại khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội Trên thực tế, các chính phủ đều luôn thực hiện điều đó thông qua chính sách thuế, đặc biệt là thuế thu nhập nhằm tạo ra sự công bằng hơn trong phân phối
Trong hầu hết các nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao phúc lợi công cộng, xoá đói, giảm nghèo Các vấn đề như việc làm, sức khoẻ, bảo hiểm y tế, lương hưu, trợ cấp khó khăn… luôn là những vấn đề rất cần đến sự quan tâm của Nhà nước Rõ ràng, điều bàn cãi không còn là
ở chỗ Nhà nước có nên tạo ra quỹ phúc lợi hay không, có nên thực hiện phân phối lại thông qua thuế thu nhập hay không mà là mức độ thực hiện ra sao để vẫn có thể khích lệ được mọi thành phần lao động trong việc tạo ra của cải và tiết kiệm trong việc chi dùng những của cải ấy
7
Trang 104 Vai trò của Nhà nước trong các chính sách tài chính và tiền tệ
Nhà nước trong các nền kinh tế thị trường đóng một vai trò rất lớn trong việc tạo ra các điều kiện kinh tế để thị trường tư nhân có thể phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình
Một trong các vai trò đó là tạo ra một thị trường tiền tệ ổn định, được chấp nhận rộng rãi, có khả năng loại bỏ hệ thống giao dịch cồng kềnh, kém hiệu quả và đồng thời có khả năng duy trì giá trị tiền tệ thông qua các chính sách hạn chế lạm phát
Khi tăng chi tiêu vào thời điểm thất nghiệp cao và lạm phát thấp, Nhà nước đã tăng cung ứng tiền, dẫn tới giảm lãi suất (tức giám giá đồng tiền), nhờ đó ngân hàng mới có nhiều điều kiện cho vay và chi tiêu cho tiêu dùng được tăng lên Điều đó có nghĩa là kích cầu vì tiêu dùng là bộ phận cấu thành lớn nhất và ổn định nhất của tổng cầu Lãi suất thấp, đồng thời khuyến khích đầu tư, các chủ doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, thuê thêm công nhân Trong thời kỳ lạm phát cao và thất nghiệp thấp thì ngược lại, Nhà nước “làm nguội" nền kinh tế bằng cách tăng lãi suất, giảm cung ứng tiền Cùng với việc giảm tiền và tăng lãi suất, cả chỉ tiêu lẫn giá cả đều có xu hướng giảm hoặc ít nhất, nếu có tăng thì cũng rất chậm, và kết quả là thu hẹp lại sản lượng và việc làm
Khi cả thất nghiệp và lạm phát xảy ra đồng thời, chính phủ có thể rơi vào tình
8
Trang 11trạng tiến thoái lưỡng nan Bởi vì, các chính sách tài chính và tiền tệ đều điều chỉnh lại mức chi tiêu của cả một nền kinh tế quốc dân, nhưng lại không thể đối phó với sự giảm đột ngột về cung - một nhân tố có thể đẩy nhanh cả lạm phát lẫn thất nghiệp Tình trạng này đã xảy ra vào những năm 70 của thế kỷ XX, khi
có lệnh đình chỉ xuất khẩu đầu của các nước sản xuất dầu, dẫn tới giá cả tăng nhanh trong nền kinh tế các nước công nghiệp hoá Như vậy, sự giảm cung sẽ dẫn đến tình trạng giá cả tăng nhanh trong khi đó thì sản xuất và việc làm lại giảm Để đối phó với cú sốc cung này đối với nền kinh tế quốc dân, Nhà nước
có thể tăng cường các biện pháp khuyến
5 Vai trò của Nhà nước trong tái thiết kinh tế sau đại dịch
Trên thế giới, các quốc gia sau khi ngăn chặn cơ bản được đại dịch COVID-19 thì đều tập trung vào mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam cũng không ngoại lệ Vì vậy, để tái thiết kinh tế sau đại dịch COVID-19 thì Nhà nước có vai trò cực kỳ quan trọng Thực tế thời gian vừa qua cho thấy, Nhà nước ta cũng đã đưa ra nhiều chính sách kinh tế nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất
và tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu, góp phần từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người lao động bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện “mục tiêu kép” mà Chính phủ đề ra Tuy nhiên, để có những chính sách tổng thể trong dài hạn sau khi dịch kết thúc, rất cần sự nỗ lực của Nhà nước, các bộ, ngành nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra chính sách kinh tế góp phần phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế hậu COVID- 19
Đến nay, sau hơn 4 tháng bùng phát tại khắp nơi trên thế giới, đại dịch
COVID-9