Trong thị trường chỉ có một cá nhân hay tổ chức nắm giữ, cung cấp một sản phẩm, dịch vụ mà chỉ có duy nhất họ có và không có đối thủ cạnh tranh.Trong nền kinh tế thị trường, độc quyền có
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN
……o0o……
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ TỔN THẤT XÃ HỘI DO TỒN TẠI SỨC MẠNH ĐỘC QUYỀN KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ Ở
VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Hồ Diệu Linh
Mã sinh viên: 2311730049
Số thứ tự : 69
Lớp tín chỉ: TRI115(HK1-2324)K62.10
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đặng Hương Giang
0
Trang 2MỤC LỤC:
TỔN THẤT XÃ HỘI DO TỒN TẠI SỨC MẠNH ĐỘC QUYỀN KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU:
NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘC QUYỀN TRONG KINH DOANH
1 Khái niệm:
2 Nguyên nhân hình thành độc quyền
3 Đặc điểm
II Tổn thất của xã hội do độc quyền tạo ra
III Thực trạng và ví dụ của xã hội Việt Nam khi bị tác động bởi độc quyền trong kinh doanh
1 Thực trạng về độc quyền ở Việt Nam hiện nay
2 Một số ví dụ thực tiễn về độc quyền ở Việt Nam
KẾT LUẬN:
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU:
Như chúng ta đã biết, xu hướng chung của nèn kinh tế hiện nay trên toàn thế giới là Kinh tế hỗn hợp Nó bao gồm nhiều thị trường khác nhau và đa dạng
Để tồn tại và phát triển trong thời buổi nền kinh tế hiện giờ thì các doanh nghiệp phải hiểu rõ, cặn kẽ cơ cấu chung, đặc điểm của mỗi thị trường
Trong đó, thị trường độc quyền hoàn toàn được coi là mặt trái của thị trường
Nó đứng trên mọi công bằng của kinh tế Độc quyền gây ra mức giá cao hơn
và lượng cung trên thị trường ít hơn so với giá và lượng cung trên thị trường bình thường Vì thế người tiêu dùng thường chỉ trích và không thích thị trường này
Việc nghiên cứu đề tài này cho chúng ta cái nhìn tổng quan về những tổn thất
mà thị trường ày gây ra Qua đó giúp chúng ta suy nghĩ, lựa chọn cho bản thân cách thức thâm nhập vào thì trường này trong tương lai
Đề tài này được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và được chỉnh sửa theo ý kiến chủ quan của cá nhân nên không thể tránh khỏi sai sót Mong cô tận tình giúp đỡ để sửa chữa và hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu của nhóm
Em xin chân thành cảm ơn.
2
Trang 4NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘC QUYỀN TRONG KINH DOANH.
1 Khái niệm:
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu
tóm việc sản xuất việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao Đây là hiện tượng chỉ có duy nhất một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp chiếm vị trí độc tôn trong việc cung cấp sản phẩm, dịch
vụ nhất định nào đó mà họ có thể toàn quyền kiểm soát giá cả sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận tối đa và ngăn các đối thủ khác xâm nhập thị trường
Trong từ điển Tiếng Việt, độc quyền có nghĩa là “Đặc quyền chiếm giữa một mình” Trong thị trường chỉ có một cá nhân hay tổ chức nắm giữ, cung cấp một sản phẩm, dịch vụ mà chỉ có duy nhất họ có và không có đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, độc quyền có thể được hình thành một cách tự nhiên, cũng có thể được hình thành bởi ý chí nhà nước tạo ra các tổ chức độc quyền
2 Nguyên nhân hình thành độc quyền.
- Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong nền kinh tế thị trường các nước tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện các tổ chức độc quyền Độc quyền
là một cấu trúc thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Vậy nguyên nhân chủ yếu nào hình thành nên trạng thái độc quyền trong nền kinh tế thị trường? Câu trả lời như sau:
- Thứ nhất là do sự phát triển của lực lượng sản xuất
3
Trang 5Sự phát triển của khoa học kĩ thuật đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động một nguồn vốn lớn Tuy nhiên, có một
số khó cỏ thể đáp ứng được Vậy nên, các doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung sản xuất và hình thành các doanh nghiệp với quy mô lớn
Trong điều kiện phát triển của khoa học kĩ thuật, cùng với sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường ví dụ như: quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy, tích tụ, tập trung sản xuất,… làm biến đổi cơ cấu kinh
tế của xã hội theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn
- Thứ 2 là do cạnh tranh
Cạnh tranh gay gắt làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản hàng loạt, những doanh nghiệp lớn tồn tại được cũng bị suy yếu Để tiếp tục tồn tại phát triển, các doanh nghiệp buộc phải tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất và liên kết với nhau thành các doanh nghiệp với quy mô vừa và lớn
- Thứ 3 là do khủng hoảng và sự phát triển của hệ thống tín dụng Cuộc khủng hoảng kinh tế lớn vào năm 1873 trong toàn bộ giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn vẫn còn tồn tại dẫn đến sự hình thành của các doanh nghiệp độc quyền
Sự phát triển của hệ thống tín dụng trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành, phát triển các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền
Tóm lại, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật cuối thế kỷ XIX là nguyên nhân của chủ nghĩa
tư bản được ra đời dưới sự tác động của cạnh tranh, khủng hoảng kinh
4
Trang 6tế, sự phát triển của tín dụng tư bản đã hình thành các xí nghiệp có quy
mô sản xuất lớn
Ngoài ra, độc quyền còn được tạo ra bởi:
- Bản quyền: Doanh nghiệp có thể giành được vị trí độc quyền nhờ chế
độ bảo vệ bản quyền Độc quyền về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp và giải pháp kỹ thuật trong suốt thời gian có hiệu lực của chế độ bảo vệ độc quyền
- Sự kiểm soát các yếu tố đầu vào: Doanh nghiệp có thể giành được vị trí độc quyền khi nó kiểm soát toàn bộ các yếu tố đầu vào cơ bản để sản xuất ra một sản phẩm nào đó
- Do quy định của Chính phủ: một doanh nghiệp được nhà nước cấp giấy phép kinh doanh một sản phẩm nào đó
- Do tính kinh tế nhờ quy mô: Một doanh nghiệp càng mở rộng quy mô sản xuất thì chi phí sản xuất giảm, sẽ loại bỏ đối thủ cạnh tranh và trở nên độc quyền
3 Đặc điểm.
- Chỉ có một người bán cho nhiều người mua, nên người bán có thể ảnh hưởng đến giá bán bằng cách điều chỉnh lượng sản phẩm cung ứng
- Sản phẩm là độc nhất, không có hàng thay thế
- Trong thị trường độc quyền lối gia nhập vào ngành hoàn toàn bị ngăn cản Các rào cản có thể là: luật định, kinh tế, tự nhiên…
- Ngoài những đặc điểm được nêu trên, các doanh nghiệp còn phải chịu những rào cản sau:
Nguồn tài nguyên thiên nhiên: Như đất đai, khoáng sản… Nguồn cung ứng của các tài nguyên này luôn bị giới hạn Do đó sẽ xuất hiện tình trạng độc quyền nếu các nguồn tài nguyên này nằm trong tầm tay các nhà độc quyền
5
Trang 7Discover more
from:
Document continues below
Kinh tế chính trị
Trường Đại học…
999+ documents
Go to course
Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lenin
Kinh tế
chính trị 99% (272)
226
Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị…
Kinh tế
chính trị 99% (89)
17
Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-…
Kinh tế
chính trị 98% (66)
32
Tiểu luận Kinh tế chính trị
Kinh tế
chính trị 100% (33)
23
Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư…
Kinh tế
chính trị 98% (165)
14
Trang 8Nguồn vốn: Những doanh nghiệp có vốn ít không thể gia nhập hay tồn tại trong ngành Vì thế phần lớn, doanh nghiệp này thường độc quyền hoàn toàn
Kỹ thuật chuyên dụng: Đòi hỏi một số ngành cần phải sử dụng kỹ thuật chuyên dụng đặc trưng như đóng tàu, ngành hàng không, nên các doanh nghiệp ngày thường độc quyền hoàn toàn
Quy định của pháp luật: Qui định về độc quyền nhãn hiệu, qui định
về tiêu chuẩn hàng hóa
Tiện ích cộng đồng: Như công ty cầu đường, công ty cung cấp nước… là một dạng của độc quyền hoàn toàn đa số thuộc quyền sở hữu công ty nhà nước quản lý nhằm uy tín và nâng cao giá trị dịch vụ
II Tổn thất của xã hội do độc quyền tạo ra.
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp đặt giá P = MC đảm bảo mức sản lượng đầu ra tối ưu cho xã hội Nhưng trong độc quyền, doanh nghiệp đặt giá cao hơn chi phí biên P>MC, mức sản lượng này chưa tối ưu hoá cho xã hội Như vậy, sức mạnh độc quyền đưa đến kết quả là giá bán sản phẩm cao hơn chi phí cận biên và sản lượng thấp hơn sản lượng tối ưu hoá xã hội Từ đó gây tổn thất đối với xã hội
Các nhà kinh tế lý giải về sự chống đối thứ hai đối với độc quyền là sự méo
mó trong việc phân phối các nguồn lực Tình trạng độc quyền hạn chế sản lượng để tối đa hoá lợi nhuận Sự chênh lệch giữa giá và chi phí biên ở mức tối đa hoá lợi nhuận của độc quyền phản ánh người tiêu dùng phải trả giá cho
mô ‹t đơn vị đầu ra cao hơn chi phí để sản xuẩt nó
Đồ thị dưới đây phản ánh đầu ra được sản xuất trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và đầu ra trong độc quyền Trên đồ thị sản lượng của cạnh tranh
6
Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh tri
Kinh tế chính trị 98% (60)
11
Trang 9hoàn hảo là Q*, ở đó P = MC với giá là P* Độc quyền cung ứng ở sản lượng Q** mà ở đó MR = MC, giá người tiêu dùng phải trả là P ** Điều này sẽ gây
ra một sự phân phối về nguồn lực Chi phí cho đầu vào sản xuất biểu hiện ở diện tích AEQ*Q ** được chuyển để sản xuất hàng hoá khác Thặng dư tiêu dùng biểu diễn ở diện tích P**BAP* được chuyển vào lợi nhuận của độc quyền Tổn thất của xã hội do độc quyền là diện tích ABE
Tóm lại, trong điều kiện độc quyền, khi tăng sản lượng hàng hóa bán ra sẽ làm giá cả giảm đi Lợi nhuận tăng thêm do một đơn vị hàng hóa bán ra có thể không bù đắp lợi nhuận giảm đi do giảm giá Tổng lợi nhuận bị giảm đi Vì vậy, trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo thì doanh nghiệp sẽ sản xuất sản phẩm khi đến chi phí biên bằng thu nhập biên giá
Nhưng, trong điều kiện độc quyền sản lượmg doanh nghiệp được sản suất ra đến mức mà ở đó, chi phí biên bằng thu nhập biên của doanh nghiệp thấp hơn mức giá Điều đó có thể giúp cho độc quyền bán được với mức giá cao hơn và mức sản xuất thấp hơn thị trường cạnh tranh hoàn hảo để thu lợi nhuận siêu ngạch
7
MC = AC E
A
B D
P **
P *
D
MR Lợi nhuận
ĐQ
P BAP ** *
Tổn thất xã hội do ĐQ ABE
Chi phí đầu
vào chuyển
để SX SP
khác
ABE
Trang 10III Thực trạng và ví dụ của xã hội Việt Nam khi bị tác động bởi độc quyền trong kinh doanh.
1 Thực trạng về độc quyền ở Việt Nam hiện nay.
- Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường Một số yếu tố bất hợp lý của mô hình kinh tế trước đây vẫn còn tồn tại và đòi hỏi cần phải
có những giải pháp cụ thể để giải quyết trong thời gian tới Một trong những vấn đề cần giải quyết là tình trạng độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước Sự tồn tại quá nhiều doanh nghiệp nhà nước (rất nhiều trong số đó kinh doanh không hiệu quả) và việc độc quyền của doanh nghiệp nhà nước trong nhiều lĩnh vực là một trong những lý do được các luật sư Mỹ sử dụng để khẳng định Việt Nam không có nền kinh tế thị trường trong vụ kiện cá da trơn của Việt Nam Để 4 hội nhập kinh tế thế giới cũng như đảm bảo các điều kiện gia nhập WTO trong thời gian tới và tránh thua thiệt trong thương mại quốc tế, vấn đề này cần phải được hoàn thiện để quy định một mức độ hợp lý cho sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển
- Thực tế ở Việt Nam hiện nay có hai loại hình độc quyền sau: Loại thứ nhất là kết quả cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Trường hợp công ty Coca Cola như đã phân tích ở trên được coi là ví dụ về hình thức độc quyền là kết quả của cạnh tranh trên thị trường nước uống có
ga của Việt Nam Tuy thế, như đã đề cập ở trên, nền kinh tế thị trường Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, vì vậy, cho đến nay chỉ có một vài trường hợp liên quan đến độc quyền là kết quả của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Chắc chắn trong tương lai, loại hình độc quyền này sẽ phổ biến hơn Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình
8
Trang 11thường của bất kỳ nền kinh tế cạnh tranh nào Theo kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, vấn đề này sẽ được giải quyết bằng những quy định về chống độc quyền trong luật cạnh tranh như các quy định về cấm đoán tự thân (per se prohibition), quy định về thoả thuận giá cả giữa các đối thủ cạnh tranh, tẩy chay hàng hoá, lạm dụng sức mạnh thị trường, tập trung kinh tế v.v Luật cạnh tranh của Việt Nam 5 cũng đã bao gồm các quy định này Đó là những quy định tại chương 2 về các vấn đề thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền, tập trung kinh tế Nếu so với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì những quy định trong Luật cạnh tranh của Việt Nam về kiểm soát độc quyền chưa thể nói là đầy đủ Tuy thế, trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, việc quy định như vậy là tương đối rõ ràng và thống nhất Trong tương lai, khi tính cạnh tranh của thị trường đạt ở mức độ cao hơn với nhiều hành
vi cạnh tranh khác phát sinh, sự bổ sung các quy định mới về kiểm soát độc quyền sẽ là cần thiết Loại thứ hai là loại hình độc quyền được coi
là phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay là độc quyền là kết quả của cơ chế hành chính trước đây và một số quy định của pháp luật cũng như các chính sách kinh tế hiện hành Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ trước đây, chúng ta chỉ thừa nhận hình thức sở hữu nhà nước và
sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân không tồn tại trong thời gian đó Chế độ công hữu này đã tạo ra sự độc quyền nhà nước trong tất cả các ngành kinh tế Nhà nước thành lập các xí nghiệp quốc doanh để sản xuất và cung ứng sản phẩm cho người tiêu dùng Cơ chế quản lý kinh tế bằng các mệnh lệnh hành chính đã hình thành nên các doanh nghiệp nhà nước độc quyền mà một số vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay Hơn nữa, hiện nay còn có xu hướng độc quyền nhà nước biến thành độc quyền
9
Trang 12doanh nghiệp Việc nắm giữ đường trục viễn thông quốc gia sẽ tạo lợi thế cho VNPT ngăn cản các công ty khác tham gia vào thị trường viễn thông, bởi lẽ nếu các công ty khác muốn cung cấp dịch vụ viễn thông
họ buộc phải sử dụng đường trục viễn thông quốc gia do VNPT quản lý Với lợi thế về thị phần sẵn có từ trước cùng với các quy định của pháp luật, VNPT đã tính giá dịch vụ viễn thông cung cấp cho người sử dụng cao hơn 30% so với các nước ASEAN Tình trạng này cũng tương tự như ở Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) ở nước ta đã có một số doanh nghiệp sản xuất điện nhưng chỉ EVN đ-ợc nắm giữ hệ thống truyền tải điện Trong thị trường điện lực, việc sản xuất điện có liên quan mật thiết đến việc truyền tải điện Điều này làm cho các doanh nghiệp sản xuất điện phải phụ thuộc vào EVN - một đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường Chính vì vậy, độc quyền của EVN đối với việc kinh doanh điện là điều không thể tránh khỏi
- Nói tóm lại, viêc pháp luật quy định nhà nước nắm độc quyền đối với các “phương tiện thiết yếu” như đường trục viễn thông quốc gia, hệ thống dây tải điện hay các nhà ga sân bay, hệ thống đường sắt nhưng không có sự tách biệt rõ ràng các yếu tố thuộc về cạnh tranh tiềm năng
và các yếu tố thuộc về độc quyền tự nhiên đã làm cho độc quyền nhà nước biến thành độc quyền doanh nghiệp Qua đó cho thấy rằng: những quy định này là không phù hợp với các quy luật của nền kinh tế thị trường và cần phải được thay đổi trong thời gian tới Không những thế, một số chính sách kinh tế thời gian qua cũng là nguyên nhân tạo ra độc quyền trong nền kinh tế nước ta Điển hình là chính sách thành lập các tổng công ty đã tạo ra sự độc quyền của một vài doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực như xây dựng, xi măng, lắp máy Để thành lập các tổng công ty này, một loạt các công ty nhỏ có cùng tính chất ngành nghề
10