1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đánh giá và một số khuyến nghị thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật tạo thuận lợi thương mại do usaid tài trợ cho việt nam

32 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Và Một Số Khuyến Nghị Thực Hiện Dự Án Hỗ Trợ Kỹ Thuật Tạo Thuận Lợi Thương Mại Do USAID Tài Trợ Cho Việt Nam
Tác giả Hồ Thị Cẩm Tiên, Lê Ngọc Mai, Trần Thị Phương Nga, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Vũ Mai Phương, Trần Diệu Quyên, Phạm Thị Thủy Tiên, Phạm Thảo Trà, Nguyễn Hà Trang, Vũ Anh Xuân
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Sĩ Lâm
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Thuận Lợi Hóa Thương Mại
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 4 MB

Nội dung

Ngoài ra, USAID đẩy mạnh năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân của Việt Nam thông qua mở rộng khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào các chuỗi cung ứng nội địa, khu vực

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

******************

TIỂU LUẬN

ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ

KỸ THUẬT TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI DO USAID TÀI TRỢ

CHO VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Trần Sĩ Lâm

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 1

Hà Nội, tháng 3 năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

******************

TIỂU LUẬN

ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ

KỸ THUẬT TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI DO USAID TÀI TRỢ

CHO VIỆT NAM Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 1

Trang 3

1.1.1 Gi i thi u v ớ ệ ề Cơ quan Phát triển Qu ốc tế Hoa K USAID 2

1.1.2 Quá trình hoạt động và m t s d án n i b t c a USAID t i Vi t Nam 2ộ ố ự ổ ậ ủ ạ ệ

1.2 T ng quan v D án H tr k thu t T o thu n lổ ề ự ỗ ợ ỹ ậ ạ ậ ợi Thương mạ ại t i Vi t

Nam 4

1.2.1 Gi i thi u v d án 4ớ ệ ề ự

1.2.2 M c tiêu, các h p phụ ợ ần và đối tượng th ụ hưở ng c a d án 4ủ ự

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI TFP 6 2.1 Các hoạt động trong khuôn kh d án 6ổ ự

2.3.3 Nguyên nhân t phía USAID 17

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN

DỰ ÁN CHO CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, DOANH NGHI P VÀ

USAID 18 3.1 K ho ch tri n khai d ế ạ ể ự án trong giai đoạn t i 18ớ3.2 Cơ hội và thách thức đối với việc triển khai dự án trong giai đoạn tới 19

3.2.1 Cơ hội 19 3.2.2 Thách th c 20

Trang 4

3.3 M t s khuy n nghộ ố ế ị cho cơ quan quản lý nhà nướ c, doanh nghi p và

Trang 5

DANH M C BẢNG, BI U

B ảng 1 Kim ng ch xu t nh p kh u và mạ ấ ậ ẩ ức độ tăng trưở ng xu t nh p kh u c a Vi t ấ ậ ẩ ủ ệ

Nam giai đoạn 2018 2022 14

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Sau hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần phát triển kinh tế xã hội Ngay cả - trong thời kỳ thế giới bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID 19, Việt Nam vẫn duy -trì được mức xuất siêu và mức tăng trưởng dương về xuất nhập khẩu

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế và phải đối mặt với những thách thức không hề nhỏ Một trong những rào cản chủ quan lớn trong quá trình mở rộng thị trường là thủ tục, quy trình, trình tự xuất nhập khẩu rườm rà, thủ tục kiểm tra chuyên ngành nhằm đảm bảo hàng hóa xuất nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết tốn rất nhiều thời gian Điều này là do hoạt động kiểm tra chuyên ngành ở Việt Nam có sự tham gia của nhiều bộ ngành Thời gian thông quan kéo dài tại cửa khẩu gây tốn kém thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ đang hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng một môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp, thương nhân và nhà đầu tư Những nỗ lực này bao gồm việc đơn giản hóa thủ tục hải quan và giảm ùn tắc tại các cảng của Việt Nam Điều này ngày càng trở nên quan trọng khi thương mại phục hồi hậu COVID-19 và sẽ thúc đẩy việc thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại (TFA) của Tổ chức Thương mại Thế giới mà cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều là thành viên

Nhận thức được vấn đề này, nhóm chúng em lựa chọn đề tài: “Đánh giá và một

số khuyến nghị thực hiện Dự án Hỗ trợ kỹ thuật Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ cho Việt Nam” với mục đích cung cấp những thông tin cần thiết về dự

án đang diễn ra đồng thời cũng đề xuất một số khuyến nghị để nâng cao năng lực cho các thương nhân và cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam

Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Trần Sĩ Lâm đã hướng dẫn chúng em trong quá trình thực hiện đề tài Do thời gian và kiến thức có hạn, bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em mong nhận được sự đánh giá, đóng góp từ thầy để hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

Discover more

from:

TMA410

Document continues below

Thuận lợi hóa

Thuận lợi hóa

thương mại None

31

Thuận lợi hóa tm

-Cố lên để A nhé ạ

Thuận lợi hóa

thương mại None

18

Trình tự và chứng từ cấp CO

Thuận lợi hóa

thương mại None

3

Tiểu luận nhóm 10 Tiểu luận

-Thuận lợi hóa

thương mại None

57

Thuận lợi hóa

thương mại

5

Trang 8

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ HOA KỲ USAID VÀ D Ự ÁN HỖ TR K THU T T O THUỢ Ỹ Ậ Ạ ẬT THƯƠNG MẠI TFP 1.1 Tổng quan v ề Cơ quan Phát triể n Qu ốc tế Hoa K USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ – tiếng Anh là United States Agency For International Development (USAID) – là một cơ quan phát triển quốc tế do chính phủ Liên bang Hoa Kỳ điều hành, được đánh giá là cơ quan phát triển hàng đầu thế giới

Sứ mệnh của USAID là quảng bá các giá trị dân chủ ở nước ngoài, từ đó thúc đẩy một thế giới tự do, hòa bình và thịnh vượng Đồng thời, nhằm hỗ trợ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ lãnh đạo các hoạt động phát triển quốc tế và cứu trợ thiên tai của Chính phủ Hoa Kỳ thông qua quan hệ đối tác và đầu tư nhằm giảm đói nghèo, tăng cường quản trị dân chủ và giúp con người thoát khỏi các cuộc khủng hoảng nhân đạo

Mục tiêu của tổ chức này là thúc đẩy con đường tự chủ và kiên cường, hỗ trợ sự phát triển của các nước đối tác, kết hợp với tăng cường an ninh quốc gia và sự thịnh vượng của kinh tế Hoa Kỳ, cũng như các lợi ích xa hơn của Hoa Kỳ ở nước ngoài Hướng tới mục tiêu trên, USAID không ngừng nỗ lực thực hiện các dự án nhằm giảm phạm vi xung đột, ngăn chặn sự lây lan của đại dịch và chống lại động cơ bạo lực, bất

ổn, tội phạm xuyên quốc gia và các mối đe dọa an ninh khác, đồng thời tổ chức các dự

án nhân đạo khi có thiên tai hoặc khủng hoảng xảy ra, thúc đẩy thiện chí ở nước ngoài

Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức bắt đầu hợp tác vào năm 1989 khi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAID triển khai các chương trình hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam thông qua Quỹ Nạn nhân Chiến tranh Patrick Leahy và Quỹ Trẻ vô gia cư và Trẻ mồ côi (DCOF) Từ thời điểm đó, USAID đã tham gia nhiều dự án hỗ trợ Việt Nam trên nhiều phương diện, lĩnh vực khác nhau

Về tăng trưởng kinh tế và quản trị nhà nước, USAID đã thực hiện thúc đẩy năng lực quản trị cấp tỉnh thông qua sử dụng hiệu quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Việt Nam đã được quốc tế công nhận, cũng như đẩy mạnh áp dụng chính phủ điện tử theo các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế nhằm cải thiện sự tham gia, tăng cường minh bạch và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dân Ngoài ra, USAID đẩy mạnh năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân của Việt Nam thông qua mở rộng khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào các chuỗi cung ứng nội địa, khu vực và toàn cầu; đồng thời hỗ trợ Việt Nam cải thiện các quy trình, thủ tục hải quan và thương mại biên giới còn chưa hiệu quả nhằm phù hợp với các quy định trong Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Năm 2001,

Thuận lợi hóathương mại None

IV - no more

Dẫn luậnngôn ngữ 100% (1)

3

Trang 9

USAID đã triển khai dự án “Hỗ trợ Thúc đẩy Thương mại – STAR” nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện Hiệp định Thương mại Song phương Trong giai đoạn đại dịch COVID-

19, USAID đã tài trợ 5 triệu USD nhằm giảm thiểu tác động của dịch tới nền kinh tế Việt Nam, hỗ trợ gần 2000 doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua những khó khăn do đứt gãy chuỗi cung ứng Ngoài ra, tháng 10/2021, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ kết hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã công bố dự án “Nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo – Hệ sinh thái khởi nghiệp (USAID WISE)”,với mục tiêu hỗ trợ chính phủ nước ta trong Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế

Về giáo dục, thông qua các hợp tác với đại học của Hoa Kỳ, USAID hỗ trợ một

số trường đại học của Việt Nam cải thiện chất lượng giáo dục, tăng cường năng lực quản trị cơ sở, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường kết nối với khối doanh nghiệp Tháng 08/2022, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAID đã khởi động

dự án “Hợp tác Đổi mới Giáo dục Đại học – PHER”, kéo dài 5 năm với 3 trường đại học lớn của Việt Nam là Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia

Hà Nội và Đại học Đà Nẵng với ngân sách lên tới 14,2 triệu USD Dự án hợp tác được

kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho hơn 200.000 sinh viên và trang bị những kỹ năng cần thiết trong bối cảnh thị trường lao động toàn cầu cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ

Về y tế, USAID đã hợp tác với Chính phủ Việt Nam hướng tới xây dựng hệ thống

y tế toàn diện, giải quyết các mối đe dọa bệnh truyền nhiễm, thực hiện những giải pháp khắc phục các khó khăn về y tế công cộng nhằm đảm bảo sức khỏe cho toàn bộ người dân Năm 2004, Việt Nam chính thức trở thành quốc gia trọng điểm thứ 15 của chương trình “Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về Phòng, chống HIV/AIDS – PEPFAR” Năm 2020, USAID phát động dự án “Xóa bỏ bệnh Lao – Erase TB” với mục tiêu tăng cường phát hiện ca bệnh lao và tiếp cận dịch vụ chăm sóc Trong cùng năm đó, cơ quan này đã cung cấp hơn 12 triệu USD hỗ trợ Việt Nam trong quản lý ứng phó và giảm nhẹ COVID-19 gồm các khoản chi phí trang bị hệ thống phòng thí nghiệm,

hỗ trợ các chuyên gia kỹ thuật, trao tặng vật tư y tế do Hoa Kỳ sản xuất Năm 2021, USAID công bố hỗ trợ 8 triệu USD nhằm thúc đẩy tiếp cận công bằng với vắc-xin phòng COVID-19

Bên cạnh đó, USAID còn thực hiện nhiều dự án hỗ trợ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác biến đổi khí hậu, vấn đề năng lượng, xử lý môi trường, … Tháng 4/2022, USAID đã khởi động hai dự án mới hướng tới những hành động tích cực của Việt Nam góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu là dự án “Quản lý Rừng bền vững” và dự án “Bảo tồn Đa dạng sinh học” Tháng 9/2022, cơ quan này đã tài trợ dự

án “Hỗ trợ kỹ thuật Năng lượng phân tán đô thị Việt Nam” thúc đẩy các giải pháp năng lượng tái tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng với ngân sách 14 triệu USD

Trang 10

1.2 Tổng quan v D án H tr k thu t Tề ự ỗ ợ ỹ ậ ạo thu n lậ ợi Thương mạ ại t i Vi t Nam

Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật Tạo thuận lợi thương mại” (Trade Facilitation Program - TFP) là dự án hỗ trợ kỹ thuật do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ cho Chính phủ Việt Nam, với thời gian thực hiện dự kiến từ năm 2019 đến năm 2023 Cơ quan chủ quản Dự án là Bộ Tài chính, Chủ Dự án là Tổng cục Hải quan Dự án có tổng vốn dự kiến gần 22 triệu USD và được thực hiện trong vòng 5 năm với trọng tâm cải cách, chuẩn hóa, hài hòa và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

đó là cải cách, chuẩn hóa, hài hòa hóa và đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phù hợp với các chuẩn mực quốc tế để thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO TFA) và chủ trương cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

dự án gồm các mục tiêu cụ thể sau:

● Triển khai hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO, củng cố vai trò của Ủy ban Tạo thuận lợi thương mại quốc gia

● Tạo thuận lợi đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, áp dụng quản lý rủi ro nhằm tạo thuận lợi thương mại

● Thúc đẩy hoạt động tăng cường năng lực cán bộ công chức hải quan, các Bộ, ngành, địa phương, tăng cường thực thi và phối hợp giữa các địa phương được lựa chọn

● Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Hải quan và khu vực tư nhân

dự án gồm các hợp phần sau:

● Hợp phần A: Hoạt động xuyên suốt

● Hợp phần 1: Đơn giản hóa và hài hòa hóa các chính sách thủ tục giữa các cơ quan Chính phủ Việt Nam

● Hợp phần 2: Tăng cường phối hợp giữa trung ương và địa phương về chính sách tạo thuận lợi thương mại và thúc đẩy tạo thuận lợi đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

● Hợp phần 3: Tăng cường thực thi và phối hợp giữa ít nhất 5 địa phương được lựa chọn và xây dựng năng lực cho các cán bộ thực thi tại địa phương

● Hợp phần 4: Phát triển quan hệ đối tác giữa hải quan và khu vực tư nhân

bao gồm:

● Đối tượng thụ hưởng trực tiếp: Tổng cục Hải quan

Trang 11

● Đối tượng thụ hưởng gián tiếp: Các cơ quan nhà nước, cụ thể:

(i) Các Bộ/ngành có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về xuất khẩu nhập khẩu, tạo thuận lợi thương mại đặc biệt là các Bộ ngành tham gia cơ chế một cửa và kiểm tra chuyên ngành, bao gồm: Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn,

Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ và các

Bộ, ngành hữu quan khác;

(ii) Các Sở, ngành liên quan đến hoạt động thực hiện quản lý nhà nước về xuất khẩu nhập khẩu tại một số địa phương được lựa chọn trực thuộc các Bộ nêu trên

Trang 12

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI TFP

2.1 Các hoạt động trong khuôn khổ dự án

Hoạt động xuyên suốt

Trong giai đoạn báo cáo đầu tiên, dự án đã thực hiện một số hoạt động xuyên suốt quan trọng để chuẩn bị nền tảng thích hợp cho việc thực hiện kế hoạch công tác Năm 1 sau khi dự án được phê duyệt chính thức dưới dạng ODA

9 tỉnh thành (Đà Nẵng, Đồng Nai, Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Quảng Trị, Tây Ninh và Bình Dương) được lựa chọn là điểm đến của các chuyến thăm đánh giá Đây là những nơi đầu tiên để dự án tập trung vào các hoạt động

hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo Các chuyến thăm này nhằm mục đích đánh giá và phân tích tình hình hiện tại để đưa ra định hướng và các hoạt động chiến lược của dự án, và đóng vai trò là hoạt động "trước phê duyệt ODA"

Văn kiện dự án được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình lên Thủ tướng Chính phủ Văn kiện bao gồm kế hoạch công tác cho 5 năm và cho Năm 1 Kế hoạch 5 năm này bao gồm hơn 70% các hoạt động là do Tổng cục Hải quan đề xuất, cùng với các hoạt động được lựa chọn bởi nhóm kỹ thuật của tổ công tác đặc biệt nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu của dự án

2.1.1.1 Các hoạt động theo dõi, đánh giá, học tập quản lý

Các phương pháp CLA được tích hợp vào dự án thông qua các hội thảo Pause & Reflect (tạm dịch: Tạm dừng & Suy ngẫm) cùng với các cuộc họp kỹ thuật và quản lý nội bộ Quý II năm 2021, USAID và dự án đã sửa đổi kế hoạch Theo dõi, đánh giá và học tập (MEL) để bao gồm 17 chỉ số Sau lần sửa đổi này, dự án đã tiến hành một buổi học tập nội bộ để xem xét khung kết quả của dự án so với bộ chỉ số mới, kết quả đạt được trong nửa đầu năm và các nhiệm vụ còn lại của Quý III và Quý IV Quý IV năm

2021, nhóm đánh giá giữa kỳ của USAID Learns đã chia sẻ kết quả đánh giá và khuyến nghị của họ Một số cuộc họp đã được tổ chức giữa USAID Việt Nam cùng nhóm đánh giá và nhóm dự án để thảo luận về các phát hiện và khuyến nghị, đồng thời xây dựng kế hoạch hành động để tiếp tục cải thiện việc thực hiện dự án trong những năm còn lại

Trong quý đầu tiên thực hiện dự án, kế hoạch truyền thông được xác định là xây dựng danh tiếng của dự án thông qua các sự kiện phối hợp với Tổng cục Hải quan trước phê duyệt ODA, trong đó có hội thảo về rà soát kiểm tra pháp lý và đào tạo một ngày về Chương trình WCO CliKC! dành cho giảng viên Trường Hải quan Việt Nam Đồng thời, hoạt động truyền thông nội bộ cũng được đảm bảo

Trang 13

Trong năm tài chính 2021, dự án tập trung vào việc tinh chỉnh các biện pháp truyền thông chủ động, chiến lược, cũng như nâng cao khả năng thích ứng và phản ứng nhanh trước những biến động của tình huống Đáng chú ý, dự án đã phát triển một bộ công cụ và dạng thức truyền thông mới như video nổi bật, bản tin giàu nội dung ("The Gazette"), các báo cáo được làm mới hàng tuần và những tài liệu khác được sản xuất theo tiêu chuẩn cao nhất

Ngoài các nỗ lực đào tạo thường xuyên và nâng cao năng lực, dự án còn hỗ trợ điều phối nhiều buổi đào tạo và hội thảo trực tuyến do Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) tổ chức, có thể kể đến như:

● Khóa đào tạo có sự cộng tác của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), đã đào tạo cho các cán bộ của Cục Giám sát quản lý về hải quan, Ban cải cách hiện đại hóa hải quan và Chi cục Hải quan quản lý cảng cạn của Tổng cục Hải quan và cán bộ hải quan cấp tỉnh

● Hội thảo dành cho Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ và Tổng cục Hải quan, với các buổi đào tạo cho Phòng Kiểm tra sau thông quan, Cục Giám sát quản

lý về hải quan, Cục thuế xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan và các cục hải quan cấp tỉnh

● Hội thảo trực tuyến “Nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho khu vực tư nhân về Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO”

● Hội thảo đào tạo trực tuyến về Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO với chủ đề “Cập nhật tiến độ thực hiện và trách nhiệm của công chức hải quan”

● Hội thảo trực tuyến về thuế quan trong FTA

2.1.1.2 Các hoạt động lồng ghép giới

Dự án thực hiện lồng ghép giới trong các hoạt động xuyên suốt bằng cách đảm bảo sự hiện diện công bằng giữa nam và nữ trong các sự kiện của dự án với tư cách là diễn giả hoặc người tham dự cũng như trong các tài liệu truyền thông

Trong năm 2021, dự án tiếp tục làm việc với Trường Hải quan Việt Nam để chuẩn

bị cho khóa đào tạo một ngày về giới và hòa nhập xã hội cho các cán bộ hải quan Vào tháng 12 cùng năm, dự án đã tổ chức một khóa đào tạo một ngày về giới và hòa nhập xã hội cho tất cả các cán bộ của dự án để làm mới các khái niệm quan trọng về công bằng

và bình đẳng giới Trong quá trình đào tạo, cán bộ dự án đã xem xét đánh giá giữa kỳ

về đáp ứng giới và xác định các lĩnh vực cần cải thiện Theo khuyến nghị của đánh giá giữa kỳ, dự án đang tìm cách thúc đẩy các cơ hội độc lập về giới tính thông qua việc đệ trình đề xuất lên Quỹ Hành động vì Công bằng và Bình đẳng Giới (GEEA) để phát triển các nữ thương nhân có năng lực trong tương lai

Trang 14

Dự án cũng mời một nhóm chuyên gia hỗ trợ phát triển năng lực toàn diện cho

nữ giới trong lĩnh vực thương mại và hải quan trong suốt Năm 4 cho đến Năm 5 Hoạt động này bao gồm cung cấp các tài liệu giáo dục chất lượng cao về thay đổi hành vi và nhận thức cho Tổng cục Hải quan, các khóa đào tạo chuyên sâu trực tiếp về vai trò của phụ nữ trong thương mại và hải quan cho Ban Phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục Hải quan và Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ, khung theo dõi sau đào tạo để đo lường mức

độ tiếp thu và ứng dụng của học viên, và các giải pháp quản lý tri thức để đảm bảo tính bền vững và hành trình tự lập Hoạt động này dự kiến sẽ mở rộng và duy trì sự tham gia toàn diện hơn của dự án trong việc thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong thương mại, trao quyền kinh tế cho phụ nữ và công bằng và bình đẳng giới trong thương mại và hải quan

Hài hòa hóa và đơn giản hóa trong việc quản lý các rủi ro chính và thanh tra chuyên ngành liên quan đến chính sách ở trung ương và tăng cường vai trò của uỷ ban tạo thuận lợi thương mại quốc gia (NTFC)

2.1.2.1 Hỗ trợ thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và Cơ chế một cửa ASEAN

(ASW)

Cơ chế một cửa quốc gia Việt Nam (NSW) được triển khai vào năm 2014 và xử

lý 188 thủ tục hành chính (bao gồm cả kiểm tra chuyên ngành) đối với 13 bộ, cơ quan của Chính phủ Việt Nam Đến tháng 8 năm 2020, hơn 3,2 triệu hồ sơ của hơn 40.000 doanh nghiệp đã được xử lý qua NSW Cho dù những thành tựu này, việc thực hiện cơ chế một cửa vẫn phải đối mặt với những thách thức Trong năm thứ 4, chương trình sẽ tiếp tục hợp tác với Tổng cục Hải quan để giải quyết những thách thức này và xây dựng dựa trên những công việc trước đó đã thực hiện trong Năm 2 và Năm 3

Hoạt động đã và sẽ hỗ trợ Tổng cục Hải quan soạn thảo các công cụ pháp lý để thúc đẩy trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước Chương trình cũng sẽ hỗ trợ với bất kỳ quy trình tham vấn và xây dựng năng lực nào cho người dùng và các bên liên quan ở NSW, đặc biệt quan tâm đến cộng đồng doanh nghiệp

2.1.2.2 Hỗ trợ xây dựng và triển khai đề án thiết kế lại kế hoạch chi tiết cho một hệ

thống công nghệ thông tin hải quan tổng thể

Ở hoạt động này, USAID hỗ trợ Tổng cục Hải quan trong việc phát triển hệ thống công nghệ thông tin - truyền thông bằng cách đảm bảo rằng hệ thống này phù hợp và hỗ trợ các yêu cầu kinh doanh và Tổng cục Hải quan sẽ có đủ năng lực để vận hành hệ thống công nghệ thông tin mới Ngoài ra, hoạt động còn có các dự án cung cấp tư vấn

và hướng dẫn về mô hình nghiệp vụ hải quan và các yêu cầu nghiệp vụ bao gồm các kết luận và khuyến nghị từ việc rà soát và đánh giá các biện pháp kiểm soát, quy trình hoặc yêu cầu trọng yếu trong nghiệp vụ Một số kết quả đạt được của hoạt động như:

Trang 15

● Vào tháng 3 năm 2020, Chương trình đã hỗ trợ Tổng cục Hải quan phát triển chức năng và các yêu cầu vận hành cho hệ thống công nghệ thông tin mới

● Kể từ tháng 5 năm 2021, Chương trình đã hỗ trợ Tổng cục Hải quan rà soát và đánh giá các biện pháp kiểm soát, quy trình hoặc yêu cầu chính trong mô hình kinh doanh và yêu cầu kinh doanh do Tổng cục Hải quan chuẩn bị và đưa ra các khuyến nghị dựa trên thông lệ, kinh nghiệm quốc tế và tiêu chuẩn

2.1.2.3 Cải thiện khung pháp lý hải quan

Hoạt động đề ra mục tiêu sẽ giúp Việt Nam cải thiện khung pháp lý hải quan và đơn giản hóa thủ tục để tạo thuận lợi cho thương mại cho doanh nghiệp thông qua các hoạt động hỗ trợ Tổng cục Hải, đánh giá 7 năm thực hiện luật Hải quan, chỉ ra những bất cập và kiến nghị sửa đổi, hỗ trợ Tổng cục Hải quan rà soát, sửa đổi các thông tư điều luật chưa hợp lý, hiệu quả đồng thời đóng góp vào việc phổ biến các nghị định, điều luật

đã được phê duyệt Trong các hoạt động mang tính dài hạn, USAID còn hỗ trợ phía Việt Nam xây dựng kế hoạch giám sát và đánh giá các kế hoạch hành động và thực hiện, xây dựng, tham vấn và triển khai Kế hoạch hành động 5 năm để thực hiện chiến lược phát triển hải quan Những thành quả nổi bật của hoạt động có thể kể đến như:

● Hỗ trợ sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ CP và Nghị định 59/NĐ- -CP

● Tuyên truyền Nghị định 18/2021/NĐ-CP

● Góp ý sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC

Tăng cường phối hợp giữa trung ương và địa phương về chính sách tạo thuận lợi thương mại và thúc đẩy tạo thuận lợi đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

2.1.3.1 Cắt giảm thủ tục hải quan, tạo thuận lợi thương mại và tiết kiệm chi phí cho

Bộ Công Thương cũng đang tiếp tục rà soát, ban hành, chỉnh sửa bổ sung một số văn bản nhằm giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành, nhất là loại bỏ các quy định chồng

Trang 16

chéo giữa các bộ, đồng thời tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho chính

cơ quan quản lý giám sát

2.1.3.2 Cải cách thủ tục hành chính hải quan - đòn bẩy tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Ngày 7/12/2022, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị Cải cách Hải quan và Triển vọng thương mại” do Tổng cục Hải quan Việt Nam, Bộ Tài chính và Dự

án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ đồng tổ chức

Trong quá trình nỗ lực cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hải quan nói riêng trong 4 năm vừa qua, với sự hỗ trợ tích cực của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ thông qua Dự án Tạo thuận lợi thương mại TFP, các nhiệm vụ quan trọng về cải cách của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã được triển khai thực hiện và đạt được kết quả nhất định, trong đó có thể kể đến việc áp dụng toàn diện quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan thông qua việc thực hiện các quy định đồng bộ về quản

lý rủi ro

Trong đó đưa ra những mục tiêu trọng tâm có thể kể đến như: xây dựng thành công mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh, hiện đại hóa, thực hiện hải quan xanh, xây dựng Luật Hải quan (dự kiến trình Quốc hội vào năm 2026) thay thế Luật Hải quan hiện hành với nhiều thay đổi trong quy trình thủ tục và quản lý hải quan, xây dựng mô hình quản lý phối hợp biên giới, mô hình thông quan tập trung, phát triển và tăng cường quan hệ hải quan - doanh nghiệp, tự động hóa công tác kiểm soát hải quan, cải cách các thủ tục hành chính hải quan thống nhất, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế

2.1.3.3 Nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc ghi nhãn hàng hóa

Với những quy định mới, các doanh nghiệp, nhất là những đơn vị liên quan đến xuất, nhập khẩu cần phải được cập nhật nội dung thường xuyên để áp dụng đúng Tại Đồng Nai, từ năm 2020, tỉnh phối hợp với Dự án tạo thuận lợi thương mại triển khai dự

án này ở địa phương Thông qua các lớp tập huấn, hội thảo, dự án TFP nhằm loại bỏ những bất cập trong thủ tục thông quan, hỗ trợ áp dụng và triển khai cách tiếp cận dựa trên đánh giá rủi ro tại các cơ quan hải quan và quản lý chuyên ngành của Việt Nam đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, từ đó tăng cường việc thực thi Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Tăng cường việc thực thi ở cấp tỉnh và phối hợp cấp liên tỉnh tại ít nhất năm tỉnh được lựa chọn, và nâng cao năng lực cho cán bộ Hải quan địa phương Ngoài mục tiêu hạn chế những bất cập trong thủ tục thông quan, hỗ trợ áp dụng

và triển khai cách tiếp cận dựa trên đánh giá rủi ro tại các cơ quan Hải quan và quản lý chuyên ngành của Việt Nam đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu thì TFP còn tập trung vào

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w