1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định hướng và giải pháp hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan đối với một số hàng nông sản chủ yếu của việt nam

62 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Định Hướng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Các Biện Pháp Phi Thuế Quan Đối Với Một Số Hàng Nông Sản Chủ Yếu Của Việt Nam
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 138,77 KB

Nội dung

Sở dĩ phải cómột hiệp định riêng về nông nghiệp và vòng đàm phán ị kéo dài là do tính chất nhậycảm của lĩnh vực này đối với kinh tế, xã hội của các quốc gia.Các nước thành viên của tổ ch

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, WTO đang tiến hành vòng đàm phán thiên niên kỉ với mục tiêuthúc đẩy mạnh tự do thương mại trên toàn thế giới nhưng vòng đàm phán này đang

bị kéo dài vì các nước công nghiệp phát triển, một mặt luôn đi đầu trong việc đòihỏi phải đàm phán để mở cửa thị trường và thúc đẩy tự do hoá thương mại, mặtkhác lại luôn đưa ra các biện pháp tinh vi hơn và các rào cản phức tạp hơn nhằmbảo hộ sản xuất trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp Sở dĩ phải cómột hiệp định riêng về nông nghiệp và vòng đàm phán ị kéo dài là do tính chất nhậycảm của lĩnh vực này đối với kinh tế, xã hội của các quốc gia

Các nước thành viên của tổ chức thương mại thế giới vẫn tiếp tục khẳng định

về những nỗ lực thiết lập một hệ thống thương mại về nông sản công bằng, theohướng thị trường và đã thực hiện nhiều chính sách cải thiện về tiếp cận thị trường,giảm trợ cấp xuất khẩu và giảm các hỗ trợ trong nước gây ảnh hưởng xấu đếnthương mại hàng nông sản, thực hiện thuế quan hoá các rào cản phi thuế quan và cắtgiảm dần thuế quan theo lộ trình đã cam kết tại Hiệp định Nông nghiệp của WTO.Tuy nhiên, nhiều biện pháp bảo hộ mới lại được áp dụng đối với hàng nông sản theocác Hiệp định có liên quan như Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại,hiệp định về kiểm dịch động thực vật, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đốikháng và các quy định quản lý thương mại liên quan đến môi trường, lao động Cácnước hoặc các khối nước còn có các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật cho các mặthàng cụ thể cũng như các quy định về thủ tục hải quan và nhiều quy định quản lýkhác

Ở nước ta, nông nghiệp và mở cửa thị trường đối với hàng nông sản cũng làmột vấn đề rất nhậy cảm vì nó liên quan đến việc làm và đời sống của đại bộ phậndân cư Một trong những vấn đề khó khăn nhất chúng ta phải tính đến là khi gianhập WTO, thuế nhập khẩu đối với hàng nông sản phải giảm xuống rất thấp vàphải rỡ bỏ hàng rào bảo hộ cho nông dân trong nước Việc thực hiện các cam kếtcủa WTO theo hướng cắt giảm thuế, loại bỏ hàng rào phi thuế và cắt giảm cáckhoản trợ cấp cho nông nghiệp sẽ ảnh hưởng đến thương mại và cung cầu một số

Trang 2

ngành nông sản của Việt Nam, tạo cơ hội cho hàng hoá của các nước xuất khẩunông sản thâm nhập thị trường Việt Nam với giá rẻ hơn, gây sức ép cạnh tranh vớingành hàng nội địa và có thể tác động tới các vấn đề xã hội như công ăn việc làm,nghèo đói, bất bình đẳng thu nhập Do vậy ngay từ bây giờ chúng ta phải xây dựng

và hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản để bảo vệ sản xuấttrong nước Các biện pháp phi thuế quan mà phù hợp với các quy định của WTO vàthông lệ quốc tế thì chúng ta vẫn được quyền sử dụng Để nâng cao vị thế cạnhtranh của mặt hàng nông sản của Việt Nam từ đó có thể đưa hàng nông sản của ViệtNam xuất khẩu ra thị trường thế giới đem lại lợi nhuận cho người nông dân thì nước

ta cần phải xem xét kỹ các vấn đề liên quan đến các biện pháp phi thuế quan Đểgóp phần tìm hiểu vấn đề này em đã nghiên cứu đề tài: các biện pháp phi thuế quanđối với hàng nông sản của Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO

Nội dung của đề tài: giới thiệu một cách khái quát các biện pháp phi thuế

quan đối với hàng nông sản của Việt Nam theo quy định của WTO và thông lệ quốc

tế Phần 1 giới thiệu tổng quan về các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nôngsản của Việt Nam theo quy định của WTO, phần 2 giới thiệu thực trạng các biệnpháp phi thuế quan đối với hàng nông sản của Việt Nam, phần 3 giới thiệu về địnhhướng và giải pháp hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan đối với một số hàngnông sản chủ yếu của Việt Nam

Đối tượng nghiên cứu: là các biện pháp phi thuế quan

Phạm vi nghiên cứu: với phạm vi của đề tài này em tập trung nghiên cứu

các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản trong khoảng thời gian từ năm

1986 – 2006

Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan chung về các biện pháp phi thuế quan đối với hàngnông sản của Việt Nam theo quy định của WTO

Chương 2:Thực trạng các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản củaViệt Nam

Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện các biện pháp phi thuế quanđối với một số hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam

Trang 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỐI HÀNG NÔNG SẢN TRONG

QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO

1.1 TỔNG QUAN HIỆP ĐỊNH NÔNG SẢN CỦA WTO

1.1.1 Các cam kết về mở cửa thị trường

Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng và gây ra nhiều tranh cãi trong Vòngđàm phán Uruguay Trong thời gian qua, đàm phán nông nghiệp chưa đi sâu vàocác vấn đề kỹ thuật vì có sự bất đồng quan điểm về lựa chọn vác vấn đề ưu tiên đàmphán, vấn đề nào tập trung đàm phán trước, vấn đề nào sau Ngay trong số các nướcđang phát triển cũng có những phản ứng nghịch chiều nhau về ưu tiên đàm phán.Nhiều nước đang phát triển, trong đó có nhóm G-20 muốn ưu tiên đàm phán vềcạnh tranh xuất khẩu, hỗ trợ trong nước, S&D, cơ chế tự vệ đặc biệt (SSM) và cácsản phẩm nhạy cảm (SPS) Nhóm Cairn muốn ưu tiên đàm phán các vấn đề như leothang thuế, hạn ngạch thuế quan (TRQ), chuyển đổi thuế quan, tín dụng xuất khẩu

và hỗ trợ trong nước. Trong lĩnh vực nông nghiệp, tồn tại 3 quan điểm của 3 nhómnước gồm nhóm các nước xuất khẩu, nhóm các nước nhập khẩu và nhóm trung gian

là những nước tự túc được lương thực và tuỳ theo từng hoàn cảnh có thể trở thànhnước xuất khẩu hoặc nhập khẩu đối với một loại nông sản nhất định Hàng nông sảntrong phần này tập trung vào 4 nhóm chính: ngũ cốc gồm lúa mạch, mì, gạo, ngô;hạt có dầu và sản phẩm từ hạt có dầu; sữa và các sản phẩm từ sữa; thịt và các sảnphẩm thịt; đường Ðây cũng là những mặt hàng nông sản có khối lượng thương mạilớn trên thế giới Hầu hết các nước đang phát triển đều thuộc nhóm nước nhập khẩunông sản hoặc nhóm thứ ba là những nước tự túc được lương thực và tham gia xuấtkhẩu một vài mặt hàng nông sản nhất định Có rất ít các nước đang phát triển lànước xuất khẩu chính tất cả 4 nhóm hàng nông sản trên Trong giai đoạn 1983 -

1985, các nước đang phát triển nói chung nhập khoảng 36 tỷ USD hàng nông sảnthuộc 4 nhóm nói trên, trong đó các nước xuất khẩu dầu lửa là 14,7 tỷ USD, các

Trang 4

nước xuất khẩu hàng công nghiệp là 5,9 tỷ USD và các nước kém phát triển nhất là2,5 tỷ USD Vào cùng thời điểm các nước phát triển chỉ nhập 15,5 tỷ USD hàngnông sản từ các nước đang phát triển và trong số các nước đang phát triển này có rất

ít nước có thể xuất khẩu hầu hết các mặt hàng nông sản trên Một đặc điểm kháccũng cần lưu ý là mặc dù ít nước đang phát triển có thể là những nước xuất khẩuchính về tất cả bốn nhóm hàng nông sản nói trên, những mặt hàng nông sản có thếmạnh của từng nước đang phát triển được xuất khẩu đều là những mặt hàng có tínhsống còn đối với họ

Xuất phát từ thực tế là quy luật cung cầu trong thương mại nông nghiệp đã bịbóp méo trong suốt thời gian tồn tại của GATT, những vấn đề chính đặt ra đối vớilĩnh vực nông nghiệp trong Vòng đàm phán Uruguay gồm:

- Sự mất cân đối lớn giữa cung và cầu đối với các sản phẩm nông nghiệpcộng với sự chênh lệch lớn về giá cả giữa thị trường thế giới và trong nước;

- Chủ nghĩa bảo hộ thông qua các chính sách hỗ trợ nội địa và trợ cấp xuấtkhẩu và những tác động tiêu cực của nó đối với các nước đang phát triển;

- Sự thiếu hiệu quả của GATT và phản ứng của các nước (EU) đối với việc

mở cửa thị trường nông nghiệp;

- Gánh nặng tài chính ngày càng tăng đối với các nước phát triển trong cácchính sách hỗ trợ nông nghiệp khiến các nước này muốn thúc đẩy nhanh quá trìnhđàm phán nông nghiệp

Trang 5

Nguyên tắc của Hiệp định là chỉ bảo hộ bằng thuế quan để đảm bảo tínhminh bạch, có thể lường trước được Yêu cầu các nước thuế hoá các biện pháp phithuế và cam kết thuế đối với 100% số dòng thuế hàng nông sản Hiệp định cung cấp

2 biện pháp quan trọng nhằm hỗ trợ cho các nước trong quá trình thuế hoá và camkết thuế đó là quyền tự vệ đặc biệt và hạn ngạch thuế quan

Quyền tự vệ đặc biệt (SSG): Quyền được áp dụng tạm thời mức thuế cao hơnmức đã cam kết đối với một sản phẩm nào đó khi lượng nhập khẩu tăng lên đột ngộtlàm tổn thương tới sản xuất trong nước Biện pháp này có thể được áp dụng trướckhi thông báo cho các đối tác nhập khẩu chính và không phải “bồi thường” nếu sự

áp dụng đó là chính đáng Tuy nhiên, chỉ một số ít mặt hàng được phép áp dụngbiện pháp này, đó là những sản phẩm đã thuế hoá các biện pháp phi thuế và đạtđược thoả thuận với các nước khác trong quá trình đàm phán

Hạn ngạch thuế quan (TRQ): Thực chất, TRQ là biện pháp bảo vệ quyền lợicho các nước xuất khẩu để đảm bảo rằng việc xuất khẩu nông sản không bị giánđoạn sau khi thuế hoá các biện pháp phi thuế Tuy nhiên, biện pháp này cũng có tácdụng hỗ trợ các nước nhập khẩu hạn chế bớt lượng nhập khẩu tăng quá mức sau khicam kết Tương tự như SSG, rất ít mặt hàng được áp dụng biện pháp này do phảiđàm phán với các nước thành viên khác để đạt được thoả thuận về: Diện mặt hàngđược phép áp dụng; Mức hạn ngạch ban đầu; Mức thuế trong và ngoài hạn ngạch;Mức tăng trưởng hạn ngạch hàng năm

Các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có tiềm năng về xuất khẩunông nghiệp, có điều kiện mở rộng thị trường Do tác động của quá trình thuế hóa

và cắt giảm thuế quan, các nước đang phát triển sẽ có điều kiện thâm nhập nhiềuhơn vào thị trường các nước phát triển Do những sản phẩm nông nghiệp ôn đới sẽ

là mục tiêu tự do hóa trước nên những nước đang phát triển trong nhóm Cairns sẽ lànhững nước được lợi nhiều nhất trong xuất khẩu ngũ cốc, thịt và đường và cácthành viên ASEAN trong nhóm này sẽ được hưởng lợi ít hơn vì bản thân họ khôngphải là những nước xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ôn đới lớn Ðồng thời, việc

Trang 6

loại bỏ các biện pháp phi quan thuế sẽ khiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệpcông khai minh bạch và có tính dự đoán cao hơn.

Tuy nhiên, kết quả của quá trình mở cửa trong lĩnh vực nông nghiệp cònnhiều hạn chế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển

Thứ nhất, cho dù hàng rào bảo hộ nông nghiệp đã trở nên rõ ràng và công

khai hơn thông qua quá trình thuế hóa tất cả các biện pháp phi quan thuế, mức bảo

hộ bằng thuế trong nông nghiệp vẫn còn rất cao ở những nước phát triển.Cách thôngthường mà các nước sử dụng để chuyển các biện pháp phi quan thuế sang thuế quan

là sử dụng quy tắc “chênh lệch giá”: lấy giá của một mặt hàng được bảo hộ bằngcác biện pháp phi quan thuế trừ đi giá cũng của mặt hàng đó nhưng trong điều kiệnkhông có bảo hộ Tuy nhiên, trên thực tế khó thiết lập được giá của mặt hàng trongđiều kiện không có bảo hộ bởi các biện pháp phi quan thuế Do đó, người ta thườnglấy giá của mặt hàng đó trên thế giới và coi đây là mức giá trong điều kiện không cóbảo hộ bằng các biện pháp phi quan thuế Mức giá này sẽ được lấy từ vận đơn nhậpkhẩu có hàng nhập

T = 100% x (P D – P I )

Trong đó: PD là giá trong nước

PI là giá dựa theo vận đơn của hàng nhập

T là mức thuế tương đương

Ví dụ: Giá gạo của Mỹ trong nước là 2 USD/kg, trong khi trên thế giới là 1,5USD/kg, thì mức thuế tương đương với bảo hộ bằng hàng rào phi quan thuế sẽ là:

T = 100% x (2 - 1,5) = 50%

Thời gian cơ sở được chọn cho quá trình thuế hóa là từ 1986-1988 với lý dođây là thời gian các số liệu về giá mặt hàng nông sản trong nước cũng như trên thếgiới là tương đối đầy đủ nhất Tuy nhiên, trong thời gian này giá nông sản trongnước ở một số nước phát triển là rất cao do mức bảo hộ phi quan thuế cao và giátrên thế giới lại rất thấp Do đó, mức thuế tương đương với các biện pháp phi quanthuế trở nên cao bất thường đối với một số mặt hàng tính theo phương pháp này

Trang 7

Phương pháp này được gọi là “thuế hóa bẩn thỉu” Mức độ “bẩn thỉu” của quá trìnhthuế hóa này phụ thuộc vào từng mặt hàng và từng nước hoặc nhóm nước.

Trong các nước công nghiệp phát triển và các tổ chức quốc tế thì EU vàEFTA có mức thuế tương đương sau quá trình thuế hóa cao hơn nhiều lần so vớimức thuế thời kỳ cơ sở Ðối với EU, mức thuế được thuế hóa so với thời kỳ cơ sởđối với gạo cao hơn 207%; sữa 97,2%; bơ 72%; đường 63%; lúa mạch 58,5%; lúa

mì 52,6% và thịt cừu 21% Các nước thuộc EFTA gồm Áo, Phần Lan, Nauy vàThụy Sĩ thành lập mức thuế tương đương cao đối với đường, các sản phẩm sữa, lúa

mì, thịt bò, lợn và cừu Mỹ có mức thuế tương đương cao: đối với đường cao hơn60% so với thời kỳ cơ sở Canađa có mức thuế cao hơn thời kỳ cơ sở 100% với cácsản phẩm sữa và 200% với gia cầm

BẢNG 1: Cam kết giảm thuế đối với lúa mì của một số nước (%)

Nước Thuế ban đầu Mức cắt giảm

Nguồn: Merlinda D Ingco: Tự do hóa nông nghiệp trong Vòng đàm phán Uruguay:

Một bước tiến và một bước lùi? Ngân hàng Thế giới xuất bản năm 1995.

Thứ hai, trong quá trình cắt giảm thuế, do quy định mức cắt giảm chung chỉ

là 36% và mặc dù mức cắt giảm tối thiểu với một dòng thuế được quy định là 15%,các nước phát triển thường giữ mức thuế cao đối với các sản phẩm nhạy cảm trongkhi lại cắt giảm rất mạnh ở những sản phẩm khác để bảo đảm tổng số mức cắt giảmvẫn là 36% Nói cách khác, chỉ cắt giảm thuế mạnh đối với những mặt hàng vốn có

Trang 8

thuế ban đầu thấp và cắt giảm thấp với mặt hàng vốn có thuế ban đầu cao, miễn làbảo đảm mức cắt giảm trung bình là 36% Biện pháp này đã khiến thuế trong một sốhàng nông sản tăng lên nhanh chóng vào cuối Vòng đàm phán Uruguay, đặc biệtđối với hàng chế biến xuất khẩu từ các nước đang phát triển sang các nước pháttriển.

1.1.1.2 Hỗ trợ trong nước

Trong thuật ngữ của WTO, trợ cấp nhìn chung được phân biệt dưới dạng cáchộp (box) được xây dựng theo kiểu đèn tín hiệu giao thông làm cơ sở: xanh lá câyđược phép, hổ phách chậm lại, đỏ cấm Hiệp định về Nông nghiệp không có hộp đỏmặc dù trợ giúp trong nước trên mức cam kết giảm trong hộp xanh lá cây thì lại bịcấm, và có xanh lơ dành cho trợ cấp bị ràng buộc vào các chương trình hạn chế sản

xuất Có ngoại trừ dành cho các nước đang phát triển (đôi khi gọi là hộp S&D).

* Hộp hổ phách

Các biện pháp trợ giúp trong nước bị coi như làm méo mó tới sản xuất vàthương mại Tổng giá trị của các biện pháp này phải được giảm Các đề xuất khácnhau phải giải quyết làm sao những trợ cấp này cần phải giảm và khi nào cần phảiđặt ra hạn chế đối với một số sản phẩm cụ thể hơn là phải có tất cả hạn chế gộp

* Hộp xanh lá cây

Để khẳng định đối với hộp xanh lá cây , trợ cấp phải không làm méo méo tớithương mại hoặc ở mức thấp nhất Trợ cấp phải được chính phủ tài trợ (không phảibắt người tiêu dùng trả giá cao hơn) và không liên quan đến trợ giá Chúng có xuhướng được đưa vào chương trình mà không nhắm vào một sản phẩm cụ thể nào,bao gồm trợ giúp thu nhập trực tiếp cho người nông dân không liên quan đến mứcsản xuất hiện tại hoặc giá hiện tại Trợ cấp trong hộp xanh lá cây được phép không

có hạn chế trừ phi chúng phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan Chúng có tính đến

cả các chương trình bảo vệ môi trường và phát triển khu vực (xem Điều 6 và phụlục 2 của Hiệp định về Nông nghiệp) Canada đã đề nghị xây dựng hạn chế đối vớikết hợp tất cả các hộp và có nghĩa là có hạn chế đối với trợ cấp trong hộp xanh lácây

Trang 9

Một số nước cho rằng họ muốn đưa trợ cấp trong nước vào trong hộp xanh lácây vì họ tin rằng một trong số này ở một vài trường hợp nhất định sẽ có ảnh hưởngđối với sản xuất hoặc giá cả Một số khác cho rằng hộp xanh lá cây cần được thayđổi vì nó đã hoàn toàn thoả mãn Một số khác lại cho rằng hộp xanh lá cây cần được

mở rộng để bao hàm các loại hình trợ cấp khác

* Hộp xanh lơ

Hộp xanh lơ là một ngoại lệ của các qui định chung mà trợ cấp gắn liền tớisản xuất phải được giảm hoặc giữ trong phạm vi tối thiểu Nó bao hàm việc thanhtoán trực tiếp cho đất đai hoặc động vật nhưng theo các kế hoạch hạn chế sản xuất

có áp dụng quota có thuế hoặc đề nghị người nông dân không canh tác một phần đấtđai của họ Các nước đang sử dụng trợ cấp này cho rằng nó làm méo mó tới thươngmại dưới mức trợ cấp thay thế được trong hộp hổ phách Hiện tại, các nước thànhviên chỉ thông báo cho WTO biết họ đang sử dụng hoặc đã sử dụng hộp xanh lơgồm: EU, Đan mạch, Nhật bản, Slovakia

Hộp xanh lơ hiện là Điều khoản thường trực của Hiệp định về Nông nghiệp.Một số nước muốn nó bị loại ra vì trợ cấp chỉ phần nào tách ra từ sản xuất hoặc họđang đưa ra cam kết nhằm giảm việc sử dụng trợ cấp này Một số khác cho rằng hộpxanh lơ là một công cụ quan trọng để trợ giúp và cải cách Nông nghiệp và giànhmục tiêu phi thương mại nhất định và cho rằng nó không cần phải hạn chế vì chỉlàm méo mó tới thương mại thấp hơn các loại hình trợ giúp khác EU cho rằng họ

đã sẵn sàng xem xét đàm phán để hạn chế hộp xanh lơ mặc dù họ phản đối táchriêng nó hoàn toàn

Nhìn chung, các điều khoản về giảm dần và xoá bỏ sự hỗ trợ trong nước đốivới sản xuất nông nghiệp sẽ tạo điều kiện tăng tính cạnh tranh của hàng nông sảncủa các nước xuất khẩu đang phát triển Do mức hỗ trợ nội địa giảm, hàng nông sảncủa các nước phát triển phải cạnh tranh một cách bình đẳng hơn với hàng nông sảncủa các nước đang phát triển Tuy nhiên, trên thực tế các điều khoản liên quan đến

hỗ trợ xuất khẩu phần nào đã hợp pháp hóa các hỗ trợ của chính phủ các nước pháttriển với hàng nông sản của họ trong khi tăng mức giới hạn và ràng buộc sự hỗ trợ

Trang 10

này của chính phủ các nước đang phát triển đối với hàng nông sản của họ Phần lớnnhững hỗ trợ nội địa trong hộp xanh da trời được miễn trừ không phải cắt giảm Cácbiện pháp trong hộp xanh da trời được tạo ra để hợp pháp hóa những chi phí trựctiếp cho nông dân của EU và Mỹ, Mặc dù những biện pháp hộp xanh da trời không

bị cắt giảm và phải tuân thủ Ðiều khoản hạn chế hợp lý quy định các chi phí hỗ trợđối với một sản phẩm nhất định không được vượt quá số lượng vào thời điểm năm

1992, các biện pháp hộp xanh khiến EU không cần phải tiến hành cải cách cácchính sách nông nghiệp chung của mình Riêng đối với Mỹ, những thanh toán cho

sự thiếu hụt của nông dân để bù đắp lại sự chênh lệch giữa giá thị trường và giáđược nhận đã được chuyển thành các thanh toán hợp đồng linh hoạt với sản xuất và

vì vậy những biện pháp này thuộc hộp xanh Ðối với các nước đang phát triển, vềmặt lý thuyết cũng có thể áp dụng các biện pháp hộp xanh, tuy nhiên họ ít khi chọngiải pháp này vì để thực hiện nó cần có chi phí rất lớn Ngoài ra, các hình thức hỗtrợ nội địa của các nước đang phát triển, ví dụ trợ cấp đầu tư và đầu vào cho cácnông dân có thu nhập thấp, mặc dù được phép nhưng lại bị ràng buộc ở mức trần vàkhông được vượt quá mức hỗ trợ năm 1992 Cuối cùng tương tự như trong mở cửathị trường, các nước phát triển vẫn có thể duy trì hỗ trợ nội địa đối với các hàngnông sản thiết yếu Do việc cắt giảm tổng lượng hỗ trợ không dựa trên từng sảnphẩm nông sản cụ thể nên các nước vẫn có thể duy trì sự hỗ trợ trong nước với một

số loại nông sản trong khi hoàn toàn loại bỏ sự hỗ trợ với các loại khác để bảo đảmmức cắt giảm vẫn đúng như cam kết EU duy trì hỗ trợ nội địa đối với đường, thịt

bò và rau quả trong khi giảm đáng kể hỗ trợ nội địa đối với ngũ cốc và hạt dầu

1.1.1.3 Trợ cấp xuất khẩu

Những khoản chi của chính phủ hoặc những khoản đóng góp tài chính củacác chính phủ cho các nhà sản xuất hay xuất khẩu trong nước để họ xuất khẩu hànghóa hay dịch vụ được gọi là trợ cấp xuất khẩu Theo Hiệp định về Nông nghiệp, cácnước phát triển phải giảm 21% trợ cấp (tính theo lượng trợ cấp) và 36% (tính theotiền) trong vòng 6 năm, các nước đang phát triển là 14% (theo lượng) và 24% (theotiền) trong vòng 9 năm Thời kỳ cơ sở của cắt giảm trợ cấp xuất khẩu được tính từ

Trang 11

1986 - 1990 Trong quá trình cắt giảm, các nước có thể linh hoạt tuỳ theo sự biếnđộng của thị trường vào thời điểm từ 2 đến 5 năm đầu, cho phép các nước có thểtiếp tục trợ cấp xuất khẩu Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra thì mức trợ cấp trong nămtiếp theo phải bị cắt giảm tiếp để bảo đảm mức cắt giảm tổng cộng trong toàn bộquá trình không bị ảnh hưởng.

Các cam kết cắt giảm được thực hiện theo nhóm sản phẩm chứ không theotừng sản phẩm cụ thể Các nước không được phép bổ sung thêm các hình thức trợcấp mới cũng như không được tăng trợ cấp so với các loại hình và số lượng trợ cấptrong thời kỳ cơ sở, trừ những trợ cấp được miễn trừ công bố trong lịch trình cắtgiảm của nước đó

Quá trình cắt giảm trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản của các nước phát triển

sẽ có tác động khác nhau lên các nhóm nước đang phát triển Ðối với những nướcđang phát triển, xuất khẩu nông sản sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của họtrong lĩnh vực xuất khẩu nông sản Ðã từ lâu quy luật thị trường bị bóp méo tronglĩnh vực này do trợ cấp xuất khẩu nặng nề của các nước phát triển Chính sách trợcấp xuất khẩu là hệ quả của chính sách hỗ trợ trong nước cho nông dân Giá nôngsản trong nước trở nên cao hơn nhiều so với giá trên thị trường thế giới và do đó, đểxuất khẩu được thì chính phủ các nước phát triển buộc phải trợ cấp cho nông dânnước họ Nói cách khác, bản chất của trợ cấp xuất khẩu chính là bán phá giá nôngsản Nếu trong lĩnh vực công nghiệp, trợ cấp cho phép các nước xuất khẩu với giáthấp hơn giá trong nước thì bị coi là bán phá giá và bị cấm theo WTO thì ngược lại,trong Hiệp định về Nông nghiệp, do Mỹ và EU là các nước xuất khẩu nông sản lớnnên họ không đề cập đến thuật ngữ bán phá giá mà dùng các cụm từ khác để thaythế, ví dụ trợ cấp xuất khẩu hoặc cạnh tranh xuất khẩu Nhưng bản chất của vấn đềkhông thay đổi và việc cắt giảm chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đangphát triển tăng tính cạnh tranh trong xuất khẩu nông sản

Tuy nhiên, trong thời gian đầu của quá trình cắt giảm trợ cấp xuất khẩu,những kết quả khả quan đối với các nước đang phát triển như trên đã nói sẽ rất hạnchế vì các nước phát triển đều có những biện pháp khôn khéo để vẫn bảo đảm sự hỗ

Trang 12

trợ đối với xuất khẩu nhưng một mặt vẫn thực hiện các cam kết cắt giảm trợ cấpxuất khẩu Ví dụ, các nước phát triển biến các biện pháp trợ cấp xuất khẩu thành cácthanh toán thiếu hụt liên quan đến sản lượng và những biện pháp này nằm trong cácbiện pháp của hộp xanh Ðạo luật Nông nghiệp Mỹ năm 1996 đã chuyển các quỹ trợcấp xuất khẩu thành các quỹ xúc tiến thị trường, mở rộng chương trình Bảo hiểm tíndụng xuất khẩu trong đó tín dụng thương mại được phát triển để tài trợ cho việcbuôn bán các nông sản xuất khẩu của Mỹ ở những nước thu nhập trung bình hoặcthấp Cho đến nay, Mỹ đã tài trợ khoảng 5,5 tỷ USD cho chương trình này và hiệnđang dành khoảng 1 tỷ USD để thực hiện một chương trình 7 năm cung cấp tíndụng cho các “'thị trường mới nổi lên” Các trợ cấp trá hình này được nghiễm nhiêncoi là nằm trong “'hộp xanh” và được phép theo Hiệp định về Nông nghiệp Cuốicùng, cũng tương tự như trong hỗ trợ nội địa, do việc cắt giảm là tính theo nhómmặt hàng và không theo từng mặt hàng cụ thể nên các nước có điều kiện duy trì trợcấp cho những mặt hàng quan trọng đến cuối thời kỳ cắt giảm Ðiều này càng khiếncác nước đang phát triển trong giai đoạn đầu của việc thực hiện Hiệp định về Nôngnghiệp khó có thể cạnh tranh một cách bình đẳng với hàng nông sản vẫn tiếp tụcđược trợ cấp của các nước phát triển.

Đối với nhóm nước đang phát triển thứ hai, những nước nhập khẩu nông sản,đặc biệt là lương thực sẽ chịu tác động tiêu cực trực tiếp nếu những trợ cấp xuấtkhẩu của các nước phát triển bị cắt giảm Việc cắt giảm trợ cấp sẽ dẫn đến mức độsuy giảm nhất định của sản lượng lương thực ở những nước phát triển xuất khẩulương thực Chương trình viện trợ lương thực thực chất là chương trình xuất khẩulượng dư thừa lương thực sang những nước đang phát triển cần lương thực Sảnlượng lương thực trong nước sẽ bị suy giảm phần nào nếu trợ cấp xuất khẩu bị cắt

bỏ, dẫn đến những hạn chế trong viện trợ lương thực sang các nước đang phát triểnnày Thêm vào đó, giá lương thực trên thế giới sẽ tăng do lượng cung giảm (Tấtnhiên điểm này sẽ kích thích các nước đang phát triển xuất khẩu lương thực pháttriển xuất khẩu mạnh hơn) có ảnh hưởng tiêu cực đến các nước đang phát triển phảinhập khẩu lương thực Tuy nhiên, những tác động tiêu cực này chỉ là tạm thời vì sự

Trang 13

thiếu hụt lương thực trước mắt sẽ buộc những nước này phải cơ cấu lại sản xuấtnông nghiệp để phát triển sản xuất lương thực, bảo đảm an toàn lương thực Do đó,

về lâu dài tác động tích cực sẽ là bao trùm và giúp những nước này không bị phụthuộc vào viện trợ lương thực từ những nước phát triển

1.1.2 Các biện pháp bảo hộ phù hợp

1.1.2.1 Nhóm chính sách " hộp xanh"

Nhóm chính sách “hộp xanh” là những chính sách không hoặc rất ít "bóp méo"thương mại của hàng nông sản; phải được xây dựng thành các chương trình củaChính phủ với các mục tiêu và tiêu chí rõ ràng; Nhóm chính sách này được tự do ápdụng, không phải cam kết cắt giảm

Các chính sách được xếp trong hộp này gồm:

+ Các dịch vụ chung : đào tạo, khuyến nông, thý y, nghiên cứu khoa học, bảo vệthực vật, cơ sở hạ tầng nông nghiệp

+ Chương trình an sinh và bảo hiểm thu nhập

+ Trợ cấp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

+ Chương trình môi trường,

- Các khoản thanh toán đó dựa trên cơ sở vùng và sản lượng cố định

- Thanh toán bằng hoặc thấp hơn 85% mức sản lượng cơ sở

- Chi trả theo số đầu gia súc cố định

Chương trình này chủ yếu do các nước phát triển như EU, Nhật, Thuỵ sỹ … ápdụng nhằm hạn chế tình trạng dự thừa nông sản

1.1.2.3 Quyền tự vệ và các ưu đãi đặc biệt trong nông nghiệp

Trang 14

Các biện pháp tự vệ là những hạn chế ngẫu nhiên đối với nhập khẩu được ápdụng tạm thời để giải quyết những trường hợp đặc biệt như việc tăng đột ngột nhậpkhẩu Các biện pháp tự vệ này được áp dụng theo Hiệp định về tự vệ nhưng Hiệpđịnh về Nông nghiệp có qui định đặc biệt (Điều 5) về tự vệ Điều khoản tự vệ đặcbiệt đối với Nông nghiệp khác so với tự vệ thông thường, cụ thể là:

+ Thuế tự vệ cao hơn có thể được áp dụng tự động khi kim ngạch nhập khẩutăng trên mức nhất định hoặc nếu giá giảm dưới mức nhất định

+ Không cần phải giải trình thiệt hại nghiêm trọng gây ra cho ngành côngnghiệp trong nước

Tự vệ đặc biệt trong Nông nghiệp được áp dụng đối với những sản phẩm đãđược đánh thuế với số lượng dưới 20% của khối lượng hàng Nông nghiệp (theo quiđịnh về các dòng thuế) Nhưng nó không được áp dụng đối với nhập khẩu trongquota tính thuế và chỉ được áp dụng nếu chính phủ bảo lưu quyền làm như vậytrong cam kết về Nông nghiệp Thực tế, tự vệ đặc biệt trong Nông nghiệp chỉ sửdụng trong một vài trường hợp

Các đề xuất bắt nguồn từ việc tiếp tục các qui định hiện tại tiến tới xoá bỏhoặc sửa đổi nhằm ngăn ngừa sản phẩm từ các nước ĐPT Một số nước ĐPT đã đềxuất chỉ có họ mới được phép sử dụng biện pháp tự vệ đặc biệt còn các nước pháttriển không được phép làm như vậy

Nhật Bản và Hàn Quốc đề nghị hình thức mới của tự vệ đặc biệt có thể ápdụng đối với sản phẩm mau hỏng và theo mùa vụ nhưng nhiều nước đã phản đốiviệc này

Quyền sử dụng tự vệ đặc biệt trong Nông nghiệp không có tác dụng nếukhông có thoả thuận trong đàm phán để tiếp tục quá trình cải cách được bắt đầu từVòng Uruguay (Điều 5.9 và 20 của Hiệp định về Nông nghiệp)

1.1.3 Các ngoại lệ khác

1.1.3.1 An ninh lương thực

Trang 15

An ninh lương thực là một vấn đề mang tính toàn cầu Tại hội nghị thượngđỉnh lương thực thế giới được tổ chức tại Roma, Italia tháng 11 năm 1996 các nướctham dự đã cam kết tiến hành các chính sách kinh tế và xã hội nhằm chống lạinghèo đói và suy dinh dưỡng, hướng tới an ninh lương thực quốc gia và toàn cầu,đồng thời khẳng định “Quyền có lương thực và không bị đói là một trong nhữngquyền cơ bản của con người”.

An ninh lương thực đồng nghĩa với quá trình đẩy mạnh sản xuất lương thực,

đa dạng hoá nông nghiệp và ngành nghề nông thôn, tăng cường lưu thông lươngthực để đảm bảo nguồn lương thực ổn định, đạt yêu cầu về số lượng và dinh dưỡng,đồng thời đảm bảo mọi người có khả năng tiếp cận với nguồn lương thực, có khảnăng mua đủ lượng lương thực thực phẩm tiêu dùng

Mục tiêu của chương trình an ninh lương thực là phát triển nhanh sản xuấtnông nghiệp hàng hoá theo xu hướng đa dạng và bền vững, tăng nhanh khối lượnglương thực, thực phẩm và nâng cao thu nhập, đảm bảo cho mọi người mọi lúc, mọinơi có thể bảo đảm được số lượng và chất lượng lương thực, thực phẩm với yêu cầungày càng cao, đủ dinh dưỡng, an toàn vệ sinh để nâng cao sức khoẻ, thể lực, trí lựccho toàn dân

Vấn đề an ninh lương thực trong tương lai nhắm vào việc đảm bảo khả năngtiếp cận và có thu nhập đủ để mua lương thực ở mọi vùng, mọi gia đình trong mọibiến động thời tiết và thị trường Một khía cạnh khác của an ninh lương thực là chấtlượng bữa ăn cân đối sinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh đáp ứng nhu cầu ngày càng caocủa nhân dân

1.1.3.2 Bảo vệ nguồn gien

Việc phổ biến các giống cây có năng suất cao đã làm giảm mức độ đa dạnggen trong các loại cây trồng chủ chốt Một loại cây trồng được đưa vào môi trườngmới đòi hỏi lai trồng hàng nghìn giống gen mới Khi được trồng trên diện rộng, nó

co tác dụng sinh thái đáng kể đối với hệ động thực vật bản địa, bao gồm các côntrùng có lợi Vì vậy những quan ngại về “việc ô nhiễm gen” đã làm nẩy sinh yêucầu bảo vệ nguồn gen trước nguy cơ xâm hại của các giống ngoại lai nhập khẩu

Trang 16

Nhiều nước đã bầy tỏ những lo ngại như việc cấy ghép gen ngẫu nhiên, tính bất ổnđịnh của gen, và xự đột biến gen do lai cấy gen Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học đểphân tích, dự báo và phòng ngừa rủi ro, cộng với việc theo dõi và kiểm soát chặtchẽ cần phải được tiếp tục để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng sinh tháitiêu cực của các loài cây trồng biến đổi gen Mặc dù không nằm trong các điềukhoản của Hịêp định Nông nghiệp, các lý do bảo hộ đươc đưa ra xuất phát từ yêucầu này thường được coi là hợp lý.

1.2 CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN KHÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG NÔNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO

1 2.1 Các biện pháp kiểm dịch động - thực vật

Kiểm dịch động - thực vật bao gồm những biện pháp nhằm đảm bảo vệ sinh

an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ động, thực vật, bảo vệ ngànhnông nghiệp không bị nhiễm sâu bệnh, dịch bệnh lạ đem từ nước ngoài vào Ví dụnhư việc cấm nhập khẩu thịt bò điên; cấm nhập vẹt, chim, gia cầm (gà, ngan, vịt,ngỗng ) bị cúm gia cầm mang mầm bệnh H5N1 hiện nay đang đe doạ toàn thế giớilâm vào một đại dịch

Các biện pháp kiểm dịch động thực vật (cũng có nơi gọi là các biện pháp vệsinh dịch tễ) áp dụng cho các mặt hàng nông sản; không áp dụng cho các mặt hàngcông nghiệp

WTO có Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động - thực vậtquy định về vấn đề này Cũng tương tự như các biện pháp tiêu chuẩn, quy định kỹthuật, đối với các biện pháp kiểm dịch động - thực vật, theo Hiệp định về việc ápdụng các biện pháp kiểm dịch động - thực vật, WTO cho phép (không thành viênnào bị ngăn cấm) các nước thành viên thông qua (soạn thảo) và thi hành các biệnpháp cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật và thựcvật

Bên cạnh đó, WTO cũng yêu cầu việc ban hành và thực thi các biện phápnày phải đảm bảo điều kiện rằng: các biện pháp này không được áp dụng để tạo ra

Trang 17

sự phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặc vô căn cứ giữa các nước thành viên hoặc dẫn đến

sự hạn chế trong thương mại quốc tế

Ðể tránh việc áp dụng tuỳ tiện hoặc sự áp dụng trở thành rào cản đối vớithương mại, một trong những mục tiêu của Hiệp định về việc áp dụng các biện phápkiểm dịch động - thực vật là nhằm hài hoà các quy định về vệ sinh dịch tễ, kiểmdịch động - thực vật giữa các nước

WTO cũng yêu cầu các nước thành viên phải đảm bảo việc thông tin đầy đủ,kịp thời về những thay đổi trong chính sách vệ sinh dịch tễ, kiểm dịch động - thựcvật, trong đó có việc mỗi nước phải thiết lập một điểm đầu mối để cung cấp thôngtin cho doanh nghiệp và các nước khác

Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của SPS :

- Các thành viên có thể áp dụng các biện pháp vệ sinh động thực vật cần thiết

để bảo vệ sức khoẻ, cuộc sống con người và động thực vật, nhưng các biện pháp đóphải phù hợp với các quy định của Hiệp định này

- Các thành viên phải đảm bảo rằng bất kỳ biện pháp bảo đảm vệ sinh độngthực nào chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thiết để bảo vệ sức khoẻ, cuộc sốngcon người và động thực vật dựa trên các cơ sở khoa học và không được duy trì khikhông còn những căc cứ khoa học thích hợp, trừ trường hợp quy định tại khoản 7điều 5

- Các thành viên phải đảm bảo rằng các biện pháp bảo đảm vệ sinh động thựcvật của mình không được phân biệt đối xử khác nhau huặc không công bằng giữacác thành viên có cùng điều kiện Các biện pháp vệ sinh động thực vật không được

áp dụng theo cách thức có thể tạo ra sự cạnh hạn chế trá hình đối với thương mạiquốc tế

- Các biện pháp bảo đảm vệ sinh động thực vật phù hợp với các quy định liênquan của Hiệp định này sẽ được thừa nhận là đúng theo các nghĩa vụ của các thànhviên phù hợp theo Hiệp định GATT 1994 liên quan đến việc sử dụng các biện pháp

vệ sinh động thực vật, đặc biệt các quy định tại điều XX(b)

1.2.2 Các hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)

Trang 18

Các biện pháp được đề cập đến trong Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trongthương mại bao gồm:

- Tiêu chuẩn

- Quy định kỹ thuật

- Phương pháp chế biến và sản xuất ra sản phẩm

Các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật nói ở đây có thể là tiêu chuẩn và quyđịnh kỹ thuật về quy cách, mẫu mã, nhãn mác, bao bì, cách đóng gói, về chất lượng,

vệ sinh an toàn thực phẩm, về mức độ gây ô nhiễm môi sinh, môi trường Hiệpđịnh cũng đề cập đến các vấn đề về đánh giá sự phù hợp (đánh giá hợp chuẩn);chứng nhận hợp chuẩn; công nhận cơ quan chứng nhận; thoả thuận công nhận lẫnnhau; hài hoà các tiêu chuẩn

WTO có Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại quy định về vấn

đề này Nội dung của Hiệp định này là WTO cho phép các thành viên được đưa racác biện pháp cần thiết để bảo vệ cuộc sống, sức khoẻ con người, động, thực vật,bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt động gian lận thương mại, đảm bảo

an ninh quốc gia

Thực chất, WTO không đặt ra một bộ tiêu chuẩn chung thay thế cho hệthống tiêu chuẩn các nước thành viên WTO sử dụng, ban hành Thông qua Hiệpđịnh về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, WTO yêu cầu các nước thành viên

+ Không soạn thảo, thông qua hoặc áp dụng các quy định kỹ thuật gây ra trởngại không cần thiết đối với thương mại

+ Tham gia quá trình hài hoà và công nhận lẫn nhau các quy định kỹ thuật+ Dành đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia cho sản phẩm, thủ tục đánhgiá sự phù hợp;

+ Đảm bảo thông tin đầy đủ cho tất cả các thành viên khác về tiêu chuẩn,quy định kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp

Như vậy, bên cạnh việc WTO thừa nhận rằng các nước có quyền tiến hànhcác biện pháp cần thiết để bảo vệ cuộc sống, sức khoẻ con người, động, thực vật,bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt động gian lận thương mại, đảm bảo

Trang 19

an ninh quốc gia, WTO cũng yêu cầu các biện pháp này không được tạo ra sự phânbiệt đối xử một cách tuỳ tiện giữa các nước thành viên; không gây trở ngại chothương mại quốc tế

Tuy nhiên, trong bối cảnh các quy định của WTO buộc các nước thành viênphải cắt giảm hàng rào thuế quan và đến lượt các hàng rào phi thuế quan nhằm bảo

hộ sản xuất trong nước như hạn ngạch, giấy phép cũng phải loại bỏ thì rõ ràng cácbiện pháp về tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật sẽ được các nước triệt để sử dụng, biếntướng thành các biện pháp bảo hộ mới

WTO quy định các nguyên tắc về việc sử dụng các tiêu chuẩn bắt buộc, cáctiêu chuẩn tự nguyện nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn đó không tạo ra một rào cản phithuế quan đối với thương mại hàng hoá giữa các nước thành viên Tuy nhiên, đốivới các nước đang và chậm phát triển, WTO dành cho họ những ưu đãi nhất định,theo đó, các nước phát triển cần phải công nhận những khó khăn đặc biệt của cácnước đang phát triển trong khi xây dựng và áp dụng các quy định kỹ thuật và giúp

đỡ họ trong lĩnh vực này Các nước đang và chậm phát triển được tư vấn, hỗ trợtrong việc soạn thảo các quy định kỹ thuật, thành lập các cơ quan tiêu chuẩn quốcgia, tham gia các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, hỗ trợ các nhà sản xuất tiếp cận hệthống đánh giá hợp chuẩn trên lãnh thổ nước mình Trừ các trường hợp khẩn cấp,các nước phát triển phải dành thời gian hợp lý trước khi áp dụng những biện phápmới để các nước đang phát triển điều chỉnh sản phẩm hoặc quy trình sản xuất Đồngthời WTO cũng quy định rằng, các nước thành viên sẽ lưu tâm và xem xét đến cácđiều kiện phát triển kinh tế, thương mại, tài chính của các nước đang phát triểntrong quá trình xây dựng các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, nhằm không tạo ranhững trở ngại bất hợp lý đối với hàng xuất khẩu từ các nước đang phát triển Trongđiều kiện công nghệ và kinh tế-xã hội đặc biệt của nước mình, các nước đang pháttriển có thể không sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế mà được phép áp dụng một sốtiêu chuẩn, quy định kỹ thuật cụ thể nhằm mục đích duy trì các kỹ thuật, quy trìnhsản xuất trong nước phù hợp với trình độ phát triển, nhu cầu tài chính và thươngmại của nước mình

Trang 20

1.2.3 Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng đưa ra định nghĩa về trợ cấp

và phân loại trợ cấp thành 4 loại:

- Có sự đóng góp tài chính của Chính phủ

- Chính phủ có chuyển trực tiếp các khoản vốn

- Các khoản phải thu của Chính phủ được bỏ qua

- Chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ khôngphải là hạ tầng cơ sởchung hoặc mua hàng

Ngoài ra, Hiệp định còn xác định mối quan hệ với các biện pháp đối kháng

và các biện pháp khắc phục đối với các loại trợ cấp, đưa ra cách đối xử khác biệt ưuđãi hơn đối với các thành viên đang phát triển, cũng như thời hạn quá độ đối với cácthành viên đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sangkinh tế thị trường Điều đặc biệt lưu ý trong Hiệp định về trợ cấp và các biện phápđối kháng là ở chỗ chỉ có khoản trợ cấp nào mà gây tổn hại cho một ngành sản xuấtcủa một thành viên khác mới là đối tượng điều chỉnh của Hiệp định

Ngoài mức bảo hộ cao, sự bóp méo thương mại quốc tế trong nông nghiệp làkết quả của các trợ cấp mà chủ yếu là ở các nước phát triển Những năm qua, trongkhi GATT đã thành công trong việc xây dựng các quy định cho trợ cấp hàng côngnghiệp thì tổ chức này lại thất bại trong việc đưa ra các quy định cho trợ cấp củaChính phủ đối với khu vực của nông nghiệp Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc xử

lý các trợ cấp dành cho sản phẩm nông nghiệp sẽ tuân theo các quy định trong Hiệpđịnh Nông nghiệp mặc dù các nguyên tắc này cũng bị chi phối bởi các quy định củaHiệp định về Trợ cấp và biện pháp đối kháng Hiệp định cũng cho phép các nướcthành viên được áp dụng thuế đối kháng Các loại thuế đối khángchỉ được áp dụngtrên cơ sở điều tra đã được khởi tố và thực hiện phù hợp với các quy định của Hiệpđịnh này và Hiệp định Nông nghiêp

1.2.4 Các quy định quản lý thương mại liên quan đến môi trường

Vấn đề môi trường lần đầu tiên được các thành viên WTO đề cập là trongHiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1947 (GATT 1947) và đưa vào

Trang 21

thảo luận từ những năm 1970 Dần dần, vấn đề này được đề cập rộng rãi hơn trongnội dung của nhiều hiệp định, ví dụ như GATT 1994, Hiệp định Nông nghiệp, Hiệpđịnh Trợ cấp và các biện pháp đối kháng, Hiệp định về kiểm dịch động thực vật,Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

Sau nhiều diễn biến phức tạp, vấn đề môi trường cuối cùng cũng đã đượcđưa vào chương trình nghị sự của Vòng đàm phán Doha năm 2001 Đây là kết quảcủa việc một số thành viên phát triển trong WTO, đặc biệt là EU, nhằm hợp tác hoácác biện pháp hạn chế thương mại dưới chiêu bài bảo vệ môi trường Các thành viênđang phát triển lại phản đối đề nghị này, lo ngại rằng việc đưa vấn đề môi trườngvào đàm phán thương mại có thể làm gia tăng nguy cơ áp dụng các biện pháp môitrường để cản trở hàng hoá xuất khẩu của họ Hoa Kỳ và Canada cũng lo ngại EU

có thể nhân cơ hội này trì hoãn việc cải cách các chương trình hỗ trợ nông nghiệp,hoặc cản trở nhập khẩu hàng nông sản (trong đó có các sản phẩm biến đổi gen -GMOs)

Mặc dù cho đến nay đàm phán vẫn còn nhiều diễn biến và tranh cãi, tuynhiên đây là lần đầu tiên vấn đề môi trường được đưa vào chương trình nghị sự đàmphán chính thức của WTO Những diễn biến tiếp theo và kết quả đàm phán đều sẽ

có ảnh hưởng không nhỏ đối với các bên có liên quan, đặc biệt là đối với một nướcđang đàm phán gia nhập WTO như Việt Nam

Hai nguyên tắc cơ bản của WTO (Điều I - nguyên tắc tối huệ quốc MPN vàĐiều III - nguyên tắc đối xử quốc dân NT) bảo đảm rằng, việc thông qua các chínhsách bảo vệ môi trường quốc gia không phân biệt đối xử giữa các sản phẩm của cácnhà sản xuất trong nước với các sản phẩm nước ngoài, hoặc giữa các sản phẩm nhậpkhẩu từ các bạn hàng thương mại khác nhau Các điều khoản này ngăn chặn việclạm dụng chúng nhằm nguỵ trang cho việc hạn chế thương mại quốc tế Điều khoản

XX của GATT 1994 quy định: "các biện pháp thương mại cần được tiến hành nhằmbảo vệ con người, động vật hoặc cuộc sống thực vật hay sức khoẻ" (XX.b); "cácbiện pháp thương mại cần thiết cho việc bảo tồn các nguồn tài nguyên suy kiệt nếucác biện pháp như vậy được tiến hành có hiệu quả đi liền với các hạn chế về sản

Trang 22

xuất hoặc tiêu thụ trong nước (XX.g); "các biện pháp thương mại cần được tiếnhành phù hợp với các nghĩa vụ của bất kỳ thoả thuận đa biên nào về hàng hoá"

Các quy định của WTO bước đầu thể hiện mối quan hệ giữa các biện phápthương mại và các biện pháp môi trường nhằm khuyến khích phát triển bền vững.Tuy nhiên, các quy định này còn ở mức quy định chung, chưa được phát triển vàquy định rõ ràng Việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt mà các quốcgia phát triển đòi hỏi hạn chế rất nhiều các nước đang phát triển, hạn chế lợi thếcạnh tranh của họ trong sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên Áp dụng đánh thuếtài nguyên, hàng của các nước đang phát triển sẽ phải chịu thuế nhiều hơn vì hàmlượng tài nguyên thô lớn Ngoài ra, các nước phát triển còn có xu hướng sử dụngcác tiêu chuẩn môi trường, vệ sinh an toàn như rò cản bảo hộ sản phẩm sản xuấttrong nước, chống lại các sản phẩm nhập khẩu Đây thực chất là việc áp đặt chínhsách môi trường quốc gia đối với các nước khác

WTO ngày càng có xu hướng giải quyết các tranh chấp có lợi cho việc bảotồn môi trường Điều này đòi hỏi các quốc gia đang phát triển cần phải thận trọnghơn đối với các vấn đề liên quan giữa thương mại và môi trường Các quốc gia nàycần phải có tiếng nói chung của mình về các vấn đề thương mại và môi trường trongkhuôn khổ các vòng đàm phán tương lai của WTO và chương trình hoạt động củaCTE Chương trình này tập trung vào ba vấn đề lớn:

- Mở cửa thị trường và các yêu cầu về môi trường

- Tác động của tự do hoá thương mại đối với môi trường

- Quan hệ giữa các thoả thuận đa phương về môi trường và WTO

1.3 CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM

1.3.1 Các biện pháp kiểm soát nhập khẩu

1.3.1.1 Các biện pháp hạn chế định lượng

* Cấm nhập khẩu

Trang 23

Trong giai đoạn 1996-2001, chỉ có một mặt hàng nông sản bị cấm xuất, nhậpkhẩu đó là thuốc lá điếu, xì gà và các loại thuốc lá thành phẩm khác Mặt hàng nàyvẫn nằm trong danh mục các mặt hàng bị cấm xuất khẩu trong giai đoạn 2001-2005.

Việc cấm nhập khẩu thuốc lá có thể biện minh theo điều khoản (b) điều XXcủa GATT 1994 vì lý do bảo hộ sức khoẻ con ng ười Tuy nhiên, Việt Nam sẽ khó

có thể chứng minh được việc cấm này không vi phạm điều III của GATT 1994 vềkhông phân biệt đối xử khi mà nghành sản xuất thuốc lá của chúng ta hiện nay kháphát triển với sự có mặt của các doanh nghiệp nước ngoài Vì thế việc cấm nhậpkhẩu thuốc lá điếu trong khi vẫn cho phép nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc lálàm cho lý do bảo vệ sức khỏe con người với môi trường ít giá trị so với lập luậnbảo hộ sản xuất trong nước

* Hạn ngạch nhập khẩu

Trong giai đoạn 1996-2001, chỉ có một mặt hàng nônng sản chịu chế độ quản

lý bằng hạn ngạch nhập khẩu là đường và phân bón

Việt Nam đã cam kết bãi bỏ toàn bộ giấy phép mang tính hạn chế nhập khẩu

và các biện pháp hạn chế định lượng khác đối với hàng nhập khẩu từ thời điểm gianhập WTO Đồng thời Việt Nam còn cung cấp cá thông tin về phạm vi và cơ chếphân bổ hạn ngạch theo thông tư số 09/2003/TT-BTM Việt Nam cam kết sẽ ápdụng và điều chỉnh TRQs cho phù hợp với quy định và luật của WTO, trong đó baogồm cả các diều khoản MFN và đãi ngộ quốc gia của GATT

1.3.1.2 Hệ thống giấy phép nhập khẩu

Từ năm 1996-2001, xu hướng áp dụng giấy phép xuất, nhập khẩu không tựđộng ngày càng giảm Trong giai đoạn 2001-2005, mặt hàng đường vẫn tiếp tụcnằm trong danh mục hàng quản lý theo giấy phép của Bộ thương mại

Trước năm 2001, mặt hàng nông sản thứ hai chịu cơ chế quản lý giấy phépnhập khẩu không tự động là dầu thực vật tinh chế dạng lỏng Đến năm 2001, mặthàng này đượcchuyển sang nhóm nhập khẩu theo giấy phép của Bộ thương mại

Các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu bao gồm cả giấy phép đối vớihàng nông sản cũng sẽ được xoá bỏ hoặc thay thế băng TRQs đối với một số mặt

Trang 24

hàng Việt Nam không cố định hạn ngạch nhập khẩu hàng năm mà dựa trên cấpgiấy phép linh hoạt được tính bằng lượng chênh lệch ước tính giữa tổng cầu và tổngcung của một loại hàng hoá Bộ thương mại cùng Bộ kế hoạch đầu tư chịu tráchnhiệm chính về số lượng hạn ngạch và giấy phép.

Đường nằm trong danh mục hàng nhạy cảm của Việt nam và do vậy khôngphải chịu giảm thếu trong ngắn hạn.Tuy nhiên, Chính phủ vẫn cam kết là sẽ thaygiấy phép bằng cơ chế TRQs kể từ ngày gia nhập WTO

1.3.1.3 Hệ thống quản lý chuyên ngành

Chỉ định các đầu mối xuất nhập khẩu và giấy phép quản lý chuyên ngành vẫncòn được sử dụng khá phổ biến như một hình thức rào cản phi thếu quan Số lượngmặt hàng hạn chế xuất nhập khẩu còn nhiều, điều kiện cấp giấy phép nhập khẩu cácmặt hàng này của các bộ chuyên ngành cũng rất phức tạp Theo quy địnhcủa Nhànước, một số nhóm hàng hoá xuất, nhập khẩu thuộc vào danh mục quản lý chuyênngành Các bộ liên quan sẽ hướng dẫn nhập khẩu và xuất khẩu dựa trên nguyên tắckhông ban hành giấy phép màchỉ đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật và đặc tính sử dụngcủa hàng hoá Những mặt hàng nông sản trong nhóm này thuộc quyền quản lý của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Theo quyết định 46/2001/QĐ-TTg, danhmục các nông sản nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn bao gồm: thuốc thú y, chế phẩm sinh học dùng trong thú y

và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu sản xuấtthuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi và côn trùng các loại, thưc ănchăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, các loại phân bón mới sử dụng

ở Việt Nam và nguồn gen cây trồng, vật nuôi cũng như vi sinh vật phục vụ nghiêncứu

Do vậy, giống vật nuôi và côn trùng, giống cây trồng các loại muốn nhậpkhẩu vào Việt Nam phải qua khảo nghiệm.Từ đó Bộ NN&PTNTsẽ đưa ra quyếtđịnh cho phép hay không cho phép nhập khẩu các hàng hoá đó vào Việt Nam Vànếu được phép, hàng hoá sẽ được nhập khẩu theo yêu cầu, không hạn chế nhậpkhẩu, trị giá, không phải xin giấy phép nhập khẩu

Trang 25

Riêng đối với các nguồn gen, ngoài việc phải xin giấy phép của Bộ chuyênngành, mạt hàng này phải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ NN&PTNT Và BộNN&PTNT cũng chịu trách nhiệm cấp giấy phép xuất khẩu cho một số động thựcvật quý hiếm, giống cây trồng và vật nuôi quý hiếm.

Ngày 2/3/2002, thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 41/2005/QĐ-TTgban hành quy chế cấp giấy phép nhập khẩu hàng hoá Theo quyết định số 41, kể từngày 1/9/2005, đối tượng đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu chỉ phải nộp hồ sơ đềnghị nhập khẩu tới một cơ quan và nếu vấn đề rất quan trọng thì số cơ quan khôngqua 3 cơ quan.Các thủ tục phải đơn giản, rõ ràng Hạn nộp hồ sơ phải quy định tốithiểu là 21 ngày trước khi hết hạn nộp hồ sơ và có thể được gia hạn trong trườnghợp cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu chưa nhận đủ số hồ sơ trong thời hạn này

Cơ quan cấp giấy phép không được từ chối hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vìnhững sai sót nhỏ về thông tin , với điều kiện những sai sót nhỏ này không làm thayđổi những nội dung qua trọng và cơ bản của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhậpkhẩu

1.3.1.4 Các biện pháp kiểm soát giá cả

Quyết định 918/TC/QĐ/TCT ngày 11/11/1997 quy định về giá tối thiểu tronghải quan Giá tối thiểu được tính theo nguồn gốc xuất xứ và được tính khác nhaugiữa các nước Điều này thường bị coi là rào cản thương mại do không phù hợp vớiquy tắc của WTO

Theo quyết định số 164/2002/QĐ-BT ra ngày 10/10/2000, có 7 nhóm hàngnằm trong danh mục mặt hàng Nhà nước quản lý giá tính thếu, trong đó chỉ có mộtloại nông sản là đồ uống các loại Phương pháp dùng giá tính thếu tối thiểu để tínhthếu nhập khẩu là vi phạm điều VII GATT 1994 đã chỉ rõ trị giá tính thếu hải quanphải căn cứ vào giá trị thực của sản phẩm xuất khẩu tương tự đó chứ không đượcdụa trên giá bán sản xuất trong nước hay áp đặt một cách vô căn cứ Hơn nữa,phương pháp hay cơ sở tính giá trị thếu phải ổn định và công khai

Ngày 31 tháng 8 năm 2004 Bộ Tài chính ban hành Thông tư BTC về việc hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Phạm vi áp dụng

Trang 26

87/2004/TT-của Thông tư này bao gồm đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, đối tượngkhông chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Ngoài ra, Thông tư còn quy định căn

cứ tính thuế; kê khai, đăng ký hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và nộp thuế; cáctrường hợp miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, các trường hợp được xét hoànthuế Việc ra đời thông tư 87/2004/TT-BTC được coi là sự đổi mới, cải cách vềchính sách giá thuế đối với hàng nhập khẩu, phù hợp với cam kết hội nhập của ViệtNam về giá tính thếu, tạo sự chủ động cho doanh nghiệp

1.3.1.5 Các biện pháp phi thuế quan

Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24/11/2003 của thủ tướng Chính phủ

về quản lý hàng hoá buôn bán qua biên giới qui định: chất lượng hàng hóa buôn bánqua biên giới phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục phải kiểmtra chất lượng và kiểm dịch thì phải được kiểm tra về chất lượng trước khi thôngquan; không được nhập khẩu qua những cửa khẩu không có các điểm kiểm dịchđộng vật, thực vật, kiểm tra chất lượng hàng hóa Riêng hàng hóa do cư dân nước

có chung biên giới sản xuất nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của

cư dân biên giới dưới hình thức mua bán, trao đổi được miễn thuế nhập khẩu nếu trịgiá hàng hóa đó không quá 500.000 VNĐ/1 người/1 ngày

Các qui định chung nhất về quản lý chất thải độc hại qua biên giới được đưa

ra tại nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 Những quy định của Nghị định này được

áp dụng đối với mọi hoạt động của tổ chức cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhânnước ngoài trên lãnh thổ nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được LuậtBảo vệ môi trường quy định.Theo đó: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu các hoá chất độchại, các phế phẩm vi sinh vật phải được phép của cơ quan quản lý ngành hữu quan

và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường và phải tuân thủ nghiêm ngặtcác tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam phải nhập khẩu đúng chủng loại và số lượng

đã ghi trong giấy phép, nghiêm cấm việc xuất, nhập khẩu chất thải độc hại

1.3.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật

1.3.2.1 Hệ thống tiêu chuẩn sản phẩm

Trang 27

Cơ quan quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn về chất lượng (STAMEQ) chịutrách nhiệm chính trong việc tham vấn cho chính phủ về các vấn đề liên quan đếntiêu chuẩn hoá, hệ thống đo lường và quản lý chất lượng, đồng thời là đại diện củaViệt Nam trên các diễn đàn quốc tế cũng như khu vực.

Các văn bản pháp lý liên quan tới kiểm tra chất lượng, hệ thống đo lường vàtiêu chuẩn hoá bao gồm: Pháp lệnh về hệ thống đo lường số 16/1991/PL-UBTVQH

10 ngày 6/11/1999, Pháp lệnh về chất lượng hàng hoá số 18/1999/ PL-UBTVQHngày 24/12/1999, pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng số 13/1999/PL-UBTVQH ngày27/4/1999 và các Nghị định, Quyết định của Chính phủ hay Thủ tướng, các thông tư

Bộ hoặc liên Bộ do các Bộ trưởng ban hành

Về các yêu cầu kỹ thuật cho thực phẩm, Việt Nam áp dụng thủ tục chứngnhận dựa trên quốc gia và quốc tế, hệ thống quản lý chất lượng dựa trên ISO 9000,quy trình sản xuất bảo đảm (GMP) và yêu cầu về HACCP đối với đơn vị kinhdoanh thực phẩm

1.3.2.2 Các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật

Các biện pháp kiểm dịch động thực vật bao gồm tất cả các luật, nghị định,qui định, yêu cầu và thủ tục liên quan như tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng,các phương pháp sản xuẩt và chế biến, các thủ tục xét nghiệm, giảm định, chứngnhận và chấp thuận, các yêu cầu liên quan đến vận chuyển vật nuôi và cây trồng,các yêu cầu về đóng gói và nhãn mác liên quan trực tiếp đến an toàn thực phẩm

Kiểm dịch động thực vật được quan tâm nhiều ở Việt Nam với nhiều văn bảnpháp qui ở các cấp, các nghành:

- Quyết định số 56/2001/QĐ/BNN-BVTV ngày 23/5/2001 của Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố danh mục vật thể thuộc diệnkiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập vàquá cảnh

- Luật kiểm dịch,bảo vệ thực vật và quản lý thuốc trừ sâu cùng với Nghị định

số 58/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 và Thông tư của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thựchiện

Trang 28

- Pháp lệnh thú y sửa đổi được thông qua ngày 29/4/2004 và có hiệu lực1/11/2004 Nghị định hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh được ban hành trong tháng12/2204

An toàn vệ sinh thực phẩm: xác định rõ tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh antoàn thực phẩm, Nhà nước ta đã có những văn bản pháp luật nhằm quản lý thốngnhất lĩnh vực này

- Quyết định số 2027/2001/QĐ-BYT ngày 30/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tếban hành” qui định tạm thời về công bố tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm”

- Quyết định số 928/2002/QĐ-BYT ngày 21/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tếban hành “Quy định về điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sảnxuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm”

Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng ban hành Pháp lệnh số UBTVQH11 ngày 26/7/2003 về Vệ sinh an toàn thực phẩm, có hiệu lực từ ngày1/11/2003 Pháp lênh điều chỉnh các vấn đề liên quan tới vệ sinh an toàn thực phẩmtrong sản xuất, nhập khẩu và xấu khẩu thực phẩm lương thực.Theo đó, kinh doanhthực phẩm là kinh doanh có điều kiện.Tổ chức, hộ gia đình,cá nhấn sản xuất, kinhdoanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm do mình sảnxuất, kinh doanh.Tổ chức hộ gia đình, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm,phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm,

12/2003/PL-vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cao, thực phẩm đượcbảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực có gen đã biến bị đổi phải chịu tráchnhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm do mình nhập khẩu, xuất khẩu, khi nhập khẩuphải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi xuất khẩu phải tuân theo quyđịnh của pháp lệnh này và quy định của pháp lệnh nước nhập khẩu Ngoài ra, vấn

đề an toàn thực phẩm còn được quy địn bởi luật bảo vệ người tiêu dùng

1.3.2.3 Tiêu chuẩn môi trường

Để thực hiện công ước CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài độngthực vât hoang dã có nguy cơ tiệt chủng ), Nghị định 11/2002/ NĐ-CP ngày

Trang 29

22/1/2002 và thông tư 123/2003/TT-BNN ngày 14/11/2003 của bộ Nông nghiệp vàphát triển nông thôn về hướng thực hiện nghị định số 11/2002/ NĐ-CP ngày22/02/2002 của Chính phủ vè việc quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàquá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã đã quy định:

- Cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu hoặc nhập nội từ biển vì mục đíchthương mại mẫu vật của các loại động vật, thực vật hoang dã được quy định trongphụ lục I của CITES

- Đối với xuất nhập khẩu, tái xuất hoặc nhập nội từ biển các mẫu vật thuộccác phụ lục khác của CITES, hoặc các mẫu vật không nhằm mục đích thương mại,hoặc có nguồn gốc gây nuôi sinh sản hoặc trồng cấy nhân tạo chỉ được thực hịên khi

có giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Liên quan tới nhãn hiệu sản phẩm biến đổi gen (GMO), đây là một vấn đềkhá mới mẻ ở Việt Nam và cho đến nay vẫn chưa có một tiêu chuẩn nào quy địnhriêng cho sản phẩm GMO bởi Việt Nam vẫn còn hạn chế trong đánh giá ảnh hưởngbởi GMO Quy định về nhãn hiệu sản phẩm GMO cũng như các sản phẩm khácphải tuân thủ Quyết định số 178/1999/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 31/8/2000 vàthông tư hướng dẫn về dán nhãn sản phẩm số 15/2000/TT-BYT ngày30/6/2000.Tuy nhiên, một luật riêng về quản lý an toàn sản phẩm biến đổi gen vẫncòn đang trong qua trình chuẩn bị

1.3.2.4 Các biện pháp tự vệ

* Hạn ngạch thuế quan

Việt Nam buớc đầu đưa vào áp dụng hình thức bảo hộ bằng thuế quan đượcWTO cho phép là hạn ngạch thuế quan (TRQ) và các biện pháp chống bán phá giá.Ngày 15/12/2003, Bộ Thương mại đã ban hành Thông tư số 09/2003/TT-BTM vềhướng dẫn thực hiện Quyết định 91, theo đó từ ngày01/01/2004 áp dụng hạn ngạchthuế quan đối với 7 mặt hàng: thuốc lá nguyên liệu, muối, bông, sữa nguyên liệu côđặc, sữa nguyên liệu chưa cô đặc, ngô hạt và trứng gia cầm

Quyết định số 36/2004/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Danhmục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu để áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với

Trang 30

hàng nhập khẩu Hàng hoá nhập khẩu trong số lượng hạn ngạch áp dụng thuế suất

ưu đãi hiện hành.Hàng hoá nhập khẩu ngoài số lượng hạn ngạch áp dụng thuế suấtthuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch qui định tại Điều 1 của Quyết định này Mức hạnngạch thực hiện theo qui định của Bộ Thương mại

Theo Quyết định số 46/2005/QĐ-TTg ngày 3/3/2005 về việc điều chỉnhDanh mục hàng nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan, từ ngày 1/4/2005 ViệtNam bỏ hạn ngạch nhập khẩu ngô, bông và sữa Quyết định 16/2005 của Bộ Tàichính bãi bỏ thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với các mặthàng sữa, kem, ngô Theo quyết định trên, các mặt hạng này trước đây phải chụithuế nhập khẩu áp dụng hạn ngạch ở mức 10%, 20%, 30%, 40% nay chỉ ápdụngtheo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành với các mức thấp hơn 10%.Ngoài

ra, xơ bông, chưa chải thô hoặc đã chải kỹ, phế liệu bông, kể cả phế liệu sợi và táichế cũng được xét miễn thuế nhập khẩu

* Thuế chống bán phá giá

Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH10 về chống bán phá giá của Việt Namđược soạn thảo dựa trên các chuẩn mực, quy định của WTO Nội dung chính củapháp lệnh có 7 chương với các quy định: phạm vi đối tượng điều chỉnh, các biệnpháp chống bán phá giá, trình tự thủ tục điều tra, áp dụng các biện pháp chống bánphá giá Bộ thương mại có thể tự tiến hành điều tra các vụ bán phá giá hoặc theoyêu cầu của các tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước có tổng giá trịhàng hoá do họ sản xuất hoặc đại diện chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng hàng hoátương tự của ngành sản xuất trong nước và trên 50% tổng sản lượng sản xuất hànghoá tương tự của những nhà sản xuất ủng hộ hoặc phản đối yêu cầu áp dụng cácbiện pháp chống bán phá giá

* Thuế đối kháng và thuế thời vụ

Luật pháp của Việt Nam chưa có một điều khoản nào quy định về thuế đốikháng Tuy nhiên, trong luật bổ xung sửa đổi Luật thuế xuất nhập khẩu do Quốc hộithông qua ngày 20/5/1998 có một điều khoản quy định về mức thuế đánh bổ xung

Trang 31

đối với hàng hoá nhập khẩu nếu như gía đó thấp hơn “giá thông thường do phá giá

và gây ra khó khăn đối với các nhà sản xuất trong nước với sản phẩm cùng loại”hoặc “giá thông thường nhưng có trợ cấp từ nước xuất khấu, do vậy đã gây ra khókhăn đối với các nhà sản xuất trong nước đối với sản phẩm cùng loại” Ngoài ra,Việt Nam còn quy định được phép áp dụng thuế bổ xung cho các sản phẩm xuất xứ

từ những nước đã phân biệt đối xử đối với hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam thôngqua đánh thuế hoặc bất kì biện pháp nào khác Khi chưa phải là thành viên củaWTO thì những biện pháp trên sẽ giúp Việt Nam trong buôn bán với các nước trênthế giới

* Các biện pháp chống trợ cấp

Pháp lệnh 22/ 2004 / PL-UBTVQH11 về các biện pháp chống trợ cấp hàngnhập khẩu vào Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/1/2005, biện pháp này chỉ được ápdụng ở mức độ cần thiết, hợp lý, nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kểcho ngành sản xuất trong nước Các biện pháp chống trợ cấp bao gồm: áp dụng thuếchống trợ cấp, chấp nhận cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc Chính phủ nước hoặcvùng lãnh thổ sản xuất, xuất khẩu với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của ViệtNam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giáxuất khẩu hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp khác

Thuế suất chống trợ cấp tạm thời không được vượt quá mức trợ cấp được xácđịnh trong kết luận sơ bộ Mức thuế này có thể được bảo đảm thanh toán bằng tiềnđặt cọc hoặc được bảo đảm bằng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.Thời hạn áp dụng không được quá 120 ngày, kể từ ngày có quyết định áp dụng biệnpháp này

Ngày 11/7/2005, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số89/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh chống trợ cấphàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam về: Cơ quan điều tra chống trợ cấp, hội đồng xử

lý vụ việc chống trợ cấp, thủ tục, nội dung điều tra để áp dụng và việc áp dụng biệnpháp chống trợ cấp đối với hàng hoá được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam

Ngày đăng: 29/01/2024, 11:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w