1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) sự việc tranh chấp trong hợp đồng mua bánhạt điều giữa các doanh nghiệp việt nam vàitalia năm 2022

26 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Việc Tranh Chấp Trong Hợp Đồng Mua Bán Hạt Điều Giữa Các Doanh Nghiệp Việt Nam Và Italia Năm 2022
Tác giả Nguyễn Trần Bảo Trâm, Trần Tuấn Phát, Lê Thị Vân Trinh, Huỳnh Ngân Trang, Lê Ngọc Bảo Trân, Nguyễn Ngọc Anh Thư, Phan Thanh Thúy Vy
Người hướng dẫn Cô Phạm Thị Châu Quyên
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương Cơ Sở II Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Thanh Toán Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

Người bán nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó với điềukiện là người mua trả tiền thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ cho người mua để họ có thể nhận hàng.D/P - Documen

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-*** -TIỂU LUẬN

Môn: THANH TOÁN QUỐC TẾ

SỰ VIỆC TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HẠT ĐIỀU GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ

Trang 2

Môn: Thanh toán quốc tế GVHD: Phạm Thị Châu Quyên

DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ

STT Họ và tên MSSV Mức độ hoàn thành công việc

MỤC LỤ

Trang 3

Môn: Thanh toán quốc tế GVHD: Phạm Thị Châu Quyên

DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ i

MỤC LỤC…… ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG v

LỜI MỞ ĐẦU……… 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2

1.1 Khái niệm 2

1.2 Các bên tham gia 2

1.3 Quy trình tiến hành nghiệp vụ 3

CHƯƠNG 2: THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ VỤ VIỆC 5

2.1 Tóm tắt về diễn biến thương vụ 5

2.2 Thông tin chi tiết về vụ việc 5

2.3 Tổn thất thực tế 8

CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TRANH CHẤP 9

3.1 Rủi ro trong phương thức D/P bị lợi dụng 9

3.1.1 So sánh các phương thức thanh toán phổ biến 9

3.1.2 Lý do doanh nghiệp Việt Nam chọn hình thức thanh toán D/P 11

3.2 Nguyên nhân chủ quan 12

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 13

4.1 Xác minh tìm hiểu đối tác kinh doanh 13

4.2 Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp 13

ii

Trang 4

Môn: Thanh toán quốc tế GVHD: Phạm Thị Châu Quyên

4.3 Quy trình quản lý rủi ro chặt chẽ, hiệu quả 144.4 Giành quyền soạn thảo hợp đồng 154.5 Nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của nhân lực làm công tác ngoại thương 15

LỜI KẾT 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 5

Môn: Thanh toán quốc tế GVHD: Phạm Thị Châu Quyên

Trang 6

Môn: Thanh toán quốc tế GVHD: Phạm Thị Châu Quyên

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Bảng so sánh các phương thức thanh toán phổ biến 9

Trang 7

Mác… 100% (84)

24

TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ…Triết học

Mác… 100% (63)

7

2019-08-07 Giao trinh Triet hoc…Triết học

Trang 8

Môn: Thanh toán quốc tế GVHD: Phạm Thị Châu Quyên

LỜI MỞ ĐẦU

Thanh toán quốc tế là một mảng không thể tách rời đối với hoạt động thương mạiquốc tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, song cũng được đánh giá là lĩnhvực có nhiều rủi ro với việc lừa đảo trong hoạt động xuất nhập khẩu, gây thiệt hại khôngnhỏ đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

Việt Nam là một trong những quốc gia chủ động hội nhập kinh tế, khi cơ bản địnhhình mạng lưới gồm 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) Các FTA đã và đang mở rộngcánh cửa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, khi sân chơi ngày càngrộng lớn, cũng là khi các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với vô vàn những rủi rotrong khâu thanh toán quốc tế Các rủi ro trong thanh toán quốc tế là những vấn đề xảy rangoài ý muốn trong quá trình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế và ảnh hưởng xấuđến hoạt động kinh doanh của các chủ thể tham gia giao dịch Các rủi ro này có thể xảy rabất cứ thời điểm nào trong quá trình thực hiện giao dịch và với bất cứ chủ thể nào như nhàxuất khẩu, nhà nhập khẩu hay ngân hàng

Vụ việc gần 100 container hạt điều lừa đảo xuất khẩu sang Ý thời gian vừa qua đã

để lại bài học về sự cảnh giác, thận trọng trong thanh toán thương mại quốc tế Để tránhnhững vụ việc gian lận thương mại tương tự xảy ra, tìm hiểu đâu là nguyên nhân rủi rocần cảnh giác trong giao dịch thương mại quốc tế Qua việc phân tích hợp đồng cụ thể, đềtài chủ yếu nghiên cứu kỹ quy trình Thanh toán quốc tế bằng D/P và các bước kiểm tratính đúng đủ, hợp lệ của bộ chứng từ Từ đó thấy được những thực trạng còn vướng mắc

để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong Thanh toán hợp đồng bằng D/P Trong quá trình thực hiện, nhóm không tránh khỏi một số sai sót có thể xảy ra Rất mong nhận được những đánh giá và góp ý từ thầy để dự án được hoàn thiện hơn

Triết họcMác Lênin 99% (77)QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M…Triết học

Mác… 100% (33)

20

Trang 9

Môn: Thanh toán quốc tế GVHD: Phạm Thị Châu Quyên

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm

Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, sẽ lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (chứng từ gửi hàng và hối phiếu) Người bán nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó với điềukiện là người mua trả tiền thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ cho người mua để họ

có thể nhận hàng

D/P - Documents against Payment là một phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ Trong đó, tổ chức xuất khẩu chuyển chỉ thị cho ngân hàng xuất trình để giao chứng từ tiêu đề hàng hóa cho người nhập khẩu, chỉ khi người nhập khẩu thanh toán đầy

đủ theo hóa đơn giá trị hoặc hối phiếu Nói cách khác, nhà nhập khẩu chỉ có thể nhận hàng sau khi đã thanh toán cho ngân hàng xuất trình

Phương thức này gồm các loại:

(i) D/P at sight: thanh toán trả tiền ngay, khi nhận được thanh toán nhờ thu của người mua, thanh toán viên của ngân hàng giao chứng từ, yêu cầu người mua ký nhận;(ii) D/P at X days sight: thanh toán hối phiếu có thời hạn, thanh toán viên sẽ thông báo khách hàng đến chấp nhận hối phiếu có thời hạn

1.2 Các bên tham gia

Ngân hàng nhờ thu/ Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting Bank):

- Là ngân hàng được người nhờ thu ủy quyền thực hiện nhờ thu

- Ngân hàng chuyển trách nhiệm với người ủy thác; chuyển nguyên vẹn chứng

từ và các chỉ thị của người ủy thác cho ngân hàng thu

- Sử dụng ngân hàng do người nhờ thu chỉ định làm ngân hàng thu hộ

- Chịu trách nhiệm trả mọi chi phí phát sinh cho ngân hàng thu

Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank):

2

Trang 10

Môn: Thanh toán quốc tế GVHD: Phạm Thị Châu Quyên

- Là bất cứ ngân hàng nào liên quan đến nghiệp vụ nhờ thu, nhưng không phải

là ngân hàng gửi nhờ thu

- Là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển có trụ sở ở nước

người trả tiền

- Ngân hàng thu hộ nhận Lệnh nhờ thu từ ngân hàng chuyển và thực hiện trao

chứng từ cho người trả tiền theo điều kiện D/P ghi trong Lệnh nhờ thu

- Ngân hàng thu sẽ phải chịu trách nhiệm về Nhờ thu với ngân hàng chuyển.

Người trả tiền (Drawee): Là người mà Nhờ thu được xuất trình để thanh toán quy định

trong Lệnh nhờ thu

Người uỷ thác thu/ Người nhờ thu (Principal):

- Là người nhập khẩu, giao chỉ thị nhờ thu cho một ngân hàng

- Là mắt xích đầu tiên trong dây chuyền nhờ thu

- Là người hưởng lợi nhờ thu

- Là người quy định nội dung giao dịch nhờ thu

- Là người chịu chi phí cuối cùng về giao dịch nhờ thu

Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank):

- Nếu trực tiếp cho người trả tiền, trong trường hợp này thì ngân hàng thu hộ đồng thời là ngân hàng xuất trình

- Người trả tiền có quan hệ tài khoản với ngân hàng thu hộ, thì ngân hàng thu hộ sẽ xuất trình Nhờ thu trơn Ngược lại, người trả tiền có thể chuyển nhờ thu cho một ngân hàng khác có quan hệ tài khoản với người trả tiền để xuất trình Trong trường hợp này, ngân hàng phục vụ người trả tiền trở thành ngân hàng xuất trình, và chịu trách nhiệm trực tiếp với ngân hàng thu hộ.Lý do chọn dự án đầu tư

1.3 Quy trình tiến hành nghiệp vụ

Bước 1: Hai bên ký kết hợp đồng ngoại thương, trong đó điều khoản thanh toán ghi

rõ phương thức là D/P

Trang 11

Môn: Thanh toán quốc tế GVHD: Phạm Thị Châu Quyên

Bước 2: Nhà xuất khẩu gửi hàng hóa cho nhà nhập khẩu

Bước 3: Nhà xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ (bao gồm chứng từ thương mại và chứng từ tài chính (nếu có) tới ngân hàng nhờ thu

Bước 4: Ngân hàng nhờ thu lập lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới ngân hàng thu hộ

Bước 5: Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu, xuất trình bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu

Bước 6: Nhà nhập khẩu chấp nhận lệnh nhờ thu bằng cách thanh toán ngay cho ngânhàng thu hộ

Bước 7: Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ thương mại cho nhà nhập khẩu.Bước 8: Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu cho nhà xuất khẩu

4

Trang 12

Môn: Thanh toán quốc tế GVHD: Phạm Thị Châu Quyên

CHƯƠNG 2: THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ VỤ VIỆC

2.1 Tóm tắt về diễn biến thương vụ

Năm doanh nghiệp xuất khẩu điều thông qua môi giới của Công ty Trách Nhiệm Một Thành Viên Kim Hạnh Việt ký hợp đồng xuất khẩu đi Italia với số lượng 100 container hạt điều, trị giá khoảng 1.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp phát hiện hồ sơ nhờ thu từ ngân hàng Việt Nam tới các ngân hàng của người mua có sự thay đổi về số SWIFT (mã số định danh ngân hàng được cung cấp bởi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu); Ngân hàng của người mua tại Thổ Nhĩ Kỳ nhận được bộ chứng từ thì họ thông báo người mua không phải khách hàng của họ và đã trả lại bộ chứng từ nhưng không ghi rõ trả theo hình thức nào, không cung cấp số vận đơn cho ngân hàng Việt Nam, cho dù ngân hàng Việt Nam đã gửi rất nhiều điện liên hệ nhưng vẫn không nhận được thông tin trả lời; Ngân hàng tại Italy thông báo cho ngân hàng Việt Nam rằng họ đã nhận được bộ chứng từ nhưng là các bản copy không phải bản gốc; chứng từ gốc không biết thất lạc nơi đâu

Trước những dấu hiệu trên, một số doanh nghiệp chưa kịp vận chuyển đã khẩn cấp đề nghị ngân hàng ngăn chặn thu hồi chứng từ để dừng vận chuyển container Có doanh nghiệp ký xuất hơn 40 container kịp thu hồi 17 container hàng, chịu mất quyền kiểm soát

số còn lại Tổng cộng, trong 100 container ký xuất, tới thời điểm này, các doanh nghiệp vàngân hàng mất quyền kiểm soát 36 container hạt điều, trị giá hơn 7 triệu USD, tương đương hơn 160 tỷ đồng

2.2 Thông tin chi tiết về vụ việc

Khoảng tháng 2/2022, thông qua Công ty Kim Hạnh Việt (đơn vị môi giới), 5 doanh nghiệp kinh doanh hạt điều của Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu 100 container hạt điều trị giá gần 1.000 tỷ đồng sang Italia theo phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng

từ D/P Trong quá trình gửi hồ sơ và liên lạc với đối tác nhập khẩu, các doanh nghiệp này phát hiện nhiều dấu hiệu khả nghi nên đã tìm cách ngăn chặn được 64 container và đang

Trang 13

Môn: Thanh toán quốc tế GVHD: Phạm Thị Châu Quyên

tìm cách bán lại cho các đối tác ở châu Âu Còn lại, 36 container bị mất các bộ chứng từ gốc Ước tính thiệt hại số lô điều này khoảng 7,02 triệu USD, tương đương 163 tỷ đồng Vào chiều ngày 8/3/2022, Hiệp hội điều Việt Nam đã có công văn hỏa tốc số 19/2022/TM-HHĐ gửi Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại Italia cùng các bộ, ngành và Ngân hàng Nhà nước liên quan đến rủi ro 100 container hạt điều xuất khẩu sang Italia Toàn bộ lô hàng trên được đóng vào 100 container, điểm đến là Cảng Genoa, Cảng

LA Spezia do các hãng tàu quốc tế là Cosco, YANGMING, HMM, ONE vận chuyển Quátrình gửi hồ sơ nhờ thu từ 5 ngân hàng Việt Nam tới đầu mối ngân hàng bên mua tại Italia được ủy quyền đến một đầu mối ngân hàng khác tại Thổ Nhĩ Kỳ Như vậy, đã có sự thay đổi về số SWIFT (Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu) Tuy nhiên, sau khi ngân hàng bên mua nhận được bộ chứng từ, họ đã thông báo người mua không phải khách hàng của họ và đã trả lại bộ chứng từ trên; đồng thời, cũng không cung cấp số vận đơn, không trả lời cho 5 ngân hàng Việt Nam, mặc dù các ngân hàng Việt Nam liên hệ rất nhiều lần Phía các ngân hàng bên Việt Nam đã liên hệ với đầu mối ngân hàng bên mua tại Italia thì được thông báo rằng họ đã nhận được bộ chứng từ nhưng là các bản sao, không phải bản gốc Đặc biệt, trong quá trình làm việc, đại diện Công ty Kim Hạnh Việt cũng khẳng định “không biết công ty mua hàng mà chỉ làm việc qua một người môi giới khác tại Italy” Ở một diễn biến khác, liên quan tới tình tiết xuất hiện người cầm đủ bộ chứng từ gốc tới nhận container điều xuất khẩu, ông Nguyễn Đức Thanh – Đại diện Thamtán Thương mại Việt Nam tại Italy, cho biết khi thương vụ tới cảng Genova đã phát hiện

có người đã trả phí cảng và nộp bộ chứng từ gốc để đòi nhận những container hạt điều củaViệt Nam vừa cập cảng Vấn đề rủi ro ở đây là nếu ai cầm trong tay bộ chứng từ gốc, chỉ cần đến cảng gặp hãng vận chuyển là có thể nhận hàng Chiếu theo Luật Thương mại quốc tế, hãng tàu 5 phải giao hàng cho người nhận có bộ chứng từ gốc, nếu không sẽ bị kiện Nên để không bị mất hàng, Thương vụ đã giải thích với hãng tàu về nghi vấn bị lừa,

lô hàng cập cảng trên chưa nhận được tiền, nhưng người mua, bằng cách nào đó, đã lấy được bộ chứng từ gốc ở Italy chậm một chút, người cầm bộ chứng từ gốc có thể thông quan nhận hàng của Việt Nam mà không trả tiền Lúc này, các doanh nghiệp và ngân hàngnhư ngồi trên lửa vì vẫn chưa xác định được chính xác bộ chứng từ gốc hiện đang ở đâu

6

Trang 14

Môn: Thanh toán quốc tế GVHD: Phạm Thị Châu Quyên

Trong khi đó, tình hình đang rất cấp bách, một số lô hàng đã cập cảng, một số lô khác sắp đến

Ngày 20 tháng 4 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trực tiếp hội đàm với Thủ tướng Italia Mario Draghi và đề nghị hỗ trợ Hiệp hội điều Việt Nam đã đề nghị Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại Italia làm việc với các cơ quan có thẩm quyền tại Italia, đề nghị các hãng tàu trên áp dụng biện pháp “khẩn cấp”, tạm thời giữ các lô hàng tại cảng và lô hàng sắp đến; không giải phóng hàng cho người nhận ngay cả khi trình vận đơn gốc Chỉ cho phép giải phóng hàng khi nhận được xác nhận từ các chủ hàng; mọi thông tin hãng tàu nhận được từ phía người nhận hàng phải thông báo ngay chochủ hàng” Cuối cùng, hãng tàu Cosco đồng ý dừng ngay việc giao lô hàng Bộ trưởng BộCông Thương Nguyễn Hồng Diên đã có công thư gửi Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính, Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italia đề nghị các bên cùng phối hợp tham gia hỗ trợ giải quyết sự việc, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam Bộ Ngoại giao,

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an cũng đã tíchcực vào cuộc, triển khai các biện pháp hỗ trợ

Kết quả giải quyết vụ việc như sau: Trong số 100 container của 5 công ty xuất khẩu Việt Nam ký hợp đồng bán cho nhóm công ty nhập khẩu Italia: Ngay khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo, các doanh nghiệp Việt Nam phối hợp với các đơn vị đã kịp thời dừng không giao 26 container Trong số 74 container đã giao hàng xuống tàu thì có 39 container phía Việt Nam đã kịp thời dừng một số container tại cảng hóa cảnh ở Singapore và cho quay trở lại Việt Nam Một số container đã và đang trên đường đến cảng ở Italia thì Việt Nam

đã đề nghị đơn vị chuyển phát chứng từ giao lại những bộ chứng từ gốc chưa giao cho ngân hàng người mua Trong số 35 container mất bộ chứng từ gốc, chúng ta đã giải quyết được 30 container đưa về Việt Nam, bán cho khách hàng khác tại Italia hoặc bán sang nước thứ ba Với 5 container còn nằm lại tại cảng Italia, sau một quá trình làm việc với các cơ quan chức năng của Italia vào ngày 27/05/2022, Tòa án dân sự Larino đã ra phán quyết trả lại quyền sở hữu của 3 container nằm trong phạm vi tố tụng của tòa này Sau đó hai ngày, Cảnh sát Kinh tế - Tài chính Napoli và Cảnh sát Quân đội cảng Genova đã ra

Trang 15

Môn: Thanh toán quốc tế GVHD: Phạm Thị Châu Quyên

quyết định trả 2 container cuối cùng cho doanh nghiệp Việt Nam Như vậy, toàn bộ 100 container hạt điều đều đã được trả lại quyền sở hữu cho các doanh nghiệp Việt Nam

2.3 Tổn thất thực tế

Để xử lý các lô hàng này, các Doanh nghiệp cũng đã bỏ ra rất nhiều thời gian và chi phí liên quan đến đặt cọc/bảo lãnh ngân hàng, chi phí đàm phán để giữ quyền kiểm soát Container; chi phí vận chuyển hàng về lại Việt Nam, chi phí liên quan đến việc tìm kiếm các đối tác khác để giao kết, xử lý lô hàng, …

Hơn nữa, việc đặt cọc/bảo lãnh ngân hàng hơn 100% giá trị lô hàng sẽ gây ra việc chiếm dụng vốn đối với doanh nghiệp, gây cản trở việc thực hiện các hợp đồng tiếp theo hay tái đầu tư

8

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w