Trang 1 Tiểu luận | I-2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ***** TIỂU LUẬN TÊN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ĐỀ TÀI: THỰC HÀNH VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢ
Trang 1Tiểu luận | I-2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
*****
TIỂU LUẬN TÊN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
ĐỀ TÀI: THỰC HÀNH VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRUYỀN THỒNG: GỐM SỨ BÁT TRÀNG
Giảng viên hướng dẫn: TS Hoàng Hải Yến
Nhóm sinh viên: Phạm Thu Trang
Võ Thị Mỹ Ý
Vũ Thị Huyền Trang Nguyễn Phương Thúy
Hà Thành Lợi Trần Ninh Ngọc Bích
Hà Nội, 03.2023
Trang 2Tiểu luận | I-3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
I Giới thiệu sản phẩm I-5
1 Lịch sử I-5
2 Tính tiêu biểu của sản phẩm (khiến nó trở thành sản phẩm truyền thống/ khiến nó thành công) I-5
3 Thị trường hiện nay của sản phẩm đó I-6
II Mô tả bằng sơ đồ về quá trình sản xuất ra sản phẩm II-8
1 Quá trình tạo cốt gốm, phôi gốm II-8
2 Quá trình xử lý, pha chế đất tạo phôi gốm: II-9 + Bể đánh II-9 + Bể lắng II-10 + Bể phơi II-10 + Bể ủ II-10
3 Quy trình tạo dáng sản phẩm II-10
3 Phơi sấy khó và sửa hàng mộc: II-13
4 Quá trình trang trí hoa văn trên gốm sứ và tráng men: II-14 + Trang trí hoa văn II-14
5 Quy trình nung gốm : II-16 + Quá trình sửa hàng men trước khi nung II-16 + Quá trình bao nung II-19
Nhiên liệu nung lò gốm II-19
Chồng lò II-20
7 Kiểm tra sản phẩm: II-20 III Hệ thống các chỉ tiêu chất lượng và đánh giá quá trình thực hành áp dụng các chỉ tiêu chất lượng trong quá trình sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm trên II-21 3.1 Hệ thống các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm Gốm sứ Bát Tràng bao gồm các yếu tố sau: II-21 3.2 Quá trình thực hành áp dụng các chỉ tiêu chất lượng trong quá trình sản xuất và thương mại hóa của sản phẩm Gốm sứ Bát Tràng bao gồm các bước sau: II-22 LỜI KẾT
Trang 3Tiểu luận | I-4
LỜI MỞ ĐẦU
Là người con đất Việt, chắc hẳn trong mỗi chúng ta không ai là không biết đến nghề Gốm – nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa dân tộc “Việt Nam là một trong những nơi xuất hiện gốm sớm” (Theo Họa sĩ Trần Khánh Chương trong cuốn
“Nghệ thuật gốm Việt Nam”) Do gốm xuất hiện từ rất lâu nên chẳng ai có thể nhớ và tính nổi chính xác số năm nó tồn tại, chỉ biết rằng các thế hệ truyền lại cho nhau và cho đến đời nay nó vẫn được duy trì đúng bản chất của nó
Người làm gốm được gọi là nghệ nhân, và không phải ai trong mỗi chúng ta cũng có thể trở thành nghệ nhân gốm, họ cần phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện, đặc biệt phải có sự khéo léo trong đôi bàn tay Họ chính là những người thổi hồn cho nét tinh hoa văn hóa dân tộc Làm gốm đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh tế, phải có sự kết hợp giữa tâm hồn sáng tạo và sự khéo léo của đôi bàn tay; như vậy mới có thể đưa ra được những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng
Đề tài này tập trung vào việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm vào sản xuất gốm sứ Bát Tràng để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu và nâng cao năng suất sản xuất Phương pháp nghiên cứu bao gồm tìm hiểu về hệ thống quản
lý chất lượng sản phẩm, phân tích quy trình sản xuất gốm sứ Bát Tràng và đề xuất các chỉ tiêu quản lý chất lượng sản phẩm phù hợp, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm vào sản xuất gốm sứ Bát Tràng và đánh giá hiệu quả
Quy trình nghiên cứu:
- Tìm hiểu tổng quan về gốm Bát Tràng – tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam
- Phân tích quy trình sản xuất gốm sứ Bát Tràng và đề xuất các chỉ tiêu quản lý chất lượng sản phẩm phù hợp
- Tìm hiểu về hệ thống các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm và yêu cầu về chất lượng sản phẩm gốm sứ Bát Tràng, đánh giá quá trình thực hành áp dụng các chỉ tiêu chất lượng trong quá trình sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm trên Nhóm nghiên cứu đã rất nỗ lực trong việc tìm hiểu và tìm kiếm thông tin để hoàn thành bài tiểu luận này, tuy nhiên do còn nhiều hạn chế về chuyên môn và kinh nghiệm, bài tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót Nhóm rất mong nhận được lời góp ý từ TS Hoàng Hải Yến để có thể hoàn thiện bài tiểu luận tốt hơn
Nhóm xin chân thành cảm ơn!
Trang 4Tiểu luận | I-5
I Giới thiệu sản phẩm
1 Lịch sử
Gốm Bát Tràng là tên gọi chung của các loại đồ gốm Việt Nam được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát ( ) là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là 鉢 Patra), chữ Tràng ( , còn đọc là 場Trường) nghĩa là "cái sân lớn", là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ "Kim- " ví với sự giàu có, " -bản" có 金 本nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu "có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc" Hiện nay, tại các đình, đền và chùa ở Bát Tràng đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán là 鉢場 Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí củaNguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời Lý Khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên (nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã quyết định đưa các nghệ nhân làm gốm và gia đình dời làng di cư về kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp Đến Bạch Thổ phường thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An (nay là xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) - nơi có nguồn nguyên liệu tốt để làm
đồ gốm là đất sét trắng, 5 dòng họ đã kết hợp với dòng họ Nguyễn ở đây mở lò sản xuất gốm, lập nên làng gốm Bát Tràng
2 Tính tiêu biểu của sản phẩm (khiến nó trở thành sản phẩm truyền thống/ khiến nó thành công)
- Nét đẹp truyền thống nghìn năm
Lịch sử cho thấy nghề gốm được hình thành ở ngoại ô thành cổ Hoa Lư, Bắc Việt Nam Năm 1010, vua Lý dời đô về Hà Nội, thợ gốm cũng theo về Những mảnh gốm sứ Bát Tràng vừa được khai quật ở thành cổ Hà Nội là bằng chứng cho thấy hoàng gia Việt Nam đã dùng sản phẩm của làng nghề này Gốm Bát Tràng cũng được tìm thấy trong những con tàu bị chìm khắp Đông Nam Á và được trưng bày tại nhiều bảo tàng trên thế giới
- Quy trình xử lý, làm nên sản phẩm đều bằng thủ công
Trang 5Tiểu luận | I-6
Hầu hết các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm nên
đồ gốm Bát Tràng có nét riêng
+ Cốt gốm được tạo thành dáng bằng tay và bàn xoay, hoàn toàn là dựa vào kinh nghiệm và cảm nhận của mỗi cá nhân người thợ gốm, và sản phẩm cuối cùng cho
ra luôn mang đặc điểm cốt đầy, dày và khá nặng tay
+ Men được tráng là men tự nhiên, an toàn và thường có màu ngà, hơi đục + Một số loại men riêng có của Bát Tràng như men ngọc (nâu và trắng), men rạn rất độc đáo và thu hút những đánh giá nghệ thuật
- Sản phẩm chất lượng từ khâu nguyên vật liệu
Về chất đất để làm gốm hiện nay được người dân Bát Tràng ngược sông Hồng lên vùng Sơn Tây, Phúc Yên, rẽ qua sông Đuống, xuôi dòng Kinh Thầy đến Đông Triều, khai thác đất sét trắng ở Hồ Lao, Trúc Thôn Đất sét Trúc Thôn có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, màu trắng xám, độ chịu lửa ở khoảng 1650°C rất thích hợp để chế tác các sản phẩm gốm cao cấp
- Kiểu dảng sản phẩm và tạo hình các hoa văn mang đậm văn hóa cổ truyền Điểm đặc biệt của các sản phẩm Bát Tràng đều được vẽ và tạo hình vô cùng tinh xảo với những đường nét, màu sắc hình khối vô cùng ấn tượng, khỏe khoắn và có sức sống nhưng vẫn tôn lên những giá trị đặc trưng của dân tộc tiêu biểu như rồng, hoa sen, rùa hoặc các địa danh nổi tiếng
Với các sản phẩm như bình hoa thường sẽ được người nghệ nhân dùng bút lông vẽ các hoa văn, họa tiết hài hòa, phù hợp với dáng gốm Đặc biệt những bình lớn, người nghệ nhân sẽ đắp thêm đất trên một vùng nhất định sau đó tạo hình, khắc các họa tiết trang trí lên mặt sản phẩm
3 Thị trường hiện nay của sản phẩm đó
Từ xưa gốm sứ Bát Tràng đã được đưa ra nước ngoài theo đường tiểu ngạch của các thương nhân nhỏ Và thị trường gốm sứ Bát Tràng xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc
Trang 6Tiểu luận | I-7
Tuy nhiên, khi kinh tế ngày càng có nhiều thay đổi, gốm sứ Bát Tràng xuất khẩu bị gốm sứ Trung Quốc giá rẻ cạnh tranh Những người dân nơi đây lại phải tìm hướng đi mới cho gốm Bát Tràng
Từ năm 1997 trở lại đây, song song với các mặt hàng gốm sứ Bát Tràng xuất khẩu
đi Đài Loan, gốm Bát Tràng còn được xuất đi Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đan Mạch Thị trường Mỹ và Pháp cũng nhập khẩu tuy nhiên số lượng cũng chưa gốm sứ Bát Tràng xuất khẩu nhiều
Mỗi thị trường xuất khẩu của gốm sứ Bát Tràng lại có những đặc điểm khác nhau:
- Hà Lan ưa chuộng những loại chậu hoa to nhỏ đủ cỡ, gồm cả loại tráng men và loại đất đỏ không men, các loại bình lọ hoa chơi theo mùa Sở dĩ mặt hàng này được
ưa chuộng ở đây vì đặc điểm Hà Lan là xứ sở hoa tulip
- Mặt hàng gốm sứ Bát Tràng xuất khẩu chính sang Đan Mạch là bộ đồ ăn dùng trong nhà, chậu gốm cỡ lớn nung bằng đất đỏ
- Men rạn truyền thống của Bát Tràng rất được khách hàng Mỹ ưa chuộng Phần lớn loại hàng gốm sứ Bát Tràng xuất khẩu sang Mỹ là bình, lọ hoa và đĩa men rạn, gam màu trầm – đồ giả cổ
- Các loại hàng men Tam thái (gốm sứ 3 màu), chậu hoa để bàn của Bát Tràng, đồ gốm và các trà cụ (đồ uống trà) rất thịnh hành ở thị trường Nhật Bản
- Thị trường Hàn Quốc thì thích loại chậu hoa thân thon thả mà dáng vút cao, hoa văn chủ yếu vẽ trúc
Bát đĩa, ấm chén và đồ gia dụng, gốm sứ mỹ nghệ cũng được xuất đi nước ngoài tuy nhiên số lượng chưa nhiều mà mới chỉ dừng lại ở việc phục vụ nhu cầu của cộng đồng kiều bào Việt Nam
Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài hiện nay
đã có sự đa dạng, phong phú về chủng loại từ ly sứ, bát đĩa, ấm chén, chum sành… và các sản phẩm được làm thủ công từ các dòng men quý hiếm của Bát Tràng như men
Trang 7Quản trị
20
Chương 5 - Chưuogn 5
Trang 8Thực hành và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm truyền thống: Gốm sứ Bát Tràng
Tiểu luận | II-8
rạn men lam cổ, men ngọc… là những sản phẩm được ưa chuộng tại các thị trường
này
II Mô tả bằng sơ đồ về quá trình sản xuất ra sản phẩm
1 Quá trình tạo cốt gốm, phôi gốm
Chọn đất:
Điều quan trọng nhất chính là chọn đất sét Đất sét được chọn phải là loại đất
sét có màu trắng, độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt phải mịn thì mới đảm bảo làm ra sản phẩm gốm sứ đạt chất lượng cao
để tạo
ra hình dáng sản phẩm
Phơi sấy khô và sửa hàng Sản phẩm sau khi được định hình sẽ được sấy khô bằng
lò nung, giúp sản phẩm khô nhanh
và đồng đều
Trang trí hoa văn và tráng Sản phẩm được trang trí hoa văn thủ công
và tráng men trực tiếp lên sản phẩm hoàn chỉnh
Quy trình nung gốm : Sản phẩm được trong lò
cổ hoặc
để nung
Đây là khâu quan trọng nhất trong quy trình sản xuất sản phẩm gốm
Kiểm tra, đóng gói sản Sau khi kiểm tra chất lượng, sản phẩm
sẽ được đóng gói và bảo quản đúng cách
để đưa
ra thị trường
Quản trị chất lượng 100% (2)
Bai tap giua ky mon
ky nang hoc tap -… Quản trị
chất lượng 100% (2)
1
Trang 9Tiểu luận | II-9
2 Quá trình xử lý, pha chế đất tạo phôi gốm:
Trong đất sét dùng làm nguyên liệu thường có lẫn tạp chất nên chúng thường được
xử lý trước khi làm gốm Tuỳ theo yêu cầu của mỗi loại gốm mà có thể có những cách pha chế đất khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm phù hợp Trong quy trình sản xuất gốm Bát Tràng, phương pháp xử lí đất gồm 4 bước xử lý ở 4 bể ở độ cao khác nhau + Bể đánh
Bể thứ nhất ở vị trí cao hơn cả là bể đánh dùng để cho đất sét thô và nước vào ngâm khoảng 3 – 4 tháng Đất tốt dưới tác động của nước sẽ bị phá vỡ kết cấu hạt nguyên thuỷ của nó và bắt đầu quá trình phân rã
Thời gian ngâm đất càng lâu càng tốt vì quá trình phân huỷ của đất cũng diễn ra từ
từ (mà như dân gian gọi là ngâm lâu để cho đất nát ra) Khi đất đã chín – văn theo cách gọi dân gian, người ta đánh đất thật đều, thật tơi để các hạt đất thực sự hoà tan trong nước tạo thành một thứ dịch lỏng
Trang 10Tiểu luận | II-10
+ Bể lắng
Người ta tháo chất dịch lỏng này xuống bể thứ hai ở thấp hơn gọi là bể lắng hay bể lọc Tại đây, đất sét bắt đầu lắng xuống, một số tạp chất (nhất là các chất hữu cơ) nổi lên và người ta tiến hành loại bỏ chúng
Nhìn chung khâu xử lý đất của người thợ gốm nước nói chung và thợ gốm Bát Tràng nói riêng thường không qua nhiều công đoạn phức tạp Tuy thế trong quá trình
xử lý, tuỳ theo từng loại đồ gốm mà người ta có thể pha thêm cao lạnh ở mức độ nhiều
ít khác nhau Những loại đất sét gầy nhiều cát, độ hút nước không cao mà đất lại dễ bờ thì người thợ gốm phải tìm cách bỏ bớt cát đi
Những loại đất sét mỡ ít cát, hút nước nhiều, quá dính thì phải pha thêm cát và một
số chất không dẻo để chống rạn nứt trong khi phơi hay nung gốm
3 Quy trình tạo dáng sản phẩm
+ Tạo dáng bằng tay trên bàn xoay
Trang 11Tiểu luận | II-11
Cách tạo dáng cổ truyền của người làng gốm Bát Tràng là làm gốm bằng tay trên bàn xoay Trong công đoạn tạo dáng, người thợ gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến lối “vuốt tay, be chạch” ngay trên bàn xoay Người thợ ngồi trên một cái ghế cao hơn mặt bàn rồi dùng chân quay bàn xoay đồng thời dùng tay vuốt đất tạo dáng sản phẩm
Tạo dáng sản phẩm bằng tay (Nguồn: https://sangom.vn/) Đất trước khi đưa vào bàn xoay thì được vò cho thật nhuyễn, cuốn thành thoi rồi ném để thu ngắn lại Sau đó người ta đặt vào mà giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt rồi lai nén và kéo cho đất nhuyễn dẻo mới “đánh cử” đất và “ra hương” chủ yếu bằng hai ngón tay bên phải Sau quá trình kéo đất bằng ta và bằng sành tới mức cần thiết người thợ sẽ dùng sành dan để định hình sản phẩm
+ Đổ khuôn
Trang 12Tiểu luận | II-12
Việc tạo hình sản phẩm gốm theo khuôn in (có thể là khuôn thạch cao huy khuôn gỗ) được tiến hành như sau: Người ta đặt khuôn giữ bàn xoay, ghim chặt lại, láng lòng khuôn rồi ném mạnh đất in sản phẩm giữa lòng khuôn cho bám chắc chân, vết đất lên lợi vành, quay bàn xoay và kéo cần tới mức cần thiết để tạo sản phẩm Ngày nay người làng gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến kỹ thuật đúc hiện vật Muốn có hiện vật gốm theo kỹ thuật đúc, trước hết ta phải chế tạo khuôn bằng thạch cao Khuôn có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp Loại đơn giản là khuôn hai mang, loại phức tạp thì thường có nhiều mang tuỳ theo hình dáng của sản phẩm định tạo
Về qui trình tạo khuôn, trước hết người ta phải tạo cốt Cốt giống hệt sản phẩm định tạo nhưng có kích thước lớn hơn sản phẩm định tạo từ khoảng 15 đến 17% tuỳ theo độ co của loại đất Sau khi có cốt, người ta tiến hành tạo khuôn đầu và nhiều khuôn thạch cao tương tự nhau
Khi đã có khuôn thạch cao người thợ gồm chỉ cần rót hồ vào trong khuôn là có thể tạo ra sản phẩm mộc Tất nhiên trước khi rót hồ vào khuôn người ta phải kiểm tra lại khuôn xem độ khô đã bảo đảm chưa, loại hồ có pha xút (NaOH) định sử dụng nồng
độ thể nào (bình thường nồng độ nước trong hồ không quá 26%) và họ phải quét chất chống dính vào mặt trong của khuôn trước khi rót hồ vào đây khuôn
Đợi cho đến khi họ đọng thành lớp mặt trong khuôn thì người ta đổ phần hồ thừa ra Thời gian tháo khuôn tuỳ thuộc vào loại sản phẩm định tạo lớn hay nhỏ, dày hay mỏng Có loại sản phẩm phải sau hai giờ mới có thể tháo khuôn nhưng cũng có loại chỉ phải chờ trong khoảng thời gian không quá 10 phút Cách tạo dáng này trong cùng một lúc có thể tạo ra hàng loạt sản phẩm giống nhau, rất nhanh và giản tiện
Trang 13Tiểu luận | II-13
Chế tạo khuôn bằng thạch cao (Nguồn: https://sangom.vn/)
3 Phơi sấy khó và sửa hàng mộc:
Sau khi tạo dáng sản phẩm dù là đổ khuôn, vuốt nặn hay in thì sản phẩm vẫn còn rất ướt và dễ bị biến dạng Người ta phải tiến hành phơi sản phẩm sao cho khô đều, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng của sắn phẩm Biện pháp tối ưu mà xưa nay người Bát Tràng vẫn thường sử dụng là hong khô hiện vật trên giá Người ta đặt hiện vật mới tạo dáng vào một cái giá gỗ để nơi thoáng mát (thường là ở trong nhà
có mái che mưa nắng)
Cách phơi này bảo đảm an toàn nhưng lại không kinh tế Ngày nay phần nhiều các gia đình sử dụng biện pháp xây hiện vật trong lò Về nguyên tác kỹ thuật sấy đòi hỏi tăng nhiệt độ từ từ để cho nước bốc hơi dần dần Tuy không khử toàn bộ nước trong hiện vật nhưng quá trình sấy vẫn tạo cho hiện vật một độ cứng nhất định để khi đem vào nung, gốm không bị biến hình
Sản phẩm khi đã định hình được phơi hong cho cương tay xong dem ủ vóc và sửa lại cho hoàn chỉnh Người thợ gốm đặt sản phẩm vào mã trên bàn xoay nhẹ đà rồi vừa