LÝ THUYẾT VIỆC LÀM VÀ ĐIỀU CHỈNH KINH TẾ THEO KEYNES
Lý thuyết về việc làm của Keynes
Theo J.M.Keynes, việc làm không chỉ xác định tình hình thị trường lao động, sự vận động của thất nghiệp mà còn bao gồm cả tình trạng sản xuất, khối lượng sản phẩm, quy mô thu nhập Việc làm cụ thể hóa tình trạng nền kinh tế, cơ sở cho việc điều tiết nền kinh tế Việc làm tăng thì thu nhập thực tế tăng, do đó tiêu dùng tăng (do tâm lý chung) nhưng tốc độ tăng tiêu dùng chậm vì khuynh hướng tiết kiệm một phần thu nhập tăng thêm Do đó cầu giảm tương đối (so với sản xuất), cản trở việc mở rộng đầu tư của nhà tư bản Nhà kinh doanh sẽ thua lỗ nếu sử dụng toàn bộ lao động tăng thêm để thỏa mãn số cầu tiêu dùng tăng (“Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn”) Để khắc phục, phải có một khối lượng đầu tư nhằm kích thích quần chúng tiêu dùng phần tiết kiệm của họ Keynes đã đưa ra một số phạm trù cơ bản như sau.
1.1.1 Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn
Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn là khuynh hướng cá nhân phân chia phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng theo tỷ lệ ngày càng giảm dần Đây là quy luật tâm lý của mọi cộng đồng tiêu tiền, nó là nguyên nhân của sự giảm sút tương đối cầu tiêu dùng dẫn đến sản xuất trì trệ, khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp.
Theo Keynes, có 3 nhân tố ảnh hưởng đến khuynh hướng này.
Thứ nhất là thu nhập Khi thu nhập tăng thì tiêu dùng tăng và ngược lại Khi mức thu nhập thấp hơn mức tiêu dùng cần thiết thì có thể xuất hiện tình trạng chi tiêu vượt quá thu nhập. Trong trường hợp này, đối với cá nhân, anh ta phải sử dụng cả những nguồn dự trữ tài chính đã tích lũy được trong thời kì thịnh vượng trước đây Đối với chính phủ, có thể phải lấy tiền ngân sách nhà nước để trợ cấp thất nghiệp, có thể dẫn đến thâm hụt ngân sách và tăng nợ nước ngoài Còn khi mức thu nhập tuyệt đối nâng cao thì họ sẽ có khuynh hướng nới rộng sự chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng Cụ thể, khi người ta đạt được một mức tiện nghi nào đó rồi thì họ sẽ trích từ phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn. Đó là lý do mà ông chú trọng vào việc khuyến khích người dân tăng chi tiêu, giảm tiết kiệm để tăng tổng cầu, qua đó kích thích đầu tư và sản xuất hàng hóa, tạo ra việc làm.
Thứ hai, các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến thu nhập như sự thay đổi tiền công danh nghĩa Tiền công danh nghĩa tăng biểu hiện sự tăng lên của thu nhập, qua đó có thể gián tiếp làm tăng tổng cầu Sự chênh lệch giữa thu nhập với thu nhập ròng – hay chính là thu nhập sau thuế của một cá nhân Nếu chính phủ tăng thuế thu nhập cá nhân trong tương lai thì có thể kích thích sự tiêu dùng của một cá nhân trong ngắn hạn nhưng có thể làm giảm tiêu dùng trong dài hạn Các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ của chính phủ cũng tác động đến thu nhập Chẳng hạn như chính sách nới lỏng tiền tệ khiến đồng nội tệ giảm giá, trong tình trạng tiền lương cứng nhắc, người lao động sẽ nhận được một mức lương thực tế thấp hơn trong tương lai, điều này có thể khiến anh ta gia tăng tiết kiệm phòng khi muốn tiêu dùng trong tương lai hoặc gia tăng tiêu dùng một số mặt hàng trong hiện tại vì lo sợ đồng tiền đang mất giá trong tương lai, khiến giá cả hàng hóa có thể sẽ cao hơn mức hiện tại.
Thứ ba là những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu dùng Có thể chia làm
2 nhóm Nhóm thứ nhất có xu hướng tăng tiết kiệm nhằm mục đích lập khoản dự phòng rủi ro, đẻ dành cho tuổi già, cho việc học tập của con cái và bản thân, xây dựng tài sản, thậm chí thỏa mãn tính hà tiện đơn thuần, v.v Ngoài khối tiết kiệm cá nhân kể trên còn có khối tiết kiệm có tổ chức (của các công ty, cơ quan chính quyền, v.v ) nhằm mục đích tiết kiệm kinh doanh (bảo đảm nguồn tài chính để thực hiện cuộc đầu tư mới mà không mắc nợ), dự trữ tiền mặt (bảo đảm nguồn tiền mặt để đối phó với những bất trắc xảy ra), động lực cải tiến (bảo đảm tăng thu nhập nhờ hiệu suất) và động lực thận trọng về tài chính (bảo đảm quỹ dự trữ tài chính) Nhóm một này có xu hướng giảm tiêu dùng, qua đó giảm tổng cầu của xã hội. Nhóm thứ hai có xu hướng giảm tiết kiệm và tăng tiêu dùng (thích hưởng thụ, thiển cận, hào phóng, phô trương, xa hoa, ).
Do vậy, Keynes kết luận rằng việc làm tăng sẽ làm tăng thu nhập, tuy nhiên do sự gia tăng tiêu dùng là chậm hơn gia tăng thu nhập nên sẽ gây ra tình trạng cầu tiêu dùng giảm sút tương đối, qua đó gián tiếp làm giảm động lực sản xuất ở phía cung, gây ra tình trạng giảm phát và thất nghiệp Chính vì thế các chính sách điều chỉnh kinh tế của Keynes hầu hết tập trung nhằm kích thích chi tiêu, tạo động lực từ phía cầu.
Số nhân đầu tư là mối quan hệ giữa gia tăng thu nhập (dR) với gia tăng đầu tư (dI) Nó xác định sự gia tăng đầu tư sẽ làm gia tăng thu nhập lên bao nhiêu lần (là hệ số bằng số nói lên mức độ tăng của sản lượng do kết quả của mỗi đơn vị đầu tư).
Cụ thể ta có: C là chi tiêu cho tiêu dùng rút ra từ thu nhập và dC là gia tăng tiêu dùng;
R là Thu nhập và dR là gia tăng thu nhập;
I là đầu tư và dI là gia tăng đầu tư;
S là tiết kiệm và dS là gia tăng tiết kiệm;
Thì K =dR dI (vì dI = dS) = dR dS= dR dR dC− dR dR dR dR−dC dR
Mô hình số nhân phản ánh mối quan hệ giữa gia tăng thu nhập với gia tăng đầu tư Theo Keynes, mỗi sự gia tăng đầu tư kéo theo sự gia tăng của cầu về bổ sung nhân công và cầu về tư liệu sản xuất Do vậy làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng hóa và tăng việc làm cho công nhân Tất cả điều đó làm cho thu nhập tăng lên Đến lượt nó tăng thu nhập lại làm tiền đề cho sự gia tăng đầu tư mới Quá trình số nhân đầu tư như vậy biểu hiện dưới hình thức dây chuyền, tăng đầu tư mới làm tăng thu nhập, tăng thu nhập làm tăng cầu, cầu tăng sẽ làm tăng đầu tư mới, đầu tư mới lại làm tăng thu nhập mới Như vậy, thu nhập qua số nhân đầu tư đã được phóng đại lên nhiều lần khi mà đầu tư của lớp người này sẽ trở thành thu nhập của lớp người khác.
1.1.3 Hiệu quả giới hạn của tư bản
Theo Keynes, mục đích của các doanh nhân khi đầu tư là bán có “thu hoạch tương lai” Đó là chênh lệch giữa số tiền bán hàng với phí tổn cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó Tương quan giữa “thu hoạch tương lai” và phí tổn cần thiết để sản xuất hàng hóa đó gọi là hiệu quả của tư bản Ông cho rằng cùng với sự tăng lên của vốn đầu tư thì hiệu quả của tư bản giảm dần và Keynes gọi đó là hiệu quả giới hạn của tư bản Nó phụ thuộc vào tỷ suất mong đợi của số tiền đầu tư mới.
Nguyên nhân được dẫn giải chủ yếu là đầu tư tăng làm cho khối lượng hàng hóa đó tăng,cộng với sự tăng lên chậm rãi của cầu so với sự gia tăng thu nhập như đã phân tích ở trên vô hình chung dẫn đến giá cả hàng hóa sản xuất thêm giảm Mặt khác khi lượng hàng hóa tăng lên thì chi phí dùng để duy trì việc kinh doanh hàng hóa đó như chi phí vận hành các cửa hàng, bảo quản, chi phí vận chuyển, v.v cũng sẽ tăng lên Điều đó làm cho phí tổn sản xuất
BỘ ĐỀ CƯƠNG ÔN THI Logic H Ọ C CÓ…
TS Nguy ễ n Nh ư H ả i, Giáo trình Logic h ọ c…
Nhóm 17 - Văn hoá ứ ng x ử c ủ a sinh viê…
Tr ườ ng Đ ạ i h ọ cNgo ạ i th ươ ng, Giáo… tăng trong khi kỳ vọng về nguồn thu không được cao do giá hàng hóa giảm và tình trạng cung vượt quá cầu khiến cho kỳ vọng về “thu hoạch tương lai” của nhà đầu tư giảm Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra giảm phát.
Do tâm lý này mà trường phái Keynes cho rằng để hoạt động kinh doanh đầu tư không bị đình trệ thì cần tác động vào phía cầu để tiêu dùng lượng hàng hóa sản xuất thêm, mặt khác cần làm tăng mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư Một trong những cách tốt nhất là tác động đến lãi suất, vì chừng nào hiệu quả giới hạn của tư bản lớn hơn lãi suất của thị trường, tức là hoạt động kinh doanh thu được nhiều lợi nhuận hơn việc gửi tiền vào ngân hàng kiếm lời qua lãi suất ngân hàng, người ta sẽ tiếp tục đầu tư Ngoài ra chính phủ cũng phải làm sao để thị trường chứng khoán hoạt động sôi nổi, ổn định, tránh những cú sốc để người đầu tư thấy rằng việc kinh doanh sẽ luôn được tiến hành suôn sẻ.
Lãi suất là phần trả công cho sự chia ly của cải tiền tệ, hay là sự đánh đổi tiêu dùng hiện tại để nhận về thu nhập trong tương lai và không được áp dụng cho các khoản tiết kiệm tiền mặt. Lãi suất cũng tuân theo quy luật cung cầu Nếu lãi suất tăng có nghĩa là tổng số nhu cầu tiền mặt của dân cư đang có xu hướng vượt quá số cung về tiền mặt và ngược lại nếu lãi suất giảm.
Lãi suất chịu ảnh hưởng của hai nhân tố.
Một là khối lượng tiền tệ Keynes cho rằng khối lượng tiền tệ đưa vào lưu thông càng tăng thì lãi suất càng giảm Đây là một điểm quan trọng để ông đưa ra các chính sách điều chỉnh kinh tế nhà nước Để kích thích đầu tư, ông chủ trương làm giảm lãi suất bằng cách tăng cung tiền, bằng cách mua vào trái phiếu chính phủ, giảm lãi suất liên ngân hàng và trực tiếp in thêm tiền.
Hai là sự ưa chuộng tiền mặt hay còn gọi là tính ưa thích thanh khoản Một bộ phận có nhu cầu tiền mặt cho giao dịch Lượng cầu tiền mặt này là hàm số thuận của thu nhập Con người điển hình hễ có thu nhập nhiều hơn thì tiêu dùng nhiều hơn Bộ phận còn lại là nhu cầu tiền mặt cho mục đích đầu cơ Lượng cầu tiền mặt thứ hai này là hàm số nghịch của lãi suất Lãi suất càng hấp dẫn thì người ta càng ít giữ tiền mặt Lãi suất kém hấp dẫn thì có xu hướng giữ tiền mặt nhiều hơn.
Điều chỉnh kinh tế theo lý thuyết của Keynes
Căn cứ vào các lý luận của mình ở trên, Keynes đã đưa ra một số lý thuyết để điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô trong thời kì suy thoái như sau.
1.2.1 Đảm bảo đầu tư nhà nước và kích thích đầu tư tư nhân
Qua phân tích lý thuyết chung về việc làm, J.M.Keynes đi đến kết luận: muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, nhà nước phải có chương trình đầu tư quy mô lớn Dựa vào đó, nhà nước thực hiện việc điều tiết kinh tế Trước hết, theo ông, để đảm bảo có sự cân bằng về kinh tế, khắc phục thất nghiệp và khủng hoảng thì không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết mà cần sự can thiệp của nhà nước vào kinh kế để tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, sản xuất, kích thích đầu tư để đảm bảo việc làm và tăng thu nhập Vì vậy, ông yêu cầu nhà nước phải duy trì cầu đầu tư, kể cả đầu tư nhà nước và tư nhân Để duy trì cầu đầu tư tư nhân, ông chủ trương phải sử dụng ngân sách của nhà nước đưa ra các đơn đặt hàng của nhà nước, thực hiện những sự trợ cấp về tài chính, tín dung từ ngân sách nhà nước để tạo sự ổn định về lợi nhuận và kích thích sự ham muốn, sở thích đầu tư cho tư bản độc quyền.
Do đó, nhà nước cần dành một phần chi tiêu từ ngân sách nhà nước cho xây dựng các doanh nghiệp nhà nước, làm tăng chi tiêu của nhà nước Hoạt động chi tiêu này của chính phủ được gọi là chính sách tài khóa.
Theo Keynes, sự tham gia của nhà nước như thế sẽ làm kích thích đầu tư tư nhân cũng như tăng tiêu dùng của nhà nước lên, làm cho cầu có hiệu quả, tiến sát với đường biến đổi thu nhập Nhờ đó mà tăng việc làm, tăng thu nhập, chống khủng hoảng và thất nghiệp.
1.2.2 Sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ
Trong lý thuyết của J.M.Keynes, tài chính tín dụng và lưu thông tiền tệ là công cụ kinh tế vĩ mô quan trọng để điều chỉnh nền kinh tế khi có giảm phát (hay suy thoái), nói cách khác ông chủ trương sử dụng các chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm tăng lạm phát kích thích tăng trưởng kinh tế.
Thứ nhất, sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ để kích thích lòng tin, tính lạc quan và tích cực đầu tư của nhà kinh doanh Để thực hiện ý đồ đó, ông chủ trương tăng thêm khối lượng tiền tệ vào lưu thông để giảm lãi xuất cho vay, khuyến khích nhà kinh doanh mở rộng quy mô vay vốn, mở rộng đầu tư tư bản. Đồng thời, để tăng hiệu quả tư bản, ông chủ trương “lạm phát có kiểm soát” để làm tăng giá cả hàng hóa Trong điều kiện chi phí chưa thay đổi, các nhà kinh doanh đạt được khối lượng lợi nhuận nhiều hơn Vì vậy, một mức lạm phát hợp lý là được coi là một “liều kích thích” thị trường hợp lý mà không gây ra sự nguy hiểm.
Thứ hai, để bù đắp thiếu ngân sách nhà nước, ông chủ trương in thêm tiền giấy để cấp phát cho ngân sách hoạt động, mở rộng đầu tư nhà nước và đảm bảo chi tiêu cho chính phủ. thứ ba, ông chủ trương sử dụng công cụ thuế để điểu tiết kinh tế Theo ông, đối với người lao động, cần thiết phải tăng thuế để điều tiết bớt một phần tiết kiệm từ thu nhập của họ, đưa phần này vào ngân sách nhà nước để mở rộng đầu tư Đối với nhà kinh doanh, ông chủ trương giảm thuế để nâng cao hiệu quả của tư bản, khuyến khích nhà kinh doanh tích cực đầu tư phát triển.
Các chính sách trên sẽ làm giảm lãi suất để kích thích tiêu dùng và kích thích đầu tư tư nhân dẫn tới tăng tổng cầu, thoát khỏi suy thoái Tuy nhiên, nếu việc giảm lãi suất là liên tục và xuống thấp quá mức thì, theo thuyết ưa chuộng tính thanh khoản, mọi người sẽ giữ tiền mặt chứ không gửi vào ngân hàng hay mua chứng khoán Hậu quả là đầu tư tư nhân khó có thể được thúc đẩy vì ngân hàng không huy động được tiền gửi thì cũng không thể cho xí nghiệp vay và chứng khoán không bán được thì xí nghiệp cũng không huy động được vốn Chính sách tiền tệ trở nên bất lực trong việc thúc đẩy đầu tư tư nhân và do đó là bất lực trong kích thích tổng cầu Đây được gọi là Bẫy thanh khoản.
1.2.3 Các hình thức tạo việc làm Để nâng cao tổng cầu và việc làm, ông chủ trương mở rộng nhiều hình thức đầu tư, thậm chí cả những hoạt động mang tính ăn bám nhất như sản xuất vũ khí chiến tranh, quân sự hóa nền kinh tế… Theo ông, đầu tư vào lĩnh vực nào cũng tốt, vì như vậy sẽ giải quyết được việc làm, có thêm thu nhập và chống khủng hoảng, thất nghiệp.
1.2.4 Khuyến khích tiêu dùng Ông khuyến khích tiêu dùng cá nhân đối với nhà tư bản, tầng lớp giàu có cũng như đối với người nghèo Đối với người lao động, ông cũng khuyến khích tăng tiêu dùng Song điều đó gặp phải trở ngại vì các biện pháp nhằm tăng giá và “ướp lạnh tiền lương” mà ông đã đề xuất nhằm chống thất nghiệp và tăng hiệu quả giới hạn của tư bản.
THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH ABENOMICS THEO LÝ THUYẾT KEYNES (2013 – 2016)
Thực trạng nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn trước 2013
Abenomics là một thuật ngữ nhằm ám chỉ các chính sách của thủ tướng đương nhiệm của Nhật Bản, ông Shinzo Abe – người được tái bổ nhiệm tháng 12 năm 2012 và có các chính sách nhằm vực dậy nền kinh tế Nhật Bản được áp dụng kể từ đầu năm 2013 sau một thời kì dài giảm phát Trước khi ông lên nắm quyền trở lại, thực trạng nền kinh tế Nhật Bản có những vấn đề sau đây.
2.1.1 Tình trạng giảm phát kéo dài ở Nhật Bản
Trong suốt hơn 20 năm qua, kể từ những năm 1990, nền kinh tế đã có dấu hiệu của sự trì trệ và giảm phát liên tục Cụ thể là tốc độ tăng trưởng GDP, xét theo giác độ chu kì kinh tế thì tăng trưởng của nền kinh tế gần như bằng 0, đặc biệt là sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã khiến cho tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản xuống mức âm Năm 2008, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng -1.04%, năm 2009 tiếp tục tăng trưởng ở mức -5.527% (là thời kì hậu quả của cuộc khủng hoảng đã lan tràn khắp nền kinh tế) Kể từ đó đến nay, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng rất chậm và gần như không có sự cải thiện nào đáng kể
Figure 1 GDP Nhật Bản (1986 - 2014) - đơn vị tỉ USD - nguồn: worldbank
GDP của Nhật Bản năm 2011 là 5.9 nghìn tỉ USD, nghĩa là chỉ nhỉnh hơn một chút so với thời kì năm 1995 (5.3 nghìn tỉ USD) Nói cách khác, nền kinh tế Nhật Bản sau hơn 15 năm chỉ tăng thêm khoảng 11% Trong khi đó GDP của Hoa Kì, cũng trong 15 năm đó đã tăng hơn gấp đôi, từ mức 7.1 nghìn tỉ USD năm 1995 lên 15.6 nghìn tỉ USD năm 2012 Cũng phải nói rằng Trung Quốc cũng trong 15 năm đó đã có mức tăng GDP khủng khiếp, GDP năm
2012 của Trung Quốc là 8.5 nghìn tỷ USD, gấp 10 lần mức năm 1995 Cũng kể từ năm 2012 thì Trung Quốc chính thức soán ngôi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới của Nhật Bản, và vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong khi Nhật Bản tiếp tục chìm vào suy thoái GDP đầu người của Nhật bản năm 2011 là 46701 USD/người, chỉ tăng cao hơn mức GDP đầu người năm 1995 (42522 USD/người) là 9.82%, trong khi đó GDP đầu người của Hoa Kì tăng thêm hơn 79% Như vậy, có thể thấy rõ Nhật Bản trước đà năm 2013 đã có một thời kì tăng trưởng âm và giảm phát kéo dài
Chi tiêu tiêu dùng của Nhật Bản kéo theo đó cũng chỉ tăng ở mức rất nhẹ Tổng chi tiêu tiêu dùng năm 2012 của Nhật Bản chỉ hơn mức năm 1995 là 11% Điều này một phần là từ ảnh hưởng từ chính sách thuế tiêu dùng cao (5%) của chính phủ Nhật Bản nhằm cân bằng thâm hụt ngân sách, điều đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng với Nhật Bản Thống kê cho thấy nếu như trước năm 1995, mức nợ công của Nhật Bản vẫn chưa vượt quá 100% GDP (chỉ ở mức khoảng 80% GDP) thì đến năm 2011, nợ công của Nhật Bản đã lên đến 209.4% GDP.Mặc dù tiết kiệm nội địa vẫn còn đủ sức bù đắp cho những chi tiêu hoang phí, đôi khi vì mục đích tranh cử của chính quyền và 95% khoản nợ chính phủ nằm trong tay các nhà đầu tư nội nhưng, tình trạng lão hóa dân số đang đe dọa đảo ngược chiều hướng này Những người được sinh ra ở thời kỳ bùng nổ dân số đang đến tuổi về hưu Khi họ rút tiền tiết kiệm để chi tiêu vào lúc tuổi già, tình hình tài chính nhà nước chắc chắn sẽ bị hạn hẹp đáng kể
Tình trạng già hóa dân số
Tình trạng già hóa dân số nhanh chóng của Nhật Bản cũng làm giảm tổng cầu dành cho chi tiêu Một đồng Yên mạnh (duy trì ở mức gần như không đổi 100 JPY đổi 1 USD kể từ năm
1992) phần nào cũng làm giảm tương đối khả năng xuất khẩu của Nhật Bản Một đồng Yên mạnh lẽ ra phải làm tăng cường khả năng chi tiêu tiêu dùng của Nhật Bản, tuy nhiên như đã phân tích ở trên, chi tiêu tiêu dùng của Nhật Bản trong những năm qua lại tỏ ra rất yếu ớt.
Ngoài ra, vụ thảm họa kép động đất và sóng thần năm 2011 như một hòn đá tảng đè nặng thêm lên thực trạng kinh tế vốn đã không mấy khả quan của Nhật Bản, kéo dốc đà tăng trưởng của năm 2012 và các năm sau đó Tóm lại, nền kinh tế giảm phát suy thoái kéo dài, không có tăng trưởng, kèm với già hóa dân số, nợ công cao đang đe dọa nghiêm trọng lên nền kinh tế Nhật Bản.
2.1.2 Về vấn đề việc làm
Khoảng thời gian 2011 – 2012, Nhật Bản cũng đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp có chiều hướng tăng lên Năm 1995 tỉ lệ thất nghiệp ở mức khoảng 3.5% thì sang đến những năm 2008 – 2009, cao trào của khủng hoảng kinh tế, tỉ lệ thất nghiệp lên đến mức hơn 5.5% và trong năm 2011, con số này là khoảng 4.5% Trong khi đó lực lượng lao động của Nhật Bản lại đang trong đà giảm khi tình trạng giảm dân số và tỉ lệ sinh ở mức âm Cụ thể dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản năm 1998 là khoảng 68 triệu người (chiếm 53.8% dân số) thì đến năm 2011, dân số trong độ tuổi lao động là khoảng 65,6 triệu người (chiếm 51.3% dân số) Một số ngành lao động như xây dựng, dịch vụ công có xu hướng giảm mạnh và người già quá tuổi nghỉ hưu vẫn phải làm những công việc làm thêm để trang trải cuộc sống. Đặc thù của nền kinh tế Nhật Bản là có tỉ lệ lao động nữ giới ở mức rất thấp Theo thống kê của World Bank năm 2011, tỉ lệ nữ trong độ tuổi lao động tham gia lao động ở Nhật Bản chỉ ở mức 48.1 % (tỉ lệ này ở nam là 70.1%) Một lượng lớn lực lượng lao động (chiếm khoảng1/3 dân số) đang làm các công việc không chính thức (như những việc làm bán thời gian hoặc việc làm thời vụ) với thu nhập và lợi ích thấp hơn các nhóm ngành công việc chính thức Đây là một lực lượng lao động tiềm năng của Nhật Bản mà theo như World Bank, nếu như tỉ lệ phụ nữ tham gia vào lao động tăng lên có thể thúc đẩy GDP của nền kinh tế tăng thêm 9%.
Chính sách Abenomics – phân tích dựa theo lý thuyết Keynes
Các chính sách kinh tế của ông Abe còn được gọi là Abenomics bao gồm một tập hợp các cải cách tiền tệ, tài chính, cơ cấu kinh tế, hướng tới thúc đẩy lạm phát và đưa Nhật Bản thoát khỏi suy thoái giảm phát kéo dài nhiều thập kỷ qua Mục tiêu tổng thể là thúc đẩy tăng trưởng GDP hàng năm và tăng tỷ lệ lạm phát lên 2% thông qua chi tiêu ngắn hạn kích thích kinh tế, nới lỏng tiền tệ, và cải cách để thúc đẩy thị trường lao động trong nước và tăng cường quan hệ đối tác thương mại.
2.2.1 Đảm bảo đầu tư nhà nước và kích thích đầu tư tư nhân Ông Abe cũng phê duyệt một gói kích cầu ngắn hạn trị giá 10,3 nghìn tỷ yên (trị giá 116 tỉ USD) vào tháng Giêng năm 2013, trong đó ông hứa sẽ đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng, tập trung vào xây dựng cầu, đường hầm và sẽ dành một khoản tiền lớn để đầu tư cho các hạng mục công trình, đào tạo nhân viên hành chính nhằm phục vụ cho Olympic Tokyo 2020 sắp tới, ngoài ra ông cũng sẽ đầu tư nhiều hơn vào các hệ thống đường chống động đất, tiếp tục khắc phục hậu quả và tái thiết các thành phố bị tàn phá bởi thảm họa kép năm 2011 Ông cam kết sẽ tạo ra lạm phát 2% ngay khi gói kích cầu đi vào hoạt động và có thể tạo ra 6000 việc làm Kể từ tháng 1/2013 đến Q4 năm 2016, chi tiêu chính phủ vẫn tiếp tục tăng lên đều đặn theo từng quý.
Figure 2 Biểu đồ chi tiêu chính phủ Nhật Bản (Q1/2013 - Q1/2016) – nguồn: Federal Reserve Bank of St.Louis
Theo số liệu thống kê thì trung bình mỗi quý kể từ Q1/2013 đến Q4/2016, chính phủ chi ra khoảng 103 nghìn tỷ yên, tổng cộng mỗi năm trung bình chi ra khoảng hơn 400 nghìn tỷ yên nhằm chi trả cho các hoạt động chi tiêu của chính phủ Các khoản chi tiêu chính phủ kể từ khi Abenomics đi vào thực tiễn luôn chiếm dung lượng khoảng hơn 42% GDP năm đó.
Theo Keynes, tăng chi tiêu công nhằm phát triển kinh tế có nghĩa là tăng nợ chính phủ với mục tiêu tăng cường cơ sở hạ tầng Nhà nước dùng tiền nợ chính phủ đầu tư vào xây dựng, giúp tăng việc làm cho các công ty xây dựng Các công ty xây dựng lại thuê thêm nhân viên, nhân viên được tăng lương sẽ tăng thêm chi tiêu, giúp tăng doanh thu cho các công ty ngành khác Các công ty và nhân viên có thu nhập lại nộp thuế cho nhà nước, nhà nước dùng thuế để trả lại nợ đã vay. Để đánh giá xem chính sách tài khóa kích cầu của Nhật Bản có thật sự hiệu quả hay không, chúng ta sẽ đi vào đánh giá chi tiết trong phần 2.3.
2.2.2 Chính sách nới lỏng tiền tệ - tăng cung tiền, giảm lãi suất
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) tăng gần gấp đôi mức độ mua hàng năm trái phiếu chính phủ Cụ thể ngày 4/4/2013, BoJ tung ra gói nới lỏng định lượng, mua vào trái phiếu nhằm tăng lượng cung tiền lên khoảng 60 đến 70 nghìn tỷ Yên một năm.
Ngày 31/10/2014, BoJ tiếp tục mở rộng gói nới lỏng định lượng, mua vào 80 nghìn tỷ Yên trái phiếu Sự tăng cung tiền này được đo lường bằng lượng tiền M2 (bao gồm tổng lượng tiền mặt, tiền mà các ngân hàng thương mại gửi tại ngân hàng trung ương và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn) Với việc liên tục bơm tiền vào nền kinh tế, tính đến tháng 5 năm 2016, BoJ đã nâng mức cung tiền trong nền kinh tế lên khoảng 937 nghìn tỷ Yên, tăng 12.9 % so với mức hồi tháng 1 năm 2013 (khoảng 830 nghìn tỷ Yên).
Figure 3 Lượng cung tiền M2 Nhật Bản (tháng 1/2013 - tháng 5/2016) – nguồn: Federal Reserve Bank of St.Louis
Trước khi có Abenomics, lãi suất của Nhật Bản nằm ở mức 0% đối với tiền gửi của các ngân hàng tại BoJ và động thái hạ lãi suất của Abenomics gần như không khả thi, lãi suất vẫn được duy trì ở mức 0% kể từ 2013 đến 2016 Đáng chú ý kể từ cuối năm 2015 – đầu năm 2016 cho đến nay, lãi suất của Nhật Bản đã rơi xuống mức - 0.1 %. Đây là chính sách thực hiện giảm lãi suất thực được ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) áp dụng nhằm nới lỏng tiền tệ, hạ giá đồng Yên, cũng như thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa Nhật Bản trên thị trường nước ngoài.
Việc tăng cung tiền, duy trì lãi suất ở mức 0% và đồng yên hạ giá về lý thuyết Keynes sẽ tạo lạm phát cho Nhật Bản, làm tăng GDP và thu nhập cho người dân Nhật Bản Chúng ta sẽ xem xét đến hiệu quả thực sự của các chính sách này ở phần sau.
2.2.3 Các hình thức tạo việc làm
Theo Thủ tướng Abe, để khai phá những thị trường mới, chính phủ nước này cam kết sẽ thực hiện các giải pháp tăng cường nguồn nhân lực có khả năng hoạt động hiệu quả ở nước ngoài và tạo môi trường làm việc tốt hơn cho phụ nữ Nhân khẩu học của Nhật Bản đang là một vấn đề đáng lo ngại Dân số của Nhật Bản trong độ tuổi từ 15 đến 60 đã giảm 6% trong thập kỷ qua, đây là một trong những thủ phạm lớn nhất cản trở sự phát triển kinh tế Nhật Bản Để khắc phục tình trạng trên, chính phủ Nhật Bản đã khuyến khích phụ nữ tham gia nhiều hơn vào lực lượng lao động bằng cách đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ như chính sách chăm sóc trẻ toàn diện hơn Chính phủ của ông Abe cũng đưa ra nhiều sáng kiến cụ thể trong các lĩnh vực quan trọng như năng lượng, môi trường và chăm sóc sức khỏe
Abenomics cũng hướng tới mục tiêu thu hút được khoảng 30% lao động nữ vào năm 2020, với các chính sách cụ thể như: khuyến khích phụ nữ làm lãnh đạo, mở thêm trường mẫu giáo, thậm chí cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào việc mở trường Chính quyền của thủ tướng Abe đã nhận ra những tiềm năng thật sự của việc tận dụng phụ nữ trong lực lượng lao động Ông khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường thuê lao động nữ, có các chính sách thuế và trợ cấp nhằm hỗ trợ việc này Ông cũng đưa ra một chiến lược xây dựng thêm nhiều trường điều dưỡng hơn (200 000 vào năm 2015 và lên đến 400 000 vào năm 2018) để chăm sóc trẻ em tương lai, cũng như tăng cường tuyển dụng điều dưỡng viên nước ngoài nhằm giảm gánh nặng nuôi con cho phụ nữ Nhật Bản sau khi kết hôn.
Tokyo cam kết tăng kim ngạch thương mại với các nước ký kết hiệp định mậu dịch tự do lên70% từ nay đến năm 2018, tăng 19% so với hiện nay, và thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm văn hoá đại chúng dưới chủ đề “Cool Japan” như hoạt hình, truyện tranh, âm nhạc, ẩm thực Y học tái sinh với trọng tâm là ứng dụng công trình khoa học về tế bào gốc đa năng (iPS) cũng được coi là một nhân tố giúp phục hồi kinh tế.
Theo lý thuyết Keynes thì tình trạng giảm phát kéo dài của Nhật Bản có nhiều nguyên nhân đến từ phía cầu Chính vì sức tiêu dùng yếu của nền kinh tế đã khiến cho hoạt động sản xuất của Nhật Bản không có nhiều bước tiến mạnh mẽ nhằm vực dậy nền kinh tế đang suy thoái Để kích thích tiêu dùng trong ngắn hạn, ông Abe đã công bố vào tháng 10 năm 2013 rằng ông sẽ tăng thuế tiêu thụ bắt đầu từ tháng 4 năm 2014 từ 5% lên 8% và dự kiến sẽ tăng đến 10% trong năm 2015 Động thái này của thủ tướng Abe chính là nhằm thúc đẩy tâm lí tăng tiêu dùng trước khi chính sách này đi vào hiệu lực Đồng thời, ông cũng muốn tăng thêm nguồn cung vào ngân sách từ chính sách tăng thuế tiêu thụ này trong bối cảnh nợ công của chính phủ đang lên cao sau những gói kích cầu chi tiêu công mạnh mẽ.
Tuy nhiên, một số chuyên gia lo ngại việc rằng việc tăng thuế tiêu thụ có thể ngăn chặn tiến trình phục hồi trong dài hạn, chẳng hạn như mức lương chưa tăng tương xứng với mức giá và trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, tiền lương và thu nhập tăng chậm chạp do hoạt động sản xuất đình trệ sẽ khiến sức tiêu dùng của Nhật Bản giảm sút sau khi thuế đánh vào tiêu dùng tăng thêm 3% Quỹ tiền tệ Quốc tế cảnh báo nền kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng chậm lại từ2% xuống 1,2% trong năm 2014 do hệ quả của việc tăng thuế tiêu thụ.
Phân tích hiệu quả của các chính sách Abenomics giai đoạn 2013 - 2016
Xem xét hiệu quả sau 3 năm thực hiện chính sách Abenomics.
2.3.1 Đánh giá hiệu quả của chính sách tài khóa (đầu tư công – việc làm)
Keynes cho rằng khi khu vực tư nhân đang có dấu hiệu đình trệ trong các quyết định đầu tư thì chính phủ cần trở thành một nhà đầu tư Điều này sẽ góp phần gia tăng công việc cho nền kinh tế, đóng góp cho tăng trưởng GDP và giải quyết nạn thất nghiệp Nhật Bản cũng có một số lợi thế nhất định trong giai đoạn này với cương vị là nước đăng cai Olympics Tokyo 2020 thì hẳn nhiên việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống giao thông và dịch vụ cũng sẽ được chính phủ chú ý đến. Để đánh giá hiệu quả các chính sách tài khóa – liên quan đến chi tiêu chính phủ của chính quyền thủ tướng Shinzo Abe, chúng ta sẽ cùng xem xét chi tiết hơn về các hạng mục đầu tư của chính phủ trong năm tài khóa 2014.
Figure 4 Ngân sách tài khóa Nhật Bản năm 2014 - nguồn: Bộ Tài chính Nhật Bản
Biểu đồ trên hiển thị những khoản mục chi tiêu của năm tài khóa 2014 thuộc chính sáchAbenomics Có thể thấy 72.9% lượng chi tiêu của chính phủ là dành cho những khoản gần như không đem về lợi nhuận 24.3% gói tài khóa 2014 dành để trả lãi suất của trái phiếu chính phủ, 31.8% dành cho bảo hiểm xã hội (gồm điều dưỡng và các dịch vụ sức khỏe) và16.8% chi tiêu cho các khoản mục hành chính 28.1% còn lại là dành cho các chi tiêu khác như giáo dục, an ninh quốc phòng, đầu tư cơ sở hạ tầng Như vậy, có thể thấy mặc dù chi ra rất nhiều tiền nhưng hầu hết các khoản chi tiêu này đều là các khoản chi tiêu thường xuyên của chính phủ.
Sau đây là biểu đồ về dự báo khả năng thu hoàn vốn của chính phủ cũng trong năm tài khóa 2014.
Figure 5 Dự báo nguồn thu cho Ngân sách chính phủnăm tài khóa 2014 - Nguồn: Bộ tài chính Nhật Bản
Hầu hết các khoản thu nhằm bù đắp cho thâm hụt từ chi tiêu chính phủ đến từ Thuế (chiếm 52.1%), khiến chính phủ có động thái muốn tăng thuế thu nhập và thuế tiêu dung Điều này cũng cho thấy một vấn đề nữa của nền kinh tế Nhật Bản, đó là tình trạng stop-and-go trong chính sách thuế khóa Một mặt chính phủ muốn giảm thuế tiêu dùng để kích thích tổng cầu trong nền kinh tế, mặt khác chính phủ cũng muốn tăng thuế để bù đắp tình trạng thâm hụt ngân sách như hiện tại, đó là một trạng thái tiến thoái lưỡng nan mà Abenomics vẫn chưa giải quyết được.
Nhìn chung Abenomics có phát huy tác dụng khá rõ rệt Kể từ khi bị cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2009 càn quét, gây ra mức thất nghiệp ở con số 5.5% thì Nhật Bản đã có những cải thiện tích cực như tỷ lệ thất nghiệp liên tục giảm Tính đến tháng 10/2016, tỉ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản ở mức 3% - thất nhấp trong khối các nước phát triển OECD.
Figure 6 Tỉ lệ thất nghiệp của Nhật Bản - nguồn: Japan Macro Advisors
Tỷ lệ thất nghiệp giảm phần nào cho thấy các công ty Nhật Bản đã có hoạt động sản xuất tương đối khả quan nhờ các chính sách của Abenomics như hỗ trợ đầu tư công và khuyến khích đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ Olympics 2020, cùng với đó là đồng Yên yếu khuyến khích hoạt động sản xuất xuất khẩu, các công ty có nhu cầu thuê thêm lao động.
Trong xu thế lao động có việc làm tăng thì tỷ lệ công việc bán thời gian tiếp tục tăng lên, từ15% đầu những năm 90 lên đến 30% năm 2014 Đặc biệt là kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2009 đến nay, Tổng mức lương của khu vực bán thời gian và khu vực toàn thời gian ngày một được thu hẹp Điều này nghĩa là lực lượng lao động bán thời gian ngày một gia tăng, những người này thường sẽ không nhận được đầy đủ phúc lợi xã hội và bảo hiểm như khu vực toàn thời gian.
Hầu hết các nhân viên bán thời gian tại Nhật Bản là phụ nữ đang nuôi một gia đình, chiếm khoảng 68% tổng số trong năm 2014 Lý do hàng đầu để người lao động, nhất là phụ nữ chọn các vị trí được trả lương thấp như vậy là "giờ làm việc linh hoạt" và "hỗ trợ thu nhập gia đình" (theo khảo sát hiện có) và họ có nhiều thời gian hơn để chăm sóc con cái Chỉ có 17% số người được hỏi cho biết họ mất việc làm như vậy bởi vì họ không thể tìm thấy một vị trí toàn thời gian Xu hướng tham gia tích cực vào các vị trí công việc bán thời gian, thậm chí nếu họ có ít tiền hơn so với những người toàn thời gian (khoảng cách thu nhập theo giờ giữa khu vực bán thời gian với toàn thời gian là 1/5) vẫn tăng.
Vấn đề trên cho thấy gánh nặng gia đình đặt lên vai người phụ nữ sau khi kết hôn ở Nhật vẫn là rất lớn Hầu hết phụ nữ từ độ tuổi 30 đến 40 chấp nhận nghỉ việc ở nhà nuôi con thay vì đi làm hoặc chỉ tham gia các công việc bán thời gian với mức lương không thật sự cao Một số nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu như tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi này của Nhật Bản tham gia lao động ở mức bằng với các nước phát triển ở Châu Âu và Mỹ thì sẽ đánh thức tiềm năng phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế Nhật Bản Thực tế Abenomics đã có một số hiệu quả nhất định Số lượng phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động đã tăng thêm 1 triệu ngay sau khi bắt đầu chính sách Abenomics (từ 26.53 triệu tháng 9/2012 đến 27.72 triệu vào tháng 6/2015) Tỉ lệ phụ nữ nằm trong các vị trí quản lý cũng có mức tăng từ 6.9% năm 2012 lên 8.3% năm 2014 Thêm vào đó, khoảng 440 công ty (chiếm khoảng 1/3 các công ty trong Hiệp hội Doanh nhân Nhật Bản) cũng đã cam kết có các kế hoạch nhằm tăng lượng lao động nữ nói chung và trong các vị trí quan trọng của công ty nói riêng Xu thế này cũng tiếp tục được duy trì trong những năm tiếp theo sau những tuyên bố mạnh mẽ của chính quyền thủ tướng Shinzo Abe.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng tỉ lệ phụ nữ tham gia vào các công việc bán thời gian vẫn là rất cao, và dường như kế hoạch của ông Abenomics sẽ không làm thay đổi đáng kể tỉ trọng phụ nữ tham gia vào các công việc không chính thức và chính thức, mặc dù con số tuyệt đối có tăng lên.
Tiền lương chính là một trong những động lực nhằm thúc đẩy tổng cầu của nền kinh tế, nhờ việc lương tăng dẫn đến chi tiêu tăng
Vào mùa xuân năm 2015 chính phủ Nhật Bản cũng như Ngân hàng Trung ương BOJ đã thúc đẩy các hoạt động nhằm tăng lương tối thiểu cho năm tài khóa 2015 Trước các sức ép mạnh mẽ từ phía chính phủ và việc các đạo luật về tăng lương cơ bản được thông qua, tiền lương danh nghĩa của Nhật Bản đã tăng lên 2.4% Mức tiền lương tối thiểu trong năm tài khóa 2015 đã tăng lên thành 780 Yen/ giờ Các nghiệp đoàn công nhân đòi tăng tiền lương thêm 3000
Yên đến 4000 Yên/tháng Sau những cuộc đàm phán, các công ty lớn của Nhật Bản cũng đã có những động thái tăng tiền lương cho công nhân như Toyota sẽ tăng 1500 Yên/ tháng, Honda với mức tăng 1100 Yên/tháng, Mitsubishi tăng 1500 Yên/tháng và Nissan với 3000 Yên/tháng Chính phủ Nhật Bản cũng có dự định sẽ tiếp tục các chính sách nâng lương tối thiểu và hỗ trợ tăng lương trong thời gian tới.
Tiền lương mặc dù có một số mức tăng nhưng thực sự chưa tương xứng với khả năng có thể gia tăng chi tiêu giúp thúc đẩy nền kinh tế khi mà cả thuế tiêu dùng đã tăng thêm 3% cũng như chính phủ đặt mục tiêu lạm phát dương Thực tế cho thấy sức ép tăng tiền lương chưa hẳn sẽ giúp nền kinh tế đi đúng hướng khi mà tiền lương tăng dẫn tới chi phí của các doanh nghiệp tăng lên, đặt dưới thời kì giảm phát nó có thể gây cản trở cho các hoạt động gia tăng sản xuất.
2.3.2 Đánh giá hiệu quả của các chính sách tiền tệ (đầu tư – tỷ giá – lãi suất)
Ngay sau khi chính sách nới lỏng tiền tệ Abenomics được triển khai vào thực tế, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đã có bước đầu hồi phục
Niềm tin của nhà đầu tư
Cuối năm 2013, chỉ số Nikkei 225 ở dưới mức 13.000 điểm và tỷ giá JPY/USD duy trì trong khoảng 98 – 99 JPY đổi 1 USD Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2013 khi bắt đầu thực hiện chính sách Abenomics, chỉ số Nikkei 225 liên tục tăng điểm tới 35% Từ mức 10.688 điểm hồi đầu năm 2013 lên ngưỡng 11.000 điểm, đến phiên giao dịch ngày 20/5/2013, chỉ số Nikkei 225 leo lên 15.360 điểm - mức cao nhất trong hơn nửa thập kỷ qua Sau một năm rưỡi triển khai chính sách Abenomics, ngày 25/8/2014, chỉ số Nikkei 225 đã đạt 15.600 điểm; qua đó, góp phần quan trọng vào hạ giá đồng Yên trên thị trường hối đoái: tỷ giá JPY/USD tăng lên con số 101 JPY đổi 1 USD và liên tục duy trì ở mức trên 100 JPY/USD trong một thời gian Mặt khác, nền kinh tế Nhật Bản phụ thuộc khá nhiều vào khả năng xuất khẩu nên khi đồng Yên yếu đi đã làm cho hoạt động xuất khẩu tăng trưởng mạnh Nhu cầu đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu làm tăng nhu cầu trong việc huy động vốn, khiến cho các hoạt động giao dịch cổ phiếu trở nên sôi động.
Về hoạt động xuất khẩu
Sau khi các chính sách Abenomics đi vào thực tiễn, xuất khẩu của Nhật Bản có những dấu hiệu khởi sắc Nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng xuất khẩu là do giá trị đồng Yên yếu đi nhờ vào các gói nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng trung ương Đồng Yên yếu đã khiến cho giá hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản, đặc biệt là ô tô, sản phẩm điện tử, trở nên rẻ hơn, tăng khả năng cạnh tranh trên các thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường châu Âu và Mỹ
Thống kê Xuất nhập khẩu của Nhật Bản 2008-2015, đơn vị: nghìn Yên
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tăng trưởng XK Xuất khẩu ròng
Số liệu lấy từ Cục thống kê thương mại, Bộ Tài chính Nhật Bản
MỘT SỐ SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP DÀNH CHO ABENOMICS
Đánh giá chung về Abenomics
Abenomics thực chất là các gói nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, kích thích tổng cầu, tăng việc làm và lạm phát, là một chính sách của Keynes điển hình Cho đến thời điểm hiện tại, sau hơn 3 năm ứng dụng vào nền kinh tế Nhật Bản giảm phát kéo dài, Abenomics nhìn chung có đạt được một số mục tiêu đề ra nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
Về kinh tế vĩ mô, Nhật Bản đã có tăng trưởng trở lại sau một thời kì dài giảm phát, có được lạm phát trạng thái dương trong 3 năm gần đây kể từ khi Abenomics đi vào thực hiện năm
2013 Mặc dù về lý thuyết đã phần nào chặn được đà giảm phát nhiều năm qua tuy nhiên, GDP của Nhật Bản lại đang có xu thế giảm trong bối cảnh sức mua của người dân yếu (lương tăng chậm, thuế tiêu dùng tăng và lạm phát) và thâm hụt cán cân thương mại Vì thế có lạm phát dương chưa hẳn đã là một điều mà Nhật Bản thực sự cần Tiêu dùng - đóng góp 60% GDP của Nhật Bản - chỉ tăng 0.2% so với Q1/2016 - chậm hơn tốc độ tăng 0.6% vào Q1/2016 so với Q4/2015 Lạm phát cũng giảm 4 tháng liên tiếp, tính đến hết tháng 6/2016.
Số liệu này khiến nỗ lực chống giảm phát của ông Abe đang đứng trước nhiều thách thức.
Xuất khẩu và niềm tin của giới đầu tư, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng có phần được cải thiện Việc tăng cung tiền nhằm phá giá đồng yên cũng đã có một số tác động đến tình hình xuất khẩu Lý thuyết Keynes cũng đã đúng với việc Nhật Bản gia tăng đầu tư công vào cơ sở hạ tầng nhằm giải quyết việc làm Sắp tới đây Chính phủ Nhật Bản cũng có ý định giải ngân thêm 61 tỷ USD đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào cơ sở hạ tầng nhằm thu hút gấp đôi lượng khách du lịch hiện nay, đầu tư vào tàu điện từ, các tàu cảng, sân bãi phục vụ Olympics 2020, v.v… Các chính sách của chính phủ cũng đã phần nào thu hút được thêm một số lượng lao động nữ vào bộ máy kinh tế Mặc dù tỉ lệ thất nghiệp đã giảm đáng kể và ở trạng thái thấp hơn nhiều nước phát triển nhưng kèm theo đó là tình trạng công việc không ổn định gia tăng, mức lương thấp, cũng góp phần khiến nhu cầu tiêu dùng giảm.
Tính đến quý II 2016, mặc dù chính phủ áp dụng chính sách chi tiêu mạnh mẽ nhưng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản chỉ tăng nhẹ 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái - thấp hơn dự báo của thị trường là 0,7% và giảm đáng kể so với mức tăng 2% trong quí I 2016 Số liệu này được công bố sau khi chính phủ Nhật Bản tung ra gói kích thích kinh tế lớn mới trị giá 28000 tỉ yen (265 tỉ đô la Mỹ) để thúc đẩy tăng trưởng Ngoài chính sách kích thích tài chính của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) cũng đang ấn định lãi suất âm và một chương trình mua tài sản chưa từng có Những điều này chắc chắn sẽ làm cho nợ công của Nhật Bản sẽ tăng lên, gây sức ép tăng thuế tiêu dùng và thuế thu nhập của chính phủ - điều đe dọa đến khả năng tăng tiêu dùng kích thích kinh tế mà chính phủ đang hướng đến.
Đề xuất một số giải pháp, sáng kiến cho Abenomics
Mặc dù bị nhiều chuyên gia chỉ trích là hoạt động có phần không hiệu quả nhưng quả thực các chính sách tài khóa của chính quyền tổng thống Abe có phát huy một số tác dụng nhất định trong việc kích thích nền kinh tế và làm tăng số lượng việc làm Trong tương lai, chính phủ vẫn nên duy trì một chính sách tài khóa mở rộng – trong bối cảnh khu vực tư nhân vẫn còn nhiều trì trệ và chưa thực sự khởi sắc
Những khoản mục đầu tư mà chính phủ nên chú ý tới là tiếp tục gia tăng đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ cho Thế vận hội Olympics 2020 tại Tokyo sắp tới Chi tiêu cho việc này bao gồm nâng cấp và cải tạo hệ thống đường xá, phương tiện giao thông (thực tế hiện nay chính phủ đang đầu tư nâng cấp hệ thống tàu điện ngầm, các nhà ga tại Tokyo và mở thêm 2 tuyến mới) khách sạn, nhà hàng, những lớp khóa đào tạo ngoại ngữ v v phục vụ cho lượng lớn vận động viên và du khách sẽ đến cùng với Thế vận hội Có thể coi đây là khoản đầu tư mà sau này có thể thu lại được nhờ vào lượng khách du lịch dự kiến sẽ bùng nổ sắp tới Ngoài ra điều này cũng sẽ tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm.
Ngoài ra cũng có thể kể đến các hệ thống nhà dưỡng lão (do số lượng người già tăng), các nhà trẻ và trung tâm giáo dục chăm sóc trẻ em nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ Nhật Bản sinh con khi đang làm việc.
Chính phủ cũng nên dành một khoản đầu tư để khuyến khích các công ty hoặc đặt hàng các công ty tư nhân phát triển vào các lĩnh vực mới như công nghệ mới và năng lượng sạch. Năng lượng sạch không chỉ giúp Nhật Bản đón đầu các quốc gia khác (thực tế Nhật Bản là một trong những cường quốc phát triển năng lượng sạch, đặc biệt là năng lượng mặt trời) mà còn là một ngành mũi nhọn, có tiềm năng lớn xuất khẩu sang các quốc gia khác và giúp Nhật Bản vượt qua sự phụ thuộc vào sử dụng năng lượng hạt nhân.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhen nhóm sự khởi sắc của hoạt động xuất khẩu, NhậtBản vẫn nên tiếp tục các gói chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm giữ đồng Yên ở mức thấp Tuy nhiên, Nhật Bản cũng nên thận trọng trong các chính sách tiền tệ của mình nhằm tránh không phá giá đồng Yên quá mức vì việc đó có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh tiền tệ khi mà một nước đơn phương phá giá đồng tiền qua các gói nới lỏng định lượng có thể khiến các quốc gia khác không hài lòng, điển hình là Trung Quốc.
Hiện tại Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn duy trì mức lãi suất âm 0.1% Điều này gần như chưa có tiền lệ (trừ một số quốc gia Bắc Âu) Do đó các nhà đầu tư có vẻ vẫn chưa thực sự tin tưởng vào hiệu quả của chính sách này, biểu hiện ở việc sau khi có nhiều pha lên điểm thì kể từ tháng 2/2016 – thời điểm Ngân hàng trung ương Nhật Bản BOJ hạ lãi suất xuống mức âm thì các chỉ số như Topix và Nikkei 225 đã giảm điểm liên tục và hiện tại vẫn biến động ở mức thấp hơn so với đầu năm
Lãi suất âm có thể có một số tác động tích cực như thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng (do việc gửi tiền hiện nay sẽ làm họ lỗ thay vì hưởng lãi) Lãi suất âm cũng là động lực khiến các ngân hàng tích cực cho vay, qua đó có thể thúc đẩy đầu tư Tuy nhiên, mặt trái của lãi suất âm cũng là nhìn thấy được như gia tăng đầu cơ và buôn bán chênh lệch giá, khi mà không phải mọi khoản vay ngân hàng đều được đầu tư vào đầu tư gia tăng sản xuất, thay vào đó các nhà đầu cơ sẽ lợi dụng tín dụng vay dễ dàng để đầu tư vào nhà đất, bất động sản ở nước ngoài hoặc các loại tiền tệ, tài sản tài chính phái sinh khác Với việc lần đầu tiên hạ lãi suất xuống mức âm, Nhật Bản cần có những động thái thận trọng về vấn đề này, tốt nhất là duy trì mức lãi suất như hiện tại nhằm tránh gây tâm lý hoang mang cho thị trường, hoặc có thể nghĩ đến việc tăng lãi suất nếu thấy nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc rõ rệt trở lại.
3.2.3 Hoãn kế hoạch tăng thuế tiêu dùng, giảm thuế thu nhập
Với mức cầu yếu như hiện tại, chính phủ nên hoãn các kế hoạch tăng thuế tiêu dùng trong tương lai, ít nhất là cho đến hết năm tài khóa 2017 Do việc tăng thuế tiêu dùng, có thể tăng thêm nguồn thu cho chính phủ để dành cho chính sách tài khóa nhưng nó sẽ gây hại nhiều hơn lợi Chính phủ cũng có thể nghĩ đến việc đẩy mạnh vay tiền nước ngoài nhằm hỗ trợ chi tiêu chính phủ.
Chính quyền thủ tướng Abe cũng có thể nghĩ đến việc giảm thuế thu nhập cá nhân nhằm tăng lương thực tế, kích thích tiêu dùng và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm kích thích đầu tư tư nhân.
3.2.4 Mở rộng điều kiện đón thêm lao động nước ngoài
Trong bối cảnh thị trường lao động giảm sút một cách tương đối, Nhật Bản cũng nên nghĩ đến việc tận dụng lao động nước ngoài Đặc biệt là tăng lao động trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng và điều dưỡng Chính phủ nên có nhiều chính sách hỗ trợ lao động nước ngoài, tạo điều kiện để họ nhận được phúc lợi như các lao động bản địa.
3.2.5 Kích thích tỷ suất sinh con
Một trong những vấn đề cực kì quan trọng mà chính phủ Nhật Bản cũng cần lưu ý Về dài hạn, chính phủ cần có các chính sách quyết liệt nhằm nâng cao tỉ suất sinh con, vốn đạt mức âm từ lâu Nhật Bản sẽ cần một lực lượng lao động trẻ và lớn trong tương lai để sản xuất và để chu cấp cho lực lượng dân số già hiện tại Một số chính sách kích thích tỷ suất sinh có thể kể đến như hỗ trợ tài chính sau khi sinh con, tạo điều kiện cho phụ nữ trở lại làm việc và đảm bảo điều kiện việc làm của họ sau khi sinh.
3.2.6 Thay đổi văn hóa làm việc
Văn hóa làm việc ở Nhật Bản đang cần một sự thay đổi Việc làm việc quá nhiều một ngày, thời gian dài, làm thêm giờ và áp lực công việc lớn gây ra các vấn đề như: ngăn cản phụ nữ tham gia vào lao động, đẩy cơ cấu việc làm bán thời gian tăng lên (vì có một bộ phận giới trẻ không muốn làm việc chính thức do áp lực quá lớn), làm giảm chất lượng cuộc sống, gián tiếp làm giảm nhu cầu tiêu dùng Nhật Bản cần thay dổi tập quán làm việc này, giảm bớt gánh nặng công việc, tăng số ngày nghỉ, tạo điều kiện để nhân viên sau giờ làm việc có nhiều thời gian cho bản thân và gia đình hơn
3.2.7 Tích cực thúc đẩy các hiệp định tự do thương mại
Muốn thúc đẩy xuất khẩu, tăng việc làm và GDP thì Nhật Bản cần mở rộng thị trường hơn. Trong bối cảnh cầu trong nước không cao thì việc hướng đến các thị trường có mức cầu cao hơn là điều nên làm Chính vì thế, chính phủ Nhật Bản nên thúc đẩy đàm phán mạnh mẽ hơn nữa các hiệp định tự do FTA, mà trong những năm gần đây là TPP TPP sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Nhật Bản thâm nhập thị trường Đông Nam Á – nơi có sức cầu lớn và nhân công giá rẻ Chắc chắn việc đàm phán thành công các hiệp định tự do thương mại và xúc tiến các chương trình hợp tác đầu tư sẽ là một trong những bước đi quan trọng để phục hồi nền kinh tế Nhật Bản.
Việc đàm phán thành công TPP cũng có thể được coi là một di sản quan trọng củaAbenomics.