Nhờ nhận thức về tính chất hai mặt của lao động mới chứngminh rằng lao động đã sản sinh ra giá trị hàng hoá nên Marx đã phê phán hệthống kinh tế tư bản và chỉ rõ giá trị lao động được co
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ _ _ _ _ _ _ _***_ _ _ _ _ _ _
LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Trần Hoài Nam
Mã sinh viên: 2213920017
Lớp hành chính: Anh 01 – QTKS – K61
Lớp tín chỉ: TRIH115.7
Giảng viên hướng dẫn: Dương Đức Đại
Hà Nội, năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
1 Lý luận giá trị lao động: 3
1.1 Lịch sử ra đời của học thuyết kinh tế cổ điển: 3
1.2 Thuyết giá trị lao động của K.Marx: 4
1.2.1 Thuộc tính của hàng hóa: 4
1.2.2 Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá: 5
1.2.3 Lượng giá trị của hàng hoá: 6
1.2.4 Cấu thành lượng giá trị của hàng hóa: 7
1.2.5 Sự phát triển của hình thái giá trị 7
1.2.6 Biểu hiện của giá trị lao động trong nền kinh tế thị trường: 8
2 Thực trạng nền kinh tế nước ta qua những năm đổi mới 8
2.1 Một số thành tựu của Việt Nam ta: 8
2.2 Những hạn chế còn tồn đọng của Việt Nam ta: 9
2.3 Những giải pháp để tối ưu điểm mạnh và khắc phục điểm yếu 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Trong quá trình hoàn thiện các lý thuyết về giá trị của mình, đặc biệt là lý thuyết
về giá trị lao động, Karl Max đã dần minh chứng đây là một thành phần quan trọng trong sự phê phán chủ nghĩa tư bản của ông Theo Marx, giá trị của một hàng hóa do lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định Nói cách khác, giá trị của một hàng hóa được xác định bởi lượng lao động bỏ vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó, chứ không phải bởi giá trị sử dụng hay giá trị trao đổi của hàng hóa đó
Khi nói đến việc vận dụng học thuyết giá trị của Mác ở Việt Nam hiện nay, cần lưu ý rằng Việt Nam là một nước có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Mặc dù đất nước ta chấp nhận các yếu tố của chủ nghĩa tư bản thị trường, nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ hệ tư tưởng Mác-Lênin Trong bối cảnh này, lý thuyết về giá trị của Marx tiếp tục có liên quan và thường được sử dụng để phân tích nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế thị trường mà chúng ta đang hướng tới tại Việt Nam Bởi vậy,
để có nhận thức sâu sắc hơn về thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam, ta cần phải thấm nhuần “Học thuyết giá trị lao động” của K.Marx, nó chỉ
ra bản chất và nguồn gốc của nền kinh tế, đó là kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường kinh tế Vì lý do đó, tôi đã lựa chọn đề tài : “Lý thuyết giá trị lao động của Việt Nam và thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường” cho bài tiểu luận của mình
Trang 4NỘI DUNG
1 Lý luận giá trị lao động:
1.1.Lịch sử ra đời của học thuyết kinh tế cổ điển:
Khoảng từ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, cái học thuyết kinh
tế cổ điển Anh và Pháp được hình thành và phát triển Trong giai đoạn này, giai cấp tư sản tập trung phát triển lĩnh vực sản xuất, tích lũy một lượng lớn ngân quỹ Dẫn tới kết quả là các xưởng, nhà máy, xí nghiệp công nông mọc lên như nấm sau mưa, cường hào xâm chiếm ruộng đất của nông dân, hình thành giai cấp vô sản và địa chủ Thực tế rằng phong kiến không chỉ hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà còn làm trầm trọng thêm lòng căm thù của giai cấp vô sản đối với giới quý tộc Không những vậy, vì thủ công nghiệp phát triển nên tư bản cũng tràn vào lĩnh vực sản xuất Nhiều vấn đề kinh tế của sản xuất nằm ngoài phạm vi của các lý thuyết trước đây Mâu thuẫn vẫn ngày càng sâu sắc, xã hội cần một học thuyết kinh tế mới soi đường, giải phóng những người bị bóc lột
Từ đó, " " đã được ra đời với trong đó nhiều lý thuyết đầu tiên Đồng thời cũng là cột mốc lần đầu các học giả chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu những vấn
đề kinh tế do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mang lại Không chỉ vậy,
họ còn xây dựng các phạm trù kinh tế thị trường và các hệ thống quy luật như phạm trù giá trị, phạm trù giá cả, phạm trù lợi nhuận, phạm trù tiền lương, phạm trù địa tô, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông Nghiên cứu một cách trừu tượng quan hệ nhân quả và vạch ra bản chất, quy luật vận động của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Họ cũng ủng hộ ý tưởng tự do kinh tế và phản đối sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế Tuy nhiên, kết luận của họ mang tính lịch
sử, trộn lẫn khoa học với tầm thường Học thuyết kinh tế tin rằng giá trị hàng hoá là do lao động sản xuất ra hàng hoá quyết định Người tạo nền tảng ban đầu cho học thuyết kinh tế là Petty (W Petty) and Boaghinbe (P Boisguilbert) và
Trang 5cuối cùng là Xmit (A Smith) và Ricacđô (V Ricardo) đều là các nhân vật góp phần quan trọng cho học thuyết giá trị lao động Mặc dù đã trải qua vài thế kỷ giao dịch hàng hoá thì loài người mới dần dần nhận thấy rõ bản chất của giá trị
và hiểu rõ quy luật giá trị Phải đợi đến Marx thì học thuyết giá trị lao động mới xuất hiện đầy đủ Nhờ nhận thức về tính chất hai mặt của lao động mới chứng minh rằng lao động đã sản sinh ra giá trị hàng hoá nên Marx đã phê phán hệ thống kinh tế tư bản và chỉ rõ giá trị lao động được coi là hàng hoá theo quy luật giá trị thặng dư và hệ thống hoá những quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản và
từ đó khiến những hiểu biết về quy luật hàng hoá được hoàn chỉnh thêm 1.2 Thuyết giá trị lao động của K.Marx:
1.2.1 Thuộc tính của hàng hóa:
Hàng hoá là kết quả của sức lao động, có thể đáp ứng yêu cầu nhất định nào đó của con người qua trao đổi, buôn bán Trong các phương thức sản xuất - xã hội khác nhau thì sản xuất hàng hoá có tính chất khác nhau, tuy nhiên một vật phẩm sản xuất ra nó phải có hai thuộc tính cơ bản là:
+) Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của sản phẩm có thể đáp ứng yêu cầu nào đó của con người Giá trị sử dụng của hàng hoá do thuộc tính thiên nhiên của hàng hoá quyết định, nó là nội dung vật chất của hàng hoá Giá trị sử dụng của hàng hoá không phải cho cá nhân chủ thể sản xuất hàng hoá, nó
là cho người khác hoặc cho cộng đồng qua trao đổi, buôn bán Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là thước đo sức mua
+) Giá trị hàng hóa: Muốn hiểu giá trị hàng hóa phải bắt đầu từ giá trị trao đổi Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng trao đổi giữa các giá trị trao đổi khác nhau Hai sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau có thể hoán đổi cho nhau theo một tỷ lệ nhất định, vì chúng đều là sản phẩm lao động, và chúng đều có một điểm chung, đó là đều có sự hao phí sức lao động của con người Lao động hao phí trong việc sản xuất hàng hóa được giấu trong các hàng hóa là cơ sở của trao đổi Vì vậy, giá trị của hàng hóa là sự kết tinh lao động xã hội của những
Trang 6người sản xuất trong hàng hóa Giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là biểu hiện của giá trị Giá trị là một phạm trù lịch sử, liên quan đến sản xuất hàng hóa Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa Giá trị của hàng hóa thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất ra hàng hóa đó
=> Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị sử dụng, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập
1.2.2 Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá:
Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị là do trong quá trình sản xuất hàng hóa tồn tại hai phạm trù khác nhau:
+) Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định Mỗi lao động cụ thể đều có mục đích, phương pháp, công cụ, đối tượng lao động và kết quả lao động Chính những phẩm chất này đã phân biệt các loại lao động cụ thể Ví dụ, lao động của thợ làm bánh và lao động của thợ may là hai loại lao động riêng biệt Mục đích lao động của người thợ may là may quần áo mặc chứ không phải làm bánh, phương pháp là khâu vá chứ không phải trộn vật liệu, nung và có dụng cụ như chỉ, kim, máy khâu chứ không phải máy trộn, bát, lò nướng Lao động của người thợ may tạo ra quần áo để mặc, lao động của người thợ làm bánh mì để tạo ra bánh mì để ăn , và tương tự đối với các ngành nghề khác Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa
Trong xã hội tồn tại nhiều loại hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau do
có nhiều loại lao động đặc thù Nếu phân công lao động xã hội phát triển thì càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau đáp ứng nhu cầu của xã hội
+) Lao động trừu tượng là sự từ bỏ những hình thức lao động cụ thể của người sản xuất hàng hóa, hay là sự tiêu hao sức lao động chung (về thể xác và tinh thần) của người sản xuất hàng hóa Chính lao động trừu tượng của người
Trang 7Discover more
from:
TRIE115
Document continues below
Kinh tế chính trị
Trường Đại học…
414 documents
Go to course
TIỂU LUẬN Lý luận về giá trị - lao động củ… Kinh tế
chính trị 100% (2)
14
KTCT - On thi KTCT Kinh tế
chính trị 100% (2)
16
Ôn tập Kinh tế Chính trị cuối kì
Kinh tế
chính trị 100% (2)
18
Bài tập ktct mac lenin - hay lắm nha Kinh tế
chính trị 100% (1)
9
Tiểu luận KTCT - Tiểu luận Kinh tế chính tr… Kinh tế
chính trị 100% (1)
11
Trang 8sản xuất hàng hóa tạo ra giá trị hàng hóa Vì vậy, có thể nói giá trị của hàng hóa
là sự kết tinh trong hàng hóa của lao động trừu tượng của người sản xuất ra hàng hóa đó Đó cũng chính là mặt chất của giá trị hàng hóa Lao động trừu tượng mang phạm trù lịch sử
=> Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ánh được tính chất tư
nhân và tính xã hội của lao động của người sản xuất hàng hóa Mỗi người sản xuất hàng hóa sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào là việc riêng của họ Vì vậy, loại lao động này có bản chất là tư nhân, và lao động cụ thể của họ là biểu hiện của lao động tư nhân Đồng thời, lao động của người sản xuất hàng hóa là lao động xã hội vì nó là một bộ phận của toàn bộ lao động xã hội trong hệ thống phân công lao động xã hội Sự phân công lao động xã hội tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất hàng hoá Họ làm việc cho nhau thông qua trao đổi hàng hóa Việc trao đổi hàng hóa không thể dựa trên lao động cụ thể, mà lao động cụ thể phải được quy về lao động chung thuần nhất - lao động trừu tượng Như vậy lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội Giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hoá Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hoá vừa vận động phát triển, vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng
1.2.3 Lượng giá trị của hàng hoá:
Thước đo lượng giá trị của được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết
Là thời gian cần thiết để sản xuất ra một loại hàng hoá trong điều kiện xã hội bình thường, tức là với trình độ công nghệ trung bình, tay nghề trung bình và cường độ lao động trung bình, trong điều kiện xã hội có quan hệ nhất định Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi nên lượng giá trị của hàng hóa cũng là một đại lượng không cố định Sự thay đổi này phụ thuộc vào năng suất lao động và mức đọ phức tạp hay đơn giản của lao động Lương giá trị của hàng hóa thay đổi theo năng suất lao động: quan hệ tỉ lệ nghịch Lao động giản đơn là
Chức năng của tiền tệ
Kinh tế chính trị 100% (1)
2
Trang 9sự hao phí sức lao động mà bất kỳ một người bình thường có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được Như vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình
1.2.4 Cấu thành lượng giá trị của hàng hóa:
Theo K.Marx để sản xuất ra hàng hóa cần phải chi phí lao động gồm lao động quá khứ tồn tại trong các yếu tố tư liệu sản xuất như máy móc, công cụ, nguyên vật liệu và lao động sống Vì vậy, lượng giá trị hàng hóa được cấu thành bởi cả giá trị của những tư liệu sản xuất đã sử dụng, tức là giá trị cũ (ký hiệu là c) và hao phí lao động sống của người sản xuất trong quá trình tạo ra sản phẩm, tức là giá trị mới (ký hiệu là v + m) Giá trị hàng hóa = giá trị cũ tái hiện + giá trị mới
Ký hiệu là W = c+v+m
1.2.5 Sự phát triển của hình thái giá trị
+) Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị là hình thái xuất hiện khi công xã nguyên thủy tan rã, xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hóa, trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác theo thỏa thuận Hàng hóa mà giá trị của nó được biểu hiện ở một hàng hóa khác gọi
là giá trị tương đối Hàng hóa mà giá trị của nó dùng để biểu hiện giá trị của một hàng hóa khác được gọi là vật ngang giá Trong hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên tỉ lệ trao đổi chưa cố định
+) Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng là hình thái xuất hiện khi một sản
phẩm lao động nào đó được trao đổi với nhiều hàng hóa khác một cách thông thường, phổ biến Ví dụ: 2m vuông vải = 1 cái áo = 2kg gạo = 4 tạ thóc Ở đây, giá trị của một hàng hóa (2m vuông vải) được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau đóng vai trò làm vật ngang giá
+) Hình thái chung của giá trị là hình thái xuất hiện khi giá trị của mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá
Trang 10chung Ví dụ: 1 cái áo hoặc 2kg gạo hoặc 4 tạ thóc sẽ bằng với 2 mét vuông vải.
Ở đây, các hàng hóa đều được đổi lấy vật ngang giá chung trước, sau đó mới mang đổi lấy hàng hóa cần dùng
+) Hình thái tiền tệ là hình thái khi lao động xã hội tăng và năng suất lao động ngày càng cao cho nên đòi hỏi có một hàng hoá đảm nhận vai trò như vật ngang giá chung thống nhất nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của phương thức sản xuất và lưu thông hàng hoá Khi vật ngang giá chung được cố định tại một hàng hoá độc tôn và thông dụng thì hình thái tiền tệ của giá trị xuất hiện, tiền tệ
ra đời
1.2.6 Biểu hiện của giá trị lao động trong nền kinh tế thị trường:
Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày nay (cũng như phần lớn các nền kinh tế hiện đại ngày nay) là một nền kinh tế dưới sự điều tiết của cả bàn tay vô hình và bàn tay hữu hình nghĩa là có sự kết hợp điều tiết của thị trường cùng những chính sách của nhà nước để nền kinh tế hoạt động một cách có hiệu quả nhất Cơ chế thị trường là cơ chế vận hành mà hệ thống quy luật trung tâm là giá trị Các quy luật khác nữa như quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả và cạnh tranh hay quy luật lưu chuyển tiền tệ đều là các biểu hiện của giá trị Giá trị cũng là công cụ giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế qua giá cả, chính sách lãi suất, chính sách tiền tệ Tất cả các công cụ và phương tiện quy luật trên đều là phương thức thể hiện của hoạt động và áp dụng giá trị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
2 Thực trạng nền kinh tế nước ta qua những năm đổi mới
2.1 Một số thành tựu của Việt Nam ta:
Từ những nhận định đúng đắn về KTTT định hướng XHCN, Đảng và nhà nước
ta đã thực hiện những bước đi đúng đắn, đưa ra những chính sách phù hợp và
Trang 11đạt được những thành tựu đầu tiên Những quyết định này là bằng chứng xác thực nhất cho quyết định đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta
Hội nhập kinh tế quốc tế đã đạt được nhiều kết quả tích cực; kinh tế tăng trưởng khá; văn hoá xã hội đạt được nhiều tiến bộ; tình hình chính trị xã hội cơ bản ổn định; hệ thống chính trị được củng cố; và quan hệ đối ngoại không ngừng phát triển Trong đó, chúng tôi đã đạt được những thành tựu quan trọng thông qua việc thực hiện các chiến lược 10 năm (1991–2000):
+) Trong khi tổng sản phẩm tăng 2,07 lần và tích luỹ nền kinh tế nội bộ đạt 27%, quốc gia đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội GDP đã chuyển dịch từ một nền kinh tế từ tình trạng hàng hoá khan hiếm sang một nền kinh tế sản xuất đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng và nền kinh
tế Tỷ trọng nông nghiệp công nghiệp giảm từ 38,7% xuống 24,3% GDP, trong khi xây dựng tăng (từ 22,7 % đến 36,6 % GDP), dịch vụ cũng tăng (từ 38,6 % lên 39,1%)
+) Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang dần hình thành và quan hệ sản xuất đang từng bước phát triển theo trình độ của lực lượng sản xuất Nền kinh tế nhà nước đang trở nên quan trọng hơn trong nền kinh tế +) Ngoài ra, một yếu tố quan trọng trong sự phát triển bắt đầu của nền kinh tế là các mối quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng Ngoài việc tăng kim ngạch xuất khẩu, nó còn thu hút được một lượng vốn đáng kể, công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại từ các nguồn bên ngoài Toàn dân ta đã chứng kiến những chuyển biến tích cực không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà còn trong lĩnh vực văn hóa và xã hội, cùng với sự cố gắng to lớn của toàn đảng Những thành tựu kinh tế đã cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân Mục tiêu phấn đấu không chỉ là đủ ăn nữa mà còn phải có của ăn của để Giáo dục cũng
đã tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực y tế
2.2 Những hạn chế còn tồn đọng của Việt Nam ta:
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng chúng ta vẫn là một quốc gia nghèo và kém phát triển, vẫn đang trong khủng hoảng kinh tế xã hội Năng