Không chỉ đối vớiViệt Nam mà đối với các nước trên thế giới, tham nhũng luôn là mối đe dọađối với sự phát triển của kinh tế - xã hội làm suy giảm lòng tin của nhân dânvào chính quyền vào
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tham nhũng là căn bệnh nguy hiểm của Nhà nước, của xã hội nó hiệndiện ở mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội nó tồn tại và phát triển khôngngừng, hàng ngày hàng giờ len lỏi vào mọi mặt của đời sống, nó làm phươnghại đến lợi ích của hầu hết công dân, cản trở sự phát triển bền vững của Nhànước, nguy hiểm hơn nó có thể làm sụp đổ cả một chế độ Không chỉ đối vớiViệt Nam mà đối với các nước trên thế giới, tham nhũng luôn là mối đe dọađối với sự phát triển của kinh tế - xã hội làm suy giảm lòng tin của nhân dânvào chính quyền vào pháp luật
Nhận rõ sự tác hại nguy hiểm của tệ tham nhũng, Đại hội đại biểu lầnthứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định: “nạn tham nhũng đang
là một nguy cơ trực tiếp quan hệ đến sự sống còn của hệ thống chính trị” bêncạnh đó cũng xác định rõ nhiệm vụ “phải tiến hành đấu tranh kiên quyết,thường xuyên và có hiệu quả chống nạn tham nhũng trong bộ máy nhà nước,trong các ngành, các cấp từ trung ương đến cơ sở” Trong nghị quyết Đại hộilần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “Nạn tham nhũng diễn ra nghiêmtrọng, kéo dài, gây bất bình trong nhân dân và là một nguy cơ lớn đe dọa sựsống còn của chế độ ta” Qua thực tiễn đấu tranh chống tệ tham nhũng tạinghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Tíchcực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng lãng phí là đòi hỏi bức xúccủa xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta, nhằm xây dựng một bộ máylãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy
cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta”
Khi nghiên cứu vấn đề tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng mộtvấn đề dễ nhận thấy đó là liên quan đến quá trình vận hành của bộ máy nhànước Một bộ máy nhà nước vững mạnh, được tổ chức chặt chẽ, hợp lý sẽ ít
cơ hội để tham nhũng phát triển Một nhà nước mạnh khi nó được tổ chức
Trang 2một cách hợp lý dựa trên nguyên tắc phân công quyền lực rõ ràng, hợp lý giữaquyền hành pháp, lập pháp và tư pháp Đó cũng chính là một đặc điểm, yêucầu trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền.
Như vậy, vấn đề phòng chống tham nhũng có mối liên hệ chặt chẽ vớivấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.Đây là hai vấn đề lớn, nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết trong công cuộc xâydựng nhà nước trong sạch, vững mạnh một nhà nước của dân, do dân, vì dân
Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Tham nhũng và vấn đề phòng, chống tham nhũng trong điều kiện kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay” nhằm góp phần nghiên cứu về vấn đề nêu trên ở nước ta
hiện nay
2 Mục đích của đề tài
Nêu ra vấn đề mối quan hệ giữa pháp luật phòng chống tham nhũngtrong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền tìm ra những phương hướnghoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa tạo ra bộ máynhà nước vững mạnh để loại trừ tận gốc nạn tham nhũng
Với mục đích đó, nhiệm vụ chính của luận văn là:
Khái niệm, nhận diện hành vi tham nhũng từ góc độ văn hóa và góc độpháp luật Pháp luật về phòng chống tham nhũng qua các thời kỳ
Phân tích những quan tư tưởng, điểm của chủ đạo của Chủ tịch Hồ ChíMinh, của Đảng và của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng Đặt cuộcchiến chống tham nhũng trong mối quan hệ với việc xây dựng Nhà nước phápquyền từ đó rút ra mối quan hệ biện chứng giữa hai vấn đề mà Đảng và Nhànước ta đang nỗ lực xây dựng và hoàn thiện
Đưa ra một số kiến nghị về các giải pháp phòng, chống tham nhũngtrong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay phù hợpvới tình hình chính trị, kinh tế và xã hội ta trong giai đoạn phát triển hiện nay
Trang 33 Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài, phương pháp nghiên cứu cơ bản mà luận văn sửdụng là phương pháp tổng hợp, thống kê, nghiên cứu và phân tích các vănkiện của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta để làm rõ những quan điểm điểmcủa Đảng trong việc phòng, chống tham nhũng đặt nó trong mối quan hệ vớiviệc xây dựng Nhà nước pháp quyền
Luận văn cũng sử dụng các tác phẩm, bài viết, nói chuyện của ChủTịch Hồ Chí Minh các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trong
và ngoài nước về phòng, chống tham nhũng
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duyvật lịch sử, phương pháp logic và phương pháp so sánh để làm sáng tỏ một sốvấn đề, nội dung của Luận văn
4 Tình hình nghiên cứu đề tài.
Trong những năm gần đây, nhiều văn kiện, nghị quyết của Đảng vàNhà nước, nhiều bài viết, phát biểu của đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nướctại các diễn đàn, hội nghị đã thể hiện quan điểm về nạn tham nhũng và vấn đềphòng chống tham nhũng cũng như vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền.Đây là định hướng cơ bản và quan trọng để xây dựng một bộ máy nhà nướckhoa học, hợp lý để đẩy lùi, tiến tới loại trừ nạn tham nhũng ra khỏi đời sống
xã hội
Trên thực tế hiện nay cũng đã có không ít những công trình khoa học,bài viết liên quan đến vấn đề này song mỗi công trình, mỗi bài viết đề cập ởnhững khía cạnh khác nhau Bên cạnh đó cũng có thể thấy mỗi một giai đoạnphát triển kinh tế - xã hội khác nhau thì mục tiêu, biện pháp … để phòng,chống tham nhũng cũng có những điểm khác biệt nhất định Một số côngtrình nghiên cứu đề cập vấn đề tham nhũng và các biện pháp phòng, chốngtham nhũng như: Một số vấn đề cơ bản về phòng ngừa và chống tham nhũng,
Trang 4NXB Tư pháp năm 2004; Một số vấn đề về tệ nạn tham nhũng và những nộidung cơ bản của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 NXB Chính trịQuốc gia nam 2006; Tệ quan liêu, lãng phí và một số giải pháp phòng, chốngNXB Chính trị Quốc gia nam 2006; Tham nhũng nhận diện từ các khía cạnhpháp lý và cơ sở pháp lý mới GS,TS Đào Trí Úc Viện trưởng Viện Nhà nước
và pháp luật Tạp chí Cộng sản số 2 -1997; Tăng cường công tác kiểm tra củaĐảng góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng GS.TS.Nguyễn Thị Doan
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ươngĐảng Tạp chí Cộng sản số 12 - 2002.; Kiên quyết đấu tranh chống bệnh quanliêu và đẩy lùi nạn tham nhũng trong Bộ máy Đảng, Nhà nước ta Võ ChíCông nguyên ủy viên Bộ Chính trị Tạp chí Cộng sản số 16- 2002; Tiếp tụcthực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn liền vớicải cách hành chính nhà nước, đẩy lùi một bước tình trạng tham nhũng, lãngphí, tệ nạn xã hội Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh bế mạcHội nghị lần thứ 4 BCH Trưng ương Đảng khóa IX.Tạp chí Cộng sản số 23 –2001; Một số nguyên nhân trực tiếp của tệ tham nhũng Tạ Xuân Đại Phótrưởng Ban tổ chức Trung ương Đảng Tạp chí Xây dựng Đảng số 9 – 2003;Chống tham nhũng – thước đo phẩm chất người cán bộ, đảng viên; Quách LêThanh ủy viên trưng ương Đảng – Tổng thanh tra Nhà nước; Phòng, chốngtham nhũng trong tình hình hiện nay, Tiến sỹ Nguyễn Minh Đoan Đại họcLuật Hà Nội Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 2 – 2004…
5 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của Luận văn gồm có 3 chươngđược bố cục như sau:
Chương 1 Một số vấn đề về tham nhũng
Chương 2 Pháp luật về phòng chống tham nhũng trong điều kiện xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Trang 5Chương 3 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật phòng, chống tham
nhũng ở nước ta hiện nay
Trang 6Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THAM NHŨNG
1.1 Khái niệm.
1.1.1 Khái nhiệm về tham nhũng.
Tham nhũng là một khái niệm không mới, nó gắn bó chặt chẽ với sựtồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước Xét về mặt lý luận thì không thể cónạn tham nhũng tách dời khỏi bộ máy nhà nước, khỏi bộ máy cai trị, quản lý.Tham nhũng được xem như là căn bệnh đồng hành đặc trưng của mọi nhànước, nó được xem như khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, là căn bệnh khóthể tránh khỏi của các chế độ Hình thức, tính chất, mức độ và phương thứctham nhũng khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội
Tham nhũng là hiện tượng mà không ai có thể phủ nhận về sự tồn tạicũng như tác hại của nó đối với nhà nước, đối với xã hội Tuy nhiên khinghiên cứu về vấn đề tham nhũng vẫn chưa có một định nghĩa chung nhất và
cụ thể về tham nhũng Những hình thức, hành vi tham nhũng phụ thuộc vàotình hình kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia cũng như sự phát triểncủa nó ở từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử khác nhau Sau đây xin nêu ra một sốkhái niệm về tham nhũng ở một số nước trên thế giới
Tại Đức, theo từ điển bách khoa của Đức thì “tham nhũng là hiện tượng
mất phẩm chất, hối lộ, đút lót, thường xảy ra đối với công chức có quyềnhành”
Tại Áo: tham nhũng là hiện tượng lừa đảo, hối lộ, bóc lột.
Tại Thụy sỹ, theo từ điển bách khoa của Thụy sỹ thì “tham nhũng là
hậu quả nghiêm trọng của sự vô tổ chức của tầng lớp có trách nhiệm trong bộmáy nhà nước Đó là hành vi vi phạm để phục vụ lợi ích cá nhân” Cũng tạiThụy sỹ, người ta chia tham nhũng thành tham nhũng lớn và tham nhũngnhỏ.Tham nhũng lớn thường xuất phát từ các chính sách, quyết định quan
Trang 7trọng của cơ quan nhà nước trong việc sử dụng công quỹ nhà nước, nhữngloại tham nhũng này về số lượng không nhiều nhưng thường gây thiệt hại lớn
về kinh tế Tham nhũng nhỏ là những hành vi của công chức có chức vụkhông cao trong bộ máy chính quyền với lợi ích thu được không lớn Tuy táchại của nó không lớn về mặt kinh tế nhưng xét về số lượng thì nó xảy ra kháphổ biến, thường xuyên ảnh hưởng trực tiếp đến mọi tầng lớp dân cư từ đólàm méo mó, mất lòng tin của nhân dân vào cơ quan nhà nước, vào chế độ
Tổ chức Minh bạch quốc tế (IE) một tổ chức phi chính phủ đi tiênphong trong công cuộc phòng chống tham nhũng trên toàn cầu định nghĩa
“tham nhũng là bao gồm hành vi vi phạm của công chức trong khu vực công,
dù là chính trị gia hay công chức dân sự, trong đó họ làm giàu một cáchkhông đúng đắn hoặc bất hợp pháp cho bản thân hay cho người thân của mìnhbằng cách lạm dụng quyền lực công đã giao cho họ” Theo Ngân hàng pháttriển châu Á (ADB) “tham nhũng là sự lạm dụng chức vụ công hoặc tư để tưlợi”
Tham nhũng là một thuật ngữ rất quen thuộc thường được đề cập đếntrên các phương tiện thông tin đại chúng và được sử dụng rộng rãi trong nhândân nhưng vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau về tham nhũng Theo từ điểntiếng việt, “tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân đểlấy của” hoặc theo tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tra nhquốc tế chống tham nhũng (năm 1969) thì tham nhũng được định nghĩa đơngiản, theo một phạm vi hẹp, đó là “sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợiriêng”v.v Tuy có nhiều khái niệm khác nhau, tuy nhiên nhìn chung có hailoại khái niệm phổ biến nhất về tham nhũng như sau:
Theo nghĩa rộng: bao gồm mọi hành vi của bất kỳ người nào có chức
vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ,quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụlợi Chủ thể của hành vi tham nhũng có thể là cán bộ, công chức, viên chức
Trang 8hoặc người khác thuộc khu vực nhà nước (cơ quan nhà nước, công ty nhànước, tổ chức chính trị…) nhưng không phải là cán bộ, công chức, viên chức;chủ thể của hành vi tham nhũng có thể là người thuộc khu vực tư nhân.
Theo nghĩa hẹp: và cũng là theo khái niệm của pháp luật Việt Nam
được quy định (Luật phòng, chống tham nhũng), thì tham nhũng là hành vicủa người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi;người có chức vụ, quyền hạn ở những người trong khu vực nhà nước, tức là ởcác cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị hay nói cách khác là cơquan, tổ chức đơn vị, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhànước
Việc phân loại như vậy là nhằm đảm bảo cho cuộc đấu tranh chốngtham nhũng trong một giai đoạn nhất định tập trung vào nhứng hành vi thamnhũng xảy ra phổ biến nhất, bảo đảm tính trọng tâm, trọng điểm, góp phầnnâng cao hiệu quả trong đấu tranh chống tham nhũng Đồng thời, việc giớihạn như vậy cũng nhằm đảm bảo để các biện pháp phòng, chống tham nhũngnhư kê khai tài sản, công khai, minh bạch… chỉ áp dụng đối với các đối tượngcông chức khu vực nhà nước, chứ không áp dụng đối với các đối tượng khácthuộc khu vực ngoài nhà nước Nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vìviệc áp dụng các biện pháp trên có thể xâm phạm tới quyền tài sản của côngdân, quyền bí mật trong kinh doanh, quyền cạnh tranh…dẫn đến hạn chế cácnguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Đối với khu vực kinh
tế ngoài nhà nước, khi có vụ việc xảy ra thì đã có đủ pháp luật để điều chỉnhnhư Bộ luật hình sự về một số tội xâm phạm về sở hữu Bên cạnh đó, cũng cótrường hợp người có chức vụ, quyền hạn trong các tổ chức, doanh nghiệpthuộc khu vực ngoài nhà nước câu kết, móc nối với những người thoái hóa,biến chất trong khu vực nhà nước hoặc lợi dụng ảnh hưởng của những ngườinày để trục lợi; nhưng trong những trường hợp đó, họ đã trở thành đồng phạm
Trang 9khi những người có hành vi tham nhũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự Dovậy, Luật phòng, chống tham nhũng đã không mở rộng khái niệm này.
Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, cùng với việc nước ta trở thành thànhviên chính thức của WTO từ tháng 11 năm 2006 và cùng với sự tồn tại củanhiều hình thức sở hữu, nhất là trong quá trình sản xuất kinh doanh, các quanniệm về “khu vực công” và “khu vực tư” ngày càng trở nên khó phân biệt.Thêm vào đó việc xã hội hóa một số ngành, việc chuyển giao một số côngviệc trước kia thuộc về nhà nước cho các khu vực không phải của nhà nước,quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước… đã khiến cho quan niệm về
“công” và “tư” lại càng trở nên khó xác định Xét cho cùng thì tham nhũng là
sử dụng quyền lực “công” để phục vụ cho lợi ích “tư” nhưng khái niệm
“công” cần phải được mở rộng hơn trước Nếu như trước đây khái niệm “củacông” đồng nghĩa với “của nhà nước” thì nay khái niệm này phải được hiểu là
“của chung” Chính vì vậy mà chúng ta cần nghiên cứu và đưa ra một cơ chếphù hợp với yêu cầu mới của cuộc đấu tranh chống tham nhũng Có thể hiệnnay vấn đề này còn chưa gay gắt nhưng chắc chắn trong thời gian tới với sựphát triển của nền kinh tế thị trường thì vấn đề chống tham nhũng trong cáckhu vực ngoài nhà nước sẽ là tất yếu
1.1.2 Tham nhũng nhìn từ góc độ văn hóa.
Tham nhũng từ trước đến nay phần nhiều được nghiên cứu với tínhcách là một hiện tượng pháp lý Tuy nhiên trong những năm gần đây, thamnhũng ngày càng có tính chất phổ biến và tràn lan, không chỉ còn là một cănbệnh của bộ máy nhà nước mà đã lây sang cả quan niệm và cung cách ứng xửcủa của xã hội Chính vì vậy nó cần được nghiên cứu dưới khía cạnh văn hóa
để tìm thấy sự tác động cần thiết, nhất là để đưa ra các giải pháp phòng ngừatham nhũng có hiệu quả
1.1.2.1 Văn hóa và sự cần thiết phải tiếp cận vấn đề tham nhũng từ góc độ văn hóa.
Trang 10Văn hóa là một khái niệm có nội hàm rộng và được tiếp cận dưới nhiềugóc độ khác nhau Tuy nhiên, dù tiếp cận dưới góc độ nào thì văn hóa vẫnđược nhìn nhận với ý nghĩa cơ bản của nó, đó là “sự giáo hóa qua vẻ đẹp củanhững giá trị, sự vun trồng tinh thần theo chuẩn mực thẩm mỹ chân – thiện –mỹ” Văn hóa chứa đựng tính nhân văn sâu sắc, trở thành chuẩn mực cái đẹp
và là nguồn nuôi dưỡng, phát triển, hoàn thiện con người, nâng cao chấtlượng cuộc sống của con người
Văn hóa (dưới tư cách văn hóa của mỗi cá nhân hay văn hóa của mộtcộng động, dân tộc – môi trường văn hóa) có tác động mạnh mẽ đến sự hìnhthành nhân cách, tâm hồn, phẩm chất của mỗi con người và nâng cao hiệu quảhoạt động của họ, cả trong lĩnh vực sản xuất vật chất và lĩnh vực tinh thần Sựtác động đó không mang tính trực tiếp, tức thời mà là một quá trình lâu dàinhưng bền vững Sự hấp thụ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa có thể ví nhưmảnh đất tốt để nuôi dưỡng tình thương , tinh thần trách nhiệm, ý thức vìcộng đồng, là cơ sở vững chắc để con người có hành vi xử sự đúng đắn, tránh
xa mọi biểu hiện tiêu cực, trong đó có tham nhũng Ngược lại, sự nhận thứclệch lạc về các giá trị chuẩn mực, sự tha hóa trong lối sống…sẽ là nhữngnguyên nhân mang tính tất yếu của tham nhũng, hối lộ và nhiều hiện tượngtiêu cực khác Vì vậy, việc nghiên cứu về tệ nạn tham nhũng rất cần phảiđược nhìn nhận dưới góc độ văn hóa, để có thể tìm hiểu một cách sâu sắcnhững nguyên nhân của nó, lý giải sự tác động của yếu tố con người và nhữngvấn đề về môi trường, đạo đức, lối sống…với tư cách là những yếu tố giữ vaitrò quyết định trong việc hình thành và phát triển của các hành vi tham nhũng,tìm ra những cơ chế hiệu quả và lâu dài hơn nhằm phòng, chống sự phát triểncủa nó trong thực tế đời sống
1.1.2.2 Đặc trưng, nguồn gốc và hậu quả của tham nhũng – nhìn từ góc độ văn hóa.
Đặc trưng của tham nhũng nhìn từ góc độ văn hóa.
Trang 11Nghiên cứu tham nhũng từ góc độ kinh tế, nhiều tác giả đã đề cập đếncác đặc trưng của nó như: tinh vi, kín đáo, khó phát hiện, phạm vi hoạt động
đa ngành, đa lĩnh vực, tính chất quốc tế hóa … Dưới góc độ văn hóa, thamnhũng được nhận biết với một số đặc trưng quan trọng đó là tính lịch sử, tính
hệ thống và tính phi văn hóa
– Thứ nhất, về tính lịch sử, tham nhũng là hiện tượng xã hội thuộc
phạm trù lịch sử, gắn liền với sự ra đời, phát triển của nhà nước và quyền lựcnhà nước, tồn tại ở mọi chế độ với những mức độ khác nhau
– Thứ hai, về tính lịch sử, tham nhũng thường không bao giờ là một
hành vi mang tính nhất thời mà thường được thực hiện nhiều lần, trong nhiềuthời điểm với nhiều hình thức khác nhau
– Thứ ba, về tính phi văn hóa, tham nhũng là hành vi vụ lợi cá nhân,
hậu quả trực tiếp mà tham nhũng gây nên là hậu quả về mặt kinh tế Tuynhiên, xét dưới góc độ văn hóa, có thể coi đây là một hành vi phi văn hóa, bởi
lẽ nó đi ngược lại với những quy tắc, chuẩn mực về đạo đức, trách nhiệmcông vụ, những giá trị văn hóa đã được mọi người thừa nhận
Nguồn gốc của tham nhũng
Từ góc độ văn hóa, có thể nhận thấy một số vấn đề sau đây thuộc vềnguồn gốc của tham nhũng:
– Chủ nghĩa cá nhân, lối sống coi trọng vật chất và tệ nạn tham nhũngQuá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh giao lưu văn hóavới các quốc gia trên thế giới đã làm cho tư tưởng, văn hóa và lối sốngphương tây xâm nhập vào Việt Nam Bên cạnh những mặt tích cực thì kèmtheo đó là những tác động tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ,thực dụng Tâm lý hưởng thụ vật chất chế ngự ý thức quan tâm đến các giá trịtinh thần như lương tâm, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự trọng…, do đó, đãchi phối hành vi của con người, trở thành căn nguyên làm nảy sinh những
Trang 12hành vi nhũng nhiễu để thỏa mãn lợi ích cho cá nhân, biến tài sản công thànhtài sản cá nhân mà không quan tâm đến những tác hại do hành vi của mìnhgây ra đối với lợi ích chung.
– Sự tha hóa, biến chất và tham nhũng
Cùng với những ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng còn bắtnguồn từ chính sự tha hóa, biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, côngchức, những người giữ vị trí lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp…
– Vấn đề nhận thức và tệ nạn tham nhũng
Một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn tới việc phát sinh thamnhũng đó là sự nhận thức phiến diện, không đầy đủ về tham nhũng cũng nhưtác hại của nó Nguyên nhân này làm cho tham nhũng ngày càng bám sâu vàocác thiết chế quyền lực và càng khó khắc phục hơn
– Một số vấn đề văn hóa hiện nay và tệ nạn tham nhũng
Khi nghiên cứu về văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt
là văn hóa trong quản lý, điều hành, các nhà nghiên cứu đã phát hiện và nêulên một số vấn đề có liên quan đến việc hình thành và phát triển của tệ nạntham nhũng Các vấn đề này được khái quát trong một số “thuật ngữ” như:chủ nghĩa “thân quen”, tâm lý “ngại đấu tranh”, “dĩ hòa vi quý”, văn hóa “quàbiếu”…Chính những vấn đề này đã làm cho mọi mối quan hệ liên quan đếnlợi ích chung, khi tiến hành những công việc thuộc nhiệm vụ, công vụ khôngđược giải quyết dựa trên cơ sở pháp luật, theo đúng quy định của pháp luật;những hành vi sai trái không bị trừng trị nghiêm khắc Pháp luật dường như bị
vô hiệu hóa và người ta không có thói quen dung pháp luật để bảo vệ lợi íchchính đáng của mình, không đấu tranh đến cùng chống lại những biểu hiệntiêu cực Những yếu tố đó tạo nên một môi trường nuôi dưỡng cho các hànhtham nhũng, làm nhụt ý chí đấu tranh chống tham nhũng, khiến cho thamnhũng càng có cơ hội hoành hành
Trang 13Hậu quả của tham nhũng đối với văn hóa.
Nhìn từ góc độ văn hóa, chúng ta có thể thấy rằng, bên cạnh việc gây ranhững thiệt hại to lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của quốc gia,
tệ nạn tham nhũng còn để lại những hậu quả lâu dài về mặt xã hội Thamnhũng đang được coi là một trong những nguy cơ cản trở tăng trưởng kinh tế,tăng khoảng cách giàu nghèo và bất công xã hội, suy giảm lòng tin của nhândân…Tham nhũng làm thay đổi, thậm chí còn làm đảo lộn những giá trịchuẩn mực đạo đức xã hội, làm vẩn đục các quan hệ xã hội Tham nhũng lànguyên nhân gây nên những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và sự daođộng trong tư tưởng của không ít cán bộ và nhân dân, làm biến đổi nhữngchân giá trị đã được thừa nhận trong đời sống xã hội, tác động tiêu cực đối vớiviệc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
1.1.2.3 Vấn đề phòng, chống tham nhũng – nhìn từ góc độ văn hóa.
Dưới góc độ văn hóa việc phòng, chống tham nhũng bằng những giảipháp về văn hóa, từ góc độ văn hóa chính là sự phòng, chống tham nhũng “từxa”, tuy không trực tiếp và tức thời nhưng cũng không kém phần hiệu quả, do
đó, cần được quan tâm vận dụng nhiều hơn nữa trong thực tiễn Chính vì vậy,khi tiến hành cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng cần lưu ý một số vấn
đề mang tính quan điểm sau đây:
– Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh để tăng cường sức đề khángcủa cá nhân và xã hội đối với tham nhũng, tạo dư luận lên án hành vi thamnhũng, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng xã hội trong cuộc đấutranh phòng, chống tham nhũng
– Quan tâm xây dựng văn hóa trong đội ngũ cán bộ, lãnh đạo Nhà nước
và doanh nghiệp; đặc biệt là quan tâm xây dựng văn hóa Đảng
Trang 14– Tiến hành cuộc điều tra về lối sống của đội ngũ lãnh đạo, trên cơ sở
đó, xây dựng bộ quy tắc đạo đức đối với người có chức vụ, quyền hạn trong
bộ máy nhà nước và doanh nghiệp
1.1.3 Pháp luật chống tham nhũng thời kỳ phong kiến
1.1.3.1 Thời kỳ nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần
Thông qua những tài liệu ít ỏi về lịch sử thời kỳ này có thể nhận thấy,quan niệm về tham nhũng thời kỳ này tuy mới sơ khai nhưng đã liệt kê rađược một số hành vi cụ thể, bao gồm cả hành vi lấy tài sản công, lợi dụngchức vụ để lấy tài sản của nhân dân, lợi dụng việc công, lợi dụng quyền thế đểmưu lợi riêng Về việc xử lý đối với các hành vi tham nhũng cũng cho thấyrất nghiêm khắc ai vi phạm đều bị liệt vào tội hình Một kinh nghiệm rất hay
là quy định về định về định kỳ kiểm tra lại việc thực hiện chức trách của quanlại, nếu ai không có lỗi thì sẽ được thăng tiến và quy định thưởng cho người
tố cáo hành vi làm quyền của quan lại trong việc thu thuế quá quy định
1.1.3.2 Thời kỳ Hậu Lê.
Tiếp nối các quan niệm và kinh nghiệm chống tham nhũng của thời kỳtrước, quan niệm về tham nhũng đã có những bước phát triển Tuy nhiên cóthể nhận thấy rằng ở thời kỳ này quan niệm về tham nhũng vẫn chưa có sựkhái quát vẫn chỉ quy định mang tính mô tả cụ thể từng hành vi lợi dụng chức
vụ quyền hạn để mưu lợi cá nhân trong mối quan hệ với nhân dân hoặc vớicông quỹ Nhà nước Song so với thời trước quan niệm về tham nhũng thời kỳnày đã tiếp cận đúng bản chất của hành vi tham nhũng, chúng ta có thể nhậnthấy rõ điều này qua sự điều chỉnh pháp luật với việc dành nhiều quy địnhtrong chương Đoán ngục (xử án) của Bộ luật Hồng Đức để điều chỉnh cáchành tham nhũng trong hoạt động tư pháp - một lĩnh vực phổ biến xảy ra cáchành vi tham nhũng Cùng với sự phát triển của quan niệm về tham nhũng thìcác biện pháp và hình thức chống lại các hành vi này cũng được triều đại thời
kỳ này quan tâm từ việc xử phạt nghiêm minh trực tiếp các hành vi lợi dụng
Trang 15chức quyền để mưu lợi cá nhân cho đến các biện pháp gián tiếp như việc giáodục đội ngũ quan lại.
1.1.3.3 Thời kỳ nhà Nguyễn.
Quan niệm về tham nhũng thời kỳ này ngày càng sát hơn với bản chấtcủa hành vi lợi dụng chức quyền để mưu lợi cá nhân Tuy vẫn chưa có sự kháiquát hóa cao hành vi “tham nhũng”, nhưng những dạng thức cụ thể của hành
vi này so vời thời kỳ trước đã được bổ sung đầy đủ hơn
Điều đặc biệt của thời kỳ này đã nhận thức rõ được tệ tham nhũng, hối
lộ là căn bệnh đồng hành cùng đội ngũ quan lại, thấy rõ được tác hại của vấn
đề này; từ đó tìm ra những nguyên nhân mang tính bản chất của việc phát sinhcác hành vi này và đưa ra biện pháp khắc phục Về việc xử lý đối với cáchành vi tham nhũng, thời kỳ này vẫn tiếp tục chính sách coi đây là tội hình vàtrừng trị rất nghiêm khắc đối với những viên quan nào có hành vi thamnhũng
1.1.4 Các dấu hiệu đặc trưng, nguồn gốc và nguyên nhân của hành
vi tham nhũng - nhìn từ góc độ pháp luật.
1.1.4.1 Các dấu hiệu đặc trưng của tham nhũng.
Như phần trên đã phân tích không chỉ ở nước ta mà ngay cả trên thếgiới cũng còn có các khái niệm khác nhau về tham nhũng Và tương ứng vớimỗi loại khái niệm thì cũng có nhứng dấu hiệu của tham nhũng cũng khácnhau Do đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội … của mỗi quốc gia khác nhaudẫn đến các khái niệm có khác nhau về phạm vi, mức đô, hành vi Tuy nhiên
về cơ bản các loại khái niệm đều thống nhất với nhau về ba đặc trưng sau:
– Vị trí công tác, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
– Sự lợi dụng vị trí đó;
– Có mục đích vụ lợi (cho mình hoặc cho ngưòi khác)
Trang 16Phân tích khái niệm “tham nhũng” theo quy định của pháp luật ViệtNam, có thể thấy tham nhũng có các đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn.
Đặc điểm của tham nhũng là người có hành vi này phải là người cóchức vụ quyền hạn Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, côngchức, viên chức; Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòngtrong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp
vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộcCông an nhân dân; Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhànước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nướctại doanh nghiệp; Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạntrong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó (khoản 3 Điều 1 Luật Phòng chốngtham nhũng)
Nhìn chung, những đối tượng này có những đặc điểm đặc thù so vớicác nhóm đối tượng khác, như họ thường là những người có quá trình côngtác và có uy tín xã hội nhất định và thậm trí có cả thế mạnh về kinh tế Chínhnhững đặc điểm này của chủ thể hành vi tham nhũng chính là yếu tố gây khókhăn cho việc phát hiện, điều tra, xét xử hành vi tham nhũng
Thứ hai, chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi là đặc trưng thứ hai của thamnhũng Trong hành vi tham nhũng thì kẻ tham nhũng phải là người sử dụngchức vụ quyền hạn của mình như một phương tiện để mang lại lợi ích chomình hoặc cho gia đình mình hoặc cho người khác Đây cũng là một yếu tốrất cơ bản để xác định hành vi tham nhũng Một người có chức vụ, quyền hạnnhưng không lợi dụng chức vụ quyền hạn đó thì không thể coi đó là hành vitham nhũng Tuy nhiên, không phải mọi hành vi của người có chức vụ, quyềnhạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi đều được coi là hành vi thamnhũng Ở đây có sự giao thoa giữa hành này với hành vi phạm tội khác do vậy
Trang 17cần lưu ý khi phân biệt hành vi tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luậtkhác.
Thứ ba , động cơ, mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi.
Hành vi tham nhũng là hành vi có động cơ, mục đích Mục đích củahành vi tham nhũng phải là mục đích vụ lợi Nếu chủ thể thực hiện hành vimột cách vô tình thì hành vi đó không phải là hành vi tham nhũng Vụ lợi ởđây phải được hiểu là lợi ích “vật chất” lợi ích “phi vật chất” mà người cóchức vụ, quyền hạn đã đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi thamnhũng Như vậy, trong hành vi tham nhũng, không bắt buộc chủ thể thamnhũng phải đạt được lợi ích rồi mà lợi ích này có thể sẽ hình thành trongtương lai
Liên quan đến yếu tố vụ lợi có thể thấy một trong những hạn chế củapháp luật hiện nay là trong đa số các trường hợp chỉ nhằm vào những lợi íchvật chất mà những kẻ tham nhũng đạt được để từ đó đánh giá tính chất, mức
độ nguy hiểm của hành vi, trên cơ sở đó để quyết định hình phạt Lợi ích vậtchất hiện nay trong cơ chế thị trường có con đường đi hết sức phức tạp, nếuchỉ căn cứ vào những tài sản phát hiện hoặc thu hồi được để đánh giá lợi ích
mà kè tham nhũng đạt được thì sẽ là không đầy đủ (trong các tội danh đượcquy định trong Bộ luật Hình sự thì việc xác định giá trị tài sản tham nhũngđều được tính ra tiền để xác định mức độ nguy hiểm và quyết định hình phạt).Hơn nữa lợi ích vật chất và tinh thần (phi vật chất) đan xen rất khó phân biệt.Chẳng hạn sử dụng vật chất để tạo ra những lợi ích tinh thần làm tiền đề choviệc vụ lợi những lợi ích vật chất sau này
1.1.4.2 Nguồn gốc của tham nhũng
Khi nghiên cứu khái niệm và đặc trưng của tham nhũng, chúng ta biểuhiện cơ bản của vấn đề này là quyền lực và lợi ích cá nhân, hay nói cách kháctham nhũng luôn gắn với quyền lực và lợi ích cá nhân Qua nhiên cứu về
Trang 18tham nhũng ở Việt Nam cũng như trên thế giới qua các thời kỳ lịch sử có thểnhận thấy:
– Tham nhũng là một hiện tượng xã hội gắn liền với sự xuất hiện chế
độ tư hữu, sự hình thành giai cấp và sự ra đời, phát triển của bộ máy nhànước, quyền lực nhà nước và các quyền lực công cộng khác
– Cùng với sự phát triển của các hình thái Nhà nước thì kinh tế thịtrường và sự can thiệp của Nhà nước là những tiền đề khách quan quan trọnglàm cho nạn tham nhũng phát triển
– Vấn đề lợi ích cá nhân là yếu tố chủ quan dẫn đến tham nhũng Khiyếu tố lợi ích kết hợp với sự tha hóa, biến chất, xuống cấp về đạo đức củanhững người có chức vụ, quyền hạn
Từ đó có thể thấy rằng tham nhũng tồn tại ở mọi chế độ với những mức
độ khác nhau Chừng nào còn nhà nước và các hình thức quyền lực chính trị
bị tha hóa bởi thói tham lam, ích kỷ thì còn xảy ra tham nhũng Có thể cotham nhũng là căn bệnh bẩm sinh của quyền lực Nhận thức như vậy khôngđồng nghĩa với việc coi tham nhũng là điều đương nhiên phải chấp nhận trong
bộ máy nhà nước mà để chúng ta có nhận thức rõ ràng về nguy cơ tiềm tàngcủa nó trong hoạt động của bộ máy nhà nước từ đó có các biện pháp để “ngănchặn tiến tới đẩy lùi” tệ nạn này
1.1.4.3 Nguyên nhân của tham nhũng
Nếu coi nguyên nhân là những yếu tố trực tiếp dẫn đến phát sinh hành
vi tham nhũng thì có thể coi nguyên nhân của tham nhũng gồm ba yếu tố sau:(1)Lòng tham; (2)Quyền lực; (3) Những điều kiện về cơ chế thiếu chặt chẽhoặc sự kiểm soát lỏng lẻo Có lòng tham nhưng không có quyền lực thìmuốn cũng cũng không thể tham nhũng; có quyền lực nhưng quyền lực đóđược trao cho những người có tâm và đức, hy sinh vì lợi ích chung, vì nước,
vì dân thì cũng không dẫn đến tham nhũng; có quyền lực, có lòng tham nhưng
Trang 19việc thực hiện quyền lực được kiểm soát chặt chẽ thì dù muốn cũng không thểtham nhũng Với phương châm “bốn không” (làm cho công chức không thể,không muốn, không muốn, không cần và không dám tham nhũng trong chiếnlược chống tham nhũng của Singapore thực ra xuất phát từ việc đánh giá cácnguyên nhân của tham nhũng như đã nêu trên) Mặc dù coi đó là ba yếu tố cơbản dẫn đến hành vi tham nhũng nhưng cũng phải thấy rằng các yếu tố nàycùng tồn tại và biểu hiện khác nhau trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước cụthể, thậm trí từng giới, từng độ tuổi cũng khác nhau Việc nhận diện thamnhũng và nguyên nhân tham nhũng trong từng lĩnh vực cụ thể là hết sức quantrọng trước khi đưa ra các “phương thuốc” để điều trị căn bệnh này.
1.2 Thực trạng, nguyên nhân và tác hại của tệ tham nhũng tại Việt Nam.
1.2.1 Thực trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay
1.2.1.1 Thực trạng tham nhũng và những khó khăn trong việc đánh giá thực trạng tham nhũng hiện nay.
Hiện nay, tham nhũng cùng với lãng phí gây thiệt hại lớn về tài sản củaNhà nước, làm băng hoại đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên; xâmhại trực tiếp công lý và công bằng xã hội, xói mòn lòng tin của nhân dân, làmột trong những nguy cơ đe dọa sự sống còn của Đảng và chế độ ta
Nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng và những hậu quả nguy hại củatham nhũng, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp đấu tranhnhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng và đã đạt đượcnhững kết qủa ban đầu Tuy nhiên, nạn tham nhũng vẫn diễn ra hết sức phổbiến, có nguy cơ lan tràn ở mọi ngành, mọi cấp Thậm trí tham nhũng đã ănsâu vào tư duy và tác phong làm việc hàng ngày của một số cán bộ, côngchức, làm giảm hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước, gây bức xúc trongnhân dân Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảngkhóa IX nêu rõ “Điều làm cho nhân dân còn nhiều bất bình, bức xúc nhất hiện
Trang 20nay là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chínhtrị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn rấtnghiêm trọng, kỷ cương phép nước nhiều việc, nhiều lúc còn chưa nghiêm”[8,tr.3] Mới đây, hội nghị lần thứ 3, Ban chấp hành Trung ương Đảng CộngSản Việt Nam đã ra Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã nhận định “Tham nhũng, lãngphí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực vớiphạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sútlòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong củaĐảng và chế độ ta”[7,tr.12] Đã đến lúc chúng ta phải nhận thức đầy đủ tínhchất, mức độ, những tác hại và những quyết tâm chính trị thành những biệnpháp cụ thể để ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn này.
1.2.1.2 Đánh giá chung tình hình tham nhũng từ góc độ kinh tế - xã hội và pháp luật.
Trước hết có thể nói một cách khái quát rằng tình trạng tham nhũnghiện nay đang trong chiều hướng phát triển và đã trở thành một trong bốnnguy cơ đe doạ sự tồn vong của chế độ Trước kia, tham nhũng chỉ dừng lạinhư những hành vi tiêu cực của một số ít cán bộ đảng viên hư hỏng, thoái hóabiến chất, những hành vi mang tính chất nhỏ lẻ của những người trực tiếpquản lý tiền, tài sản nhà nước Cho nên những năm trước 1990 chúng takhông mấy khi sử dụng khái niệm “tham nhũng”, một khái niệm chỉ nhữngviệc “tham ô, hối lộ” lan tràn đến mức trở thành một tệ nạn, một căn bệnh của
bộ máy nhà nước Khi đó tham nhũng mới chỉ dừng ở mức độ những “hiệntượng” Đấu tranh chống tham nhũng lúc đó thường đặt chung trong đấu tranh
“quan liêu, tham ô, lãng phí” và thường được gọi chung là đấu tranh chống
“tiêu cực”
Từ đầu năm 1990 với sự chuyển mình của đất nước từ cơ chế kinh tếtập trung sang nền kinh tế thị trường đời sống kinh tế đã có những bước phát
Trang 21triển Cùng với nó tham nhũng đã phát triển đến mức báo động không chỉ lànhững hiện tượng nhỏ lẻ đáng phê phán mà đã trở thành tệ nạn và được nhìnnhận như một vấn đề quan trọng cần phải giải quyết trong họat động của bộmáy nhà nước Tham nhũng có trong mọi lĩnh vực, trong cả công tác tổ chứccán bộ, lĩnh vực công tác tưởng chừng không có chỗ cho tham nhũng, đó làtình trạng chạy chức, chạy quyền, mua quan, bán chức Tình hình tham nhũng
đã được đánh giá chính thức trong các văn bản của Đảng và Nhà nước cũngnhư kết quả phân tích tình hình thực tiễn thông qua nhưng vụ việc cụ thể,trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội và bộ máy nhànước
Về mặt Nhà nước, có thể coi Quyết định số 240/HĐBT ngày 26/6/1990của Hội đồng Bộ trưởng về đấu tranh chống tham nhũng là văn bản pháp lýchuyên biệt đầu tiên chúng ta mở đầu cuộc chiến chống tham nhũng trongthời kỳ mới Trong đó nhận định “đã xuất hiện ngày càng nhiều tệ thamnhũng dưới nhiều hình thức, gây ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng trong việcxâm phạm tài sản của nhà nước, của tập thể, của công dân, gây nên sự bấtbình trong nhân dân, sự bất công trong xã hội và làm giảm lòng tin vào sựlãnh đạo của Đảng và nhà nước…Chúng ta đã nhiều lần lên án và tiến hànhnhiều biện pháp ngăn chặn nhưng ít hiệu quả Tệ tham nhũng dưới nhiều hìnhthức không những không bị ngăn chặn mà có chiều hướng nghiêm trọnghơn…” Có thể đánh giá khái quát thực trạng tệ tham nhũng ở một số điểmsau:
Thứ nhất, mức độ tham nhũng ngày càng lớn
Qua kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, xét xử cho thấynhững vụ tham nhũng được phát hiện hoặc đưa ra xét xử có xu hướng tăng vềquy mô thể hiện ở một số lượng tài sản Nhà nước bị chiếm đoạt, lãng phí, thấtthoát Từ năm 1993 đến năm 2004 riêng lực lượng công an đã phát hiện 9.960
vụ việc về tham nhũng, gây thiệt hại 7.558 tỷ đồng (Riêng từ năm 2000 đến
Trang 22năm 2004 phát hiện, điều tra 3.349 vụ việc với số tài sản thiệt hại 2.382 tỷđồng).
Thứ hai, phạm vi tham nhũng ngày càng lan rộng, phổ biến
Ngoài các lĩnh vực được xem như nhạy cảm dễ xảy ra tham nhũng nhưđầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, thuế, hải quan…tham nhũng đã lanrộng sang các lĩnh vực mà từ trước đến nay là trong sạch, được xã hội coitrọng như giáo dục, y tế, chính sách thương binh, phúc lợi xã hội…Thậm trícòn xảy ra ở ngay các cơ quan thanh tra, cơ quan bảo vệ pháp luật Thamnhũng không chỉ dừng trong bộ máy công quyền mà đã lan tràn ra cả ngoàilĩnh vực được xã hội hoá cao như bóng đá
Tham nhũng xảy ra ở nhiều cấp trong bộ máy nhà nước, không chỉ ởcấp trung ương, cấp tỉnh mà ngay cả cấp huyện, xã, tệ tham ô, hối lộ, sáchnhiễu tiêu cực cũng xảy ra phổ biến Nghiêm trọng hơn, tham nhũng hiện diệnngày càng trắng trợn, công khai nó được xem như một lẽ “đương nhiên”, “luậtbất hành văn” ăn sâu vào tâm lý của cả đội ngũ công chức và nhân dân Chínhnhững tham nhũng xảy ra ở cơ sở số lượng tài sản là không lớn nhưng lại cótính “phổ biến” diễn ra công khai, trắng trợn đụng trạm trực tiếp đến lợi íchcủa người dân gây lên sự “bức xúc” trong dân, làm giảm lòng tin của dân vàochính quyền, vào nhà nước
Thứ ba, tính chất tham nhũng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng, thủ
đoạn ngày càng tinh vi
Tham nhũng ngày càng có tổ chức, liên quan đến nhiều cấp, nhiềungành nhiều địa phương, thậm trí mang đặc tính tội phạm xuyên quốc giathông qua ký kết hợp đồng thương mại, phê duyệt các dự án đầu tư nướcngoài và các dự án khác để nhận tiền, gửi giá, chuyển khoản vào tài khoảnngân hàng ở nước ngoài hoặc mua tài sản, bất động sản ở nước ngoài chẳnghạn như vụ buôn lậu xăng dầu dưới hình thức tạm nhập, tái xuất hình thànhđường dây khép kín từ Singapo vào Việt Nam sang Campuchia của Công ty
Trang 23TNHH Thành phát (Tiền Giang) trong vụ này đối tượng đã nhận hối lộ cả toàbiệt thự, tàu chở dầu trị giá hàng tỷ đồng; vụ 04 sỹ quan quân đội tại thànhphố Hồ Chí Minh đã móc nối với người nước ngoài để lắp đặt trái phép 03trạm thông tin mặt đất cỡ nhỏ để chuyển lưu lượng điện thoại quốc tế tráiphép từ nước ngoài vào Việt Nam, thu lợi bất chính và gây thiệt hại trên 9triệu USD…
Tham nhũng hiện nay thường có nhiều đối tượng tham gia, với rấtnhiều thủ đoạn tính vi Đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng có cả nhữngngười có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có nhiều hành kinh nghiệmcông tác và quản lý, hiểu biết về pháp luật Tham nhũng thường liên kết vớicác tội phạm khác như buôn lậu, trốn thuế, lừa đảo Vì vậy, việc phát hiện,điều tra, xử lý gặp rất nhiều khó khăn Các đối tượng nói trên cấu kết, lợidụng sự sơ hở hoặc thiếu đồng bộ, chồng chéo của pháp luật, sự quản lý lỏnglẻo, yếu kém, sự thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, kiểm soát để thực hiện cáchành vi vi phạm, chiếm đoạt tài sản, xâm hại lợi ích của Nhà nước
Trong các hành vi tham nhũng, có hành vi phổ biến được gọi là “hành
vi điện thoại, thư tay can thiệp nhằm mưu lợi cho người thân quen” trongnhiều trường hợp là lợi dụng chức vụ, quyền hạn tạo điều kiện cho kẻ kháclàm ăn để từ đó nhận “lại quả” dười hình thức quàn cáp hối lộ Chẳng hạn như
vụ việc của nguyên Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Thái Bình, đại biểu Quốc hội
đã lợi dụng chức vụ quyền hạn tiếp tay cho bọn lừa đảo chiếm đoạt nhiều tỷđồng Ngoài ra còn nhiều hành vi tham nhũng khác được che đậy bằng cáchình thức tinh vi như thoả thuận tăng giá trị hợp đồng để nhận tiền trích từbên B; lấy danh nghĩa mua sắm tài sản cho cơ quan nhưng thực chất phục vụcho nhu cầu cá nhân quá tiêu chuẩn, định mức (đôi khi hành này được xem làhành vi lãng phí là không hoàn toàn chính xác); cố tình tạo lý do cá nhân đểcác đơn vị, cá nhân dưới quyền phải biếu tiền, quà cáp; lấy danh nghĩa phân
Trang 24phối hoặc bán rẻ để biến tài sản, đất đai, nhà cửa…của cơ quan thành nhàriêng…
Thứ tư, sự câu kết giữa các phần tử thoái hoá trong đội ngũ công chức
với các phần tử tội phạm bên ngoài, giữa khu vực công và khu vực tư có xuhướng phát triển
Được núp bóng dưới nhiều hình thức khác nhau trong lĩnh vực trật tự
xã hội đó là hành vi “bảo kê” che chắn cho các hành vi phạm pháp có tổ chứccủa bọn “xã hội đen” làm tay sai đắc lực cho bọn tội phạm ngang nhiên hoànhhành điển hình là vụ án “Năm Cam”, vụ án “Hai Chi”
Trong lĩnh vực kinh tế là sự móc nối giữa các doanh nghiệp nhà nướcvới doanh nghiệp tư nhân để chuyển lợi nhuận vào túi tư nhân để dễ dàng choviệc ăn chia và đối phó với cơ quan điều tra Đây chính là “sân sau” của cáccán bộ có chức có quyền trong doanh nghiệp nhà nước và luôn được trúngthầu trong các dự án, gói thầu béo bở
Trong lĩnh vực ngân hàng là những khoản vay sai nguyên tắc, không cókhả năng thu hồi…
Sự câu kết, móc nối chặt chẽ này tạo thành một chu trình tội phạm khépkín và được hợp pháp hoá rất khó phát hiện và ngăn chặn
Thứ năm, tham nhũng ở nước ta mang nhiều dấu ấn và đặc điểm của
quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta
Mặc dù tham nhũng thời nào có đặc trưng là sự lợi dụng chức quyền để
vụ lợi nhưng những biểu hiện và sự phát triển của nó trong những điều kiệnkhác nhau thì cũng rất khác nhau Nước ta đang trong quá trình đổi mớichuyển từ cơ chế quản lý có tính chất tập trung cao độ, một phương thức quản
lý kinh tế bằng các biện pháp hành chính mang tính chất chỉ huy mệnh lệnhsang một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa Chính trong những điều kiện mới này mà những biểu hiện
Trang 25của tham nhũng cũng rất có nhiều điểm đổi mới, nó trở nên đa dạng phongphú hơn khiến chính chúng ta bị động và nhiều khi lúng túng trong việc quản
lý giải các hiện tượng, nguyên nhân của tham nhũng Vì vậy cần có nhữngnghiên cứu riêng về biểu hiện của tham nhũng trong điều kiện cơ chế thịtrường và tìm ra đối sách hiệu quả trước những thủ đoạn tinh vi mới theo kiểu
cơ chế thị trường
Nền kinh tế thị trường hoạt động trên cơ sở các quy luật khách quanvốn có của nền kinh tế hàng hoá Điều này vừa có tác động kích thích nănglực sản xuất kinh doanh của các thành viên trong xã hội vừa có tác động tiêucực thông qua việc tối đa hoá lợi nhuận, lợi dụng những yếu kém, bất cập của
cơ chế quản lý để làm giàu bất chính, thậm trí bất chấp pháp luật để tìm kiếmlợi nhuận
Sự chuyển đổi toàn diện nền kinh tế đã có tác động rất lớn đến mọi mặtcủa đời sống xã hội Mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận là động lực rất lớn của cácchủ thể tham gia kinh tế nhưng đó cũng là một trong những nguyên nhân củatình trạng tham nhũng vì mọi chủ thể đều cố gắng tìm kiếm cơ hội Điều nàymuốn nói ở đây là bản thân nền kinh tế thị trường không phải là nguyên nhân
đẻ ra tệ tham nhũng hoặc làm cho nó trầm trọng bởi vì những nước trong sạchnhất cũng đều là những nước có nền kinh tế thị trường như (Newzeland,Singapo) Vấn đề là ở chỗ quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý sang nền kinh
tế thị trường vừa là nguyên nhân vừa tạo điều kiện thuận lợi cho tệ thamnhũng phát triển Và điều cũng không kém phần quan trọng là nền kinh tế thịtrường nếu không được quản lý tốt thì nguy cơ tham nhũng cao hơn đối vớinền kinh tế tập trung kế hoạch, đơn giản là những gì năng động, sáng tạo thìcũng đòi hỏi trình độ quản lý khoa học hơn nếu không muốn bị chính mặt tráicủa của sự năng động này lấn át
Hối lộ là nguy cơ đầu tiên và phổ biến nhất của tệ nạn tham nhũngtrong quá trình phát triển nền kinh tế hiện nay Khi mà cơ chế giám sát của
Trang 26chúng ta đối với hoạt động công vụ chưa chặt chẽ, khi mà đời sống cua côngchức chưa thực sự được đảm bảo bằng đồng lương thì nguy cơ hối lộ, nhậnhối lộ còn tiềm ẩn Đây chính là chỗ để cách doanh nghiệp tìm cách lợi dụng.
Các doanh nghiệp hối lộ công chức nhà nước để thực hiện việc sản xuấtkinh doanh tạo thuận lợi thế mạnh trong cạnh tranh, chẳng hạn như hối lộ cán
bộ thuế, hải quan để trốn thuế từ đó giảm giá thành sản xuất hoặc nhập lậu.Doanh nghiệp vì lợi nhuận mà nhập cả những mặt hàng cấm, như phế liệu,phế thải… rồi tìm cách đút lót, hối lộ để qua các cửa hải quan, thuế, môitrường… Thậm trí hối lộ đã trở thành thói quen và là “nghiệp vụ” của không
ít doanh nghiệp, thói quen tìm cách hối lộ khi gặp vướng mắc với cơ quanhành chính nhà nước mặc dù biết vướng mắc này là từ phía doanh nghiệp haykhông
Sự móc nối giữa các công ty nhà nước và công ty ngoài ra nước để rútruột nhà nước Nền kinh tế đa thành phần đã làm cho đời sống kinh tế thêmnăng động nhưng cũng tự nó nảy sinh nhiều tiêu cực, đặc biệt là việc “mócnối” lợi dung để tham nhũng Đó chính là tình trạng lập các doanh nghiệp “vệtinh” do người thân hoặc họ hàng làm giám đốc, trở thành sân sau của nhữngngười có chức vụ quyền hạn quản lý doanh nghiệp Vụ việc PMU18 là ví dụđiển hình cho thấy là các công ty nhà nước thua lỗ triền miên trong khi nhữngngười quản lý các doanh nghiệp lại giàu lên nhanh chóng
Buôn lậu và trốn thuế là những hình thức làm giàu phổ biến trong quátrình chuyển đổi cơ chế quản lý sang kinh tế thị trường Khi chuyển đổi cơchế thì việc tìm kiếm lợi nhuận thông qua hành vi buôn lậu trốn thuế là phổbiến, vấn đề là ở chỗ hai hành vi này luôn đi liền với hành vi hối lộ các quanchức Rất nhiều vụ việc diễn ra đã chứng minh cho vấn đề này chẳng hạn vụbuôn lậu ở Tân Trường Sanh là một ví dụ điển hình trong số 74 bị cáo thì cóđến 51 người là cán bộ hải quan …
Trang 27Có thể nói sự móc nối giữa các phần tử tiêu cực, tội phạm, thậm trí xãhội đen với những người có chức vụ quyền hạn trong bộ máy nhà nước là mộttrong những đặc điểm nguy hiểm nhất của tính trạng tham nhũng trong nềnkinh tế thị trường hiện nay Đây không còn chỉ đơn thuần là các sai phạm vềkinh tế mà đã trở thành những liên minh ma quỷ trong xã hội hiện nay Điều
đó diễn ra trong mọi lĩnh vực mà đáng lo ngại nhất là giữa những kẻ vi phạmpháp luật và những người được giao trọng trách bảo vệ pháp luật Vụ ánTrương Văn Cam là một điển hình, trong số những bị cáo ra Toà có nhiềungười là công an và có chức vụ quyền hạn cao trong cơ quan bảo vệ phápluật, thậm chí có cả anh hùng lực lượng vũ trang
Thực sự là trên nhiều lĩnh vực đã hình thành cả một “thị trường” chạychọt hối lộ với đủ cung cách móc nối tinh vi và sòng phẳng với gía cả rõ ràng.Quyền lực của nhân dân giao cho các cơ quan công quyền đã bị những kẻthoái hoá biến chất đem đi mua bán kiếm lời
Sự móc nối giữa phần tử thoái hoá, biến chất trong đội ngũ cán bộ,công chức của nhà nước với những phần tử tội phạm bên ngoài, giữa khu vựccông và khu vực tư đang là vấn đề nhức nhối, có xu hướng phát hết sức nguyhiểm
Nhìn từ góc độ khác chúng ta thấy phát triển kinh tế thị trường đồngnghĩa với yêu cầu khách quan đổi mới phương thức quản lý đối với các công
ty nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả làm ăn sức mạnh của các công ty này.Quá trình cổ phần hoá các Công ty nhà nước và mở rộng tính tự chủ tronghoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty nhà nước là chủ trương hoàntoàn đúng đắn nhưng chính trong quá trình này mà đã phát sinh ra nhiều tiêucực nhằm chiếm đoạt tài sản của nhà nước thậm chí từ chỗ cổ phần hoá, tàisản nhà nước bị “tư nhân hoá” chui vào túi những kẻ có chức quyền
Tham nhũng ngày càng tinh vi, có tính tổ chức và có công nghệ cao
Trang 28Nền kinh tế thị trường tạo điều kiện phát huy mạnh mẽ các tiềm năngtrí thức và khoa học công nghệ Chính vì vậy cùng với việc áp dụng khoa họccông nghệ để phục vụ sản xuất và đời sống thì cũng nổi lên một vấn đề phứctạp ngược lại là tội phạm nói chung và tội phạm tham nhũng nói riêng cũngngày càng trở nên tinh vi hơn, ghê gớm hơn nhất là việc kẻ phạm tội áp dụngcác thành tựu của khoa học công nghệ khi thực hiện hành vi phạm tội củamình Nổi lên trong các năm gần đây là tình hình vi phạm trong lĩnh vực tàichính ngân hàng, bảo hiểm, tín dụng…Các đối tượng trong lĩnh vực này thựchiện hành vi phạm tội với trình độ, kỹ thuật cao thủ đoạn tinh vi và có hệthống Điển hình là các sai phạm liên quan đến việc sử dụng công nghệ tinhọc để tham ô tiền tại ngân hàng và các hành vi phạm tội khác liên quan đếnviệc sử dụng các kỹ thuật của công nghệ thông tin.
Kinh tế thị trường đã tác động đến đời sống và làm thay đổi các giá trị,chuẩn mực, tác động và đạo đức lối sống của mọi tầng lớp trong xã hội.Những giá trị truyền thống dần dần bị thay đổi trước những tác động của cơchế thị trường, nhiều quan hệ xã hội trước kia nay đã bị “tiền tệ hoá”, ngay cảnhững phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc cũng bị lợi dụng, chuyện quàcáp mang ý nghĩa tình cảm và ơn nghĩa trước đây nay đã bị biến dạng đểnhững kẻ tham nhũng thực hiện hành vi đưa và nhận hối lộ, lúc thì trắng trợnlúc tinh vi Có thể nói tình trạng chạy chọt, hối lộ tràn lan phổ biến hiện naytrong mọi lĩnh vực dưới dạng quà biếu, quà tặng đang là điều gây nhức nhốitrong cơ thể xã hội chúng ta, làm méo mó hình ảnh của cơ quan công quyền ,làm vẩn đục đời sống xã hội và lệch lạc các chuẩn mực Cung cách trong quan
hệ theo kiểu “trả tiền ngay không cần tình nghĩa” ngày càng phát tiển và điềunguy hịa là nó đã lan sang hoạt dộng công quyền, dường như mọi thứ đều cóthể mua bán Đó chính là mảnh đất tốt cho sự phát triển của tệ tham nhũng ởnước ta
Trang 29Như vậy có thể nói một cách vắn tắt rằng bản thân kinh tế thị trườngkhông phải là nguyên nhân chủ yếu của tệ tham nhũng, đẻ ra nạn tham nhũng,cho nên chúng ta cũng đừng vì thế mà “đổ tội” căn bệnh tham nhũng cũngnhư mọi thứ tội lỗi khác cho kinh tế thị trường Chính quá trình chuyển đổi từkinh tế tập trung kế hoạch sang kinh tế thị trường do chúng ta làm chưa tốt cả
vì những nguyên nhân chủ quan và những nguyên nhân khách quan đã tạo ra
vô số kẽ hở để những kẻ bất lương trong bộ máy nhà nước lợi dụng đụckhoét, chia chác, tham nhũng Đồng thời tính năng động của nền kinh tế thịtrường đòi hỏi năng lực quản lý rất cao, nếu không đáp ứng được yêu cầu nàythì các hiện tượng tiêu cực, trong đó tệ tham nhũng, hối lộ sẽ có nhiều cơ hộiphát triển Vậy thì vấn đề là ở chỗ để đấu tranh chống tham nhũng trongđiềukiện phát triển nền kinh tế thị trường thì điều quan trọng là phải nhìnnhận đúng quá trình vận động theo quy luật của nền kinh tế xã hội để nhìnthấy và kịp thời khắc phục những sơ hở thiếu sót trong cơ chế quản lý nhất lànhững giải pháp ở tầm vĩ mô, dần dần loại trừ cơ hội cho tham nhũng nảysinh và phát triển
Nhưng điều quan trọng hơn thế là đánh giá được đúng đặc điểm phátsinh phát triển của tệ tham nhũng ở Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh
tế thị trường Điều này liên quan đến rất nhiều yếu tố: trình độ nề nếp quản lý,thiết chế quyền lực, tổ chức bộ máy nhà nước, truyền thống, phong tục tậpquán… Như vậy mặc dù nghiên cứu tệ tham nhũng trong điều kiện nền kinh
tế thị trường nhưng những yếu tố kể trên là không thể bỏ qua và có một sựtương tác biện chứng với nền kinh tế thị trường ở cả hai khía cạnh tích cực vàtiêu cực
1.2.1.3 Tình hình tham nhũng ở một số lĩnh vực cụ thể.
Như đã phân tích ở trên việc đánh giá về tình hình tham nhũng trongcác lĩnh vực cụ thể thông qua các số liệu là vấn đề hết sức khó khăn Bởi vìnếu căn cứ vào các yếu tố cần và đủ để xác định hành vi hay vụ việc tham
Trang 30nhũng thì tham nhũng phải có đủ yếu tố lợi dụng chức vụ quyền hạn và vụ lợi.Trong nhiều lĩnh vực, tham nhũng gắn bó chặt chẽ với hành vi cố ý làm tráihoặc lãng phí mà nhiều trường hợp rất khó hoặc không chứng minh được yếu
tố vụ lợi cho nên chúng ta thường hay nhận định chung về tình trạng “thấtthoát” hay “sai phạm về kinh tế” Tuy nhiên có thể khẳng định rằng trong đa
số các trường hợp thất thoát và sai phạm đó chắc chắn có sự tư lợi và tha mnhũng
Chính vì vậy, để có một bức tranh tương đối toàn diện về tham nhũngphù hợp với nhận định của Đảng và Nhà nước ta cũng như cảm nhận của xãhội Xin được đưa ra con số thông qua các phương tiện thông tin đại chúng cóthể tin cậy sau đây:
Thứ nhất, tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơn bản.
Tham nhũng xảy ra phổ biến và gây thiệt hại rất lớn về tài sản của nhànước Hầu hết các công trình xây dựng đều xảy ra thất thoát tài sản do tham ô,
cố ý làm trái và xảy ra ở tất cả các khâu, các giai đoạn, từ khâu lập và phêduyệt dự án, khảo sát, thiết kế, duyệt kế hoạch vốn, đấu thầu, tư vấn giám sát,nghiệm thu, thanh quyết toán công trình
Qua các vụ án đã được phát hiện, điều tra cho thấy tỷ lệ thất thoát trongđầu tư xây dựng cơ bản trung bình từ 10 đến 20% Chính vì vậy mà nhiềucông trình xây dựng chất lượng kèm, thậm chí chưa nghiệm thu đã hư hỏng,chưa đưa vào sử dụng hoặc ngay sau khi sử dụng đã xuống cấp như: Nhà hátchéo Hà Nội, đường dẫn cầu Hoàng Long, việc rút ruột công trình Trung tâmhội nghị công đoàn…Vi phạm thường xảy ra ở những công trình hoàn thànhtrong một thời gian ngắn để phục vụ yêu cầu chính trị, công trình chỉ địnhthầu hoặc đấu thầu hạn chế, công trình sử dụng vốn ODA…Nhiều công trìnhmặc dù đã xây dựng xong và được đưa vào sử dụng nhưng sau một thời giandài vẫn chưa quyết toán được, trong đó có những công trình trọng điểm nhưcông trình cải tạo Nhà hát lớn Hà Nội Mặc dù không phải tất cả những sai
Trang 31phạm trên trong các công trình đều là tham nhũng nhưng một phần không nhỏ
là do các hành vi ăn bớt, rút ruột công trình…còn một phần nữa thực chất làtham nhũng do có khó khăn về việc chứng minh nên các cơ quan thường quy
về hành vi “thiếu tinh thần trách nhiệm” hoặc “cố ý làm trái”
Thứ hai, tham nhũng trong lĩnh vực quản lý đất đai.
Đây cũng là lĩnh vực xảy ra nhiều tham nhũng và số lượng tài sản nhànước bị mất là vô cùng lớn Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khi đất đaitrở thành hàng hoá có giá trị đặc biệt lớn thì trong quản lý và sử dụng đất đai,tham nhũng ngày càng trở nên nghiêm trọng Tuỳ mức độ khác nhau nhưngkhông chỉ đất đai ở đô thị mà đất đai ở cả vùng nông thông cũng bị lấn chiếm,cấp phát , mua bán, chuyển nhượng tuỳ tiện và không quản lý được, gây thấtthoát nghiêm trọng tài sản quốc gia về giá trị đất cũng như thuế quyền sửdụng đất Vi phạm và tham nhũng về đất đai thường qua các dạng chủ yếu :cấp đất trái thẩm quyền, thông qua danh nghĩa dự án để chia chác bán kiếmlời, chia lô, bán nền, ăn hối lộ để hợp thức hoá đất lấn chiếm trái phép,chuyển mục đích sử dụng đất, trong đó đền bù với giá thấp sau đó thay đổimục đích sử dụng đất từ đó tăng giá kiếm lời đây là những công việc siêu lợinhuận Ngoài ra còn các hành vi tham nhũng trong quá trình đền bù giảiphóng mặt bằng thông qua việc nâng giá đền bù, khai khống diện tích…
Thứ ba, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và các tổ chức
tín dụng
Tình trạng tham ô, cố ý làm trái, thiếu tinh thần trách nhiệm, lừa đảo,nhận hối lộ xảy ra ở nhiều ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàngthương mại cổ phần Một số bộ phận lãnh đạo, nhân viên các ngân hàngthương mại bị thoái hoá biến chất được các doanh nghiệp, cá nhân móc nối,hối lộ đã cho vay trái nguyên tắc, vượt quá khả năng thanh toán của doanhnghiệp, thông đồng với đối tượng vay nhận hồ sơ thế chấp không hợp lệ, hồ
Trang 32sơ giả để vay tiền dẫn đến hàng nghìn tỷ đồng bị thất thoát, hàng trăm cán bộngành ngân hàng và giám đốc phải và các doanh nghiệp phải vào tù.
Thứ tư, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính,sử dụng ngân sách nhà
nước Cơ chế xin - cho và việc quản lý lỏng lẻo đã dẫn đến các vi phạm trongquản lý, cấp phát vốn, sử dụng kinh phí ngân sách gây thất thoát lớn cho ngânsách nhà nước Tình trạng “chạy” ngân sách, “chạy” dự án của nhiều cơ quan,địa phương thực chất là một loại tham nhũng có tính chất tập thể Chính ở đâydiễn ra những hành vi quà cáp, biếu xén, lại quả với những khoản tiền rất lớn
và là một loại tham nhũng rất khó bị phát hiện và xử lý
Bên cạnh đó, các hành vi mua bán và sử dụng trái phép hóa đơn giá trịgia tăng nhằm mục đích lừa đảo và tham ô, chiếm đọat tiến hoàn thuế GTGT,
để hợp thức hóa hàng nhập lậu hoặc hợp pháp hóa các chi phí khống trongđầu tư xây dựng cơ bản, nâng khống giá trong mua sắm hàng hóa, tài sản của
cơ quan, công ty nhà nước để tham ô…Lợi dụng chính sách khuyến khích đầu
tư trong nước và sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp, chính sách hoànthuế, nhiều đối tượng đã thành lập các hàng chục các công ty ma không họatđộng mà chủ yếu là để mua bán hóa đơn GTGT như vụ Nguyễn Thị Thoa ởThái Bình đã thành lập 40 doanh nghiệp, mua 660 quyển hóa đơn GTGT đểbán cho hơn 300 doanh nghiệp khác với doanh số 1.259 tỷ đồng, thuế 86 tỷđồng
Thứ năm, tham nhũng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Đây là lĩnh vực gây nhiều nhức nhối trong dư luận xã hội và ngày càngtrở nên phổ biến trong thời gian gần đây Điển hình trong lĩnh vực này là việccấp quota, giấy phép hạn ngạch xuất khẩu, đánh bắt xa bờ, xóa đói, giảmnghéo, ủng hộ bão lụt…gần đây là vụ việc đề án 112 tin học hóa quản lý hànhchính nhà nước Trong lĩnh vực lao động thương binh và xã hội thì thamnhũng phổ biến ở việc lợi dụng chính sách đối với người có công như hợp lý
Trang 33hóa hồ sơ để hưởng chế độ của đối tượng; lập hồ sơ giả để hưởng chính sách
xã hội, tính trùng lặp, khai khống đối tượng để rút tiền của nhà nước; thu cáckhoản lệ phí không đúng quy định
Tệ hại hơn là tham ô cả các khoản tiền cứu trợ đồng bảo lũ lụt, tham ôtiền chi cho công tác quản lý, chăm sóc người nghiện ma túy; lập hồ sơ khốngchế người tàn tật để rút tiền nhà nước
Trong lính vực bảo hiểm tội phạm tham nhũng đã dùng nhiều thủ đoạnnhư làm giả hồ sơ, chứng cứ, tài liệu, móc ngoặc với đối tượng được bảohiểm làm sai lệch hồ sơ để chiếm đọat hoặc nhận hối lộ, điển hình như vụ Phótổng giám đốc PJCO và đồng bọn đã nhận hối lộ gần 2 tỷ đồng để làm hồ sơgiả lấy tiền bảo hiểm chia nhau
Thứ sáu, tham nhũng trong quản lý và quá trình cổ phần hóa doanh
nghiệp
Thất thoát trong cổ phần hóa chủ yếu là ở các khâu xác định gía trịdoan h nghiệp trong đó đặc biệt là hạ thấp giá trị của diện tích đất doanhnghiệp đang quản lý, sau đó phát hành cổ phiếu gặt hái siêu lợi nhuận Từđịnh giá tài sản sẽ dẫn đến định giá cổ phiếu không chính xác
Trong quá trình thực hiện cổ phần hóa DNNN và đấu giá cổ phiếu cókhông ít người, trong đó có khá nhiều lãnh đạo công ty có trong tay hàng trămngàn cổ phiếu trị giá lên tới hàng trăm tỷ đồng
Thứ bảy, tham nhũng trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo.
Đây là lĩnh vực mà tính trạng tham nhũng xảy ra phổ biến dưới dạngđiển hình nhất là việc ăn hối lộ của các cán bộ, viên chức trong lĩnh vực này.Trong lĩnh vực y tế, đó là việc tự đặt ra các khoản thu ngoài quy định; tệ vòivĩnh, sách nhiễu của các nhân viên y tế trong quá trình khám chữa bệnh , việcnhận quà cáp biếu xén trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh
Trang 34vực hành nghề y, dược tư nhân, cấp phép, kiểm tra các cơ sở khám chữabệnh…
Trong lĩnh vực giáo dục thì việc chạy chọt, đút lót, hối lộ là đươngnhiên Ngoài việc tự ý đưa ra các khoản thu ngoài quy định thì tham nhũngtrong giáo dục còn thể hiện ở nhiều khâu: nhập học, xây dựng trường, tráituyến…Đặc biệt nghiêm trọng là trong các trường đại học việc mua bán điểm,mua kết quả thi, thậm chí mua cả bằng tốt nghiệp đang là một vấn đề hết sứcnhức nhối trong xã hội hiện nay Vụ việc chạy chọt mua bán điểm để đạt tiêuchuẩn học sinh giỏi, từ đó được thưởng điểm trong kỳ thi tuyển vào đại học.Bên cạnh đó tham nhũng còn thể hiện ở nhiều cách thức khác như đầu tư, tàitrợ, xây dựng, độc quyền sách giáo khoa… Đáng buồn hơn nữa là việc quàcáp, biếu xén chạy chọt, thậm chí mua bán đã xảy ra không ít trong lĩnh vựcđào tạo đại học và trên đại học khiến cho nền tri thức nước nhà bị vẩn đục.Hậu quả là xã hội và nhà nước có thêm những thạc sỹ, tiến sỹ “rởm”, bất tàinhưng lại dựa vào đó để mưu lợi cá nhân để thăng quan tiến chức
Thứ tám, tham nhũng trong họat động tư pháp và thanh tra, kiểm tra.
Qua các vụ án đã được phát hiện điều tra và xử lý cho thấy nhiều cán
bộ trong cơ quan bảo vệ pháp luật không chỉ ở cơ sở mà còn ở cả các cơ quantrung ương đã có hành vi nhận hối lộ, thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làmtrái …với mục đích bảo kê, bao che, thậm chí tiếp tay cho bọn tội phạm Cáchiện tượng như chạy án, chạy tội, xâm phạm họat động tư pháp đã gây sự bấtbình, bức xúc trong xã hội Chẳng hạn như trong vụ án Năm Cam và đồngbọn đều có sự tiếp tay của những cán bộ thoái hóa biến chất trong ngành bảo
vệ pháp luật, đặc biệt là lực lượng công an , một số kiểm soát viên nhữngngười có vai trò quan trọng trong quá trình điều tra, truy cứu trách nhiệm hình
sự, khiến cho hồ sơ và kết quả điều tra bị sai lệch, vừa bỏ lọt tội phạm vừalàm oan người vô tội
Trang 35Trong hoạt động xét xử thì không thiếu việc thẩm phán trực tiếp nhậnhối lộ hoặc qua môi giới, trung gian để nhận hối lộ của những kẻ phạm tội đểgiảm nhẹ hình phạt hoặc vòi vĩnh, sách nhiễu đương sự trong các vụ án dânkhi thực hiện chức trách công vụ của mình trong quá trình xét xử.
Trong họat động thanh tra, kiểm tra cũng đã xảy ra hiện tượng vòi vĩnh,sách nhiễu, ăn hối lộ, thỏa thuận với đối tượng thanh tra, kiểm tra làm sai lệchkết quả thanh tra, kiểm tra…Một số thành viên, thậm trí trưởng đoàn đã nhậnhối lộ trong quá trình thanh tra đã bị truy cứu như vụ việc diễn ra ở Thanh trachính phủ
Thứ chín, tham nhũng trong công tác tổ chức cán bộ.
Đây là lĩnh vực nhạy cảm và hành vi tham nhũng rất khó phát hiện và
xử lý Đảng, Nhà nước và xã hội đều nhận thấy tình trạng chạy chức, chạyquyền, chạy chỗ, tình trạng mua quan, bán chức có thể nói cho đến nay hầunhư chưa có vụ việc nào bị đưa ra xử lý Việc đưa và nhận hối lộ để được bổnhiệm, chạy chọt vào một vị trí công tác để dễ bề kiếm trác diễn ra ở một sốngành khá phổ biến thậm chí nó được xem như hàng hóa và có giá cả cụ thể
1.2.1.4 Đối tượng tham nhũng.
Tình trạng tham nhũng trong các lĩnh vực nêu trên cũng đã cho thấyphần nào sự đa dạng, phức tạp của các đối tượng vi phạm Có thể nói mộtcách khái quát, đối tượng có hành vi tham nhũng là rất rộng, từ lãnh đạo đếnnhân viên, từ những người làm việc ở cơ quan trung ương đến người làm việctại chính quyền cơ sở, từ những người làm công tác quản lý đến người làmcông tác nghiên cứu, từ những người làm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanhđến người công tác trong lĩnh vực xã hội
Tuy nhiên, xu hướng chung qua các vụ việc gần đây cho thấy rằngngày càng có những người có chức quyền cao, có trình độ chuyên môn giỏitrở thành kẻ tham nhũng Đa số các đối tượng phạm tội tham nhũng là cán bộ,
Trang 36đảng viên Nếu như trước kia, chủ thể các vụ án tham nhũng là những người
có chức vụ quyền hạn trong các cơ quan quản lý kinh tế, các công ty nhànước, là những người trực tiếp nắm giữ tiền, hàng và tài sản nhà nước thì nay
có nhiều đối tượng tham nhũng có chực vụ cao trong các cơ quan quản lý nhànước như thứ trưởng, vụ trưởng, phó chủ tịch tỉnh, Giám đốc sở…
Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý trong những vụ việc tham nhũng thìtham gia của các đối tượng bên ngoài khu vực nhà nước ngày càng trở nênphổ biến nhưng cho đến nay pháp luật nước ta vẫn chưa đưa đối tượng nàyvào thuộc nhóm đối tượng có khả năng tham nhũng Hành vi vi phạm của họ
sẽ được xử lý bằng tội danh khác trong Bộ luật hình sự, nên giảm tác dụngđấu tranh đối với đối tượng này
1.2.2 Nguyên nhân của tình trạng tham nhũng.
1.2.2.1 Nguyên nhân khách quan.
Thứ nhất, do Việt Nam là nước đang phát triển, trình độ quản lý còn lạc
hậu, mức sống thấp, pháp luật chưa hoàn thiện
Đây có thể là nguyên nhân đầu tiên của tình trạng tham nhũng Thực tếcho thấy, tham nhũng thường phát triển ở những nước chạm phát triển hoặcđang phát triển Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mình, Nhà nước đạidiện cho xã hội quản lý mọi mặt của đời sống xã hội Nếu nhà nước quản lý
xã hội lỏng lẻo sẽ tạo ra các sơ hở cho nạn tham nhũng nảy sinh và phát triển.Mặc dù chúng ta đã được những thành tựu đáng kể qua 20 năm đổi mớinhưng về cơ bản vẫn chưa thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, trình độ quản lývẫn còn ở mức thấp Vì vậy vẫn chưa thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu, trình
độ quản lý vẫn còn ở mức thấp Vì vậy mà nạn tham nhũng ngày càng trở nênphổ biến trong mọi lĩnh vực, ở mọi ngành, mọi cấp
Thứ hai, do quá trình chuyển đổi cơ chế, tồn tại và đan xen giữa cái
mới và cái cũ nên tham nhũng có cơ hội phát triển
Trang 37Đây cũng là một trong những nguyên nhân của tệ tham nhũng Quátrình chuyển đổi là một quá trình đòi hỏi phải có thời gian, vừa làm vừa rútkinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện Cơ chế cũ vốn quan thuộc bị thay thếnhưng nếp nghĩ, thói quen thì vẫn còn, trong khi đó cơ chế mới đang đượchình thành còn sơ khai cả trong nhận thức và quá trình thực hiện, vì vậykhông tránh khỏi những lúng túng Các chuẩn mực đánh giá không còn rõràng, chắc chắn đã khiến không ít người lợi dụng danh nghĩa đổi mới, vượtrào, năng động, sáng tạo để đục khoét tài sản nhà nước, lợi dụng chủ trương
xã hội hóa một một số ngành, lĩnh vực để “thương mại hóa” thu lợi ích tối đacho cá nhân hoặc một nhóm người thậm chí một cơ quan, đơn vị hay một địaphương Tình trạng “tranh tối tranh sáng” là mảnh đất tốt cho tệ nạn thamnhũng phát triển Không ít những cá nhân, tập thể có lúc được biểu dương, catụng như biểu hiện của sự năng động, dám nghĩ dám làm, thậm chí được tônvinh nhưng sau một thời gian mới lộ rõ mặt trái, tiêu cực trong họat động sảnxuất kinh doanh, thực chất chỉ là những kẻ chuyên móc ngoặc hối lộ, lợi dụng
sơ hở của cơ chế để tham nhũng
Thứ ba, do những tiêu cực của nền kinh tế thị trường.
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã áp dụng việcquản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường và đã đạt được những thành tích rất
cơ bản Tuy nhiên với những mặt tích cực, cơ chế thị trường cũng đã bộc lộmặt trái của nó Đó là sự cạnh tranh khốc liệt, sự ngự trị của đồng tiền làmcho người sản xuất kinh doanh có xu hướng tối đa hóa lợi nhuận bằng mọigiá, tìm mọi cách hối lộ công chức nhà nước để tạo lợi thế trong kinh doanh.Trong xã hội, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt, các gía trị xã hội bịđảo lộn, mọi người đều bị sức ép của việc kiếm thật nhiều tiền, xuất hiện tâm
lý mọi việc đều có thể mua bán Đây là điều chúng ta đã dự báo trước nhưnglại không kịp thời có biện pháp thích hợp để chủ động hạn chế ngay từ đầucho nên từ mối lo về kinh tế đến nay chuyển sang những mối lo về các tệ nạn
Trang 38xã hội Đời sống khá giả, thông tin dư thừa nhiều khi không kiểm soát được,tấn công vào chuẩn mực cũ, làm biến đổi các tiêu chí trong đạo đức, lối sống
đã được xác định trong truyền thống xã hội mất chuẩn mực, thế hệ trẻ mấtđịnh hướng và không có lý tưởng Những nghiên cứu gần đây cho thấy tác hại
to lớn của những yếu tố tiêu cực trong nền kinh tế thị trường thật sự đã đếnmức báo động và điều đó góp phần làm nặng nề thêm tệ tham nhũng thôngqua việc thúc đẩy các hành vi phạm pháp của cán bộ công chức, ganh đua làmgiàu phi pháp, đục khoét tiền của nhà nước và nhân dân
Thứ tư, do ảnh hưởng của một số tập quán văn hóa cũ bị lợi dụng.
Mặc dù từ đời xưa, quan lại tham nhũng là những hiện tượng đáng lên
án nhưng trong tâm lý của Việt nói riêng và ngưới Á Đông nói chung tồn tạinhiều thói quen, tập quán mà biểu hiện tập trung nhất là nạn quà cáp, hối lộ có
cơ sở tồn tại và phát triển Chuyện biễu xén, quà cáp được coi là một nét vănhóa của người Việt Nam Mỗi khi gặp gỡ nhau trong dân gian cũng như tronghọat động quan trường thì quà cáp dường như là điều đương nhiên và được dễdàng chấp nhận Tập quán “miếng trầu là đầu câu chuyện” cho đến nay vẫntồn tại và bị lợi dụng thành nơi mua bán, hối lộ; rồi đạo lý “ăn quả nhớ ngườitrồng cây”, hoa thơm mọi người cùng hưởng và nhất là chuyện ơn nghĩa,không chỉ là “nhớ ơn”, “biết ơn” mà phải “đền ơn”, đáp nghĩa
1.2.2.2 Những nguyên nhân chủ quan.
Thứ nhất, phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái, công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên yếu kém.
Cơ chế thị trường phát triển cùng với nó là những mặt trái đã tác độngtới một số cán bộ, đảng viên chạy theo những lợi ích vật chất trước mắt dẫnđến vi phạm pháp luật tham nhũng Đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính” nhiếulúc đã không chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng Côngtác quản lý , giáo dục, kiểm tra cán bộ, đảng viên bị buông lỏng, yếu kémkhông theo kịp tình hình Việc sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ nhiều
Trang 39trường hợp không đúng với năng lực, phẩm chất Cán bộ, công chức chưađược thường xuyên được bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyênmôn, tu dưỡng phẩm chất đạo đức chính trị Nhiều tổ chức Đảng, thủ trưởng
cơ quan quản lý đảng viên, nhân viên của mình còn lỏng lẻo, chế độ sinhhoạt, kiểm điểm công tác bị bỏ chễ hoặc mang tính hình thức, sức chiến đấucủa các chi bộ, đảng bộ còn hạn chế, công tác phê bình, tự phê bình kém Một
số cán bộ lãnh đạo cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp chưa tự giác phê bình và
tự phê bình, chưa làm gương cho cán bộ, đảng viên chi bộ, tổ chức mình
Tình trạng nể nang, thành tích hay lợi ích cục bộ mà không dám đấutranh với các vi phạm của cán bộ, đảng viên chi bộ, tổ chức mình Việc xử lýcán bộ còn chậm trễ, thiếu nghiêm khắc thậm trí còn bao che lẫn nhau, vẫncòn có những vụ việc biểu hiện “trên nhẹ, dưới nặng” Có những vụ thamnhũng lớn, một số cán bộ liên quan chưa được đưa ra xét xử công minh.Không xử lý hoặc xử lý không nghiêm về trách nhiệm đối với ngưới đứng đầunơi để xảy ra những vụ tiêu cực, tham nhũng lớn Đảng ta là đảng cầm quyềncho nên muốn chống tham nhũng phải trước hết từ trong Đảng, đảng viênphải là những người đi tiên phong, gương mẫu thì mới bảo đảm hiệu quả củacuộc đấu tranh này
Sự đi xuống về phẩm chất, đạo đức của một bộ phận đảng viên quađánh giá trong văn kiện của Đảng Tháng 6/1996 Đại hội VIII chỉ rõ: “Một bộphận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lýtưởng, mất cảnh giác, giảm ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đọa về đạođức” [2,tr.137] Tháng 6/1997 Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ươngkhóa VIII nhận định:”một bộ phận cán bộ thoái hóa biến chất về đạo đức, lốisống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, lãngphí của công, quan liêu, ức hiếp, gia trưởng, độc đoán”, “đáng chú ý là nhữngbiểu hiện tiêu cực này có chiều hướng phát triển làm xói mòn bản chất cách
Trang 40mạng của đội ngũ cán bộ, công chức, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đốivới chế độ” [5,tr137].
Tháng 1/1999, Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 6 (lần 2khóa VIII nhận định: “Sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, tình trạng quan liêu,lãng phí của một số bộ phận cán bộ, đảng viên chiều hướng phát triển nghiêmtrọng hơn” [6,tr24] … Nghị quyết Trung ương 3 vừa qua đã nhấn mạnh: “Một
bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ, công chức suy thoái về tư tưởng chínhtrị, đạo đức, lối sống Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành,
kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩmchất, đạo đức” [7, tr13]
Thứ hai, cơ chế chính sách pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, một
số chính sách trong lĩnh vực cụ thể còn thiếu nhất quán
Sự nghiệp đổi mới mà trọng tâm là đổi mới kinh tế với việc xác địnhphát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đặt ra yêu cầuhết sức quan trọng là phải xây dựng một hệ thống cơ chế chính sách pháp luậtđầy đủ và từng bước hoàn thiện Mặc dù trong những năm vừa qua Nhà nước
ta đã cố gắng rất nhiều thể hiện ở số lượng và chất lượng các văn bản luật, tuynhiên việc xây dựng thể chế pháp luật vẫn không vẫn không đá p ứng, phảnánh và điều chỉnh kịp thời những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển củanền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Cơ chế chính sách pháp luật trong thời kỳ đổi mới còn chưa hoàn thiện,thiếu cụ thể và thiếu nhất quán trong việc thực hiện Việc phân cấp quản lýgiữa trung ương và địa phương, việc phân biệt giữa quản lý nhà nước và quản
lý sản xuất kinh doanh còn chưa rõ Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhànước còn diễn ra chậm chạp và thiếu sự kiểm soát đầy đủ Cơ chế quản lý tàisản công, quản lý vốn và tài sản trong doanh nghiệp nhà nước chưa chặt chẽdẫn đến tình trạng “vô chủ”, thiếu trách nhiệm Bộ máy nhà nước còn cồngkềnh, nền hành chính chậm được cải cách Những nhược điểm đó đẻ ra tệ