12 Trang 3 3 LỜI MỞ ĐẦU Sự ra đời của sản xuất hàng hóa là một bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của loài người và Việt Nam cũng không ngoại lệ.. Sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
Trang 11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
- ***
-TIỂU LUẬN Môn: Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Đề tài: Điều kiện ra đời và tồn tại của sản suất hàng hóa ở Việt Nam
và áp dụng vào việc nâng cao sản xuất hàng hóa tại Việt Nam
Họ và tên: Nguyễn Vũ Trâm Anh Lớp: TRI115(HK2.2223).3.K61
Giảng viên hướng dẫn: TS Vũ Thị Quế Anh
Hà Nội, ngày tháng 18 06 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
I, Lý luận Mác – Lenin về điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa 4
1.1 Sản xuất hàng hóa 4
1.1.1 Khái niệm, nguồn gốc của sản xuất hàng hóa 4
1.1.2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa 4
1.2 Lý luận của kinh tế chính trị Mác – Lenin về hàng hóa 5
1.2.1 Khái niệm hàng hóa 5
1.2.2 Thuộc tính của hàng hóa 5
II, Sự vận dụng trong nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay 7
2.1 Sơ lược về lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam 7
2.1.1 Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa Việt Nam trước đổi mới (1975 - 1986) 7
2.1.2 Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa Việt Nam sau thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay) 9
2.2 Vận dụng đưa ra giải pháp nâng cao sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay 10 KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 33
LỜI MỞ ĐẦU
Sự ra đời của sản xuất hàng hóa là một bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của loài người và Việt Nam cũng không ngoại lệ Sản xuất hàng hóa làm xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và làm nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội Sản xuất hàng hóa ở Việt Nam tồn tại xuyên suốt cả hai giai đoạn của nền kinh tế là trước đổi mới và sau đổi mới và càng ngày phát triển mạnh mẽ Đây
là nguồn gốc và là tiền đề của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vậy nên là đề tải cần nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trên những lý luận sẵn có của chủ nghĩa Mác – Lenin
Hiện nay, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao Ở
đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường Có thể thấy sản xuất hàng hóa và hàng hóa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường, vì vậy, nếu có thể từ những
lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin có thể suy rộng và áp dụng vào việc nâng cao sản xuất hàng hóa ở Việt Nam thì sẽ là tiền đề để kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu
Trong đó, điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa là một trong những vấn
đề gốc và cốt lõi của sản xuất hàng hóa cần nghiên cứu Đây là lý do em xây dựng tiểu
luận với đề tài “Điều kiện ra đời và tồn tại của sản suất hàng hóa ở Việt Nam và áp dụng vào việc nâng cao sản xuất hàng hóa tại Việt Nam” với mục tiêu đào sâu
những lý luận cơ bản của C.Mác và Lenin để đưa ra giải pháp riêng cho nền kinh tế thị trường xuất phát từ sản xuất hàng hóa, góp phần tăng cường sản xuất hàng hóa tại Việt Nam
Trang 4NỘI DUNG
I, Lý luận Mác – Lenin về điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa
1.1 Sản xuất hàng hóa
1.1.1 Khái niệm, nguồn gốc của sản xuất hàng hóa
Theo C Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm không phải để tiêu dùng cho bản thân mà nhằm mục đích trao đổi, mua bán
Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ Cụ thể, sản xuất hàng hoá ra đời trong chế độ chiếm hữu nô lệ
Mục đích chính của sản xuất hàng hóa là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng con của người thông qua hoạt động trao đổi, mua bán
1.1.2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán
Sản xuất hàng hóa ra đời, tồn tại chỉ khi có đủ hai điều kiện:
Thứ nhất: Phân công lao động xã hội Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội ra thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau Tức là, không còn việc một người lao động hay một nhóm người lao động lao động trải dài trên tất cả mọi lĩnh vực cần thiết trong sinh hoạt
mà là phân công chuyên môn hóa: tất cả người lao động đều có lĩnh vực chuyên môn riêng, chỉ tập trung sản xuất sản phẩm trong chuyên môn và tiếp đó, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của bản thân thì phải tiến tới trao đổi hàng hóa
Trang 55
Như vậy, phân công lao động xã hội là cơ sở, tiền đề của sản xuất hàng hóa Phân công lao động xã hội giúp sản xuất hàng hóa càng mở rộng và đa dạng hơn Thứ hai là sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất: những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau
Do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hoá Trong lịch sử, sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư hữu tư liệu sản xuất quy định Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ
Nhờ có vậy, sự tách biệt về mặt kinh tế càng sâu sắc thì hàng hóa sản xuất
ra càng phong phú đa dạng hơn
Khi có sự tồn tại của hai điều kiện kể trên, con người không thể dùng ý chỉ chủ quan mà xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa bởi lẽ không có nền sản xuất hàng hóa thì xã hội sẽ đi tới bờ vực khan hiếm và khủng hoảng Vì vậy, nền sản xuất hàng hóa quả thực có ưu thế vượt trội so với nền sản xuất tự cung tự cấp
1.2 Lý luận của kinh tế chính trị Mác – Lenin về hàng hóa
1.2.1 Khái niệm hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, cỏ thể thỏa mãn nhu cầu nào đỏ của con người thông qua trao đôi, mua hán
Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi nhằm đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường Hàng hóa có thể ở dạng vật thề hoặc phi vật thê
1.2.2 Thuộc tính của hàng hóa
Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị
Trang 6Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có thế thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người Nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần; có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu cho sản xuất Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng Nền sản xuất càng phát triển, khoa học, công nghệ càng hiện đại, càng giúp cho con người phát hiện ra nhiều và phong phú hơn các giá trị sử dụng của sản phẩm Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua Cho nên, nếu là người sản xuất, phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa do mình sản xuất ra sao cho ngày càng dáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn của người mua
Để nhận biết được thuộc tính giá trị, phải xét hàng hóa trong quan hệ trao đổi Sở dĩ các hàng hóa trao đồi được với nhau là vì giữa chúng có một điểm chung Điểm chung đó không phải là giá trị sử dụng mặc dù giá trị sử dụng là yếu
tố cần thiết đề quan hộ trao đồi được diễn ra Điểm chung đó phải nằm ở trong cả hai hàng hóa
Nếu gạt giá trị sừ dụng hay tính có ích của các sản phẩm sang một bên thì giữa chúng có điểm chung duy nhất: đều là sản phẩm của lao động; một lượng lao động bằng nhau đẵ hao phí để tạo ra số lượng các giá trị sử dụng trong quan hệ trao đồi đó
Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tỉnh trong hàng hóa Giá trị hàng hóa biêu hiện mối quan hệ kinh tế giữa nhũng người sản xuất, trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử Kill nào có sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi Khi trao đối người ta ngầm so sánh lao động đã hao phí ẩn dấu trong hàng hóa với nhau
Trang 7Discover more
from:
Document continues below
Kinh tế chính trị
Trường Đại học…
999+ documents
Go to course
Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lenin
Kinh tế
chính trị 99% (272)
226
Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị…
Kinh tế
chính trị 99% (89)
17
Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-…
Kinh tế
chính trị 98% (66)
32
Tiểu luận Kinh tế chính trị
Kinh tế
chính trị 100% (33)
23
Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư…
Kinh tế
chính trị 98% (165)
14
Trang 8Trong thực hiện sản xuất hàng hóa, đề thu được hao phí lao động đã kêt tinh người sản xuât phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng đê được thị trường châp nhận Hàng hóa phải được bán đi
II, Sự vận dụng trong nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay
2.1 Sơ lược về lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
2.1.1 Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa Việt Nam trước đổi mới (1975 -
1986)
Việt Nam thời kỳ bao cấp chủ yếu gồm các ngành đó là nông nghiệp, công nghiệp
và thương nghiệp Công nghiệp được chia thành công nghiệp nặng (như điện, than, gang thép, chế tạo máy công cụ, …); công nghiệp hóa chất; công nghiệp nhẹ; công nghiệp thực phẩm (thuốc lá, đường mật, rượu bia, đồ hộp, …) Lực lượng lao động gồm công nhân, nông dân và lao động tri thức
Trong một thời kỳ rất dài, ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia cho rằng sản xuất hàng hóa ra đời dựa trên hai điều kiện đó là phân công lao động xã hội và sự ra đời của chế độ tư hữu Chính vì nhận thức như vậy, với điều kiện thứ hai là sự ra đời của chế độ
tư hữu, quan niệm rằng sản xuất hàng hóa tồn tại gắn liền với chế độ tư hữu (tức là chỉ tồn tại trong xã hội có chế độ tư hữu) Với quan niệm rằng sản xuất hàng hóa không tồn tại trong chế độ công hữu hay không tồn tại trong chế độ xã hội, các quốc gia đi theo con đường chủ nghĩa xã hội (trong đó có Việt Nam) áp dụng cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phủ nhân sự tồn tại của sản xuất hàng hóa, phủ nhận sự tồn tại của thành phần kinh
tế tư nhân Vì thế, trong thời kỳ bao cấp ở Việt Nam, sản xuất hàng hóa chỉ mang tính hình thức, có sự phân công lao động nhưng không có sự tách biệt tương đối về mặt kinh
tế giữa những người sản xuất
Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh tri
Kinh tế chính trị 98% (60)
11
Trang 98
Quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ vật là chủ yếu Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp” Vì vậy, rất nhiều hàng hóa quan trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọng không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý
Giáo sư Trần Văn Thọ viết về tình trạng kinh tế 10 năm đầu sau chiến tranh:
"Mười năm sau 1975 là một trong những giai đoạn tối tăm nhất trong lịch sử Việt Nam Chỉ nói về mặt kinh tế, là một nước nông nghiệp (năm 1980, 80% dân số sống ở nông thôn và 70% lao động là nông dân) nhưng Việt Nam thiếu ăn, nhiều người phải ăn bo bo trong thời gian dài Lượng lương thực tính trên đầu người giảm liên tục từ năm 1976 đến
1979, sau đó tăng trở lại nhưng cho đến năm 1981 vẫn không hồi phục lại mức năm 1976 Công thương nghiệp cũng đình trệ, sản xuất đình đốn, vật dụng hằng ngày thiếu thốn, cuộc sống của người dân vô cùng khốn khó Ngoài những khó khăn của một đất nước sau chiến tranh và tình hình quốc tế bất lợi, nguyên nhân chính của tình trạng nói trên là do sai lầm trong chính sách, chiến lược phát triển, trong đó nổi bật nhất là sự nóng vội trong việc áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa trong kinh tế ở miền Nam Nguy cơ thiếu ăn kéo dài và những khó khăn cùng cực khác làm phát sinh hiện tượng "phá rào" trong nông nghiệp, trong mậu dịch và trong việc quyết định giá cả lương thực đã cải thiện tình hình tại một số địa phương Nhưng phải đợi đến đổi mới (tháng 12/1986) mới có biến chuyển thực sự Do tình trạng đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam trong 10 năm trước đổi mới chỉ tăng 35%, trong thời gian đó dân số tăng 22% Như vậy, GDP đầu người trung bình tăng chỉ độ 1% (mỗi năm)
Trước đổi mới, do chưa thừa nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường, chúng
ta xem kế hoạch hóa là đặc trưng quan trọng nhất của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, phân
bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu; coi thị trường chỉ là một công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch Không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, lấy kinh tế quốc doanh, và tập thể là chủ yếu, muốn nhanh chóng xóa sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể, tư nhân
Trang 10Nền sản xuất rơi vào thiếu hụt và trì trệ vì chưa có đủ hai điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa
2.1.2 Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa Việt Nam sau thời kỳ đổi mới (từ
năm 1986 đến nay)
Dưới áp lực của tình thế khách quan, nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam đã quyết định xóa bỏ cơ chế quản lý cũ, bắt đầu thực hiện phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa
Ở nước ta đang tồn tại hệ thống phân công lao động do lịch sử để lại với nhiều ngành nghề Với sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại, nhiều ngành nghề mới xuất hiện làm cho sự phân công lao động ở nước ta trở nên phong phú hơn, nó tạo điều kiện cho hàng hóa phát triển Phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở của trao đổi chẳng những không mất đi, trái lại ngày một phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Xét về phạm vi, phân công lao động xã hội không chỉ diễn ra trên phạm vi quốc gia mà còn mở rộng trên quy mô quốc tế Mỗi quốc gia chỉ lựa chọn phát triển một số ngành, một số lĩnh vực phát triển lợi thế của quốc gia mình Việt Nam trên thế giới là một đất nước thuận lợi về phát triển nông nghiệp Vì vậy, những mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm của nông nghiệp Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới (sau Thái Lan) Phân công lao động xã hội đã phá vỡ các mối quan hệ truyền thống của nền kinh tế tự nhiên khép kín, tạo cơ sở thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất vào hệ thống của hợp tác lao động
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất được thể hiện rất rõ trong thời kỳ Việt Nam sau đổi mới Việt Nam thừa nhận sự xuất hiện của tư hữu Ngoài những doanh nghiệp nhà nước như: tập đoàn điện lực Việt Nam, tập đoàn dầu khí Việt Nam, tập đoàn xăng dầu Việt Nam, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam, … Hiện nay còn có nhiều doanh nghiệp tư nhân hoạt
Trang 1110
động ở Việt Nam, đó là tập đoàn Vingroup, công ty cổ phần ôtô Trường Hải, công ty cổ phần tập đoàn vàng bạc đá quý Doji, công ty cổ phần đầu thư thế giới di động, công ty cổ phần FPT,… Không những thế, các doanh nghiệp tư nhân còn có những thành tựu đáng ghi nhận trong sản xuất kinh doanh Tại bảng xếp hạng top 500 doanh nghiệp lớn nhất cả nước, bao gồm các khối doanh nghiệp Nhà nước, FDI và tư nhân Vingroup đã vươn từ -
vị trí 28 năm 2016 cho đến vị trí đứng đầu hiện nay (năm 2023)
2.2 Vận dụng đưa ra giải pháp nâng cao sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện
nay
Trong giai đoạn hiện nay khi mà đất nước đã ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội
đã được xác định rõ ràng, kết cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội được xây dựng ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, hệ thống pháp luật và bộ máy nhà nước được củng cố và trong sạch hóa, số lượng các nhà quản lý, nhà kinh doanh giỏi thích nghi với cơ chế thị trường ngày càng đông đảo, tay nghề khá cao Đảng xác định phương hướng XHCN với các hình thức sở hữu đa dạng: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu hỗn hợp
Thứ nhất, cần sắp xếp lại khu vực kinh tế nhà nước theo hướng nắm khâu mặt hàng trọng yếu chuyển dần sang hạch toán kinh doanh, tự chủ về mọi mặt đủ sức đứng vững và giành thắng lợi trong cạnh tranh
Thứ hai, sử dụng rộng rãi các hình thức kinh tế của kinh tế tư bản nhà nước để phát huy sức mạnh hỗn hợp của tư bản trong và ngoài nước với nhà nước về các mặt vốn, công nghệ và tài năng quản lý
Thứ ba, đẩy mạnh phân công lao động và hợp tác lao động theo hướng chuyên môn hóa kết hợp đa dạng hóa sản xuất kinh doanh, tăng cường và pháttriển ngành sản xuất phi vật chất, coi trọng lao động trí tuệ Thứ tư, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, coi trọng việcứng dụng các thành tựu khoa học vào công nghệ của loài người Dẫn đến đẩy mạnh kinh tế hàng hóa phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và làm tăng khảnăng cạnh tranh hàng hóa của nước ta trên thị trường khu vực và quốc