Vai trị của phủ định biện chứng trong việc kế thừa và phát triển sáng tạo cácgiá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trong quá trì
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
…… o0o……
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI:
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Khánh Linh
Mã sinh viên : 2212920014
Số thứ tự : 35
Lớp tín chỉ : TRIH114
Giảng viên hướng dẫn : TS Đào Thị Trang
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3
I CHƯƠNG 1: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH 4
1 Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng 4
1.1 Định nghĩa 4
1.2 Các đặc trưng của phủ định biện chứng 4
2 Quy luật phủ định của phủ định Hình thức “xoáy ốc” của sự phát triển 5
3 Ý nghĩa phương pháp luận 7
II CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỒNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY 7
1 Các giá trị truyền thống của nước ta hiện nay 7
1.1 Giá trị truyền thống là gì? 7
1.2 Các giá trị truyền thống của Việt Nam 8
2 Vai trò của phủ định biện chứng trong việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay 9
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 1
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tình hình chính trị và kinh tế xã hội trong những năm gần đây đã chứng minh sự tất yếu của quá trình toàn cầu hóa Bắt kịp xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đã và đang không ngừng hội nhập, giao lưu với các bạn vè quốc tế, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, có nhiều công ty nước ngoài vào đầu tư, thương mại phát triển xuyên biên giới, Đặc biệt, Việt Nam đã chủ động gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như BTA, AFTA, WTO nhằm thực hiện mục tiêu hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước với phương châm đi tắt đón đầu, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, tạo tiền đề cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
Tuy nhiên, ngoài những ưu thế nhất định, toàn cầu hóa đang đặt ra cho các nước trên thế giới, đặc biệt những nước đang phát triển thách thức và nguy cơ hết sức to lớn Cùng với việc phục hồi, phát huy các giá trị văn hoá; nền văn hoá Việt Nam có điều kiện tiếp thu các giá trị mới của nền văn hoá thế giới và ngày càng trở nên đa dạng, phong phú Toàn cầu hoá sẽ mang đến thời cơ lớn để xây dựng, phát triển kinh tế xã hội Nhưng mặt khác chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ, nhất là nguy cơ tự đánh mất mình, đi lệch hướng xã hội chủ nghĩa và đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc Một câu hỏi đặt ra là:
Làm thế nào để giữ gìn, kế thừa và phát triển sáng tạo những giá trị văn hoá truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay?
Đó là một câu hỏi mang tính thời đại Một trong những hướng tiếp cận để giải quyết câu hỏi trên là dựa vào phương pháp luận phủ định biện chứng Trong bài tiểu luận
Trang 2
Trang 4này, tôi lựa chọn đề tài : “Phép biện chứng về phủ định và vận dụng phân tích việc
kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay” Đề tài với nội dung tập trung chủ yếu vào phép phủ định biện chứng và ứng
dụng của nó vào thực tiễn với vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
, thông qua phương pháp luận phủ định biện chứng đưa ra những nghiên cứu
về đóng góp của phép phủ định biện chứng cho thế giới
, chứng minh tầm quan trọng của triết học Mác – Lênin nói chung và phương pháp luận phủ định biện chứng nói riêng trong kinh tế và xã hội
, vận dụng phép phủ định biện chứng và ứng dụng của nó vào thực tiễn để giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội do tác động của toàn cầu hóa
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài:
Các khái niệm, nội dung, các đặc trưng và ý nghĩa về phép biện chứng về phủ định
- Vận dụng phân tích việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thông
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Trang 3
Trang 5I CHƯƠNG 1: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH
1 Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng
1.1 Định nghĩa
Trong đời sống thường ngày, khái niệm phủ định thường được biểu hiện bằng từ
“không”, phủ định có nghĩa là không, bác bỏ một cái gì đó Còn theo triết học, trong thế giới vật chất, mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển rồi mất đi và được thay thế bằng sự vật, hiện tượng khác; thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật trong quá trình vận động và phát triển của nó Sự thay thế đó gọi là
Phủ định bao gồm phủ định siêu hình và phủ định biện chứng Phủ định siêu hình là phủ định do các nguyên nhân bên ngoài dẫn đến sự triệt tiêu sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Còn theo quan điểm duy vật biện chứng, phủ định biện chứng
là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu trên con đường dẫn đến sự
ra đời của cái mới, tiến bộ hơn so với cái bị phủ định Phủ định biện chứng không bao hàm mọi sự phủ định nói chung, nó chỉ bao hàm những phủ định là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật, tạo ra bước nhảy về chất, tạo tiền đề, điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời thay thế cái cũ
1.2 Các đặc trưng của phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng có hai đặc trưng cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa , phủ định biện chứng có tính khách quan vì nguyên nhân của sự phủ định nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng Nó là kết quả của quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn tất yếu, bên trong của bản thân sự vật, tạo khả năng ra đời của cái mới thay thế cái cũ Nhờ việc giải quyết các mâu thuẫn mà sự vật luôn phát triển, vì thế phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát triển của
sự vật Đồng thời, mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng tuỳ thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng Điều đó cũng có nghĩa, phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người Con người chỉ có thể tác động làm cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật
Trang 4
Trang 6, phủ định biện chứng có tính kế thừa Kế thừa là việc cái mới ra đời từ việc giữ lại trong đó những yếu tố tích cực, tiến bộ từ cái cũ và cải tạo đi cho phù hợp Phủ định biện chứng là kết quả của sự tự thân phát triển trên cơ sở giải quyết mâu thuẫn vốn có của sự vật, hiện tượng Vì thế, cái mới ra đời không phải là một sự phủ định tuyệt đối, phủ định sạch trơn, mà là một sự phủ định có tính kế thừa Sự phủ định ấy không chỉ đơn thuần là thủ tiêu, phá hủy cái cũ, mà còn là sự giữ lại và phát triển những nhân tố tích cực đã có, tức là kế thừa Trong quá trình phát triển, giữa cái cũ và cái mới bao giờ cũng có mối liên hệ ràng buộc, tương tác qua lại, xâm nhập vào nhau, chuyển hóa lẫn nhau và làm tiền đề của nhau Cái cũ cũ khi mất đi không có nghĩa là mất đi hoàn toàn, mà trong nó vẫn được bảo tồn và giữ lại những yếu tố tích cực, những “hạt nhân hợp lý” để tạo tiền đề, nền tảng cho sự phát triển tiếp theo Ngược lại, cái mới phát triển cao hơn không phải từ hư vô, trên mảnh đất trống không, mà là kết quả phát triển hợp quy luật từ những gì hợp lý của cái cũ; là kết quả của sự đấu tranh
và kế thừa tất cả những yếu tố còn tích cực của cái cũ Diễn đạt tư tưởng đó, V.I.Lênin viết:
“Không phải sự phủ định sạch trơn, không phải sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng , mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định” Bởi vậy, phủ định biện chứng là khuynh hướng tất yếu của mối liên hệ bên trong giữa cái cũ và cái mới, là sự tự khẳng định của các quá trình vận động, phát triển của
sự vật
2 Quy luật phủ định của phủ định Hình thức “xoáy ốc” của sự phát triển
Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, phủ định biện chứng là một quá trình vô tận, cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi cái mới lại trở nên cũ và lại bị cái mới khác phủ định… Cứ như vậy, sự phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo khuynh hướng phủ định của phủ định, từ thấp đến cao một cách vô tận theo đường Phủ định biện chứng mới nói lên một giai đoạn, một nấc thang trong quá trình phát triển Nói một cách khái quát, qua một số lần phủ định, sự vật hoàn thành một chu kỳ phát triển Phủ định lần thứ nhất tạo ra sự đối lập với cái ban đầu, đó là một bước trung gian trong sự phát triển Sau những lần phủ định tiếp theo, tái lập cái ban đầu nhưng
Trang 5
Trang 7Discover more
from:
TRI114
Document continues below
Triết học Mác
Lênin
Trường Đại học…
999+ documents
Go to course
Triết p1 - vở ghi chép triết học mác lê nin
Triết học
24
TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ…
Triết học
7
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc…
Triết học
248
Tiểu luận Triết học
Triết học
12
Đề cương Triết 1 CK
-Đề cương Triết 1 CK …
34
Trang 8trên cơ sở mới cao hơn, nó thể hiện rõ rệt bước tiến của sự vật Những lần phủ định tiếp theo đó được gọi là sự phủ định của phủ định Phủ định của phủ định làm xuất hiện cái mới như là kết quả tổng hợp tất cả những yếu tố tích cực đã được phát triển từ trong cái khẳng định ban đầu và cả trong những lần phủ định tiếp theo những yếu tố tích cực được khôi phục, được duy trì và phát triển Cái tổng hợp này là sự thống nhất biện chứng tất cả những cái tích cực ở các giai đoạn trước và ở cái mới xuất hiện trong quá trình phủ định Do vậy, cái mới với tư cách là kết quả phủ định của phủ định có nội dung toàn diện và phong phú hơn so với cái khẳng định ban đầu và cái kết quả của lần phủ định thứ nhất
Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ định biện chứng là sự thống nhất giữa loại bỏ, giữ lại (kế thừa) và phát triển Mỗi lần phủ định biện chứng được thực hiện sẽ mang lại những nhân tố tích cực mới Do đó, sự phát triển thông qua những lần phủ định biện chứng sẽ tạo ra xu hướng tiến lên không ngừng Sự phát triển đi lên đó không phải diễn ra theo đường thẳng mà theo đường “xoáy ốc” Đề cập tới con đường
đó của sự phát triển biện chứng, V.I Lênin viết: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn (“phủ định của phủ định”); sự phát triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng ”
Diễn tả quy luật phủ định của phủ định bằng đường “xoáy ốc” chính là hình thức cho phép biểu đạt được rõ ràng nhất các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng: tính kế thừa, tính chu kỳ, tính đi lên và tính vô tận của sự phát triển Mỗi vòng mới của đường xoáy ốc thể hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển, đồng thời dường như quay lại cái đã qua, dường như lặp lại vòng trước Sự nối tiếp nhau của các vòng thể hiện tính vô tận của sự phát triển, tính vô tận của sự tiến lên từ thấp đến cao của sự vật, hiện tượng trong thế giới Trong quá trình phát triển của sự vật, phủ định biện chứng
đã đóng vai trò là những vòng khâu của quá trình đó
, quy luật phủ định của phủ định nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và cái phủ định trong quá trình phát triển của sự vật Phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời là kết quả của sự kế thừa những nội dung tích cực từ trong sự vật cũ, phát huy nó trong sự vật mới và tạo nên tính chu kì của sự phát triển
Trang 6
Triết học Mác Lênin 99% (77)
QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M…
Triết học
20
Trang 93 Ý nghĩa phương pháp luận
Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức một cách đúng đắn
về xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Quá trình đó không diễn ra theo đường thằng, mà là con đường quan co, phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, nhiều quá trình khác nhau Tuy nhiên, tính đa dạng và phức tạp của quá trình phát triển chỉ là sự biểu hiện của khuynh hướng chung, khuynh hướng tiến lên theo quy luật Cần phải nắm được đặc điểm, bản chất, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng để tác động đến
sự phát triển, phù hợp với yêu cầu hoạt động, nhận thức biểu hiện của thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng trong mọi hoạt động của chúng ta và trong thực tiễn Khẳng định niềm tin vào xu hướng tất yếu là phát triển tiến lên của cái tiến bộ, đó
là biểu hiện của thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng
Theo quy luật phủ định của phủ định, trong thế giới khách quan, cái mới tất yếu ra đời để thay thế cái cũ Trong tự nhiên, cái mới ra đời và phát triển theo quy luật khách quan Trong đời sống xã hội, cái mới ra đời trên cơ sở hoạt động có mục đích, ý thức
tự giác và sáng tạo của con người Vì vậy, cần nâng cao tính tích cực của nhân tố chủ quan trong mọi hoạt động, có niềm tin vào sự tất thắng của cái mới, ủng hộ cái mới và đâu tranh cho cái mới thắng lợi Do đó, cần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều, kìm hãm sự phát triển của cái mới, làm trái với quy luật phủ định của phủ định Quan điểm biện chứng về sự phát triển đòi hỏi trong quá trình phủ định cái cũ phải theo nguyên tắc kế thừa có phê phán, kế thừa những nhân tố hợp quy luật và lọc bỏ,vượt qua, cải tạo cái tiêu cực, trái quy luật nhằm thúc đẩy theo hướng tiến bộ
II CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỒNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY
1 Các giá trị truyền thống của nước ta hiện nay
1.1 Giá trị truyền thống là gì?
Truyền thống theo tiếng Latin là “traditio”, có nghĩa là nối đời, nối truyền Theo nghĩa thông thường, trong Từ điển Tiếng Việt, truyền thống là thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác Còn dưới góc độ chính trị, trong , truyến thống được định nghĩa là
di sản về xã hội và văn hoá được truyền từ thế hệ nay qua thế hệ khác và được duy trì
Trang 7
Trang 10trong suốt thời gian dài Qua những định nghĩa trên, có thể hiểu: truyền thống là tập hợp những tư tưởng, tình cảm, thói quen, tập quán, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng người nhất định, được hình thành và phát triển trong lịch sử, đã trở nên ổn định và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác
Tuy nhiên, dựa trên quan điểm biện chứng, truyền thống bao giờ cũng có tính hai mặt, đó là mặt tích cực và mặt tiêu cực Mặt tích cực bao gồm những yếu tố ưu việt, tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của xã hội, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Mặt tiêu cực là hiện thân của sức ỳ, của sự bảo thủ, lạc hậu, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã hội
Hai mặt mâu thuẫn đó cùng song song tồn tại trong truyền thống, có khi còn đan xen, chống chéo lên nhau Chính vì vậy, khi nói đến giá trị truyền thống là muốn nói đến những mặt tốt đẹp, mặt tích cực, là đặc trưng cho bản sắc văn hoá dân tộc Hơn nữa, không phải cái gì tốt cũng được gọi là giá trị truyền thống, mà nó còn phải có tính phổ biến, cơ bản, có ảnh hưởng tích cực trong đời sống xã hội Như vậy, giá trị truyền thống là tập hợp những nhân tố tích cực, phổ biến về tư tưởng, tình cảm, thói quen, tập quán lối sống, được hình thành và phát triển trong lịch sử, đã trở nên ổn định và lâu bền, có khả năng lưu truyền trong không gian và thời gian, là những gì mà con người cần giữ gìn và phát triển
1.2 Các giá trị truyền thống của Việt Nam
Trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, có biết bao các giá trị truyến thống của con người Việt Nam được hình thành, được dư luận xã hội cổ vũ, trở thành bản sắc văn hoá của dân tộc Có thể kể đến một số giá trị truyền thống điển hình như tinh thần yêu nước; tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường, ý thức độc lập tự do; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống; tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo Đó là những giá trị truyền thống cơ bản, vô cùng quý báu, đã tạo nên cốt cách của con người Việt Nam Các giá trị văn hoá truyền thống không chỉ có ý nghĩa trong lịch sử, mà còn
có tầm quan trọng trong hiện tại và tương lai Vì thế, việc kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống được đặt ra như một tất yếu mang tính khách quan và cấp thiết, đặc
Trang 8