1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tiểu luận giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế đề tài cơ chế giải quyết tranh chấp của cptpp

27 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ Chế Giải Quyết Tranh Chấp Của CPTPP
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Luật
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 3,62 MB

Nội dung

Trong đó, CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diệnvà Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đã nổi lên như một cam kết mạnh mẽ của cácquốc gia tham gia để tạo ra một hệ thống thương mại và đầu tư bền vữ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA CPTPP

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà

Nhóm sinh viên thực hiện : 6

Hà Nội, tháng 12 năm 2023

Trang 2

1.2 Khái quát về cơ chế giải quyết tranh chấp của Hiệp định CPTPP 2

1.2.1 Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên CPTPP 3

2 Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định tại Hiệp định CPTPP 9 2.1 Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên CPTPP 9

2.2 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài

3 Đánh giá cơ chế giải quyết tranh chấp của CPTPP 16 3.1 Đánh giá cơ chế giải quyết tranh chấp của CPTPP 16

3.2 Đề xuất cho Việt Nam thực thi cơ chế giải quyết tranh chấp của CPTPP 17

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại hiện đại, toàn cầu hóa đang ngày càng trở nên quan trọng hơn vàtrở thành xu thế để mở ra những cơ hội và thách thức mới cho các quốc gia trên toànthế giới Trong bối cảnh ấy, những hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết giữacác nước nhằm góp phần đẩy mạnh tiến trình toàn cầu hóa và hướng tới một hệ thốngthương mại toàn cầu tự do, phát triển Trong đó, CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện

và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) đã nổi lên như một cam kết mạnh mẽ của cácquốc gia tham gia để tạo ra một hệ thống thương mại và đầu tư bền vững, hỗ trợ sựphát triển kinh tế và đảm bảo công bằng giữa các nước thành viên

Trong quá trình hình thành và thực hiện, CPTPP không chỉ là một bước tiếnquan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu mà còn đóng một vai trò rất quantrọng trong việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên tham gia Hiệp định Tranhchấp trong khuôn khổ CPTPP đặt ra những thách thức, đặc biệt trong việc duy trì sự

ổn định và công bằng trong hệ thống này

Tiểu luận này sẽ tập trung nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh chấp củaCPTPP, về những thủ tục, quy trình để giải quyết tranh chấp trong CPTPP với mụctiêu là hiểu rõ hơn về cách mà Hiệp định này giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn

có thể nảy sinh giữa các thành viên Cơ chế này không chỉ là một phần quan trọng củaHiệp định, mà còn là yếu tố quyết định giữa sự thành công và thất bại của CPTPP.Việc hiểu rõ về quy trình giải quyết tranh chấp là quan trọng không chỉ để đảm bảo sựcông bằng và minh bạch mà còn để xây dựng niềm tin về những cam kết của các quốcgia thành viên

Qua những phân tích và đánh giá trong tiểu luận, chúng ta có thể hiểu rõ hơn vềtầm quan trọng của cơ chế giải quyết tranh chấp của CPTPP, đồng thời xác định nhữnggiải pháp cải tiến cần thiết để đảm bảo rằng hiệp định này không chỉ là một công cụkinh tế mà còn là một bước tiến quan trọng trong việc tạo ra một hệ thống công bằng

và bền vững hơn

Trang 4

NỘI DUNG

1 Khái quát về Hiệp định CPTPP và cơ chế giải quyết tranh chấp của Hiệp định CPTPP

1.1 Giới thiệu sơ lược về Hiệp định CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệpđịnh CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thànhviên là: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Peru, NewZealand, Singapore, và Việt Nam

Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố Santiago,Chile, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nướcđầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, NewZealand, Canada và Australia

Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.CPTPP hướng đến các mục tiêu sau: Tạo ra một khu vực thương mại tự do mở,

tự do và công bằng, trong đó hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động có thể di chuyển tựdo; Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người dâncác nước thành viên; Tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên trong các lĩnh vựcthương mại, đầu tư, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường và chống thamnhũng

CPTPP bao trùm nhiều lĩnh vực, từ thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sởhữu trí tuệ đến thương mại điện tử, lao động, môi trường và chống tham nhũng Nhìn chung, CPTPP là một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường hợp táckinh tế khu vực và toàn cầu, đồng thời cung cấp nền tảng cho sự phát triển kinh tế bềnvững và toàn diện

1.2 Khái quát về cơ chế giải quyết tranh chấp của Hiệp định CPTPP

Việc giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên CPTPP được quy định tạiChương 28 của Hiệp định CPTPP Mục đích của chương giải quyết tranh chấp là thiếtlập một quy trình, thủ tục công bằng, minh bạch, kịp thời và có hiệu quả để giải quyếtcác tranh chấp phát sinh giữa các nước CPTPP nhưng vẫn đồng thời khuyến khích giảiquyết các bất đồng thông qua hợp tác và tham vấn khi có thể được

Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước nơi nhận đầu tư và nhà đầu tư nướcngoài (Investor-State Disputes Settlement – sau đây gọi tắt là ISDS) được quy định tại

Trang 5

Chương 9 về Đầu tư của Hiệp định CPTPP Cơ chế này hướng tới việc đảm bảo đầy

đủ lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư Đây là nội dung mang tính tiêu chuẩn caotrong các Hiê op định đầu tư và thương mại quốc tế Cơ chế ISDS này cho phép Nhà đầu

tư đến từ một quốc gia là thành viên của CPTPP được kiện Nhà nước nơi nhận đầu tư

ra Trọng tài quốc tế độc lập với Tòa án hay Cơ quan giải quyết tranh chấp của Nhànước đó

1.2.1 Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên CPTPP 1.2.1.1 Phạm vi áp dụng

Theo Khoản 1 Điều 28.3 Hiệp định CPTPP, cơ chế giải quyết tranh chấp giữacác nước thành viên CPTPP được quy định trong Chương 28 sẽ được áp dụng: (i) Nhằm ngăn ngừa hoặc giải quyết mọi tranh chấp giữa các Bên liên quan đếnviệc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định

(ii) Một Bên thành viên cho rằng một biện pháp được đề xuất hoặc được ápdụng của Bên thành viên khác không phù hợp với các nghĩa vụ của Hiệp định hoặcBên kia đã không thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp định

(iii) Một Bên thành viên cho rằng lợi ích mà mình có lý do để mong đợi nhậnđược theo Chương 2 (Đối xử Quốc gia và Tiếp cận Thị trường Hàng hóa), Chương 3(Quy tắc Xuất xứ và Các Thủ tục Xuất xứ), Chương 4 (Dệt may), Chương 5 (Quản lýHải quan và Thuận lợi hóa Thương mại), Chương 8 (Các Hàng rào Kỹ thuật trongThương mại), Chương 10 (Thương mại Dịch vụ Xuyên-Biên giới) hoặc Chương 15(Mua sắm Chính phủ) bị triệt tiêu hoặc xâm hại do việc Bên kia áp dụng một biệnpháp không trái với Hiệp định

Bên cạnh đó, Điều 28.4 chương 28 Hiệp định CPTPP quy định về thẩm quyềncủa cơ quan giải quyết tranh chấp trong CPTPP như sau:

.Theo đó, một khi Nguyên đơn đã lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp củaHiệp CPTPP thì sẽ loại trừ khả năng áp dụng quy định của các hiệp định khác Các

Trang 6

bên tranh chấp sẽ phải cẩn trọng lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp, tránh sự trùnglặp, chồng chéo về thẩm quyền giải quyết giữa các cơ chế giải quyết tranh chấp.

1.2.1.2 Chủ thể tham gia tranh chấp

Trong quá trình tham vấn, bên cạnh các Bên tham gia tham vấn, CPTPP cũngcho phép sự tham gia của bên thứ 3 Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Bên thứ bacũng được tham gia với điều kiện bên thứ ba phải có lợi ích đáng kể liên quan, lợi íchnày sẽ do Bên thứ 3 tự mình giải thích Bên thứ ba được quyền tham dự tất cả các buổiđiều trần, đệ trình văn bản, trình bày quan điểm bằng lời trước Hội đồng Trọng tài, vànhận văn bản đệ trình từ các Bên tranh chấp 1

Sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng trongviệc giúp Hội đồng Trọng tài đánh giá các đệ trình và lập luận của các bên tranh chấptrong quá trình tố tụng Hiệp định CPTPP cho phép các tổ chức phi Chính phủ nằmtrên lãnh thổ của bất kỳ Bên tranh chấp nào đưa ra quan điểm về vấn đề đang tranhchấp bằng văn bản 2

Những vụ tranh chấp phức tạp bao gồm nhiều lĩnh vực sẽ cần đến nhận địnhcủa những chuyên gia Chuyên gia, dựa vào kinh nghiệm và vốn kiến thức của mình,cũng có thể cung cấp và đưa ra những tư vấn kỹ thuật cho Hội đồng Trọng tài để dựavào đó, Hội đồng Trọng tài có thể giải quyết các vấn đề tranh chấp Tuy nhiên, CácBên tranh chấp sẽ có cơ hội để bình luận về bất kỳ thông tin hoặc sự tư vấn nào cóđược từ chuyên gia 3

1.2.1.3 Các phương thức giải quyết tranh chấp

- Phương thức mang tính ngoại giao

(1) Tham vấn;

(2) Môi giới, trung gian hoặc hòa giải

Các Bên có thể áp dụng một trong các phương thức giải quyết tranh chấp thaythế như môi giới, trung gian hoặc hòa giải tại bất kỳ thời điểm nào theo sự thỏa thuận

Điều 28.13 Hiệp định CPTPP

Điểm e Khoản 1 Điều 28.12 Hiệp định CPTPP

Trang 7

luật cạnh

2

Trang 8

giữa các Bên Kể cả sau khi tranh chấp được đưa ra giải quyết trước Hội đồng Trọng4tài, các Bên vẫn có thể thỏa thuận tiếp tục áp dụng áp dụng một trong ba phương thứcgiải quyết tranh chấp thay thế nêu trên Quá trình môi giới, trung gian hoặc hòa giải5được bảo tiến hành 1 cách bảo mật mật và không làm ảnh hưởng đến các quyền củacác Bên trong bất kỳ quy trình tố tụng nào khác 6

Môi giới, trung gian hoặc hòa giải là các phương thức giải quyết tranh chấpthay thế không bắt buộc đối với các Bên tranh chấp trong quá trình giải quyết tranhchấp trong khuôn khổ CPTPP Do đó các Bên có thể tùy ý thỏa thuận áp dụng, tạmngưng hoặc chấm dứt thủ tục này ở bất kỳ thời điểm nào

- Phương thức mang tính tài phán (Trọng tài)

Sau khi thực hiện tham vấn không thành công, một trong các bên tranh chấp cóthể đưa vụ tranh chấp ra giải quyết trước Hội đồng Trọng tài

1.2.1.4 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên CPTPP

Tính minh bạch trong cơ chế giải quyết tranh chấp của CPTPP

Hiệp định CPTPP yêu cầu các nước thành viên thực hiện các cam kết nhằmminh bạch hóa quá trình tố tụng Hiệp định cho phép công chúng tiếp cận quá trìnhgiải quyết tranh chấp thông qua yêu cầu các nước thành viên công bố thông tin liênquan đến các tranh chấp như yêu cầu tham vấn, yêu cầu thành lập Hội đồng Trọng tài,báo cáo cuối cùng của Hội đồng Trọng tài

Các buổi điều trần trước Hội đồng Trọng tài sẽ được công khai, trừ trường hợpcác bên thỏa thuận khác Hiệp định CPTPP cũng yêu cầu sự nỗ lực của mỗi Bên tranh7chấp trong việc công khai bất kỳ văn bản tường trình nào, văn bản ghi lại các tuyên bốbằng lời nói, và văn bản trả lời yêu cầu hoặc câu hỏi từ Hội đồng Trọng tài, sớm nhất

có thể sau khi các văn bản này được đệ trình Trong trường hợp các văn bản này chưasẵn sàng được công khai thì chúng phải được công khai ngay khi Hội đồng Trọng tàiđưa ra bản báo cáo cuối cùng 8

Giải quyết tranh chấp thông quan tham vấn, nếu có thể

36

Trang 9

Khoản 2 Điều 28 Hiệp định CPTPP đã xây dựng trên cơ sở hợp tác và thỏathuận thông qua hợp tác và tham vấn, theo đó việc tham vấn để đạt được những giảipháp thỏa đáng lẫn nhau về bất kỳ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến việc thực thi Hiệpđịnh có thể được các Bên thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào Khi thực hiện tham vấn,các bên sẽ nỗ lực để đạt được giải pháp thỏa đáng cho các Bên về vấn đề bất đồng 9

- Nguyên tắc thiện chí

Nguyên tắc thiện chí được quy định xuyên suốt trong chương 28 của Hiệp địnhCPTPP các bên sẽ nỗ lực để thỏa thuận về việc giải thích và áp dụng Hiệpđịnh10 trong việc lựa chọn thành viên Hội đồng Trọng tài, sự nỗ lực của cácbên trong việc thỏa thuận chỉ định chủ tịch Hội đồng Trọng tài cũng như lựa chọn11các trọng tài viên có chuyên môn hoặc kinh nghiệm liên quan đến vấn đề tranh chấp12

sẽ giúp cho quá trình giải quyết tranh chấp được diễn ra một cách nhanh chóng và hiệuquả hơn xác định khoảng thời gian hợp lý để thực thi báo cáo cuối cùng Thứ ba,trong giai đoạn thực hiện báo cáo cuối cùng, khoảng thời gian hợp lý để thực hiện báocáo cuối cùng cũng sẽ được các bên tranh chấp nỗ lực để thỏa thuận Quy định này13

đã thúc đẩy sự nỗ lực của các Bên tranh chấp trong việc cùng nhau thực hiện báo cáocuối cùng, đảm bảo cho vụ tranh chấp được giải quyết thành công

- Giải quyết tranh chấp trên cơ sở nhanh chóng, công bằng, hiệu quả

Khoản 6 Điều 28.5 Hiệp định CPTPP

Điều 28.2 Hiệp định CPTPP

Điểm d Điều 28.9.2(d) Hiệp định CPTPP

Khoản 3 Điều 28.9 Hiệp định CPTPP

Trang 10

(1) Nhanh chóng

Hiệp định CPTPP đưa đưa ra những mốc thời gian cụ thể cho từng giai đoạncủa quá trình giải quyết tranh chấp, từ việc tham vấn, trong quá trình tố tụng tài hộiđồng trọng tài đến việc thực thi phán quyết cũng như thực hiện các biện pháp trả đũathương mại

(2) Công bằng

Mặc dù nguyên tắc công bằng không được ghi nhận chính thức trong Hiệp địnhCPTPP song các quy định tại Chương 28 đã hướng đến việc bảo đảm tính công bằngtrong quá trình giải quyết tranh chấp theo Hiệp định CPTPP

Trong pháp luật quốc tế, nguyên tắc công bằng được thể hiện ở 3 khía cạnh cơbản như sau: công bằng trong việc tiếp cận công lý, công bằng trong quá trình giảiquyết tranh chấp và công bằng trong quá trình thực thi phán quyết

Hiệp định CPTPP đã cho phép các thành viên có thể giải quyết những bất đồngphát sinh theo những phương thức đa dạng như tham vấn, môi giới, trung gian, hòagiải và tố tụng trọng tài Tính đa dạng trong các phương thức giải quyết tranh chấpđược quy định trong Hiệp định CPTPP đã thể hiện sự công bằng trong việc tiếp cậncông lý cho các thành viên

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, sự độc lập, khách quan của những trọngtài viên có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra phán quyết cuối cùng Quá trình lựachọn trọng tài viên được thực hiện một cách khách quan, đáng tin cậy, và phán xét hợp

lý Khi tiến hành xét xử, Hiệp định cũng quy định sự độc lập của trọng tài viên cũngnhư yêu cầu trọng tài viên không bị ảnh hưởng hoặc nhận chỉ dẫn từ bất kỳ Bên nào.Trong trường hợp một cá nhân đã tham gia giải quyết vụ tranh chấp khi các bên tiếnhành Môi giới, Trung gian và Hòa giải, thì chính người này cũng không được trở thànhtrọng tài viên Những quy định về tiêu chuẩn của trọng tài viên trong Hiệp địnhCPTPP đã đảm bảo tính công bằng trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, bất đồng

Trang 11

Khi HĐTT đã ban hành báo cáo cuối cùng, bên liên quan phải thực thi phánquyết trong một khoảng thời gian hợp lý Nếu không thực thi thì CPTPP cho phép Bêncòn lại được tiến hành những biện pháp trả đũa Các quy định này đã hướng đến việccông bằng trong quá trình thực thi phán quyết được bảo đảm

1.2.2 Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước 1.2.2.1 Phạm vi áp dụng

Cơ chế ISDS trong CPTPP được áp dụng đối với tất cả các nước CPTPP trừmột số trường hợp bảo lưu cụ thể hoặc các nước có thỏa thuận riêng

1.2.2.2 Các bên tranh chấp

Điều 9.1 Chương 9 CPTPP đã đưa quy định:

.Nguyên đơn sẽ đại diện cho chính mình nộp hồ sơ khởi kiện lên cơ quan tài phán14hoặc hay thay mặt cho doanh nghiệp của bên bị đơn là một pháp nhân thuộc quyền sởhữu, kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp của bên bị đơn nộp hồ sơ khởi kiện theo thủ tục

tố tụng trọng tài ;15

là một thành viên CPTPP và là một bên của một tranh chấp nhấtđịnh

1.2.2.3 Căn cứ để khởi kiện

Căn cứ để khởi kiện bao gồm việc Bị đơn đã vi phạm nghĩa vụ của mình theoquy định tại Chương Đầu tư của CPTPP và bên Nguyên đơn phải chịu tổn thất hoặcthiệt hại vì lý do hoặc xuất phát từ vi phạm này của Bị đơn Nguyên đơn sẽ được16khởi kiện nếu một vụ tranh chấp đầu tư đã không được giải quyết trong vòng sáu tháng

kể từ ngày bị đơn nhận được văn bản yêu cầu bàn bạc và thương lượng

1.2.2.4 Sự chấp thuận trọng tài của mỗi bên

Theo cam kết trong CPTPP, các nước thành viên CPTPP được coi là đã chấpthuận việc có thể bị khởi kiện bởi các nhà đầu tư CPTPP ra Trọng tài theo Cơ chế

Điều 9.19.1(a) Hiệp định CPTPP

Điều 9.19.1(b) Hiệp định CPTPP

Trang 12

ISDS của CPTPP một cách tự động Và vì vậy một vụ việc có thể được khởi xướngchỉ bằng yêu cầu kiện ra Trọng tài đơn phương của nhà đầu tư mà không cần có vănbản chấp thuận cụ thể nào của Nhà nước bị kiện.

1.2.2.5 Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện được xác định là ba năm sáu tháng kể từ thời điểm bênnguyên đơn là người đầu tiên nhận thức được hành vi vi phạm và nhận thức đượcnguyên đơn đã gánh chịu tổn thất hoặc thiệt hại 18

2 Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định tại Hiệp định CPTPP

2.1 Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên CPTPP

2.1.1 Tham vấn

Một thành viên muốn tiến hành tham vấn với một thành viên khác thì phải gửiyêu cầu tham vấn cho tất cả các Bên thông qua các đầu mối liên lạc được chỉ định Nộidung yêu cầu tham cần thể hiện rõ lý do tham vấn, bao gồm việc xác định cụ thể biệnpháp dự kiến áp dụng hoặc biện pháp được áp dụng hoặc các vấn đề khác đang tranhcãi và chỉ rõ cơ sở pháp lý của việc khiếu kiện

Bên được yêu cầu tham vấn phải trả lời trong vòng bảy ngày kể từ ngày nhậnđược yêu cầu tham vấn, trừ khi có thỏa thuận khác Trừ khi có thỏa thuận khác, cácBên tham vấn tiến hành tham vấn trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhậnđược yêu cầu về các vấn đề liên quan đến hàng hóa dễ hỏng hoặc 30 ngày kể từ ngàynhận được yêu cầu tham vấn về tất cả các vấn đề khác

Hiệp định CPTPP khuyến khích việc các Bên tiến hành tham vấn để giải quyếttranh chấp và chỉ khi các Bên tranh chấp không thể đi đến thống nhất chung với nhaudẫn đến tham vấn không thành công mới được đưa tranh chấp ra giải quyết tại Hộiđồng Trọng tài

2.1.2 Thành lập Hội đồng Trọng tài

2.1.2.1 Nguyên đơn yêu cầu thành lập Hội đồng Trọng tài

Nếu các Bên tham vấn không thành, Bên yêu cầu tham vấn có thể yêu cầuthành lập Hội đồng Trọng tài sau 60 ngày (hoặc 30 ngày đối với hàng dễ hỏng hoặctheo thời hạn thỏa thuận giữa các Bên) kể từ ngày gửi yêu cầu tham vấn để xử lý vụtranh chấp bằng văn bản thông báo gửi đến Bên được yêu cầu tham vấn Yêu cầu19

Điều 9.20 Hiệp định CPTPP

Khoản 1 Điều 9.21 Hiệp định CPTPP

Trang 13

thành lập Hội đồng Trọng tài phải nêu rõ biện pháp hoặc vấn đề tranh chấp và tóm tắtngắn gọn cơ sở pháp lý của đơn kiện đủ để trình bày vấn đề một cách rõ ràng 20

2.1.2.2 Thành lập Hội đồng Trọng tài

Hội đồng Trọng tài sẽ được thành lập dựa trên yêu cầu của Nguyên đơn Trongtrường hợp nhiều nguyên đơn cùng yêu cầu thành lập Hội đồng Trọng tài về cùng mộtvấn đề, một Hội đồng Trọng tài duy nhất sẽ được thành lập để xem xét cả hai khiếukiện nếu có thể, căn cứ vào Khoản 6 Điều 28.7 của Hiệp định CPTPP

2.1.2.3 Lựa chọn thành viên Hội đồng Trọng tài

Hội đồng Trọng tài được thành lập bao gồm 3 thành viên

- Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng Trọng tài

Hội đồng Trọng tài theo quy định sẽ bao gồm 3 chuyên gia có chuyên môn vàkinh nghiệm về thương mại quốc tế và giải quyết tranh chấp, được lựa chọn nghiêmngặt trên cơ sở tính khách quan và độ tin cậy Các thành viên của Hội đồng Trọng tàiphải tuân thủ đầy đủ các quy tắc ứng xử trong hoạt động xét xử, phải độc lập trong xét

xử Nếu một cá nhân đã tham gia giải quyết vụ tranh chấp theo Điều 28.6 của Hiệpđịnh CPTPP (Môi giới, Trung gian và Hòa giải) thì cá nhân này không thể tham giavới tư cách một trọng tài viên xét xử vụ tranh chấp này

- Thủ tục để lựa chọn thành viên Hội đồng Trọng tài

Các thủ tục để chọn ra Hội đồng Trọng tài để giải quyết tranh chấp được quyđịnh cụ thể tại Điều 28.9.2 Hiệp định CPTPP Trong vòng 20 ngày kể từ ngày gửi yêucầu thành lập Hội đồng Trọng tài, mỗi Bên sẽ chỉ định một Trọng tài viên và thôngbáo với nhau về việc chỉ định này Quy trình giải quyết tranh chấp chấm dứt sau thờihạn trên nếu Nguyên đơn không chỉ định được Trọng tài viên Tuy nhiên, nếu Bị đơnkhông chỉ định được Trọng tài viên thì Nguyên đơn sẽ chỉ định Chủ tịch của Hội đồngTrọng tài sẽ do các Bên nỗ lực thỏa thuận để chỉ định

- Chức năng của Hội đồng Trọng tài

Về chức năng, Hội đồng Trọng tài có chức năng đưa ra các đánh giá kháchquan về vấn đề tranh chấp, kết luận và các khuyến nghị theo yêu cầu trong các điềukhoản tham chiếu và cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp Hội đồng Trọng tài sẽ21đưa ra các quyết định theo hình thức đồng thuận, nếu không thể đạt được sự đồngthuận thì quyết định có thể được thông qua bằng việc biểu quyết theo đa số 22

Khoản 3 Điều 28.7 Hiệp định CPTPP

Khoản 1 Điều 28.11 Hiệp định CPTPP

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w