1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh Tế Đô Thị Nhóm 2.Docx

36 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Đô Thị Hóa Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Hà Nội
Tác giả Nguyễn Phương Anh, Vũ Thị Lan Anh, Đoàn Thị Mai Hoa, Đỗ Thu Phương, Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, Đào Thị Hải Yến
Người hướng dẫn Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Đô Thị
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 4,15 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN *** MÔN HỌC PHẦN KINH TẾ ĐÔ THỊ ĐỀ TÀI “Tác động của đô thị hóa đến tăng trưởng kinh tế tại Hà Nội” Giảng viên hướng dẫn Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp học phần 01 Nhóm[.]

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Hà Nội – 02/2023

Trang 2

MỤC LỤC

I MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỒ THỊ HOÁ ĐẾN TĂNG

TRƯỞNG KINH TẾ 3

1 Tổng quan về đô thị hóa 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Đặc điểm 4

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa 4

2 Tác động của đô thị hóa đến tăng trưởng kinh tế 5

II TÌNH HÌNH CHUNG VỀ ĐÔ THỊ HÓA Ở NƯỚC TA 6

1 Đô thị hóa ở nước ta 6

2 Ảnh hưởng của đô thị hóa 17

III TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 19

1 Đặc thù về cấu trúc, mô hình phát triển ở Hà Nội 19

2 Tác động của đô thị hóa đến tăng trưởng kinh tế ở Hà Nội 21

2.1 Tác động của đô thị hóa tới quy mô và mật độ dân số ở Hà Nội 21

2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 22

2.3 Cơ cấu kinh tế 23

2.4 Kết cấu hạ tầng được nâng cấp 24

2.5 Chất lượng cuộc sống dân cư 26

3 Những hạn chế của đô thị hóa tác động đến tăng trưởng kinh tế ở Hà Nội 27

3.1 Thực trạng 27

3.2 Giải pháp: Đô thị hóa cần thúc đẩy theo hướng bền vững 32

IV KẾT LUẬN 33

V TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 3

I MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỒ THỊ HOÁ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1 Tổng quan về đô thị hóa

1.1 Khái niệm

Đô thị hóa: là một quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất, bố

trí cư dân ở những vùng không phải đô thị thành đô thị; là sự quá độ từ hình thức sốngnông thôn lên hình thức sống đô thị Khi kết thúc thời kỳ quá độ thì các điều kiện tácđộng đến đô thị hóa cũng thay đổi và xã hội sẽ phát triển trong các điều kiện mới… đặcbiệt là thay đổi cơ cấu dân cư

Đô thị hóa là sự thay đổi về mặt số lượng và chất lượng về dân số, kinh tế, xã hội của

một đô thị hay của các đô thị ở một địa phương Đô thị hóa đúng là khi đô thị hóa mangtới sự thay đổi cả về số lượng lẫn chất lượng dân số, kinh tế, xã hội, môi trường Nhìnchung, thay đổi về nhà ở, hạ tầng kĩ thuật hay về đất đai là hệ quả của đô thị hóa

Trong một số trường hợp, diện tích đất đai không thay đổi nhưng do người ta thayđổi về chiều cao không gian thì số người sống ở đô thị cũng đã tăng lên Hoặc trong quátrình đô thị hóa, do cơ cấu kinh tế của đô thị thay đổi nên dẫn tới số người nghèo có thểgiảm đi

=> Đô thị hóa là việc gia tăng quy mô dân số, cơ cấu và chất lượng dân số đô thị từ

yêu cầu của sự phát triển khối ngành phi nông nghiệp và nhờ đó hiện đại hóa thành phốcũng như làm cho nền kinh tế đô thị và nền kinh tế cả nước (hay của các địa phương)phát triển có hiệu quả và bền vững hơn

=> Như vậy, quá trình đô thị hóa thể hiện trên hai phương diện:

- Cải tạo đô thị hiện có

- Phát triển đô thị mới

Tỷ lệ đô thị hóa: Được đo bằng phần trăm giữa dân số đô thị trên tổng dân số của

vùng hoặc một lãnh thổ tại một thời điểm nhất định

Tốc độ đô thị hóa: Phản ánh mức độ (nhanh, chậm) tăng dân số đô thị của một vùng

hoặc một lãnh thổ tại một thời kỳ nhất định Tốc độ đô thị hóa được tính bằng nhịp tăngdân số đô thị (%) qua các năm hoặc của một thời kì (có thể là vài năm, 5 năm hoặc 10năm, 20 năm)

Số lượng và quy mô dân số của các đô thị mới và số việc làm tạo ra do phát triển các

đô thị đó: Mức độ đáp ứng nhu cầu dân cư và số nông dân chuyển thành thị dân cũng

được các nhà phát triển quan tâm khi đánh giá về đô thị hóa

Chất lượng đô thị hóa: Mức đáp ứng cho người dân về nhà ở, kết cấu hạ tầng kỹ

thuật, học hành, khám chữa bệnh, điện, nước, thông tin, mua sắm hàng hóa, vui chơi giảitrí cùng các tác động tới khu vực nông thôn… và thân thiện với môi trường cũng như đôthị hóa có hiệu suất cao trong việc sử dụng đất và khai thác không gian trong quá trình đôthị hóa

Trang 4

1.2 Đặc điểm

- Tỉ lệ dân số ngày một gia tăng, đặc biệt ở những khu vực tỉnh thành phố lớn

- Dân cư sinh sống tập trung ở những thành phố lớn Cư dân, từ nhiều tỉnh thànhtrên cả nước ồ ạt di chuyển đến các thành phố lớn để sinh sống và phát triển kinhtế

- Các khu vực lãnh thổ đô thị ngày càng được mở rộng ra các vùng và tỉnh thànhlân cận Nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế chung của ngườidân

- Chất lượng đời sống của dân cư được cải thiện rõ rệt qua các hoạt động của cuộcsống, hàng loạt các căn nhà cao tầng, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí

… được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng hiện đại của con người

Ở các nước phát triển

Đô thị hóa đặc trưng cho sự phát triển các nhân tố chiều sâu (điều tiết và khai tháctối đa các ích lợi, hạn chế bất lợi của quá trình đô thị hóa) Đô thị hóa nâng cao điều kiệnsống và làm việc, công bằng xã hội, xóa bỏ khoảng cách thành thị và nông thôn

Ở các nước đang phát triển (như Việt Nam)

Đô thị hóa đặc trưng cho sự bùng nổ về dân số, còn sự phát triển công nghiệp tỏ rayếu kém Sự gia tăng dân số không dựa trên cơ sở phát triển công nghiệp và phát triểnkinh tế Mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn trở nên sâu sắc do sự mất cân đối, do độcquyền trong kinh tế

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa

Điều kiện tự nhiên: Trong thời kỳ kinh tế chưa phát triển mạnh mẽ thì đô thị hóa phụ

thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên Những vùng có khí hậu thời tiết tốt, có nhiềukhoáng sản, giao thông thuận lợi và những lợi thế khác sẽ thu hút dân cư mạnh hơn và do

đó sẽ được đô thị hóa sớm hơn, quy mô lớn hơn.Ngược lại những vùng khác sẽ đô thị hóachậm hơn, quy mô nhỏ hơn Từ đó dẫn đến sự phát triển không đồng đều hệ thống đô thịgiữa các vùng

Điều kiện xã hội: mỗi phương thức sản xuất sẽ có một hình thái đô thị tương ứng và

do đó quá trình đô thị hóa có những đặc trưng riêng của nó Kinh tế thị trường đã mởđường cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh Sự phát triển của lực lượng sản xuất làđiều kiện để công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là tiền đề cho đô thị hóa

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản của nền

kinh tế sẽ tạo ra quá trình đô thị hóa nông thôn và các vùng ven biển

Văn hóa dân tộc: mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng của mình và nền văn hóa đó

có ảnh hưởng đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội nói chung và hình thái đô thịnói riêng

Trình độ phát triển kinh tế: phát triển kinh tế là yếu tố có tính quyết định trong quá

trình đô thị hóa Bởi vì nói đến kinh tế là nói đến vấn đề tài chính Để xây dựng, nâng

Trang 5

cấp, cải tạo đô thị đòi hỏi nguồn tài chính lớn Nguồn đó có thể từ trong nước hay từnước ngoài Trình độ phát triển kinh tế thể hiện trên nhiều phương diện: quy mô, tốc độtăng trưởng GDP, cơ cấu ngành của nền kinh tế, sự phát triển các thành phần kinh tế, luậtpháp kinh tế, trình độ hoàn thiện của kết cấu hạ tầng, trình độ văn hóa giáo dục của dân

cư, mức sống dân cư

Tình hình chính trị: thời kỳ đổi mới, chế độ chính trị ổn định, hiện đại với các chính

sách mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển nền kinh tế nhiều thànhphần thì đô thị hóa đã tạo ra sự phát triển kinh tế vượt bậc và ngược lại

2 Tác động của đô thị hóa đến tăng trưởng kinh tế

2.1 Khái niệm

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản

lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người(PCI) trong một thời gian nhất định

Tăng trưởng kinh tế đô thị là quá trình tích tụ, tập trung và lớn lên về quy mô kinh tế,

xã hội đô thị, là sự mở rộng quy mô hành chính và tăng dân số đô thị, gia tăng tổng việclàm ở đô thị, thay đổi cơ cấu kinh tế đô thị và nâng cao khả năng, hiệu quả sản xuất Kếtquả là nâng cao đời sống, nâng cao thu nhập, tăng GO và GDP, tăng tích lũy

Đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với nhau → hình thànhkhái niệm tăng trưởng kinh tế đô thị Đô thị hóa là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

và tác động của nó khác nhau giữa các khu vực (quốc gia), tùy thuộc vào mức thu nhập

và sự phát triển của họ Mối quan hệ giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế ngày càng giatăng ở tất cả các nước có thu nhập cao và cả thu nhập thấp

2.2 Mối quan hệ giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế

Đô thị hóa tác động mạnh mẽ đến công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là kết quả của

công nghiệp hóa đến lượt nó công nghiệp hoá đã thúc đẩy đô thị hóa với vận tốc ngàycàng nhanh

Đô thị hóa tạo điều kiện thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn Nó tạo

tiền đề, thị trường cho khu vực công nghiệp, đặc biệt là dịch vụ Sự giao lưu kinh tế - vănhoá giữa các vùng, miền, ngành kinh tế được thể hiện nhờ quá trình đô thị hóa cũng làquá trình thị trường hoá Nó kích thích cầu và mở đường cho cung ứng

Đô thị hóa làm chuyển dịch các hoạt động của dân cư từ KV I sang KV II và KV III.

Đô thị hóa có khả năng làm tăng quy mô của ngành công nghiệp, dịch vụ, thay đổi cơ cấukinh tế và góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Đô thị là nơi hội đủ các yếu tố (cần và đủ) của một

nền sản xuất hiện đại (đầu vào là nguyên vật liệu, lao động, máy móc thiết bị Đầu ra làsản phẩm và sự chấp nhận của thị trường) Hơn nữa, đô thị là nơi thuận tiện cho giaodịch, nơi có thể quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, nơi nắm bắt xử lý các thông tin nhanhnhạy Nơi sản xuất kinh doanh các sản phẩm phong phú v.v Đó là điều khiến cho đô thịluôn là một trong những lý do lớn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Trang 6

Trong quá trình đô thị hóa, khoa học công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sảnxuất trực tiếp Chú trọng phát triển kinh tế tại các đô thị thuộc vùng kinh tế trọng điểm,vùng đô thị lớn, các khu kinh tế ven biển, các đô thị lớn là động lực chính của từng vùng

và quốc gia nhằm thúc đẩy phát triển, tạo động lực, tác động lan tỏa đến các vùng khác;Tạo điều kiện phát triển nhanh hơn các khu vực còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các vùngbiên giới, hải đảo

Các đô thị thường là trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn của đất nước Theo đánh giácủa Ngân hàng thế giới (WB): khu vực đô thị tạo ra 55% GNP ở các nước thu nhập thấp,73% tại các nước có thu nhập trung bình và tới 85% tại các nước có thu nhập cao Chính

vì vậy, những thành phố năng động được coi là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tếcủa các quốc gia Sự phát triển của các thành phố lớn tạo ra lợi thế tập trung đầu tư, tậptrung sản xuất, tăng cường hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp, sử dụng có hiệu quả

cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và khai thác thị trường tại chỗ có sức mua cao hơn hẳn cácvùng nông thôn và các đô thị nhỏ

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế đô thị

Nhân tố kinh tế: Các nhân tố kinh tế quyết định đến tăng trưởng kinh tế đô thị bao gồm:

- Nhân tố tác động đến tổng cung: vốn (K), lao động (L), tài nguyên, đất đai (R),công nghệ kỹ thuật (T)

- Nhân tố tác động đến tổng cầu: chi tiêu dùng cá nhân (C), chi tiêu của chính quyền(G), đầu tư (I), xuất nhập khẩu (NX=X-M)

Nhân tố phi kinh tế: Các nhân tố phi kinh tế quyết định đến tăng trưởng kinh tế đô thị bao

gồm: đặc điểm văn hoá, xã hội, thể chế chính trị - kinh tế - xã hội, cơ cấu dân tộc, tôngiáo và nhóm cộng đồng

Các chính sách công

Các chính cách công bao gồm: chính sách giáo dục, y tế, phục vụ công cộng, đầu

tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh doanh, chính sách thuế kinh doanh … đều có ảnh hưởngtới cung, cầu lao động trong đô thị

- Thuế địa phương

- Chương trình trợ cấp

- Trái phiếu đô thị

- Vay mượn và đảm bảo vay mượn

II TÌNH HÌNH CHUNG VỀ ĐÔ THỊ HÓA Ở NƯỚC TA

1 Đô thị hóa ở nước ta

1.1 Tốc độ đô thị hóa

Trong thời gian gần đây, sự chú ý và đầu tư đối với phát triển đô thị tại Việt Nam đãnhận được sự quan tâm đặc biệt từ Đảng và Nhà nước, được thể hiện qua các chủ trương,đường lối, và chính sách đã được thiết lập kịp thời Quyết định 445/QĐ-TTg ký bởi Thủ

Trang 7

tướng Chính phủ ngày 07/04/2009 đã điều chỉnh Định hướng phát triển đô thị Việt Namđến năm 2025, với tầm nhìn đến năm 2030 Từ giai đoạn 2000-2010, Việt Nam đã bắtđầu gia tăng tốc độ đô thị hóa, với tỷ lệ tăng trưởng 2,8% mỗi năm, xếp trong số các nước

có tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á

Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng,quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045,

đã đánh giá cao những thành tựu đáng kể trong công tác đô thị hóa trong 35 năm qua, đặcbiệt là trong 10 năm gần đây.Theo thống kê đến cuối năm 2022 của Tổng cục Thống kê,Việt Nam đã có tổng cộng 888 đô thị, phân bố khá đồng đều trên toàn quốc Tỷ lệ đô thịhóa, xác định theo địa bàn có chức năng đô thị, đã liên tục tăng, từ 30,5% năm 2010 lên41,5% năm 2022 Mở rộng không gian đô thị, đầu tư hạ tầng kỹ thuật và kinh tế - xã hội,cùng với việc nâng cao chất lượng sống cho cư dân đô thị, là những thành tựu đáng chúý

Năm 2023, tốc độ đô thị hóa tiếp tục tăng mạnh do di cư dân số từ nông thôn đếnthành thị và sự mở rộng của địa giới hành chính đô thị Tỷ lệ dân số thành thị dự kiến đạtkhoảng 38,1%, tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022 và 1 điểm phần trăm so vớinăm 2021

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

1.2 Quy mô dân số và cơ cấu lao động

Theo thông tin mới nhất từ Liên Hợp Quốc, dân số hiện tại của Việt Nam là99.211.103 người tính đến ngày 18/01/2024 Đây chiếm 1,23% dân số toàn cầu Trongbảng xếp hạng dân số thế giới, Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 15, với mật độ dân số là

320 người/km2 trên diện tích đất rộng lớn 310.060 km2

Trang 8

Theo số liệu từ năm 2019, 39,48% dân số Việt Nam, tức là 39.908.501 người, sống ởcác thành thị Độ tuổi trung bình của người dân Việt Nam là 33,2 tuổi, thể hiện một sựcân đối trong cấu trúc dân số.Dữ liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê cho thấy trong giaiđoạn từ 2019 đến sơ bộ năm 2022, dân số thành thị tăng từ 33.816,60 nghìn người lênđến 37.350,50 nghìn người Tỷ lệ tăng cấp dần, từ 3,61% năm 2019 lên đến 2,15% sơ bộnăm 2022 Ngược lại, dân số nông thôn có sự giảm nhẹ từ 62.667,40 nghìn người xuốngcòn 62.123,91 nghìn người trong thời gian này.

\

Trang 9

thôn

Tổng số (Nghìnngười) 62.667,40 61.715,48 61.941,10 62.123,91

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Trang 10

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

1.3 Xu hướng di cư

Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam đồng thời với các đặc thù của nó, là sự chuyểnbiến một vùng dân cư từ lối sống nông thôn sang lối sống đô thị Những chỉ số biểu trưngnhư tỷ lệ dân số đô thị tăng, tỷ lệ dân số nông thôn giảm, mở rộng diện tích và khônggian của các đô thị đã có, cùng với sự xuất hiện của các đô thị mới, là những đặc điểmđặc trưng cho quá trình này

Trong giai đoạn từ 1999-2009, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, di cư trởnên phổ biến hơn với 6,7 triệu người di cư được ghi nhận năm 2009, chiếm 8,5% tổngdân số từ 5 tuổi trở lên Tới giai đoạn 2009-2019, các chương trình mục tiêu và dự ánkinh tế-xã hội tại các địa phương, đặc biệt là chương trình mục tiêu xây dựng nông thônmới, đã giảm số lượng người di cư Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 ghinhận 6,4 triệu người di cư, chiếm 7,3% tổng dân số từ 5 tuổi trở lên

Trang 11

Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm cả nước và dân số thành thị giai đoạn 2010 - 2020

(Nguồn: Tổng cục Thống kê - “Các số liệu thống kê về dân số đô thị 2009, 2019” - 2009,

2019)

Cơ cấu dịch cư đô thị giai đoạn 1999 - 2019

(Nguồn: Lê Xuân Bá - “Hiện tượng di dân đến thành phố: Nhận định và đề xuất chính

1.4 Phân loại đô thị hiện nay

Hiện nay, đô thị ở Việt Nam được phân loại thành nhiều hạng, thể hiện sự đa dạng vàphức tạp của quá trình đô thị hóa Dưới đây là phân loại đô thị tính đến tháng 12 năm2021:

 Đô Thị Loại I (22 thành phố):

- 3 thành phố trực thuộc trung ương: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ

Trang 12

- 19 thành phố thuộc tỉnh: Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột,Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Vũng Tàu, Hạ Long, Thanh Hóa, Biên Hòa, Mỹ Tho,Thủ Dầu Một, Bắc Ninh, Hải Dương, Pleiku, Long Xuyên.

 Đô Thị Loại II (33 thành phố):

- Phan Thiết, Cà Mau, Tuy Hòa, Uông Bí, Thái Bình, Rạch Giá, Bạc Liêu, Ninh Bình,Đồng Hới, Phú Quốc, Vĩnh Yên, Lào Cai, Bà Rịa, Bắc Giang, Phan Rang – Tháp Chàm,Châu Đốc, Cẩm Phả, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Trà Vinh, Sa Đéc, Móng Cái, Phủ Lý, BếnTre, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Sơn La, Tân An, Vị Thanh, Cao Lãnh, Vĩnh Long, TuyênQuang, Sóc Trăng

 Đô Thị Loại III (47 đô thị):

- 29 thành phố, ví dụ: Yên Bái, Điện Biên Phủ, Hòa Bình, Hội An, Hưng Yên, Kon Tum,Đông Hà, Bảo Lộc, Hà Giang, Cam Ranh, Cao Bằng, Lai Châu, Tây Ninh, Bắc Kạn, TamĐiệp, Sông Công, Sầm Sơn, Phúc Yên, Hà Tiên, Đồng Xoài, Chí Linh, Long Khánh, GiaNghĩa, Dĩ An, Ngã Bảy, Thuận An, Hồng Ngự, Từ Sơn, Phổ Yên

- 18 thị xã, ví dụ: Sơn Tây, Cửa Lò, Phú Thọ, Bỉm Sơn, Gò Công, La Gi, Bến Cát, TânUyên, Sông Cầu, Long Mỹ, Tân Châu, Cai Lậy, Quảng Yên, Kỳ Anh, Bình Minh, ĐôngTriều, Phú Mỹ, An Nhơn

 Đô Thị Loại IV (90 đô thị):

- 31 thị xã, 5 huyện (với 8 thị trấn và 68 xã) và 56 thị trấn (không tính các xã thuộc phần

mở rộng của đô thị loại IV) tính đến ngày 29 tháng 11 năm 2021

 Đô Thị Loại V (674 đô thị tính đến tháng 12/2021)

 Đô thị đặc biệt: Hiện nay, Việt Nam có hai thành phố được Chính phủ xếp loại đôthị đặc biệt là thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Đây là sự đa dạng vàphong phú của hệ thống đô thị trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế

1.5 Đất đô thị và tổ chức không gian đô thị

Trong giai đoạn 2010 - 2020, diện tích đất đô thị ở Việt Nam đã gia tăng đáng kể,đạt bình quân 38,5 nghìn ha/năm Dữ liệu đến năm 2020 cho thấy cả nước có tổng cộng2.028,07 nghìn ha đất đô thị, chiếm 6,12% tổng diện tích đất tự nhiên Trong khoảng thờigian từ 2011 đến 2020, diện tích đất đô thị đã tăng thêm 385,65 nghìn ha Tổ chức khônggian đô thị là một quá trình chủ yếu được hướng dẫn bởi Luật Quy hoạch đô thị Các biệnpháp này bao gồm lập quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, và quy hoạch chi tiết chotừng khu vực của đô thị

Việc triển khai Chiến lược Quy hoạch đô thị (CSPL) đã mang lại những kết quảtích cực và tăng cường hiệu quả trong quản lý và sử dụng đất đô thị Điều này đã đónggóp tích cực vào việc giảm thiểu thất thoát, lãng phí đất đai và hỗ trợ quá trình khai tháctối đa tiềm năng đất đai để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phân nhóm - anninh, và bảo vệ môi trường

Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng đất đô thị vẫn còn một số hạn chế Chínhsách và pháp luật về lĩnh vực này còn tồn tại những quy định chưa hợp lý, chồng chéo, và

Trang 13

chưa được thống nhất Các vấn đề về chất lượng quy hoạch đô thị, thiếu đồng bộ, và thiếutầm nhìn dài hạn dẫn đến việc phải điều chỉnh quy hoạch nhiều lần, đôi khi theo hướngkhông đồng nhất và chỉ theo lợi ích của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh nhưmôi trường, cảnh quan, kiến trúc, và hạ tầng kỹ thuật.

Ga Hà Nội) dài 12,5 km

- TP.HCM: Quy hoạch đường sắt đô thị TP.HCM có 8 tuyến với tổng chiều dài 169

km, đi ngầm chủ yếu trong nội đô Đến năm 2020, đã hoàn thành 1 tuyến: Tuyến 1 - SàiGòn (Bến Thành - Bến xe Miền Đông, TP Thủ Đức) dài 19,7 km

- Hải Phòng: Quy hoạch xây dựng 6 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 152 km

- Cần Thơ: Đang nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt đô thị sau năm 2030

- Đà Nẵng: Quy hoạch 1 tuyến tàu điện ngầm và 3 tuyến xe điện bánh sắt

Mạng lưới tàu điện ngầm ĐSĐT Hà Nội

(Nguồn: Wikipedia)

Trang 14

Mạng lưới tàu điện ngầm ĐSĐT TP.HCM

(Nguồn: Wikipedia)

Xe Buýt:

- Hà Nội: 124 tuyến xe buýt phủ khắp 30 quận, huyện, thị xã, và 453/584 xã, phường,thị trấn (đạt 78%) Mỗi ngày vận chuyển trên 10 nghìn lượt xe, phục vụ trên 1 triệu lượthành khách

- TP.HCM: 137 tuyến xe buýt, vận chuyển khoảng 16% nhu cầu đi lại của người dântrong thành phố

- Hải Phòng: Duy trì 14 tuyến xe buýt và phát triển các tuyến kết nối với KCN, khu đôthị mới, trung tâm quận, huyện

- Cần Thơ: 8 tuyến xe buýt vận hành với mạng lưới khoảng 223 km

- Đà Nẵng: 20 tuyến buýt vận hành, với 12 tuyến buýt trợ giá, 2 tuyến buýt du lịch, vàtuyến buýt liền kề Đà Nẵng - Huế

Trang 15

Biểu đồ số tuyến xe buýt năm 2020 tại một số tỉnh, thành phố

(Nguồn: Bộ GTVT, 8/2021)

b Cấp nước đô thị và xử lý nước thải

Nhiều đồ án Quy hoạch hệ thống cấp nước đô thị và cấp nước vùng tỉnh đã được thiếtlập: Các thành phố trực thuộc Trung ương và khoảng 24 tỉnh đã lập quy hoạch cấp nướcvùng tỉnh (chủ yếu cho hệ thống đô thị và nông thôn phụ cận); các tỉnh còn lại lồng ghépquy hoạch cấp nước trong quy hoạch xây dựng

Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội, TP.HCM đã được Thủtướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch cấp nước; TP Hải Phòng và TP Cần Thơ đã lậpcác đồ án quy hoạch cấp nước riêng vào năm 2021 và 2015, riêng với TP Đà Nẵng chưa

có đồ án quy hoạch cấp nước riêng, việc quy hoạch cấp nước được lồng ghép trong Quyhoạch chung của thành phố Hầu hết các đô thị Việt Nam đều có Quy hoạch chung đượcduyệt, trong đó quy hoạch cấp nước đô thị là một trong các nội dung của quy hoạch hạtầng kỹ thuật đô thị góp phần quan trọng cho quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị

Sơ đồ công suất các trạm XLNT theo vùng (m3/ngđ)

Trang 16

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật là một nội dung trong đồ án quy hoạch chung, quy hoạchphân khu, quy hoạch chi tiết; đối với thành phố trực thuộc Trung ương, quy hoạch hạtầng kỹ thuật được lập riêng thành đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật (trong

đó có quy hoạch thoát nước)

Trong những năm gần đây, tình trạng ngập úng thường xuyên xảy ra tại các đô thị,ngay tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM cũng thường diễn ra tình trạng ngậpúng khi có mưa lớn Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này chính là việc san nềnchưa đảm bảo đúng theo quy hoạch về cao độ nền và thoát nước mặt đô thị, hệ thống hạtầng thoát nước mặt đô thị còn yếu kém, nhiều đô thị còn sử dụng hệ thống thoát nướcchung chưa tách biệt được hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải riêng

1.7 Điều kiện sống trong đô thị

Chất Lượng Sống: Chất lượng sống tại các đô thị ngày càng được nâng cao, với sựgiảm tỷ lệ thất nghiệp và hộ nghèo Sự phát triển của đô thị không chỉ tạo động lực chokinh tế-xã hội trong nội đô mà còn kích thích sự phát triển ở vùng nông thôn

Thị Trường Lao Động: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động thành thị giảm từ4,3% năm 2010 xuống còn 2,97% năm 2022 Tỷ lệ hộ nghèo ở đô thị là 3%, thấp hơn gần

ba lần so với vùng nông thôn Tuổi thọ trung bình của cả nước đã tăng từ 73,3 tuổi năm

2015 lên 73,7 tuổi năm 2020, với các vùng đô thị hóa có tuổi thọ cao hơn so với các khuvực khác

1.8 Quản lý đô thị và hành lang pháp lý

Mặc dù có những kết quả tích cực, nhưng Nghị quyết 06-NQ/TW chỉ ra nhiều tháchthức Tỷ lệ đô thị hóa vẫn thấp hơn mục tiêu đề ra, và chất lượng đô thị hoá chưa đạt mứccao Phát triển đô thị theo chiều rộng chủ yếu, dẫn đến lãng phí đất đai và tập trung kinh

tế thấp Cấu trúc và chất lượng hạ tầng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu phát triển dân số vàkinh tế Ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn tăng lên, tạo ra nhiều tác động tiêu cực.Khả năng tiếp cận dịch vụ công, cũng như phúc lợi xã hội của người nghèo và lao động

di cư, gặp nhiều khó khăn Năng lực quản lý và quản trị đô thị còn yếu, chậm đổi mới.Nhằm cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu ở Nghịquyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị, Cục Phát triển đô thị đã nghiên cứu, đề xuất, thammưu cho Bộ Xây dựng xây dựng 5 chính sách trong quản lý phát triển bền vững đô thịViệt Nam

Chính sách 1 về phân loại, quản lý phát triển hệ thống đô thị bền vững, đồng bộ về mạnglưới và phù hợp vùng miền

Chính sách 2 về quản lý phát triển mới, cải tạo chỉnh trang và tái phát triển đô thị hiệnđại, xanh, thông minh, hướng tới phát triển bền vững

Chính sách 3 về quản lý phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, liên kết, thích ứng vớibiến đổi khí hậu

Chính sách 4 về quản lý phát triển không gian ngầm đô thị

Chính sách 5 về tăng cường phân cấp, phân quyền và nâng cao năng lực quản lý pháttriển đô thị

Trang 17

1.9 Phát triển công nghệ và đô thị thông minh

Trong thời gian gần đây, Chính sách đô thị hóa tại Việt Nam đã được thúc đẩy thôngqua nhiều định hướng quan trọng, nhằm định hình và kế hoạch phát triển đô thị theo Quyhoạch và Chương trình quốc gia

Một phần quan trọng của chính sách này là phát triển đô thị thông minh, một trongnhững động lực quan trọng đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại và cóthu nhập cao vào năm 2045 Các địa phương trên cả nước đã và đang triển khai nhiều đề

án phát triển đô thị thông minh, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như giao thông, y tế,giáo dục, và ứng dụng cảnh báo Báo cáo tình hình triển khai đô thị thông minh cho thấyrằng đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoặc đang triển khaixây dựng đề án phát triển đô thị thông minh Ngoài ra, có sự tập trung đặc biệt vào việcphát triển tiện ích và dịch vụ thông minh, với 57 địa phương triển khai thí điểm dịch vụ

đô thị thông minh, chủ yếu trong lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục, và cảnh báo

Tuy nhiên, trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng gia tăng, phát triển đô thị thông minhcòn đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn Việc thiếu chuẩn quy hoạch và hạ tầng kỹthuật, cùng với sự hạn chế trong việc tham gia của các thành phần kinh tế, là những vấn

đề cần được giải quyết Đồng thời, việc giữ gìn và phát huy bản sắc của từng địa phươngcũng là một thách thức quan trọng

2 Ảnh hưởng của đô thị hóa

2.1 Tích cực

Kinh tế: Tăng trưởng kinh tế cao - khu vực đô thị ghi nhận mức tăng trưởng kinh

tế ổn định, với tăng trưởng bình quân 12-15%/năm, gấp 1,2-1,5 lần so với tăng trưởngquốc gia, đóng góp khoảng 70% vào GDP cả nước Đóng góp lớn vào nguồn thu: 5 thànhphố trung ương chiếm chỉ 2,9% về diện tích nhưng đóng góp tới 46,8% tổng GDP, thuhút 30% vốn FDI và chiếm 32,8% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước Chuyển dịch

cơ cấu kinh tế: Đô thị hóa kết hợp với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đóng góp tíchcực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ trọng nông, lâm, thủy sản và tăng tỷtrọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ

Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã trực tiếp góp phần chuyểndịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở các xã theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trịnông, lâm, thủy sản trong tổng thu nhập và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xâydựng, dịch vụ Đối với nông nghiệp, cơ cấu nội thành chuyển dịch theo hướng phát triểncác cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn

Mở rộng thị trường và sản xuất: Tăng cường tiêu thụ hàng hóa: Dân số đông đúctại đô thị tạo ra nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cao, thúc đẩy sản xuất và phát triển thị trườnghàng hóa Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Đội ngũ lao động chất lượng cao và cơ sở hạtầng phát triển là yếu tố thuận lợi thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài

Phát triển kinh tế xã hội: Thúc đẩy sự phát triển kinh tế: Quá trình đô thị hóa gópphần thúc đẩy sự phát triển kinh tế cả nước, đặc biệt tại những khu vực đô thị phát triển

Trang 18

nhanh chóng Tạo cơ hội việc làm: Đô thị hóa tạo ra nhiều cơ hội việc làm, nâng cao thunhập cho người lao động, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đa dạng văn hóa: Giao lưu văn hóa đa dạng: Đô thị hóa tập trung nhiều người từcác vùng miền và quốc gia khác nhau, tạo nên một môi trường văn hóa đa dạng và phongphú Gia tăng giá trị văn hóa: Sự giao thoa giữa các văn hóa từ nhiều nguồn khác nhau đãnâng cao giá trị văn hóa của thành phố và cả đất nước

Cơ sở hạ tầng- Mở rộng không gian đô thị:Sự mở rộng không gian đô thị kèm theoviệc đầu tư đồng bộ và hiệu quả vào hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội đã nâng caochất lượng sống và tạo ra cơ sở hạ tầng hiện đại Kiến trúc đô thị đẹp và hiện đại: Đô thịhóa mang lại diện mạo mới với kiến trúc đô thị đẹp, hiện đại và bản sắc riêng, tạo nênnhững công trình có giá trị nghệ thuật và được công nhận quốc tế Quá trình đô thị hóa ởViệt Nam, với những đóng góp tích cực trên, không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộcsống mà còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của đất nước

2.2 Tiêu cực

Đô thị hóa ở Việt Nam ngày nay mang theo nhiều vấn đề tiêu cực đáng lưu ý:

Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm nguồn nước và không khí ngày càng nghiêm trọng

do chiếm dụng đất công, san lấp mặt bằng, và xây dựng trái phép Hệ thống cơ sở hạ tầngkhông đáp ứng đủ, gây tắc nghẽn giao thông và đe dọa nguồn nước ngầm và dòng sôngvới ô nhiễm nặng từ chất thải Tiếng ồn từ giao thông và công nghiệp cũng là vấn đề, ảnhhưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cư dân

Ô nhiễm tiếng ồn: Theo kết quả nghiên cứu của Viện Sức khỏe nghề nghiệp vàMôi trường, các khu công nghiệp, người lao động ở mọi ngành nghề đều phải tiếp xúcvới tiếng ồn Trong tổng số khoảng 52 triệu người lao động, có khoảng từ 10 - 15 triệungười phải tiếp xúc với tiếng ồn cao hơn mức quy định đã gây ra ô nhiễm môi trường bởitiếng ồn Trong khi đó, việc chịu đựng lâu tiếng ồn có cường độ 50 deciben (dB) có thểkhiến con người giảm hiệu suất làm việc, nhất là lao động trí óc; tiếng ồn 70 dB có thểlàm tăng nhịp thở, nhịp tim, huyết áp, ảnh hưởng đến dạ dày và giảm hứng thú lao động;tiếng ồn 90dB sẽ gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương chức năng thính giác, mất thăng bằng

cơ thể và suy nhược thần kinh

Mất mát di sản văn hóa và truyền thống: Đô thị hóa gây xung đột giữa lối sốnghiện đại và giữ truyền thống, dẫn đến mất mát di sản văn hóa và giá trị lịch sử Sự pháttriển đô thị làm mất đi các làng cổ và làng nghề, khiến cho văn hóa dân gian dần mất đi

Thiếu hụt hạ tầng và giao thông tắc nghẽn: Quá tải về hạ tầng đô thị, gồm hạ tầnggiao thông và điện nước, gây tình trạng ùn tắc và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày

Sự gia tăng phương tiện cá nhân cần được kiểm soát, và hệ thống giao thông công cộngcần phát triển mạnh mẽ

Tình trạng nhà ở và phát triển đô thị chậm tiến triển: Thiếu nhà ở xã hội và nhà ởcho các đối tượng thu nhập trung bình là vấn đề Các dự án phát triển đô thị chậm đượcđầu tư và có nhiều dự án "treo" còn phổ biến

Ngày đăng: 27/01/2024, 17:14

w