Chính sách tiền lương đối với người lao động Việt Nam hiện nay.103.1 Chính sách tiền lương tối thiểu………103.2 Mức lương tối thiểu theo vùng……….11 Trang 3 LỜI MỞ ĐẦUViệc phát triển lý luậ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG CỦA KARL MARX VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NAM
Môn học: Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Lớp tín chỉ: TRI115(HKI-2324)K62.9
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đặng Hương Giang
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thu Thảo
MSSV: 2314740071 – STT: 71
Hà Nội, tháng 12 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……… ………2
NỘI DUNG………3
I CƠ SỞ LÝ LUẬN……… ……… 3
1 Khái niệm sức lao động……… 3
2 Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa……… ……3
3 Thuộc tính của hàng hóa sức lao động……… ……4
3.1 Giá trị hàng hóa sức lao động………4
3.2 Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động……… 5
II TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY……… …… 6
1 Khái niệm thị trường sức lao động, cung lao động, cầu lao động….6 1.1 Khái niệm thị trường sức lao động………6
1.2 Khái niệm cung lao động……… 6
1.3 Khái niệm cầu lao động……….6
2 Thực trạng của thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay…… 7
2.1 Thực trạng cung lao động……… 7
2.2 Thực trạng cầu lao động………9
3 Chính sách tiền lương đối với người lao động Việt Nam hiện nay.10 3.1 Chính sách tiền lương tối thiểu………10
3.2 Mức lương tối thiểu theo vùng……….11
3.3 Những hạn chế của chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay.………….………13
4 Giải pháp để phát triển thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay………14
KẾT LUẬN……….…… ……… 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO… ……….………17
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Việc phát triển lý luận “hàng hoá sức lao động” của Karl Marx là một nội dung quan trọng trong điều kiện kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, có sự quản lý của nhà nước, phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay
Thị trường lao động (TTLĐ) là một trong những nội dung quan trọng của đổi mới kinh tế và làm thế nào để phát triển TTLĐ luôn được nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học, các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề lao động có vai trò quan trọng, mang tính cấp thiết, lâu dài đối với sự phát triển bền vững nền kinh tế Việc làm rõ thực trạng vànhững vấn đề còn tồn tại của lao động Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề cần thiết
Hiện nay, vấn đề việc làm và thiếu việc làm đã trở thành vấn đề toàn cầu, có tác động lớn đến nền kinh tế của mỗi quốc gia Chính phủ nhiều nước không ngừng quan tâm đến vấn đề này, nghiên cứu và tìm cách giải quyết Là sinh viên đại học và là thành viên dự bị của lực lượng lao động của đất nước trong tương lai, việc hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của lực lượng lao động và thực tế của thị trường lao động hiện nay là rất quan trọng Việc này cũng giúp trang bị những kỹ năng quan trọng cho sinh viên để nhanh chóng hòa nhập xã hội và tìm kiếm
cơ hội đóng góp cho đất nước Vì vậy, để hiểu rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề, em chọn đề tài “Lý luận về hàng hóa sức lao động của chủ nghĩa Mác – Lênin và tình hình phát triển thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam hiện nay”
Trang 4I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Khái niệm sức lao động
C Mác viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được một người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.”
Nói theo một cách đơn giản hơn, sức lao động là toàn bộ thể lực
và trí lực của một con người được sử dụng để tạo ra một sản phẩm có ích
2 Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Thực tiễn xã hội cho thấy, không phải lúc nào sức lao động cũng
là hàng hóa Theo C.Mac, sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi thỏa mãn hai điều kiện sau:
Đầu tiên, người lao động phải được tự do về thân thể Nghĩa là, người lao động phải có quyền sở hữu khả năng lao động của bản thân vàquan trọng hơn, người sở hữu sức lao động đấy phải có quyền đem bán
nó ra thị trường
Trong thời kỳ chế độ buôn bán nô lệ diễn ra, sức lao động của người nô
lệ không được xem là hàng hóa Bởi vì, người nô lệ hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của chủ nô, bị cưỡng bức lao động; anh ta không có quyền chi phối và không được phép bán sức lao động của chính bản thân mình Vì vậy, để sức lao động của người nô lệ được coi là hàng hóa trên thị trường, việc bãi bỏ chế độ nô lệ là cần thiết
Thứ hai là, người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán Khi đó, họ buộc phải bán sức lao động để tồn tại và sinh sống
Trang 5Thực tiễn lịch sử cho thấy, đã nhiều lần các nhà nước phong kiến
đã tước đoạt tư liệu sản xuất của người dân, khiến cho họ buộc phải bánsức lao động của mình để tồn tại Nhà nước phong kiến Anh đã tịch thu ruộng đất của người nông dân và chia cho tầng lớp quý tộc, tư sản Vì vậy, người nông dân không còn lựa chọn nào khác ngoài bán sức lao động cho các xưởng công nghiệp Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh, khiến cho côngnghiệp và nền kinh tế của nhà nước tư bản tăng trưởng mạnh mẽ.Tương tự, nhà nước phong kiến Pháp đã thực hiện chính sách sưucao thuế nặng đối với người nông dân Vì vậy, tuy hoa màu bội thu những người nông dân vẫn không có đủ tiền nộp thuế Điều này đã buộc
họ phải bán sức lao động để tồn tại
3 Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Giống như các loại hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng
có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng
3.1 Giá trị hàng hóa sức lao động
Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định.Sức lao động chỉ tồn tại như năng lực con người sống, muốn tái sản xuất ra năng lực đó người lao động phải tiêu dùng một lượng tư liệusinh hoạt nhất định Do vậy, giá trị của hàng hóa sức lao động được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động
Giá trị của hàng hóa sức lao động do các bộ phận sau đây hợp thành:
Trang 6Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết, cả vật chất và tinh thần
để tái sản xuất ra sức lao động
Hai là, phí tổn đào tạo người lao động
Ba là, giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) để nuôi con của người lao động
3.2 Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của người lao động
Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt, mang yếu tố tinh thần và lịch sử Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt mà không hàng hòa thông thường nào có được đó là trong khi
sử dụng giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớnhơn giá trị thặng dư nêu trên do hao phí sức lao động mà nó có
Trang 7Kinh tế chính
trị Mác -… None
16
TIỂU LUẬN KTCT Tiểu luận cô Tùng…Kinh tế chính
-trị Mác -… None
16
23214i32u34i0345Kinh tế chính
trị Mác -… None
22
TIEN TE - KINH TE Chinh TRI MAC LeninKinh tế chính
trị Mác -… None
16
HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TR…Kinh tế chính
trị Mác -… None
21
Trang 8II TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1 Khái niệm thị trường sức lao động, cung lao động và cầu lao động 1.1 Khái niệm thị trường sức lao động
Có rất nhiều quan điểm và ý kiến được phát triển và diễn đạt dướinhiều góc độ khác nhau về khái niệm thị trường sức lao động Tuy nhiên, theo H.T.Ái Hậu (2021), có thể hiểu đơn giản rằng thị trường lao động là nơi cung cấp, trao đổi hàng hoá đặc biệt (sức lao động) giữa một bên là người cần mua sức lao động (người sử dụng lao động) và một bên là người cần bán hoặc cung cấp dịch vụ lao động (người lao động) Có hai yếu tố cơ bản cấu thành thị trường lao động là cung lao động và cầu lao động
1.2 Khái niệm cung lao động
Cung lao động là một bộ phận dân số tiềm năng, bao gồm những người có đủ khả năng thể lực và trí lực làm việc, chưa tính đến các đặc điểm về tuổi tác và giới tính
Cung lao động phản ánh khả năng tham gia thị trường lao động
và cung cấp sức lao động (cả về số lượng và thời gian) của những ngườitrong độ tuổi lao động có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động nhưng thực tế có tham giao lao động trên thị trường lao động Thực chất, cung lao động là sức lao động mà người lao động tự nguyện đưa ra để trao đổi trên thị trường
1.3 Khái niệm cầu lao động
Cầu lao động là số lượng lao động cần được thuê mướn trên thị trường lao động, là toàn bộ nhu cầu về sức lao động của một nền kinh tế
TieuluanKinh tế chínhtrị Mác -… None
13
Trang 9(hoặc của một tổ chức, doanh nghiệp, một ngành, một loại lao động nào đó) ở một thời kỳ nhất định với những điều kiện về số lượng, chất lượng, cơ cấu và thường được xác định thông qua chỉ tiêu việc làm Cầulao động phản ánh khả năng thuê lao động của người sử dụng lao động, doanh nghiệp trên thị trường lao động
2 Thực trạng của thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay 2.1 Thực trạng về cung lao động
Việt Nam đang có lực lượng lao động dồi dào Theo bản tin Thị
trường Lao động Việt Nam quý III năm 2023, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý III năm 2023 là 52,4 triệu người, tăng 92,6 nghìn người so với quý trước và tăng 546 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ dân số vàng, lực lượng lao độngtăng là xu thế tất yếu trong điều kiện bình thường của nền kinh tế
Số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm quý III năm 2023 ước tính
là 51,3 triệu người, tăng 87,4 nghìn người so với quý trước và tăng 523,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Người lao động Việt Namkhá linh hoạt để tìm kiếm công việc trên thị trường, họ có thể chấp nhậnlàm công việc phi chính thức để đảm bảo duy trì cuộc sống trong khi chưa tìm được công việc chính thức
Lực lượng lao động ở Việt Nam đang có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề, lĩnh vực khác nhau Cụ thể, theo vùng kinh tế, vùng Trung du và miền núi phía Bắc
chiếm 11,9% lực lượng lao động cả nước, nhưng chỉ có 8% lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước Ngược lại, Đồng bằng sông Hồng đang nắm giữ 22,3% lực lượng
Trang 10lao động cả nước, nhưng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ
sở sản xuất kinh doanh chiếm đến 30,5%
Trong khi các khu vực như Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên trong tình trạng dư cung lao động; thì vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng lại thường xuyên dư cầu
Lao động trẻ tập trung về các thành phố lớn để tìm việc, thì các tỉnh lẻ hoặc khu vực vùng sâu vùng xa gần như không còn lực lượng laođộng để phát triển kinh tế
Lực lượng lao động Việt Nam còn phân bố không đồng đều cả về
số lượng và chất lượng giữa các ngành nghề khác nhau Cụ thể, có tới 84,6% lao động có trình độ cao đẳng, 66% số lao động có trình độ trungcấp, 22,8% số lao động có trình độ đại học trở lên làm các công việc có yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật hoặc kỹ năng thấp hơn so với trình độ chuyên môn kỹ thuật được đào tạo, hay nói một cách nôm na làtình trạng "thừa thầy thiếu thợ" vẫn còn khá phổ biến Chiều ngược lại,
có khoảng 44,5% lao động làm các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng cao hơn so với bằng cấp
Việc nguồn lao động phát triển không cân đối dẫn đến nhiều hạn chế đáng tiếc: Gây lãng phí trong đào tạo, lãng phí nguồn nhân lực, “nơicần không có, nơi có không cần” khó phát triển kinh tế địa phương vùngsâu, vùng xa, giảm hiệu quả làm việc đối với các doanh nghiệp, không đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp,doanh nghiệp không tuyển được nhận sự khi nhiều lao động không tìm được việc; làm mất sức hút đầu tư, giảm năng lực cạnh tranh quốc gia
và năng suất chung của nền kinh tế
Trang 11Chất lượng nguồn lao động ở Việt Nam còn thấp, chủ yếu là
lao động nông nghiệp, nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển: Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động một số ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thông tin viễn thông, du lịch…) và công nghiệp mới Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp
Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém,
cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết
bị theo tiêu chuẩn quốc tế Kỷ luật lao động của người Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của quá trình sản xuất công nghiệp Một bộ phận lớn người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp, mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi Người lao động chưa được trang
bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợptác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc
2.2 Thực trạng cầu lao động:
Chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, theo Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội, nhiều địa phương tập trung thu hút đầu tư để phát triển kinh tế nhưng không tính toán đến cung – cầu lao động cũng như hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch lao động.Cũng theo Bộ này, Việt Nam là nước tiếp nhận nguồn vốn FDI lớn thứ 3 trong khu vực và là một trong số nước trong khu vực ASEAN
Trang 12vẫn duy trì được tăng trưởng dòng vốn FDI ổn định qua nhiều năm Theo thống kê, đến nay các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành, lĩnh vực; trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 9,9 tỷ USD, chiếm 46,6% tổng vốn đầu
tư đăng ký
Việc dịch chuyển nhanh chóng cơ cấu đầu tư đã đặt ra nhiều yêu cầu về cầu lao động, trong khi đó cung lao động chưa chuyển dịch kịp thời
3 Chính sách tiền lương đối với người lao động Việt Nam hiện nay 3.1 Chính sách tiền lương tối thiểu
Theo khoản 1, Điều 91, Bộ luật Lao động 2019 thì mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việcgiản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mứcsống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
Theo khoản 3, Điều 91, Bộ luật Lao động 2019 thì mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên các yếu tố bao gồm:
- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;
- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;
- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;
- Quan hệ cung, cầu lao động;
- Việc làm và thất nghiệp;
- Năng suất lao động;
- Khả năng chi trả của doanh nghiệp
Trang 13Theo nguyên tắc của C.Mác, tiền lương phải đảm bảo tái sản xuấtsức lao động, mức chấp nhận tối thiểu của người lao động: “chi phí sản xuất của sức lao động giản đơn quy thành chi phí sinh hoạt của người công nhân và chi phí để tiếp tục duy trì nòi giống đó là tiền công Tiền công được định như vậy là tiền công tối thiểu” Tức là giới hạn thấp nhất của tiền lương phải đảm bảo khôi phục lại sức lao động của con người Và tiền công cũng được quyết định bởi những quy luật quyết định giá cả của tất cả các hàng hoá khác bởi quan hệ của cung đối với cầu, của cầu với cung.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, cải cách và đổi mới chính sách tiền lương tối thiểu cho phù hợp với những phát triển mới nhất của nền kinh tế Mức lương tối thiểu luôn được điều chỉnh theo sự biến động của giá trên thị trường, cụ thể: Từ 2008, Chính phủ đã sửa đổi mức lương tối thiểu hơn 20 lần và theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng
3.2 Mức lương tối thiểu theo vùng
Theo Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng là mức tiền lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận