Trong các giảipháp đồng bộ đó, báo chí đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu, vừa với tưcách là bộ phận hữu cơ cấu thành bộ máy hoạt động của Đảng, vừa với tư cách là cơquan ngôn l
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua 89 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, Đảng Cộng sản ViệtNam đã lãnh đạo, tổ chức và phát huy sức mạnh to lớn của toàn dân tộc, giành đượcnhiều thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp cách mạng Từ khi thực hiện đường lối đổimới, qua các kỳ Đại hội, Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết về xâydựng Đảng, trên cơ sở đó, lĩnh vực xây dựng đảng (XDĐ) nói chung và tổ chứcXDĐ nói riêng đã đạt được nhiều kết quả tích cực Năng lực lãnh đạo và sức chiếnđấu của Đảng đã không ngừng được nâng cao; phương thức lãnh đạo của Đảng từngbước được đổi mới, vai trò lãnh đạo của Đảng được giữ vững, đội ngũ cán bộ, lãnhđạo, quản lý các cấp có bước trưởng thành và tiến bộ nhiều mặt… Bên cạnh kết quảđạt được, XDĐ và tổ chức XDĐ còn không ít hạn chế, thậm chí có những yếu kém,khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòngtin của nhân dân đối với Đảng…
Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định: Đảng phải lãnh đạo báo chí, đó là nguyêntắc “bất di bất dịch” Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí gắn liền với các nguyêntắc hoạt động của báo chí cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập ranền báo chí cách mạng Việt Nam, Người luôn đánh giá cao vai trò to lớn của báochí trong tiến trình cách mạng… Những tháng năm lịch sử, báo chí Cách mạng ViệtNam đã luôn đồng hành cùng quá trình phát triển, trưởng thành của đất nước
Hiện nay cả nước có 844 cơ quan báo chí in với 184 báo in, 600 tạp chí và 24
cơ quan báo chí điện tử độc lập, 67 đài phát thanh, truyền hình… Khác với nhiều hệthống báo chí trên thế giới, ở Việt Nam không có báo chí tư nhân Báo chí ViệtNam là cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệpđặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và quản lý của Nhà nước Báo chí khôngchỉ là một bộ phận cấu thành hữu cơ trong bộ máy hoạt động của Đảng ta, là vũ khíxung kích trên mặt trận tư tưởng, mà còn có vai trò quan trọng đối với công tác tưtưởng, lý luận và tổ chức của Đảng Quan điểm này đã được thể hiện xuyên suốttrong hoạt động của Mác-Ăngghen, Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như tronglịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trang 2Với sự chỉ đạo kịp thời của Đảng, sự quản lý trực tiếp của cơ quan chủ quản,các cơ quan báo chí đã có nhiều cố gắng, duy trì hoạt động, phát triển về số lượng,chất lượng, hình thức, nội dung và đội ngũ những người làm báo Báo chí đã gópphần vào sự nghiệp đổi mới của đất nước, ổn định chính trị - xã hội, xứng đáng làlực lượng xung kích trên các mặt trận của Đảng, trong đó đóng góp tích cực vàotuyên truyền về XDĐ và tổ chức XDĐ.
Chất lượng và hiệu quả của tuyên truyền về XDĐ góp phần đưa chủ trươngcủa Đảng thành hiện thực, đấu tranh kiên quyết với biểu hiện xa rời lý lưởng Đảng.Báo chí tích cực tuyên truyền việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, XII của Đảng,các nghị quyết hội nghị Trung ương 4 (khóa XI), Trung ương 4, 6, 7, 8 (khóa XII)
…
Tuy nhiên, tuyên truyền về XDĐ, tổ chức XDĐ là công việc khó Trong bốicảnh kinh tế thị trường, không ít cơ quan báo chí coi nhẹ tính định hướng, tính giáodục, vi phạm các quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượngbáo chí Vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản có lúc, có nơi còn mờ nhạt.Công tác quản lý, kiểm soát hoạt động của cơ quan báo chí thuộc quyền bị buônglỏng, có nơi còn khoán trắng cho cơ quan báo chí toàn quyền quyết định trong việcliên kết, một số nội dung trên báo chí bị thao túng, dẫn đến sai phạm Công tác đàotạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị cho phóng viên, biên tập viên của cơquan báo chí chưa được quan tâm đúng mức Trình độ nhận thức và nhạy cảm chínhtrị của một bộ phận phóng viên, biên tập viên còn hạn chế… Báo chí tuyên truyền
về vấn đề tổ chức XDĐ chưa thường xuyên, liên tục, chưa có nhiều bài viết sâu sắcngang tầm với nhiệm vụ chính trị được giao Hình thức tuyên truyền còn khô cứng,hình thức, chung chung, một chiều Chưa thực sự có nhiều bài viết sắc sảo trong vấn
đề tổ chức, cán bộ, đảng viên, sinh hoạt đảng… nên mức độ quan tâm của côngchúng đối với vấn đề này còn khiêm tốn
Để tạo chuyển biến mạnh mẽ về lĩnh vực XDĐ nói chung và tổ chức XDĐcần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không né tránh Điềunày được thể hiện rõ qua việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu cần tiếp tục thựchiện tốt các nhiệm vụ trong lĩnh vực XDĐ và Đại hội XI, XII của Đảng đã đề ra
Trang 3Đặc biệt tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) và Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII),Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết “Những vấn đề cấp bách vềxây dựng Đảng hiện nay” và “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn,đẩy lúi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tựdiễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã nhấn mạnh đến các giải pháp đồng bộ,
có trọng tâm, trọng điểm, khả thi, kết hợp “chống và xây”, “xây và chống”, nói điđôi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất Trong các giảipháp đồng bộ đó, báo chí đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu, vừa với tưcách là bộ phận hữu cơ cấu thành bộ máy hoạt động của Đảng, vừa với tư cách là cơquan ngôn luận, truyền tải thông điệp của Đảng về vấn đề tổ chức XDĐ, tạo nên sựthấu hiểu, quán triệt và đồng thuận trong toàn đảng, toàn quân, toàn dân, thực hiệnđược sứ mệnh quan trọng của báo chí cách mạng
Cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào ở cấp tương đương tìmhiểu, nghiên cứu về vai trò, tác động của báo chí đối với vấn đề tổ chức XDĐ, vì
vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Báo chí với vấn đề tổ chức xây dựng đảng” để
thực hiện công trình nghiên cứu bậc Tiến sĩ của mình
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của báochí với chính trị, đặc biệt là mối quan hệ giữa báo chí với XDĐ nói chung và tổchức XDĐ nói riêng, luận án phân tích mối quan hệ giữa báo chí với tổ chức đảngtrong điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội đặc thù ở Việt Nam; đồng thời, khảo sát,phân tích thông điệp về tổ chức XDĐ được thể hiện trên báo chí, tác động của thôngđiệp về vấn đề này tới công chúng, từ đó, đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng caochất lượng của báo chí đối với vấn đề tổ chức XDĐ ở nước ta hiện nay
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Làm rõ cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa báo chí với chính trị, đặc biệt làđối với vấn đề tổ chức XDĐ
Trang 4- Phân tích, làm rõ mối quan hệ giữa báo chí với tổ chức XDĐ với đặc thùđiều kiện chính trị - kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
- Khảo sát số lượng, hình thức, nội dung tuyên truyền về vấn đề tổ chứcXDĐ trên báo chí ở nước ta hiện nay
- Đánh giá chất lượng, hiệu quả tuyên truyền của báo chí về vấn đề tổ chứcXDĐ
- Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu; khuyến nghị để nâng cao chấtlượng tuyên truyền về vấn đề tổ chức XDĐ trên báo chí Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là báo chí với vấn đề tổ chức XDĐ
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận án đi sâu khảo sát, nghiên cứu báo chí với vấn đề tổ chức XDĐ quahoạt động của các tờ báo in và điện tử: Nhân dân, Đại đoàn kết, Thanh niên, Báođiện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Dân trí điện tử Đồng thời, khảo sát, nghiên cứu,đánh giá chất lượng tuyên truyền về vấn đề tổ chức XDĐ trên các tờ báo in và điện
tử đã lựa chọn
Thời gian nghiên cứu, khảo sát: từ 1/2011 đến 12/2015 là thời điểm toànĐảng, toàn dân tích cực triển khai thực hiện và hoàn thành Nghị quyết Đại hội XIcủa Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách vềxây dựng Đảng hiện nay”
Các tờ báo Nhân dân, Đại đoàn kết, Thanh niên, Đảng Cộng sản Việt Nam,Dân trí là những tờ báo in, điện tử có vị trí, tầm ảnh hưởng trong xã hội Việt Nam,
là những tờ báo đại diện cho các cơ quan ngôn luận có tiếng nói trong hệ thốngchính trị Báo Nhân Dân ra số đầu tiên tại Chiến khu Việt Bắc trong cuộc khángchiến chống thực dân Pháp (ngày 11/3/1951) Báo Nhân Dân là cơ quan Trungương của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân dânViệt Nam Hiện nay, báo Nhân Dân có các ấn phẩm: Nhân Dân hằng ngày; Nhân
Trang 5Dân điện tử; Nhân Dân cuối tuần; Nhân Dân hằng tháng; báo Thời Nay Báo NhânDân hằng ngày có số lượng phát hành 200-220 nghìn bản/ngày, phát hành đến từngchi bộ trên phạm vi cả nước và một số chi bộ ở nước ngoài Báo Nhân Dân cuốituần 16 trang phát hành hằng tuần khoảng 110.000 bản/kỳ Báo Nhân Dân hằngtháng ra mỗi kỳ 48 trang, số lượng phát hành khoảng 130.000 bản/kỳ Nhân Dânđiện tử được ra đời vào 21/6/1998 Tính đến tháng 6 năm 2014, Nhân Dân điện tử
có các phiên bản ngôn ngữ tiếng Việt, Anh, Trung Quốc, Pháp
Báo Đại đoàn kết, tiền thân là báo Cứu quốc ra số báo đầu tiên vào ngày25/1/1942 Báo Đại đoàn kết là cơ quan ngôn luận của Trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam Từ năm 2012, Đại đoàn kết trở thành nhật báo phát hành toàn quốc
và có phiên bản Trang thông tin điện tử cùng nhiều ấn phẩm phụ như Dân tộc miềnnúi và Tinh hoa Việt… Tháng 6/2015, trang Thông tin điện tử được nâng cấp thànhBáo Đại đoàn kết điện tử
Ngày 3/1/1986 báo Thanh niên ra số đầu tiên với tên gọi Tuần tin ThanhNiên trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Báo Thanh niên là diễn đàncủa Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam; là tờ báo Việt Nam phát hành hằng ngày, làmột trong những tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất Việt Nam với 300.000bản/ngày (có thời điểm phá hành hơn 400.000 bản/ngày)… Ngày 11/12/2003, BáoThanh niên điện tử ra đời Đây là bản điện tử cập nhật thông tin từ báo in Thanhniên, đồng thời cũng tổ chức sản xuất thông tin riêng theo đặc thù loại hình báo điệntử
Năm 2000, báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam được Bộ Chính trị đồng ýphát hành thử nghiệm với tên gọi Website Đảng Cộng sản Việt Nam Báo điện tửĐảng Cộng sản Việt Nam là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Namtrên mạng Internet Qua 18 năm hoạt động, báo đã có các ấn phẩm như tiếng Việt,Anh, Trung Quốc, Pháp…
Báo Dân trí là tờ báo điện tử trực thuộc Trung ương Hội Khuyến học ViệtNam, có lượng truy cập khá lớn Kết quả thống kê mới nhất của công ty khảo sát thịtrường uy tín có quy mô toàn cầu Kantar Media thì báo Dân trí đứng thứ 2 tại ViệtNam, chỉ sau Google và VnExpress là website Việt Nam được dùng thường xuyên
Trang 6nhất trong nước Còn theo thống kê của Opera thì bản mobile của báo Dân trí cũngchỉ đứng sau Google về lượng truy cập từ thiết bị di động Theo thống kê củaGoogle, đến nay, mỗi tháng bình quân Dân trí có 900 triệu pageviews; mỗi ngày cóbình quân trên 10 triệu lượt người truy cập vào báo Dân trí tiếng Việt và tiếng Anh,trong đó 20% người truy cập từ nước ngoài (con số mới đây của Google cho biết
173 nước trên thế giới có người truy cập đọc Dân trí và DTINews)
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Luận án dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủnghĩa Mác-Lênin và dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh để nêu bật hệ thốngcác quan điểm về xây dựng đảng, tổ chức xây dựng đảng, vị trí, vai trò của báo chí
để xem xét, đánh giá các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu về báo chí vớivấn đề tổ chức XDĐ
4.2 Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu thứ cấp
Luận án hệ thống tài liệu trong và ngoài nước, trên cơ sở đó phân tích làm rõ
lý luận về báo chí truyền thông và vấn đề tổ chức XDĐ
4.3 Phương pháp phân tích nội dung thông điệp báo chí
Phân tích nội dung các tác phẩm báo chí tuyên truyền về tổ chức XDĐ trêncác tờ báo in, điện tử Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đánh giá báo in, điện tử đãtuyên truyền về lĩnh vực xây dựng đảng, những vấn đề cụ thể về tổ chức bộ máy,cán bộ, đảng viên và bảo vệ chính trị nội bộ như thế nào
4.4 Phương pháp điều tra xã hội học
Khảo sát bằng bảng hỏi (Anket) với 500 phiếu cho đối tượng là cán bộ, đảngviên, quần chúng nhân dân để tìm hiểu mức độ quan tâm của công chúng về việcthực hiện chủ trương, chính sách trong vấn đề tổ chức XDĐ và vai trò, tác dụng,hiệu quả hoạt động báo chí
Tổng số phiếu khảo sát gửi đi là 500, kết quả thu về được 497 phiếu và phân
bổ như sau: Phân bổ theo địa bàn cư trú ở miền Bắc (179 phiếu, 36%), miền Trung
Trang 7– Tây Nguyên (93 phiếu, 18,7%), miền Nam (140 phiếu, 28%); đối với nhữngngười đang làm báo (85 phiếu, 17,1%) Theo học vấn: tiểu học và trung học cơ sở(2,2%); trung học phổ thông (2%); cao đẳng, đại học (67,0%); sau đại học (22,9%).Theo dân tộc: Kinh (447 người, 89,9%), dân tộc thiểu số (50 người, 10%).
4.5 Phương pháp phỏng vấn sâu
Để bổ sung cho phần thông tin định lượng, tác giả luận án sử dụng kỹ thuậtphỏng vấn sâu (phỏng vấn cá nhân) với 15 người về vấn đề nghiên cứu Đối tượngphỏng vấn sâu gồm: Nhà quản lý báo chí, lãnh đạo cơ quan báo chí, nhà báo vàchuyên gia ở lĩnh vực XDĐ, chính trị… Nội dung phỏng vấn sâu được ghi chép đầy
đủ và kết quả phỏng vấn được mã hóa lượng thông tin nhằm đưa ra bằng chứng cótính chất thực chứng
5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu:
- Báo chí có mối quan hệ như thế nào đối với XDĐ và tổ chức XDĐ? Mốiquan hệ giữa cơ quan báo chí với tổ chức đảng ở Việt Nam như thế nào trong điềukiện CT-KT-XH đặc thù ở Việt Nam?
- Thông điệp về tổ chức XDĐ được thể hiện trên báo chí như thế nào? Mức
độ đáp ứng nhu cầu thông tin về vấn đề này của công chúng như thế nào?
- Làm thế nào để nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề tổ chức XDĐ đápứng yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng giao phó cho báo chí, đồng thời, đáp ứng nhu cầuthông tin của đông đảo quần chúng nhân dân?
Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Báo chí Việt Nam có vai trò quan trọng đối với vấn đề tổ chức
XDĐ Cơ quan báo chí là một bộ phận, một đơn vị, một mắt xích trong hệ thống cơquan tổ chức của Đảng, và được coi là cơ quan ngôn luận của tổ chức đảng Đồngthời, báo chí Việt Nam lại là diễn đàn của quần chúng nhân dân Đặc điểm này làmột trong những nguyên tắc đặc thù, bảo đảm cho báo chí Việt Nam thực hiện đượcnhiệm vụ cách mạng mà Đảng và Nhà nước giao phó, đồng thời, đảm bảo quyền tự
do ngôn luận của nhân dân Và vì vậy vai trò của tổ chức đảng trong cơ quan báo
Trang 8chí có tác động quan trọng đến sự phát triển năng động và bền vững của cơ quanbáo chí.
Giả thuyết 2: Báo chí là cơ quan ngôn luận của tổ chức đảng, cơ quan Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội Đảng lãnh đạo báo chí là nguyên tắc bất di bất dịchtrong sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì vậy, báo chí có trách nhiệm thông tin vềvấn đề tổ chức XDĐ Vấn đề này dù được đề cập khá nhiều trên báo chi nhưng chưađáp ứng nhu cầu của công chúng
Giả thuyết 3: Để thực hiện được tốt vai trò của báo chí đối với vấn đề tổ
chức XDĐ cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, như đổi mới nhận thức, nâng caovai trò của cơ quan chủ quản trong chỉ đạo tuyên truyền về vấn đề tổ chức XDĐ;nâng cao vai trò cấp ủy đảng, chất lượng ban biên tập; nâng cao vai trò lãnh đạo của
tổ chức đảng trong cơ quan báo chí; xây dựng đội phóng viên, biên tập viên có trình
độ chuyên môn và bản lĩnh chính trị; nâng cao chất lượng nội dung và đổi mới hìnhthức thể hiện…
6 Đóng góp của luận án
6.1 Đóng góp về lý luận, khoa học
Luận án hệ thống hóa quan điểm, tư tưởng của Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh về báo chí với chính trị; quan điểm, chủ trương, đường lối, định hướng củaĐảng, Nhà nước đối với báo chí trong tuyên truyền về tổ chức XDĐ
Những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa báo chí với xây dựng đảng nóichung và xây dựng đảng về tổ chức nói riêng Luận án xác lập hệ thống cơ sở lýluận và tiêu chí đánh giá chất lượng các tác phẩm báo chí tuyên truyền về tổ chứcXDĐ
Luận án chỉ ra mối quan hệ đặc thù giữa báo chí với vấn đề tổ chức XDĐ ởViệt Nam, khi báo chí là một bộ phận của tổ chức đảng, là cơ quan ngôn luận của tổchức đảng, đồng thời là kênh truyền thông những vấn đề về tổ chức XDĐ, là diễnđàn của nhân dân
6.2 Đóng góp thực tiễn
Trang 9Luận án là công trình đầu tiên khảo sát, nghiên cứu, phân tích báo chí, trong
đó tập trung loại hình báo in, báo điện tử một cách có hệ thống khi viết về vấn đề tổchức XDĐ
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu vềbáo chí truyền thông trong nước; những người làm báo và quản lý báo chí; là tàiliệu tham khảo bổ ích cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm tổ chứcXDĐ
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án gồm:
Chương 1: Tổn quan về tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa báo chí và vấn đề tổ chức xây
dựng đảng
Chương 3: Phân tích thực tiễn mối quan hệ giữa cơ quan báo chí và tổ chức
đảng trong bối cảnh Việt Nam hiện nay
Chương 4: Thông điệp và tác động của thông điệp về vấn đề tổ chức xây
dựng đảng trên báo chí đối với công chúng
Chương 5: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng báo chí
tuyên truyền về vấn đề tổ chức xây dựng đảng
Trang 10CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
94 năm qua, Báo chí Cách mạng Việt Nam luôn đồng hành cùng quá trìnhphát triển, trưởng thành của đất nước Báo chí trở thành một bộ phận khăng khít củacông tác tổ chức XDĐ, “một bánh xe nhỏ và một cái đinh ốc” trong toàn bộ guồngmáy do Đảng lãnh đạo Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí là tất yếu khách quan,xuất phát từ yêu cầu của công cuộc cách mạng, yêu cầu xây dựng Đảng, nâng caonăng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng Báo chí tuyên truyền về vấn đề tổ chứcXDĐ là nhiệm vụ chính trị được Đảng giao Đồng thời là yêu cầu đối với sự pháttriển báo chí Thời gian qua, báo chí cả nước đã thường xuyên tuyên truyền về vấn
đề tổ chức XDĐ Chất lượng và hiệu quả tuyên truyền về lĩnh vực XDĐ đã gópphần xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh…
Xây dựng Đảng gồm các nội dung: xây dựng Đảng về chính trị; xây dựngĐảng về tư tưởng; xây dựng Đảng về tổ chức; xây dựng Đảng về đạo đức Bởi vậy,vai trò, vị trí của XDĐ; vai trò, vị trí của báo chí trong tuyên truyền về XDĐ; mốiquan hệ giữa báo chí và XDĐ, nhất là đề tài báo chí và vấn đề TCXDĐ (phạm viLuận án nghiên cứu) đã có trong nhiều tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen,V.I.Lênin, Hồ Chí Minh; bài viết của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước; công trìnhnghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước; các bài viết trên các phươngtiện truyền thông đại chúng Trên cơ sở đó, tác giả khái quát về tình hình nghiêncứu liên quan đến đề tài luận án như sau:
1.1 Những nghiên cứu của nước ngoài
1.1.1 Nghiên cứu về đảng và thể chế chính trị
Trong xã hội hiện đại, người dân Việt Nam và các nước trên thế giới cơ bảntiếp cận với các khái niệm đảng và sự lãnh đạo của đảng Đây là một trong nhữngvấn đề quan trọng trong đời sống của mỗi quốc gia Nó can thiệp đến cuộc sống củacon người và các tổ chức trong một nhà nước C.Mác và V.I.Lênin không những lànhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại, lãnh tụ và người thầy của giai cấp vô sản mà haiông đã thể hiện rõ quan điểm về Đảng và thể chế chính trị Cuốn sách “Trích tácphẩm kinh điển về xây dựng Đảng” đã nêu những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa
Trang 11Mác-Lênin về XDĐ như: vai trò, trách nhiệm của đảng cầm quyền lãnh đạo xâydựng CNXH; công tác cán bộ trong giai đoạn cách mạng XHCN; vấn đề nâng caochất lượng đảng viên trong sự nghiệp cách mạng XHCN, đạo đức cách mạng Trongcuốn “C.Mác và Ăng-ghen, toàn tập” quan điểm của hai ông về đảng cộng sản làchính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, là nhân tố cơ bản quyết định mọi thắnglợi của cách mạng Trong cuốn V.I.Lênin toàn tập, nêu rõ trách nhiệm của đảng cầmquyền lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội: “Bất cứ một chính đảng nào có trọngtrách đối với tương lai cũng đều có nhiệm vụ đầu tiên là thuyết phục đa số nhân dân
về sự đúng đắn của cương lĩnh và sách lược của mình”
Các tác giả Butenkô Anatoli trong công trình “Đảng trong hệ thống chính trịcủa xã hội chủ nghĩa” đã nêu quan điểm về đảng, chức năng của đảng phái chính trị
và muốn trở thành đảng cẩm quyền phải có chương trình vận động tranh cử, đượcnhân dân tín nhiệm Tác giả Albrecht, Aufl trong công trình “Internatinale Politik”(Chính trị quốc tế); tác giả Wien, Oldenburg của công trình “Prarenin im Wandel”(Các chính đảng đang biến chuyển); tác giả Wiesbaden và Die, Opladen của côngtrình “Politischen Systeme Westeuropas (Các hệ thống chính trị Tây Âu)… đã kháiquát về quan điểm, nguyên tắc, vai trò, vị trí của đảng và thể chế chính trị của cácnước trên thế giới; những điểm chung và khác nhau; thông tin về tình hình chính trịquốc tế hiện nay và hoạt động của hệ thống chính trị các nước Tây Âu Đây là cơ sở
để có thể so sánh sự giống và khác nhau về thể chế chính trị của các nước trên thếgiới và Việt Nam
1.1.2 Nghiên cứu về vai trò của báo chí trong xã hội
Có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa báo chí và chính trị, vaitrò của báo chí đối với sự phát triển của xã hội, song đều khẳng định đó là mối quan
hệ khăng khít, được duy trì ở mọi quốc gia Ở bất kỳ một quốc gia hay một đảngphái khi cầm quyền đều sử dụng báo chí để phục vụ mục đích của mình Ngược lại,báo chí thực hiện chức năng phán ánh đời sống xã hội, chính trị và tham gia vào quátrình hoạt động của các đảng phái Báo chí định hướng dư luận xã hội; tuyên truyền,động viên, hướng dẫn các tầng lớp nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chínhsách pháp luật của đảng, nhà nước đó Nói cách khác, tuyên truyền về chính trị là
Trang 12một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chức năng của báo chí Một số côngtrình nghiên cứu về cơ sở lý luận báo chí của nước ngoài đã phân tích, đánh giá vềvai trò của báo chí với chính trị, đảng cầm quyền của các nước trên thế giới.
Tác giả E.P.Prokôrốp trong cuốn sách “Cơ sở lý luận báo chí” đã đưa ra kháiniệm về nghề nghiệp làm báo và đặc thù của hoạt động báo chí Trên cơ sở hoạtđộng báo chí nước Nga, tác giả G.V.Lazutinan luận giải những vấn đề từ thực tiễnthành những vấn đề mang tính khái quát cao trong cuốn “Cơ sở hoạt động sáng tạocủa nhà báo” Nhà báo, nhà nghiên cứu báo chí Arturo Escobar (Colombia) trongcuốn “Encoutering Development: The Making an Unmaking of the Third world,Princeton University Press” đã đề cập báo chí như là tác nhân quan trọng song hànhquá trình xây dựng và phát triển đất nước
Đề cập đến vai trò, chức năng của báo chí trong tuyên truyền, phản ảnhthông tin về chính trị, tác giả McGraw – Hill trong cuốn sách “A first look atCommunication theory” – “Một cái nhìn tổng quan về các lý thuyết truyền thông”
đã giới thiệu hơn 80 lý thuyết truyền thông, trong đó có lý thuyết “Thiết lập chươngtrình nghị sự” do hai chuyên gia truyền thông Maxwell McCombs và D.Shaw của
Mỹ đưa ra Các tác giả cho rằng, truyền thông đại chúng, trong đó có báo chí có mộtchức năng sắp đặt chương trình nghị sự cho công chúng Các bản tin và hoạt độngđưa tin của các cơ quan truyền thông ảnh hưởng đến sự phán đoán của công chúngtới những “chuyện đại sự” của thế giới xung quanh Theo lý thuyết này, việc thôngtin có mục đích của báo chí chính là báo chí tổ chức truyền thông qua việc sắp đặtchương trình nghị sự về một vấn đề nào đó để qua những thông tin, bàn luận sẽ tácđộng đến nhận thức và hành động của công chúng trong thực tiễn
Một nghiên cứu khác phân tích mối quan hệ chặt chẽ giữa truyền thông vàchính trị là cuốn sách “Bốn học thuyết truyền thông” (Four theories ò Press) củaSiebert, Peterson và Scharmm Các tác giả đã nêu 4 lý thuyết truyền thông gồmthuyết Độc đoán, thuyết Tự do, thuyết Trách nhiệm xã hội và thuyết Cộng sản Xôviết Các tác giả cho rằng, các mô hình truyền thông khác nhau bắt nguồn từ sựkhác biệt lớn hơn của cấu trúc chính trị, kinh tế và sự phát triển xã hội dân sự vàgiữa các yếu tố khác nhau của cấu trúc chính trị và kinh tế… Trên cơ sở phân tích
Trang 13các học thuyết đã khẳng định chức năng của báo chí được nâng lên thành một tổchức chính trị Như vậy, các học thuyết truyền thông đã đề cập đến vai trò, nhiệm
vụ của báo chí trong việc là cơ quan ngôn luận, là công cụ quan trọng phục vụ hệthống chính trị, phục vụ các đảng cầm quyền
Trong nghiên cứu “Sự biến đổi về cấu trúc không gian công: Một cuộc điềutra xã hội tư sản” của Jurgen Habermas – nhà xã hội học và triết học người Đức đãnhấn mạnh vai trò của báo chí trong hình thành không gian công Chính từ khônggian này hình thành nên dư luận xã hội và định hướng dư luận xã hội Trong cuốn
“Truyền thông quốc tế - sự tiếp nối và thay đổi” của K.Thussu đã trình bày nhiều lýthuyết về truyền thông chính trị… Cùng liên quan đến nội dung nghiên cứu có đềcập đến vai trò, chức năng của báo chí tuyên truyền về chính trị, đảng cầm quyền,cuốn sách “Quyền lực thức tư và bốn đời tổng thống” của Vichto Aphanaxep đã đềcập chức năng của báo chí khi nêu vai trò quan trọng trong các thể chế chính trị.Theo Vichto Aphanaxep, các nhà lãnh đạo sử dụng báo chí vào xử lý công việc, coibáo chí là một loại quyền lực để lãnh đạo về kinh tế, chính trị, xã hội… Theo đó,quyền lực nhà nước được phân bổ cho hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp, tưpháp Và, quyền được biết của công chúng trở thành hạt nhân của triết lý báo chí tự
do và định hướng cho hoạt động báo chí trong mối quan hệ với hệ thống chính trị
Qua nghiên cứu được biết, trong thời gian qua, báo chí nước ngoài nóichung, trong đó có báo chí ở một số nước phương Tây như Anh, Pháp, Đức, Mỹ,Cu-ba và báo chí các nước châu Á, đặc biệt các nước Lào, Trung Quốc đã phát triểnmạnh mẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội
Từ những nghiên cứu của các công trình trên, có thể khái quát về vai trò củabáo chí trong một số nước như sau: Báo chí ở một số nước phương Tây có sự pháttriển mạnh mẽ, là phương tiện truyền thông hiệu quả trong các lĩnh vực của xã hội.Báo chí ở một số nước châu Á ngày càng phát triển mạnh mẽ, có ảnh hưởng lớn tới
sự phát triển của đất nước
1.1.3 Mối quan hệ giữa báo chí và chính trị
Lịch sử báo chí cách mạng vô sản gắn chặt với tên tuổi của C.Mác, ghen, V.I.Lênin Các ông không những là nhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại, lãnh tụ
Trang 14Ăng-và người thầy của giai cấp vô sản thế giới mà còn là người đặt nền móng lý luận chobáo chí cách mạng Suốt cuộc đời mình, C.Mác và Ăng-ghen coi báo chí như mộtphương tiện tuyên truyền, cổ động mạnh mẽ, là một cơ quan ngôn luận cách mạng,
có tính chiến đấu của Đảng cách mạng vô sản Trong cuốn sách “C.Mác,Ph.Ăngghen, V.I.Lênin với báo chí”, Ph.Ăngghen nhận xét: Đối với mỗi đảng, nhất
là với đảng công nhân, thì việc lập ra tờ báo hằng ngày đầu tiên là cái mốc quantrọng để tiến lên phía trước Báo hằng ngày là công cụ tuyên truyền cổ động quầnchúng Không có gì thay thế được
C.Mác, Ph.Ăng-ghen nhấn mạnh trong hoạt động báo chí nhiệm vụ hàng đầu
là đấu tranh chính trị Như vậy, các ông khẳng định mối quan hệ khăng khít giữabáo chí và chính trị: “Từ bỏ chính trị là không thể được Chính trị của báo chí cũng
là chính trị… Vấn đề là can dự vào chính trị như thế nào và đến mức nào Điều đótùy thuộc vào tình hình chứ không theo quy định” “Tuyệt đối từ bỏ chính trị làkhông thể được; tất cả các tờ báo chủ trương từ bỏ chính trị cũng đều làm chính trị.Vấn đề chỉ là làm chính trị như thế nào và làm loại chính trị gì” Ở mức độ cao hơn,Ph.Ăng-ghen nhấn mạnh tính đảng trong hoạt động báo chí Theo ông, báo chí
“phải tiến hành tranh luận, thuyết minh phát triển và bảo vệ những lợi ích của Đảng,bác bỏ và đánh bại các luận điệu huyênh hoang của đảng đối địch” Ph.Ăng-ghenviết: “Báo đảng là người phát ngôn của Đảng, là đội tiên phong của giai cấp vô sản,
là người tuyên bố và bảo vệ luận cương và phương hướng của Đảng” Đối vớiV.I.Lênin, ông đã sử dụng các tờ báo một cách hiệu quả để đặt ra vấn đề cải tổ đảng
và có tính chất thường xuyên Trong cuốn sách “Vấn đề báo chí” (1970) V.I.Lêninkhẳng định: Đảng phải lãnh đạo báo chí, đó là nguyên tắc “bất di bất dịch” Sự lãnhđạo của Đảng đối với báo chí gắn liến với các nguyên tắc hoạt động của báo chícách mạng “Báo chí là trận địa ban đầu, từ đó Đảng sẽ tiến hành cuộc đấu tranh vớiđối thủ của mình bằng vũ khí tương xứng Báo hằng ngày là công vụ tuyên truyền
cổ động quần chúng không gì thay thế được” C.Mác, Ph.Ăng-ghen và V.I.Lênin đã
sử dụng báo chí là mũi nhọn hàng đầu trong cuộc đấu tranh của đảng, đặc biệt mốiquan hệ của báo chí trong xây dựng đảng cầm quyền
Trong công trình “Bốn lý thuyết truyền thông” của Siebert, Peterson và
Trang 15sống chính trị quốc tế Trong cuốn sách “Truyền thông quốc tế – Sự tiếp nối và thayđổi”, học giả K.Thussu đã giới thiệu nhiều lý thuyết truyền thông chính trị: Lýthuyết “Dòng chảy tự do của thông tin” trong đó nhấn mạnh quá trình truyền thông
ở phương Tây và đặc biệt là Mỹ, chống lại việc quản lý nhà nước và kiểm duyệt vềtruyền thông cũng như sử dụng truyền thông cho mục đích tuyên truyền Lý thuyếtQuyền lãnh đạo (lý thuyết bá quyền) bắt nguồn từ nhà mác-xít Italia AntonioGramsci (1891-1973) nhấn mạnh chức năng chính trị của truyền thông đại chúngtrong việc tuyên truyền và duy trì hệ tư tưởng thống trị Các phương tiện truyềnthông là sản phẩm của chính trị và quay trở lại ảnh hưởng đến chính trị Công trình
có tính chất mở đường về nghiên cứu là cuốn sách “So sánh hệ thống phương tiệntruyền thông – Ba mô hình của phương tiện truyền thông và chính trị” của Hallin vàMancini chứng minh rằng hệ thống phương tiện truyền thông của một quốc gia xuấthiện trong nhiều cách thức Hallin và Mancini đã giới thiệu ba mô hình truyềnthông: Mô hình nghiệp đoàn dân chủ phổ biến ở Bắc Âu, với sự tồn tại của phươngtiện truyền thông thương mại và các phương tiện truyền thông gắn với các nhómchính trị xã hội có tổ chức, vai trò tương đối tích cực nhưng hạn chế về mặt pháp lýcủa nhà nước Mô hình tự do chiếm ưu thế ở Anh, Ireland và Bắc Hoa Kỳ, được đặctrưng bởi sự thống trị tương đối của cơ chế thị trường và các phương tiện truyềnthông thương mại Mô hình đa nguyên phân cực chủ yếu ở các nước Địa Trung Hải
ở Nam Âu với sự tham gia của phương tiện truyền thông và các nền chính trị đảngphái, phương tiện truyền thông thương mại yếu kém và vai trò mạnh mẽ của nhànước Có thể nói đây là công trình nghiên cứu so sánh có giá trị về mối quan hệgiữa truyền thông – chính trị với đối tượng khảo sát ở hàng chục quốc gia Trongcuốn sách “Sức mạnh của tin tức” của tác giả Michael Schudson, đã nhấn mạnh đếntác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đến đời sống chính trị và nhậnthức của công chúng
Tại Hội nghị Báo chí châu Á (AMS) năm 2011 tại Hà Nội, Saed Abu Hijileh,một học giả - diễn giả người Palestine tham dự chỉ trích gay gắt tính khách quankiểu phương Tây Ông cho rằng không có khách quan tuyệt đối và người làm báokhông thể chỉ dừng lại ở chỗ miêu tả tình hình Người làm báo khi nhìn nhận bất cứhiện tượng nào cũng phải tìm cho ra gốc rễ của vấn đề, trước hết là phải đào sâu để
Trang 16xác định bối cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội Theo học giả Saed: Về truyền thôngphương Tây trong đó có Mỹ họ “thân chủ nghĩa tư bản, thân tập đoàn to…” TheoSaed, sự khách quan phương Tây chỉ là hình thức, câu chữ.
Trong cuốn sách “Độc quyền Truyền thông”, nhà báo Mỹ Bagkidian ghinhận: Các tờ báo và hãng phát thanh – truyền hình (Mỹ) muốn có được tất cả cáckhách hàng giàu có bất chấp lợi ích chính trị của các nhóm khác… Như vậy, xét vềnghiệp vụ, “khách quan thực thụ” dường như là điều không thể trong thực tiễn báochí phương Tây Vì rằng các tờ báo tất yếu phải lựa chọn một quan điểm khi họquyết định vấn đề nào sẽ được phản ánh hoặc bị bỏ qua, cái nào sẽ lên trang nhất,
và các nguồn tin nào sẽ được trích dẫn Bản chất chủ quan không tránh khỏi củanghề báo Mỗi bước cơ bản trong thao tác báo chí đều gắn liền với 1 quyết định chất
có giá trị, từ lựa chọn sự kiện (trong vô số sự kiện về 1 đề tài), đến lựa chọn chi tiết
để ghi chép và lựa chọn chi tiết để đưa vào tin bài, cũng như cách trình bày các chitiết… Không có thứ nào trong số này, ông khẳng định, là thực sự khách quan cả(Bagkidian khẳng định)
Năm 2014, Tiến sĩ Udo Ulfkotte làm công việc nghiên cứu tại thành phốPhơrâybu (CHLB Đức), London (Anh) phát hành cuốn sách “Những nhà báo bịmua chuộc – phương tiện truyền thông đại chúng đã bị các chính trị gia, các cơquan tình báo và các nhà tài phiệt điều khiển như thế nào”, trong 2 tháng, cuốn sáchđược xuất bản ba lần (xuất bản lần đầu tháng 9-2014, lần 2 tháng 10-2014, lần 3cũng trong tháng 10-2014) Tác giả đã có 17 năm liền viết cho tờ Frankfurt vớinhiệm vụ phóng viên chiến tranh; ông cũng từng giảng dạy môn quản lý an ninh tạiĐại học Tổng hợp Luneburg (Đức), đồng thời là chuyên gia ngành tình báo, ủy viênQuỹ Marshall Memoral của Hoa Kỳ, làm việc trong ban tham mưu kế hoạch củaViện Konrad-Adenau, diễn giả Học viện Liên bang về đường lối an ninh Với nhiềuchi tiết cụ thể qua việc kể ra sự kiện, nêu tên người, tên tổ chức, con số thống kê…tác giả dựng lại mặt trái của báo chí phương Tây Theo tác giả, tự do báo chí củaphương Tây và tính đa nguyên ý kiến trong báo chí chỉ là “tự do báo chí giả tạo” và
“giả tạo đa nguyên ý kiến” Đây là điều người ta đã nghĩ tới, song không dám nói
ra, tuy nhiên đó lại là sự thật, vì nhiều nhà báo bị mua chuộc, cơ quan tình báo “bôi
Trang 17tận ban biên tập của báo, đài để tự tay viết những đoạn văn, sau đó cho phát tán quatên tuổi của các nhà báo nổi tiếng Cuốn sách chỉ rõ cách gây ảnh hưởng tới hệthống truyền thông vì mục đích tuyên truyền của một số tổ chức Như chúng ta đãbiết, tổ chức “Cầu nối – Đại Tây Dương” (Atlantic Bridge), thành lập năm 1952 làcầu nối giữa các thế lực kinh tế, tài chính, giáo dục, đường lối quân sự giữa Hoa Kỳvới CHLB Đức; Quỹ Marshall Đức (German Marshall Fund), Ủy ban ba bên(Trilateral Commission), Hội đồng Hoa Kỳ về Đức (American Council onGermany)… Đại sứ quán Mỹ từng chi tiền tài trợ cho các dự án khác nhau, nhưngthực tế chỉ phục vụ mục đích tác động tới ý kiến của công chúng Đức Là người đãviết báo trong một thời gian dài và gây ảnh hưởng tốt cho Mỹ, được nhận “Giấychứng nhận công dân danh dự Mỹ”, nhưng ông vẫn quyết định tiết lộ những gì ônglàm trong quá khứ, bởi ông cảm thấy xấu hổ Trong cuốn sách có chi tiết làm nhiềubạn đọc phải suy nghĩ, đó là ông kể nhà báo nổi tiếng thế giới Peter Scholl-Latur,người bạn mà ông đã nhiều lần gặp ở nhiều vùng chiến sự, trong lần gặp lại vàonăm 2014, khi được hỏi kinh nghiệm sống của mình về việc phương tiện truyềnthông bị giật dây và tình trạng kiểm duyệt, Peter Scholl-Latur đã cho rằng: “PaulSethe đã nói trước đây nhiều năm, tự do báo chí là tự do phổ biến các ý kiến riêngcủa 200 người giàu có Nhưng bây giờ làm gì còn 200 người, chỉ còn bốn hoặc nămngười thôi!” Có thể coi ý kiến này là một đánh giá về thực trạng tích tụ tư bản củabáo chí phương Tây, vì khi Paul Sethe còn sống, trong tay có 200 “ông hoàngtruyền thông”, bây giờ số “ông hoàng” chỉ còn đếm được trên năm đầu ngón tay.
Như vậy, mối quan hệ giữa báo chí phương Tây với chế độ chính trị được thểhiện như sau: Các nước phương Tây, các phương tiện thông tin đại chúng gắn liềnvới pháp luật Các nước phương Tây có điều luật chống độc quyền báo chí nhưngđồng thời vẫn giữ lại cả những điều kiện cho phép người ta bỏ qua luật này mà vẫnkhông vi phạm pháp luật Báo chí phương Tây bảo vệ quyền lợi quốc gia, chínhquyền nhưng lại không có luật cho phép giữ kín những nguồn tin tức riêng tư
Hiện nay các nước như Trung Quốc, Là, Cu-ba, Đảng thực hiện lãnh đạotoàn diện đối với báo chí và được thể hiện rõ trên các mặt như: Đảng định hướngchính trị cho báo chí Qua nghiên cứu những bài viết về lịch sử hình thành báo chí
Trang 18Đảng Nhân dân cách mạng Lào đều định hướng báo chí và nhất quán trong quátrình hoạt động, không rơi vào tình huống mâu thuẫn giữa những điều cần tuyêntruyền với hiện thực cuộc sống Đường lối của Đảng tạo nên không khí, tư duy mới,
từ đó báo chí có cơ sở để đổi mới nội đung thông tin và có những hình thức tuyêntruyền toàn diện, đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội Để báo chí phục vụ kịp thờinhiệm vụ chính trị của đảng, đất nước, đảng cẩm quyền đề ra nhiệm vụ báo chí Đó
là coi trọng nâng cao chất lượng thông tin đại chúng, tính chân thật, tính chiến đấu
và tính đa dạng của thông tin Báo chí phải luôn đi đầu trong bảo vệ đường lối,chính sách của đảng và nhà nước Đảng lãnh đạo là đảm bảo cho báo chí không đichệch đường lối chính trị của đảng, đóng góp tích cực vào thực hiện đường lối mộtcách sáng tạo, phong phú, có hiệu quả
Ở Trung Quốc giữa báo chí quốc gia, báo chí địa phương (các tỉnh, thànhphố), báo chí ở các khu tự trị, đặc khu, địa khu… có sự phối hợp nhằm làm thôngtin ngày càng thêm đa dạng, phong phú, nhiều chiều và bảo đảm sự nhất quán về độchính xác của các thông tin phát ra Vì vậy, trong lãnh đạo báo chí, Đảng phải có sựchỉ đạo, phân nhiệm giữa các cơ quan báo chí, những tin tức quan trọng được phát
ra từ một nguồn Các báo đài khác phát tin thống nhất Các báo, đài địa phương vàđặc khu, đặc trị không được phát tin trái với nội dung từ một nguồn thống nhất.Cuốn sách “Hồ Cẩm Đào con đường phía trước” nói về con đường và sự nghiệp củanhà lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, trong đó đề cập khá sâu về cách lãnh đạo,chỉ đạo đối với tờ báo của Đảng bộ tỉnh khi ông làm Bí thư Tỉnh ủy Quý Châu vàTây Tạng (Trung Quốc) Đặc biệt ông đã yêu cầu các tờ báo phải đổi mới cách đưatin, cách viết tin, Để thu hút người đọc và định hướng dư luận xã hội, các tờ báophải tăng cường xã luận, tập trung phản ánh lập trường, quan điểm và chủ trươngcủa lãnh đạo và tâm trạng chính trị - xã hội của quần chúng trong giai đoạn nhấtđịnh Trong cuốn “Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới” của BùiPhương Dung dẫn câu chuyện làm công tác tư tưởng của báo chí tại Trung Quốc:Báo chí có thể đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào quần chúngnhanh nhất, rộng rãi nhất Báo chí có thể phản ánh ý kiến, nguyện vọng của quầnchúng trước một chủ trương, chính sách, hoặc một vấn đề thực tiễn Đó là báo chíthực hiện chức năng tư tưởng đối với vấn đề chính trị của đảng, nhà nước Luận án
Trang 19Tiến sĩ Báo chí học của Nguyễn Thành Công “So sánh về sự đặc sắc trong pháttriển, đổi mới của Việt Nam – Trung Quốc qua khảo sát Tân Hoa nhật báo và Nhândân nhật báo” khẳng định: Để báo chí hoàn thành nhiệm vụ của mình, Đảng phảithông tin những vấn đề cần thiết cho báo chí kịp thời, chính xác, coi thông tin chobáo chí cũng là thông tin cho toàn Đảng và cho xã hội.
Dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, trải qua các thời kỳ lịch sử của TrungQuốc, Cu-ba, Lào đều nhận thấy đó là sự phối hợp giữa thiết chế xã hội: báo chí,xuất bản, hãng thông tấn… trong việc thu thập, xử lý và phổ biến thông tin tuyêntruyền Dưới sự lãnh đạo của Đảng các cơ quan báo chí luôn nghiên cứu tìmphương thức quản lý, thúc đẩy, cập nhật những mô hình truyền thông mới và cùngchung đặc tính là phố biến nhanh, thường xuyên tin tức, cùng lúc làm cầu nối và bổsung cho sự giao tiếp giữa người với người
1.2 Những nghiên cứu của Việt Nam
1.2.1 Nghiên cứu về xây dựng đảng và tổ chức xây dựng đảng
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (3-2-1930), Đảng ta đãnhiều lần nhấn mạnh: Xây dựng kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt.Xây dựng Đảng luôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và cấp bách, có ý nghĩa quyếtđịnh đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta và Đảng Xây dựng Đảng là vấn
đề rất rộng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng Với cách hiểu rộng thì XDĐ
là xây dựng cuộc sống của nhân dân Với cách hiểu theo nghĩa hẹp thì XDĐ có cácnội dung cụ thể Đó là xây dựng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức Bởi vậy
tổ chức XDĐ là một mặt của XDĐ Những năm qua, XDĐ và lĩnh vực tổ chứcXDĐ luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học ở Việt Nam
* Những nghiên cứu về vấn đề xây dựng đảng
Trong toàn bộ di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm vềĐảng và XDĐ chiếm vị trí quan trọng, có nội dung phong phú, đặc sắc, toàn diện vàhoàn chỉnh Qua các cuốn sách “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựngĐảng” nêu những quan điểm cơ bản từ việc phân tích sự cần thiết phải có Đảng lãnhđạo đến nguyên tắc chung về XDĐ; những yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên trong
Trang 20rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng Tác giả Nguyễn Phú Trọng trongcuốn sách “Xây dựng chỉnh đốn Đảng – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” đã đánhgiá khách quan những thành tựu đạt được và chỉ rõ hạn chế, yếu kém về suy thoái tưtưởng chính trị, tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận CB,ĐV… Sách “Kỷ yếu tổng kết công tác xây dựng Đảng thời kỳ 1975-1995” đã đánhgiá mặt được, chưa được của tổ chức XDĐ 20 năm qua và những bài học kinhnghiệm về lĩnh vực XDĐ Cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tổ chứcxây dựng đảng” đã tập hợp những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tổchức, cán bộ, về phẩm chất, đạo đức của người cán bộ, đảng viên, người lam côngtác tổ chức – cán bộ… Cuốn sách “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vềxây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh”; năm
2011, Nhà xuất bản Lao động – xã hội xuất bản cuốn sách của tác giả Nguyễn ThếThắng về “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc củacán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay”… Những cuốn sách này là tư tưởngcủa Người thể hiện từ những nguyên tắc chung về xây dựng đảng đến yêu cầu vànhiệm vụ cụ thể ở mỗi giai đoạn cách mạng, những đòi hỏi cụ thể đối với người cán
bộ, đảng viên
* Những nghiên cứu về vấn đề tồ chức xây dựng đảng
Từ năm 2004 đến 7-2012, Ban Tổ chức Trung ương đã xuất bản 5 tập sách
“Một số văn kiện xây dựng đảng về tổ chức, cán bộ, đảng viên” Các tập sách đã hệthống một cách khoa học những quan điểm, chủ trương, chính sách hiện hành vềcông tác tổ chức, cán bộ, đảng viên để phục vụ tốt cho công tác tổ chức XDĐ Năm
2007, 2012, 2016 sách “Hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng” và “Hướng dẫn một sốvấn đề cụ thể về nghiệp vụ công tác đảng viên” do Ban Tổ chức Trung ương (chủbiên) đã hướng dẫn cụ thể, chuyên sâu về công tác đảng viên cho các cấp ủy, tổchức đảng trong quá trình thực hiện của một nhiệm kỳ đại hội Đảng
Sách “Quy định, hướng dẫn của Trung ương Đảng về công tác đảng viên”của Nhà xuất bản chính trị - hành chính năm 2012; “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ
sở đảng và đảng viên” (tập I, II, năm 2005, 2006) do Ban Tổ chức Trung ương (chủbiên) đã cung cấp những quy định, hướng dẫn của Trung ương về nâng cao chất
Trang 21lượng tổ chức đảng và đảng viên ở những loại hình có tính đặc thù Đồng thời cậpnhật những quy định, hướng dẫn của Trung ương về kết nạp đảng viên đối vớingười có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo Cuốn sách đã cungcấp có hệ thống những văn bản, quy định, chỉ thị của Đảng về công tác tổ chức,đảng viên – những lĩnh vực chủ đạo trong tổ chức XDĐ Sách “Cẩm nang bí thư chibộ” (tập I, II năm 2007) do Ban Tổ chức Trung ương (chủ biên) là thông tin cơ bản
về những văn bản của Trung ương về nội dung hoạt động của chi bộ, những tìnhhuống và cách giải quyết… Trong lĩnh vực XDĐ, Đảng ta đặc biệt quan tâm tớicông tác tổ chức, cán bộ Đảng coi công tác tổ chức và cán bộ là một yếu tố hết sứcquan trọng bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng Nămg 1997, Nhà xuất bản Chínhtrị quốc gia đã xuất bản ba tập sách “Lý luận và nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ”
Ba tập sách đã cung cấp kiến thức chung về quan điểm của Đảng về sự nghiệp đổimới; một số vấn đề về XDĐ và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam; về côngtác tổ chức, cán bộ, đảng viên
Sách “Tra cứu các mục từ về tổ chức” do Lê Quang Thường (chủ biên) nhưcẩm nang giúp người làm tổ chức XDĐ tra cứu, hiểu rõ ý nghĩa của từng từ, cụm từtrong các khâu của công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên Những cuốn sách về “Lýluận và nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ” đã đi sâu vào chủ trương, quan điểmcủa Đảng về công tác tổ chức, cán bộ Cuốn sách đề cập đến những nội dung như:Quan điểm chung của Đảng về sự nghiệp đổi mới; Một số vấn đề về XDĐ và xâydựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam; Về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên.Cuốn sách đã cung cấp những kiến thức cơ bản về quan điểm, chủ trương của Đảngtrong sự nghiệp đổi mới, đi sâu về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên Nhiều cuốnsách đã đi sâu phân tích, đánh giá về vấn đề xây dựng đảng và tổ chức XDĐ hiệnnay
1.2.2 Nghiên cứu về vai trò của báo chí trong xã hội
Nghề báo là một nghề đặc biệt, bởi lẽ, thông tin mà nhà báo đưa ra có ảnhhưởng đến đông đảo công chúng và góp phần quan trọng tạo nên dư luận xã hội.Báo chí ra đời là để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu thông tin giao tiếp của con người
và xã hội Chức năng cơ bản, khởi nguồn của báo chí là thông tin nhưng báo chí
Trang 22thông tin để thực hiện chức năng tư tưởng, giáo dục, văn hóa, giải trí và thực hiệnvai trò quản lý, giám sát, phản biện xã hội…
Xuyên suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, báo chí cách mạng ViệtNam luôn thể hiện được vai trò quan trọng của mình là vũ khí sắc bén trên mặt trận
tư tưởng trong cuộc chiến tranh trường kỳ và anh hùng của dân tộc Báo chí làngười tuyên truyền, cổ động, định hướng cho quần chúng làm cách mạng
Gần thế kỷ đã trôi qua, nền báo chí cách mạng Việt Nam không ngừng pháttriển và ngày càng lớn mạnh Báo chí vẫn là “người” đi tiên phong, chủ động, tíchcực tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, sự điều hành của Chính phủ vềphát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng, đốingoại; củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đấu tranh kiên quyết chống các tư tưởng thùđịch, phản động, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc và nhân dân lao động
Cho đến nay, đã có nhiều cuốn sách nghiên cứu về vai trò, chức năng,nguyên tắc hoạt động và hiệu quả của báo chí Các tác giả Tạ Ngọc Tấn, Trình ĐìnhThắng, Đinh Thế Huynh, Lê Mạnh Bỉnh, Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, TrầnQuang, Nguyễn Văn Dững, Hoàng Đình Cúc… trong các cuốn sách “Cơ sở lý luậnbáo chí”, “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông”, “Truyền thông đại chúng và pháttriển xã hội”, “Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, “Báo chí và dư luận xãhội”, “Những vấn đề của báo chí hiện đại”… đã cung cấp kiến thức cơ bản về vaitrò của báo chí trong đời sống xã hội và trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, vănhóa Đây là lý luận cơ bản nhằm nghiên cứu toàn diện các vấn đề trong sự vận hànhcủa hệ thống báo chí Đồng thời, làm rõ các khái niệm cơ bản, chức năng, nguyêntắc cơ bản của báo chí Từ đó, tìm ra mối quan hệ vận động qua lại giữa báo chí vớicác tiến trình xã hội khác Qua đây phát hiện ra tính quy luật, phương pháp, nguyêntắc, con đường nhằm tăng cường chất lượng hoạt động của mỗi nhà báo, mỗi cơquan báo chí và hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng với các lĩnh vựctrong đời sống xã hội
Kỷ niệm 80 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, cuốn sách “80 nămbáo chí cách mạng Việt Nam” với 44 bài viết của các chuyên gia, nhà báo lão thành
Trang 23và các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí đã đánh giá, phân tích những thành tựu đạtđược và những mặt còn hạn chế của báo chí Việt Nam suốt chiều dài lịch sử, trong
đó nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của báo chí với XDĐ Trong tác phẩm
“Những việc cần làm ngay với sự nghiệp đổi mới và cuộc đấu tranh chống tiêu cực”của nhà báo Hữu Thọ đăng trên đặc san, 55 năm ngày truyền thống báo Nhân Dân11-3-2006 đã khẳng định “Những việc cần làm ngay” tính hấp dẫn của báo Đảng rấtcao, thu hút nhiều công chúng bạn đọc Tác phẩm “80 năm báo chí cách mạng pháttriển – một thành tựu quan trọng của cách mạng Việt Nam” của nhà báo Phạm KhắcHải, đăng trên báo Nhân Dân số 21-6-2005 nêu rõ vai trò của báo chí nói chung vàbáo chí tuyên truyền về vấn đề tổ chức XDĐ nói riêng trong giai đoạn hiện nay Tácphẩm “Nghề báo thời nay” của tác giả Yến Chi, đặc san 55 năm ngày truyền thốngbáo Nhân Dân 11-3-2006, tác giả nêu sự ảnh hưởng rất lớn của những tờ báo Ngườicùng khổ, Thanh niên, Việt Nam độc lập… thu hút nhiều độc giả Tác giả nêu rõ:Muốn thu hút bạn đọc nhà báo phải là một người có lương tâm, có ý thức, tráchnhiệm Sách “Báo chí những vẫn đề lý luận và thực tiễn” do tác giả Hà Minh Đức(chủ biên) giới thiệu những bài viết chuyên sâu về báo chí truyền thống và các vấn
đề cơ bản như Đảng lãnh đạo báo chí, tự do của báo chí… Trong đó vấn đề Đảnglãnh đạo báo chí được xem là điểm nhấn Báo chí có trách nhiệm vào quá trình pháttriển của dân tộc, vào quá trình lãnh đạo của Đảng, góp phần vào XDĐ Cuốn sách
“Báo in Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” của tác giả Dương Xuân Sơn cho biết báochí luôn có vai trò quan trọng trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam.Đặc biệt, trong những năm tháng chuẩn bị và tiến tới thành lập Đảng Cộng sản ViệtNam, báo chí là một trong những lực lượng có ảnh hưởng tích cực, mạnh mẽ tới sựphát triển của Đảng và đất nước Việt Nam
Bước vào thời kỳ đổi mưới của đất nước, báo chí đã thực sự đổi mới trênnhiều mặt cơ bản Trước hết là mặt đổi mới thông tin Tin tức mới, có sức thuyếtphục, có định hướng và hàm lượng kiến thức cao Báo chí ngày càng làm tốt chứcnăng “diễn đàn của nhân dân” và góp phần phê phán đắc lực cái xấu tồn tại ở những
cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, tổ chức đảng, trong mỗi cán bộ, đảng viên Báo chí trongthời kỳ đổi mới đã biết dựa bào dân và được nhân dân quan tâm theo dõi, ủng hộ…
Có thể khẳng định, báo chí trong thời kỳ đổi mới khởi sắc nhất, cả về số lượng cũng
Trang 24như chất lượng Những thông tin, đánh giá của tác giả trong cuốn sách này đã gợi
mở, giúp phần quan trọng cho việc xây dựng, nhìn rõ quá trình phát triển của báochí trong từng giai đoạn lịch sử, nhất là những quan niệm, định hướng của các cơquan báo chí trong việc phản ánh thông tin, tiếp cận thông tin, bày tỏ quan điểm khituyên truyền về XDĐ nói chung và tổ chức XDĐ nói riêng Tác phẩm “80 năm báochí cách mạng phát triển – một thành tựu quan trọng của cách mạng Việt Nam” củanhà báo Phạm Khắc Hải, đăng báo Nhân dân số 21-6-2005 nêu rõ vai trò của báochí nói chung trong XDĐ và báo Đảng tuyên truyền về XDĐ nói riêng trong giaiđoạn hiện nay Qua đó, nhận thấy báo chí có vai trò quan trọng trong phân tích, mổ
xẻ, đánh giá mặt được, chưa được của XDĐ Sách “Truyền thông đại chúng trongcông tác lãnh đạo, quản lý” do Vũ Đình Hòe chủ biên đã phân tích vai trò của báochí trong đời sống xã hội Báo chí có vai trò, là lực lượng quan trọng giúp Đảnglãnh đạo và Nhà nước quản lý tốt nhiệm vụ của mình, đưa xã hội phát triển Cuốnsách “Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội” của Đỗ Chí Nghĩa đãchỉ ra báo chí có vai trò không thể thay thế trong định hướng dư luận xã hội, gópphần thúc đẩy giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong đời sống
94 năm qua, đặc biệt thời kỳ đổi mới đất nước, báo chí đóng vai trò quantrọng vào việc củng cố niềm tin trong nhân dân Báo chí là lực lượng chủ chốt trongnắm bắt định hướng dư luận xã hội và làm tốt công tác tư tưởng cho nhân dân; gópphần làm sáng tỏ vai trò xã hội của báo chí trong công cuộc đổi mới dưới sự lãnhđạo của Đảng Ngày 03/04/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số362-QĐ/TTg phê duyệt quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm
2025 với mục tiêu sắp xếp hệ thống báo chí gắn với đổi mới mô hình tổ chức, nângcao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí để phát triển hệ thống báo in, báo hình, báonói, báo điện tử… Như vậy, suốt gần một thế kỷ qua, báo chí đã làm tốt chức năngtuyên truyền thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;phát hiện nhân tốt mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội; phê phán các hiện tượng tiêucực, uốn nắn nhận thức lệch lạc, đấu tranh với quan điểm sai trái… báo chí đã làmtốt tính chân thật, tính giáo dục và tính chiến đấu của thông tin
Trong các luận án tiến sĩ, thạc sĩ đã có một số công trình nghiên cứu về vai
Trang 25Luận án tiến sĩ của Nguyễn Bá Sinh về “Tính hấp dẫn của báo đảng ở nước ta tronggiai đoạn hiện nay”, năm 2012 đã nêu rõ vai trò của các tờ báo đảng trong thực tiễncách mạng Việt Nam thời gian qua Đồng thời đánh giá ưu điểm, hạn chế của các tờbáo đảng địa phương – cơ quan ngôn luận của các đảng bộ tỉnh, thành phố trên cảnước tuyên truyền về các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có công tác xâydựng đảng Luận án tiến seĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảngtrong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế” năm 2014 của Phạm Thị Thu Huyền, chỉ
rõ vị trí, vai trò, tác động tuyên truyền về XDĐ của các tờ tạp chí chuyên ngành củacác ban đảng ở Trung ương – các cơ quan tham mưu của Đảng Luận án đã đề cậptới một phần thế mạnh và hạn chế của nội dung tuyên truyền về XDĐ; đề xuất một
số giải pháp nâng cao vai trò, vị trí, chất lượng tuyên truyền Luận án “Nâng caonăng lực quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực báo in ở Việt Nam” củaChử Kim Hoa, năm 2009 đã làm rõ vai trò, vị trí, đặc điểm, thực trạng quản lý nhànước bằng pháp luật trong lĩnh vực báo in Việt Nam
Trong một số luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu đến vai trò của báo chí với mộtkhía cạnh của XDĐ: “Báo chí Bạc Liêu với vấn đề tuyên truyền về xây dựng đảnggiai đoạn hiện nay” của Nguyễn Thị Lâm Anh, 2015; “Báo chí tuyên truyền về xâydựng TCCSĐ ở tỉnh Bến Tre” (Luận văn Thạc sĩ Báo chí – Vương Thị Đỗ Quyên)
“Nâng cao chất lượng tuyên truyền trên Báo chí về xây dựng cơ sở đảng ở Nam Bộ
và Nam Trung Bộ” (Luận văn Thạc sĩ Báo chí – Lê Thị Thu Thủy, 2006); “Báo chívới vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở” (Luận văn Thạc sĩBáo chí – Trần Thị Thu Thủy, 2008); “Báo đảng các tỉnh đồng bằng sông CửuLong” (Luận văn Thạc sĩ truyền thông đại chúng – Đoàn Nam Phương, 2008);
“Thông tin thời sự trên báo đảng các tỉnh miền núi phía Bắc” (Luận văn Thạc sĩtruyền thông đại chúng, 2009); “Tuyên truyền xây dựng đảng trên báo Vĩnh Phúc”(Luận án thạc sĩ báo chí học, 2012)… đều phân tích vai trò, vị trí, chức năng củabáo chí trong tuyên truyền về công tác xây dựng đảng… Các luận văn trên đã đềcập đến thực trạng của các tờ báo (chủ yếu báo in) tuyên truyền về một góc độ củaXDĐ nói chung và vấn đề tổ chức XDĐ nói riêng Các luận văn đã nêu mặt được vàhạn chế của các tờ báo khi tuyên truyền về XDĐ
Trang 26Thời gian qua, có nhiều cuộc hội thảo xoay quanh chủ đề vai trò của báo chívới XDĐ Nhiều cuộc hội thảo cấp quốc gia, khu vực và từng địa phương, như Hộithảo báo đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc tại Hà Nội với chủ đề “Báo đảng địaphương với việc tuyên truyền đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống” (7-2006);Hội thảo báo đảng khu vực miền Trung – Tây Nguyên có chủ đề “Tuyên truyền vềxây dựng đảng trong tình hình mới” (3-2014) Hội thảo “Báo chí cách mạng vớicông tác xây dựng đảng trong thời kỳ đổi mới” (6-2015) của Hội Nhà báo Việt Nam
và Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; Hội thảo “Báo chí với công tác xây dựngđảng” (3-2016) của Hội Nhà báo Việt Nam và Tạp chí Cộng sản… Những cuộc hộithảo đã tập trung làm rõ nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan báo chí địa phương,trung ương Đặc biệt các cuộc hội thảo đều rút ra những kinh nghiệm và bài họcthiết thực, giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả tuyên truyền về XDĐ
Qua kênh báo chí, Đảng và Nhà nước kịp thời điều chỉnh các chủ trương,đường lối, chính sách trong quá trình lãnh đạo, điều hành Vì vậy, trong Nghị quyếtTrung ương 6 (lần 2, khóa VIII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã xác định báo chí,công luận là một trong bốn hệ thống giám sát cán bộ, đảng viên Nghị quyết Trungương IV (khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay đã đề cao vaitrò của báo chí
1.2.3 Mối quan hệ giữa báo chí và tổ chức xây dựng đảng
Ở góc độ báo chí học, các nhà nghiên cứu trong và ngoài giới báo chí có một
số cuốn sách, công trình khoa học đề cập vai trò của báo chí và mối quan hệ của báochí với xây dựng Đảng và tổ chức XDĐ Cuốn sách “C.Mác, Ăng-ghen, Lênin, HồChí Minh về báo chí, xuất bản” của Vũ Duy Thông được chia làm ba phần: Phần I-C.Mác, Ăng-ghen bàn về báo chí, xuất bản; Phần II-V.I.Lênin bàn về báo chí, xuấtbản; Phần III-Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, xuất bản Cuốn sách đã được tácgiả sắp xếp nội dung theo vấn đề, trong đó đề cập một số quan điểm về mối quan hệgiữa báo chí – chính trị và vai trò của báo chí với XDĐ
Đảng lãnh đạo báo chí và báo chí góp phần XDĐ là một trong những nhiệm
vụ quan trọng, giải pháp XDĐ vững mạnh Sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chícách mạng” do Hội Nhà báo Việt Nam (chủ biên) là quan điểm của Người về vai trò
Trang 27to lớn của báo chí cách mạng Việt Nam trong quá trình xây dựng Đảng Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã từng viết: “Tờ báo đảng như những lớp huấn luyện giản đơn, thiếtthực và rộng khắp Nó dạy bảo chúng ta những điều cần biết làm về tuyên truyền, tổchức, lãnh đạo và công tác”… Cuốn sách đã đưa ra quan điểm, minh chứng cụ thể
về mối quan hệ giữa báo chí cách mạng Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Namtrong việc tuyên truyền, giải thích quan điểm, đường lối của Đảng Đồng thời, Đảng
đã lãnh đạo, tạo điều kiện để báo chí phát triển, phát huy vai trò, chức năng củamình trong góp phần XDĐ
Những cuốn sách này là công trình có giá trị về mặt tư liệu trong việc tríchdẫn lại quan điểm của C.Mác, Ăng-ghen, V.I.Lênin về báo chí, cung cấp cho ngườiđọc những kiến thức, hiểu biết cơ bản về hoạt động báo chí Bên cạnh quan điểm,công trình nghiên cứu về các nhà kinh điển, một số công trình nghiên cứu về lý luậnbáo chí đã đề cập đến mối quan hệ giữa báo chí với chính trị hay nói cách khác làbáo chí xây dựng đảng như “Cơ sở lý luận báo chí” (của tác giả Tạ Ngọc Tấn, TrìnhĐình Thắng, Đinh Thế Huynh, Lê Mạnh Bình); “Cơ sở lý luận báo chí truyềnthông” (Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang); “Truyền thông đạichúng trong công tác lãnh đạo, quản lý” (Vũ Đình Hòe); “Báo chí những vấn đề lýluận và thực tiễn” (Nguyễn Văn Dững); “Cơ sở lý luận báo chí” (Nguyễn VănDững)…
Cuốn sách “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” của Dương Xuân Sơn, ĐinhVăn Hường, Trần Quang đã phân tích về vai trò của báo chí trong đời sống xã hội,trong đó có lĩnh vực chính trị: “Báo chí là công cụ, vũ khí quan trọng trên mặt trận
tư tưởng – văn hóa Vai trò của báo chí trong lĩnh vực chính trị là hướng dẫn nhậnthức và hành động cho công chúng” Trong cuốn sách “Cơ sở lý luận báo chí” củatác giả Nguyễn vĂn Dững cũng khẳng định hoạt động báo chí là hoạt động chínhtrị Có thể hiểu hoạt động chính trị ở bình diện tuyên truyền về chủ trương, đườnglối, quan điểm của Đảng về các chính sách đối nội, đối ngoại của lực lượng thống trị
xã hội hoặc của một đảng cầm quyền, nó liên quan đến quyền lực chính trị của một
tổ chức đảng “Bản chất chính trị được thể hiện trên các bình diện khác nhau, nhưtuyên truyền tư tưởng chính trị, quan điểm và đường lối chính trị; tập hợp và tranh
Trang 28các chính sách và nhiệm vụ đối nội, đối ngoại…” Tuy nhiên đây là các giáo trìnhđại học nên chỉ cung cấp kiến thức cơ bản và hệ thống khái niệm cơ bản của lý luậnbáo chí, chưa tập trung phân tích riêng, kỹ mối quan hệ giữa báo chí và chính trị(xây dựng đảng).
Sách “Tiếp tục đổi mới và tăng cường lãnh đạo quản lý công tác báo chí xuấtbản” do Bộ Văn hóa – Thông tin (chủ biên) đã hướng dẫn việc quán triệt và thựchiện Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị về “tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnhđạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản” Trong cuốn sách có 22 bài viết đã đề cậpđến những vấn đề nóng, được dư luận xã hội quan tâm Đó là trách nhiệm của cấp
ủy đảng và cơ quan chủ quản đối với báo chí, xuất bản Biện pháp tăng cường quản
lý báo chí xuất bản Xu hướng thương mại hóa của báo chí… Từ đây, các tác giả đãphân tích, đánh giá thực trạng lãnh đạo, quản lý báo chí, những mặt được, chưađược để từ đó đề xuất Đảng, Nhà nước có chủ trương, quan điểm, biện pháp phùhợp để quản lý tốt công tác báo chí và xuất bản
Cuốn sách “Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới”nêu quan niệm về sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong quá trình của lịch sửđất nước; mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và báo chí cách mạng Khẳngđịnh sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí là tất yếu khách quan Quá trình trưởngthành và hoạt động của báo chí cách mạng luôn được sự quan tâm, chú ý của Đảng
và Nhà nước, được sự lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ đạo sát sao của Đảng Trongcuốn sách đánh giá thực trạng báo chí và sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí nước
ta những năm đổi mới Đó là sự đổi mới từ chính các cơ quan báo chí trên toàn quốc
từ hình thức đến nội dung; từ đội ngũ làm báo đến cơ sở vật chất Qua ba chươngcủa cuốn sách, chúng ta thấy mối quan hệ giữa báo chí và vai trò lãnh đạo củaĐảng Sách “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan báo chí ởnước ta hiện nay” do Ngô Mạnh Hà (chủ biên), phân tích những vấn đề cơ bản củaquá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan báo chí ở địaphương và một số bộ, ngành trong giai đoạn hiện nay… Tuy nhiên, hai công trìnhtrên chủ yếu hệ thống quan điểm, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí;thực trạng hoạt động của báo chí và sự lãnh đạo của Đảng và giải pháp đổi mới sự
Trang 29lãnh đạo của Đảng, chưa phân tích sâu sắc, kỹ về mối quan hệ, sự tác động qua lạigiữa báo chí và XDĐ.
Luận án tiến sĩ “Định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động báo chí ởnước ta hiện nay” của Nguyễn Sĩ Trung (2009); “Nhu cầu tiếp nhận thông tin báochí của công chúng Hà Nội”, Luận án tiến sĩ truyền thông đại chúng, Học viện Báochí và Tuyên truyền của Trần Bá Dung (2002); “Báo Đảng trong việc nâng cao dântrí tại Tuyên Quang và Hà Giang”… các nhà khoa học, nhà báo đã đề cập tới nhữngvấn đề cơ bản về vai trò và tính hấp dẫn, tính chiến đấu của báo chí
Bên cạnh đó, đa số các bài báo khoa học hiện nay đã phần nào đề cập đếnmối quan hệ giữa báo chí – xây dựng Đảng: Bài viết của Hà Xuân Trường “Sự lãnhđạo của Đảng đối với báo chí”, Tạp chí Cộng sản (3-1991); Tạ Ngọc Tấn “70 nămĐảng lãnh đạo báo chí, những vấn đề nóng hổi tính thời sự”, Tạp chí Cộng sản, số(6-2000); Chu Thái Thành “Sự lãnh đạo của Đảng đảm bảo tự do và sức sáng tạocho đội ngũ nhà báo nước ta”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận (6-1998); Tô Phương
“Cần duy trì và tạo điều kiện để nâng cao chất lượng báo Đảng ở địa phương” Bêncạnh đó, trong thời gian qua trên một số tờ báo in và báo mạng đã có tin, bài đặt ravấn đề về vị trí, vai trò của báo chí trong tuyên truyền về XDĐ nói chung, trong đó
có tổ chức XDĐ nói riêng: Báo Lạng Sơn điện tử (18/06/2010) có bài “Báo chí vớicông tác tuyên truyền về xây dựng Đảng” Báo Thái Nguyên (12/03/2010) có bài
“Báo chí với công tác tuyên truyền đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống” BáoĐảng Cộng sản Việt Nam (24/5/2012) có bài “Báo chí có vai trò quan trọng trongcông tác xây dựng Đảng” Báo Người Lao động (13/06/2012) có bài “Tập trungtuyên truyền về công tác xây dựng Đảng” Báo Hà Nội Mới (20/06/2012) có bài
“Cần tăng cường tuyên truyền hơn nữa về công tác xây dựng Đảng” Báo Nam Định(21/6/2012) có bài “Báo Nam Định với công tác tuyên truyền xây dựng Đảng” và(2/7/2012) có bài “Báo Đảng tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trungương lần thứ tư”… Các bài báo đã phản ánh thực trạng tuyên truyền về XDĐ nóichung và TCXDĐ nói riêng là lĩnh vực rất khó Và các bài báo khoa học đề cập đếnmột góc về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí; đóng góp của báo chí vềXDĐ và giải pháp để làm tốt hơn nhiệm vụ của báo chí
Trang 301.3 Đánh giá chung và những vấn đề cần giải quyết trong luận án
1.3.1 Ưu điểm
Với mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới, XDĐ luôn có vị trí quan trọng Vấn
đề XDĐ và tổ chức XDĐ được các nhà nghiên cứu ở lĩnh vực triết học, chính trịhọc, xã hội học, báo chí học, truyền thông đại chúng nghiên cứu ở góc độ lý luận cơbản và tác động của XDĐ đối với các ngành, địa phương, lĩnh vực cụ thể Khinghiên cứu về XDĐ ở Việt Nam cho thấy sự vận động, phát triển của XDĐ có ảnhhưởng đặc biệt tới sự phát triển của đất nước Các công trình khẳng định vai trò, vịtrí quan trọng của công tác XDĐ cả ở trong nước và nước ngoài Đối với Việt Namđây là vấn đề luôn nóng và được quan tâm từ khi thành lập Đảng
Lĩnh vực xây dựng đảng và báo chí tuyên truyền về XDĐ đã được nghiêncứu, đề cập tới trong suốt quá trình phát triển của Đảng và nền báo chí cách mạngViệt Nam Trong lĩnh vực này, đóng góp của các nhà nghiên cứu trong nước nổi bậthơn do nó gắn với đặc thù hệ thống chính trị của Việt Nam Song, về mối quan hệgiữa các đảng cầm quyền và thể chế chính trị thì một số nghiên cứu của các nhànghiên cứu nước ngoài được quan tâm hơn… Những tư liệu này góp phần làm sáng
tỏ vấn đề về XDĐ và mối quan hệ giữa báo chí và XDĐ Sự tác động qua lại, ảnhhưởng trực tiếp đến nhau giữa báo chí và XDĐ
Những công trình nghiên cứu về XDĐ và tổ chức XDĐ là kiến thức cơ sở đểtác giả luận án có kiến thức, hiểu biết cơ bản về lĩnh vực XDĐ khi phân tích, đánhgiá những tác phẩm báo chí viết về tổ chức XDĐ đã thực sự viết đúng, viết sâu, cómang đến hiệu quả tuyên truyền
Các công tình nghiên cứu về báo chí cung cấp cho tác giả kiến thức cơ bản
về lý luận báo chí và vai trò, vị trí của báo chí đối với lĩnh vực tổ chức XDĐ Đồngthời, các nghiên cứu bước đầu chỉ ra khá đầy đủ về vai trò, chức năng quan trọngcủa báo chí trong tuyên truyền về tổ chức XDĐ Các nghiên cứu gắn việc soi rọi lýluận về XDĐ vào hoạt động báo chí và khẳng định báo chí có vai trò quan trọngtrong tuyên truyền về XDĐ Đồng thời, đảng sử dụng báo chí như một phương tiệnhữu hiệu, là một trong giải pháp quan trọng để xây dựng thể chế chính trị của ViệtNam
Trang 31Các công trình này giúp tác giả có cái nhìn soi chiếu, phân tích sự kế thừa,vân dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam khi trình bày quan niệm về XDĐ và sự lãnhđạo của Đảng đối với lĩnh vực này Từ đó, tác giả luận án có sự tiếp cận để đánh giácác tác phẩm báo chí tuyên truyền về Chủ nghĩa Mác-Lênin, về chủ trương, đườnglối của Đảng cộng sản Việt Nam.
Các nghiên cứu về lý thuyết báo chí của nước ngoài đã góp phần giúp tác giảlựa chọn cho mình khung lý thuyết phù hợp với luận án, như lý thuyết “Thiết lậpchương trình nghị sự” sẽ được vận dụng trong quá trình xây dựng khung lý thuyết
và phân tích về vai trò của báo chí tuyên truyền về XDĐ trên báo chí
1.3.2 Hạn chế
Các công trình nghiên cứu về vấn đề XDĐ và tổ chức XDĐ mới chỉ dừng lại
ở mức đơn lẻ Ít công trình nghiên cứu một cách có hệ thống xuyên suốt về lĩnh vựcxây dựng đảng, nhất là về tổ chức XDĐ Hệ thống các khái niệm về XDĐ chưađược các công trình nghiên cứu sâu và căn bản Hiện nay chưa có cuốn từ điển nào
về lĩnh vực XDĐ mà mới chỉ có 1 cuốn từ điển về mục từ tổ chức XDĐ Bởi vậy,lực lượng phóng viên khi viết về XDĐ khó khăn trong sử dụng ngôn ngữ
Các công trình nghiên cứu chủ yếu đề cập đến vấn đề Đảng lãnh đạo báo chínói chung và vai trò của Đảng đối với báo chí, phần lớn các công trình ít nghiên cứusâu kỹ, có hệ thống về chủ trương, nghị quyết, chính sách cụ thể của Đảng, Nhànước đối với lĩnh vực báo chí viết về vấn đề XDĐ
Có thể thấy rằng, đến nay ở Việt Nam còn ít công trình nghiên cứu sâu, phântích một cách có hệ thống, tập trung và trực tiếp về mối quan hệ giữa báo chí vàXDĐ, nhất là báo chí với tổ chức XDĐ Mặc dù có công trình nghiên cứu công phu
về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí nhưng chưa đưa ra, chỉ rõ mối quan hệbiện chứng giữa báo chí và XDĐ Chưa có công trình nào nghiên cứu, phân tích,đánh giá và khái quát cụ thể tiêu chí về một tác phẩm báo chí viết về XDĐ có chấtlượng
Xây dựng đảng và XDĐ về tổ chức được nghiên cứu và hoàn thiện hệ thốngkhái niệm, đặc trưng, nguyên tắc, phương thức hoạt động Tuy nhiên, các công trình
Trang 32nghiên cứu vẫn mang tính khái quát, chưa thực sự phân tích, đánh giá sâu sắc, làmnổi bật những vấn đề cốt lõi của XDĐ và XDĐ về tổ chức Nhiều công trình đưa racác khái niệm, quan điểm giống nhau, chưa thực sự mang tính đột phá, có sự kháiquát, hệ thống xuyên suốt về kiến thức Các nội dung trong các công trình đa số mớitiếp cận ở nghiên cứu dạng phân tích khái niệm, vai trò, ý nghĩa của XDĐ…
Việc hệ thống hóa một cách toàn diện về xây dựng đảng và XDĐ về tổ chứctrên báo chí nói chung và trên từng loại hình báo chí nói riêng chưa làm được.Đặcbiệt, các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng ở một khía cạnh nhỏ như vấn đề tưtưởng, cán bộ, đảng viên… trên báo chí Chưa có công trình nào nghiên cứu kháiquát, đầy đủ về báo chí tuyên truyền về XDĐ và XDĐ về tổ chức
Nghiên cứu về XDĐ và tổ chức XDĐ trên các loại hình báo còn ít, chưa tiếpcận liên ngành: báo chí học, chính trị học và xã hội học để chỉ ra bản chất, nguyêntắc, giải pháp để làm tốt công tác tuyên truyền này Nghiên cứu về XDĐ trên cácloại hình báo chí tính lý luận hệ thống còn chưa cao Khả năng khái quát hóa lýluận, xây dựng mô hình truyền thông của báo chí chưa rõ ràng
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàndiện và hệ thống về vai trò của báo chí đối với tổ chức XDĐ Do vậy, khảo sát,nghiên cứu về “Báo chí với vấn đề tổ chức xây dựng đảng” là đề tài có nhiều nétmới, có tính cần thiết và cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
1.3.3 Những vấn đề cần giải quyết trong luận án
Đề tài của luận án sẽ làm phong phú thêm lý luận chung về báo chí, đưathêm một cách tiếp cận về báo chí với vấn đề tổ chức XDĐ
Luận án nêu thực trạng báo chí nói chung ở Việt Nam tuyên truyền về XDĐ
và vấn đề tổ chức XDĐ Đó là những ưu điểm, hạn chế của báo chí khi tuyên truyền
về vấn đề này
Luận án phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa báo chí và chính trị (xây dựngĐảng) Sự tác động qua lại, biện chứng giữa báo chí và chính trị Đặc biệt là mốiquan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và nền báo chí cách mạng Việt Nam
Trang 33Luận án phân tích, đánh giá, khái quát vị trí, vai trò của cơ quan báo chítrong hệ thống tổ chức đảng và vai trò, vị trí của tổ chức đảng trong lãnh đạo, chỉđạo hoạt động của từng cơ quan báo chí.
Luận án đề xuất giải pháp để nâng cao vai trò, vị trí của báo chí trong tuyêntruyền về XDĐ, về tổ chức XDĐ
Luận án đề xuất, kiến nghị với Đảng; các cấp ủy, tổ chức đảng; các cơ quanlãnh đạo, quản lý báo chí trong lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp để báo chí thực sự đượctiếp cận với những thông tin về XDĐ và tổ chức XDĐ
Trang 34CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA BÁO CHÍ VÀ
VẤN ĐỀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG 2.1 Các khái niệm
* Báo in
Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa nhân loại, báo chí là hiệntượng xã hội học Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin – giao tiếp, giải trí và nhậnthức của con người Mặc dù ra đời chậm so với các hình thái ý thức xã hội khác,nhưng báo chí đã nhanh chóng trở thành một trong lĩnh vực xung kích bởi khả năngphản ánh hiện thực của nó Báo chí trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đờisống tinh thần của mọi người, mọi dân tộc
Vì thế, báo chí (báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử) là một
bộ phận của truyền thông đại chúng, nhưng là bộ phận chiếm vị trí trung tâm, vaitrò nền tảng và có khả năng quyết định tính chất, khuynh hướng, chi phối năng lực
và hiệu quả tác động của truyền thông đại chúng Đây là bộ phận, là các kênh cơbản nhất, cốt lõi nhất, tiêu biểu nhất cho sức mạnh, bản chất và xu hướng vận độngcủa truyền thông đại chúng
Báo chí là hiện tượng xã hội đã nghĩa, phức tạp và có nhiều cách tiếp cậnkhông giống nhau trong các xã hội có thể chế chính trị khác nhau Ở nước ta, báochí ra đời muộn hơn các nước phát triển Báo chí Việt Nam được công khái thừanhận, luôn mang đậm bản chất chính trị - xã hội và là một bộ phận quan trọng trongcông tác tuyên truyền của Đảng Báo chí là công cụ sắc bén tuyên truyền đường lối,chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luất của Nhà nước; là cầu nối, kịp thờiphản ánh những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân Luật Báo chí hiệnhành của nước ta quy định: “Báo chí nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làphương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngônluận của cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chínhtrị xã hội – nghề nghiệp; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; là diễn đàncủa nhân dân”
Trang 35Báo chí phát triển cùng sự phát triển của xã hội Hiện nay, căn cứ vào tínhchất kỹ thuật và phương thức thực hiện truyền thông, có thể chia các loại hình báochí gồm: báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử “phát hành” trên mạnginternet.
Báo in là ấn phẩm định kỳ, chuyển tải thông tin mang tính thời sự chính trị
xã hội, được phát hành rộng rãi trong xã hội Trong trường hợp này, thuật ngữ báo
in dùng để chỉ cả báo và tạp chí Báo in là loại hình báo chí sớm nhất, xuất hiện vàocuối thế kỷ XVI ở châu Âu Tại Việt Nam sự ra đời của tờ Gia Định báo vào ngày1/4/1865 có thể coi là thời điểm khởi đầu của lịch sử báo chí hiện đại Về mặt phápluật, theo quy định của Luật Báo chí hiện hành, báo in bao gồm báo, tạp chí, bản tinthời sự, bản tin thông tấn, được diễn đạt bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu sốViệt Nam, tiếng nước ngoài, xuất bản có tính định kỳ được thực hiện bằng côngnghệ in
Căn cứ vào các tiêu chí định kỳ và tính chất nội dung thông tin, người ta chiabáo in thành các loại:
- Nhật báo (báo hằng ngày) là những tờ báo phát hành mỗi ngày một lần vàobuổi sáng hay buổi chiều Nội dung của những tờ báo này thường đề cập những vấn
đề, sự kiện mang tính thời sự nóng hổi, đáp ứng nhu cầu tin tức của các tầng lớp xãhội rộng rãi và được phát hành trong phạm vi toàn quốc hay ở những trung tâmthành phố lớn, đông dân cư
- Báo thưa kỳ bao gồm báo ra 2, 3, 4, 5 ngày một kỳ, tuần báo
Ngoài ra còn có báo nửa tháng hay hằng tháng, thường là những ấn phẩmđặc san, chuyên san của các tờ nhật báo hay báo thưa kỳ Nội dung thông tin củabáo thưa kỳ không cập nhật tính thời sự bằng báo hằng ngày, mà tập trung vàonhững thông tin có chiều sâu, phục vụ các đối tượng chuyên biệt, cụ thể hơn
- Tạp chí là ấn phẩm định kỳ, có nội dung chuyên sâu về một hoặc một sốvấn đề, lĩnh vực của đời sống xã hội, khoa học, kỹ thuật Đối tượng đọc của tạp chíchọn lọc hơn nhiều, do đó, cũng nhỏ hẹp hơn so với nhật báo và báo thưa kỳ
* Báo điện tử:
Trang 36Trên thế giới, loại hình báo chí được thực hiện trên nền tảng internet cónhiều tên gọi khác nhau như “online Newspaper” (báo chí trên mạng, trực tuyến),
“e-journal” (electronic journal – báo chí điện tử), “e-zine” (electronic magazine –tạp chí điện tử)
Việt Nam chính thức tham gia mạng thông tin toàn cầu năm 1997 và hiệnnay đang phát triển với tốc độ rất nhanh và có quy mô lớn Luật Báo chí 2016 củaViệt Nam quy đinh: Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âmthanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử
Báo điện tử có sự tổng hợp của công nghệ đa phương tiện Nghĩa là trên một
tờ báo không có những văn bản, hình ản tĩnh động mà còn có âm thanh video và cáctương tác khác Đó là sự kết hợp hoàn hảo cả báo viết, báo phát thanh và báo hình.Báo điện tử cho phép cập nhật thông tin tức thời thường xuyên, liên tục và có tínhphí định kỳ Không chỉ nhất thời báo điện tử cho phép nhà báo cập nhật thông tinthường xuyên Đồng thời báo điện tử còn có khả năng tương tác cao và có khả năngtruyền thông tin không hạn chế
* Hiệu quả của báo chí
Theo tác giả Nguyễn Như Ý: Hiệu quả theo nghĩa danh từ là kết quả đíchthực Theo từ điển Le Petit Larousse, Paris 1999, thuật ngữ “Hiệu quả” có hai nghĩa
cơ bản đó là: Khả năng về sản xuất và kết quả đạt được trong việc thực hiện mộtnhiệm vụ nhất định Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Hiệu quả là kết quả như yêucầu của việc làm mang lại” Theo tác giả Nguyễn Văn Dững, trong thực tế kết quảhoạt động có thể “như” hoặc không bằng, hoặc vượt quá yêu cầu của chủ thể Mặtkhác, kết quả hoạt động là hiệu ứng có thể nhận biết ngay Nhưng hiệu quả thườngcần có thời gian và thể hiện qua nhiều tầng, nấc, nhiều dạng thức, nhất là hiệu quảhoạt động xã hội
Ngoài ra, ở góc độ khác, hiệu quả còn được hiểu là “kết quả thực hiện mộtchủ trương, chính sách được xác định qua việc so sánh các kết quả đạt được vớitoàn bộ các nguồn lực đã sử dụng Hiệu quả thể hiện ở kết quả đạt được tối đa, chiphí tối thiểu”
Trang 37Như vậy, hiệu quả có thể hiểu là năng suất hay kết quả cuối cùng của mộthoạt động nào đó trong xã hội Đây là một phạm trù khoa học, đồng thời cũng làmục đích mà con người phải tính đến trong bất kỳ hoạt động của mình Chỉ có hoạtđộng của con người mới làm cho vật thể tự nhiên thành đối tượng lao động và tưliệu lao động Con người hoạt động có mục đích, tất phải tính đến hiệu quả và tácdụng của công việc mình làm.
Là một hoạt động giao tiếp của con người, báo chí có thể làm thay đổi nhậnthức và hành vi, tạo ra sự liên kết xã hội Do đó có thể hiểu, hiệu quả của báo chí làquá trình truyền thông làm thay đổi nhận thức và hành vi của đối tượng truyềnthông, tạo ra sự liên kết xã hội
Hiệu quả của báo chí thể hiện ở những mức độ khác nhau Các nhà nghiêncứu đã chia ra hiệu quả của báo chí thành ba mức khác nhau: hiệu quả tiếp nhận,hiệu ứng xã hội và hiệu quả thực tế
Hiệu quả tiếp nhận, được coi là mức thứ nhất để đánh giá tác động của báochí trong quá trình truyền thông đối với xã hội Đó là sự đánh giá về số lượng, cáchthức tiếp cận và chấp nhận nguồn tin từ các phương tiện truyền thông Khi đánh giá
về hiệu quả tiếp nhận của báo, người ta xem xét các thông số như có bao nhiêungười đọc, đọc trong hoàn cảnh nào, thành phần người đọc ra sao, đọc thườngxuyên hay không
Hiệu ứng xã hội, là mức độ thứ hai của hiệu quả báo chí Hiệu ứng xã hộicủa báo chí hay các phương tiện truyền thông rất phong phú, bao gồm những phảnứng tâm lý, trạng thái tình cảm, xáo động sinh hoạt, thay đổi cách ứng xử, nhữnghành vi cụ thể của cá nhân và cộng đồng Hay “hiệu ứng xã hội của truyền thông đạichúng là những biểu hiện của xã hội hình thành do sự tác động của thông tin từ cácphương tiện truyền thông đại chúng” Dư luận xã hội, là hình thức phổ biến, dễnhận biết của hiệu ứng xã hội của truyền thông đại chúng Dư luận xã hội là thái độ,phản ứng của cộng đồng xã hội trước các sự kiện mới Với sự tác động nhanh, đồngloạt trong phạm vi xã hội, truyền thông đại chúng có vị trí hàng đầu, quyết địnhtrong việc hình thành và chi phối dư luận xã hội Dư luận xã hội được coi là hiệuquả tức thì của truyền thông đại chúng Dư luận xã hội tích cực là một trong những
Trang 38điều kiện dẫn đến ổn định chính trị - xã hội Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn “ở một mức
độ nhất định, dư luận xã hội có khả năng lôi kéo, dẫn dắt định hướng vận động cáctiến trình xã hội”
Hiệu quả thực tế, là mức độ thứ ba, mức độ cao nhất của truyền thông Ởmức độ này là những thay đổi, vận động thực tế của đời sống xã hội dưới tác độngcủa truyền thông đại chúng Hiệu quả thực tế là mục đích hướng tới cao nhất củahoạt động truyền thông đại chúng Đó chính là những vận động tạo nên biến đổi về
số lượng, chất lượng của các tiến trình, các lĩnh vực trong đời sống xã hội Do tínhchất là kênh trung gian, gián tiếp của truyền thông đại chúng, cho nên việc đánh giáhiệu quả thực tế không đơn giản, đôi khi người ta đánh giá cao hoặc không nhậnthấy đầy đủ vị trí của truyền thông đại chúng trong những vận động xã hội cụ thể
Bởi vậy, khi báo chí thực hiện nhiệm vụ truyền thông có hiệu quả sẽ làm conngười hiểu nhau, những mệnh lệnh, chỉ thị, thông tin được truyền đạt một cáchnhanh chóng, chính xác, lấp được khoảng cách giữa con người với con người;khoảng cách giữa kinh tế, kỹ thuật và cơ chế quản lý xã hội; giữa chủ trương, đườnglối, chính sách với đối tượng thực hiện Vòng tròn khép kín và mối quan hệ, tácđộng qua lại bởi thông tin nhiều chiều giữa Nhà nước, Đảng, chính quyền, các cấp
ủy, các phương tiện thông tin đại chúng và các tầng lớp xã hội có tác dụng thúc đẩy
xã hội tiến lên Đó chính là quá trình vận động tất yếu của truyền thông
* Xây dựng đảng và tổ chức xây dựng đảng
Xây dựng Đảng luôn là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng qua các giai đoạn, thời
kỳ phát triển Đặc biệt, từ khi thực hiện đường lối đổi mới, Đảng đã có nhiều chủtrương, nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng Đại hội VI của Đảng khẳng định:
“Phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm quyền lãnhđạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa” Đại hội IX đề ra nhiệm
vụ “xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu củaĐảng” Đại hội IX coi trọng xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụthen chốt, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Đảng, là nhân tốt bảođảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập khu vực và thếgiới, xây dựng và bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng của Đảng, của Tổ quốc
Trang 39Tại Đại hội X, Đảng ta tiếp tục xác định: “Phải tập trung làm tốt công tác xây dựng,chỉnh đốn đảng, tạo bước chuyển mới, làm cho Đảng ta ngày càng vững mạnh vềchính trị, tư tưởng, tổ chức; có đạo đức; có phương thức lãnh đạo khoa học” Đạihội XI của Đảng đã khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền,lãnh đạo Nhà nước và xã hội; Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị đồng thời là bộ phậncủa hệ thống ấy; Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhândân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Đại hội XII xác định: Xâydựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, được tiến hành toàn diện trên các mặt chính trị,
tư tưởng, tổ chức, đạo đức; thực hiện chính đốn Đảng để ngăn chặn, đẩy lùi suythoái, để Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng với vai trò lãnh đạo đấtnước trong tình hình mới
Xây dựng Đảng là công việc thường xuyên của Đảng nhằm bảo đảm Đảngluôn luôn mạnh mẽ về chính trị, tư tưởng và tổ chức; có năng lực lãnh đạo và sứcchiến đấu cao; xứng đáng là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dânlao động và của cả dân tộc Xây dựng Đảng là nhiệm vụ của toàn Đảng, của cả hệthống chính trị và của toàn dân, trong đó Đảng phải chủ động, thường xuyên chăm
lo tốt công tác xây dựng nội bộ Đảng trong sạch, vững mạnh
Xây dựng Đảng là quá trình tìm ra và hiện thực hóa các cơ chế xây dựng vàhoạt động của Đảng, làm cho Đảng ngày càng vững mạnh về phẩm chất, năng lực,trí tuệ và năng lực lãnh đạo, làm tròn vai trò tiên phong chính trị của giai cấp côngnhân, lãnh đạo xã hội phát triển toàn diện
Xây dựng Đảng là khoa học và nghệ thuật về sự lãnh đạo của Đảng đối với
xã hội, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội về những quy luật xâydựng nội bộ Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Trongđiều kiện có chính quyền, xây dựng Đảng là khoa học và nghệ thuật về nhữngnguyên tắc và phương pháp lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các tổ chứctrong hệ thống chính trị, về những nguyên tắc và phương pháp lãnh đạo của Đảngđối với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, tư tưởng, văn hóa, giáodục, khoa học, kỹ thuật, an ninh, quốc phòng và đối ngoại Đối với việc xây dựngnội bộ Đảng thì đó là nguyên lý về tư tưởng tổ chức, những nguyên tắc, tiêu chuẩn
Trang 40sinh hoạt Đảng và những cơ chế để thực hiện những nguyên tắc, tiêu chuẩn đó trongđiều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền.
Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Đảng Cộng sản Việt Nam… xây dựngĐảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nâng caonăng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sốngcòn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta hiện nay” Đến Đại hộiXII của Đảng, khái niệm về xây dựng Đảng được nhấn mạnh: “Tăng cường rènluyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng.Tập trung thực hiện mục tiêu: Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị,
tư tưởng, tổ chức và đạo đức”
Như vậy, xây dựng Đảng một cách toàn diện được hiểu là xây dựng Đảng vềchính trị; xây dựng Đảng về tư tưởng; xây dựng Đảng về tổ chức; xây dựng Đảng
về đạo đức
Xây dựng Đảng về chính trị là xây dựng Cương lĩnh chính trị, đường lốichiến lược cách mạng của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành độngcủa cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở Xây dựng Đảng về tư tưởng là hoạt động của
tổ chức đảng nhằm xác lập hệ tư tưởng, thiết chế tư tưởng, tạo sự thống nhất trongtoàn Đảng Nhiệm vụ của công tác xây dựng đảng về tư tưởng là làm cho tư tưởngcủa cán bộ, đảng viên phù hợp với tư tưởng của Đảng, thống nhất cao và tin tưởngvào đường lối, chủ trương của Đảng Xây dựng Đảng về tổ chức là xây dựng hệthống tổ chức; cơ cấu bộ máy của Đảng từ cấp ủy đến các ban đảng, từ cơ sở đếnTrung ương theo đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng; xây dựng đội ngũđảng viên, đội ngũ cán bộ; xác định đúng đắn mối quan hệ và phương thức lãnh đạocủa Đảng đối với Nhà nước và các đoàn thể nhân dân; xây dựng thể chế Đảng lãnhđạo Nhà nước và xã hội; bảo vệ chính trị nội bộ Đảng và xây dựng Đảng trong sạch,vững mạnh Xây dựng Đảng về đạo đức là công việc thường xuyên của các tổ chứcđảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị gắnvới chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tựdiễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu,