1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích những đặc trưng, chức năng và tính tấtyếu của việc xây dựng nhà nước xhcn những chứcnăng cần chú trọng khi xây dựng nhà nước xhcn

24 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Những Đặc Trưng, Chức Năng Và Tính Tất Yếu Của Việc Xây Dựng Nhà Nước XHCN. Những Chức Năng Cần Chú Trọng Khi Xây Dựng Nhà Nước XHCN
Tác giả Mai Hương Trà, Bùi Phương Anh Duyên, Huỳnh Thị Tú Uyên, Lê Gia Bảo Hân, Nguyễn Trần Minh Khang
Người hướng dẫn Th.S Giang Thị Trúc Mai
Trường học Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại TP.HCM
Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,05 MB

Nội dung

Trang 6 CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚCXÃ HỘI CHỦ NGHĨA1.1 Khái niệm, sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa1.1.1 Khái niệmKhái niệm nhà nướcNhà nước là một tổ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI TP.HCM

BÁO CÁO NHÓM Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

CHỦ ĐỀ:

PHÂN TÍCH NHỮNG ĐẶC TRƯNG, CHỨC NĂNG VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC XHCN NHỮNG CHỨC NĂNG CẦN CHÚ TRỌNG KHI XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC XHCN Ở

VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 8

4 Lê Gia Bảo Hân – 2212155077

5 Nguyễn Trần Minh Khang - 2112252610

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 09/2023

Trang 2

3

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 5

MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Mục tiêu 6

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 7

1.1 Khái niệm, sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa 7

1.1.1 Khái niệm 7

1.1.2 Sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa: 7

1.2 Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa 9

CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐẶC TRƯNG, CHỨC NĂNG VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 11

2.1 Đặc trưng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam: 11

2.2 Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa: 15

2.2.1 Chức năng đối nội: 15

2.2.2 Chức năng đối ngoại: 17

2.3 Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa 17

CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG MÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CẦN CHÚ TRỌNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

4

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận phục vụ cho quá trình tổng hợp phân tích, đánh giá và rút rakết luận về chủ đề đã chọn thông qua việc vận dụng những kiến thức đã học ở môn Chủnghĩa xã hội khoa học, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến côGiang Thị Trúc Mai, giảng viên bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học tại trường Đại họcNgoại thương Cơ sở II tại TP Hồ Chí Minh Chúng em cảm ơn cô vì đã tận tâm trongviệc giảng dạy, mang đến cho chúng em những kiến thức bổ ích và có giá trị thực tiễn;đồng thời mang đến một cơ hội thực tế, có tính thử thách giúp các thành viên trong lớp có

cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu lẫn nhau và được học tập, làm việc nhóm cùng nhau

Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã đồng hành và hỗ trợchúng em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện bài tiểu luận Sự khích lệ, ý kiếnđóng góp và sự đồng lòng của tất cả mọi người đã giúp chúng em vượt qua những khókhăn và hoàn thành bài viết một cách tốt nhất

Lời cuối cùng, do sự hạn chế về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm, nhóm chúng emchắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót Nhóm chúng em xin được tiếp thu, ghinhận những nhận xét và góp ý xây dựng từ phía cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

và nâng cao chất lượng của các công trình nghiên cứu trong tương lai

Nhóm sinh viên thực hiệnNhóm 8

5

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, vấn đề chính quyền và việc xây dựnghoàn thiện một nhà nước kiểu mới, nhà nước của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam luôn

là mối quan tâm hàng đầu, là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, của Nhà nước ta Đặc biệt,

sự phát triển của đất nước trong giai đoạn đổi mới và vận hành nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa đang đặt ra yêu cầu xây dựng một nền dân chủ, đảm bảo cácquyền tự do và bình đẳng của con người, của công dân cũng như yêu cầu cải cách bộ máynhà nước, xây dựng hệ thống pháp luật càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết

Tuy nhiên, xét về cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu và giảiquyết Vì vậy, để hiểu được tầm quan trọng của xây dựng nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa, nhóm em chọn đề tài: “Phân tích những đặc trưng, chức năng và tính tất yếucủa việc xây dựng nhà nước XHCN Trong quá trình hội nhập, Nhà nước XHCN ViệtNam cần chú trọng những chức năng nào.”

2 Mục tiêu

Làm sáng tỏ về mặt lý luận nguồn gốc, đặc trưng, bản chất của nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa; Thực trạng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị chú trọng các chức năng trong quá trình hội nhậphiện nay

6

Trang 6

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1.1 Khái niệm, sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

1.1.1 Khái niệm

Khái niệm nhà nước

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làmnhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự

xã hội với mục đích bảo về địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội

Khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên

cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản của giai cấp côngnhân;là một kiểu nhà nước mà ở đó sự thống trị chính trị thuộc về giai cấp công nhân, docách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xãhội, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ trên tất cả các mặt cả đời sống xã hội trongmột xã hội phát triển cao - xã hội chủ nghĩa Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức trụ cộtthể hiện và thực hiện ý chí quyền lực của nhân dân, vừa là bộ máy hành chính, vừa là tổchức quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân

1.1.2 Sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa:

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, một xã hội mới ra đời bao giờ cũng đượcthai nghén từ trong lòng xã hội cũ, trên cơ sở giải quyết những mâu thuẫn nội tại kháchquan của xã hội Khi mâu thuẫn xã hội lên tới đỉnh điểm, cách mạng xã hội nổ ra là tấtyếu Thắng lợi của cách mạng đưa tới việc xoá bỏ nhà nước cũ, thiết lập nhà nước kiểumới Thực tế đã chứng minh luận điểm đó

Vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản dần chuyển thành chủ nghĩa đếquốc, mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa ngày càng trở nên hầm trọng Quan

hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng mâu thuẫn gay gắt với lực lượng sản xuất pháttriển ngày càng cao Cùng với nó, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sảncũng ngày càng sâu sắc Giai cấp tư sản rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng.Nỗi cùng khổ quẫn bách của giai cấp vô sản trở nên nặng nề hơn bao giờ hết, ý thức giác

7

Trang 7

xã hội… 100% (14)

9

Chủ nghĩa Xã hội Khoa học

xã hội… 100% (12)

11

Đề thi chủ nghĩa xã hội khoa học cuối kỳ

5

Trang 8

ngộ chính trị của họ ngày càng được nâng cao, trước đó họ phải nhẫn nhục chịu để chogiai cấp tư sản áp bức, bóc lột nhưng đến “thời kì bão táp” họ đã bị đẩy đến chỗ phải cóhành động lịch sử Tất cả những yếu tố đó là những tiền đề cho một cuộc cách mạng xãhội có thể nổ ra Trong hoàn cảnh đó, các chính đảng, đội tiên phong chiến đấu của giaicấp vô sản được vũ hang bằng học thuyết Mác - Lênin, trên cơ sở nhận thức rõ tình thế vàthời cơ cách mạng, nắm vững quan điểm về bạo lực cách mạng, phát động quần chúngđứng lên làm cách mạng, đập tan chính quyền của giai cấp tư sản, giành chính quyền vềtay nhân dân Thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản đưa đến việc thiết lập nhà nước xãhội chủ nghĩa.

Có thể thấy rằng, khát vọng về một xã hội công bằng, dân chủ, bình đẳng và bác ái đãxuất hiện từ lâu trong lịch sử Xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân lao động muốnthoát khỏi sự áp bức, bất công, chuyên chế Ước mơ xây dựng một xã hội công bằng, dânchủ, những giá trị của con người được tôn trọng và bảo vệ, có điều kiện phát triển nănglực, nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp côngnhân và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

Tuy nhiên, chỉ đến khi xã hội tư bản chủ nghĩa xuất hiện, khi mà những mâu thuẫn giữaquan hệ sản xuất tư bản về tư liệu sản xuất với tính chất xã hội hóa ngày càng tăng caocủa lực lượng sản xuất trở nên ngày càng gay gắt dẫn tới các cuộc khủng hoảng về kinh

tế và mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản làm xuất hiện các phong trào đấutranh của giai cấp vô sản, các Đảng Cộng sản mới được thành lập để lãnh đạo phong tràođấu tranh cách mạng và trở thành nhân tố có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cácmạng Bên cạnh đó, giai cấp vô sản được trang bị bởi vũ khí lý luận là chủ nghĩa Mác -Lênin, với tư cách cơ sở lý luận để tổ chức, tiến hành cách mạng và xây dựng nhà nướccủa giai cấp mình sau chiến thắng Cùng với đó, các yếu tố dân tộc và thời đại cũng tácđộng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động củamỗi nước Dưới tác động của các yếu tố khác nhau và cùng với đó là mâu thuẫn gay gắtgiữa giai cấp vô sản và nhân dân lao động với giai cấp bóc lột, cách mạng vô sản có thểxảy ra ở những nước có chế độ tư bản chủ nghĩa phát triển cao hoặc các nước dân tộcthuộc địa Ngoài ra, cách mạng vô sản cũng có thể xảy ra ở những nước chưa trải qua chế

8

Chủ nghĩa

xã hội kho… 94% (18)Giao trinh chu nghia

xa hoi khoa hoc…Chủ nghĩa

xã hội… 100% (7)

144

Trang 9

độ tư bản chủ nghĩa Ở những nước này, yếu tố dân tộc và thời đại có tác động mạnh mẽđến phong trào cách mạng của nhân dân lao động Khi xuất hiện những tiền đề kinh tế xãhội ở trong nước, cùng với sự tác động của yếu tố quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi chophong trào cách mạng của nhân dân lao động nổ ra và thắng lợi, xoá bỏ nhà nước cũ,thiết lập nhà nước của nhân dân lao động.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản vànhân dân lao động tiến hàng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tuy nhiên tùy vào đặcđiểm và điều kiện của mỗi quốc gia, sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng nhưviệc tổ chức chính quyền sau cách mạng có những đặc điểm, hình thức và phương phápphù hợp Song điểm chung giữa các nhà nước xã hội chủ nghĩa ở chỗ, đó là tổ chức thựchiện quyền lực của nhân dân, thực hiện việc tổ chức quản lý kinh tế văn hóa xã hội củanhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

1.2 Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa

So với các kiểu nhà nước khác trong lịch sử, nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nướcmới, có bản chất khác với bản chất của các kiểu nhà nước bóc lột trong lịch sử Nhà nước

xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa, là công

cụ để thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp

vô sản Tính ưu việt về mặt bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện trêncác phương diện:

Về chính trị, nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, giai cấpcủa lợi ích phù hợp với lợi ích chung của quần chúng nhân dân lao động Trong xã hộichủ nghĩa, giai cấp vô sản là lực lượng giữ vị trí thống trị về chính trị Tuy nhiên, sựthống trị của giai cấp vô sản có sự khác biệt về chất so với sự thống trị của các giai cấpbóc lột trước đây Sự thống trị của các giai cấp bóc lột là sự thống trị của thiểu số đối vớitất cả các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội nhằm bảo vệ và duy trì địa vịcủa mình Còn sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản là sự thống trị của đa số đốivới thiểu số giai cấp bóc lột nhằm giải phóng giai cấp mình và giải phóng tất cả tầng lớpnhân dân lao động khác trong xã hội Do đó nhà nước xã hội chủ nghĩa là đại biểu cho ýchí chung của nhân dân lao động

9

Trang 10

Nhà nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo Thông qua nhà nước, Đảng lãnhđạo xã hội về mọi mặt và nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình trênmọi mặt của xã hội Nhân dân lao động tham gia nhiều vào công việc nhà nước, Đây làmột “nhà nước nửa nhà nước”, với tính tự giác, tự quản của nhân dân rất cao, thể hiện cácquyền dân chủ, làm chủ và lợi ích của chính mình ngày càng rõ hơn Vì vậy, Nhà nước xãhội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộcsâu sắc.

Về kinh tế, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của cơ sở kinh tế xãhội chủ nghĩa, đó là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu, do đó, không tồn tạiquan hệ sản xuất bóc lột Nếu như tất cả các nhà nước bóc lột khác trong lịch sử đều là bộmáy của thiểu số những kẻ bóc lột; thì nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là bộ máy chính trị

- hành chính, một cơ quan cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế - xã hội củanhân dân lao động, nó không còn là nước theo đúng nghĩa mà chỉ là “ nửa nhà nước”.Việc chăm lo cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động trở thành mục tiêu hàng đầu củanhà nước xã hội chủ nghĩa

Chủ nghĩa xã hội được hình thành dựa trên cơ sở từng bước thiết lập chế độ sở hữu về tưliệu sản xuất, bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể Chế độ sở hữu này được củng

cố, hoàn thiện, bảo đảm thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, xóa bỏ dần những mâu thuẫn đốikháng trong xã hội, làm cho mọi thành viên trong xã hội ngày càng gắn bó với nhau vìnhững lợi ích căn bản

Nhà nước xã hội chủ nghĩa bảo đảm cho mọi người có quyền bình đẳng trong lao độngsáng tạo và hưởng thụ Mọi người có sức lao động đều có việc làm và hưởng thù lao theonguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” Đó là một trong những cơ sở củacông bằng xã hội ở giai đoạn này

Về văn hóa - xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng tinh thần là

lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và những giá trị văn hóa tiên tiến, tiến bộ của nhânloại, đồng thời mang những bản sắc riêng của dân tộc Sự phân hóa giai cấp, tầng lớp

10

Trang 11

từng bước được thu hẹp, các giai cấp, tầng lớp bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồnlực và cơ hội để phát triển.

CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐẶC TRƯNG, CHỨC NĂNG VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦANHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

2.1 Đặc trưng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Trên cơ sở vận dụng sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh và các quan điểm của Đảng về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Hiến pháp nước ta, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn xây dựng và hoàn thiện Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời gian qua, xu thế phát triển tất yếu của

nó thời gian tới và tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, có thể khái quát hóa các đặc trưng

cơ bản vừa thể hiện tính phổ biến vừa thể hiện tính đặc thù của Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Việt Nam như sau:

Thứ nhất, Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân,

vì nhân dân Đặc trưng này thể hiện tính phổ biến của Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam, nói về chủ quyền nhân dân, được thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh,khẳng định trong các văn kiện của Đảng, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam Đặc trưngnày đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện thể chế bảo đảm chủ quyền nhân dân, vai trò chủ thể,trung tâm của nhân dân; thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểmtra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; mở rộng các hình thức thực hành dân chủ trực tiếp;phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân; có cơ chế phát huy vai trò nòng cốt củaMặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội trong việc bảo đảm quyền làmchủ của nhân dân

Thứ hai, quyền con người, quyền công dân là giá trị cao cả của xã hội, được công nhận,tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật Đặc trưng này thể hiện tính phổbiến của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được ghi nhận trong các vănkiện của Đảng, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam Để đáp ứng đặc trưng này đòi hỏi tiếptục nâng cao nhận thức về quyền con người, quyền công dân; hoàn thiện thể chế, thiếtchế về quyền con người, quyền công dân; lấy việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền conngười, quyền công dân làm tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhànước; đưa nguyên tắc dựa trên quyền con người thành yêu cầu trong xây dựng và thực thichính sách, pháp luật

11

Trang 12

Thứ ba, Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xãhội bằng Hiến pháp và pháp luật, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật Đây là đặc trưngmang tính phổ biến, xuyên suốt bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp trong tổ chức và hoạtđộng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Đặc trưng này đòi hỏi phảixây dựng ý thức và lối sống thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong hệ thống chính trị

và toàn bộ xã hội; bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật và hoàn thiện

cơ chế bảo vệ Hiến pháp

Thứ tư, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặtchẽ và kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lậppháp, hành pháp, tư pháp.Đặc trưng này thể hiện tính đặc thù của Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gắn với hệ thống chính trị Việt Nam, là sự thể hiện sinh độngviệc vận dụng sáng tạo của Đảng và Nhà nước ta Đặc trưng này đòi hỏi phải tiếp tụchoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiệncác quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp theo hướng xác định rõ ràng, rành mạch chứcnăng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các thiết chế quyền lực; tiếp tục xác định

rõ, đầy đủ, đúng đắn về sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lực nhànước; hoàn thiện cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện cácquyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

Thứ năm, hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, hiện đại, đầy đủ, kịp thời,đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, được thực hiệnnghiêm minh, nhất quán và hiệu quả.Đặc trưng này thể hiện tính phổ biến của Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng,Hiến pháp và pháp luật Việt Nam Đây là điều kiện cần và đủ để bảo đảm xã hội có trật

tự, kỷ cương, an toàn pháp lý cho con người, xác lập được vị trí tối thượng của pháp luậttrong điều chỉnh các quan hệ xã hội Xây dựng và thực hiện pháp luật để khẳng định, hiệnthực hóa các giá trị, đặc trưng, nguyên tắc, nội dung của Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam trong đời sống xã hội và Nhà nước Theo đặc trưng này, cần phải đẩynhanh việc xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, hiện đại, đầy đủ,

12

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w