Nếu không thì bạn sẽ chấp nhận lời đề nghị đó vớigiới hạn là bao nhiêu so với mức mong đợi.- Các thách thức và cơ hội của công việc+ Các cơ hội như: các thị trường lao động mới, các ngàn
Trang 1VẬN DỤNG KĨ NĂNG GIAO TIẾP TRONG TÌM KIẾM
VIỆC LÀM VÀ TẠI NƠI LÀM VIỆC
1 Vận dụng kĩ năng giao tiếp trong tìm kiếm việc làm
1.1 Chuẩn bị khi tìm kiếm việc làm
Tìm được một công việc như mong muốn cũng không phải là quá khó khăn,nếu như bạn thực sự nỗ lực và có một chút khôn khéo Dưới đây là 10 bí quyết đểbạn thực hiện được điều đó
Hầu hết mọi sinh viên đều có tham vọng tìm được một công việc ổn địnhngay sau khi tốt nghiệp, hoặc tốt hơn nữa, ngay từ khi họ còn đang ngồi trên ghếnhà trường Suy cho cùng, mục đích cao nhất của việc học đại học, của tất cả
những nỗ lực trong thời sinh viên cũng là để có một việc làm đem lại mức thu nhập tương đối Một khi đã có được công việc trước khi tốt nghiệp ra trường, bạn đã tự
“giải thoát” bản thân, tránh khỏi tình trạng của nhiều bạn trẻ tay cầm trên tay tấm
bằng loại ưu mà vẫn thất nghiệp Hơn thế nữa, việc làm giúp bạn tránh khỏi áp lực tiền bạc trong cuộc sống tự lập, xa gia đình Cuối cùng, “thành tích” ấy cũng phần
nào khiến bạn tự hào hơn so với bạn bè đồng trang lứa, rằng bạn đã có được thànhcông trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể Tìm được một công việc như mongmuốn cũng không phải là quá khó khăn, nếu như bạn thực sự nỗ lực và có một chút
khôn khéo Dưới đây là 10 bí quyết để bạn thực hiện được điều đó.
- Bắt đầu thật sớm: Chẳng hạn như từ khi còn học trung học phổ thông Một
khi bạn đã xác định rõ tư tưởng mình sẽ làm gì trong tương lai, việc lập kế hoạch
để đạt đến mục tiêu trở nên đơn giản hơn rất nhiều
- Lên kế hoạch cho sự nghiệp bản thân dựa trên sở thích và những dự định tương lai Hãy liệt kê một danh sách những công việc mà bạn yêu thích, cùng một
danh sách khác những lĩnh vực ngành nghề giàu tiềm năng Bạn chỉ việc tìm ramẫu số chung của hai bản danh sách này
- Phấn đấu có “bảng điểm đẹp” Đời sống đại học khác xa với những gì bạn trải
nghiệm thời cấp 3 Khi mà bạn không còn chịu quá nhiều áp lực của kì thi đại học và tốtnghiệp trung học phổ thông, đôi khi bạn tự dễ dãi với bản thân và để cho điểm số giảm sút.Hãy nỗ lực và nghiêm khắc với chính mình ngay từ năm thứ nhất để hoàn thành tấm bằng
Trang 2đại học với một “bảng điểm đẹp”, bởi nó đồng nghĩa với một công việc tốt và mức lươngcao cho bạn sau này.
- Thận trọng với những gì bạn phát biểu trên Internet Các mạng xã hội là
một phương tiện trực tuyến tuyệt vời, nhưng cũng là một trong những lý do khiến
vô số người mất việc Không cẩn trọng trong phát ngôn hay hành động trêninternet, vô tình để lộ những bức hình không mấy “đẹp đẽ” về bản thân… đều cóthể dẫn tới việc bạn gây ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng
- Đi thực tập Một trong những cách tốt nhất để tích lũy kinh nghiệm và thử
thách với môi trường làm việc là tìm một vị trí thực tập khi bạn còn là sinh viên
Có thể bạn chỉ cần bỏ đi một kì nghỉ vài tuần, nhưng những gì bạn nhận lại thực sựhữu ích và quý giá
- Xây dựng một bản lý lịch “đẹp” Hồ sơ cá nhân hay resume là thứ nói thay
cho bạn tất cả những gì nhà tuyển dụng quan tâm Đừng phóng đại hay nói dối vềnhững thành tích mà bạn đã đạt được Nên nhớ một bản resume “đẹp” phải gâyđược thiện cảm và khiến cho người đọc mong muốn được tìm hiểu thêm về bạn
- Phát triển một mạng lưới quan hệ Hãy cho bạn bè, những người thân quen
được biết rằng bạn đang tìm kiếm việc làm ở một lĩnh vực nào đó Cố gắng giữmối quan hệ tốt đẹp với những người trong nghề, hoặc người bạn tin rằng có thểgiúp bạn trong quá trình xin việc Đừng quên kết bạn và gây ấn tượng tốt trong quátrình bạn làm thực tập ở một đơn vị nào đó
- Tham dự các hội chợ việc làm Đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia những hội trợ
hay hội thảo hướng nghiệp ở địa phương Đó là dịp tốt nhất để bạn quan sát thịtrường tuyển dụng, nắm rõ những công ty hoạt động trong lĩnh vực mà bạn quantâm
- Luyện tập kĩ năng phỏng vấn Hãy chuẩn bị thật tốt cho vòng phỏng vấn của bạn
bằng cách tìm hiểu kĩ lưỡng về công ty hay tổ chức bạn đang có ý định nộp đơn xin việc,
về vị trí bạn sắp đảm nhận Đừng quên “mài sắc” những kĩ năng trả lời phỏng vấn cần có.Vòng phỏng vấn thường là “cửa ải” cuối cùng trước khi đến với công việc tương lai, vì vậyđừng để bị loại một cách đáng tiếc
- Tự mình nghiên cứu, tìm hiểu Biết công ty nào đang có đợt tuyển dụng,và
những tiêu chí họ cần ở một ứng viên là gì Bạn có thể đăng tải resume của bản
Trang 3thân lên nhiều trang web “người tìm việc – việc tìm người”, cũng như gửi thẳng tớicông ty mà bạn đang quan tâm.
Chìa khóa thành công sẽ dành cho bạn nếu bạn có một chiến lược hoàn hảo
và nỗ lực hết mình để đạt tới mục tiêu cao nhất.
1 Xác định cơ hội và mục đích việc làm
Xác định rõ cơ hội, mục đích làm việc là điều kiện hết sức quan trọng Mụcđích làm việc là điểm đích của con đường tìm kiếm việc làm Nếu không xác địnhđược cái đích đó bạn sẽ không biết được phía cuối con đường của mình là gì và đó
có thực sự là nơi bạn sẽ mong muốn đến hay không Mục đích làm việc sẽ cho bạnbiết mình cần bắt đầu bước đi từ đâu và nên đi như thế nào Không có nó, bạn cóthể sẽ lúng túng, có những quyết định không chính xác, bỏ qua những cơ hội việclàm phù hợp và lâm vào trạng thái bất ổn công việc Thêm vào đó, bạn có thể đểmất công sức và thời gian quý giá cho những việc làm không cần thiết
Vậy mục đích làm việc của bạn là gì?
- Làm việc là kiếm tiền nhằm giải quyết các vấn đề của cuộc sống
Nếu bạn cần có tiền để giải quyết những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống thì nhữngcông việc có thu nhập cao hơn sẽ là sự quan tâm đầu tiên của bạn Bạn hãy chấpnhận các điều kiện làm việc có thể khó khăn, chưa thực sự phù hợp với nghề mình
đã được đào tạo, hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu phát triểnchuyên môn của bạnv.v Vấn đề là bạn đang cần việc làm có thu nhập đủ đáp ứng những nhu cầu trướcmắt Bạn sẽ nghĩ đến các cơ hội khác trong tương lai, khi nhu cầu kinh tế khôngcòn là yếu tố hàng đầu
- Làm việc để thực hành kĩ năng nghề và trau dồi kinh nghiệm chuyên môn
Nếu bạn cần có kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ nghề thì vấn đề tiền lươngkhông phải là hàng đầu, mà điều kiện trau dồi kĩ năng nghề mới quan trọng Ở đây,điều kiện điều kiện được làm đúng nghề dã được đào tạo, làm việc với các thợ lànhnghề bậc cao, điều kiện tiếp xúc với nhiều lọai hình công việc khác nhau của nghề,được tham quan học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được theo họccác lớp tập huấn sẽ là những tiêu chí hàng đầucho việc lựa chọn việc làm củabạn Với mục đích như vậy, có khi bạn sẽ phải sẵn sàng làm "không công" cho các
Trang 4doanh nghiệp Tuy nhiên, với tinh thần cầu tiến, khi bạn làm tốt, hy vọng chủdoanh nghiệp sẽ không để bạn quá thiệt thòi.
- Làm việc để mở rộng môi trường giao tiếp xã hội
Nếu bạn chỉ cần làm việc để có môi trường giao tiếp xã hội thì yếu tố tiền lương,điều kiện nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn lại không quan trọng Bạn hãyđặt quan tâm hàng đầu vào vào vấn đề môi trường làm việc, trong đó có cả môitrường xã hội và môi trường tự nhiên Cụ thể đó là mối quan hệe giữa người vớingười trong công việc, trang thiết bị làm việc, vị trí địa lý, tính chất công việcvớiđiều kiện không bị sức ép về cường độ lao động và thời gian Tuy nhiên, bạn cũngcần có thái độ lao động nghiêm túc mới đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nơi bạnđang làm việc
- Làm việc để xác lập vị trí của mình trong xã hội
Nếu bạn cần xác lập một vị trí nhất định trong xã hội thì vị trí công việc và danhtiếng của đơn vị sản xuất - kinh doanh là quan trọng, còn các yếu tốkhác trở nênthứ yếu Công việc ở những nơi như vậy thường có yêu cầu cao về mặt kiến thức,
kĩ năng nghề, kĩ năng giao tiếp , và có khi cả về ngoại hình nữa Bạn cần có đủcác tiêu chuẩn theo yêu cầu đó
- Bạn có nhiều mục đích làm việc khác nhau
Nếu bạn đặt ra nhiều mục đích thì nên sắp xếp thứ tự ưu tiên và mức độ của các mục đíchcần đạt được Trong trường hợp này, bạn cần cân nhắc thận trọng kẻo lại sa vào tình trạngquá "tham lam", chọn các mục đích ưu tiên không phù hợp sẽ làm cho quá trình kiếm việclàm vốn đã khó lại trở nên càng khó khăn hơn
-Tìm việc khi bạn không biết rõ mục đích cụ thể
Nếu bạn không xác định được mục đích mình làm việc hoặc còn rất mơ hồ chorằng làm công việc gì cũng được, xin hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài thôngqua lời khuyên của người thân, bạn bè, người tư vấn việc làm Nếu không, bạn sẽrất khó lựa chọn khi có nhiều cơ hội, lâm vào tình trạng "đứng núi này, trông núinọ" hoặc nhanh chóng thất vọng khi lựa chọn công việc không phù hợp
Phân tích yêu cầu công việc
Trước khi bạn quyết định tuyển dụng vào một vị trí mới trong một môitrường mới thì bạn cần suy nghĩ cẩn thận và nghiêm túc
Trang 5Việc trả lời những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn tập trung vào các điểmmạnh và các điểm mà bạn ưu tiên Điều này cũng sẽ là cơ sở để bạn cân nhắc hay
từ chối những cơ hội việc làm khác
1 Có bất kì ngành nào hay lĩnh vực nào mà bạn thực sự quan tâm?
Hoặc bất kì ngành nào hay vị trí cụ thể nào mà bạn sẽ hoàn thành không đểý?
Ví dụ:
a Không phải là công việc liên quan trong ngành mĩ phẩm
b Không phải là một vị trí mà bạn phải chịu trách nhiệm thu hồi các khoảnnợ
3 Chi tiết về đơn vị được quan tâm:
a Quy mô của đơn vị
b Loại hình cơ quan, đơn vị
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Chính phủ, doanh nghiệp
- Môi trường làm việc sử dụng máy tính
4 Bất cứ nhu cầu cơ bản nào sẽ được ưu tiên xem xét khi bạn chấp nhận mộtcông việc
Ví dụ:
a Gần nhà, trường học và dịch vụ chăm sóc trẻ em
b Giao thông thuận tiện
5 Bạn có sẵn sàng đồng ý một công việc ở nước ngoài?
6 Vai trò nào mà bạn thích mình làm nhất? (Lãnh đạo, Hỗ trợ hay Nghiêncứu etc)
7 Những khó khăn nào mà công việc mới mang lại?
Trang 68 Bạn có thể sử dụng điểm mạnh, kinh nghiệm và sự hiểu biết nào cho côngviệc mới?
9 Bạn hy vọng sẽ đạt được những gì trong thời gian 4 năm sắp tới?
10 Công việc mới có phù hợp với những mong đợi của bạn như trên không?
11 Bạn mong muốn lương và phúc lợi như thế nào?
1 Toàn bộ chế độ đãi ngộ của công việc sẽ là gì? Điều đó có phù hợp vớimong đợi của bạn hay không? Nếu không thì bạn sẽ chấp nhận lời đề nghị đó vớigiới hạn là bao nhiêu so với mức mong đợi
- Các thách thức và cơ hội của công việc
+ Các cơ hội như: các thị trường lao động mới, các ngành mới
+ Các thách thức có thể kiểm soát được, như các vị trí ở nước ngoài
+ Chấp nhận các thách thức không thể kiểm soát được
Phân tích năng lực và nguyện vọng của bản thân.
- Tự đánh giá bản thân: Kĩ năng cơ bản, khả năng, điểm mạnh, điểm yếu, nguyệnvọng
bình Trung bình
Trên trung bình
Kĩ năng kinh doanh
- Định hướng kinh doanh
- Sắc xảo trong thương mại
Trang 7- Nhận diện và trình bày những kết quả tích cực mà bạn đạt được một cách hệ thống dù
là bạn được phỏng vấn trực tiếp hay là trong bản giới thiệu về bản thân
* Nguyện vọng của bản thân:
- Bạn hy vọng với những kĩ năng, năng lực mà bạn có sẽ giúp bạn tìm được mộtcông việc thích hợp
- Bạn cân nhắc mức lương cơ bản tối thiểu mà bạn có thể chấp nhận được
1.3 Chuẩn bị hồ sơ dự tuyển việc làm
a) Các đơn vị tuyển dụng tìm kiếm gì ở hồ sơ xin việc của ứng viên
Trang 8Bộ hồ sơ dự tuyển chính là lời tự giới thiệu của bạn với nhà tuyển dụng Chỉ
có các ứng viên vượt qua vòng sơ tuyển hồ sơ mới được mời dự phỏng vấn Vìvậy, bộ hồ sơ chính là căn cứ để nhà tuyển dụng quyết định xem có nên dành thờigian tìm hiểu kĩ hơn năng lực của bạn qua cuộc thi viết chuyên môn hay vòngphỏng vấn cá nhân hay không Thông qua bộ hồ sơ dự tuyển, các công ty tuyểnnhân viên muốn biết được trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, các phẩm chất cánhân, ưu và nhược điểm của ứng viên để có thể sơ tuyển được các ứng viên nổi trộinhất, phù hợp nhất với văn hóa doanh nghiệp Vì vậy, để có thể vượt qua vòng trong
bộ hồ sơ của mình, các ứng viên cần thể hiện một cách đầy đủ nhất các yếu tố mà nhàtuyển dụng quan tâm
b) Chuẩn bị và gửi hồ sơ xin việc
Một bộ hồ sơ xin việc gồm có các loại giấy tờ sau:
+ Đơn xin việc
+ Sơ yếu lý lịch (có dán hình và xác nhận của địa phương, nếu có yêu cầu)
+ Bản sao bằng cấp chuyên môn: bằng tốt nghiệp Đại học (hoặc bằng cấpcao hơn nếu có), chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học và các chính chỉ nghiệp
vụ (ví dụ: chứng chỉ thư ký văn phòng) Hiện nay, nhiều công ty không yêu cầuứng viên phải công chứng các giấy tờ của mình, do vậy chỉ nộp giấy tờ có côngchứng khi được yêu cầu
+ Thư giới thiệu của công ty cũ/Người tham khảo thông tin
+ Những bằng chứng về thành tích đã qua (bằng điểm, giấy khen…)
+ Giấy chứng nhận sức khỏe (nếu có yêu cầu)
+ Bản sao chứng minh nhân dân và/hoặc Hộ khẩu (nếu có yêu cầu)
+ Hình thẻ 2x3 , 3x4, 4x6 (nếu có yêu cầu)
Khi photo bạn nên sử dụng khổ giấy A4 cho tất cả các giấy tờ Bộ hồ sơ cókhổ giấy bằng nhau tạo cảm giác trật tự, ngăn nắp nên dễ gây được cảm tình đốivới công ty
Trang 9Sắp xếp theo thứ tự như trên cho thấy tầm quan trọng giảm dần của các loạigiấy tờ trong bộ hồ sơ: đơn xin việc và sơ yếu lý lịch là hai loại quan trọng nhất; kếtiếp là bằng cấp chuyên môn và thư giới thiệu cách sắp xếp đó giúp nhà tuyểndụng nhanh chóng nắm được thông tin quan trọng nhất về bạn Lưu ý: không nêndùng kim để bấm các loại giấy tờ trên lại với nhau.
Sau khi sắp xếp theo thứ tự, tất cả các loại giấy tờ cần được cho vào một baođựng hồ sơ lịch sự Bao đựng hồ sơ có thể mua loại bán sẵn ở các nhà sách, hoặcbạn tự làm, nhưng về kích cơ nó ít nhất phải đủ chứa “trọn vẹn” những trang giấyA4 để nguyên khổ Không nên gập các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ lại, vì có thể làmgiấy nhàu nát, gây mất thiện cảm Bạn nên ghi đầy đủ tên, địa chỉ người gửi, ngườinhận và vị trí và/hoặc mã số dự tuyển lên mặt truốc bao dựng hồ sơ Nếu bạn gửi
hồ sơ qua đường fax, hãy gửi thêm một số bộ qua được bưu điện
Trong trường hợp bạn nộp hồ sơ trực tuyến hoặc qua e-mail, bạn hãy quétscan các loại giấy tờ trên thành tập tin rồi gửi dạng tâp tin đính kèm Thứ tự đínhkèm tập tin cũng theo thứ tự đã nêu ở trên Nếu gửi qua email, đừng bao giờ quênđặt một tiêu đề phù hợp kèm vài lời ngắn gọn Hầu hết các công ty sẽ không xemcác thư để tống tiêu đề, vì chúng thường là thư rác (spam) hoặc có chưa vi rút máytính Cũng nên lưu ý tránh viết nhầm tên công ty, nghĩa là muốn gửi cho công ty Bnhưng lại đề là “Kính gửi công ty A” Tuyệt đối không gửi chuyển tiếp thư(forward) đến công ty B một email đã gửi công ty A vì email qua mỗi lần forwardlại biến thành một tập tin đính kèm, người nhận muốn đọc phải nhấp chuột nhiềulần, rất phiền phức Ngoài ra, việc này còn gây khó chịu cho công ty nhận email, vì
họ có cảm giác mình chỉ là sự lựa chọn sau cùng của bạn trên hành trình tìm việc
1.4 Nghệ thuật viết đơn xin việc
a) Viết thư xin việc không theo mẫu
Trang 10Đơn xin việc (hay thư xin việc) là loại giấy tờ đầu tiên của ứng viên mà các công tyđọc, vì thế bạn viết thật súc tích, rõ ràng nhưng đầy đủ thông tin quan trọng nhất về mình đểthuyết phục công ty xem tiếp bản sơ yếu lý lịch của bạn.
Hiện nay, một số công ty yêu cầu ứng viên viết tay đơn xin việc để đánh giá
cá tính thông qua chữ viết Tuy nhiên, đa số các công ty cho phép các ứng viênđược đánh máy thư xin việc, vì họ nhận thấy rằng nếu yêu cầu viết tay thì rất nhiềuứng viên lại nhờ người khác có nét chữ đẹp viết Dù viết tay hay đánh máy, đơnxin việc của bạn cũng phải đảm bảo hai yêu cầu:
- Về văn phong
Cần nhớ rằng, cách hành văn viết đơn/thư trong tiếng Việt, tiếng Anh, tiếngHoa… đều khác nhau Do vậy, khi viết đơn xin việc bằng loại ngôn ngữ nào thìphải bảo đảm đúng cách hành văn của ngôn ngữ đó
Nói chung, về văn phong, đơn xin việc phải đảm bảo các yếu tố sau:
+ Bố cục hợp lý
+ Viết câu đơn gian, rõ ràng, dễ hiểu
+ văn phong ngắn gọn, không lặp lại, không dùng kiểu “bóng bẩy”
+ Dùng từ ngữ thông dụng, không dùng từ địa phương hay văn nói
+ Trình bày sạch, đẹp mắt
+ Không có lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp
- Về nội dung: Đơn xin việc phải chứa đầy đủ 4 nội dung chính:
+ Vị trí dự tuyển: nêu rõ công việc hoặc vị trí dự tuyển nào mà bạn quan tâm
và giải thích làm thế nào mà bạn biết được thông tin tuyển dụng của công ty? (xemlại các nguồn thông tin tuyển dụng ở chương 2)
+ Sự phù hợp với công việc: Bạn cần chứng minh rằng mình phù hợp vớicông việc dự tuyển Các thông tin về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, phẩm chất
cá nhân và mục tiêu nghê nghiệp của bạn được trình bày chi tiết ở sơ yếu lý lịchnên ở đây bạn không lặp lại, mà nhiệm vụ của bạn là phải chứng tỏ rằng những yếu
Trang 11tố đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của công việc mà bạn dự tuyển Trong số cácyếu tố trên, sở thích, sự nhiệt tình với công việc dự tuyển và mục tiêu nghề nghiệpcủa bạn – nếu phù hợp với vị trí dự tuyển – sẽ gây ấn tượng tốt cho công ty, vìchúng chứng tỏ được tiềm năng phát triển của bạn trong lĩnh vực chuyên môn màbạn dự tuyển.
+ Khả năng đóng góp cho công ty: cần thể hiện mong muốn đóng góp cho
sự phát triển của công ty Hãy viết chân thành, tránh dùng từ, lời lẽ sáo rỗng, ‘đao
to búa lớn” hay “hô khẩu hiệu” vì sẽ làm công ty nghi ngờ sự trung thực của bạn
+ Mong muốn được đi tiếp: bạn phải cảm ơn đại diện công ty đã dành thờigian đọc thư của bạn và thể hiện mong muốn được tham gia vòng thi chuyên mônvà/hoặc vòng phỏng vấn tuyển dụng
b) Viết thư xin việc theo mẫu có sẵn
Hiện nay, một số công ty yêu cầu ứng viên phải viết thư xin việc theo mẫuchung do họ quy định Theo đó, người xin việc chỉ cần điền vào những khoảngtrống cho sẵn một cách nhanh chóng và thuận tiện Nội dung của mẫu thư xin việcchung cũng không khác lắm so với các nội dung đã trình bày ở trên Với loại thưxin việc này, bạn vẫn có cơ hội tạo phong cách riêng và gây ấn tượng với nhàtuyển dụng thông qua các lưu ý sau:
(1) Nên xin cho mình 2 bản, một bản dùng để “viết nháp”, nghĩa là bạn có thể
tự do bôi xóa để có được câu trả lời ưng ý nhất Sau khi hoàn tất, bạn viết lạiphần trả lời sang bản thứ 2 để gửi cho nhà tuyển dụng Như thế, thư xin việccủa bạn đảm bảo được mặt thông tin lẫn thẩm mĩ khi đến tay nhà tuyển dung(2) Cần đọc cẩn thận 1 lượt tất cả các nội dung thông tin yêu cầu trong mẫu thưxin việc, chú ý những chi tiết nhỏ nhất có thể mang đến cho bạn những lợithế, ví dụ như đừng bỏ qua phần thông tin bổ sung và sở thích (nếu có)
(3) Trả lời thông tin mỗi câu chính xác với câu hỏi của nhà tuyển dung: viếtngắn gọn, không nên dài dòng hay lặp đi lặp lại nhiều lần
Trang 12(4) Sau khi hoàn chỉnh thư xin việc, trước khi gửi đi, bạn hãy kiểm tra lỗi chính
tả nhiều lần và giữ lại cho mình một bản photo Nó sẽ rất có ích cho buổiphỏng vấn, vì trong buổi phỏng vấn công ty thường hỏi kiểm tra hoặc hỏisâu thêm về một số thông tin bạn đã cung cấp trong đơn xin việc và sơ yếu
lý lịch
c) Một số lời khuyên khi viết thư xin việc
Để thư xin việc của bạn đạt hiệu quả cao nhất, bạn hãy thực hiện 6 lời khuyênsau:
- Ghi rõ tên người nhận
Đơn xin việc tốt nhất nên gửi cho cá nhân, trừ trường hợp công ty quy định làgửi về “Phòng Nhân sự” hoặc “Phòng Tổ chức” Nếu được thì nên gửi cho người
có toàn quyền quyết định việc tuyển dụng Bạn cũng đừng bao giờ viết thông tinngười nhận một cách chung chung như “Giám đốc nhân sự” Nếu không biết têncủa người sẽ nhận hồ sơ, hãy gọi điện thoại hỏi công ty Nếu như công ty khôngcung cấp, hãy thử các cách khác như làm quen với các nhân viên hay tìm kiếm trênwebsite công ty Việc nêu rõ họ tên trên thư sẽ tăng thêm tính trang trọng và làmcho người khác không xem đây là bức thư rác
- Tập trung vào vấn đề chính
Thư xin việc không bao giờ dài quá 1 trang và do phải đính kèn các thông tin nhưđịa chỉ của bạn và địa chỉ công ty nên khoảng trống còn lại không nhiều Đây lànguyên nhân buộc bạn phải giải thích lý do viết thư tay ngay lập tức
Nếu bạn dang phản hồi cho 1 mẫu đăng tuyển trên báo, hãy đề cập đến mẩu quảngcáo và vị trí nộp đơn trong dòng đấu tiên hay thứ Trong trường hợp được một cánhân giới thiệu, bạn cũng cần nêu rõ vấn đề này
- Bộc lộ sự hiểu biết về công ty
Cách để gây chú ý với nhà tuyển dụng là chứng tõ sự chuẩn bị của bạn Trước khibắt tay vào công việc viết thư, hãy tìm hiểu về công ty thông qua các tin tức và sự
Trang 13kiện gần đây như tình hình tài chính, khả năng phát triển, các thành công… Sau đó,đem những kiến thức này vào lá thư xin việc
Ví dụ: Bạn có thể mở đầu bằng cách đề cập đến một câu chuyện gần đây mà bạnđọc được về thành công của công ty khi mở rộng ra thị trường toàn quốc và thểhiện ý nguyện vận dụng các kinh nghiệm của bạn để giúp nâng cao hơn vị thế củacông ty
- Đáp ứng đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng
Bạn nên đề cập trong thư những điều mà công ty đang tìm kiếm ở các ứng viên.Điều này có nghĩa là bạn phải chú ý đến mẩu đăng tuyển và mô tả về công việc.Nếu công ty cho biết họ đang tìm kiếm ứng viên có kinh nghiệm quản nguồn vốn,hãy chắc chắn là kinh nghiệm của bạn được trình bày một cách cụ thể nhất Ví dụnhư: “Tôi đã có kinh nghiệm quản trị nguồn vốn trị giá 5 tỷ đồng và liên tục hoànthành các mục tiêu tài chính được đề ra”
Hãy sử dụng thư xin việc để chĩ rõ sự phù hợp của bạn với yêu cầu công việc.Cách tốt nhất để thực hiện điều này là cho làm cho người đọc đi đến cùng một kếtluận như bạn 1 cách dễ dàng
- Hứa hẹn sẽ thực hiện
Hãy kết thúc thư bằng lời hứa sẽ liên hệ với công ty và cam kết sẽ hành động đểchứng tỏ cho lời nói Thay vì kết thúc bằng câu nói: “Tôi mong nhận được tin tứccủa Ông/Bà” thì hãy dùng một cách khác chủ động hơn: “Tôi sẽ liên kac5 với Ông/
Bà vào tuần tới đề sắp xếp thời gian thuận tiện nhất cho cuộc gặp mặt của chúngta”
- Đọc lại nhiều lần
Nhiều bạn chán việc đọc thư xi việc của mình vì cho rằng đã đọc nó quá nhiều lần.Tuy nhiên, việc đọc đi đọc lại nhiều lần là điều cần làm nhằm đảm bảo không cóbất kì lỗi đánh máy, chính tả hay ngữ pháp nào Đây là các lỗi mà nhà tuyển dụng
Trang 14không thích nhưng nhiều bạn trẻ lại hay mắc phải Nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏikhi phải chỉnh sửa liên tục thì hãy nhờ bạn bè hay già đình đọc và chỉnh sửa giúp.
1.5 Nghệ thuật viết lý lịch cá nhân
a) Tầm quan trọng của lý lịch cá nhân
Lý lịch cá nhân (Curriculum Vitae – CV) là một bản mô tả súc tích kinhnghiệm làm việc và quá trình học tập của bạn Nó là loại giấy tờ quan trọng nhấttrong bộ hồ sơ xin việc và là phương tiện đề giúp bạn có được một cuộc hẹn phỏngvấn
Các doanh nghiệp thường nhận rất nhiều lý lịch nên họ không thể dànhnhiều thời gian để đọc từng lý lịch Thay vào đó, họ sẽ đọc lướt thật nhan (2 -3phút/lý lịch) để chọn ra những lý lịch ấn tượng nhất Do vậy, muốn vượt qua vòng
sơ tuyển hồ so, bạn phải dành nhiều thời gian gọt giũa để cho ra một bản CV tốtnhất có thể
Ý nghĩa quan trọng nhất của lý lịch là nó phải thể hiện được rõ ràng các mụctiêu nghề nghiệp cũng như khả năng và kiến thức có được từ kinh nghiệmlàm việc trước đó
Cả 2 nhóm lý lịch này đều được chấp nhận rộng rãi
Căn cứ theo cách viết lý lịch, người ta chia thành 4 kiểu lý lịch sau:
(1) Lý lịch kiểu “kĩ năng”: thích hợp cho những người có kinh nghiệm quý
báu thông qua các công việc cũng như khóa đào tạo nghiệp vụ Thường cáckinh nghiệm này không có liên quan với nhau Kiểu này phù hợp với sinh