1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phép biện chứng về phủ định và vận dụng phân tích vềviệc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyềnthống trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay

22 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phép Biện Chứng Về Phủ Định Và Vận Dụng Phân Tích Về Việc Kế Thừa Và Phát Triển Sáng Tạo Các Giá Trị Truyền Thống Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hoá Hiện Nay
Tác giả Phạm Hoài Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Phương Mai
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Lý Luận Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Kế thừa và phát triển sáng tạo truyền thống văn hoá dân tộc gắn liền với quá trình mở rộng giao lưu, học hỏi và tiếp nhận những giá trị văn hoá của các dân tộc khác trên thế giới...16 T

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

-*** -TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VỀ VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY Sinh viên thực hiện : Phạm Hoài Anh

Mã sinh viên : 2214610008

Số thứ tự : 7

Lớp tín chỉ : TRI114

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Phương Mai

Hà Nội, 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

LỜI MỞ ĐẦU 4

I PHÉP BIỆN CHỨNG PHỦ ĐỊNH 5

1 Khái niệm về phủ định, biện chứng phủ định 5

2 Các đặc trưng cơ bản của phép biện chứng phủ định 6

3 Nội dung của quy luật biện chứng phủ định 6

4 Ý nghĩa phương pháp luận 8

II VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VỀ VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY 9

1 Giá trị truyền thống 9

1.1 Khái niệm 9

1.2 Hiện trạng của các giá trị truyền thống hiện nay 10

2 Thực trạng kế thừa gìn giữ và phát huy truyền thống văn hoá Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá những năm gần đây 12

2.1 Những thành tựu và hạn chế đã đạt được trong quá trình vận dụng phép biện chứng phủ định của phủ định vào việc kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá dân tộc 12

2.2 Vai trò của phép biện chứng phủ định của phủ định trong việc kế thừa, và phát triển truyền thống văn hoá dân tộc ta hiện nay 14

2.2.1 Kế thừa truyền thống văn hoá ở nước ta hiện nay là sự thống nhất giữa giữ lại và loại bỏ 14

Trang 3

2.2.2 Những sai lầm cần tránh trong kế thừa truyền thống văn hoá dân tộc ở nước ta hiện nay: khuynh hướng bảo thủ và khuynh hướng phủ định sạch trơn 152.2.3 Kế thừa và phát triển sáng tạo truyền thống văn hoá dân tộc gắn liền với quá trình mở rộng giao lưu, học hỏi và tiếp nhận những giá trị văn hoá của các dân tộc khác trên thế giới 16

KẾT LUẬN 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Toàn cầu hoá là một quá trình tất yếu thể hiện sự liên kết sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau về nhiều mặt của cuộc sống xã hội (văn hoá, kinh tế, chính trị,…) giữa các quốc gia trên thế giới đặc biệt trong thời kì chính sách mở cửa hội nhập ngày càng mở rộng nhằm làm nổi bật những biến đổi tương quan mà từ đó phát sinh ra những nhu cầu mới

Trong suốt quá trình toàn cầu hoá, Việt Nam đã có những cột mốc đáng tự hào, tạo bước tiến lớn đánh dấu hành trình hội nhập quốc tế của mình Khởi đầu trên chặng đường đó là năm 1977 khi Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc, đất nước ta đã có những cải cách, biến chuyển rõ rệt trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, vănhoá,… và là một thành viên cộng đồng quốc tế có trách nhiệm trong các tổ chức thế giới: APEC, WTO, Liên Hợp Quốc,… Phải kể đến nhiệm kì 2020-2021, khi Việt Nam trúng cử thành viên không thường trực Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc với số phiếu gần như tuyệt đối Toàn cầu hoá đã mang lại cho Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói riêng những lợi ích, thành tựu, tạo ra những cơ hội mới để cùng phát triển, giao lưu với nhau Cũng trong bối cảnh ấy, Việt Nam tận dụng triệt để, hiệu quả các tác động tích cực và không ngừng cố gắng chủ động nắm bắt thời cơ củng cố, khẳngđịnh vị thế quốc gia trên trường quốc tế

Tuy nhiên, mọi thứ đều có hai mặt không ngoại trừ sự toàn cầu hoá, ngoài những lợi ích, sự mở rộng các lĩnh vực có sự liên kết chặt chẽ lẫn nhau, thì chúng ta cũng phải

Trang 5

đối mặt với thách thức vô cùng lớn trong việc giữ bản sắc, chất riêng của dân tộc giữa

vô số những cái mới nổi bật, thu hút Phải luôn chủ động chọn lọc tinh hoa một cách thông minh, và đây cũng chính là thách thức mang tính thời đại của Việt Nam trên con đường phát triển toàn cầu hoá:“ Hòa nhập chứ không hoà tan.” Và phương pháp luận biện chứng phủ định dưới góc nhìn của triết học chính là cách có thể thách thức trên Đây cũng là lí do tôi chọn nghiên cứu về đề tài:

“ Phép biện chứng về phủ định và vận dụng phân tích việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.”

Vì thế cuốn tiểu luận này được viết nên nhằm tập trung phân tích phép biện chứng phủ định và nghiên cứu về tính ứng dụng, ý nghĩa thiết thực của nó đối với thời đại loài người hiện nay

I PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH

1 Khái niệm về phủ định, biện chứng về phủ định.

Phủ định: Theo triết học Mác-Lênin thì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong Sự vật cũ mất đi được thay thế bằng sự vật mới Sự thay thế đó là tất yếu trong quá trình vận động và phát triển của sự vật Không như vậy sự vật không phát triển được Sự thay thế đó được triết học gọi là sự phủ định

Theo như quan điểm của duy vật biện chứng, sự chuyển hoá và thay đổi không ngừng từ cái cũ sang cái mới của mọi thứ trong cuộc sống sẽ tạo ra mâu thuẫn, quan điểm trái chiều đối chọi nhằm bảo vệ cho cơ sở lí luận của mỗi cá nhân và đi đến cách giải quyết Kết quả cuối cùng sau mỗi lần mâu thuẫn là cái mới ra đời, sự ra đời này đánh dấu cho một sự phủ định khác Quá trình các sự vật, hiện tượng liên tục được thay thế theo quá trình của sự vận động và phát triển không ngừng dẫn đến sự ra đời của cái mới Qua đó phủ định đóng vai trò là tiền đề tiên quyết cho sự ra đời sự vật, hiện tượng mới Cả quá trình đó là biện chứng về phủ định

Trang 6

Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, là mắt khâu trong quá trình sự ra mắt sự vật mới tiến bộ hơn sự vật cũ Tuy nhiên không có điều gì là tuyệt đối, sự phủ định không phải luôn luôn đóng vai trò tiền đề cho cái mới được ra đời, nếu phủ định chỉ đơn thuần là phủ định, không mang lại ý nghĩa, tính áp dụng thực tiễn hay tạo ra sự liên kết cho cái mới phát triển tốt hơn thì phủ định chỉ còn

là sự tự phủ nhận không có cơ sở, tính thuyết phục

2 Các đặc trưng cơ bản của phép biện chứng phủ định

Phép biện chứng phủ định có 2 đặc trưng cơ bản sau: Tính khách quan và tính kế thừa

Tính khách quan: Phủ định biện chứng là sự “ tự thân phủ định”, sự phủ định xuất phát từ nhu cầu phát triển không ngừng của sự vật và nằm trong chính bản thân sự vật

từ đó tự giải quyết mâu thuẫn mà không bị ảnh hưởng bởi tác động từ yếu tố ngoại cảnhđặc biệt là từ con người Bởi con người chỉ có thể khiến cho quá trình phủ định biện chứng ấy diễn ra nhanh hoặc chậm trên cơ sở nắm rõ quy luật vận động của quá trình chứ không hề bị phụ thuộc vào nhu cầu và ý chí của con người

Tính kế thừa: chính là sự tiếp nối những mặt tốt đẹp, tích cực bảo đảm cho phát triển không ngừng tiếp đó, bởi phủ định biện chứng không phải là sự thủ tiêu, gạt bỏ hoàn toàn cái cũ, mà cái cũ chính là nền tảng cho cái mới ra đời và phát triển, sự phủ định biện chứng còn là quá trình phát triển có chọn lọc, giữ lại và cải tạo mặt tốt đẹp, thích hợp cho cái mới Bởi vậy, nói cách khác thì phủ định là sự khẳng định cho một phần của cái cũ tiếp tục phát triển tốt và tối ưu hơn

Ví dụ: Trong lịch sử tiến hoá của loài người, thời kì đồ đá, con người sử dụng những vật dụng thô sơ sẵn có trong tự nhiên, để rồi nhu cầu trong chính bản thân đòi hỏihơn nữa, họ biết dùng công cụ làm từ đồng, kim loại, tạo ra của cải, vật chất từ đó mà dần dần con người cải thiện chất lượng cuộc sống và phát minh ra những thành tựu côngnghệ khoa học hiện đại phục vụ cho sự phát triển không ngừng

3 Nội dung của quy luật phủ định biện chứng.

Trang 7

dẫn viết… 96% (45)

3

TIỂU LUẬN LUẬT LAO ĐỘNG - TIỂU LUẬN…Hướng

dẫn viết… 100% (3)

29

T 1,2,3- Bay chim chia voi

96

Trang 8

Sự ra đời và tồn tại của sự vật đã khẳng định chính nó Trong quá trình vận động của sự vật, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định biệnchứng diễn ra Sự vật đó không còn nữ và bị thay thế bởi sự vật mới, trong đó có những nhân tố tích cực được giữ lại Song sự vật mới này sẽ lại bị phủ định bởi sự vật mới khác.

Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật đã tồn tại, song không phải là sự trùng lặphoàn toàn, mà nó có được bổ sung những nhân tố mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực, thích hợp với sự phát triển tiếp tục của nó Sau sự phủ định diễn ra 2 lần thì sựphủ định của phủ định được thực hiện, sự vật mới hoàn thành một chu kì phát triển Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ định biện chứng như trên là sự thống nhất hữu cơ giữa lọc bỏ, bảo tồn và bổ sung thêm những nhân tố tích cực mới Do vậy, thông qua những lần phủ định biện chứng của bản thân, sự vật sẽ ngày càng phát triển.Phạm trù phủ định biện chứng mới nói lên một giai đoạn, một mắt khâu, một nấc thang trong quá trình phát triển nhất định Với tư cách là cái phủ định (lần thứ 1), cái mới cũng chứa đựng trong mình xu hướng dẫn tới sự phủ định lần thứ 2 ( phủ định của phủ định)

Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, dây chuyền của những lần phủ định biện chứng là vô tận, cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi cái mới lại trở nên cũ và lại bị cái mới sau phủ định Cứ như vậy, sự phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo khuynh hướng phủ định của phủ định từ thấp đến cao một cách vô tận theo đường

“ xoáy ốc” hay “ vòng tròn xoáy ốc” Say mỗi chu kì phủ định của phủ định, cái mới được ra đời lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn

Sự phát triển theo đường “xoáy ốc” thể hiện sự lặp lại nhưng cao hơn, thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển

Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trong bản thân sự vật quyết định Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hoá giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật- giữa mặt khẳng định và mặt phủ định Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra làm cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với cái khẳng

Hướng dẫnviết tiểu… 100% (1)

T 5,6-Đọc - hiểu vb

Đi lấy mậtHướng dẫnviết tiểu… 100% (1)

12

Trang 9

định ban đầu Sự phủ định lần thứ hai, sự vật mới với tư cách là cái phủ định của phủ định đối lập với cái phủ định và trở lại cái ban đầu nhưng không giống nguyên vẹn nhưcái cũ mà trên cơ sở cao hơn, tốt hơn.

Phủ định của sự phủ định là sự thống nhất biện chứng của cái khẳng định và phủ định, là kết quả của sự tổng hợp tất cả nhân tố tích cực của cái khẳng định ban đầu và cái phủ định lần thứ nhất, cũng như các giai đoạn trước đó Cái tổng hợp này là sự lọc

bỏ những giai đoạn đã qua, vì vậy, nó có nội dung phong phú hơn, toàn diện hơn Kết quả của sự phủ định của phủ định là điểm kết thúc của một chu kỳ phát triển và cũng làđiểm khởi đầu cho kỳ phát triển tiếp theo Sự vật lại tiếp tục biện chứng chính mình để phát triển Cứ như vậy sự vật mới ngày càng mới hơn Theo triết học Mác-Lênin thì quyluật phủ định của phủ định là quy luật phổ biến của sự phát triển của tự nhiên, xã hội

và tư duy

4 Ý nghĩa phương pháp luận.

Phương pháp phủ định biện chứng có ý nghĩa chỉ ra sự phát triển là quá trình tất yếu mang khung hướng chung nhằm tạo ra những điều kiện, làm tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của sự vật, hiện tượng trong thế giới quan Không những thế, phương pháp luận định hướng con người nhận thức đúng đắn về chiều hướng phát triển của sự vật, không phải quá trình nào cũng diễn ra theo một đường thẳng mà phần lớn sẽ quanh

co, phức tạp trong nhiều chu kì khác nhau Mọi sự vật, hiện tượng luôn không ngừng vận động để phát triển, nhờ vậy mà mỗi khi diễn ra một chu kì mới nó sẽ tiến bộ và cải thiện sai sót so với những chu kì trước

Bên cạnh đó, chúng ta nhận ra những đặc điểm riêng biệt của sự vật so với những chu kì trước và hiểu được nguyên lí hoạt động cũng như bản chất của quá trình phát triển

Ngoài ra, theo quy luật phủ định của phủ định là khẳng định, mỗi chu kì vận động phát triển diễn ra là một lần cải thiện, loại bỏ, chắt lọc tinh tuý của chu kì trước để tiếp tục phát triển khía cạnh lợi thế cho chu kì sau đó Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn xuất hiện cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu, cái mới ra đời trên cơ sở cái

Trang 10

cũ và kế thừa tất cả nhân tố tích cực, qua đó con người không hoàn toàn chối bỏ cái cũ

mà biết phát huy tinh hoa của cái cũ

II VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY.

1 Giá trị truyền thống.

1.1 Khái niệm

Giá trị truyền thống là yếu tố cốt lõi đánh dấu và tạo ra bản sắc riêng cho mỗi quốc gia, dân tộc qua mỗi thời kì ở mỗi dạng xã hội nhất định Đây còn là một hình thái của đời sống tinh thần, được kết tinh từ đời sống văn hoá, lao động nhằm hướng con người phát triển đúng đắn tới cái “chân- thiện- mĩ” Điều đó tạo nền móng vững chắc xây dựng quốc gia nói riêng và toàn thể dân tộc trên thế giới nói chung Bởi vậy có thể khẳng định giá trị truyền thống là một “hệ thống vốn””của dân tộc, nó ghi lại nguồn gốc

ra đời; quá trình dựng nước, giữ nước của cha ông ta bao đời nay dưới nhiều hình thức khác nhau: truyền miệng, thần thoại, cổ tích,… nhằm lưu truyền cho thế hệ sau Đồng thời, “vốn ấy” giúp con người phát triển một cách sáng tạo trên nền móng cơ sở mang vai trò định hướng mục tiêu, phương thức và hành động trong xã hội ấy Từ đó kết nối con người với nhau thông qua sự sẻ chia, thấu hiểu, đoàn kết, tinh thần dân tộc “tương thân tương ái” tạo nên giá trị truyền thống văn hoá riêng biệt, cung cấp cho con người cái nhìn đa chiều về thế giới quan

Đối với Việt Nam- một đất nước với chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến, luôn là niềm tự hào của cả dân tộc bởi những giá trị truyền thống mang tính lịch sử, văn hoá quý báu tạo nên qua mỗi thời kì Nó đi sâu vào tiềm thức của mỗi con người Việt và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Có thể kể đến vô vàn những giá trị truyền thống đáng tự hào như sau: tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm; tinh thần đoàn kết, “thương người như thể thương thân”; tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo,… Bởi vậy Đảng và nhân dân cần tích cực hơn nữa trong đề ra những kế hoạch thúc đẩy

Trang 11

con người Việt Nam càng hiểu sâu sắc và sáng tạo hơn trong vai trò giữ gìn, phát huy những truyền thống dân tộc quý báu trong thời kì xã hội ngày càng phát triển, hiện đại hơn và có những đổi mới lớn.

Giá trị truyền thống tồn tại duới 2 dạng: giá trị vật chất và giá trị tinh thần.a) Giá trị vật chất:

Giá trị vật chất nói theo một cách dễ hiểu chính là những yếu tố hiện hữu thực trong cuộc sống Nó ghi lại những biến chuyển, thành tựu khoa học và phát triển của con người theo từng thời kì một cách chân thực nhất, ghi đậm những dấu ấn xã hội khácnhau: di vật, di tích,… Điển hình như chùa Hương, đền Trần, hồ Gươm, cố đô Hoa Lư, hay những tượng đài của các anh hùng kiệt suất: Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Nguyễn Trãi,… Đây đều là những giá trị vật chất được bảo tồn, lưu giữ qua nhiều năm và một số di tích được phục dựng nhằm lưu truyền cho thế hệ sau về một thời kì lịch sử thăng trầm của dân tộc

b) Giá trị tinh thần:

Giá trị tinh thần bao gồm những hành động, việc làm nhằm tri ân, chăm sóc haytuyên truyền, phát huy tốt đạo lý“ uống nước nhớ nguồn”, “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” từbao đời nay của cha ông ta ví dụ như: tổ chức, tham gia các lễ hội truyền thống để lưugiữ phong tục, nét đẹp văn hoá; vinh danh, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đìnhliệt sỹ và tri ân công ơn sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ; lao động và rèn luyện thậttốt;…

1.2 Hiện trạng của các giá trị truyền thống hiện nay

Theo tiến sĩ Nguyễn Huy Phòng: “Trải qua bao biến động, thay đổi của thời cuộc, những truyền thống tốt đẹp của gia đình đã kết tinh thành hệ giá trị mang tính bền vững,

đó là tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết, gắn bó keo sơn; là tình yêu thương, sự đùm bọc, chở che; là truyền thống hiếu học, trọng danh dự…” (Nguyễn Huy Phòng,

2021, tr.30) Truyền thống chính là sự kết tinh của văn hoá gia đình và dân tộc, và được vun đắp qua nhiều thế hệ, thời kì khác nhau Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w