Vai trò của phủ định biện chứng trong việc kế thừa và phát triển sáng tạocác giá trị truyền thống trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay………10KẾT LUẬN...16 Trang 3 LỜI NÓI ĐẦUCùng với sự phá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
=====000=====
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thành Đạt
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH 2
1.1 Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng 2
1.1.1 Định nghĩa 3
1.1.2 Các đặc trưng của phủ định biện chứng 3
1.2 Nội dung quy luật phủ định của phủ định Hình thức “xoáy ốc” của sự phát triển 5
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận 6
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY 8
2.1 Các giá trị truyền thống của nước ta hiện nay 8
2.1.1 Khái quát về các giá trị truyền thống 8
2.1.2 Giá trị truyền thống của Việt Nam trước bối cảnh toàn cầu hóa 9
2.2 Vai trò của phủ định biện chứng trong việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay………10
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển và lớn mạnh của Internet đầu thế kỷ XXI, toàn cầu hóa dần trởthành một thuật ngữ quen thuộc với công dân trên toàn cầu Hòa vào nhịp chạy chungcủa cả thế giới, Việt Nam đã, đang và sẽ không ngừng hội nhập, giao lưu cùng bạn bèquốc tế với mục tiêu hiện đại hóa, công nghiệp hóa, tạo tiền đề cho quá trình xây dựngchủ nghĩa xã hội Câu chuyện “hội nhập hay hòa tan” vẫn luôn là chủ đề cần được bànluận, suy xét, chiêm nghiệm một cách kỹ lưỡng ở mọi thời đại, nhất là trong bối cảnhtoàn cầu hóa hiện nay Đặc biệt, đứng trước làn sóng của những giá trị văn hóa ngoạilai du nhập vào Việt Nam, câu chuyện hội nhập và bảo vệ những giá trị truyền thốngcốt lõi lại càng đáng để chúng ta nhìn nhận một cách sáng suốt Bởi lẽ, văn hóa là cốthồn, là tinh túy, là giá trị trường tồn của một dân tộc; thiếu vắng văn hóa, thiếu vắngnhững giá trị truyền thống, dân tộc đó sẽ chỉ tồn tại như một thể chế nhà nước đơnthuần
Song cần hiểu, việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bảnsắc dân tộc không chỉ là trách nhiệm của một người, một nhóm đối tượng có tiếng nói
mà quan trọng hơn hết, đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội Câuhỏi về việc gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống vẫn luôn còn đó; mỗi ngày điqua cùng tốc độ toàn cầu hóa diễn ra ngày một nhanh chóng, mỗi cá nhân càng cần chú
ý và ý thức hơn về vấn đề trọng đại này
Trong bài tiểu luận này, em lựa chọn đề tài: “Phép biện chứng về phủ định và vận
dụng việc phân tích việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” Mục đích của bài tiểu luận chính là để đặt ra vấn đề
thực tiễn mang tính cấp bách của dân tộc - kế thừa, phát triển sáng tạo các giá trị truyềnthống và vận dụng phép biện chứng về phủ định - một trong những nội dung quantrọng của Chủ nghĩa Marx- Lenin để bóc tách, phân tích vấn đề, đề xuất phương hướnggiải quyết Từ đó, em mong muốn có thể góp phần nâng cao tính ứng dụng của những
lý thuyết trên giảng đường, cung cấp những nhận định đúng đắn và giải pháp thực tế,sáng tạo để cải thiện tình hình hiện nay
Trang 4CHƯƠNG 1: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH
1.1 Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng
1.1.1 Định nghĩa
Trong đời sống thường ngày, khái niệm phủ định thường được biểu hiện bằng từ
“không”, phủ định có nghĩa là không, bác bỏ một cái gì đó Còn theo triết học, trongthế giới vật chất, mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển rồimất đi và được thay thế bằng sự vật, hiện tượng khác; thay thế hình thái tồn tại nàybằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật trong quá trình vận động và phát triểncủa nó Sự thay thế đó gọi là sự phủ định.
Phủ định bao gồm phủ định siêu hình và phủ định biện chứng
● Phủ định siêu hình là phủ định do các nguyên nhân bên ngoài dẫn đến sự triệt
tiêu sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
● Còn theo quan điểm duy vật biện chứng, phủ định biện chứng là quá trình tựthân phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu trên con đường dẫn đến sự ra đờicủa cái mới, tiến bộ hơn so với cái bị phủ định Phủ định biện chứng không baohàm mọi sự phủ định nói chung, nó chỉ bao hàm những phủ định là kết quả củaviệc giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật, tạo ra bước nhảy về chất, tạotiền đề, điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời thay thế cái cũ
1.1.2 Các đặc trưng của phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng có hai đặc trưng cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa
● Tính khách quan: phủ định biện chứng có tính khách quan vì nguyên nhân của
sự phủ định nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng Nó là kết quả của quátrình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn tất yếu, bên trong của bản thân sự vật, tạokhả năng ra đời của cái mới thay thế cái cũ Nhờ việc giải quyết các mâu thuẫn
mà sự vật luôn phát triển, vì thế phủ định biện chứng là một tất yếu khách quantrong quá trình vận động và phát triển của sự vật Đồng thời, mỗi sự vật cóphương thức phủ định riêng tuỳ thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thânchúng Điều đó cũng có nghĩa, phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ýmuốn, ý chí của con người Con người chỉ có thể tác động làm cho quá trình phủ
Trang 5định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sựvật.
● Tính kế thừa: phủ định biện chứng có tính kế thừa Kế thừa là việc cái mới ra
đời từ việc giữ lại trong đó những yếu tố tích cực, tiến bộ từ cái cũ và cải tạo đicho phù hợp Phủ định biện chứng là kết quả của sự tự thân phát triển trên cơ sởgiải quyết mâu thuẫn vốn có của sự vật, hiện tượng Sự phủ định ấy không chỉđơn thuần là thủ tiêu, phá hủy cái cũ, mà còn là sự giữ lại và phát triển nhữngnhân tố tích cực đã có, tức là kế thừa Trong quá trình phát triển, giữa cái cũ vàcái mới bao giờ cũng có mối liên hệ ràng buộc, tương tác qua lại, xâm nhập vàonhau, chuyển hóa lẫn nhau và làm tiền đề của nhau Cái cũ cũ khi mất đi không
có nghĩa là mất đi hoàn toàn, mà trong nó vẫn được bảo tồn và giữ lại nhữngyếu tố tích cực, những “hạt nhân hợp lý” để tạo tiền đề, nền tảng cho sự pháttriển tiếp theo Ngược lại, cái mới phát triển cao hơn không phải từ hư vô, trênmảnh đất trống không, mà là kết quả phát triển hợp quy luật từ những gì hợp lýcủa cái cũ; là kết quả của sự đấu tranh và kế thừa tất cả những yếu tố còn tíchcực của cái cũ
Diễn đạt tư tưởng đó, V.I.Lênin viết:
“Không phải sự phủ định sạch trơn, không phải sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng , mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định”.
Bởi vậy, phủ định biện chứng là khuynh hướng tất yếu của mối liên hệ bên trong giữacái cũ và cái mới, là sự tự khẳng định của các quá trình vận động, phát triển của sự vật
1.2 Nội dung quy luật phủ định của phủ định Hình thức “xoáy ốc” của sự phát triển
Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trongbản thân sự vật quyết định Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hóa giữacác mặt đối lập trong bản thân sự vật - giữa mặt khẳng định và phủ định Sự phủ địnhlần thứ nhất diễn ra là cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với mình Sự phủ định lần
Trang 6thứ hai được thực hiện dẫn tới sự vật mới ra đời Sự vật này đối lập với cái được sinh ra
ở lần phủ định thứ nhất Nó được bổ sung nhiều nhân tố mới Như vậy sau hai lần phủđịnh sự vật dường như quay trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở mới cao hơn là đặc điểmquan trọng nhất của sự phát triển biện chứng thông qua phủ định của phủ định.Phủ định của phủ định làm xuất hiện sự vật mới là kết quả của sự tổng hợp tất cả nhân
tố tích cực đã có và đã phát triển trong cái khẳng định ban đầu và trong những lần phủđịnh tiếp theo Do vậy, sự vật mới với tư cách là kết quả của phủ định của phủ định cónội dung toàn diện hơn, phong phú hơn, có cái khẳng định bạn đầu và kết quả của sựphủ định lần thứ nhất Kết quả của sự phủ định của phủ định là điểm kết thúc của mộtchu kỳ phát triển và cũng là điểm khởi đầu của chu kỳ phát triển tiếp theo Sự vật lạitiếp tục phủ định biện chứng chính mình để phát triển Cứ như vậy sự vật mới ngàycàng mới hơn
Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật xuhướng phát triển Song phát triển đó không theo hướng thẳng mà theo đường "xoáyốc" Sự phát triển "xoáy ốc" là sự biểu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng của quá trìnhphát triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên Mỗi vòng củađường xoáy ốc dường như thể hiện sự lặp lại, nhưng cao hơn, thể hiện trình độ cao hơncủa sự phát triển Tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao được thể hiện ở sự nốitiếp nhau từ dưới lên của các vòng trong đường "xoáy ốc"
Nghiên cứu quá trình phát triển của sự vật theo quy luật phủ định của phủ định chúng
ta không được hiểu một cách máy móc là mọi sự vật trong thế giới hiện thực đều phảitrải qua hai lần phủ định của phủ định mới hoàn thành một chu kỳ phát triển của chúng.Trong hiện thực, một chu kỳ phát triển của sự vật cụ thể có thể bao gồm số lượng cáclần phủ định nhiều hơn hai Có sự vật trải qua hai lần phủ định, có sự vật trải qua ba,bốn, lăm lần phủ định mới hoàn thành một chu kỳ phát triển Ví dụ vòng đời của Tằm
đã trải qua 4 lần phủ định…
Tóm lại, quy luật phủ định của phủ định nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái khẳngđịnh và cái phủ định, nhờ đó phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển; nó bảotồn nội dung tích cực của các giai đoạn trước và bổ sung thêm những thuộc tính mới làcho sự phát triển theo đường "xoáy ốc"
Trang 7TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ…Triết học
7
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc…Triết học
Trang 81.3 Ý nghĩa phương pháp luận
Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức một cách đúng đắn về
xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Quá trình đó không diễn ra theođường thẳng, mà là con đường quanh co, phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, nhiều quátrình khác nhau Tuy nhiên, tính đa dạng và phức tạp của quá trình phát triển chỉ là sựbiểu hiện của khuynh hướng chung, khuynh hướng tiến lên theo quy luật Cần phảinắm được đặc điểm, bản chất, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng để tác động đến
sự phát triển, phù hợp với yêu cầu hoạt động, nhận thức biểu hiện của thế giới quankhoa học và nhân sinh quan cách mạng trong mọi hoạt động của chúng ta và trong thựctiễn Khẳng định niềm tin vào xu hướng tất yếu là phát triển tiến lên của cái tiến bộ, đó
là biểu hiện của thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng
Theo quy luật phủ định của phủ định, trong thế giới khách quan, cái mới tất yếu ra đời
để thay thế cái cũ Trong tự nhiên, cái mới ra đời và phát triển theo quy luật kháchquan Trong đời sống xã hội, cái mới ra đời trên cơ sở hoạt động có mục đích, ý thức tựgiác và sáng tạo của con người Vì vậy, cần nâng cao tính tích cực của nhân tố chủquan trong mọi hoạt động, có niềm tin vào sự tất thắng của cái mới, ủng hộ cái mới vàđấu tranh cho cái mới thắng lợi Do đó, cần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, giáođiều, kìm hãm sự phát triển của cái mới, làm trái với quy luật phủ định của phủ định.Quan điểm biện chứng về sự phát triển đòi hỏi trong quá trình phủ định cái cũ phảitheo quy tắc kế thừa có phê phán, kế thừa những nhân tố hợp quy luật và lọc bỏ, vượtqua, cải tạo cái tiêu cực, trái quy luật nhằm thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển theohướng tiến bộ Cần đấu tranh chống tư tưởng bảo thủ, không dám đổi mới, phủ định cái
cũ để phát hiện cái mới, đồng thời chống thái độ phủ định sạch trơn hoặc khôi phụcnguyên xi tất cả những cái cũ lạc hậu, trong khi phê phán cái cũ cần biết sàng lọc, kếthừa những yếu tố hợp lý của cái cũ, tránh thái độ “hư vô chủ nghĩa”, phủ định sạchtrơn
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI
CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY
Triết họcMác Lênin 99% (77)QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M…Triết học
20
Trang 92.1 Các giá trị truyền thống của nước ta hiện nay
2.1.1 Khái quát về các giá trị truyền thống
Truyền thống, theo nghĩa thông thường trong Từ điển Tiếng Việt, là thói quen hìnhthành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.Dưới góc độ chính trị, truyền thống được định nghĩa là di sản về xã hội và văn hoáđược truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác và được duy trì trong suốt thời gian dài Nhưvậy có thể hiểu: truyền thống là tập hợp những tư tưởng, tình cảm, thói quen, tập quán,lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng người nhất định, được hình thành và pháttriển trong lịch sử, đã trở nên ổn định và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.Tuy nhiên, dựa trên quan điểm biện chứng, truyền thống bao giờ cũng có tính hai mặt:tích cực và mặt tiêu cực
● Mặt tích cực bao gồm những yếu tố ưu việt, tiến bộ, phù hợp với sự phát triểncủa xã hội, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
● Mặt tiêu cực là hiện thân của sự bảo thủ, lạc hậu, ảnh hưởng xấu đến sự pháttriển của xã hội
Hai mặt mâu thuẫn đó cùng song song tồn tại trong truyền thống, có khi còn đan xen,chồng chéo lẫn nhau Không phải cái gì tốt cũng được gọi là giá trị truyền thống, nócòn phải có tính phổ biến, có ảnh hưởng tích cực trong đời sống xã hội Trong suốtchiều dài của lịch sử dân tộc, có biết bao các giá trị truyền thống của con người ViệtNam được hình thành, trở thành bản sắc văn hóa của dân tộc: tinh thần yêu nước đầycan đảm, bất khuất; là tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường, ý thức độc lập tự do; là lòngnhân ái, khoan dung, yêu thương, đầy nghĩa tình; là đức tính siêng năng, cần cù, chămchỉ trong lao động, tinh tế, giản dị trong lối sống; là tinh thần hiếu học tự bao đời vẫncòn được tiếp nối… Đó đều là những giá trị truyền thống quý báu và đáng giá vô ngầncủa mỗi con người Việt, làm nên cốt cách của dân tộc
Các giá trị đó không chỉ mang ý nghĩa lịch sử đơn thuần mà còn có tầm quan trọng cảtrong hiện tại và tương lai Vì thế, việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền
Trang 10thống được đặt ra như một vấn đề tất yếu mang tính khách quan và cấp thiết, đặc biệt làtrong giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay
2.1.2 Giá trị truyền thống của Việt Nam trước bối cảnh toàn cầu hóa
Do tính 2 mặt của toàn cầu hóa: vừa là sự bùng nổ thông tin, sự giao thoa, hợp tác trênnhiều lĩnh vực, mở ra những chân trời văn hóa và kiến thức mới; vừa là nguy cơ sanbằng và đồng nhất hóa các tiêu chuẩn, các hệ giá trị, đe dọa và làm suy kiệt khả năngsáng tạo của các nền văn hóa
Toàn cầu hóa là cơ hội lớn để văn hóa Việt Nam học hỏi và phát huy các giá trị củamình Chúng ta nhất thiết phải mở cửa, phải hội nhập để đón nhận những giá trị mớicủa nhân loại, đó là lẽ sống còn của dân tộc Tuy vậy, mở cửa là để hội nhập, để pháttriển chứ không phải trở thành cái bóng của các nền văn hóa khác Vì vậy, vấn đề đặt racho nước ta trong xu thế toàn cầu hóa là phải giữ được tiếng nói riêng của văn hóa dântộc, giữ được cơ cấu sinh thành nội tại của các giá trị truyền thống mà ta đã hun đúc vàgìn giữ biết bao đời
Trong quá trình hội nhập, văn hóa Việt Nam đã có những thành tựu và hạn chế nhấtđịnh Chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng thấm sâu vào nhậnthức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân Nhiều giá trị mới về văn hóa,chuẩn mực đạo đức được khẳng định và nhân rộng, phát huy tính dân chủ trong xã hội.Thế hệ trẻ không ngừng hăng hái tiếp thu những kiến thức khoa học công nghệ tiếntiến, thể hiện mạnh mẽ ý chí vươn lên, lập thân lập nghiệp để phát triển đất nước Tuynhiên, bên cạnh đó, sự phát triển của văn hóa chưa đồng bộ và tương xứng với tăngtrưởng kinh tế Tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, bạo lực học đường, coi thường phápluật… những biểu hiện “thương mại hóa”, xu hướng vọng ngoại, lai căng, xa rời bảnsắc, truyền thống văn hóa dân tộc ở một bộ phận chưa được ngăn chặn một cách hữuhiệu
2.2 Vai trò của phủ định biện chứng trong việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng taluôn kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những di sản quý báu của dân tộc và nhân loại