1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt: Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt

27 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đối Chiếu Thuật Ngữ Ngành Ô Tô Trong Tiếng Anh Và Tiếng Việt
Tác giả Phạm Anh Tiến
Người hướng dẫn GS.TSKH. Lý Toàn Thắng, PGS.TS. Phạm Hùng Việt
Trường học Học viện Khoa học xã hội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt.

Trang 1

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-

PHẠM ANH TIẾN

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ NGÀNH Ô TÔ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu

Mã số: 9 22 20 24

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

VIỆN NGÔN NGỮ HỘC VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI VIỆT

NAM Người hướng dẫn khoa học:

Phản biện 1: PGS.TS Lê Quang Thiêm

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Văn Trào

Phản biện 3: PGS.TS Hồ Ngọc Trung

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Vào hồi giờ ngày tháng năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việc nắm vững hệ thống thuật ngữ chuyên môn trong ngành ô tô sẽ giúp cho việc trao đổi, nghiên cứu càng thuận lợi, dễ dàng

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy hầu hết các thuật ngữ (TN) được chuyển dịch hoặc vay mượn nên vẫn còn thiếu hình thức thể hiện thống nhất cho khái niệm Hơn nữa, cơ sở lí luận và hoạt động thực tiễn trên phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa và định danh vẫn chưa được chuẩn hóa Các công trình nghiên cứu về thuật ngữ trong ngành chưa nhiều Đặc biệt là chưa có những công trình nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô (TNNÔT) trong tiếng Anh và tiếng Việt nhằm phục vụ cho công tác xây dựng, chuẩn hóa TN, cũng như đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu

Nhiều TNNÔT tiếng Việt chưa biểu đạt được tính chính xác khái niệm Không ít những biến thể TN được sử dụng mà chưa được nghiên cứu, chuẩn hóa hoặc vẫn còn những TNNÔT có trong tiếng Anh mà tiếng Việt chưa có

Do đó, đề tài “Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt” thực sự thiết thực cho các công việc và các hoạt động có liên quan đến ngành ô tô, giúp giải quyết những khoảng trống về lí luận và thực tiễn trong lĩnh vực khoa học này, đồng thời đáp ứng đúng nhu cầu của ngành và cả xã hội

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là đối chiếu hệ thống TNNÔT trong tiếng Anh và tiếng Việt nhằm làm sáng tỏ những đặc trưng và xác định những điểm tương đồng, khác biệt về mặt cấu tạo, đặc điểm định danh, đặc điểm ngữ nghĩa (qua hiện tượng đồng nghĩa) của hai hệ thống TN, từ đó, đưa

ra gợi ý về hướng xây dựng TNNÔT tiếng Việt

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ: (1) Tổng quan, hệ thống hóa các quan điểm lí luận liên quan, qua đó xác lập cơ sở lí luận cho nghiên cứu; (2) Mô tả, đối chiếu đặc điểm cấu tạo cũng như các mô hình kết hợp các yếu

tố để tạo thành TNNÔT trong tiếng Anh và tiếng Việt; (3) Mô tả đặc điểm định danh của TNNÔT tiếng Anh và tiếng Việt về các mặt: đặc điểm ngữ nghĩa, cách thức biểu thị, mô hình định danh, từ đó tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt về đặc điểm định danh của hai hệ thống TN; (4) Phân tích hiện tượng đồng nghĩa trong TNNÔT tiếng Anh và tiếng Việt để xác định những điểm tương đồng và khác biệt của hai hệ thống TN; (5) Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra những gợi ý về hướng chuẩn hóa TNNÔT tiếng Việt

Trang 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống TNNÔT tiếng Anh và tiếng Việt, tức là các TN biểu đạt các khái niệm được sử dụng trong đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu về lĩnh vực ô tô

3.2 Phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các đặc điểm hình thái - cấu trúc, ngữ nghĩa, đặc điểm định danh, đồng nghĩa TN của hệ TNNÔT trong tiếng Anh và tiếng Việt và vấn đề chuẩn hóa TNNÔT tiếng Việt

Luận án lựa chọn các thuật ngữ đặc trưng của ngành ô tô đảm bảo đáp

ứng các tiêu chuẩn của TN được rút ra từ 2 quyển “Từ điển Anh Việt chuyên

ngành công nghệ ô tô”, và “Từ điển chuyên ngành ô tô” Ngữ liệu nghiên cứu

gồm 2554 TNNÔT tiếng Anh và 2460 TNNÔT tiếng Việt

Luận án đối chiếu 2217 TNNÔT tiếng Anh và 2217 TNNÔT tiếng Việt

về đặc điểm cấu tạo và định danh Ngoài ra, 331 TN đồng nghĩa tiếng Anh và

243 TN đồng nghĩa tiếng Việt cũng được đưa vào khảo sát, đối chiếu hiện tượng đồng nghĩa trong 2 hệ thống TN

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án này sử dụng một số phương pháp và thủ pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học như: phương pháp đối chiếu, phương pháp miêu tả, thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp, thủ pháp thống kê, phân loại

5 Cái mới của luận án

Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu đối chiếu TNNÔT tiếng Anh và tiếng Việt trên các phương diện đặc điểm cấu tạo và định danh Đặc biệt, luận án mở rộng nghiên cứu, đối chiếu hiện tượng đồng nghĩa trong TNNÔT tiếng Anh và tiếng Việt, một phổ quát quan trọng trong ngôn ngữ nhưng ít được các nhà thuật ngữ học quan tâm

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lí luận

Luận án góp phần khẳng định, bổ sung cơ sở lí luận chung về TN, chuẩn hóa TN và so sánh đối chiếu ngôn ngữ Kết quả nghiên cứu làm sâu sắc, phát triển và mở rộng hướng nghiên cứu mới về hiện tượng đồng nghĩa,

là cơ sở cho những nghiên cứu và ứng dụng tiếp theo

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận án là cơ sở cho việc xây dựng các phương án chỉnh lí, chuẩn hóa, xây dựng TNNÔT về cấu tạo, định danh và biên soạn các từ điển TNNÔT trong tiếng Việt; là nguồn tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu liên quan đến TNNÔT cũng như các lĩnh vực liên quan, phục vụ hoạt động dạy và học, biên soạn tài liệu và giáo trình chuyên ngành ô tô

Trang 5

7 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận, Chương 2: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt, Chương 3: Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt, Chương 4: Hiện tượng đồng nghĩa trong thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh và tiếng Việt

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Tình hình nghiên cứu về thuật ngữ

1.1.1 Nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới

Thuật ngữ học trên thế giới thực sự bắt đầu vào thế kỷ XVIII, XIX với các hoạt động của các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn Đến thế kỷ XX, các kĩ sư, sau đó là các nhà ngôn ngữ học, xã hội học bắt đầu tham gia vào các hoạt động nghiên cứu TN mở đường cho sự hình thành cơ sở lí luận, các nguyên tắc và phương pháp cụ thể

Từ những năm 1985 cho đến nay, cùng với Lí thuyết thuật ngữ chung, nhiều đường hướng “miêu tả” được giới thiệu và áp dụng Bên cạnh sự mở rộng TN truyền thống, nhiều đường hướng mới cũng được giới thiệu: Thuật ngữ học xã hội nghiên cứu các biến thể TN; Thuật ngữ tiếp cận văn bản nghiên cứu TN từ văn bản chuyên môn trong thực tiễn; Tiếp cận về phương diện văn hóa lấy văn hóa là trung tâm trong định danh TN; Ngôn ngữ học tri nhận xã hội nghiên cứu “các đơn vị hiểu biết” có cấu trúc điển mẫu, có các phạm trù tri nhận, hiện tượng đồng nghĩa và đa nghĩa và theo phương pháp lịch đại; Đường hướng giao tiếp nhấn mạnh đến đặc điểm ngữ dụng của ngôn ngữ chuyên ngành: tri nhận, ngôn ngữ và chức năng giao tiếp

1.1.2 Nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam

Đầu thế kỷ XX, nhu cầu nghiên cứu hệ thống TN mới bắt đầu hình thành Từ những năm 30, nhiều công trình nghiên cứu mang tính hệ thống bắt đầu xuất hiện Tiêu biểu là công trình của Hoàng Xuân Hãn (1942), đặt nền móng cho hoạt động nghiên cứu về TN ở Việt Nam

Việc thành lập Tổ Thuật ngữ - Từ điển học năm 1959 với nhiều tên tuổi tiêu biểu như Lê Khả Kế, Hoàng Phê, Lưu Vân Lăng giúp công tác nghiên cứu TN được thực hiện một cách hệ thống, với nhiều nội dung như: nguyên tắc, tiểu chuẩn của TN, thực tiễn áp dụng cũng như đề xuất xây dựng TN cho từng ngành khoa học và thống nhất quy tắc phiên chuyển TN khoa học nước ngoài ra tiếng Việt

Hoạt động nghiên cứu thực sự bùng nổ từ sau năm 1985 để đáp ứng yêu

Trang 6

cầu phát triển đất nước với công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về hệ thống TN của một ngành khoa học của Vũ Quang Hào (1991) và hàng loạt cuốn từ điển chuyên ngành được biên soạn

Sang thế kỷ XXI, hàng loạt đề tài, chương trình, chuyên khảo tiêu biểu được hoàn thành Cùng với đó là hàng chục luận án nghiên cứu hệ thống TN của các lĩnh vực chuyên môn khác nhau được công bố

1.1.3 Nghiên cứu thuật ngữ ngành ô tô trên thế giới

Phần lớn các công trình tập trung vào việc xây dựng các quyển từ điển giải thích, từ điển song ngữ hoặc từ điển TN trực tuyến Tuy vậy số lượng từ điển giải thích tiếng Anh được đánh giá cao, do các nhà xuất bản uy tín xuất bản chưa đa dạng, chưa cập nhật đầy đủ các tri thức mới

Các công trình nghiên cứu lí thuyết về TN tiếng Anh trong lĩnh vực ô tô cũng không thực sự thu hút các nhà nghiên cứu Hầu như chưa có công trình tiêu biểu, có đóng góp lớn về việc đặt TN, phiên chuyển TN, cấu tạo TN, đồng nghĩa trong lĩnh vực ô tô Chỉ có một số ít nghiên cứu về xây dựng khung tri thức, TN vay mượn, TN trong dịch thuật với quy mô nhỏ, chưa đủ rộng, chưa sâu và toàn diện về hệ thống TNNÔT

1.1.4 Nghiên cứu thuật ngữ ngành ô tô ở Việt Nam

Chưa có công trình lí thuyết nghiên cứu về việc xây dựng, chuẩn hóa TNNÔT, đặc điểm cấu tạo, định danh, đồng nghĩa Việc sử dụng TNNÔT còn chưa có sự thống nhất cao giữa chuyên gia, các nhà nghiên cứu cũng như người sử dụng TN Đồng thời, việc xây dựng các mô hình định danh, quy tắc

sử dụng TN nói chung chưa có định hướng rõ ràng Trong khi đó, đa số từ điển

kĩ thuật hiện nay là các loại từ điển tổng hợp nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, trong đó, TNNÔT chiếm tỉ lệ khiêm tốn

Do vậy, cần có một nghiên cứu mang tính tổng quát, toàn diện, chuyên sâu về mặt lí luận làm cơ sở, định hướng cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn một cách khoa học, phù hợp sự phát triển của ngành ô tô để phục vụ nhiều mục đích, nhiều đối tượng khác nhau

1.2 Cơ sở lí thuyết về thuật ngữ

1.2.1 Khái niệm về thuật ngữ

Trong luận án này, dựa trên cơ sở định nghĩa của Nguyễn Thiện Giáp (1985, 1998) và theo phạm vi và đối tượng nghiên cứu trong luận án này,

thuật ngữ được hiểu là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ Nó bao gồm

những từ và cụm từ là tên gọi chính xác của các khái niệm và đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người

1.2.2 Phân biệt thuật ngữ và một số khái niệm liên quan

1.2.2.1 Thuật ngữ và danh pháp khoa học

Danh pháp khoa học chỉ dán nhãn cho đối tượng và mang tính ước lệ để gọi tên sự vật, hiện tượng, không có quan hệ trực tiếp với khái niệm và

Trang 7

không cần một hệ thống tư duy lí luận giống như TN

1.2.2.2 Thuật ngữ và từ nghề nghiệp

Từ nghề nghiệp có phạm vi sử dụng hẹp, chỉ nhắm đến một nhóm đối tượng ngành nghề nhất định Mặc dù từ nghề nghiệp có sắc thái biểu cảm cao nhưng mức độ khái quát các ý nghĩa biểu niệm lại không bằng TN Từ nghề nghiệp là những biến thể gắn liền với việc giao tiếp lời nói trong khi TN hướng đến tính khoa học, logic và hệ thống

1.2.2.3 Thuật ngữ và từ thông thường

Từ thông thường mang nghĩa rộng hơn trong khi TN có ngoại diên hẹp hơn với nội hàm sâu hơn Từ thông thường có thể mang những nghĩa chưa rõ ràng,

có nhiều nét nghĩa, trong khi đó, TN được xác định trong mối quan hệ với các khái niệm khác trong hệ thống TN được sử dụng trong chuyên môn còn từ vựng thông thường được sử dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp hằng ngày

1.2.3 Tiêu chuẩn, đặc điểm của thuật ngữ

1.2.3.3 Tính dân tộc

TN là một bộ phận của ngôn ngữ vì thế nó cũng phải mang đậm những bản sắc dân tộc, chịu sự chi phối của những quy luật ngôn ngữ của dân tộc đó

1.2.4 Cấu tạo của thuật ngữ

Luận án vận dụng quan điểm của các nhà nghiên cứu Liên Xô về yếu tố

TN Theo đó, yếu tố cấu tạo phải là đơn vị có “nghĩa từ vựng thuần khiết”,

hoàn chỉnh và là đơn vị cấu tạo trực tiếp của TN Về hình thức, yếu tố cấu tạo là hình vị khi TN là từ, là từ hoặc tổ hợp từ khi TN là cụm từ Về nội dung, mỗi yếu tố cấu tạo tương ứng với một khái niệm hoặc một đặc trưng, thuộc tính của khái niệm

1.3 Hiện tượng đồng nghĩa và đồng nghĩa trong thuật ngữ

1.3.1 Khái niệm đồng nghĩa

Hiện tượng đồng nghĩa cần nghiên cứu trong phạm vi rộng hơn cách tiếp cận truyền thống Theo đó, về mặt ngữ nghĩa, đồng nghĩa được coi là tương đương trên cả phương diện từ vựng cũng như các phạm trù khác: ngữ pháp (phương án thay thế), ngôn ngữ học xã hội (biến thể ngôn ngữ xã hội), loại hình ngôn ngữ (sự đối chiếu xuyên ngôn ngữ), ngôn ngữ ứng dụng (các tương đương trong dịch thuật)

Trang 8

1.3.2 Khái niệm đồng nghĩa trong thuật ngữ

Mặc dù khác nhau trong cách diễn đạt nhưng các nghiên cứu đều thống nhất quan điểm cho rằng đồng nghĩa TN là hiện tượng nhiều TN được sử dụng để thể hiện một khái niệm chuyên môn

1.4 Khái quát về ngành ô tô và thuật ngữ ngành ô tô

1.4.1 Khái quát về ngành ô tô

Luận án sử dụng cách gọi “ngành ô tô” để chỉ ngành đào tạo về ô tô tại

các cơ sở đào tạo Chuyên ngành nghiên cứu và đào tạo chính là “Kĩ thuật ô

tô”, “Công nghệ kĩ thuật ô tô” và “Công nghệ ô tô” Các ngành đào tạo,

nghiên cứu trên đều cung cấp các kiến thức chuyên môn khá tương đương nhau mặc dù mỗi chuyên ngành có những trọng tâm khác nhau

1.4.2 Thuật ngữ ngành ô tô

Luận án dựa trên quan điểm của Push (1984), Sager (1990) và Kageura (2002, 2012) để xây dựng mô hình phân loại phạm trù khái niệm và TNNÔT Theo đó, luận án khảo sát ngữ liệu, phân khái niệm và TNNÔT thành 5 nhóm:

thực thể hữu hình, thực thể vô hình, thuộc tính, mối quan hệ, hoạt động

Về bản chất, có thể định nghĩa TNNÔT như sau: thuật ngữ ngành ô tô

là những từ, cụm từ sử dụng trong ngành ô tô để biểu thị chính xác các khái niệm, sự vật, hiện tượng, thuộc tính thuộc ngành ô tô

1.5 Lí thuyết định danh

1.5.1 Khái niệm định danh

Định danh hiểu một cách đơn giản là đặt tên gọi cho sự vật, hiện tượng xung quanh chúng ta Định danh TN là quá trình xem xét, nghiên cứu những đặc điểm, thuộc tính, yếu tố liên quan đến nội dung tri thức, thể hiện sự sáng tạo của trí tuệ con người

1.5.2 Đặc điểm và quá trình định danh

Định danh phần nào mang tính chủ đích nên có thể phân tích và xây dựng các đặc trưng cú pháp, quy tắc cú pháp và thậm chí có thể tìm thấy được mối liên hệ giữa các hình thức định danh với các khái niệm Việc phân loại TN sẽ tạo ra những sự nhất quán trong lựa chọn, đặt tên TN, cách sắp xếp các yếu tố cấu tạo của TN

1.6 Một số vấn đề lí thuyết về đối chiếu ngôn ngữ

1.6.1 Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu

Ngôn ngữ học đối chiếu có nhiệm vụ nghiên cứu so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ để xác định những điểm giống và khác nhau của chúng

1.6.2 Nguyên tắc chung trong đối chiếu ngôn ngữ

Ngoài việc xác định cơ sở đối chiếu và các bước thực hiện, luận án tuân thủ 5 nguyên tắc được Bùi Mạnh Hùng xác định để nghiên cứu đối chiếu được thực hiện chính xác, hiệu quả nhất

Trang 9

1.6.3 Các cấp độ và phạm vi đối chiếu ngôn ngữ

Luận án làm rõ hơn các bình diện đối chiếu bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp (hình thái học và cú pháp), ở các tất cả các đơn vị thuộc các cấp độ khác nhau (âm vị, hình vị, từ và các đơn vị của lời nói – ngữ đoạn và câu) Việc đối chiếu được thực hiện trên bình diện từ vựng

1.7 Tiểu kết

Thuật ngữ học luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn và đạt được những thành tựu quan trọng, tuy nhiên vẫn còn đó những khoảng trống chưa được tiếp cận một cách toàn diện và đầy đủ, đặc biệt là về đặc điểm cấu tạo, định danh TNNÔT

và hiện tượng đồng nghĩa của TN Để có thể đạt được mục tiêu đề ra, chúng tôi xây dựng các cơ sở lí thuyết liên quan để thực hiện đối chiếu TNNÔT trong tiếng Anh và tiếng Việt trong chương này

Chương 2 ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THUẬT NGỮ NGÀNH Ô TÔ

TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 2.1 Đối chiếu đặc điểm về phương thức cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh và tiếng Việt

2.1.1 Phương thức cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh

2.1.1.1 Thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh có cấu tạo là từ

Đơn vị cấu tạo từ nhỏ nhất của tiếng Anh là hình vị Xét về mặt cấu tạo, TNNÔT tiếng Anh có cấu tạo là từ gồm 4 loại: từ đơn, từ phái sinh, từ viết tắt và từ ghép Luận án xem từ viết tắt là 1 dạng đồng nghĩa

2.1.1.2 Thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh có cấu tạo là cụm từ

Xét về hình thức, TN có cấu trúc là cụm từ gồm một yếu tố trung tâm kết hợp với các yếu tố phụ khác

2.1.1.3 Phân biệt thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh có cấu tạo là từ ghép và cụm từ

Một số tiêu chí được sử dụng để phân biệt bao gồm: (1) cách viết chính

tả (2) ngữ âm (3) ngữ nghĩa (4) cú pháp và hình thái học Ngoài ra, có thể xác định các từ ghép dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa giữa yếu tố chính và nghĩa của từ ghép

2.1.2 Phương thức cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô tiếng Việt

2.1.2.1 Thuật ngữ ngành ô tô tiếng Việt có cấu tạo là từ

TNNÔT tiếng Việt có cấu tạo là từ đơn gồm từ đơn một âm tiết hoặc đa

âm tiết TNNÔT tiếng Việt có cấu tạo là từ ghép được chia thành hai loại là

từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập

2.1.2.2 Thuật ngữ ngành ô tô tiếng Việt có cấu tạo là cụm từ

TNNÔT tiếng Việt có cấu tạo là cụm từ được cấu thành từ những đơn vị

Trang 10

ổn định về cấu trúc và ý nghĩa, thường có một yếu tố chính và một hay hơn một yếu tố phụ miêu tả sự vật, bổ trợ cho yếu tố chính

2.1.3 Đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt về phương thức cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh và tiếng Việt

Về cơ bản, cả hai hệ thống TN đều có chung hình thức cấu tạo là từ đơn,

từ ghép và cụm từ, trong đó, đại đa số TNNÔT có cấu tạo là cụm từ Tuy nhiên, TNNÔT tiếng Việt không có phương thức cấu tạo là từ phái sinh do đặc trưng của ngôn ngữ đơn lập Ngoài ra số lượng từ đơn trong tiếng Việt cũng ít hơn trong tiếng Anh khá nhiều trong khi đó số lượng TN là cụm từ tiếng Việt lớn hơn đáng kể so với tiếng Anh

2.2 Đối chiếu số lượng yếu tố cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt

Phần lớn TNNÔT tiếng Anh và tiếng Việt có cấu tạo từ hai đến ba yếu

tố, trong đó số lượng TN có hai yếu tố cấu tạo đều chiếm tỉ lệ rất cao Nếu như TNNÔT tiếng Anh có cấu tạo từ một đến năm yếu tố thì TNNÔT tiếng Việt xuất hiện các TN có sáu yếu tố cấu tạo Với TNNÔT có một và hai yếu

tố, số lượng TNNÔT tiếng Anh chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều Trong khi đó, với

TN có ba yếu tố trở lên, số lượng TNNÔT tiếng Anh chiếm tỉ lệ thấp hơn so với TNNÔT tiếng Việt

Trang 11

2.3 Đối chiếu đặc điểm từ loại của thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt

2.3.1 Đối chiếu đặc điểm từ loại thuật ngữ ngành ô tô có cấu tạo một yếu tố

Trong khi các TNNÔT tiếng Anh được cấu tạo từ các từ đơn và từ phái sinh thì TNNÔT tiếng Việt chỉ có dạng từ đơn Hai hệ thống TN đều xuất hiện các dạng danh từ, động từ và tính từ, trong đó, phần lớn đều là danh từ, các động từ và tính từ, chiếm tỉ lệ nhỏ

2.3.2 Đối chiếu đặc điểm từ loại của thuật ngữ ngành ô tô có cấu tạo hai yếu tố

TNNÔT đều được cấu tạo từ các từ ghép và cụm từ chính phụ, trong đó, phần lớn xuất hiện ở dạng cụm từ chính phụ TN là từ ghép trong tiếng Anh

và tiếng Việt có đầy đủ các dạng danh từ, động từ và tính từ Từ ghép là danh

từ và cụm danh từ đều chiếm tỉ lệ lớn hơn rất nhiều so với các dạng còn lại Tuy nhiên, TN tiếng Anh không có cụm tính từ trong khi tiếng Việt có dạng này

2.3.3 Đối chiếu đặc điểm từ loại của thuật ngữ ngành ô tô có cấu tạo ba yếu tố

TNNÔT đều chủ yếu ở dạng cụm từ chính phụ, trong đó, các cụm danh

từ chiếm tỉ lệ cao TNNÔT tiếng Anh không có cụm tính từ trong khi TN tiếng Việt có đầy đủ các dạng cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ Đặc biệt, TNNÔT tiếng Anh chỉ có duy nhất một cụm động từ trong khi TNNÔT tiếng Việt xuất hiện các cụm động từ và tính từ với tỉ lệ cao hơn nhiều

2.3.4 Đối chiếu đặc điểm từ loại của thuật ngữ ngành ô tô có cấu tạo bốn yếu tố

Xét về phương thức cấu tạo, nếu như toàn bộ TNNÔT tiếng Anh đều ở dạng cụm danh từ thì TNNÔT tiếng Việt có thêm dạng cụm động từ nhưng với tỉ lệ rất nhỏ

2.3.5 Đối chiếu đặc điểm từ loại của thuật ngữ ngành ô tô có cấu tạo năm yếu tố

Các TN đều là cụm danh từ, không xuất hiện các dạng cụm động từ hay cụm tính từ Mặc dù phương thức kết hợp các yếu tố chính phụ thường theo quy tắc chung của hai ngôn ngữ, tuy nhiên, trong tiếng Anh có xuất hiện trường hợp yếu tố chính đứng giữa khi có các giới từ

2.3.6 Đặc điểm từ loại của thuật ngữ ngành ô tô có cấu tạo sáu yếu tố

Trong tiếng Anh, không có TN có sáu yếu tố cấu tạo, trong khi đó, có 3 TNNÔT tiếng Việt có cấu tạo 6 yếu tố, chiếm tỉ lệ không đáng kể (0.14%) Các TN đều là cụm danh từ

2.4 Đối chiếu đặc điểm mô hình cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt

2.4.1 Các mô hình cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt

Để thuận tiện cho việc thống kê, miêu tả mô hình cấu tạo, những mô hình phổ biến hơn, có 5 TN trở lên, được quy ước gọi tên là mô hình điển hình Theo đó, có 38 mô hình cấu tạo TNNÔT Chúng tôi tập trung miêu tả

20 mô hình điển hình để tránh việc phân tích, đối chiếu những tiểu tiết không

Trang 12

quá đặc trưng về cấu tạo của TNNÔT 18 mô hình không điển hình vẫn được xây dựng nhưng không được miêu tả trong chương này

Mô hình cấu tạo 1: Có 10 TNNÔT tiếng Anh, 15 TNNÔT tiếng Việt

Ví dụ: receiver-drier (lọc ga), chế tạo, sửa chữa

Mô hình cấu tạo 2: có 1383 TNNÔT tiếng Anh TNNÔT, 51 tiếng Việt

Ví dụ: centre differential (vi sai trung tâm), thủy lực, bán trục

Mô hình cấu tạo 3: có 20 TNNÔT tiếng Anh, 1037 thuật ngữ TNNÔT

tiếng Việt Ví dụ: change gear (chuyển số), xú páp nạp

Mô hình cấu tạo 4: có 1 TNNÔT tiếng Anh, 5 TNNÔT tiếng Việt Ví

dụ: performance characteristics of materials (đặc điểm của vật liệu), bốn

Mô hình cấu tạo 8: có 182 TNNÔT tiếng Việt Ví dụ: cầu trước chủ động

Mô hình cấu tạo 9: có 37 TNNÔT tiếng Việt Ví dụ: động cơ hai thì

Mô hình cấu tạo 10: có 17 TNNÔT tiếng Anh có 4 yếu tố cấu tạo Ví dụ: high energy ignition system (hệ thống đánh lửa năng lượng cao)

Mô hình cấu tạo 11: có 10 TNNÔT tiếng Anh Ví dụ: exhaust emission control system (hệ thống kiểm soát khí thải)

Mô hình cấu tạo 12: có 158 TNNÔT tiếng Việt Ví dụ: hệ thống điều khiển thời điểm thải, phương pháp kiểm soát quá trình cháy

Mô hình cấu tạo 13: có 54 TNNÔT tiếng Việt Ví dụ: phương pháp kiểm tra độ cứng Izod, bộ bánh răng hành tinh Ravigneaux

Mô hình cấu tạo 14: có 53 TNNÔT tiếng Việt Ví dụ: bộ vi sai cầu sau

Mô hình cấu tạo 15: có 22 TNNÔT tiếng Việt Ví dụ: bugi sấy hai cực

Mô hình cấu tạo 16: có 9 thuật ngữ TNNÔT tiếng Việt Ví dụ: hệ thống treo sau độc lập, khớp nối các đăng Hardy-Spicer

Mô hình cấu tạo 17: có 31 TNNÔT tiếng Việt 5 yếu tố cấu tạo Ví dụ: cảm biến đo khối lượng khí nạp, đồng hồ báo áp suất tuốc bin tăng áp

Mô hình cấu tạo 18: có 18 TNNÔT tiếng Việt Ví dụ: máy khởi động sử dụng bánh răng Bendix, van chân không điều khiển nạp khí

Mô hình cấu tạo 19: có 5 TNNÔT tiếng Việt Ví dụ: hệ thống phun trực tiếp tốc độ cao, hệ thống gạt xịt nước kính sau

Mô hình cấu tạo 20: có 9 TNNÔT tiếng Việt Ví dụ: đồng hồ đo tốc độ quay động cơ, đòn kéo hệ thống treo sau

Trang 13

2.4.2 Đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt về mô hình cấu tạo của thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt

Có 38 mô hình, trong đó 18 mô hình có số lượng TN rất ít, chỉ từ 1 đến

3 TN, tập trung vào nhóm TN có 4 đến 6 yếu tố Số lượng TN tuy ít (30 TN) nhưng số lượng mô hình không điển hình lại khá nhiều

Mô hình 2 trong tiếng Anh và mô hình 3 trong tiếng Việt dành cho TN

có 2 yếu tố cấu tạo chiếm tỉ lệ rất cao, thể hiện đặc trưng của hai ngôn ngữ Đồng thời, khi số lượng yếu tố càng tăng thì số lượng mô hình không điển hình càng nhiều

Phần lớn TNNÔT tiếng Anh có yếu tố phụ đứng trước có vai trò bổ sung

và khu biệt cho yếu tố chính chỉ khái niệm đứng sau Trong tiếng Việt, cấu trúc

có sự thay đổi, yếu tố chính thường đứng trước và yếu tố phụ đứng sau Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cấu trúc, trật tự quen thuộc của hai hệ thống thay đổi Trong tiếng Anh là các trường hợp xuất hiện giới từ, quan hệ từ hoặc cụm động từ và trong tiếng Việt là các từ Hán-Việt

TNNÔT tiếng Anh và tiếng Việt có chung các mô hình 1, 2, 3 và 4 Ngoài 4 mô hình giống nhau, TNNÔT tiếng Anh có thêm 3 mô hình điển hình và TNNÔT tiếng Việt có thêm 16 mô hình điển hình Như vậy, số lượng

mô hình điển hình của TNNÔT tiếng Việt lớn hơn đáng kể so với tiếng Anh, một phần là do TNNÔT tiếng Việt có TN 5 yếu tố cấu tạo

2.5 Tiểu kết

Về phương thức cấu tạo, TNNÔT tiếng Anh có 4 dạng: từ đơn, từ phái sinh, từ ghép và cụm từ trong khi TNNÔT tiếng Việt không có dạng từ phái sinh Phần lớn thuật ngữ ở 2 ngôn ngữ đều ở dạng cụm từ

Về số lượng yếu tố cấu tạo, TNNÔT tiếng Anh có cấu tạo từ một đến năm yếu tố trong khi TNNÔT tiếng Việt xuất hiện những TN có sáu yếu tố cấu tạo nhưng với tỉ lệ rất nhỏ TNNÔT chủ yếu được cấu tạo từ hai đến ba yếu tố cấu tạo, trong đó, phần lớn là những TN có hai yếu tố cấu tạo chiếm tỉ

lệ rất cao

Về đặc điểm từ loại, TNNÔT tiếng Anh và tiếng Việt chủ yếu là danh từ, cụm danh từ, còn các TNNÔT là tính từ, động từ, cụm tính từ và cụm động từ chiểm tỉ lệ nhỏ Với các TN là cụm từ, thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt có sự khác biệt về quy tắc kết hợp các yếu tố chính và yếu tố phụ

Có 38 mô hình cấu tạo, trong đó, có 20 mô hình điển hình (có từ 5 TN trở lên) Theo đó, TNNÔT tiếng Anh được cấu tạo dựa theo 7 mô hình điển hình còn TNNÔT tiếng Việt, số lượng mô hình điển hình nhiều hơn đáng kể với 16 mô hình Đồng thời, có 4 mô hình với các TN có 2 và 3 yếu tố cấu tạo xuất hiện trong cả hai hệ thống ngôn ngữ

Ngày đăng: 24/01/2024, 22:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w