1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) quy luật lưu thông tiền tệ lạm phát cách vận dụng quyluật lưu thông và thực tiễn tình trạng lạm phát nước ta năm 2023

20 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Luật Lưu Thông Tiền Tệ - Lạm Phát. Cách Vận Dụng Quy Luật Lưu Thông Và Thực Tiễn Tình Trạng Lạm Phát Nước Ta Năm 2023
Tác giả Trần Duy Bình
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA TIỀNNguồn gốc và bản chất của tiền thể hiện ở quá trình phát triển của hình thái giá trị trao đổi, hay nói cách khác, các hình thái biểu hiện của giá trị.. Có b

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

…… ***……

TIỂU LUẬN Môn: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

luật lưu thông và thực tiễn tình trạng lạm phát nước ta năm 2023

Họ và tên: Trần Duy Bình

MSV: 2311110042

Lớp: TRI115 HK1 (23-24) K62.3

TP HÀ NỘI - NĂM 2023

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 2

PHẦN II: NỘI DUNG 3

I TIỀN TỆ 3

1 NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA TIỀN 3

2 CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN 5

II QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT 7

1 QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ 7

2 LẠM PHÁT 7

III VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ VÀO KIỂM SOÁT LẠM PHÁT 8 1 NHỮNG GIẢI PHÁP CẤP BÁCH 8

2.NHỮNG BIỂN PHÁP CHIẾN LƯỢC 9

IV TÌNH TRẠNG LẠM PHÁT VIỆT NAM NĂM 2023 10

PHẦN III: KẾT LUẬN 12

Trang 4

-PHẦN I: MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước đang trên con đường hướng tới xã hội chủ nghĩa, các tư tưởng, lý luận kinh tế của C.Mác đã góp phần to lớn, là nền tảng lý luận kinh tế cơ sở để đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn nữa trong hiện tại và tương lai

Đặc biệt, trong đó quy luật lưu thông tiền tệ đóng vai trò vô cùng quan trọng Lịch sử đã cho thấy quá trình trao đổi giữa hàng hoá và tiền tệ là một quá trình diễn ra tất yếu của xã hội loài người, đóng vai trò quan trọng giúp đồng tiền sinh lời và là phương tiện để trao đổi hàng hoá thúc đẩy nền kinh tế phát triển Nghĩa là tiền tệ và hàng hoá không thể tách rời nhau, nó tồn tại và biến động theo một quy luật khách quan của tình hình giá cả của đất nước hay giá cả của kinh tế thế giới Nói cách khác quy luật lưu thông tiền tệ phụ thuộc vào sự phát triển hay những biến động của nền kinh tế thị trường Vấn đề này ngày càng được chính phủ quan tâm, từ đó có những chiến lược lâu dài đẩy mạnh phát triển kinh tế, kiểm soát lạm phát ở mức mong muốn Trên cơ sở đó giúp ta hiểu thêm về nguồn gốc, bản chất, chức năng và thực trạng lạm phát của tiền tệ Từ đó có những giải pháp thiết thực nhất để giải quyết tình hình lạm phát của đất nước

Vậy nên, để tìm hiểu và hiểu sâu hơn về tiền tệ, quy luật lưu thông tiền

tệ và vấn đề lạm phát hiện nay tại nước ta, em xin lựa chọn đề tài “Quy luật lưu thông tiền tệ - lạm phát Cách vận dụng quy luật lưu thông và thực tiễn tình trạng lạm phát nước ta năm 2023”

Trang 5

PHẦN II: NỘI DUNG

I TIỀN TỆ

1 NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA TIỀN

Nguồn gốc và bản chất của tiền thể hiện ở quá trình phát triển của hình thái giá trị trao đổi, hay nói cách khác, các hình thái biểu hiện của giá trị

Có bốn hình thái biểu hiện của giá trị:

a) Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị:

Hình thái này xuất hiện khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, và "chỉ thường gặp ở những mầm mống đầu tiên của trao đổi, khi mà các sản phẩm lao động chỉ biến thành hàng hóa trong những hành vi đơn nhất và ngẫu nhiên" Mặc dù, lúc đầu quan hệ trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, nhưng dần dần nó trở thành quá trình xã hội đều đặn, thường xuyên thúc đẩy sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển Khi đó, xuất hiện hình thái thứ hai

b) Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị:

Hình thái này xuất hiện trong thực tế khi mà một sản phẩm lao động nào đó được trao đổi với nhiều hàng hóa khác một cách thông thường, phổ biến

Đồng thời tỷ lệ trao đổi không còn mang tính chất ngẫu nhiên nữa mà dần dần do lao động quy định, bởi vì ngay từ đầu người ta đã sản xuất ra những vật phẩm trên với mục đích là để mang trao đổi Do đó, trong trao đổi

họ phải tính toán đến mức lao động đã hao phí

Tuy nhiên, hình thái này cũng có những nhược điểm của nó như: giá trị hàng hóa được biểu hiện còn chưa hoàn tất, thống nhất mà bằng một chuỗi vô tận của các hàng hóa khác; đồng thời vẫn là trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng,

do đó khi nhu cầu trao đổi giữa những người chủ hàng hóa không phù hợp sẽ làm cho trao đổi không thực hiện được Do đó, khi sản xuất và trao đổi hàng

Trang 6

hóa phát triển hơn đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung, khi đó xuất hiện hình thái thứ ba

c) Hình thái chung của giá trị:

Các hàng hóa đều được đổi lấy vật ngang giá chung trước, sau đó mới mang đổi lấy hàng hóa cần dùng, do đó khắc phục được nhược điểm của hình thái trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng và vật ngang giá chung trở thành môi giới, thành phương tiện trong trao đổi hàng hóa

Tuy nhiên, ở hình thái này vật ngang giá chung chưa cố định ở một hàng hóa nào cả, khi thì là hàng hóa này, khi thì là hàng hóa khác, và "bất kỳ hàng hóa nào cũng có thể có được hình thái đó", miễn là nó được tách ra làm vật ngang giá chung

Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển hơn nữa, đặc biệt là khi nó được mở rộng giữa các vùng đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung thống nhất, thì vật ngang giá chung được "gắn một cách vững chắc với một số loại hàng hóa đặc thù"1, khi đó xuất hiện hình thái thứ tư

d) Hình thái tiền:

Giá trị của tất cả mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò tiền tệ Lúc đầu, có nhiều loại hàng hóa đóng vai trò tiền tệ như lông cừu, vỏ sò…và "những dân du mục là những người đầu tiên phát triển hình thái tiền" Nhưng dần dần vai trò tiền tệ được chuyển sang các kim loại quý (tiền kim loại) như đồng rồi bạc và cuối cùng là ở vàng

Như vậy, tiền ra đời là kết quả của sự phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa

Tiền là hàng hóa đặc biệt được tách ra từ thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa

Trang 7

Discover more

from:

TRIE115

Document continues below

Kinh tế chính trị

Trường Đại học…

414 documents

Go to course

TIỂU LUẬN Lý luận về giá trị - lao động củ…

Kinh tế

chính trị 100% (2)

14

KTCT - On thi KTCT

Kinh tế

chính trị 100% (2)

16

Ôn tập Kinh tế Chính trị cuối kì

Kinh tế

chính trị 100% (2)

18

Bài tập ktct mac lenin - hay lắm nha

Kinh tế

chính trị 100% (1)

9

Tiểu luận KTCT - Tiểu luận Kinh tế chính tr…

Kinh tế

chính trị 100% (1)

11

Trang 8

Tiền là sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời cũng biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa

2 CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN

a) Thước đo giá trị:

Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hoá khác

Khi tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị, thì giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng hóa

Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá cả, trong các điều kiện khác không đổi, giá trị của hàng hóa càng cao thì giá cả của nó cũng càng cao và ngược lại Giá cả của hàng hoá có thể lên xuống xoay xung quanh giá trị nhưng tổng

số giá cả vẫn bằng tổng số giá trị Khi tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị không đòi hỏi phải có tiền mặt trên thực tế, gọi là tiền thật (vàng thoi, bạc nén, tiền đúc, tiền giấy ) mà chỉ cần một lượng tiền tưởng tượng

b) Phương tiện lưu thông:

Chức năng phương tiện lưu thông của tiền thể hiện ở chỗ tiền làm trung gian trong trao đổi hàng hóa Khi tiền làm phương tiện lưu thông đòi hỏi phải

có tiền mặt trên thực tế, tức tiền thật và khi đó trao đổi hàng hóa vận động theo công thức: H - T - H

Đây chính là công thức lưu thông hàng hóa giản đơn Thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền làm cho quá trình mua bán diễn ra được thuận lợi, nhưng đồng thời nó cũng làm cho việc mua bán tách rời nhau cả về không gian và thời gian, do đó nó đã bao hàm khả năng khủng hoảng

c) Phương tiện cất trữ:

Tiền là hiện thân của giá trị, đại biểu của của cải xã hội nên nó có thể thực hiện được chức năng phương tiện cất trữ

Chức năng của tiền tệ

Kinh tế chính trị 100% (1)

2

Trang 9

Chức năng phương tiện cất trữ của tiền có nghĩa là tiền được rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại Cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải Tiền làm phương tiện cất trữ còn có tác dụng đặc biệt, đó là khi tiền được cất trữ tạm thời trước khi mua hàng

Chỉ có tiền đủ giá trị như tiền vàng mới làm được chức năng cất trữ

d) Phương tiện thanh toán:

Kinh tế hàng hóa phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu sẽ nảy sinh việc mua bán chịu và do đó, xuất hiện chức năng phương tiện thanh toán của tiền Thực hiện chức năng này tiền được dùng để chi trả sau khi công việc giao dịch, mua bán đã hoàn thành

Tiền làm phương tiện thanh toán có tác dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu của người sản xuất hoặc tiêu dùng ngay cả khi họ chưa có tiền, hoặc chưa có

đủ tiền

Đồng thời, khi chức năng này càng được thực hiện rộng rãi thì khả năng khủng hoảng cũng sẽ tăng lên, vì chỉ cần một khâu nào đó trong hệ thống thanh toán không thực hiện được sẽ làm cho toàn bộ sợi dây chuyền thanh toán bị phá vỡ

e) Tiền thế giới:

Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra bên ngoài biên giới quốc gia và hình thành quan hệ buôn bán giữa các nước thì xuất hiện tiền thế giới Tiền thế giới cũng thực hiện các chức năng: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán

Những đồng tiền được sử dụng làm phương tiện thanh toán quốc tế ở phạm vi và mức độ thông dụng nhất định gọi là những đồng tiền có khả năng chuyển đổi Việc chuyển đổi tiền của nước này ra tiền của nước khác được

Trang 10

tiến hành theo tỷ giá hối đoái Đó là giá cả một đồng tiền của nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác

Trang 11

II QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT

1 QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ

Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa trong một thời kỳ nhất định Quy luật này được thể hiện như sau:

Tổng giá cả của hàng hoá lưu thông Lượng tiền cần thiết trong lưu thông =

Tốc độ lưu thông của dòng tiền Trong đó:

- Tốc độ lưu thông của đồng tiền chính là số vòng quay trung bình của một đơn vị tiền tệ

-Tổng giá cả của mỗi loại hàng hóa bằng giá cả nhân với khối lượng đưa vào lưu thông của hàng hóa ấy Tổng giá cả của hàng hóa lưu thông bằng tổng giá cả của tất cả các loại hàng hóa lưu thông

2 LẠM PHÁT

Lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó theo kinh tế vĩ mô Theo đó, ở một quốc gia, trong điều kiện bình thường một đơn vị tiền sẽ mua được một đơn vị hàng hóa, khi lạm phát sẽ xảy ra việc một đơn vị tiền đó không còn mua được một đơn vị hàng hóa nữa mà phải cần thêm hai hoặc ba đơn vị tiền

- Lạm phát có 3 mức độ: + Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%

+ Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%

Trang 12

+ Siêu lạm phát: trên 1000%

III VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ VÀO KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

1 NHỮNG GIẢI PHÁP CẤP BÁCH

- Những biện pháp chống lạm phát cấp bách còn gọi là những biện pháp tình thế, những biện pháp này được áp dụng với mục đích giảm tức thời “cơn sốt lạm phát”, để có cơ sở áp dụng những biện pháp ổn định lâu dài

- Khi xảy ra tình trạng lam phát phi mã hoặc siêu lạm phát ,thì những biện pháp tình thế để ổn định lưu thông tiền tệ thường được áp dụng là:

+ Ngừng phát hành tiền vào lưu thông: biện pháp này còn gọi là “đóng băng tiền tệ” Nghĩa là các tác nhân và thể nhân có bao nhiêu tiền thì sử dụng bấy nhiêu.Ngân hàng phát hành tạm ngừng thực hiện các nghiệp vụ “tái chiết khấu”và “tái cầm cố” Ngay cả số bội chi của ngân sách cũng không được sử dụng vốn phát hành Mục đích biện pháp này không cho tiền tăng thêm trong lưu thông

+ Tăng lãi suất tiền gửi,đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm : Biện pháp này có tác dụng thu hút tiền mặt của dân cư và doanh nghiệp và ngân hàng, giảm “sức ép” đối với hàng hoá trên thị trường Để hút mạnh tiền mặt ngoài lưu thông vào quỹ tiết kiệm thì mức lãi suất phải đủ “hấp dẫn” Đến khi tỉ lệ lạm phát giảm thì ngân hàng cũng giảm dần lãi suất tiết kiệm

+ Cắt giảm khoản chi phí chưa cấp bách từ ngân sách: như khoản chi phí cho văn hoá giáo dục, y tế… chưa thật cấp thiết Hoãn được khoản chi phí này cũng làm “dịu” bớt tình hình lạm phát

+ Bán ngoại tệ và vàng: nhằm mục đích “hút” tiền mặt từ lưu thông vào ngân hàng

Trang 13

+ Khuyến khích tự do mậu dịch, nới lỏng thuế quan nhằm mục đích tăng quỹ hàng hoá tiêu dùng, cân đối với số tiền lưu thông

+ Vay và xin viện trợ từ bên ngoài

+Cải cách tiền tệ: Đây là biện pháp tình thế bắt buộc khi lạm phát ở mức độ cao, mà các biện pháp trên chưa đưa lại kết quả mong muốn

2.NHỮNG BIỂN PHÁP CHIẾN LƯỢC

- Đây là những biện pháp có tác động lâu dài đến sự phát triển kinh tế quốc dân Tổng thể những biện pháp này sẽ tạo ra sức mạnh kinh tế của đất nước, xác lập cơ sở ổn định tiền tệ vững chắc Trong thực tiễn những biện pháp thường được áp dụng là:

+ Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá của nền kinh tế quốc dân: Xuất phát từ nguyên lý “lưu thông hàng hoá là tiền đề của lưu thông tiền tệ”, nên nếu quỹ hàng hoá được tạo ra với số lượng lớn, phong phú về chủng loại, giá cả ổn định… thì đây sẽ là tiền đề vững chắc nhất

để ổn định lưu thông tiền tệ Thực tiễn cũng cho thấy những nước có nền kinh

tế thị trường phát triển là những nước có đồng tiền mạnh và là những ngoại tệ

tự do chuyển đổi của thế giới Phấn đấu để có được kết quả này là việc làm không đơn giản Nội dung cốt lõi ở đây là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa “kế hoạch và thị tường” trong thời kì dài và từng giai đoạn phát triển của nền kinh

tế quốc dân

+ Tạo ngành sản xuất hàng hoá “mũi nhọn” cho xuất khẩu: Xuất khẩu là hoạt động kinh tế quan trọng và không thể thiếu được trong đIều kiện mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế quốc tế hiện nay Hoạt động nay mở rộng và phát triển sẽ có nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất để nhập hàng hoá từ bên ngoài,

bổ sung cho khối lượng hàng trong nước, tạo cơ sở để ổn định tiền tệ Tuỳ thuộc vào điều kiện đặc thù về tài nguyên, lao động, xã hội… mỗi quốc gia

Trang 14

phải tự tạo cho mình một ngành sản xuất mũi nhọn mang tính độc quyền quốc

tế, ngành “mũi nhọn” này sẽ đóng vai trò quyết định trong việc tạo nguồn thu bằng ngoại tệ của quốc gia

+ Cắt giảm biên chế, kiện toàn bộ máy hành chính: Đây là biện pháp hành chính với mục đích giảm nhẹ các khoản chi từ ngân sách nhà nước Giảm nhẹ được những khoản chi này sẽ mang lại hiệu quả thiết thưc đối với sự ổn định lưu thông tiền tệ ở Việt Nam vấn đề này được quan tâm là giảm bớt số đầu doanh nghiệp thuộc nhà nước quản lí Đồng thời tinh giảm số nhân viên hành chính, viên chức và công chức Như vậy số chi tiền lương từ ngân sách nhà nước sẽ giảm đi

+ Soát xét thường xuyên chính sách thu, chi của nhà nước: nhằm mục đích tăng thêm nguồn thu, không bỏ sót khoản thu, giảm số chi, tiết kiệm khoản chi, ổn định ngân sách vững chắc Nếu ngân sách thường xuyên cân đối,c ó bội thu thì chắc chắn lưu thông tiền tệ sẽ ổn định

+ Lạm phát để chống lạm phát: Đây là biện pháp có vẻ như “không hợp lí”, nhưng sẽ tạo ra sự hợp lí để ổn định lưu thông tiền tệ Đối với những quốc gia còn nhiều tiềm năng về lao động, đất đai, tài nguyên… nhưng chưa được khai thác vì thiếu vốn, nhà nước có thể mạnh dạn phát hành để đầu tư và biết sử dụng nguồn vốn này đúng hướng và đúng lúc, thì nó sẽ là yếu tố liên kết các tiềm năng trên với nhau Chắc chắn sự “lạm phát” sẽ tạo ra kết quả ổn định tiền tệ như mong muốn

+ Xiết chăt tín dụng ngân hàng

+ Huy động vốn từ người dân

IV TÌNH TRẠNG LẠM PHÁT VIỆT NAM NĂM 2023

Dự báo CPI bình quân năm 2023 tăng khoảng 3,2% so với năm 2022

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w