Sự phụ thuộc vào xuất khẩu và FDI...11 Trang 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTSTTKý hiệuNguyên nghĩa1 ADB Ngân hàng Phát triển châu Á2 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á3 AFTA Khu vực Mậu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
TIỂU LUẬN MÔN: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
Đề tài:
TOÀN CẦU HÓA TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA NƯỚC TA
HỌ VÀ TÊN
LỚP
MSSV
1
Trang 2Hà Nội, 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 4
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TOÀN CẦU HÓA 4
1.1 Các khái niệm 4
1.2 Các nhân tố dẫn đến tiến trình toàn cầu hóa kinh tế 5
II TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 6
2.1 Những tác động tích cực và cơ hội 6
2.1.1 Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi 6
2.1.2 Tăng nguồn vốn đầu tư 6
2.1.3 Nâng cao trình độ khoa học – kỹ thuật, công nghệ 7
2.1.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thức và chất lượng việc làm theo hướng tích cực 8
2.2 Những tác động tiêu cực và thách thức 9
2.2.1 Vấn đề thất nghiệp và việc làm 9
2.2.2 Sức cạnh tranh của nền kinh tế 10
2.2.3 Sự phụ thuộc vào xuất khẩu và FDI 11
2.2.4 Bảo hộ thương mại khiến xuất khẩu của Việt Nam bị giảm sút hoặc không gia tăng như kỳ vọng 12
III VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 13
3.1 Thành tựu 13
3.2 Hạn chế 15
IV NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 15
KẾT LUẬN 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
2
Trang 3DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ST
Nam
Trang 4MỞ ĐẦU
Xu hướng toàn cầu hóa đang ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chínhsách đối nội, đối ngoại của mỗi quốc gia Về mặt kinh tế, trong thời buổi hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế có thể giúp các nước hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế thế giới, đồng thời có thể đẩy các nước ra ngoài nền kinh tế thế giới Đứng trước
xu thế đó, các nước đang phát triển cụ thể là Việt Nam cần nhận thức đầy đủ về những cơ hội và thách thức mà mình sẽ nhận được khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Vì vậy, em xin được chọn đề tài bài tiểu luận: “Tác động của toàn cầu hóa đến nền kinh tế Việt Nam và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta” để hiểu rõ hơn về mặt tích cực và tiêu cực mà toàn cầu hóa tác động đến Việt Nam cũng như nhìn nhận một cách khách quan về quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của nước ta Do kiến thức lý luận và thực tiễn của bản thân còn nhiều hạn chế, nên em rất mong nếu bài tiểu luận có sự thiếu sót, thì có thể được giảng viên góp ý, chỉnh sửa để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
và phát triển
chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh
tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất Sự gia tăng của xu thế này được thể hiện ở sự mở rộng mức độ và qui mô mậu dịch thế giới, sự lưu chuyển các dòng vốn và lao động trên phạm vi
4
Trang 5toàn cầu Về bản chất, toàn cầu hóa kinh tế làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận, giữa chúng có
sự phụ thuộc lẫn nhau Để theo đuổi xu hướng này, các nước sẽ phải tháo bỏ dầncác rào cản cho sự phát triển thương mại quốc tế, như giảm thuế quan và loại bỏ các biện pháp phi thuế quan, điều chỉnh chính sách và pháp luật kinh tế - thươngmại theo hướng tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, tự do dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ, tư bản và sức lao động
không chỉ là quá trình tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế mà còn được biểu hiện trong bản thân hệ thống chính sách thương mại, chính sách phát triển kinh tế mỗi nước Như vậy, có thể xác định hội nhập kinh tế quốc tế là việc các nước đi tìm kiếm một số điều kiện nào đó
mà họ có thể thống nhất được với nhau, kể cả dành cho nhau những ưu đãi, tạo
ra những điều kiện công bằng, có đi có lại trong quan hệ hợp tác với nhau… nhằm khai thác các khả năng lẫn nhau phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của mình
1.2 Các nhân tố dẫn đến tiến trình toàn cầu hóa kinh tế
, sự phát triển của lực lượng sản xuất, quá trình chuyên môn hóa,hợp tác hóa sản xuất và phân công lao động đã vượt khỏi tầm tay của từng nước
, sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, nhất là sự phát triển nhảy vọt về thông tin liên lạc, giao thông, đặc biệt là sự ra đời của công nghệ thông tin
, nhu cầu mở mang thị trường, xuất khẩu tư bản, sự di cư ồ ạt về lao động
sự hòa hợp và tham gia rộng rãi vào các hoạt động quốc tế của cácquốc gia, đặc biệt là các nước thứ ba
, sự phát triển phổ cập của kinh tế thị trường và cơ chế thị trường
, sự xuất hiện của các công ty xuyên quốc gia, các tổ chức quốc tế
về thương mại và tài chính, sự hình thành các hệ thống tài chính, ngân hàng quốc tế, tọa ra khối lượng giao dịch tiền tệ, hàng hóa khổng lồ
5
Trang 6II TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2.1 Những tác động tích cực và cơ hội
2.1.1 Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi
Sau hơn 15 năm là thành viên của WTO, đến nay, Việt Nam đã tham gia, hoàn tất đàm phám và đang thực thi 15 Hiệp định FTA song phương và đa phương, 2 hiệp định đang trong quá trình đàm phán Với việc đàm phán, ký kết hàng loạt các FTA này, Việt Nam bước vào ngưỡng cửa hội nhập sâu rộng, được các đối tác đánh giá rất cao Các FTA này hứa hẹn mang lại cơ hội hợp tác về vốn, về những mô hình, phương thức quản lý mới, hiện đại và hiệu quả hơn cho doanh nghiệp Việt Nam Theo số liệu của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, có đến 66% trong tổng số 10.000 DN Việt Nam được hỏi ủng hộ và tin vào những lợi ích mà các FTA thế hệ mới mang lại cho họ Các FTA thế hệ mới sẽ gần như ngay lập tức mở cửa thị trường cho các DN nước ngoài tiến vào thị trường Việt Nam, nhưng cũng được coi là “tấm vé” thông hành để các DN Việt Nam tiến sâu hơn vào các thị trường lớn như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU)
Cơ hội lớn nhất mà các FTA thế hệ mới mang lại là mở rộng thị trường nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại để hàng hóa của Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu Trong đó, các đối tác FTA của Việt Nam đều là các đối tác thương mại quan trọng, thể hiện ở giá trị thươngmại lớn và tỷ trọng cao trên tổng số thương mại với thế giới của Việt Nam hằng năm Thương mại của Việt Nam với các đối tác đã và đang đàm phán luôn chiếm trên 80% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam Đây chính là cơ hội tốt để Việt Nam tăng sức cạnh tranh về giá
2.1.2 Tăng nguồn vốn đầu tư
Toàn cầu hóa kinh tế biểu hiện nổi bật ở dòng luân chuyển vốn toàn cầu
Là một nền kinh tế đang phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nềnkinh thế giới, dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam cũng chịutiến trình của toàn cầu hóa kinh tế thông qua việc môi trường đầu tư toàn cầu và
6
Trang 7quan hệ
kinh tế… 100% (3)
2
Quan hệ KTQT thầy Toàn
quan hệ
kinh tế… 83% (6)
14
[123doc] - tai-nguyen-du-lich…quan hệ
dia-ly-va-kinh tế… 100% (2)
231
Trang 8trong nước được cải thiện, thị trường được mở rộng Dưới tác động này, mặc dù
đã có một số biến động trong một vài năm, nhưng giá trị FDI đã gia tăng mộtcách tương đối ổn định trong nhiều năm trở lại đây; cơ cấu FDI được dịchchuyển theo hướng giá trị và các dự án FDI đổ vào khu vực dịch vụ và khoa họccông nghệ gia tăng Năm 1991, số vốn FDI đăng ký vào Việt Nam là 2,07 tỷUSD, trong đó số vốn FDI thực hiện là 428,5 triệu USD, đạt trên 20% vốn đăng
ký Lượng vốn FDI vào Việt Nam tăng dần ngay sau đó Đáng chú ý là sự kiệnViệt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới năm 2007 đã làm gia tăngmạnh mẽ vốn FDI đăng ký vào Việt Nam từ 21,35 tỷ USD năm 2007 lên đến71,73 tỷ USD chỉ riêng năm 2008, điều này cho thấy, sự kỳ vọng là rất lớn Tuynhiên, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ vào năm 2008, sau đó lan ra toàn cầu đãảnh hưởng nghiêm trọng tới dòng vốn FDI vào Việt Nam Xu hướng sụt giảmnày vẫn tiếp tục kéo dài cho đến năm 2012 Từ năm 2013 đến năm 2019, vốnFDI vào Việt Nam duy trì được tốc độ tăng đều đặn cả về số dự án đăng ký mới,
số vốn đăng ký và số vốn thực hiện hàng năm Do ảnh hưởng của đại dịchCovid-19 trên phạm vi toàn cầu, dòng vốn FDI có xu hướng giảm sút cả về vốnđăng ký và dự án cấp mới sau khi đạt đỉnh vào năm 2019 Tuy nhiên, dòng vốnFDI có dấu hiệu tăng trưởng trở lại vào năm 2021 do Chính phủ và các cơ quanchức năng đã kịp thời vào cuộc, ban hành nhiều giải pháp, chính sách nhằm tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp cũng như các quy định, hướngdẫn thích ứng với tình hình mới, các doanh nghiệp đang dần khôi phục hoạtđộng sản xuất - kinh doanh
2.1.3 Nâng cao trình độ khoa học – kỹ thuật, công nghệ
Trước hết, toàn cầu hóa nói chung và toàn cầu hóa kinh tế nói riêng giúp khoa học và công nghệ Việt Nam từng bước hội nhập, giao lưu với nền khoa họccông nghệ của thế giới, tạo thuận lợi cho Việt Nam học tập kinh nghiệm, tiếp thunhững thành tựu khoa học công nghệ thế giới phục vụ cho sự phát triển của kinhtế- xã hội của đất nước Việc chuyển giao các dây chuyền công nghệ, khoa học tiên tiến của thế giới vào từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể ở Việt Nam như: Công nghệ sản xuất ô tô (Nhà máy ô tô Trường Hải tiếp nhận dây chuyền
chuyển giao của Hyundai về sản xuất ô tô), công nghệ sản xuất thiết bị di động cầm tay, chip và các sản phẩm viễn thông (Samsung Việt Nam), các công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao (Công nghệ tưới nhỏ giọt
7
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU NHỮNG TÁC ĐỘNG…quan hệ
kinh tế… 100% (2)
40
Đề thi cuối kỳ Qhktqt
- FILE ÔN TẬPquan hệkinh tế… 100% (2)
12
Trang 9theo tiêu chuẩn Israel), công nghệ xây dựng cầu đường và đặc biệt công nghệ thông tin trong các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng đã góp phần đưa các ngành này từng bước tiếp cận và đạt đến trình độ của thế giới Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự đầu tư của các nước tiên tiến có nền khoa học và công nghệ phát triển cao như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore Sự tham gia liên doanh,liên kết trong hoạt động khoa học và công nghệ với các đối tác nước ngoài giúp cho các nhà khoa học và công nghệ Việt Nam có cơ hội tiếp cận với khoa học vàcông nghệ cao mà qua đó từng bước thu hẹp khoảng cách về kiến thức, kỹ năng nghiên cứu phát triển cũng như nâng cao năng lực sáng tạo khoa học-công nghệ của cá nhân và nền khoa học và công nghệ trong nước Các chương trình hợp tácđào tạo nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao, có khả năng tiếp nhận, chuyển giao và ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới sẽ góp phần nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ những người làm khoa học hiện có và phát triển đội ngũ các nhà khoa học công nghệ trẻ kế tục sự nghiệp phát triển nền khoa học và công nghệ quốc gia ngày càng hiện đại hơn.
2.1.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thức và chất lượng việc làm theo hướng tích cực
Trước hết, toàn cầu hóa sẽ đi đôi với công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nó sẽ dẫn đến sự chuyển dịch và thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến
bộ, hiện đại và hiệu quả Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, GDP 9 tháng đầu năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,99% (đóng góp 4,04%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,44% (đóng góp 41,79%), khu vực dịch vụ tăng 10,57% (đóng góp 54,17%) Có thể thấy, nhóm nghành dịch vụ và công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, trong khi trước đây tỉ trọng nhóm ngành nông nghiệp luôn đứng đầu trong
3 nhóm ngành này Điều này đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta Năm 2020, Việt Nam là một trong số ít quốc gia ghi nhận tăng trưởng GDP dương khi đại dịch COVID bùng phát, điều này đã ghi điểm cộng cho Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài
Tại Việt Nam, toàn cầu hóa kinh tế cũng đã thể hiện phần nào sự chuyển dịch về hình thức và chất lượng việc làm Trong năm 2018, 44% lao động ở ViệtNam là người lao động làm công ăn lương, trong khi đó con số này ở năm 2009
8
Trang 10là 33% và mười năm trước đó thì tỷ lệ này là dưới 20% Đây là mức tăng trưởngrất nhanh và đó là một kết quả tích cực Đầu những năm 2000, người Việt Nam hầu hết làm trong lĩnh vực nông nghiệp Sau đó nền kinh tế của Việt Nam mở cửa thương mại, những lĩnh vực “mới” liên quan nhiều hơn tới thương mại và xuất khẩu bắt đầu tuyển dụng nhiều lao động Dù nông nghiệp vẫn là lĩnh vực xuất khẩu và tiếp tục tăng trưởng trong tổng giá trị xuất khẩu theo thời gian nhưng đã bị thu hẹp tương đối khi có sự tham gia của các lĩnh vực khác Năm
2019, tổng số lao động Việt Nam xuất khẩu là gần 152 nghìn người, trong đó có hơn 50% là Nhật Bản Việc người lao động Việt làm việc tại nước ngoài đã phầnnào giảm tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam, Khi lao động xuất khẩu qua đào tạo ngày càng cao điều này sẽ đem đến một nguồn thu ngoại tệ cao, đồng thời tạo điều kiện để cải thiện đời sống của người dân
2.2 Những tác động tiêu cực và thách thức
2.2.1 Vấn đề thất nghiệp và việc làm
Trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, nguy cơ cầu lao động của Việt Nam
bị giảm, đặc biệt là lao động phổ thông, gia tăng thất nghiệp bởi sự trì trệ, cạnh tranh kém của doanh nghiệp trong nước, sự phá sản của doanh nghiệp yếu kém
là nguyên nhân tất yếu làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp Hơn nữa, toàn cầu hóa kinh tế tạo điều kiện cho khoa học công nghệ phát triển Và việc ứng dụng chúng đỏi hỏi đội ngũ công nhân phải qua đào tạo, có tay nghề cao Tình trạng này sẽ dẫn đến dư thừa một lượng lớn lao động, nhất là lao động phổ thông Một tác động tiêu cực đáng để bàn luận rằng, khi có sự gia tăng tuyển dụng tại một số vị trí nhất định, thì điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ tiến hành đào thải những nhân viên ở vị trí “không cần thiết” Và vấn
đề “cung và cầu” được đặt ra, những việc làm đòi hỏi “chuyên môn cao”, đào tạo riêng biệt thì bị thiếu hụt nguồn nhân lực, thế nhưng, những việc đòi hỏi “taynghề thấp”, chỉ cần trình độ học vấn cơ bản thì lại bị dư thừa Những điều này
đã góp phần gây nên hiện tượng thất nghiệp trong hoàn cảnh toàn cầu hóa hiện tại
Cạnh tranh về lao động trình độ cao sẽ ngày càng gay gắt Hội nhập, toàn cầu hoá trở thành xu thế chung, lao động nước ngoài (đặc biệt là lao động có kỹ thuật, trình độ quản lý…) tham gia vào thị trường lao động Việt Nam nhiều hơn,
9
Trang 11đồng thời lao động của Việt Nam cũng di chuyển ra nước ngoài nhiều hơn Cạnhtranh trở nên gay gắt hơn, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, nhiều người lao động
bị mất việc làm; tốc độ đô thị hoá nhanh, người nông dân bị thiếu việc làm hoặc mất việc làm do thiếu đất canh tác
Sự dịch chuyển về cơ cấu lao động và di chuyển lao động tự do tới các vùng đô thị đang là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan chức năng, nhiều địa phương và các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách Khi Việt Nam gia nhập WTO, thực trạng này còn diễn ra mạnh hơn và kéo theo nhiều tác động với mức độ lớn hơn Hơn nữa, hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn tới nguy
cơ tăng khoảng cách thu nhập của người lao động Điều này góp phần làm tăng khoảng cách về quyền lợi và địa vị xã hội giữa các nhóm lao động
2.2.2 Sức cạnh tranh của nền kinh tế
Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ đặt doanh nghiệp Việt Nam, các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam trước thách thức phải cạnh tranh quyết liệt vớicác doanh nghiệp, các sản phẩm hàng hóa của nước ngoài không chỉ ở thị trườngnước ngoài mà ngay cả ở thị trường trong nước của Việt Nam; trong khi các doanh nghiệp Việt Nam phổ biến là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình độ công nghệ thấp, năng lực tài chính hạn chế, phải cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn, công nghệ cao, tiềm lực tài chính hùng hậu, có những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới Doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, hiện nay, phần lớn là ở những công đoạn có trình độ công nghệ thấp, gia công, lắp ráp
Hội nhập quốc tế, kinh tế Việt Nam đứng trước thách thức sẽ chịu tác động trực tiếp, nhanh chóng từ những biến động kinh tế từ bên ngoài, từ những biến động trên thị trường khu vực, thế giới về giá cả, lãi suất, tỷ giá của các đồng tiền, nhất là những đồng tiền có ảnh hưởng lớn; từ những thay đổi của các luồng hàng hóa, tài chính, đầu tư quốc tế và nghiêm trọng hơn là chịu sự tác động, ảnh hưởng rất nhanh của các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính khu vực
và trên thế giới Tác động với nền kinh tế đất nước sẽ rất nghiêm trọng nếu Việt Nam không chủ động có những biện pháp ứng phó và nếu nội lực của nền kinh
tế yếu Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam còn đối mặt với những thách thức
từ những cuộc tấn công mạng vào các hệ thống quản lý, hệ thống dữ liệu để ăn
10