Trang 5 triển bền vững, nhanh chóng hội nhập với thế giới và bước thêm một bước vữngchắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.Chính vì vậy, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Quan điểm duy vật
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VỚI Ý THỨC VÀ VẬN DỤNG VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện: Đặng Nguyễn Minh Hạnh Lớp: TRI114.2
Khóa: 61 Giáo viên hướng dẫn: TS Đào Thị Trang
Số thứ tự: 14
Hà Nội, tháng 11 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Mục lục……… 1
Mở đầu……… 2
I Lí do chọn đề tài………….……… ……… ………2
II Mục đích……… …… ………
3 III Nhiệm vụ……….… … ………
3 IV Đối tượng nghiên cứu……….…… … ………3
V Kết cấu tiểu luận……… ….….… ………3
Nội dung………4
I Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức… 4
1 Khái niệm giữa vật chất với ý thức………
……… 4
2 Mối quan hệ giữa vật chất với ý thức………
……… 4
3 Ý nghĩa phương pháp luận 6
II Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất với ý thức vào công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay …… ………
………….7
1.Những thành công trong việc vận dụng mối quan hệ giữa vật chất với ý thức vào công cuộc đổi mới………
……….7
2.Một số hạn chế cần khắc phục 10
Kết luận……… ……….………
12 Tài liệu tham khảo……… ……….………… 13
Trang 4MỞ ĐẦU
I Lí do chọn đề tài
Trên thế giới hiện nay, các quốc gia đang phát triển đều dần lớn mạnh và
có những bước tiến đáng kinh ngạc Việt Nam có thể tự hào rằng đất nước ta là một điển hình trong số ấy Gần đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã thay đổi dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên 7% cho năm 2022, trái ngược với triển vọng mờ nhạt của các nước khác trong khu vực và dự kiến sẽ là tốc độ nhanh nhất trong số các nền kinh tế lớn của châu Á (Era Dabla-Norris, Federico J Díez
và Giacomo Magistretti, 2022) Việt Nam đã làm được việc mà không phải quốc gia nào cũng làm được Nhìn lại những năm tháng lịch sử trong quá khứ, sau năm 1975, đất nước ta tuy được thống nhất nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: miền Bắc, hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ đã làm chậm quá trình tiến lên của đất nước; miền Nam, hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân do Mĩ để lại còn rất nặng nề; nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung kém hiệu quả; đất nước bị bao vây cấm vận bởi các quốc gia phương Tây;… Hơn 40 năm kể từ khi bước ra khỏi chiến tranh, thống nhất đất nước, Việt Nam
đã chuyển mình từ một trong những nền kinh tế nhỏ bé nhất toàn cầu thành một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất Những thành công này
có được phải kể đến vai trò vô cùng quan trọng của công cuộc đổi mới bắt đầu
từ năm 1986
Dù đã quyết định ra chủ trương đổi mới nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn hàng loạt khó khăn cần giải quyết Tư duy của người dân và các nhà lãnh đạo vẫn giằng co giữa cái cũ và cái mới, vẫn tồn tại những nghi ngờ, lo lắng về hiệu quả, rủi ro trong quá trình thực hiện Tuy nhiên, bằng việc vận dụng một cách tích cực, sáng tạo triết học Mác – Lênin mà điển hình trong đó là quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ giữa vật chất với ý thức, Đảng và Nhà nước đã đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng, xây dựng một nền kinh tế phát
Trang 5triển bền vững, nhanh chóng hội nhập với thế giới và bước thêm một bước vững chắc tiến lên chủ nghĩa xã hội
Chính vì vậy, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức và vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay”
II Mục đích
Tìm hiểu về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức và ứng dụng của nó trong công cuộc đổi mới; những thành tựu mà công cuộc đổi mới đạt được nhờ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Qua đó, góp phần giúp mọi người hiểu rõ hơn
về đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước
III Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lí luận về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức
- Phân tích quá trình của công cuộc đổi mới và những thành tựu đạt được
do áp dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ giữa vật chất với ý thức
- Đề ra một số ý kiến cá nhân
IV Đối tượng nghiên cứu
Công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay về các mặt kinh tế và chính trị
V Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì phần nội dung tiểu luận còn có hai chương chính:
- I: khái quát về vật chất, ý thức và ý nghĩa phương pháp luận
- II: những thành công bởi việc vận dụng quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức trong công cuộc đổi mới và một số vấn đề còn cần khắc phục
Trang 6NỘI DUNG
I Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức
1 Khái niệm vật chất và ý thức
- Vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta sao chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” (C Mác và
Ph Ăngghen)
- Ý thức: Ý thức theo quan niệm thông thường được hiểu là những quan điểm,
tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,… nảy sinh từ thực thế giới vật chất và phản ánh lại thế giới vật chất trong những giai đoạn nhất định Theo quan điểm duy vật biện chứng, xuất phát từ nguồn gốc tự nhiên, ý thức là thuộc tính của vật chất; nhưng không phải mọi dạng vật chất, mà là thuộc tính của bộ óc con người Óc người
là khí quan vật chất của ý thức, ý thức là chức năng của bộ óc con người Ý thức
là trình độ phản ánh thế giới vật chất cao nhất Xuất phát từ nguồn gốc xã hội, ý thức là một sản phẩm của xã hội, được nảy sinh và phát triển thông qua quá trình lao động và ngôn ngữ
2 Mối quan hệ giữa vật chất với ý thức
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản, cốt lõi để phân biệt các trường phái triết học Theo đó, triết học Mác – Lênin khẳng định: Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất có trước ý thức, quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất
* Vật chất quyết định ý thức trên bốn phương diện sau:
- Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức: vật chất sinh ra ý thức vì ý thức xuất hiện gắn liền với con người cách đây 3-7 triệu năm, mà con
Trang 7Discover more
from:
TRI114
Document continues below
Triết học Mác
Lênin
Trường Đại học…
999+ documents
Go to course
Triết p1 - vở ghi chép triết học mác lê nin
Triết học
24
TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ…
Triết học
7
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc…
Triết học
248
Tiểu luận Triết học
Triết học
12
Đề cương Triết 1 CK
-Đề cương Triết 1 CK …
34
Trang 8người là kết quả của một quá trình phát triển, tiến hóa lâu dài, phức tạp của tự nhiên, thế giới vật chất
- Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức: dưới bất kì hình thức nào, ý thức đều là phản ánh của hiện thực khách quan, nội dung của ý thức là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan trong đầu óc con người
- Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức: phản ánh của ý thức là phản ánh chủ động, tích cực, sáng tạo thông qua thực tiễn Chính thực tiễn là hoạt động vật chất có tính cải tiến thế giới con người, là cơ sở để hình thành, phát triển ý thức Trong đó, ý thức con người vừa phản ánh, vừa sáng tạo, phản ánh để sáng tạo và sáng tạo trong phản ánh Ví dụ: trước khi đổi mới, nền kinh
tế kế hoạch hóa tập trung tồn tại rất nhiều những hạn chế, gây khó khăn cho người dân, điều này đã được phản ánh lại trong ý thức, từ đó ý thức phản ánh lại thực tiễn bằng những chủ trương, đường lối đúng đắn và phù hợp hơn, đó cũng chính là đường lối đổi mới
- Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển và mất đi của ý thức: mọi sự tồn tại và phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biến đổi của vật chất; vật chất thay đổi thì sớm hay muộn ý thức cũng phải thay đổi theo Ví dụ: trong nạn đói năm 1945, mong ước lớn nhất của nhân dân ta lúc bấy giờ là ăn
no, mặc ấm; nhưng trong xã hội ngày nay, khi đời sống phát triển, mong ước của con người ta đã không chỉ dừng lại ở ăn no, mặc ấm mà thay đổi trở thành ăn ngon, mặc đẹp
* Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:
- Mối quan hệ giữa ý thức và vật chất vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính độc lập tương đối Nghĩa là, vật chất luôn là cái có trước và quyết định ý thức, nhưng ngược lại ý thức cũng có tác động trở lại đối với vật chất Ý thức có thể biến đổi nhanh, chậm, song hành với hiện thực, nhưng nhìn chung nó thường thay đổi chậm hơn so với sự thay đổi của thế giới vật chất
- Ý thức tác động trở lại thế giới vật chất theo hai chiều: ý thức tích cực, tiến bộ, phản ánh đúng quy luật khách quan sẽ thúc đẩy thế giới vật chất phát
Triết học Mác Lênin 99% (77)
QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M…
Triết học
20
Trang 9triển và chỉ đạo hoạt động thực tiễn thành công Ngược lại, ý thức tiêu cực, lạc hậu, không phản ánh đúng quy luật khách qua thì sẽ kìm hãm sự phát triển, tuy nhiên sự kìm hãm này chỉ là tạm thời, không phải bất biến
- Phương thức phản ánh của ý thức là thông qua hoạt động thực tiễn của con người
- Vai trò của ý thức chính là vai trò hoạt động thực tiễn của con người được điều khiển bởi ý thức
3 Ý nghĩa phương pháp luận
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác – Lênin ta rút ra được phương pháp luận là tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy tính năng động chủ quan
* Tôn trọng tính khách quan, tránh chủ quan duy ý chí, chủ nghĩa duy vật tầm thường, chủ nghĩa thực dụng
- Phải xem xét sự vật hiện tượng như chính nó tồn tại trên thực tế
- Trong hoạt động thực tiễn phải luôn lấy nhân tố vật chất làm cơ sở
- Phải tôn trọng và hoạt động theo quy luật khách quan
* Phát huy tính năng động, sáng tạo của nhân tố chủ quan: để làm được điều này, cần coi trọng công tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng; nâng cao trình độ tri thức khoa học; bồi dưỡng lòng nhiệt tình, ý chí cách mạng và giữ gìn phẩm chất đạo đức tốt đẹp
Để thực hiện nguyên tắc tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng động chủ quan, còn phải nhận thức và giải quyết đung đắn các quan hệ lợi ích, phải biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội; phải có động cơ trong sáng, thái độ thật sự khách quan, khoa học, không vụ lợi trong nhận thức và hành động của mình
Tiểu kết chương I: Theo triết học Mác – Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức, ý thức tác động tích cực trở lại vật chất Chính vì vậy, nâng cao sự hiểu biết về vai trò của
Trang 10mối quan hệ giữa vật chất và ý thức cũng đồng nghĩa với việc nâng cao năng lực nhận thức, phân tích các quy luật khách quan để từ đó vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, cải thiện đời sống xã hội và phát triển đất nước Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao tri thức và hoàn thiện nhân cách sống cho các cán bộ, công nhân viên chức và người dân
II Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất với ý thức vào công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay
Công cuộc đổi mới được hiểu là một chương trình cải cách toàn diện về mọi mặt, từ kinh tế, chính trị đến xã hội được Đảng cộng sản Việt Nam đề ra và lãnh đạo thực hiện với mục tiêu phát triển đất nước về mọi mặt, có định hướng lâu dài Trong công cuộc đổi mới đó, triết học Mác – Lênin nói chung và quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức nói riêng là một hệ thống những quan điểm cơ sở, cần thiết và đóng vai trò cốt lõi để dẫn đến thành công
1 Những thành công trong việc vận dụng mối quan hệ giữa vật chất với ý thức vào công cuộc đổi mới
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã phạm phải sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan trong việc xây dựng các nhiệm vụ, bước đi cho việc quản lí kinh tế Chúng ta đã chủ quan và đánh giá quá cao những nguồn lực và khả năng hiện có lúc bấy giờ dẫn đến hàng loạt những quyết định nóng vội trong việc xây dựng xã hội chủ nghĩa: xóa bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần; đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng trong khi trình độ dân trí còn chưa đủ cao, các cơ sở vật chất như nhà xưởng, thiết bị còn khuyết thiếu; duy trì quá lâu cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp;
có nhiều chủ trương sai trong việc cải cách giá cả, tiền tệ, tiền lương… Một ví
dụ cụ thể đó là cuộc cải cách cuối cùng vào tháng 8/1985 Cuộc cải cách đã thực hiện cùng một lúc ba việc: thay đổi giá cả hàng hóa, thay đổi chế độ tiền lương, đổi tiền Trong khoảng thời gian đầu, mọi người rất vui mừng vì những kết quả tích cực, giá cả trên thị trường ổn định Nhưng đến tháng 10/1985, giá cả bắt đầu
Trang 11leo thang, lương không đủ sống do bản chất nền kinh tế bị mất cân đối Đó là cuộc thí nghiệm cuối cùng của cuộc cải cách giá, lương, tiền tính từ năm 1976 tới 1985
Từ những sai lầm đó, bước sang năm 1986, Đảng và Chính phủ ta nhận ra không thể tiến hành cải cách cục bộ trong khi không thay đổi cơ chế quản lí kinh
tế Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, Đảng ta thừa nhận sai lầm về đường lối chứ không phải một chính sách cụ thể Tại Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng đã nghiêm khắc phê bình và phân tích ra nguyên nhân đúng dẫn đến khủng hoảng kinh tế, xã hội đồng thời đề ra chủ trương đổi mới về kinh tế và chính trị Về chính trị, Đảng đã đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và giữ vững ổn định Đối với đổi mới về kinh
tế, Đảng ta đã thực hiện ba chương tình sản xuất: chương trình sản xuất lương thực, thực phẩm; chương trình sản xuất hàng tiêu dùng; chương trình sản xuất hàng xuất khẩu Từ lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và những thành công, thất bại trong quá trình lãnh đạo, Đại hội Đảng lần thứ VII đã chỉ ra những vấn đề lớn cần giải quyết như vấn đề lạm phát, thiếu việc làm, vấn đề hòa hoãn quan hệ với Mĩ và kết giao với các nước khác Đặc biệt, Đại hội cũng xác định: “Về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, phải tập trung làm tốt đổi mới kinh tế, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nhân dân về đời sống, việc làm và các nhu cầu xã hội khác, xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật cuả chủ nghĩa xã hội, coi đó là điều kiện quan trọng để tiến hành thuận lợi đổi mới trong lĩnh vực chính trị.”
Sau năm 1986, nước ta trải qua một giai đoạn nền kinh tế chưa phát triển được
do chưa khắc phục về cơ bản những hệ luỵ cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội tạo
ra Tới năm 1991, kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc, bước vào giai đoạn ổn định và phát triển Tăng trưởng kinh tế của thời kỳ 1992-1997 đã cao gấp hơn hai lần của thời kỳ 1977-1991, 8,77%/năm so với 4,07%/năm Như vậy, qua hai
kì Đại hội Đảng, nước ta đã có những thay đổi rõ rệt, một bước nhảy vọt trong
Trang 12nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ đã dần chuyển đổi từ nền kinh tế cơ chế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường
Đại hội đã rút ra bài học quan trọng là: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan và hành động theo quy luật khách quan.”
Ngoài việc tôn trọng tính khách quan, công cuộc đổi mới hiện nay cũng cần phát huy tính năng động chủ quan Đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đảng ta đã chủ trương “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” Hiện nay, nước ta tuy có nguồn nhân lực dồi dào nhưng lao động chất lượng cao còn khuyết thiếu Vì vậy, nâng cao trình độ dân trí, tri thức và tay nghề cho người lao động đang là một trong những trọng tâm của quá trình phát triển đất nước Bên cạnh trình độ chuyên môn, lao động Việt Nam còn có các đặc điểm như: chăm chỉ, cần cù, khéo léo, tỉ mỉ, khả năng tiếp thu nhanh nhưng vẫn còn bộ phận người có tư tưởng ỷ lại, trì trệ, thiếu tính sáng tạo Qua đó để nhận thấy, muốn huy được tối đa sức mạnh của nguồn lao động chúng ta cần chống lại tư tưởng, thái độ thụ động, bảo thủ, thiếu tính sáng tạo; phải coi trọng vai trò của ý thức, của công tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng, coi trọng giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Đồng thời, phải giáo dục nâng cao trình độ tri thức khoa học, áp dụng lí luận vào thực tiễn; củng cố, bồi dưỡng ý chí cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; coi trọng việc giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức Nhà nước ta đã có những hành động cụ thể để thực hiện mục tiêu này Nhà nước hiện nay đang tạo rất nhiều điều kiện cho thuận lợi cho công tác giáo dục như: tổ chức các chương trình trao đổi sinh viên, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ ngày nay có nhiều cơ hội tiếp thu nền giáo dục, tri thức từ các quốc gia khác nhau; tổ chức các cuộc thi mang tính quy mô lớn nhằm giao lưu, học hỏi, tạo điều kiện phát hiện và phát triển những điểm mạnh của mỗi cá nhân; có những chính sách ưu tiên nhằm khuyến khích những học sinh vùng sâu, vùng xa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn…