Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1 GS.TSKH Lý Toàn Thắng
2 PGS.TS Phạm Hùng Việt
Hà Nội – 2024
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ “Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong
tiếng Anh và tiếng Việt” là kết quả của quá trình nghiên cứu của riêng tôi Các số
liệu được sử dụng, trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực, chính xác chưa từng được tác giả khác công bố ở đâu và trong bất kì công trình nào khác Các nội dung tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ
Tác giả
Phạm Anh Tiến
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Luận án “Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt”
được nghiên cứu sinh (NCS) thực hiện tại Khoa Văn hoá và Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam dưới sự hướng dẫn của GS.TSKH Lý Toàn Thắng và PGS.TS Phạm Hùng Việt
NCS xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH Lý Toàn Thắng, PGS.TS Phạm Hùng Việt đã luôn tận tình hướng dẫn, định hướng cho NCS trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để NCS có thể hoàn thành luận án của mình
NCS xin cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Ngoại ngữ - Du lịch, nơi NCS đang công tác, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho NCS trong quá trình nghiên cứu và viết luận án
NCS cũng xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, giảng viên, cán bộ Khoa Văn hoá và Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã hỗ trợ cho NCS trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
NCS xin gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học, gia đình và các bạn đồng nghiệp là những người luôn ở bên cạnh, hỗ trợ về mặt tinh thần và chia sẻ những lúc khó khăn, giúp đỡ NCS rất nhiều trong quá trình thực hiện luận án này
Tác giả
Phạm Anh Tiến
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
2.1 Mục đích nghiên cứu 2
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
4.1 Phương pháp đối chiếu 4
4.2 Phương pháp miêu tả 4
4.3 Thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp 4
4.4 Thủ pháp thống kê, phân loại 5
5 Cái mới của luận án 5
6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài 5
6.1 Ý nghĩa lí luận 5
6.2 Ý nghĩa thực tiễn 5
7 Bố cục của luận án 6
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 7
1.1 Tình hình nghiên cứu về thuật ngữ 7
1.1.1 Nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới 7
1.1.2 Nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam 12
1.1.3 Nghiên cứu thuật ngữ ngành ô tô trên thế giới 19
1.1.4 Nghiên cứu thuật ngữ ngành ô tô ở Việt Nam 23
1.2 Cơ sở lí thuyết về thuật ngữ 25
1.2.1 Khái niệm về thuật ngữ 25
1.2.2 Phân biệt thuật ngữ và một số khái niệm liên quan 28
1.2.3 Tiêu chuẩn, đặc điểm của thuật ngữ 31
Trang 51.2.4 Cấu tạo của thuật ngữ 35
1.3 Hiện tượng đồng nghĩa và đồng nghĩa trong thuật ngữ 40
1.3.1 Khái niệm đồng nghĩa 40
1.3.2 Khái niệm đồng nghĩa trong thuật ngữ 42
1.4 Khái quát về ngành ô tô và thuật ngữ ngành ô tô 43
1.4.1 Khái quát về ngành ô tô 43
1.4.2 Thuật ngữ ngành ô tô 44
1.5 Lí thuyết định danh 49
1.5.1 Khái niệm định danh 49
1.5.2 Đặc điểm và quá trình định danh 50
1.6 Một số vấn đề lí thuyết về đối chiếu ngôn ngữ 52
1.6.1 Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu 52
1.6.2 Nguyên tắc chung trong đối chiếu ngôn ngữ 54
1.6.3 Các cấp độ và phạm vi đối chiếu ngôn ngữ 54
1.7 Tiểu kết 55
Chương 2 ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THUẬT NGỮ NGÀNH Ô TÔ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 57
2.1 Đối chiếu đặc điểm về phương thức cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh và tiếng Việt 57
2.1.1 Phương thức cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh 57
2.1.2 Phương thức cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô tiếng Việt 60
2.1.3 Đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt về phương thức cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh và tiếng Việt 62
2.2 Đối chiếu số lượng yếu tố cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt 63
2.3 Đối chiếu đặc điểm từ loại của thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt 64
2.3.1 Đối chiếu đặc điểm từ loại thuật ngữ ngành ô tô có cấu tạo một yếu tố 64
2.3.2 Đối chiếu đặc điểm từ loại của thuật ngữ ngành ô tô có cấu tạo hai yếu tố 66
2.3.3 Đối chiếu đặc điểm từ loại của thuật ngữ ngành ô tô có cấu tạo ba yếu tố 70
Trang 62.3.4 Đối chiếu đặc điểm từ loại của thuật ngữ ngành ô tô có cấu tạo bốn yếu tố 74 2.3.5 Đối chiếu đặc điểm từ loại của thuật ngữ ngành ô tô có cấu tạo năm yếu tố 75
2.3.6 Đặc điểm từ loại của thuật ngữ ngành ô tô có cấu tạo sáu yếu tố 76
2.4 Đối chiếu đặc điểm mô hình cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt 76
2.4.1 Các mô hình cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt 76
2.4.2 Đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt về mô hình cấu tạo của thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt 88
2.5 Tiểu kết 91
Chương 3 ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH THUẬT NGỮ NGÀNH Ô TÔ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 94
3.1 Định danh và định danh thuật ngữ 94
3.2 Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ ngành ô tô 95
3.2.1 Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ ngành ô tô theo kiểu ngữ nghĩa của thuật ngữ 95
3.2.2 Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ ngành ô tô theo cách thức biểu thị của thuật ngữ 96
3.3 Đối chiếu đặc điểm mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô 98
3.3.1 Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ ô tô và phương tiện 100
3.3.2 Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ tổng thành và chi tiết hệ thống cơ khí-động lực 102
3.3.3 Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ bộ phận, chi tiết hệ thống điện-điện tử 108
3.3.4 Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ máy móc, dụng cụ sản xuất, sửa chữa 112
3.3.5 Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ vị trí, địa điểm 115
3.3.6 Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ chất liệu 116
3.3.7 Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ hình thức thể hiện 119
3.3.8 Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ nguồn nhân lực 120
3.3.9 Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ hệ thống kiến thức 121
Trang 73.3.10 Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ phương pháp, nguyên lí 122
3.3.11 Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ thuộc tính 124
3.3.12 Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ mối quan hệ 128
3.3.13 Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ hoạt động sản xuất, sửa chữa 129
3.3.14 Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ hoạt động vận hành 131
3.3.15 Đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt về các mô hình định danh của thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt 133
3.4 Tiểu kết 135
Chương 4 ĐỐI CHIẾU HIỆN TƯỢNG ĐỒNG NGHĨA TRONG THUẬT NGỮ NGÀNH Ô TÔ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 137
4.1 Phân loại đồng nghĩa thuật ngữ 137
4.2 Hiện tượng đồng nghĩa trong thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh 140
4.2.1 Đồng nghĩa do cách viết chính tả 141
4.2.2 Đồng nghĩa do thay đổi hình thái 141
4.2.3 Đồng nghĩa do sử dụng từ viết tắt 142
4.2.4 Đồng nghĩa do sử dụng từ ngữ phương ngữ 143
4.2.5 Đồng nghĩa do ngữ vực khác nhau 144
4.2.6 Đồng nghĩa do sử dụng yếu tố đồng nghĩa 144
4.2.7 Đồng nghĩa do yếu tố lịch đại 145
4.2.8 Đồng nghĩa do lựa chọn đặc điểm khái niệm thể hiện trong yếu tố phụ khác nhau 145
4.2.9 Đồng nghĩa do lựa chọn đặc điểm khái niệm thể hiện trong yếu tố chính khác nhau 147
4.3 Hiện tượng đồng nghĩa trong thuật ngữ ngành ô tô tiếng Việt 148
4.3.1 Đồng nghĩa do cách viết chính tả 149
4.3.2 Đồng nghĩa do sử dụng từ ngữ phương ngữ 149
4.3.3 Đồng nghĩa do ngữ vực khác nhau 150
4.3.4 Đồng nghĩa do sử dụng yếu tố đồng nghĩa 150
4.3.5 Đồng nghĩa do yếu tố lịch đại 152 4.3.6 Đồng nghĩa do lựa chọn đặc điểm khái niệm thể hiện trong yếu tố phụ khác
Trang 8nhau 152
4.3.7 Đồng nghĩa do lựa chọn đặc điểm khái niệm thể hiện trong yếu tố chính khác nhau 153
4.4 Đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt về hiện tượng đồng nghĩa trong thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh và tiếng Việt 154
4.5 Gợi ý về hướng chuẩn hóa thuật ngữ ngành ô tô tiếng Việt 157
4.5.1 Gợi ý về hướng chuẩn hóa các trường hợp đồng nghĩa trong thuật ngữ ngành ô tô tiếng Việt 158
4.5.2 Gợi ý về hướng xử lí các trường hợp cần chuẩn hóa khác 163
4.6 Tiểu kết 164
KẾT LUẬN 166
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 170
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 171 PHỤ LỤC 1 THUẬT NGỮ NGÀNH Ô TÔ TIẾNG ANH PL1 PHỤ LỤC 2 THUẬT NGỮ NGÀNH Ô TÔ TIẾNG VIỆT PL36 PHỤ LỤC 3 THUẬT NGỮ ĐỒNG NGHĨA TRONG TIẾNG ANH PL67 PHỤ LỤC 4 THUẬT NGỮ ĐỒNG NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT PL81 PHỤ LỤC 5 MÔ HÌNH CẤU TẠO THUẬT NGỮ NGÀNH Ô TÔ KHÔNG ĐIỂN
HÌNH PL90
PHỤ LỤC 6 MÔ HÌNH ĐỊNH DANH THUẬT NGỮ NGÀNH Ô TÔ KHÔNG
ĐIỂN HÌNH PL96
Trang 9DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Phương thức cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh và tiếng Việt 62
Bảng 2.2: Số lượng yếu tố cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt 63
Bảng 2.3: Thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh có cấu tạo một yếu tố 65
Bảng 2.4: Thuật ngữ ngành ô tô tiếng Việt có cấu tạo một yếu tố 66
Bảng 2.5: Thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh có cấu tạo hai yếu tố 67
Bảng 2.6: Thuật ngữ ngành ô tô tiếng Việt có cấu tạo hai yếu tố 69
Bảng 2.7: Thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh có cấu tạo ba yếu tố 71
Bảng 2.8: Thuật ngữ ngành ô tô tiếng Việt có cấu tạo ba yếu tố 74
Bảng 2.9: Mô hình cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh và tiếng Việt theo yếu tố cấu tạo 89
Bảng 3.1: Các phạm trù và tiểu phạm trù khái niệm ngành ô tô 98
Bảng 3.2: Mô hình định danh thuật ngữ chỉ ô tô và phương tiện trong tiếng Anh và tiếng Việt 101
Bảng 3.3: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ tổng thành và chi tiết hệ thống cơ khí-động lực trong tiếng Anh và tiếng Việt 107
Bảng 3.4: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ bộ phận, chi tiết hệ thống điện-điện tử trong tiếng Anh và tiếng Việt 111
Bảng 3.5: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ máy móc, dụng cụ sản xuất, sửa chữa trong tiếng Anh và tiếng Việt 114
Bảng 3.6: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô vị trí, địa điểm trong tiếng Anh và tiếng Việt 115
Bảng 3.7: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ chất liệu trong tiếng Anh và tiếng Việt 118
Bảng 3.8: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ hình thức thể hiện trong tiếng Anh và tiếng Việt 119
Bảng 3.9: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ nguồn nhân lực trong tiếng Anh và tiếng Việt 120 Bảng 3.10: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ hệ thống kiến thức trong
Trang 11tiếng Anh và tiếng Việt 121 Bảng 3.11: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ phương pháp, nguyên lí trong tiếng Anh và tiếng Việt 123 Bảng 3.12: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ thuộc tính trong tiếng Anh
và tiếng Việt 127 Bảng 3.13: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ mối quan hệ trong tiếng Anh và tiếng Việt 129 Bảng 3.14: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ hoạt động sản xuất, sửa chữa trong tiếng Anh và tiếng Việt 131 Bảng 3.15: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ hoạt động vận hành trong tiếng Anh và tiếng Việt 133 Bảng 4.1: Số lượng khái niệm có đồng nghĩa trong thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh 140 Bảng 4.2: Số lượng đồng nghĩa theo các hình thức trong thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh 141 Bảng 4.3: Số lượng khái niệm có đồng nghĩa trong thuật ngữ ngành ô tô tiếng Việt 148 Bảng 4.4: Số lượng đồng nghĩa theo các hình thức trong thuật ngữ ngành ô tô tiếng Việt 149
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế, được sử dụng trong học tập, giao tiếp và trong các ngành khoa học Tiếng Anh cũng được xem là điều kiện tiên quyết cho những người làm trong các lĩnh vực chuyên môn nói chung và ngành ô tô nói riêng Trong khi đó, các hoạt động trong ngành ô tô không chỉ dùng những từ ngữ thông thường mà còn sử dụng một bộ phận từ ngữ đặc biệt, chỉ đích danh khái niệm, sự vật, hiện tượng …, đó chính là hệ thuật ngữ Do đó, việc nắm vững hệ thống thuật ngữ chuyên môn sẽ giúp cho việc trao đổi, nghiên cứu càng thuận lợi, dễ dàng
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy hầu hết các thuật ngữ trong tiếng Việt thường được chuyển dịch hoặc vay mượn từ tiếng nước ngoài như tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung và tiếng Anh nên vẫn còn thiếu hình thức thể hiện thống nhất cho nội dung khái niệm Hơn nữa, cơ sở lí luận và hoạt động thực tiễn trên phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa và định danh vẫn chưa được chuẩn hóa Trong khi đó, các công trình nghiên cứu về thuật ngữ trong ngành chưa nhiều Đặc biệt là chưa có những công trình nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô (TNNÔT) trong tiếng Anh và tiếng Việt nhằm phục vụ cho công tác xây dựng, chuẩn hóa và thống nhất thuật ngữ, cũng như công tác đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo
Khảo sát ban đầu cho thấy, nhiều TNNÔT tiếng Việt chưa biểu đạt được tính chính xác khái niệm Không ít những thuật ngữ vay mượn nước ngoài được sử dụng với nhiều biến thể khác nhau mà chưa được nghiên cứu, chuẩn hóa hoặc vẫn còn những TNNÔT có trong tiếng Anh mà tiếng Việt chưa có Bên cạnh đó, việc khảo sát về phương diện cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ trong lĩnh vực này chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện Do đó, việc phân tích, đối chiếu thuật ngữ trong ngành ô tô để đảm bảo những thuật ngữ đó biểu đạt các khái niệm một cách chính xác, phù hợp với chuẩn mực chung của thế giới là một tất yếu
Từ việc xác định như vậy có thể thấy đề tài “Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô
trong tiếng Anh và tiếng Việt” thực sự thiết thực cho các công việc và các hoạt động
có liên quan đến ngành ô tô Đề tài tập trung khảo sát, nghiên cứu, đối chiếu những đặc điểm về cấu tạo, định danh, ngữ nghĩa để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau của hệ thống TNNÔT tiếng Anh và tiếng Việt, góp phần bổ sung tư liệu cho mảng nghiên cứu về thuật ngữ trong Việt Ngữ học Đồng thời, đề tài cũng sẽ là tư
Trang 13liệu tham khảo, cơ sở lí thuyết cho lí luận giảng dạy, nâng cao hiệu quả việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành ô tô cũng như biên, phiên dịch và các hoạt động chuyên môn khác trong lĩnh vực kĩ thuật này Đặc biệt, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có những đóng góp nhất định trong công tác chuẩn hóa TNNÔT, là cơ sở để hình thành
những bộ từ điển chuyên ngành ô tô, đáp ứng nhu cầu của ngành và cả xã hội
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là đối chiếu hệ thống TNNÔT trong tiếng Anh và tiếng Việt nhằm làm sáng tỏ những đặc trưng và xác định những điểm tương đồng, khác biệt về mặt cấu tạo, đặc điểm định danh, đặc điểm ngữ nghĩa (qua hiện tượng đồng nghĩa) của hai hệ thống thuật ngữ, từ đó, đưa ra gợi ý về hướng xây dựng TNNÔT tiếng Việt
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: (1) Tổng quan tình hình nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm lí luận liên quan đến đề tài luận án, qua đó xác lập cơ sở lí luận cho nghiên cứu;
(2) Mô tả, đối chiếu đặc điểm cấu tạo cũng như các mô hình kết hợp các yếu
tố để tạo thành TNNÔT trong tiếng Anh và tiếng Việt;
(3) Mô tả, phân tích đặc điểm định danh của TNNÔT tiếng Anh và tiếng Việt
về các mặt: đặc điểm ngữ nghĩa, cách thức biểu thị, mô hình định danh, từ đó tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt về đặc điểm định danh của hai hệ thống thuật ngữ;
(4) Phân tích hiện tượng đồng nghĩa trong TNNÔT tiếng Anh và tiếng Việt
để xác định những điểm tương đồng và khác biệt của hai hệ thống thuật ngữ;
(5) Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra những gợi ý về hướng xây dựng, chuẩn hóa TNNÔT tiếng Việt
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống TNNÔT tiếng Anh và tiếng Việt, tức là các thuật ngữ biểu đạt các khái niệm được sử dụng trong đào tạo, giảng
dạy, nghiên cứu về lĩnh vực ô tô thu thập từ 2 quyển “Từ điển Anh Việt chuyên
ngành công nghệ ô tô”, Đỗ Văn Dũng, Nxb Thống kê, 2003 và “Từ điển chuyên ngành ô tô”, Đỗ Văn Dũng, Phan Nguyễn Quí Tâm, Nxb ĐHQG TPHCM, 2021
Trang 143.2 Phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các đặc điểm hình thái - cấu trúc, ngữ nghĩa, đặc điểm định danh, đồng nghĩa thuật ngữ của hệ TNNÔT trong tiếng Anh và tiếng Việt
và vấn đề chuẩn hóa TNNÔT tiếng Việt Luận án xác định những thuật ngữ được phiên chuyển sang tiếng Việt chưa đảm bảo tính rõ ràng, ngắn gọn, mang tính miêu
tả, có chứa hư từ, quan hệ từ thừa dư trong kết cấu nội bộ của chúng không phải là TNNÔT chuẩn mực
Ngữ liệu nghiên cứu của luận án chủ yếu dựa trên các từ điển chuyên ngành
ô tô Trên thực tế, trong nghiên cứu về thuật ngữ, việc lựa chọn ngữ liệu từ các quyển từ điển là một phương án có độ tin cậy cao và thường được sử dụng Kageura [155], [156] sử dụng các bảng tổng hợp thuật ngữ để nghiên cứu sâu về sự phát triển của thuật ngữ, cấu tạo và các hình thức vay mượn thuật ngữ trong tiếng Nhật Hơn nữa, nguồn ngữ liệu quan trọng về hệ thống khái niệm luôn sẵn có trong các quyển từ điển chuyên ngành và đồng thời chúng chỉ rõ hệ thống ngữ nghĩa, khái niệm liên quan đến tri thức được thể hiện [137], [141]
Dựa trên cơ sở đó, luận án lựa chọn 2217 thuật ngữ sử dụng trong ngành ô tô đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về tính khoa học, tính quốc tế và tính dân tộc được
rút ra từ 2 quyển “Từ điển Anh Việt chuyên ngành công nghệ ô tô”, Đỗ Văn Dũng, Nxb Thống kê, 2003 và “Từ điển chuyên ngành ô tô”, Đỗ Văn Dũng, Phan Nguyễn
Quí Tâm, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2021 Trong số các thuật ngữ được lựa chọn, có 285 thuật ngữ trong tiếng Anh, 210 thuật ngữ trong tiếng Việt
có các thuật ngữ đồng nghĩa Cụ thể, trong tiếng Anh, có 331 thuật ngữ đồng nghĩa được xác định từ các thuật ngữ đồng nghĩa của 57 thuật ngữ trong ngữ liệu có 1 đồng nghĩa viết tắt, 191 thuật ngữ trong ngữ liệu có 1 đồng nghĩa, 30 thuật ngữ trong ngữ liệu có 2 đồng nghĩa, 5 thuật ngữ trong ngữ liệu có 3 đồng nghĩa và 2 thuật ngữ trong ngữ liệu có 4 đồng nghĩa Trong tiếng Việt, có 243 thuật ngữ đồng nghĩa được xác định từ các thuật ngữ đồng nghĩa của 178 thuật ngữ trong ngữ liệu có 1 đồng nghĩa,
31 thuật ngữ trong ngữ liệu có 2 đồng nghĩa và 1 thuật ngữ trong ngữ liệu có 3 đồng nghĩa Do đó, tổng số thuật ngữ được đưa vào nghiên cứu là 2554 TNNÔT tiếng Anh
và 2460 TNNÔT tiếng Việt
Để phân tích đối chiếu đặc điểm cấu tạo và định đanh của thuật ngữ, chúng tôi dựa trên cơ sở ngữ liệu gồm 2217 TNNÔT tiếng Anh và 2217 TNNÔT tiếng Việt
Trang 15Những thuật ngữ đồng nghĩa trong tiếng Anh, không có định nghĩa và được xác định bằng các chú thích như “còn được gọi” (also called) không được lựa chọn Đồng thời,
để tránh các thuật ngữ đồng nghĩa bởi lí do phương ngữ hay biến thể, luận án chỉ lựa chọn thuật ngữ Anh-Anh và không dùng các thuật ngữ tương đương được dùng trong Anh-Mỹ Với những thuật ngữ tiếng Anh có nhiều cách dịch sang tiếng Việt, luận án chỉ chọn tiếng Việt tương đương đầu tiên trong từ điển vì đây là thuật ngữ tiếng Việt
đã được người dịch coi là chuẩn xác hơn trong số các thuật ngữ đồng nghĩa Thuật
ngữ tương đương được điều chỉnh trong quyển “Từ điển chuyên ngành ô tô” năm
2021 cũng được ưu tiên lựa chọn Do đó, số lượng TNNÔT tiếng Anh và tiếng Việt được đối chiếu trên 2 phương diện này tương đương nhau theo phương án lựa chọn này Điều này giúp đảm bảo sự cân đối và rõ ràng về số liệu thống kê khi đối chiếu,
so sánh các đặc điểm của hai hệ thống thuật ngữ
Các thuật ngữ đồng nghĩa cũng được miêu tả, phân tích, đánh giá riêng để xác định những nét tương đồng và khác biệt trong hai ngôn ngữ, làm cơ sở cho những gợi ý về hướng chuẩn hóa thuật ngữ
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận án này sử dụng một số phương pháp và thủ pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học như:
4.1 Phương pháp đối chiếu
Đây là phương pháp chính trong luận án được sử dụng để đánh giá, phân tích
sự tương đồng và khác biệt của TNNÔT tiếng Anh và tiếng Việt trên phương diện cấu tạo, định danh, đồng nghĩa trong hai hệ thống thuật ngữ Kết quả so sánh đối chiếu là cơ sở để gợi ý hướng xây dựng và chuẩn hóa TNNÔT tiếng Việt Trong luận án này, tiếng Anh là ngôn ngữ xuất phát và tiếng Việt là ngôn ngữ đối chiếu
4.2 Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được sử dụng để miêu tả đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh, hiện tượng đồng nghĩa trong TNNÔT tiếng Anh và tiếng Việt Luận án áp dụng phương pháp miêu tả ngôn ngữ như một hệ thống cấu trúc trên các bình diện, mối quan hệ, cách thức tổ chức của các đơn vị ngôn ngữ, dựa trên một cơ sở lí luận, quan điểm, trường phái cụ thể
4.3 Thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp
Thuật ngữ được phân tích theo thành tố trực tiếp nhằm xác định các yếu tố
Trang 16tạo nên thuật ngữ, từ đó, tìm ra các nguyên tắc tạo thành TNNÔT trong tiếng Anh
và tiếng Việt, xây dựng các mô hình và quy tắc cấu tạo, định danh TNNÔT
4.4 Thủ pháp thống kê, phân loại
Thủ pháp thống kê, phân loại được sử dụng để xác định số lượng, tần suất xuất hiện, tỉ lệ của các phương thức tạo thành thuật ngữ, các mô hình định danh thuật ngữ, các dạng thức đồng nghĩa Các kết quả thống kê được tổng hợp dưới hình thức của bảng biểu giúp hình dung rõ hơn các nét đặc trưng cơ bản về cấu tạo, cấu trúc ngôn ngữ, ngữ nghĩa của TNNÔT tiếng Việt
5 Cái mới của luận án
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu so sánh đối chiếu một cách hệ thống TNNÔT trong tiếng Anh và tiếng Việt xét trên các phương diện về đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh Đặc biệt, luận án mở rộng nghiên cứu, đối chiếu hiện tượng đồng nghĩa trong TNNÔT trong tiếng Anh và tiếng Việt, một phổ quát quan trọng trong ngôn ngữ nhưng ít được các nhà thuật ngữ học quan tâm
Luận án khái quát các quan điểm, cơ sở lí luận về thuật ngữ trên thế giới và Việt Nam, qua đó xác định rõ khái niệm TNNÔT và các đặc điểm liên quan Từ cơ
sở lí thuyết và tri thức chung của ngành ô tô, luận án áp dụng mô hình phân loại và xây dựng khung tri thức, các phạm trù khái niệm chung theo quan điểm triết học, ngôn ngữ học và thuật ngữ học để xác định đặc trưng định danh cho lĩnh vực này
Dựa trên các cơ sở lí luận đó, các đặc điểm, yếu tố cấu tạo, mô hình cấu tạo,
mô hình định danh, phương thức xây dựng, hiện tượng đồng nghĩa trong TNNÔT ở hai hệ thống ngôn ngữ được xây dựng, mô tả, phân tích và so sánh một cách chi tiết
Đồng thời, luận án cũng đưa ra các gợi ý phù hợp trong việc xây dựng và chuẩn hóa TNNÔT tiếng Việt
6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lí luận
Luận án góp phần khẳng định, bổ sung cơ sở lí luận chung về thuật ngữ, chuẩn hóa thuật ngữ và so sánh đối chiếu ngôn ngữ Luận án xác định những đặc trưng riêng về đặc điểm cấu tạo, định danh và hiện tượng đồng nghĩa của TNNÔT tiếng Anh và tiếng Việt, là cơ sở cho những nghiên cứu và ứng dụng tiếp theo
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có những đóng góp quan trọng, mang tính thực tiễn, là cơ sở cho
Trang 17việc ứng dụng trong thực tế, cụ thể:
- Là cơ sở cho việc xây dựng các phương án chỉnh lí, chuẩn hóa TNNÔT hiện có ở Việt Nam;
- Là cơ sở cho việc thống nhất phương thức cấu tạo, xây dựng thuật ngữ mới
để bổ sung cho hệ thống thuật ngữ hiện có ở Việt Nam, tạo tiền đề cho việc biên soạn các từ điển TNNÔT trong tiếng Việt;
- Là nguồn tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu liên quan đến TNNÔT cũng như các lĩnh vực liên quan;
- Là nguồn tư liệu phục vụ các hoạt động giảng dạy, học tập, biên soạn tài liệu tham khảo và giáo trình chuyên ngành ô tô
7 Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tham khảo, và Phụ lục, luận án gồm 4 chương được bố cục như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
Chương 2: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng
Anh và tiếng Việt
Chương 3: Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ ngành ô tô trong
tiếng Anh và tiếng Việt
Chương 4: Hiện tượng đồng nghĩa trong thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh và
tiếng Việt và gợi ý hướng chuẩn hóa thuật ngữ ngành ô tô tiếng Việt
Trang 18Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong chương này, luận án trình bày một cách khái quát quá trình hình
thành, phát triển của hệ thống thuật ngữ cùng với đó là các hoạt động, quan điểm,
phương pháp, nội dung nghiên cứu về thuật ngữ trên thế giới và Việt Nam Luận án
cũng làm rõ các cơ sở lí luận về ngôn ngữ nói chung và khái niệm, lí thuyết liên
quan đến TNNÔT nói riêng để xây dựng cơ sở cho toàn bộ nghiên cứu
1.1 Tình hình nghiên cứu về thuật ngữ
1.1.1 Nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới
Thuật ngữ là lĩnh vực nghiên cứu không mới, hình thành và phát triển để đáp
ứng nhu cầu con người trong những thời điểm lịch sử cụ thể Cabré [120, 37] và
Faber [137] khẳng định thuật ngữ học xuất phát từ nhu cầu, mong muốn thống nhất
các khái niệm và thuật ngữ để hỗ trợ cho việc trao đổi và chia sẻ tri thức trong các
lĩnh vực chuyên môn cũng như giữa các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau Như vậy,
thuật ngữ vừa là đối tượng nghiên cứu vừa là phương tiện hỗ trợ cho các chuyên gia
và những người tham gia trong các lĩnh vực chuyên môn
Các hoạt động nghiên cứu thuật ngữ khá đa dạng, được các nhà khoa học,
các nhà thuật ngữ học tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau Theo L’Homme [164,
5-6], nghiên cứu về thuật ngữ chủ yếu nhắm đến hai nội dung: (1) các đơn vị ngôn
ngữ trong các lĩnh vực chuyên ngành và (2) những ứng dụng của thuật ngữ (bao
gồm các lí thuyết và quy tắc) trong thực tế như biên soạn từ điển chuyên ngành,
dịch văn bản kĩ thuật, xây dựng mô hình tri thức, kế hoạch hóa ngôn ngữ và chuẩn
hóa thuật ngữ Sager [185, 2-3] và Kaguera [157, 45] cũng có quan điểm tương tự
khi phân tích hoạt động nghiên cứu thuật ngữ theo ba phương diện: (1) các hoạt
động ứng dụng, phương pháp thu thập, miêu tả và hình thức thể hiện các thuật ngữ,
(2) cơ sở lí thuyết cho các hoạt động ứng dụng và (3) từ vựng của một chuyên
ngành Ngoài ra, Darwish [130, 30-31] bổ sung thêm một khía cạnh khác, đó là các
lí thuyết về phương thức cấu thành thuật ngữ L’Homme [163, 3-21] và
Condamines [126, 11-30] cho rằng các phương pháp và đường hướng nghiên cứu
thuật ngữ chủ yếu dựa trên hai khía cạnh, hệ thống khái niệm, tri thức chuyên môn
Trang 19và cách thức sử dụng đơn vị từ vựng (thuật ngữ) để thể hiện các tri thức đó Trong khi đó, Picht [175] tổng hợp ngắn gọn các hoạt động nghiên cứu thuật ngữ bao gồm các nội dung về lí thuyết và ứng dụng của nó
Trên thực tế, phương pháp và quan điểm về nghiên cứu thuật ngữ được mở rộng, thay đổi, có nhiều khác biệt theo quá trình hình thành và phát triển của lĩnh vực khoa học này
Vào thế kỷ XVIII, XIX, các chuyên gia là những người đi tiên phong trong việc phát triển hệ thống thuật ngữ nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi trong lĩnh vực chuyên môn của mình Trong thế kỷ XVIII, các công trình (của các chuyên gia, các dịch giả) chủ yếu dựa trên quan sát thực tế và chưa phải là những nghiên cứu mang tính khoa học cao (Picht [175]) Bước sang thế kỷ XIX, do sự quốc tế hóa trong lĩnh vực khoa học ngày càng tăng, hoạt động nghiên cứu thuật ngữ của các nhà khoa học ngày càng rõ ràng hơn với sự hình thành các lĩnh vực như hóa học, động vật học, thực vật học (Cabre [119, 1]) Trong thời gian này, các học giả đều nhận thấy sự xuất hiện và gia tăng về số lượng thuật ngữ và đa phần chỉ chú ý đến sự đa dạng về hình thái và sự liên hệ giữa hình thái và khái niệm, họ chưa quan tâm đến bản chất của khái niệm cũng như những cơ sở hình thành thuật ngữ mới (Cabre [119, 7]) Mặc dù các giải pháp, đề xuất cũng được đưa ra nhưng vẫn chưa có một cơ sở lí luận hoàn chỉnh (Picht [175])
Đến thế kỷ XX, các kĩ sư bắt đầu tham gia vào các hoạt động nghiên cứu thuật ngữ mở đường cho sự hình thành cơ sở lí luận, các nguyên tắc và phương pháp cụ thể, đưa thuật ngữ thành một lĩnh vực khoa học và khẳng định được vị thế, vai trò cũng như những đóng góp quan trọng của nó cho sự phát triển của xã hội Tuy vậy, mãi đến nửa sau thế kỷ XX, các nhà ngôn ngữ học, xã hội học mới thực sự tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu thuật ngữ (Cabre [119, 2]) Từ đây, các đường hướng, phương pháp nghiên cứu mới được giới thiệu dựa trên những cơ sở lí luận của ngôn ngữ học cũng những lí thuyết của các lĩnh vực khoa học khác liên quan đến thuật ngữ
Đặc biệt, những nghiên cứu trong những năm 30 của thế kỷ XX của các nhà nghiên cứu người Áo, Xô Viết và Tiệp Khắc thực sự đặt nền móng cho ngành khoa học thuật ngữ hiện đại và sự hình thành ba trường phái thuật ngữ lớn trên thế giới là
Trang 20trường phái thuật ngữ Áo, trường phái thuật ngữ Xô Viết và trường phái thuật ngữ Praha Cabre [119, 7] chỉ ra đường hướng tiếp cận thuật ngữ của ba trường phái trên lần lượt là: (1) xem thuật ngữ là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành nhưng độc lập phục vụ các ngành khoa học kĩ thuật liên quan, (2) chú trọng đến triết học và chủ yếu nghiên cứu việc phân loại, sắp xếp mang tính logic của các hệ thống khái niệm
và cách tổ chức của các đơn vị tri thức, (3) tiếp cận theo đường hướng ngôn ngữ học, xem ngôn ngữ chuyên môn là một bộ phận của ngôn ngữ thông thường
Trong ba trường phái thuật ngữ trên, trường phái thuật ngữ Áo được biết đến nhiều nhất, có tầm ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới Dựa trên các công trình lí thuyết và ứng dụng thực tiễn của Wuster, trường phái này tiếp tục phát triển và mở rộng với sự tham gia của nhiều học giả như Budin, Felber, Galinski (dẫn theo Kast-Aigner [158, 6]), và được hoàn thiện thành một hệ thống lí luận với tên gọi Lí thuyết thuật ngữ truyền thống (sau này được bổ sung, điều chỉnh
và trở thành Lí thuyết chung về Thuật ngữ) Những quy tắc, cơ sở lí luận của Wuster và các nhà nghiên cứu sau này trở thành những nội dung chính về chuẩn hóa thuật ngữ trên thế giới trong các tài liệu của ISO và Inforterm
Tuy nhiên, từ những năm 1985 cho đến nay, việc ứng dụng các lí thuyết thuật ngữ truyền thống của Wuster trong hoạt động nghiên cứu và ứng dụng của thuật ngữ gặp nhiều bất cập hoặc không khả thi do sự mở rộng về khối lượng tri thức, sự gia tăng về số lượng thuật ngữ cùng nhiều quan điểm khác biệt khi tiếp cận thuật ngữ (Cabre [119], Temmerman [189], [192], Kaguera [155]) Do đó, bên cạnh
Lí thuyết thuật ngữ chung, nhiều đường hướng, phương pháp tiếp cận mới theo
hướng “miêu tả” được giới thiệu và áp dụng trong thực tiễn, đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng trong các lĩnh vực khoa học, chuyên môn
Trước hết, đó là sự điều chỉnh, mở rộng các nguyên tắc của thuật ngữ truyền thống để phù hợp hơn với các hoạt động thực tiễn Cabre [121] chỉ rõ những sự bổ sung cụ thể như sau: (1) việc chuẩn hóa thuật ngữ chuyển thành một bộ phận của kế hoạch ngôn ngữ, (2) chấp nhận sự có mặt của các từ đồng nghĩa trong thuật ngữ ở một mức độ nhất định, có kiểm soát nhưng hạn chế với các thuật ngữ sẽ được chuẩn hóa, (3) mở rộng đơn vị nghiên cứu thuật ngữ ở bậc cú, (4) ngữ nghĩa ở dạng nói được công nhận trong công tác kế hoạch ngôn ngữ, (5) quá trình hình thành thuật
Trang 21ngữ mới cũng được miêu tả rõ, (6) bổ sung thêm các cấu trúc khái niệm không theo tầng bậc Tuy nhiên, các học giả vẫn trung thành với đường hướng tiếp cận khái niệm, tính chính xác của khái niệm và độc lập, tách bạch với ngôn ngữ trong quá trình định danh
Đường hướng thuật ngữ học xã hội do Gaudin (1993) giới thiệu thông qua việc sử dụng các nguyên tắc ngôn ngữ học xã hội vào nghiên cứu các biến thể của thuật ngữ trong các ngữ cảnh khác nhau dựa trên tiêu chí về mặt xã hội và nhóm dân tộc khác nhau (Faber [136], [137, 14]) Nói cách khác, các chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn có thể sử dụng những thuật ngữ khác nhau cho một khái niệm hoặc nhiều khái niệm cho một thuật ngữ tùy vào hoàn cảnh xã hội, hoặc nhóm dân tộc cụ thể Chính vì vậy, nghiên cứu các biến thể thuật ngữ trở thành một phần không thể thiếu trong công tác thuật ngữ thời hậu Wuster (Picton và Dury [176]) Delavigne [132, 52] cũng cho rằng phải xem xét các biến thể trên các phương diện bao gồm môi trường sử dụng ngôn ngữ, tình huống, hình thức giao tiếp, phương tiện trao đổi thông tin (bản ghi nhớ, tài liệu …), các khía cạnh về văn hóa, xã hội và thậm chí cả mĩ học Mặc dù các nhà thuật ngữ học xã hội không xem đường hướng này là một lĩnh vực nghiên cứu độc lập, nhưng nó cũng mở đường cho hướng tiếp
cận mang tính “miêu tả” nhiều hơn, nhấn mạnh hơn đến những yếu tố xã hội
Đường hướng thuật ngữ tiếp cận văn bản coi thuật ngữ là một phần của ngôn ngữ học ứng dụng, do một nhóm các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực ngôn ngữ, trí tuệ nhân tạo và xử lí ngôn ngữ tự nhiên khởi xướng thông qua các hội thảo, hội nghị khoa học được tổ chức từ những năm 1995 Trên thực tế, sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ học khối liệu và các ứng dụng, các quy trình xử lí dữ liệu máy tính trong thời gian này giúp cho việc nghiên cứu, mở rộng khối lượng thuật ngữ hiệu quả và chính xác hơn Như vậy, khác với thuật ngữ truyền thống, đường hướng này dựa vào phương pháp nghiên cứu từ dưới lên, bắt đầu từ các văn bản để tìm ra các thuật ngữ và nghiên cứu thuật ngữ trong các ngữ cảnh thực tế Trong khi đó, Condamies [127] cũng khẳng định rằng việc sử dụng khối liệu ngôn ngữ để tiếp cận thuật ngữ là hết sức quan trọng vì văn bản chính là nguồn ngữ liệu cung cấp các tri thức chuyên môn mang tính thực tiễn nhất Tuy nhiên, việc xác định các thuật ngữ trong văn bản luôn là vấn đề khó khăn nhưng quan trọng nhất trong đường hướng
Trang 22thuật ngữ tiếp cận văn bản (Condamies [126])
Đường hướng tiếp cận thuật ngữ về phương diện văn hóa do Diki-Kidiri giới thiệu từ năm 1999 xuất phát từ mong muốn phát triển ngôn ngữ, cụ thể là thuật ngữ,
ở những nước Châu Phi cận Sahara Trong một nghiên cứu của mình, Diki-Kidiri và các đồng nghiệp nhận thấy rằng việc đặt tên (định danh) cho những khái niệm mới
là một vấn đề lớn ở các nước Châu Phi do chúng hình thành ở các nền văn hóa khác biệt với các nền văn hóa bản địa (Campo [122]) Do đó, cần có những sự chuẩn bị phù hợp về ngôn ngữ theo phương diện văn hóa để tiếp cận, miêu tả và định danh cho những tri thức mới Theo đó, thuật ngữ là một đơn vị ngôn ngữ và văn hóa là trung tâm trong cách tiếp cận này
Đường hướng ngôn ngữ học tri nhận xã hội do Temmerman đề xuất năm
2000 Trước đó, Termerman [188] đã nhắc đến đường hướng thuật ngữ mới này khi bàn về tính đơn nghĩa, rõ ràng của thuật ngữ học truyền thống Đến năm 2000, Temmerman [189, 222-230] làm rõ những nội dung này với những quy tắc khác với
thuật ngữ truyền thống như sau: (1) nghiên cứu thuật ngữ trên cơ sở “các đơn vị
hiểu biết” có cấu trúc điển mẫu, (2) các đơn vị tri thức có các phạm trù trong mô
hình tri nhận, (3) định nghĩa có thể khác nhau tùy vào loại đơn vị tri thức và ngữ cảnh giao tiếp, (4) hiện tượng đồng nghĩa và đa nghĩa đều tham gia vào quá trình nhận thức vì thế chúng cũng cần được miêu tả, (5) các đơn vị tri thức thay đổi theo thời gian, thời điểm lịch sử khác nhau, (6) mô hình tri nhận đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khái niệm mới do đó các thuật ngữ cũng thay đổi
Như vậy, đường hướng ngôn ngữ học tri nhận xã hội khác với các phương pháp tiếp cận thuật ngữ khác ở chỗ nó chú trọng đến cấu trúc khái niệm theo điển mẫu và phương pháp lịch đại (Faber [136], [137]) Trong đường hướng nghiên cứu
này, khái niệm “đơn vị hiểu biết” được dùng để thay cho “khái niệm” trong thuật
ngữ truyền thống giúp đảm bảo tính liên tục thay đổi, phát triển của các khái niệm, giúp cho việc miêu tả phân tích được dễ dàng hơn, rõ hơn (Temmerman [189], [190], [191]) Tuy nhiên, Faber [136], [137, 22] cho rằng đường hướng giao tiếp tri nhận xã hội học chưa chú trọng nhiều đến vấn đề cú pháp khi tiếp cận thuật ngữ
Tiếp cận thuật ngữ theo đường hướng giao tiếp do Cabre khởi xướng nhấn mạnh đến những đặc điểm ngữ dụng của ngôn ngữ chuyên ngành bao gồm các khía
Trang 23cạnh tri nhận, ngôn ngữ và chức năng giao tiếp Cơ sở lí luận về cách tiếp cận thuật ngữ theo đường hướng giao tiếp được Cabre phân tích khá kĩ trong các công bố của mình (Cabre [119], [120, 35-37]) Dựa trên quan điểm này, Cabre [121] đưa ra một
cơ sở lí thuyết mới với tên gọi “Lí thuyết những cánh cửa” Theo đó, nếu xem một
đơn vị thuật ngữ bao gồm các phương diện tri nhận, ngôn ngữ và ngữ cảnh thì mỗi
phương diện chính là một “cánh cửa” để tiếp cận nghiên cứu Ngoài ra, cần phải ưu tiên lựa chọn một khung lí thuyết phù hợp với một “cánh cửa” cụ thể nhưng đồng
thời phải đảm bảo tính đa phương diện, đa chiều của đối tượng Tuy nhiên, phương thức tiếp cận này không chỉ rõ khung lí thuyết ngôn ngữ cụ thể trong nghiên cứu thuật ngữ Mối quan hệ giữa nghiên cứu thuật ngữ và ngôn ngữ học này được Faber
[136, 115], [138, 16] miêu tả giống như “mối quan hệ tìm hiểu” các mô hình lí thuyết ngôn ngữ hơn là mối quan hệ “lâu bền” với một mô hình cụ thể
Có thể thấy rằng thuật ngữ học trên thế giới có nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của các lĩnh vực chuyên môn Sự đa dạng về cách tiếp cận, phương pháp, đường hướng nghiên cứu góp phần mở rộng hệ thống thuật ngữ chuyên ngành trong hầu hết các lĩnh vực, hỗ trợ hiệu quả quá trình trao đổi, chia sẻ tri thức, khoa học công nghệ, đáp ứng những mục đích, nhu cầu khác nhau của các lĩnh vực khoa học và chuyên môn trên toàn thế giới
1.1.2 Nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam
Thuật ngữ học gắn liền với nhu cầu nghiên cứu, khám phá tri thức của con người, vì thế nó hình thành dựa trên những nền tảng kiến thức về các lĩnh vực chuyên môn Đồng thời, thuật ngữ cũng được xây dựng trên nền tảng ngôn ngữ tự nhiên Do đó, sự phát triển của thuật ngữ học gắn liền với sự phát triển của xã hội, khoa học công nghệ và hệ thống ngôn ngữ tự nhiên Sự phát triển của lĩnh vực khoa học nghiên cứu thuật ngữ Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó Theo Hà Quang Năng [64], lịch sử tiếng Việt hiện đại nước ta gắn liền với bốn dấu mốc quan trọng: sự xuất hiện của người Pháp và sự ra đời của chữ quốc ngữ, cách mạng tháng
8 năm 1945, giai đoạn những năm 60 của thế kỷ XX và giai đoạn sau năm 1985 Thuật ngữ học Việt Nam cũng phát triển theo những dấu mốc lịch sử quan trọng đó
Công tác nghiên cứu thuật ngữ khoa học ở Việt Nam xuất hiện muộn hơn so với các nước công nghiệp phát triển trên thế giới do những đặc điểm về lịch sử và
Trang 24xã hội của đất nước Đầu thế kỷ XX, do sự phát triển về công nghiệp, kinh tế, sự du nhập văn hóa các nước phương Tây, nhu cầu nghiên cứu về tri thức khoa học đi kèm theo đó là hệ thống thuật ngữ mới bắt đầu hình thành Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu thuật ngữ thời gian đầu còn hạn chế và chưa mang tính hệ thống Các nghiên cứu trong thời gian này chủ yếu tập trung vào việc sử dụng chất liệu ngôn ngữ vay mượn để đặt tên cho thuật ngữ Một số công bố tiêu biểu thời kì này có thể
kể đến bài báo của Dương Quảng Hàm năm 1919 và Nguyễn Ứng năm 1922
Từ những năm 30 trở đi, nhiều công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, có
quy mô giới thiệu hệ thống thuật ngữ tiếng Việt bắt đầu xuất hiện Cuốn “Từ điển
Hán – Việt” của Đào Duy Anh năm 1932 là một công trình quan trọng trong đó lần
đầu tiên nhiều thuật ngữ thuộc các môn khoa học khác nhau được giới thiệu, định nghĩa và giải thích rõ ràng
Đáng chú ý nhất trong thời gian này là công trình “Danh từ khoa học” của
Hoàng Xuân Hãn xuất bản lần đầu vào năm 1942 và được tái bản nhiều lần Quyển
từ điển là tập hợp hệ thống các thuật ngữ trong nhiều lĩnh vực bao gồm toán học, vật lí, hóa học, cơ học và thiên văn học Lê Quang Thiêm [80, 190] đánh giá đây là
“một công trình sáng tạo thuật ngữ khoa học tự nhiên” và “là một công trình đề ra nguyên tắc sáng tạo thuật ngữ Việt Nam hiện đại đầu tiên được thực hành, minh họa trên tài liệu, sáng tạo thuật ngữ của một số ngành cụ thể” Trong công trình
nghiên cứu về cuốn từ điển thuật ngữ đầu tiên này, Quách Thị Gấm [15, 243] kết
luận rằng thông qua công trình này, “ta có thể tiếp thu những quan điểm lí thuyết
đúng đắn và những kinh nghiệm rất phong phú của học giả Hoàng Xuân Hãn trong việc xây dựng và biên soạn hệ thống thuật ngữ cho các ngành khoa học”
Có thể khẳng định rằng đây là công trình khoa học hết sức có ý nghĩa và có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở lí luận về thuật ngữ và hệ thống thuật ngữ tiếng Việt cũng như việc phổ biến tri thức khoa học ở nước ta Hoàng Xuân Hãn đã xây dựng nền tảng, cơ sở lí luận quan trọng cho việc hình thành hệ thống thuật ngữ tiếng Việt với ba phương thức xây dựng thuật ngữ khoa học (dùng từ thông thường, phiên âm và lấy gốc chữ nho) và tám tiêu chuẩn hình thành thuật ngữ (mỗi khái niệm phải có một tên gọi, mỗi một tên gọi chỉ được biểu thị một khái niệm, mỗi khái niệm không nên có nhiều tên gọi khác nhau, tên gọi đó phải làm cho
Trang 25dễ nhớ đến khái niệm, tên gọi phải mang tính hệ thống, tên gọi phải gọn, tên gọi phải có hình thức ngữ âm tiếng Việt, tên gọi phải phù hợp với phương pháp cấu tạo
từ Việt Nam) Công trình này đánh dấu bước phát triển mới cả về mặt lí luận và thực tiễn, đặt nền móng cho hoạt động nghiên cứu thuật ngữ tại Việt Nam
Cùng với sự xuất hiện của cuốn từ điển Pháp – Việt của Hoàng Xuân Hãn, nhiều cuốn từ điển đối chiếu thuật ngữ trong các lĩnh vực khác nhau cũng được giới thiệu, đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của tri thức khoa học trong thời gian này
Đó là các công trình “Danh từ thực vật” của Nguyễn Hữu Quán và Lê Văn Can,
“Danh từ vạn vật học” (sinh vật học) của Đào Văn Tiến cùng xuất bản vào năm 1945
Từ sau năm 1945 đến 1960, mặc dù đất nước vẫn trong giai đoạn khó khăn, đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, kiến thiết miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đấu tranh giải phóng miền Nam, hoạt động nghiên cứu thuật ngữ vẫn ghi nhận những dấu mốc quan trọng Trong giai đoạn này, khoa học công nghệ được quan tâm đúng mức, được xem là động lực phát triển phục vụ mục tiêu sản xuất, dân sinh và quốc phòng Năm 1959, Ủy bản Khoa học Nhà nước, tiền thân của Bộ Khoa học Công nghệ, được chính thức thành lập Theo đó, Tổ Thuật ngữ - Từ điển học trực thuộc
Ủy ban cũng được hình thành với nhiều tên tuổi tiêu biểu như Lê Khả Kế, Hoàng Phê, Lưu Vân Lăng Việc thành lập Ủy ban Khoa học Nhà nước và Tổ Thuật ngữ -
Từ điển học giúp cho hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung và công tác nghiên cứu thuật ngữ nói riêng được thực hiện một cách hệ thống, có chiều sâu
Tiếp nhận những thành quả đó, thuật ngữ học Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc từ những năm 60 của thế kỷ XX đến năm 1985 Trước hết, hoạt động nghiên cứu thuật ngữ thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong các lĩnh vực thông qua các hội nghị khoa học do
Tổ Thuật ngữ - Từ điển học tổ chức Nhiều nhà khoa học, bác sĩ, kĩ sư, giảng viên, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau tham gia các hội nghị khoa học năm
1964 và 1965 để trao đổi, thảo luận các nguyên tắc, tiểu chuẩn của thuật ngữ, thực tiễn áp dụng cũng như đề xuất xây dựng thuật ngữ cho từng ngành khoa học và thống nhất quy tắc phiên chuyển thuật ngữ khoa học nước ngoài ra tiếng Việt Năm
1966, bản quy tắc phiên chuyển thuật ngữ khoa học được Viện Khoa học Xã Hội Việt Nam công bố Với sự nỗ lực của Tổ Thuật ngữ - Từ điển học, cùng với sự
Trang 26hưởng ứng, tham gia của các nhà khoa học, hoạt động nghiên cứu thuật ngữ đã có những cơ sở lí luận rõ ràng, có định hướng cụ thể, mang tính khoa học và hệ thống
cao “Vào cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70, Tổ Thuật ngữ […] đã tổ chức biên soạn
một loạt từ điển đối dịch thuật ngữ cho hầu hết các ngành khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật và khoa học xã hội […] phản ánh không khí sôi nổi của công việc chuẩn hóa thuật ngữ” (Chu Bích Thu, dẫn theo Hà Quang Năng [67, 121])
Cũng trong thời gian này, một loạt các công trình nghiên cứu thuật ngữ trên phương diện lí luận đã được công bố Điển hình là các công trình của Lê Khả Kế
bao gồm “Xây dựng thuật ngữ khoa học bằng tiếng Việt” [44], , “Về một vài vấn đề
trong việc xây dựng thuật ngữ khoa học ở nước ta” [45], “Về vấn đề thống nhất và chuẩn hóa thuật ngữ khoa học tiếng Việt” [46], Chuẩn hóa thuật ngữ khoa học tiếng Việt, Chuẩn hóa chính tả và thuật ngữ [47], của Lưu Vân Lăng như “Vấn đề
về xây dựng thuật ngữ khoa học” [54], “Thống nhất quan niệm về tiêu chuẩn thuật ngữ khoa học” [55] Nhìn chung, mặc dù vẫn mang những nét đặc trưng về văn
hóa, ngôn ngữ dân tộc, công tác nghiên cứu về thuật ngữ trong giai đoạn này có nhiều nét tương đồng với quan điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới cùng thời
Trong khi đó, ở miền Nam, công tác nghiên cứu thuật ngữ cũng được quan tâm với nhiều công trình và hoạt động nghiên cứu gắn liền với tên tuổi của Lê Văn Thới Năm 1967, Lê Văn Thới được bầu làm chủ tịch Ủy ban Quốc gia soạn thảo danh từ chuyên môn, đánh dấu sự phát triển của công tác nghiên cứu thuật ngữ của miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung Thông qua công trình nghiên cứu
“Nguyên tắc soạn thảo danh từ chuyên khoa" [88], ông đã xây dựng cơ sở lí luận về
công tác thuật ngữ với các tiêu chuẩn và nguyên tắc xây dựng thuật ngữ cụ thể
Sau khi đất nước thống nhất, công tác nghiên cứu thuật ngữ tiếp tục được đẩy mạnh và phát triển trong phạm vi cả nước Vào năm 1978 và 1979, có tới 4 hội nghị khoa học về chuẩn mực hóa chính tả và thuật ngữ đã được tổ chức với sự tham gia của rất nhiều nhà khoa học, chuyên gia ở hầu hết các chuyên ngành Một số nội dung đã được làm rõ thông qua các hội nghị này bao gồm khái niệm thuật ngữ, tiêu chuẩn của thuật ngữ, phương thức xây dựng thuật ngữ, vấn đề vay mượn thuật ngữ nước ngoài Đặc biệt, trong năm 1984, việc thành lập Hội đồng chuẩn hóa chính tả
và Hội đồng chuẩn hóa thuật ngữ và Quyết định 240/QĐ ban hành “Quy định về
Trang 27chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt” của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giúp cho
việc phiên chuyển thuật ngữ theo một nguyên tắc thống nhất
Những công trình nghiên cứu mang tính lí luận và những đóng góp quan trọng mang tính thực tiễn cao thực sự bùng nổ từ sau những năm 1985 để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của đất nước từ kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội, tăng cường, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hội nhập với khu vực và thế giới Trước những cơ hội và yêu cầu bức thiết đó, công tác thuật ngữ và kế hoạch ngôn ngữ càng được chú trọng để đáp ứng tốc độ phát triển
mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật “Trong giai đoạn này, từ điển thuật ngữ phát triển
rầm rộ, đặc biệt là những thuật ngữ của những ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghệ mới phát triển như tin học, điện tử viễn thông” (Hà Quang Năng, [67, 122])
Các từ điển chuyên ngành thực sự có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của khoa học kĩ thuật, phổ biến tri thức khoa học một cách có hệ thống, đảm bảo
tính chính xác, khoa học cao “Các từ điển thuật ngữ chuyên ngành ngoài chức
năng phản ánh trình độ phát triển của khoa học, còn có chức năng chuẩn hóa và thống nhất thuật ngữ, thúc đẩy sự phát triển khoa học kĩ thuật trong nước, mở rộng
sự giao lưu, học hỏi và hợp tác quốc tế” (Chu Bích Thu, dẫn theo Hà Quang Năng,
[67, 122]) Bên cạnh đó, một số công trình tiểu biểu, có giá trị khoa học cao trong
những năm cuối thế kỷ XX bao gồm nghiên cứu của Lưu Vân Lăng về “Vấn đề xây
dựng thuật ngữ học” [56] và nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về hệ thống thuật ngữ
của một ngành khoa học (khoa học quân sự) của Vũ Quang Hào [33]
Bước sang thế kỷ XXI, công tác nghiên cứu thuật ngữ tiếp đà phát triển mạnh với nhiều công trình nghiên cứu mang tính lí luận, có giá trị thực tiễn cao được thực hiện
Năm 2008, đề tài “Sự phát triển của từ vựng nửa sau thế kỷ XX” do Hà
Quang Năng làm chủ nhiệm đã dành trọn một chương nghiên cứu về thuật ngữ tiếng Việt Trong đó, tác giả đã phân tích sâu về những quá trình phát triển, những con đường hình thành thuật ngữ tiếng Việt và đề xuất các giải pháp tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài trong tiếng Việt
Năm 2010, chương trình cấp bộ “Một số vấn đề cơ bản về cơ sở lí luận và
Trang 28phương pháp luận biên soạn các loại từ điển và bách khoa thư Việt Nam” do Phạm
Hùng Việt chủ nhiệm với 7 đề tài nhánh trong đó có 1 đề tài nghiên cứu về thuật ngữ tiếng Việt, cơ sở lí luận và phương pháp luận xây dựng từ điển thuật ngữ chuyên ngành Nội dung nghiên cứu thuật ngữ trong đề tài này được xuất bản trong
cuốn “Thuật ngữ học – Những vấn đề lí luận và thực tiễn” năm 2012
Năm 2011, đề tài cấp bộ “Những vấn đề thời sự của chuẩn hóa tiếng Việt”
do Vũ Kim Bảng và Nguyễn Đức Tồn đồng chủ nhiệm đi sâu vào nghiên cứu, xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt trong thời kì hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay Đề tài tiếp tục làm rõ những cơ sở lí luận về định danh, xây dựng thuật ngữ, chuẩn hóa thuật ngữ và vay mượn thuật ngữ nước ngoài Đặc biệt, trong công trình này các tác giả giới thiệu phương pháp áp dụng lí thuyết điển mẫu vào nghiên cứu thuật ngữ tiếng Việt
Năm 2015, đề tài “Nghiên cứu hệ thuật ngữ tiếng Việt hiện đại nhằm góp
phần xây dựng nền văn hóa tri thức Việt Nam” do Lê Quang Thiêm chủ nhiệm
được hoàn thành Trong đề tài này, các tác giả đã làm rõ quá trình phát triển của hệ thuật ngữ tiếng Việt quốc ngữ theo định hướng văn hóa từ 1907 đến 2005 Theo đó,
hàng loạt công trình liên quan đã được các tác giả công bố bao gồm “Sự phát triển
hệ thuật ngữ tiếng Việt theo định hướng văn hóa (từ 1907 đến 2005)”[82], “Khắc phục tình trạng đa nghĩa của thuật ngữ trong từ điển tiếng Việt” [83]), “Đặc trưng nghĩa của thuật ngữ” [84], “Thuật ngữ đồng âm thuộc các ngành khoa học khác nhau trong tiếng Việt” [85], “Thuật ngữ tiếng Việt trong nền giáo dục khoa học nước ta” [86], và “Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường: một trong các con đường tạo thành thuật ngữ tiếng Việt” (Nguyễn Thị Lan Anh, [1])
Năm 2016, công trình “Thuật ngữ học tiếng Việt hiện đại” do Nguyễn Đức
Tồn làm chủ biên đã phân tích, nghiên cứu cơ sở lí luận về thuật ngữ ở Việt Nam và nước ngoài, đánh giá tình hình thực tế về công tác thuật ngữ ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ, góp thêm cơ sở cho việc xây dựng Luật Ngôn ngữ ở Việt Nam Cùng với Lí thuyết điển mẫu, trong công trình này, tác giả xây dựng khái niệm và tiêu chuẩn của thuật ngữ trong sự phân biệt với các đơn
vị từ vựng phi thuật ngữ
Bên cạnh các công trình nghiên cứu lí luận quan trọng đó, hàng chục đề tài
Trang 29luận án đi sâu vào nghiên cứu hệ thống thuật ngữ của các lĩnh vực chuyên môn khác nhau được công bố, góp phần củng cố, mở rộng cơ sở lí thuyết và xây dựng, chuẩn hóa các hệ thống thuật ngữ chuyên ngành Các luận án làm rõ các cơ sở lí luận và
áp dụng nghiên cứu các hệ thống thuật ngữ trong nhiều lĩnh vực chuyên môn như: kinh tế thương mại [26], tin học viễn thông [77], sở hữu trí tuệ [58], kĩ thuật xây dựng [41], khoa học tự nhiên [39], chuyên ngành cảnh sát [42], báo chí [12], [16], khoa học hình sự [40], [97], thuật ngữ phụ sản [28], âm nhạc [11], tài chính [69], thuật ngữ chỉ bệnh [36], kĩ thuật điện [61], v.v, …
Gần đây, một số luận án nghiên cứu thuật ngữ về một số lĩnh vực khác cũng được thực hiện và bảo vệ thành công như thuật ngữ cơ khí [13], dầu khí [27], xã hội học [94], mĩ thuật [31], thời trang [37], marketing [76], công tác xã hội [32], v.v …
Các công trình nghiên cứu đã có những đóng góp quan trọng trong công tác thuật ngữ thông qua những nội dung sau: khẳng định cơ sở lí luận về khái niệm thuật ngữ, định danh, xây dựng các mô hình cấu tạo, định danh thuật ngữ, đối chiếu những điểm tương đồng, khác biệt các hệ thống thuật ngữ thuộc các ngôn ngữ khác nhau, khảo sát thực tiễn sử dụng thuật ngữ và đề xuất các phương án chuẩn hóa tiếng Việt, chuyển dịch thuật ngữ từ tiếng nước ngoài
Mặc dù xuất hiện muộn hơn so với các nước phát triển trên thế giới nhưng công tác nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam luôn được quan tâm và đã có được nhiều thành tựu quan trọng Nhìn chung, về mặt lí luận, các phương pháp nghiên cứu, tiếp cận thuật ngữ ở Việt Nam khá ổn định và nhất quán Các học giả ở Việt Nam chủ yếu tập trung nghiên cứu các tiêu chuẩn của thuật ngữ, cấu tạo của thuật ngữ, đặc điểm định danh, phương thức đặt thuật ngữ, vay mượn thuật ngữ, phiên chuyển thuật ngữ nước ngoài và thống nhất, chuẩn hóa thuật ngữ Thực tế về quá trình hình thành và phát triển của hệ thống thuật ngữ khoa học ở nước ta chứng tỏ tiếng Việt có đủ chất liệu để đáp ứng nhu cầu xây dựng hệ thống thuật ngữ, tri thức chuyên môn, khoa học cho tất cả các lĩnh vực, góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển của từng ngành, tiếp cận với tri thức của thế giới, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước Vì vậy, nhiệm
vụ quan trọng của từng lĩnh vực chuyên môn hiện nay là xây dựng cơ sở lí luận, các
mô hình để phát triển hệ thống thuật ngữ tạo ra các sản phẩm ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực đó nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, trao đổi, giao tiếp và chia sẻ với cộng đồng trong nước và thế giới
Trang 301.1.3 Nghiên cứu thuật ngữ ngành ô tô trên thế giới
Lĩnh vực ô tô luôn được quan tâm và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống của con người Những công nghệ mới, những ứng dụng mới nhằm tối ưu hóa, hiện đại hóa và đa dạng hóa sản phẩm trong lĩnh vực khoa học này luôn được giới thiệu, áp dụng, làm cho ngành ô tô trở thành một lĩnh vực phát triển năng động, mạnh mẽ bậc nhất trên thế giới Tuy nhiên, xét về khía cạnh nghiên cứu ngôn ngữ, đặc biệt là thuật ngữ, phương tiện hỗ trợ trao đổi, chuyển giao công nghệ quan trọng giữa các nhà khoa học trong lĩnh vực này, vẫn còn hạn chế Qua khảo sát thực
tế, chúng tôi thấy rằng phần lớn các công trình chủ yếu tập trung vào việc xây dựng các quyển từ điển giải thích, từ điển song ngữ hoặc các tài liệu, từ điển thuật ngữ trực tuyến Rất ít nghiên cứu chuyên sâu về lí thuyết, về nguồn gốc, về cấu tạo, về đặc điểm định danh của các thuật ngữ phổ biến trong ngành được thực hiện
Ứng dụng quan trọng và phổ biến nhất hiện nay về công tác thuật ngữ trong lĩnh vực ô tô trên thế giới chính là việc biên soạn, xây dựng các cuốn từ điển giải thích, từ điển song ngữ, đa ngữ
Tuy vậy, thực tế khảo sát cho thấy số lượng từ điển giải thích tiếng Anh được đánh giá cao, do các nhà xuất bản uy tín xuất bản chưa đa dạng, chưa cập nhật đầy
đủ các tri thức mới Cuốn từ điển giải thích Anh – Anh có thể nhắc đến đầu tiên là
cuốn “Dictionary of Automotive Engineering” của Goodsel xuất bản lần đầu tiên
năm 1989 với hơn 2000 mục từ và được tái bản lần thứ hai năm 1995 với nhiều bổ sung và nhiều thuật ngữ thuộc các tiểu phạm trù như nhiên liệu, dầu bôi trơn, vật liệu chế tạo, lốp xe, kiểm tra và các thiết bị điện tử Tác giả cẩn thận lựa chọn những thuật ngữ quan trọng, phổ biến, thường được dùng trong lĩnh vực ô tô Đây là cuốn từ điển có giá trị, phù hợp cho nhiều đối tượng, người đọc với nhiều phần định nghĩa, giải thích các khái niệm, các thuật ngữ trong lĩnh vực này một cách cụ thể, rõ
ràng, dễ hiểu Ngoài ra, cuốn từ điển “Dictionary of Automobile Engineering” của
Livesey do nhà xuất bản Peter Collin Publishing xuất bản năm 1996 cũng là công trình có giá trị thực tiễn cao Bên cạnh những phần giải thích các thuật ngữ, tác giả cũng cung cấp nhiều minh họa thực tế sử dụng các thuật ngữ này trong các tạp chí
và tờ báo chuyên ngành Một cuốn từ điển chuyên sâu khác có thể kể đến là
“Dictionary of Automotive Engineering” của Stüben do nhà xuất bản Expert-Verlag
Trang 31xuất bản năm 2010 Cuốn từ điển là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho chuyên gia và cả người học trong lĩnh vực ô tô thông qua những phần giải thích, hướng dẫn
và định nghĩa chính xác bằng ngôn ngữ mang tính chuẩn hóa, quốc tế
Trong khi đó, việc xây dựng từ điển song ngữ, từ điển đa ngữ thực sự là lĩnh vực ứng dụng quan trọng trong công tác thống nhất, chuẩn hóa thuật ngữ trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ gốc được đối chiếu và biên dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau Bộ từ điển với 4 ngôn ngữ khác nhau bao gồm tiếng Anh, Đức, Pháp, Nga
“Technical Dictionary of Automotive Engineering” của Müller được nhà xuất bản
MacMillan giới thiệu năm 1964 là một công trình có quy mô với các thuật ngữ về cấu tạo, các phụ kiện, linh kiện, sản xuất, kiểm thử, bảo dưỡng ô tô và các phương tiện vận tải Năm 1998, một công trình mang tầm quốc tế khác của Schelling cũng
được nhà xuất bản Elsevier xuất bản với tiêu đề “Elsevier's Dictionary of
Automotive Engineering” Đây là cuốn từ điển bao gồm nhiều thuật ngữ về các loại
phương tiện vận tải, lắp rắp, vật liệu chế tạo, các bộ phận và dụng cụ sử dụng trong các xưởng sửa chữa được biên soạn theo năm thứ tiếng khác nhau bao gồm tiếng Anh, Đức, Pháp, Hà Lan, Ba Lan Ngoài ra, cũng có thể kể đến cuốn từ điển
“Dictionary for Automotive Engineering” của De Coster và Vollnhals xuất bản năm
2003 Cuốn từ điển được biên soạn bằng tiếng Anh, Pháp, Đức, trong đó, ngoài việc cung cấp các thuật ngữ tương đương, tác giả định nghĩa, giải thích một cách rõ ràng, đầy đủ các thuật ngữ trong tiếng Pháp và tiếng Đức Có thể thấy rằng, sự xuất hiện của các cuốn từ điển song ngữ và đa ngữ có đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ngành ô tô nói chung và trong hoạt động ứng dụng thực tiễn, nghiên cứu, học tập và phát triển chuyên môn trong lĩnh vực này nói riêng Nó chính là phương tiện chuẩn hóa mang tính quốc tế, đẩy mạnh sự phát triển thuật ngữ, đặc biệt là hệ thống thuật ngữ được chuyển dịch ở các nước có ngành ô tô phát triển chậm hơn
Bên cạnh các từ điển truyền thống, từ điển trực tuyến, từ điển điện tử về thuật ngữ trong lĩnh vực ô tô là những sản phẩm cần được phát triển nhờ những lợi thế về sự tiện dụng, nhanh gọn và dễ tiếp cận Kết quả nghiên cứu cho thấy từ điển điện tử mang lại những phương thức cung cấp, tiếp cận, tìm kiếm thông tin, kiến thức từ vựng mới mẻ, hiệu quả, linh hoạt với nhiều ứng dụng hỗ trợ về hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng có khả năng hỗ trợ giao tiếp và tương tác cao (Mavrommatidou
Trang 32[170]) Đặc biệt, thông tin, tri thức thường xuyên được cập nhật và phù hợp với xu hướng sử dụng trên các thiết bị điện tử cầm tay Không những vậy, từ điển điện tử cũng có lợi thế nhờ sự nhanh gọn, tiết kiệm thời gian tìm kiếm với nhiều kết quả phù hợp (Dziemianko [135])
Mặc dù có nhiều ưu thế như vậy, nhưng các dạng từ điển điện tử, từ điển trực tuyến trong các lĩnh vực chuyên môn nói chung và lĩnh vực ô tô nói riêng vẫn chưa thực sự phát triển một cách có hệ thống Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đề xuất các phương thức, tiện ích và công cụ cần có trên các từ điển điện tử chuyên ngành Trên thực tế, phần lớn các trang web, các phần mềm từ điển chuyên ngành tuy xuất hiện nhiều và miễn phí trên mạng Internet nhưng còn đơn giản, do các cá nhân đơn lẻ tổng hợp, biên soạn theo nhiều quy trình khác nhau nên chưa có sự đảm bảo về độ tin cậy như các từ điển giấy Trong khi đó, các nghiên cứu về từ điển điện
tử chuyên ngành và từ điển chuyên ngành dành cho người học được giới thiệu hoặc công bố còn rất hạn chế (Alipour [101])
Việc xây dựng các bộ từ điển điện tử hiện nay tốn khá nhiều công sức và thời gian, đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong cả lĩnh vực chuyên môn, ngôn ngữ và công nghệ thông tin để đảm bảo tính khoa học, độ tin cậy, sự đa dạng, linh hoạt, hữu ích phục vụ nhiều đối tượng sử dụng Chính vì vậy, các sản phẩm được giới thiệu thường là những bộ từ điển được xây dựng một cách công phu phục vụ cho nhiều lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, bao gồm cả chuyên ngành ô tô Tuy nhiên, số lượng sản phẩm có giá trị khoa học cao như vậy trong lĩnh vực này còn rất hạn chế Trong rất nhiều dự án quan trọng về thuật ngữ và nhiều công cụ từ điển trực tuyến có giá trị khoa học mà Roche, Aleina và Costa [182] và León-Araúz, Reimerink và Faber [166] giới thiệu, chỉ có một sản phẩm có các thuật ngữ
liên quan đến lĩnh vực ô tô Đó là dự án “Terminology as a Service” với tên miền
https://www.tilde.com, là nền tảng dữ liệu đám mây về hầu hết các ngành, các lĩnh vực chuyên môn cho khoảng 24 ngôn ngữ ở Châu Âu Trong dự án này, cũng chỉ có
một mảng nhỏ liên quan đến chuyên ngành ô tô là “giao thông vận tải và hàng
không” Do đó, các nghiên cứu chuyên sâu về từ điển trực tuyến và từ điển điện tử
trong lĩnh vực ô tô còn là một khoảng trống, chưa nhận được sự quan tâm đúng mức
từ phía các nhà khoa học
Trang 33Trong khi đó, các công trình nghiên cứu mang tính lí thuyết về thuật ngữ tiếng Anh trong lĩnh vực ô tô cũng không thực sự thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu Qua khảo sát thực tế, gần như chưa có công trình tiêu biểu, có đóng góp lớn về việc đặt thuật ngữ, phiên chuyển thuật ngữ, vay mượn thuật ngữ nước ngoài, cấu tạo thuật ngữ, hoặc kế hoạch ngôn ngữ trong lĩnh vực ô tô Thay vào đó, chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về một số phương diện về xây dựng khung tri thức,
về thuật ngữ vay mượn, thuật ngữ trong dịch thuật với quy mô nhỏ, chưa đủ rộng, chưa sâu và toàn diện về hệ thống TNNÔT
Sadovnikova [184] so sánh đối chiếu đặc điểm cấu tạo của TNNÔT trong tiếng Anh và tiếng Đức xét trên phương diện ngôn ngữ học tri nhận Dựa trên kiến thức sẵn có khi làm việc trong lĩnh vực này cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia của Đức và Mỹ, tác giả đã xây dựng khung tri thức chung theo mối quan hệ tổng thể, bộ phận theo cách tri nhận của hai dân tộc về lĩnh vực chuyên môn này Từ đó, tác giả so sánh, miêu tả, phân tích đặc điểm về cấu tạo, cách tiếp nhận và cách dùng thuật ngữ của hai ngôn ngữ Tác giả đi đến kết luận rằng sự khác biệt giữa hai hệ thống thuật ngữ bắt nguồn từ cách nhìn nhận và quan điểm phát triển trong lĩnh vực
ô tô của hai nước Tuy nhiên, khung kiến thức tác giả đưa ra còn ở mức độ khá đơn giản, chưa bao phủ hết các nội dung, kiến thức liên quan đến lĩnh vực ô tô Tác giả cũng chưa giải thích, làm rõ việc loại bỏ phạm trù kiến thức thuộc các lĩnh vực khác nhưng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và vận hành ô tô Ngoài ra, ngữ liệu tác giả đưa vào nghiên cứu chỉ bao gồm các thuật ngữ và khái niệm miêu tả các bộ phận, loại xe, linh kiện hoặc quy trình Trong nghiên cứu này, tác giả chưa đề cập đến các thuật ngữ đóng vai trò ngữ pháp khác như động từ hay tính từ được sử dụng trong lĩnh vực chuyên môn này
Bên cạnh đó, nghiên cứu TNNÔT trong dịch thuật cũng được một số các tác giả quan tâm nhưng vẫn ở mức độ hạn chế, chưa mang tính đại diện cao Hann
[152], dành một chương ngắn để bàn về những vấn đề thường gặp trong biên dịch
các TNNÔT bao gồm hiện tượng nhiều từ chỉ một khái niệm (tiếng Anh Anh và Anh Mỹ), TNNÔT có liên quan đến các lĩnh vực khác, việc sử dụng chính xác các thuật ngữ trong từng hệ thống của ô tô, chuyển dịch sai nội dung, sử dụng cấu trúc hình tháp để miêu tả các bộ phận, các thuật ngữ đã cũ và thuật ngữ đa nghĩa trong
Trang 34các ngữ cảnh khác nhau Cũng có kết luận tương tự về sự đa dạng trong cách diễn đạt một khái niệm, Marin [169] phân tích thêm về tính chính xác trong dịch thuật và một số tiêu chuẩn mà người dịch cần tuân theo (tiêu chuẩn về dịch thuật của hiệp hội kĩ sư ô tô) để đảm bảo các yêu cầu khi dịch sang ngôn ngữ đích Tuy nhiên, trong hai nghiên cứu này, các tác giả chú trọng phân tích các lỗi sai mà chưa nghiên cứu sâu về đặc điểm ngôn ngữ Mặc dù cả hai công trình đều cho rằng ngành ô tô là lĩnh vực rộng bao gồm kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhưng các kết quả và minh chứng cũng chỉ ở mức đại diện với số lượng rất ít chưa thể hiện các tri thức
của cả lĩnh vực Baranova và Kraevskaya [106], cũng nghiên cứu về hiện tượng vay
mượn TNNÔT tiếng Anh trong tiếng Trung Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn thuật ngữ vay mượn đó đều được dịch nghĩa sang tiếng Trung, phần còn lại là các thủ pháp phiên chuyển, hỗn hợp và giữ nguyên dạng (chỉ với các dạng viết tắt) Tuy nhiên, công trình này còn khá đơn giản về phương pháp và dữ liệu khảo sát Số liệu khảo sát là quá ít, chưa mang tính đại diện cao
Tóm lại, mặc dù xét về mặt công nghệ, ngành ô tô là một lĩnh vực phát triển năng động bậc nhất hiện nay nhưng xét về mặt nghiên cứu ngôn ngữ sử dụng trong lĩnh vực này, cả về lí thuyết và ứng dụng, các kết quả và nội dung nghiên cứu vẫn chưa thể theo kịp tốc độ phát triển mạnh mẽ của nó Chúng ta vẫn chưa thấy nhiều công cụ, phương tiện, công trình mang tính khoa học cao, đáng tin cậy, hỗ trợ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia, giảng viên chuyên ngành, người học cũng như những nhà biên, phiên dịch làm việc, học tập trong lĩnh vực ô tô tiếp cận với kiến thức chuyên ngành, công nghệ hiện đại, cập nhật nhất trên thế giới
1.1.4 Nghiên cứu thuật ngữ ngành ô tô ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp ô tô luôn được khẳng định là một ngành quan trọng trong cơ cấu kinh tế của đất nước Cũng vì vậy, ngành công nghiệp này đã có những bước phát triển vượt bậc nhờ sự tiếp cận và đón đầu trong ứng dụng những thành tựu của thế giới và sự tham gia của các tập đoàn lớn Bên cạnh một ngành công nghiệp hỗ trợ, lắp rắp giản đơn, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã có những sản phẩm hoàn thiện được sản xuất ở Việt Nam, mang thương hiệu nội địa để cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế lâu đời trên thế giới Do đó, nhu cầu học tập, nghiên cứu trong lĩnh vực này ngày càng tăng cao Để
Trang 35đáp ứng nhu cầu và tốc độ phát triển của ngành, việc xây dựng những công cụ hỗ trợ, trực tiếp hoặc gián tiếp, về mặt ngôn ngữ, ngoại ngữ để tiếp cận với kiến thức chuyên ngành, tri thức chuyên sâu, công nghệ hiện đại trên thế giới càng trở nên cấp thiết Tuy vậy, công tác nghiên cứu lí thuyết và ứng dụng về ngôn ngữ, đặc biệt là thuật ngữ, vẫn còn chưa tương xứng với tốc độ phát triển của ngành
Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay, mặc dù trong các chương trình đào tạo, các học phần chuyên ngành ô tô và tiếng Anh chuyên ngành ô tô được sử dụng khá rộng rãi nhưng chưa có một công trình lí thuyết nào nghiên cứu cụ thể về việc
chuẩn hóa TNNÔT, xây dựng hệ thống TNNÔT dạng “cơ sở và chuyển hóa” (theo
cách gọi của Sager [185] và Temmerman [193]) thông qua phiên chuyển các thuật ngữ nước ngoài sang tiếng Việt hay phương thức hình thành, đặc điểm cấu tạo và định danh của chúng Chính vì vậy, việc sử dụng TNNÔT còn chưa có sự thống nhất cao giữa chuyên gia, các nhà nghiên cứu cũng như người sử dụng để đảm bảo tính khoa học, tính chính xác, tính hiệu quả trong giao tiếp và trao đổi chuyên môn Đồng thời, việc xây dựng các mô hình định danh, cách đặt tên, quy tắc sử dụng thuật ngữ nói chung cũng chưa có định hướng rõ ràng Do đó, công tác biên soạn hệ thống thuật ngữ cũng gặp nhiều khó khăn
Qua khảo sát thực tế, các công trình nghiên cứu ứng dụng về thuật ngữ trong lĩnh vực ô tô chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội Đa số các quyển từ điển kĩ thuật hiện nay là các loại từ điển tổng hợp bao gồm nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, trong đó, TNNÔT là một lĩnh vực nhỏ, chiếm tỉ lệ khiêm
tốn Một số quyển từ điển thông dụng như “Từ điển kĩ thuật tổng hợp Anh-Việt” (Nguyễn Hạnh, Nguyễn Hải Linh, Nxb Lao động-Xã hội, 2005), “Từ điển kĩ thuật
công nghệ Việt-Anh” (Phạm Văn Khôi, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009), “Từ điển
kĩ thuật tổng hợp Anh-Việt” (Nxb Khoa học và Kĩ thuật, 1991) Trong số từ điển
hiện nay, có hai quyển “Từ điển Anh Việt Chuyên ngành Công nghệ ô tô” (Đỗ Văn Dũng, Nxb Thống kê, xuất bản lần đầu năm 2003) và “Từ điển chuyên ngành ô tô”
(Đỗ Văn Dũng, Phan Nguyễn Quí Tâm, Nxb ĐHQG TPHCM, xuất bản lần đầu năm 2021) là từ điển chuyên ngành về lĩnh vực ô tô Hai quyển từ điển cung cấp các thuật ngữ thông dụng của ngành ô tô từ cấu tạo các chi tiết đến kĩ thuật lắp ráp, sửa chữa, vận hành với số lượng khoảng 9000 mục từ mỗi quyển bao gồm cả tiếng lóng
Trang 36Tuy vậy, các cuốn từ điển này chỉ tập trung đối chiếu, phiên chuyển TNNÔT từ tiếng Anh sang tiếng Việt Trong khi đó, các từ điển điện tử, từ điển online xuất hiện khá nhiều trên mạng Internet cũng chỉ là những tài liệu mang tính tham khảo Các sản phẩm này mang tính cá nhân, đơn lẻ và chưa thực sự là những công trình hoặc dự án nghiên cứu có quy mô, mang tính khoa học cao với các quy trình xây dựng chặt chẽ được công bố một cách chính thức
Hiện nay, nhu cầu nghiên cứu, học tập kiến thức chuyên môn thông qua các
hệ thống tri thức của thuật ngữ trong lĩnh vực ô tô ở Việt Nam ngày càng cao Tuy nhiên, thực tiễn nghiên cứu lí thuyết và ứng dụng về thuật ngữ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành nói riêng và toàn xã hội nói chung Do vậy, cần có một nghiên cứu mang tính tổng quát, toàn diện, chuyên sâu về mặt lí luận làm cơ sở, định hướng cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn như biên soạn từ điển thuật ngữ một cách khoa học, chính xác, phù hợp với xu hướng phát triển của ngành
ô tô trên thế giới để phục vụ nhiều mục đích, nhiều đối tượng khác nhau
1.2 Cơ sở lí thuyết về thuật ngữ
1.2.1 Khái niệm về thuật ngữ
Thuật ngữ được nghiên cứu bởi ngành thuật ngữ học Theo Cabre [118], thuật ngữ học hướng đến ba nội dung: là một ngành khoa học nghiên cứu về các thuật ngữ, là các quy tắc thu thập, biên soạn thuật ngữ, là sản phẩm (hệ thống thuật ngữ) xây dựng từ hoạt động áp dụng thực tiễn Như vậy, thuật ngữ là đối tượng nghiên cứu của thuật ngữ học cho nên việc xác định chính xác khái niệm và bản chất của thuật ngữ sẽ là nền tảng cơ sở và đường hướng cụ thể cho các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn
Cabre [118, 17-18] cũng chỉ ra 3 cách hiểu về thuật ngữ như sau: (1) trong ngôn ngữ, thuật ngữ là một hệ thống các ký hiệu, là đơn vị từ vựng có chức năng diễn đạt khái niệm, hướng đến nhiều đối tượng hoặc một nhóm đối tượng trong các lĩnh vực chuyên môn, (2) trong triết học, thuật ngữ là đơn vị tri nhận thể hiện các kiến thức chuyên ngành, (3) trong khoa học kĩ thuật, thuật ngữ là các đơn vị diễn đạt, giao tiếp, trao đổi kiến thức chuyên môn với chức năng đặt tên, định danh
Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó xác định một định nghĩa thống nhất về thuật ngữ do các quan điểm khác nhau được các nhà khoa học, các nhà ngôn ngữ đề xuất
Trang 37Điều này cũng dễ hiểu vì thuật ngữ là một lĩnh vực nghiên cứu đa ngành, liên ngành, là đối tượng của nhiều ngành khoa học khác nhau trong những lĩnh vực chuyên môn khác nhau Cabre [119, 11] chỉ ra bốn quan điểm tiếp cận thuật ngữ cơ bản như sau: (1) với các nhà ngôn ngữ học, thuật ngữ là một bộ phận của từ vựng, xác định bản chất chuyên môn và ứng dụng mang tính ngữ dụng, (2) với các chuyên gia trong một lĩnh vực chuyên ngành, thuật ngữ là sự phản ánh của hệ thống khái niệm thuộc một lĩnh vực, là một phương tiện diễn đạt cần thiết, phục vụ hoạt động giao tiếp, trao đổi chuyên môn, (3) với người sử dụng, thuật ngữ là một hệ thống đơn vị giao tiếp hữu ích dựa trên các tiêu chí tiện dụng, chính xác và ổn định, (4), với các nhà hoạch định ngôn ngữ, thuật ngữ là một phương tiện biểu đạt cần sự can thiệp để đảm bảo tính hữu ích, sự tồn tại và tính liên tục Chính vì vậy, trong nghiên cứu của mình, Vakulenko [196] đã thống kê được hơn 30 định nghĩa và quan điểm của các học giả Liên Xô về thuật ngữ trên phương diện hình thức và nội dung Như vậy, số lượng các định nghĩa khái niệm thuật ngữ do các học giả trên thế giới đưa ra
sẽ còn rất nhiều và khó có thể liệt kê hết được Do vậy, để hiểu rõ bản chất và khái niệm của thuật ngữ, cần phải xem xét các đặc điểm quan trọng của nó cũng như những quan điểm nổi bật theo lịch sử phát triển của thuật ngữ học
Nhìn chung, các nhà khoa học xác định khái niệm thuật ngữ theo ba phương diện cơ bản: thuật ngữ trong mối quan hệ với khái niệm, thuật ngữ gắn liền với chức năng và thuật ngữ khác với từ ngữ phi thuật ngữ
hiện, diễn đạt, gọi tên cho khái niệm Theo thuật ngữ học truyền thống, với đại diện tiêu biểu là Wuster, thuật ngữ xuất phát từ khái niệm và chỉ được xem là các ký
hiệu, là “nhãn” ngôn ngữ được gán cho khái niệm mà thôi Đanilenko (dẫn theo [33, 13]) làm rõ hơn hình thức của thuật ngữ khi cho rằng “thuật ngữ dù là từ (từ
đơn hoặc từ ghép) hay cụm từ đều là ký hiệu mà một khái niệm tương ứng với nó”
Cùng quan điểm đó, ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu xem thuật ngữ là một
bộ phận từ vựng của ngôn ngữ và thuật ngữ biểu thị khái niệm (Nguyễn Văn Tu (1968), Lưu Vân Lăng, Như Ý (1977), Hoàng Văn Hành (1983), Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Vương Toàn (1984)) Ngoài khái niệm, thuật ngữ cũng được xác định qua mối quan hệ với đối tượng được thể hiện Nhìn chung,
Trang 38cách diễn đạt, định nghĩa thuật ngữ của các tác giả có khác nhau nhưng đều thể hiện
rõ điều này Cụ thể, Nguyễn Thiện Giáp [17], [18] cho rằng thuật ngữ “là tên gọi
chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng” còn Nguyễn Đức Tồn [90] lại
định nghĩa thuật ngữ “biểu hiện một khái niệm hay một đối tượng”
Bên cạnh đó, một số học giả theo đường hướng thuật ngữ “miêu tả” của
Liên Xô thì lại nhấn mạnh đến chức năng của thuật ngữ Họ xem thuật ngữ không phải là những từ đặc biệt mà là những từ có chức năng đặc biệt (Vinokur 1939; Kapanadze 1965; Lejchik 1986 dẫn theo Vakulenko [196]) Vinokur [98] cho rằng chức năng đặc biệt của thuật ngữ chính là chức năng đặt tên Nikiforov [71] còn
nhấn mạnh rằng: “Chức năng định danh ở thuật ngữ được thừa nhận là chức năng
cơ bản và duy nhất” Ở Việt Nam, Đỗ Hữu Châu [5], cũng xác định chức năng của
thuật ngữ ngoài việc biểu thị một khái niệm, thuật ngữ còn chỉ tên sự vật, hiện tượng và các hoạt động, đặc điểm trong lĩnh vực khoa học, kĩ thuật
Việc phân biệt thuật ngữ và từ ngữ “phi thuật ngữ” cũng hết sức quan trọng
trong việc xác định bản chất thuật ngữ Vinokur (dẫn theo [196]) cho rằng bất kì từ nào cũng có thể trở thành thuật ngữ, vì thế việc xác định sự khác biệt giữa hai hệ thống này càng trở nên cấp thiết khi nghiên cứu về thuật ngữ Theo quan điểm truyền thống, thuật ngữ khác với từ thông thường ở tính đơn nghĩa của nó (Wuster,
1979, Felber, 1984, dẫn theo Faber [136]) Danilenko (dẫn theo [196]) cho rằng thuật ngữ khác với các từ thông thường ở chỗ nó có nghĩa biểu thị chính xác, nó xác định được những thuộc tính cần thiết và đầy đủ để thể hiện các đặc điểm của một khái niệm Theo Sager [185, 19], những đơn vị từ vựng có những đặc tính đặc biệt trong một lĩnh vực nào đó là thuật ngữ của lĩnh vực đó, còn những đơn vị có chức năng chung trong ngôn ngữ là từ vựng thông thường Nguyễn Văn Tu [93], Nguyễn Thiện Giáp [18] xem thuật ngữ là nhóm từ hoặc ngữ mang ý nghĩa đặc biệt, được sử dụng trong các ngành khoa học, kĩ thuật, chính trị, ngoại giao, nghệ thuật Trong khi
đó, theo Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Vương Toàn [73], hệ thống thuật ngữ
nằm sẵn trong từ vựng của mỗi ngôn ngữ, nhưng nó chỉ được sử dụng “trong ngôn
ngữ chuyên môn”, ở một hoàn cảnh và phạm vi giao tiếp cụ thể, mang tính đặc thù
Đỗ Hữu Châu [6] nhấn mạnh tuy nằm trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ
nhưng thuật ngữ khác với từ ngữ thông thường ở chỗ thuật ngữ là “những từ chuyên
Trang 39môn”, là “thuật ngữ khoa học, kĩ thuật” thuộc các ngành “khoa học kĩ thuật công nghiệp, khoa học tự nhiên hay xã hội”
cần phải đảm bảo đầy đủ 2 nội dung chính:
- Về hình thức: thuật ngữ là từ, cụm từ
- Về nội dung: thuật ngữ biểu thị chính xác các khái niệm và đối tượng của một ngành khoa học hoặc một lĩnh vực chuyên môn
Dựa trên cơ sở định nghĩa của Nguyễn Thiện Giáp [17], [18], và theo phạm
vi và đối tượng nghiên cứu trong luận án này, thuật ngữ được hiểu là bộ phận từ
ngữ đặc biệt của ngôn ngữ Nó bao gồm những từ và cụm từ là tên gọi chính xác của các khái niệm và đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người
1.2.2 Phân biệt thuật ngữ và một số khái niệm liên quan
1.2.2.1 Thuật ngữ và danh pháp khoa học
Theo Thompson [195], danh pháp khoa học là một hệ thống tên gọi cùng với các quy trình xây dựng và duy trì hệ thống đó Để tạo dựng một hệ thống danh pháp, việc sắp xếp, phân loại, xây dựng cấu trúc cho các tên gọi đóng vai trò hết sức quan trọng và trở thành một lĩnh vực nghiên cứu được gọi là phân loại học Theo
đó, danh pháp khoa học sẽ được xác định dựa trên các quy tắc phân loại đã được thống nhất để đảm bảo tính nhất quán trong hệ thống và việc sắp xếp, phân loại theo các mối quan hệ có thể khác nhau tùy vào bản chất của từng ngành khoa học, chẳng hạn như mối quan hệ họ – loài (động vật, thực vật học), bộ phận – tổng thể (giải phẫu học) (Sager [185, 91-92]) Việc đặt tên tách biệt với quá trình phân loại và thường dựa vào các mã (bảng chữ cái, số thứ tự), thêm các hậu tố cho một số đơn vị ngôn ngữ của các ngôn ngữ không còn được sử dụng như tiếng Latin Đây cũng là lí
do danh pháp được gọi là ngôn ngữ nhân tạo (Sager [185], Kageura [155]) hoặc đã được chuẩn hóa (Faber [137, 200]) Ngày nay, việc sử dụng danh pháp trong một số lĩnh vực đã trở nên quen thuộc trên thế giới như hóa học (H2O: nước, O2: oxi, v.v…), dược học (Vitamin A, Vitamin B, Vitamin B1, v.v …) Trong lĩnh vực ô tô, một số ký hiệu danh pháp như thế cũng thường được sử dụng như V6, V8 để chỉ các loại động cơ hoặc tên các loại xe như bản G, bản L, bản E, v.v, …
Như vậy, có thể thấy rằng danh pháp khoa học chỉ “dán nhãn cho đối tượng
Trang 40của nó” (Reformatxky) và mang tính “ước lệ … để gọi tên đồ vật, hiện tượng”
(Vinokur) Nó “không có quan hệ trực tiếp với khái niệm khoa học” (Reformatxky)
và không cần một hệ thống “tư duy lí luận” (Vinokur) giống như thuật ngữ Nguyễn
Thiện Giáp [18], [23] cũng khẳng định, danh pháp không gắn liền trực tiếp với khái niệm của một khoa học như thuật ngữ mà danh pháp chỉ gọi tên các sự vật trong khoa học đó mà thôi Kaguera [155, 251] còn cho rằng thuật ngữ nằm ở đâu đó giữa ngôn ngữ tự nhiên và danh pháp nhân tạo Tuy nhiên, theo Hà Quang Năng [67, 200], giữa
danh pháp và thuật ngữ cũng có điểm giống nhau, đó là “tính độc lập của danh pháp
và của thuật ngữ khỏi ngữ cảnh và tính chất trung hòa về tu từ của chúng, tính mục đích rõ ràng trong sử dụng, tính bền vững và khả năng tái hiện trong lời nói” Chính
vì vậy, trong thực tế, danh pháp vẫn có thể chuyển hóa thành thuật ngữ
1.2.2.2 Thuật ngữ và từ nghề nghiệp
Từ nghề nghiệp là những từ, cụm từ kĩ thuật đặc biệt trong một ngành nghề, tổ chức, lĩnh vực khoa học nào đó (Gallo [148], Hirst [153]) Nguyễn Thiện Giáp [23,
265] cho rằng từ nghề nghiệp “biểu thị công cụ, sản phẩm lao động, và quá trình sản
xuất của một nghề nào đó” Đỗ Hữu Châu [6, 249-250] làm rõ các lĩnh vực sử dụng
từ nghề nghiệp: “từ vựng nghề nghiệp bao gồm những đơn vị từ vựng được sử dụng
để phục vụ các hoạt động sản xuất và hành nghề của các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và các ngành lao động trí óc, nghề thuốc, văn thư, v.v ”
Nó là một dạng ngôn ngữ riêng với những nguyên tắc hình thái học khác biệt, sử dụng các từ mượn, ẩn dụ mà những người không làm việc trong lĩnh vực đó không thể hiểu được (Bussman [114, 607]) Từ nghề nghiệp được sử dụng như một phương tiện giao tiếp thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chỉ dành cho những người cùng lĩnh
vực ngành nghề mà thôi (Garner [149, 486) Từ nghề nghiệp thường có tính “gợi
hình ảnh” cao (Đỗ Hữu Châu, [6, 250]) Chính vì vậy, việc sử dụng từ nghề nghiệp
phù hợp sẽ hỗ trợ nhiều trong việc giao tiếp, đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế trong môi trường làm việc của các ngành nghề (Gallo [148]), Hirst [153])
Như vậy, có thể thấy rằng, so với thuật ngữ, từ nghề nghiệp có phạm vi sử dụng hẹp hơn, chỉ nhắm đến một nhóm đối tượng ngành nghề nhất định Mặc dù từ
nghề nghiệp có sắc thái biểu cảm, “gợi hình ảnh” cao nhưng “mức độ khái quát
các ý nghĩa biểu niệm” lại không bằng thuật ngữ (Đỗ Hữu Châu, [6, 250]) Hơn