1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa công ty cp ncn dvtm vân sơn với nông dân tại xã vân sơn, huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa

110 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hình Thức Liên Kết Trong Sản Xuất Mía Nguyên Liệu Giữa Công Ty CP NCN DVTN Vân Sơn Với Nông Dân Tại Xã Vân Sơn, Huyện Triệu Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
Tác giả Nguyễn Thu Hằng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Dương Nga
Trường học Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 809,16 KB

Nội dung

Liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa doanh nghiệp và nông dân,một bộ phận của liên kết trong nền kinh tế nói chung, một trong những thể chếthực hiện mối quan hệ kinh tế giữa doan

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

- 

 -NGUYỄN THU HẰNG

ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU GIỮA CÔNG TY CP NCN DVTM VÂN SƠN VỚI NÔNG DÂN TẠI XÃ VÂN SƠN, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 2

HÀ NỘI - 2015

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 3

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

- 

 -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU GIỮA CÔNG TY CP NCN DVTM VÂN SƠN VỚI NÔNG DÂN TẠI XÃ VÂN SƠN, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Tất cả các sốliệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sửdụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành khóa luận đều đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà nội, ngày… tháng……năm 2015 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thu Hằng

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệpđại học, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm,giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường

Trước hết, tôi xin cảm ơn các Thầy Cô trong khoa KT & PTNT trườngHọc Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản,những định hướng đúng đắn trong học tập cũng như tu dưỡng đạo đức để tôi cóđược một nền tảng vững chắc trong học tập và nghiên cứu

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn trực

tiếp TS Nguyễn Thị Dương Nga, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, tận

tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoànthành khóa luận

Tôi xin đặc biệt cảm ơn tới Giám đốc Công ty CP NCNDVTM Vân Sơn,cùng các chú, anh, chị trong Công ty đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quátrình thực tập tại công ty

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng ủy, UBND, các banngành, đoàn thể bà con nhân dân xã Vân Sơn đã cung cấp những số liệu cầnthiết và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứutại địa bàn

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đãkhích lệ, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thu Hằng

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 6

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

  Với phương án tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tậptrung quy mô lớn, áp dụng cơ giới hóa, công nghệ cao gắn với xây dựng nôngthôn mới tại xã Vân Sơn huyện Triệu Sơn giai đoạn 2011 -2020, được đánh giá

là một hướng đi mới, mang tính đột phá theo chủ trương, định hướng, chínhsách phát triển của Ðảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nôngthôn đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương VII khóa X về Nông nghiệp,nông dân, nông thôn Liên giữa Công ty CPNCN DVTM Vân Sơn với nông dân

xã Vân Sơn bằng hình thức Công ty thuê đất của nông dân để sản xuất míanguyên liệu, đang được xem là hình thức mới có hiệu quả góp phần chuyển đổi

cơ cấu cây, tạo việc làm tăng thu nhập và đời sống cho người dân Chính vì vậy

mà việc phát triển và mở rộng hình thức liên kết này là việc rất cần thiết Đề tàinghiên cứu tập trung đánh giá hình thức liên kết giữa Công ty CP NCN DVTMVân Sơn với nông dân xã Vân Sơn, các vấn đề trong liên kết, từ đó đề xuất một

số giải pháp chủ yếu phát triển hợp lý hình thức liên kết

Để đạt được mục tiêu chung có các mục tiêu cụ thể: Làm rõ lợi ích củahình thức mang lại cho Công ty và nông dân, các vấn đề phát sinh trong liên kết,các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức liên kết Đánh giá thực trạng liên kết giữaCông ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân xã Vân Sơn; đánh giá tiềmnăng của hình thức; Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hợp lý hình thức liênkết trên địa bàn xã

Đề tài được thực hiện tại xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

và Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn Với đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu

cơ sỏ lý luận và thực tiễn liên quan đến hình thức liên kết giữa Công ty và nôngdân trong sản xuất mía nguyên liệu

Các mục tiêu trên đã được nghiên cứu ở các phần của đề tài: Về lý luận:

Đề tài làm rõ khái niệm, vai trò, nguyên tắc, nội dung, mô hình, phương thức và

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 7

yếu tố ảnh hưởng về liên kết; lợi ích và tính bền vững của liên kết Về thực tiễn:

Đề tài tìm hiểu thực tiễn về hình thức liên kết sản xuất mía nguyên liệu ở ngoàinước Trung Quốc và Thái Lan, trong nước

Với các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu nhập số liệu; phươngpháp xử lý và phân tích số liệu, phương pháp thống kê so sánh kết hợp với nhómchỉ tiêu phản ánh hoạt động liên kết, lợi ích và tính bền vững của liên kết Liênkết giữa Công ty và nông dân diễn ra mang lại lợi ích gì cho cả nông dân vàCông ty? Từ đó đề ra các giải pháp nhằm phát triển hợp lý hình thức liên kết.Kết quả nghiên cứu chia làm 5 phần:

1 Tình hình sản xuất mía nguyên liệu trên địa bàn xã Vân Sơn

2 Liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa Công ty CP NCN DVTM VânSơn với nông dân xã Vân Sơn

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu ở xã Vân Sơn

4 Đánh giá tiềm năng phát triển hình thức liên kết mía nguyên liệu

5 Định hướng và giải pháp hợp lý để phát triển hình thức liên kết giữa Công ty

CP NCN DVTM Vân Sơn trong thời gian tới

Kết quả nghiên cứu cho thấy Công ty và nông dân liên kết trong sản xuất míanguyên liệu thông qua HĐ thuê quyền sử dụng đất được ký kết với thời hạn 20năm chia làm hai giai đoạn trong đó xác định rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên,diện tích, tiền thuê đất Diện tích đất Công ty thuê của toàn xã 69,8 ha với 490

hộ cho thuê năm 2014 Lợi ích mang lại cho Công ty trước tiên chất lượng đảmbảo, năm 2014 với chữ lượng đường 10 CCS, chủ động được nguyên liệu vớisản lượng 6.282 tấn năm 2014 và năng suất đạt 90 tấn/ha cao hơn so với các hộdân trồng mía Đối với hộ dân liên kết giúp đời sống của họ được nâng cao, tạoviệc làm cho 220 lao động (năm 2014), số hộ có lao động làm thuê cho Công ty

Có thu nhập ổn định và cao hơn so với hộ không liên kết, với thu nhập/hộ/năm

là 32.462,6 nghìn đồng cao hơn so với các hộ không liên kết, gấp 1,16 lần so với

hộ trồng mía và gấp 1,22 lần so với hộ trồng lúa Khi tham gia liên kết với số

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 8

tiền thuê đất nhận trước 10 năm, nhiều hộ dùng để chuyển đổi ngành nghề nhưbuôn bán, kinh doanh, nhiều hộ dùng gửi vào ngân hàng, trả tiền nợ Bên cạnhnhững lợi ích mang lại thì có những vấn đề trong liên kết cần được khắc phục vàgiải quyết

Tính bền vững của liên kết thì không có hộ nào phá vỡ HĐ, nhưng vẫn xảy ratình trạng vi phạm HĐ, ở mức độ nhẹ nên chỉ bị phía Công ty nhắc nhỡ thôi, bênphía Công ty năm 2014 thì Phá vỡ 2 HĐ

Các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức liên kết ý thức của người dân còn chưacao Sự hạn chế về trình độ học vấn, nên hiểu biết của họ về lợi ích bảo vệ ruộngmía cho Công ty còn kém, tiếp thu kỹ thuật còn hạn chế Công ty chịu rủi rotrong sản xuất như điều kiện thời tiết, hạn chế về việc vay vốn, lao động chưa cótay nghề Đánh giá tiềm năng phát triển liên kết

Nghiên cứu cũng cung cấp những giải pháp cụ thể phát triển hợp lý hình thứcliên kết giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân xã Vân Sơn trongthời gian tới Trong đó cần sự phối hợp từ nhiều phía, nhưng đặc biệt cần pháttriển mối liên kết bốn nhà Nhà nước - Nhà khoahọc - Nhà doanh nghiệp - Nhànông Và mở rộng, phát triển hình thức sản xuất mía nguyên liệu ở địa phương

là giải pháp cốt lõi

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 9

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii

MỤC LỤC vi

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng & phạm vi nghiên cứu 4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 5

2.1.1 Khái niệm về Nông dân 5

2.1.2 Vai trò của các tác nhân trong liên kết giữa Công ty và nông dân 5

2.1.3 Các khái niệm về liên kết 6

2.1.4 Các mô hình liên kết 16

2.1.5 Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật sản xuất mía nguyên liệu 19

2.1.6 Nội dung đánh giá hình thức liên kết giữa DN và nông dân 20

2.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết giữa hộ nông dân và DN 21

2.2 Cơ sở thực tiễn 22

2.2.1 Thực tiễn liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu tại một số nước 22

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 10

2.2.2 Thực tiễn liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu tại Việt Nam 25

2.3 Một số tài liệu nghiên cứu có liên quan 29

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 30

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 30

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 32

3.1.3 Đánh giá chung 39

3.2 Phương pháp nghiên cứu 40

3.2.1 phương pháp thu thập số liệu 40

3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 41

3.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 42

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43

4.1 Tình hình sản xuất mía nguyên liệu trên địa bàn xã Vân Sơn 43

4.2 Liên kết trong sản xuất mía giữa công ty CP NCN TMDV Vân Sơn với nông dân xã Vân Sơn 45

4.2.1 Giới thiệu Công ty 45

4.2.2 Nội dung liên kết 47

4.2.3 Tình hình liên kết của Công ty CP NCN TMDV Vân Sơn với nông dân 50

4.2.4 Đánh giá liên kết giữa Công ty CP NCN TMDV Vân Sơn với nông dân 52

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết 67

4.4 Đánh giá tiềm năng phát triển hình liên kết sản xuất mía nguyên liệu tại xã Vân Sơn 70

4.4.1 Đánh giá hình thức liên kết hiện nay trên địa bàn xã 70

4.4.2 Đánh giá tiềm năng phát triển liên kết mía nguyên liệu 71

4.5 Giải pháp 73

4.5.1 Định hướng 73

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 11

4.5.2 Một số giải pháp nhằm phát triển hợp lý hình thức liên kết trong sản xuất

mía nguyên liệu tại Xã Vân Sơn 73

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76

5.1 Kết luận 76

5.2 Khuyến nghị 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

PHỤC LỤC 81

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai Xã Vân Sơn qua 3 năm 2012-2014 33

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của Xã Vân Sơn qua 3 năm 2012-2014 35

Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của Xã Vân Sơn năm 2014 36

Bảng 3.4 Kết quả sản xuất của xã Vân Sơn qua 3 năm 2012-2014 38

Bảng 3.5 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 40

Bảng 4.1: Tình hình diện tích mía theo thôn của xã Vân Sơn qua 3 năm 2012 – 2014 44

Bảng 4.2 Diện tích, năng suất, sản lượng mía của xã Vân Sơn trong 3 năm qua 2012 - 2014 45

Bảng 4.4 Nội dung cơ bản của hợp đồng thuê quyền sử dụng đất 48

Bảng 4.5 Thực trạng liên kết của công ty với toàn xã năm 2012-2014 51

Bảng 4.6 Thông tin chung về hộ điều tra 53

Bảng 4.7 Tình hình tham gia liên kết của nông dân điều tra trong sản xuất mía nguyên liệu 54

Bảng 4.8 Thu nhập của hộ liên kết theo định mức khoản tiền thuê đất 55

Bảng 4.9 So sánh thu nhập bình quân giữa hộ tham gia liên kết với không liên kết 56

Bảng 4.10 Tình hình hộ nông dân được làm thêm ở Công ty trong toàn xã Vân Sơn 58

Bảng 4.11 Lợi ích về việc làm của hộ điều tra 59

Bảng 4.12 Lợi ích của hộ nông dân liên kết cho Công ty thuê đất 60

Bảng 4.13 Sản lượng và năng suất toàn vùng mía HĐ ở xã Vân Sơn 62

Bảng 4.14 Tình hình ký kết hợp đồng của Công ty với Hộ nông dân 66

Bảng 4.15 Một số ý kiến của hộ được điều tra đối với hình thức liên kết cho Công ty thuê đất 68

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 13

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

4 CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

5 CP NCN DVTM Cổ phần Nông công nghiệp dịch vụ thương mại

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 14

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài.

Liên kết kinh tế là sự hợp tác cùng phát triển của hai hay nhiều bên không

kể quy mô hay loại hình sở hữu Mối quan hệ liên kết chính là bảo đảm về lợiích của các bên tham gia liên kết kinh tế Liên kết giúp cho các bên tham giagiảm thiểu được rủi ro trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, đảmbảo hiệu quả trong sản xuất, thu nhập của nhà nông, liên kết giúp cho doanhnghiệp giảm thiểu rủi ro, đảm bảo chất lượng sản phẩm và nguồn nguyên liệu ổnđịnh Để tránh được rủi ro nhiều nhà sản xuất phân tán sự rủi ro bằng cánh mờigọi các chủ thể khác tham gia thực hiện và triển khai dụ án Thậm chí mỗi doanhnghiệp phải đảm bảo một phần công việc tùy theo năng lực của các chủ thể Nhưvậy mỗi chủ thể tham gia đều chịu một phần rủi ro nếu có

Thực hiện Nghị quyết TW 7: “ Tăng cường sự liên kết giữa các doanh

nghiệp, đội ngũ trí thức nông dân trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi; có chính sách khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp, tri thức về nông thôn Đóng góp tích cực và có hiệu quả cho quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo đường lối của Đảng” việc vận dụng các hình thức liên kết đã triển khai với

mục tiêu phát triển bền vững giữa các bên tham gia

Liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa doanh nghiệp và nông dân,một bộ phận của liên kết trong nền kinh tế nói chung, một trong những thể chếthực hiện mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuấtmía nguyên liệu, đồng thời là một bộ phận của quan hệ giữa công nghiệp vànông nghiệp Việc liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giúp cho doanhnghiệp và nông dân cùng tồn tại và hỗ trợ nhau, thúc đẩy các hình thức chuyênmôn hóa, liên hợp hóa và tập trung hóa, xã hội hóa sản xuất tiến bộ, phù hợp với

xu thế đi lên sản xuất quy mô lớn, thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp và nôngthôn và toàn bộ nền kinh tế Do đó việc hình thành hình thức liên kết trong sản

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 15

xuất mía nguyên liệu giữa doanh nghiệp và nông dân xã Vân Sơn là điều có lợi

và tất yếu khách quan

Vân Sơn là xã thuần nông vùng có 1780 hộ/ 7.235 nhân khẩu nhưng chỉ

có 677,4 ha đất sản xuất nông nghiệp trong đó, đất 2 vụ lúa là 328 ha nằm rãirác, manh mún, năng suất thấp Năm 2010 hưởng ứng phát triển toàn tỉnh về xâydựng nông thôn mới, xã Vân Sơn tiến hành thử nghiệm chuyển đổi 25 ha đấttrồng lúa kém hiệu quả sang trồng mía và đã đạt được kết quả tốt, xã sẽ mở rộngquy mô sản xuất mía để nâng cao thu nhập của người dân so với việc nông dântrồng lúa Năm 2011, Vân Sơn là xã duy nhất của huyện Triệu Sơn được công

ty mía đường Lam Sơn chọn để đầu tư trở thành vùng nguyên liệu chuyên canh,hướng đi mới được mở ra Ngày 26-12-2011, tại xã Vân Sơn (Triệu Sơn), Công

ty CP Mía đường Lam Sơn phối hợp với UBND huyện Triệu Sơn tổ chức lễcông bố thành lập Công ty CP Nông - Công nghiệp, dịch vụ, thương mại VânSơn Theo cách này người nông dân góp cho Công ty thuê đất với thời hạn 20năm, hết thời hạn này thì đất lại thuộc về nông dân Công ty bỏ vốn hàng năm tổchức sản xuất, người nông dân được Công ty thuê làm lao động và được trả tiềntheo công nhận, mức tiền được thỏa thuận giữa hai bên Nông dân được chia30% số tiền từ doanh thu bán mía cho Công ty mẹ kể từ năm thứ 4 trở đi Công

ty dành 10% lợi nhuận để xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất(UBND xã Vân

Sơn,2012)

Hình thức này đã tạo ra thuận lợi: Công ty có vùng nguyên liệu mía ổnđịnh, đảm bảo chất lượng, có điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy cơgiới hóa và áp dụng tiến bộ kỹ thuật, người nông dân vẫn có việc làm, thu nhập

ổn định, và đặc biệt họ vẫn có quyền giám sát phần đất của mình Khi hết thờihạn cho thuê đất, nông dân được lấy lại đất của mình, thu nhập của họ vì thếcũng tăng lên Cũng từ đây, toàn bộ số lao động dôi dư của địa phương được thuhút, tạo việc làm với mức lương bình quân từ 2 – 2,5 triệu đồng/tháng Thànhcông của mối liên kết này cho thấy có sự hợp tác và liên kết chặt chẽ giữa doanh

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 16

nghiệp và nông dân Như vậy thực tế của việc liên kết sản xuât mía nguyên liệugiữa Công ty với nông dân có lợi ích về kinh tế và xã hội của nông dân khi liênkết như thế nào và lợi ích đối với Công ty ? Các vấn đề phát sinh trong quá trìnhliên kết giữa Công ty với nông dân? Tính bền vững của liên kết? Những nhân tốnào ảnh hưởng đến hình thức liên kết? Có những giải pháp nào hoàn thiện vàphát triển hợp lý hình thức liên kết? Để góp phần giải quyết câu hỏi trên, em

nghiên cứu đề tài:" Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân tại Xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa".

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.

I.2.1 Mục tiêu chung.

Đánh giá thực trạng hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệugiữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân tại Xã Vân Sơn-TriệuSơn-Thanh Hóa Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp phát triển hình thức liênkết trong sản xuất mía nguyên liệu tại xã Vân Sơn-Triệu Sơn-Thanh Hóa

- Đề xuất các giải nhằm phát triển hợp lý hình thức liên kết trong sảnxuất mía nguyên liệu giữa Công ty với nông dân tại xã Vân Sơn-Triệu Sơn-Thanh Hóa trong thời gian sắp tới

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến liên kếttrong sản xuất mía nguyên liệu giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn vớinông dân xã Vân Sơn thời gian tới:

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 17

1) Thực trạng liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu trên địa bàn xã thờigian qua diễn ra như thế nào?

2) Lợi ích đem lại cho Công ty và nông dân khi tham gia vào liên kết?

3) Các vấn đề trong liên kết giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn vớinông dân?

4) Các giải pháp nào cần đề xuất nhằm phát triển hợp lý liên kết trong sảnxuất mía nguyên liệu ở xã trong thời gian tới?

1.4 Đối tượng & phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan hình thức liên kết giữa Công tyvới nông dân trong sản xuất mía nguyên liệu

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung : Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất

mía nguyên liệu giữa Công ty với nông dân Thực trạng của hình thức liên kết

đó trong thời gian qua Từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy liên kết mía nguyênliệu hơn trong thời gian tới

- Phạm vị về không gian: Tại Xã Vân Sơn- Triệu Sơn- Thanh Hóa và

Công ty cổ phần Nông Công nghiệp, dịch vụ, thương mại Vân Sơn

- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu một số nội dung trong thời

gian từ năm 2012-2014, tập trung nghiên cứu khảo sát năm 2015

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 18

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài

2.1.1 Khái niệm về Nông dân.

Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn tham gia sản xuấtnông nghiệp Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngànhnghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai Tùy từng quốc gia, từng thời kỳ lịch

sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất, họ hình thành nên

giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.(Wikipedia, 2009).

2.1.2 Vai trò của các tác nhân trong liên kết giữa Công ty và nông dân

* Người sản xuất

Đối với nhà nông, bộc lộ rõ nhất là sự hạn chế về trình độ học vấn, tâm lý

e ngại khi tiếp xúc với các nhà khác Đa số nông dân Việt Nam vẫn chưa gạt bỏđược, tư tưởng ham lợi trước mắt và không tính toán được chiến lược âu dài, dễ

vi phạm hợp đồng trong quá trình liên kết, là người cung cấp số lượng và chấtlượng sản phẩm ra thị trường nên sự hạn chế về thông tin thị trường làm cho họkhông chủ động trong các mối liên kết

* Các yếu tố từ Doanh nghiệp

Các cơ sở chế biến thu mua sản phẩm nông sản ổn định nhưng vẫn còntình trạng cơ sở chế biến ngừng mua hoặc giảm giá lại không thông báo chonông dân, trong khi mua còn gây khó dễ cho nông dân….nhất là vào thời điểmchính vụ nông sản

Chế tài mà công ty đưa ra để xử phạt các hộ phá vỡ hợp đồng có hiệu lựcchưa cao, mới chỉ dừng lại phạt tiền nên tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn còn xảy

ra nhất là khi thời vụ nguyên liệu khan hiếm

Sự chủ động phối hợp liên kết phục vụ cho sản xuất, quy hoạch vùngnguyên liệu của các cơ sở chế biến với cấp chính quyền địa phương với các hộnông dân chưa cao

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 19

*Các yếu tố nhà nước và yếu tố khác

Tác động của chính quyền địa phương ít ảnh hưởng, sau đó vấn đề sảnxuất, thu mua các tình trạng tranh chấp xảy ra chính quyền có vai trò trọng tài đểgiải quyết

Vai trò, chức năng về trung gian, cầu nối của chính quyền các cấp còn hạnchế do chính sách và do bản thân chính quyền( nhất là chính quyền các cấp cơsở) đã không phát huy và làm tròn trách nhiệm là trọng tài để giải quyết các vấn

đề ảnh hưởng đến liên kết Chính quyền cơ sở gần như thả nổi để cơ sở chế biến

và hộ sản xuất thỏa thuận với nhau trong hợp đồng liên kết

Chưa xác định rõ về sự ràng buộc trách nhiệm, lợi ích giữa các bên thamgia liên kết nên dẫn đến phá vỡ quá trình này, nhất là cơ sở chế biến vi phạmhợp đồng

2.1.3 Các khái niệm về liên kết

2.1.3.1 Khái niệm về liên kết

Theo từ điển ngôn ngữ học(1992) “Liên kết” là kết là liên kết với nhau

lại từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ

Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học của viện nghiên cứu và phổ biến tri

thức bách khoa thì: “ Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động

đo các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tế thông qua các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường chung, bảo vệ lợi ích cho nhau”.

David W Pearce (1999) trong từ điển kinh tế học hiện đại cho rằng: “

Liên kết kinh tế chỉ là tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nền kinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 20

phát triển Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững” Điều

kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững

Tác giả Trần Văn Hiếu (2005) cho rằng: “ Liên kết kinh tế là quá trình

thâm nhập, phối hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế dưới hình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật, thông qua hợp đồng kinh tế khai thác tốt các tiềm năng của các chủ thể tham gia liên kết Liên kết kinh tế có thể tiên hành theo chiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành, trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, trong khu vực và quốc tế”.

Trong các văn bản của Nhà nước mà cụ thể là trong quy định ban hành theo

Quyết định số 38-HĐBT ra ngày 10/04/1989 thì liên kết kinh tế là những hình thưc

phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất Sau khi bàn bạc thống nhất,

các đơn vị thành viên trong tổ chức liên kết kinh tế cùng nha ký kết hợp đồng vềnhững vấn đề có liên quan đến phần họa động của mình để thực hiện

Theo ThS Hồ Quế Hậu thì Liên kết kinh tế trong kinh tế thị trường và hội

nhập kinh tế là sự chủ động nhận thức và thực hiện mối liên kết kinh tế khách quan giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế xã hội, nhằm thực hiện mối quan

hệ phân công và hợp tác lao động để đạt tới lợi ích kinh tế xã hội chung.

Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạtđộng do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực hiện cácchủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh phát triểntheo hướng có lợi nhất Được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện bìnhđẳng cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên tham gia vàtrong khuôn khổ pháp luật của các nhà nước hay thông qua hợp đồng miệng dựatrên sự tín nhiệm, niềm tin trách nhiệm cam kết giữa các tác nhân tham gia thịtrường Mục tiêu là tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 21

kinh tế hoặc các quy chế hoạt động để tiên hành phân công sản xuất chuyên mônhóa và hợp tác hóa, nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng đơn vị tham gia liênkết, hoặc để cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng chotừng đơn vị thành viên , giá cả từng sản phẩm nhằm bảo vệ lợi ích cho nhau.Liên kết kinh tế có nhiều hình thức và quy mô tổ chức khác nhau, tương ứng vớinhu cầu sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thành viên tham gia liên kết Nhữnghình thức phổ biến là hiệp hội sản xuất và tiêu thụ, nhóm sản xuất và hôi đồngsản xuất và tiêu thụ theo ngành hoặc theo vùng, liên đoàn xuất nhập khẩu….Các đơn vị thành viên có tư cach pháp nhân đầy đủ, không phân biệt hình thứcsở hữu, quan hệ trực thuộc về mặt quản lý nhà nước, ngành kinh tế-kỹ thuật haylãnh thổ Trong khi tham gia liên kết kinh tế không một đơn vị nào bị mất quyền

tự chủ của mình, cũng như không được miễn giảm bất cứ nghĩa vụ nào đối vớinhà nước theo pháp luật hay nghĩa vụ hợp đồng đã kí với các đơn vị khác

Như vậy, liên kết kinh tế là sự phối hợp của hai hay nhiều bên, không kểquy mô hay loại hình sở hữu, được thể hiện thông qua các hình thức như hợpđồng văn bản hay thỏa thuận miệng giữa các tác nhân tham gia vào quá trìnhliên kết Mục tiêu liên kết kinh tế là các bên tìm cách bù đắp sự thiếu hụt củamình, từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằm đem lại lợi ích cho các bêntham gia

2.1.3.2 Nội dung của liên kết

Từ những quan điểm về liên kết, các hình thức và mục tiêu của liên kếtkinh tế cho thấy các liên kết trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các tácnhân rất đa dạng và gồm cả liên kết dọc và liên kết ngàng, đan xen lẫn nhau Cơchế liên kết cũng rất đa dạng, thể hiện sự phát triển của sự sản xuất từ sản xuấtđơn lẻ, manh mún kém chất lượng sang dạng sản xuất tập trung đạt hiệu quả hơn

và mức độ phức tạp của việc tiếp cận thị trường, cung cấp nguồn lực và công tác

tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và để đánh giá mức độ liên kết, mức độ

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 22

quan hệ chặt chẽ giữa các tác hân khi tham gia liên kết sản xuất nguyên liệu, chếbiến và tiêu thụ.

Trong hoạt động liên kết có thể thiết lập mối quan hệ liên kết ở tất cả cáckhâu của quá trình tái sản xuất mở rộng, từ khâu chuẩn bị các yếu tố sản xuất vàphục vụ sản xuất, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo, bảo vệ tàinguyên môi trường, khai thác thị trường, thúc đẩy quá trình lưu thông tiêu thụsản phẩm,….Hoạt động liên kết có thể diễn ra ở phạm vi không gian hẹp như ởmột địa phương, một vùng và cũng có thể diễn ra ở phạm vi không gian rộngnhư thông qua hình thức hợp đồng liên kết giữa các chủ thể kinh tế độc lậpcũng có thể thực hiện thông qua hình thành một loại hình tổ chức mới, làmnhiệm vụ điều phối họa động của các bên tham gia

Sự thỏa thuận hay cam kết giữa các tác nhân trong sản xuất nguyên liệu,chế biến và tiêu thụ thể hiện sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau vì lợi ích chung của cácbên, dựa trên nguyên tắc bình đẳng và sự phát triển của các bên

Các cam kết, thỏa thuận phải có điều kiện ưu đãi, các ưu đãi này phảiđược xây dựng thông qua bàn bạc, thống nhất vì lợi ích của các bên

Các thỏa thuận cam kết phải thể hiện trách nhiệm của mỗi bên khi thựchiện cam kết và các hình thức phạt nếu một bên không thực hiện đúng, đủ theothỏa thuận, cam kết Các mối liên kết này thể hiện thông qua các hình thức nhưhợp đồng văn bản, hợp đồng miệng Tùy nội dung liên kết mà nội dung hợpđồng là khác nhau Như hợp đồng DN thuê đất của nông dân sản xuất míanguyên liệu, nông dân sẽ có mức giá thuê xác định Hai bên thỏa thuận một mứcgiá cố định trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê đất Doanh nghiệp sẽ tiến hànhtrả tiền thuê nông dân, tiến hành dồn điền đổi thửa để sản xuất mía nguyên liệu

2.1.3.3 Đặc trưng và nguyên tắc cơ bản của liên kết kinh tế

* Đặc trưng của liên kết

Từ lý thuyết về liên kết, chúng ta đưa ra những đặc trưng cơ bản của liênkết kinh tế như sau:

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 23

Liên kết kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh nhưng xuất phát từnhững lợi ích kinh tế khác nhau của từng chủ thể kinh tế cũng như quá trình vậnđộng phát triển tự nhiên của lực lượng sản xuất, xuất phát từ trình độ, phạm vi

của phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh (Trần

Văn Hiếu, 2005).

Liên kết kinh tế là những quan hệ kinh tế đạt tới trình độ gần bỏ chặt chẽ ,

ổn định, thường xuyên lâu dài thông qua những thỏa thuận, hợp đồng từ giữacác bên tham gia liên kết

Liên kết kinh tế là quá trình làm xích lại gần nhau và ngày càng cố kết với

nhau, trên tinh thần tự nguyện giữa các bên tham gia liên kết( Dương Bá Phượng,

1995) Quá trình này vận động, phát triển qua những nấc thang từ quan hệ hợp

tác, liên doanh đến liên hợp, liên minh, hợp nhất lại Như vậy phân công lao động

và chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh là điều kiện hình thành các liên kết kinh

tế còn hợp tác hóa, liên hợp hóa là những hình thức biểu hiện của những nấc

thang, những bước phát triển của liên kết kinh tế.( Lê văn Lương, 2008).

Liên kết kinh tế là những hình thức hoặc những biểu hiện của sự hành độnggiữa chủ thể liên kết thông qua những thỏa thuận, những giao kèo, hợp đồng, hiệpđịnh, điều lệ….Mối liên kết nhằm thực hiện tốt những mục tiêu nhất định trongtất cả các lĩnh vực khác nhau của hoạt động kinh tế (đầu tư, sản xuất kinhdoanh….) Tùy theo góc độ xem xét quá trình liên kết có thể diễn ra liên kết theongành, liên kết giữa các thành phần kinh tế, liên kết theo vũng lãnh thổ…

* Nguyên tắc của liên kết.

Các liên kết kinh tế diễn ra phải đảm bảo được ba nguyên tắc chủ yếu như sau:

Thứ nhất, phải đảm bảo sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia liên kết phát triển và có hiệu quả ngày càng tăng

Dù liên kết kinh tế dưới hình thức và mức độ nào đi nữa thì yêu cầu củahoạt động liên kết kinh tế ấy phải đảm bảo để sản xuất và kinh doanh của cácchủ thể tham gia không ngừng được phát triển, doanh thu ngày càng tăng, năng

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 24

suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao Liên kết kinh tế phải nâng cao đượctrình độ công nghệ, mở rộng mặt hàng, sản xuất ngày cnagf phù hợp với nhu cầuthị trường, giá thành hạ, đem lại nhiều lợi nhuận cho các chủ thể trên cơ sở giábán và chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận.

Thứ hai, phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện và tự chịu trách nghiệm giữa các bên tham gia liên kết

Các hoạt động hợp tác, liên kết kinh tế giữa các chủ thể tham gia được thểhiện một cách thuận lợi, trôi chảy, thành công và đem lại hiểu quả cao khi các chủthể tự nguyện tìm đến với nhau, tự tỏa thuận quan hệ hợp tác, liên kết làm ăn vớinhau lâu dài trên tinh thần bình đẳng, cùng chịu trách nhiệm đến cùng về cácthành công cũng như thất bại và rủi ro Tất cả các hình thức hợp tác, liên kết kinh

tế, tổ chức kinh tế được thiết lập trên cơ sở những ý đồ không xuất phát từ tựnguyện, từ những liên hệ tất yếu về phương diện kinh tế, nghĩ là tiến hành trên cơsở gò bó, gượng ép bắt buộc đều hoạt động không thành công, kém hiệu quả

Thứ ba, phải đảm bảo sự thống nhất hài hòa lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia liên kết.

Lợi ích kinh tế chính là động lực thúc đẩy các bên tham gia liên kêt kinh

tế với nhau, là chất kết dính với nhau trong quá trình liên kết Các bên tìm đếnvơi nhau thỏa thuận tiến hành hợp tác, liên kết với nhau vì họ tìm thấy những lợiích lâu dài Cho nên việc đảm bảo thống nhất hài hòa lợi ích giữa các bên sẽ tạonên chât kêt dính bền vững Khi lợi ích kinh tế của hoặc mọt số chủ thể nào đó

bị xâm phạm hoặc thiếu sự công bằng, thống nhất sẽ tạo ra sự rạn nứt của mốiliên hệ bền vững, dẫn đến sự phá vỡ tổ chức liên kết, mối liên hệ đã được thiếtlập Sự phân chia lợi nhuận, phổ biến thiệt hại, rủi ro, các tính toán về chi phígiá cả cần được tiến hành thỏa thuận, bàn bạc một cách công khai, dân chủ,bình đẳng và đảm bảo công bằng trên cơ sở những đóng góp của các bên liên

kết (Nguyễn Thị Bích Hồng, 2008).

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 25

Bốn là phải thực hiện được trên cơ sở những ràng buộc pháp lý giữa các bên tham gia ràng buộc giữa các bên tham gia liên kết, và thông qua hợp đồng kinh tế.

Hợp đồng kinh tế là khế ước, là những thỏa thuận, những điều khoản ràngbuộc trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi giữa các bên tham gia liên kết, được phápluật thừa nhận và bảo hộ Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh tếđều phải tiến hành trên cơ sở pháp luật của Nhà nước cho phép, đồng thời đượcpháp luật bảo hộ những tranh chấp giữa các bên quan hệ làm ăn với nhau Chonên, để có những căn cứ pháp lý cho các cơ quan pháp luật phán quyết nhữngtranh chấp giữa các bên có quan hệ kinh tế với nhau đều phải có khế ước hayhợp đồng kinh tế được ký kết theo đúng luật pháp của quốc gia Nước ta đangtrong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, mọi mối liên kết kinh tế muốn phát triểnlâu dài, cần phải thực hiện theo đúng pháp luật, phải thông qua hợp đồng kinh

tế Có như vậy nhà nước mới đủ căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp, bấtđồng xảy ra giữa các bên Đối với hoạt động liên kết kinh tế là những mối quan

hệ kinh tế ổn định, thường xuyên, lâu dài lại càng cần được tiến hành qua hợpđồng kinh tế Nó còn là những căn cứ để các bên tiến hành đàm phán giải quyếtnhững bất đồng tranh chấm nhỏ xảy ra giữa các bên, làm cho các quan hệ kinh

tế liên kết ngày càng bền chặt hơn

Việc thực hiện tốt các hợp đồng kinh tế sẽ tạo thuận lợi cho các bên thamgia liên kết thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình

Sự phát triển của liên kết kinh tế làm cho lực lượng sản xuất ngày càngphát triển, mức độ tập trung hóa ngày càng cao, làm cho các khu vực kinh tếngày càng xích lại gần nhau, gắn bó với nhau hơn Liên kết kinh tế là sợi dây, làchất nhựa gắn bó các doanh nghiệp, các chủ thể liên kết lại với nhau trên cơ sởđảm bảo lợi ích sống còn trên thị trường Hoạt động liên kết kinh tế là cơ sở đảmbảo lợi ích sống còn trên thị trường Hoạt động liên kết kinh tế là nhằm pháttriển, tìm kiếm, khai thác ngày càng nhiều nguồn nguyên liệu cho sản xuất đa

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 26

dạng hóa mặt hàng tăng nhanh khối lượng và chất lượng sản phẩm, rút ngắn vàđẩy nhanh quá trình lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng và phát triển thịtrường, tức là nâng cao năng suất lao động, tồn tại, phát triển và mang lại hiệu

quả kinh tế ngày càng cao (Phan xuân Dũng, 2007).

Tuy từng loại hình tổ chức và yêu cầu của sản xuất kinh doanh, mức độliên kết giữa các thành viên có thể theo từng loại công việc, từng bước của côngnghệ sản xuất, theo từng loại sản xuất hoặc lĩnh vực hoạt động chuyên môn hóacũng như cung ứng, chuẩn bị sản xuất, bảo quản, tiêu thụ

Ngoài ra liên kết kinh tế phải kết hợp hài hoà lợi ích của các bên tham gia

và các mối liên kết cần phải được pháp lý hoá Tuy nhiên trong thực tế chúng tavẫn thấy nhiều quan hệ kinh tế được xây dựng trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, nhưngkhông phải lúc nào những mối liên kết này cũng bền vững vì vậy để hướng tớinhững mối liên kết lâu dài, ổn định và phù hợp với sản xuất, kinh doanh quy môlớn pháp lý hoá các mối liên kết là một nguyên tắc cần thiết

2.1.3.4 Các hình thức và phương thức liên kết kinh tế.

- Theo mục tiêu và thời gian liên kết, có: Liên kết thường xuyên; Liên kếtdài hạn( từ 3 năm trở lên), liên kết trung hạn( từ 1-3 năm), liên kết ngắn hạn(dưới 1 năm)

- Theo phạm vi hoạt động, có: Liên kết toàn diện (toàn bộ sản xuất kinhdoanh theo chiến lược, kế hoạch kinh doanh của nhà nông); Liên kết từng bộphận, từng dự án, chương trình cụ thể trong sản xuất kinh doanh

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 27

- Theo đối tượng liên kết có: Liên kết 2 nhà, liên kết 3 nhà, liên kết 4nhà…; Liên kết 2 hay nhiều nhà tùy theo yêu cầu của chương trình, dự án.

Những hình thức liên kết phổ biến là hiệp hội sản xuất và tiêu thụ, hiệphội mía đường, nhóm sản xuất, hội đồng sản xuất và tiêu thụ theo ngành hoặcvùng….Các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ, không phân biệthình thức sở hữu, quan hệ trực thuộc quản lý nhà nước, ngành kinh tế-kĩ thuậthay lãnh thổ

- Liên kết sản xuất: Hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất

để góp vốn cổ phần, liên doah, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệpthuê đất, sau đó nông dân sản xuất được sản xuất rên đất đã góp cổ phần, liênloanh, liên kết hoặc cho thuê và bán lại cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bềnvững giữa nông dân và doanh nghiệp

* Các hình thức liên kết cụ thể có các dạng sau:

- Hợp đồng miệng( thỏa thuận miệng)

Hợp đồng miệng là các thỏa thuận không được hợp đồng văn bản giữa cáctác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động công việc nào đó Hợpđồng miệng cũng được hai bên thống nhất về số lượng, giá cả, thời hạn và địađiểm giao nhận hàng Cơ sở của hợp đồng miệng là niềm tin, độ tín nhiệm, tráchnhiệm cam kết thực hiện giữa các tác nhân tham gia hợp đông Hợp đồng miệngthường được thực hiện giữa các tác nhân có quan hệ thân thiết ( họ hàng, an hemruột thịt, bạn bè….) hoặc giữa các tác nhân đã có quá trình hợp tác liên kết sảnxuất – tiêu thụ với nhau mà trong suốt thời gian hợp tác luôn thể hiện đượcnguồn lực tài chính khả năng tổ chức và trách nhiệm giữ tín với các đối tác

Tuy nhiên, hợp đồng bằng miệng thường chỉ là các thỏa thuận trênnguyên tắc về số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận hàng hóa Hợp đồng bằngmiệng cũng có thể có hoặc không có đầu tư ứng trước về tiền vốn, vật tư cũngnhư các hỗ trợ, giám sát kỹ thuật So với hợp đồng thì hợp đồng bằng miệng

lỏng lẻo và có tính chất pháp lý thấp hơn.( Ngô Thị Thủy, 2004)

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 28

- Hợp đồng bằng văn bản( hợp đồng chính thống).

Liên kết theo hợp đồng là quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữacác tác nhân trong việc mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm Theo Eaton andShepherd (2001), liên kết dạng hợp đồng là hình thức một công ty cam kết muahàng hóa từ nhà sản xuất với mức giá được xác định trước khi mua Mối quan hệhợp đồng giữa nhà sản xuất với nhà chế biến chỉ sự điều chỉnh của những vănbản thỏa thuận cá nhân mang tính pháp lý, những giao dịch này có thể về giámua bán, thị trường, chất lượng và số lượng nguyên liệu đầu vào, các dịch vụ kỹthuật, cung cấp tài chính….được thỏa thuận trước khi bán Liên kết dạng hợpđồng tạo ra sự linh hoạt trong việc chia sẽ rủi ro và quyền kiểm soát giữa các

chủ thể tham gia hợp đồng.( Ngô Thị Thủy, 2004)

b Phương thức liên kết.

* Liên kết dọc

liên kết dọc( liên kết giữa các tác nhân trong cùng một ngành hàng màtrong đó mỗi tác nhân đảm nhận một bộ phận hoặc một số công đoạn nào đó) làliên kết được thực hiện theo trật tự các khâu của quá trình sản xuất kinhdoanh( theo dòng vận động của sản phẩm) Kiểu liên kết theo chiều dọc toàndiện nhất bao gồm: Các khâu sản xuất đến thu gom và tiêu thụ sản phẩm Trongliên kết này mỗi tác nhân vừa là khách hàng của các tác nhân kế trước, vừa bánhàng kế sau trong chuỗi ngành hàng Kết quả của liên kết dọc là hình thành

chuỗi ngành hàng làm giảm chi phí vận chuyển, giảm chi phí trung gian(Lê Văn

Lương, 2008).

* Liên kết ngang

Liên kết ngang ( liên kết giữa các tác nhân trong cùng ngành hàng) là hìnhthức liê n kết mà trong đó mỗi tổ chức hay cá nhân tham gia là một đơn vị hoạtđộng độc lập nhưng có mối quan hệ với nhau thông qua một bộ máy kiểm soátchung Trong liên kết này, mỗi thành viên tham gia có sản phẩm hoặc dịch vụcạnh tranh nhau nhưng họ liên kết lại để nâng cao khả năng cạnh tranh cho từng

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 29

thành viên nhờ phát huy tính lợi ích kinh tế nhờ quy mô của tổ chức kinh tế Kếtquả của liên kết theo chiều ngang hình thành nên những tổ chức liên kết như hợptác xã, liên minh, hiệp hội…và cũng có thể dẫn đến độc quyền trong một thịtrường nhất định Với hình thức liên kết này, ngành nông nghiệp có hạn chếđược sự ép cấp, ép giá nông sản của các cơ sở chế biến nhờ sự làm chủ thị

trường nông sản(Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006).

Như vậy, liên kết kinh tế có thể diễn ra ở mọi ngành sản xuất kinh doanh,thu hút được sự tham gia của tất cả các chủ thể kinh tế có nhu cầu của mọi thànhphần kinh tế và không bị giới hạn bởi phạm vi địa lý

2.1.4 Các mô hình liên kết

Tình hình sản xuất nông nghiệp phát triển dưới rất nhiều hình thức, nộidung đa dạng và phong phú, với những kết quả, lợi ích nhất định Trước nhữngtình hình đó, người ta đã mô tả dưới các dạng mô hình liên kết cơ bản sau:

- Mô hình tập trung (the centralized model)

Mô hình tập trung là mô hình các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ trực tiếpký hợp đồng với các trang trại Hợp đồng này chỉ có hai bên tham gia trực tiếp làdoanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và các trang trại Các doanh nghiệp đặt hàng chocác trang trại sản xuất nông sản để doanh nghiệp chế biến, đóng gói và tiêu thụsản phẩm Trong những hợp đồng kiểu này, lượng sản phẩm doanh nghiệp đặthàng các trang trại được phân bổ ngay từ đầu mùa vụ và chất lượng được giámsát một cách chặt chẽ

Mô hình tập trung đảm bảo nông dân tiêu thụ được nông sản, doanhnghiệp có nguyên liệu phục vụ cho chế biến Ngoài ra mô hình này hình thành

sự liên kết giữa doanh nghiệp và các trang trại, tạo ra vùng sản xuất tập trungvới chất lượng cao, an toàn theo quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn, đạt tiêuchuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhằm góp phần nâng cao sức cạnhtranh cho doanh nghiệp và tạo sự phát triển bền vững cho các trang trại

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 30

- Mô hình trang trại hạt nhân( The nucleus Estate Model)

Mô hình trang trại hạt nhân tương tự như mô hình tập trung nhưng bênmua sản phẩm là doanh nghiệp nắm quyền sở hữu đất đai, chuồng trại, vườncây Bên bán sản phẩm chỉ thực hiện hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm và bánlại sản phẩm cho doanh nghiệp Chủ thể tham gia trực tiếp vào mô hình nàycũng chỉ bao gồm doanh nghiệp và các trang trại Trong đó các trang trại donông dân sản xuất thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Do đó, các hộ nôngdân trực tiếp sản xuất nông sản trên đất của doanh nghiệp có thể xem là ngườilao động trong doanh nghiệp

- Mô hình đa chủ thể ( The Multipartite Model)

Tham gia mô hình này bao gồm nhiều chủ thể khác nhau như Nhà nước,nhà khoa học, doanh nghiệp, hợp tác xã, các trang trại Đặc điểm của mô hìnhnày là các chủ thể khác nhau sẽ có tránh nhiệm và vai trò khác nhau Trong đó,doanh nghiệp đóng vai trò hạt nhân gắn kết nhà khoa học với nông dân, gắn kếtnhà tài chính với nông dân và tiêu thụ sản phẩm của nông dân nên họ biết đượcthị trường cần gì để đặt hàng cho nông dân sản xuất Ngoài ra doanh nghiệpcũng chinh là người đặt hàng cho các nhà khoa học, ngân hàng, cung cấp cácdịch vụ cho mình và cho nông dân Vai trò của Nhà nước là xử lý mối quan hệgiữa các bên ký kết hợp đồng, quy hoạch vùng sản xuất, đầu tư xây dựng kết cấu

hạ tầng, giải quyết những vấn đề khó khăn nảy sinh do thị trường, thiên tai gây

ra, đồng thời vận động, giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng chocác bên tham gia sản xuất theo hợp đồng

Đặc trưng của mô hình này là mối quan hệ đa chiều Cơ chế của mô hìnhnày là sự liên kết và phối hợp nhiều chủ thể khác nhau cùng chia sẻ lợi ích, rủi

ro và quyền quyết định Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ là hạt nhân ký hợpđồng trực tiếp với các trang trại để thu mua nông sản Ngân hàng căn cứ vào hợpđồng giữa doanh nghiệp và các trang trại để cho vay đầu tư phát triển sản xuất,phát triển thị trường Doanh nghiệp đặt hàng nhà khoa học để giải quyết các vấn

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 31

đề kỹ thuật sản xuất nảy sinh Các tổ chức dân sự xã hội như hiệp hội ngànhhàng sẽ vận động, theo dõi, giám sát các hợp đồng giữa doanh nghiệp và trangtrại Nhà nước căn cứ vào hợp đồng để xử lý các mẫu thuẫn phát sinh.

- Mô hinh trung gian( The Intermediary Model)

Đây là mô hình doanh nghiệp ký hợp đồng mua sản phẩm của nông dânthông qua các đầu mối trung gian như hợp tác xã, tổ hợp tác xã, nhóm nông dânhoặc một số hộ đại diện cho các hộ nông dân Đặc điểm của mô hình này làDoanh nghiệp không ký kết hợp đồng trực tiếp với nông dân mà thay vào đódoanh nghiệp thuê các tổ chức trung gian thực hiện vai trò của mình

Mô hình này tồn tại khi nên sản xuất nông nghiệp còn manh mún và phântán Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản khó thực hiện việc ký kết hợpđồng cung cấp vật tư, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân vì để thực hiện ký hợpđồng cho từng hộ nông dân thì chi phí giao dịch tăng cao và bản thân họ không

đủ năng lực kiểm soát trực tiếp quá trình sản xuất của từng hộ nông dân

Mô hình này góp phần làm giảm chi phí giao dịch nhờ đầu mối hợp đồnggiảm đi, việc kiểm soát sản xuất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp cũngdễ dàng hơn Người trung gian đóng vai trò đại diện cho nông dân, tạo nên sứcmạnh tập thể để thương lượng với doanh nghiệp

- Mô hình phi chính thức

Đây chính là hợp đồng miệng giữa nông dân với người mua gom ( thươnglái) Người mua là người cung cấp vật tư phân bón nên họ thực hiện phươngthức ứng trước vật tư phân bón cho nông dân và đến khi thu hoạch họ nhận lạisản phẩm

Mô hình phi chính thức thường được áp dụng trong cung cộng đồng, sảnxuất ở quy mô nhỏ Mối quan hệ giữa nông dân và người mua là mối quan hệthân tình, láng giềng rất chặt chẽ nên hợp đồng mua bán khá được đảm bảo Tuynhiên, mô hình này khó mở rộng phạm vi hoạt dộng vì những người thương lái

thường gặp rủi ro lớn, không đảm bảo khả năng tái hoạt động.( Lê Trường

Giang, 2013)

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 32

2.1.5 Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật sản xuất mía nguyên liệu

2.1.5.1 Đặc điểm kỹ thuật của cây mía

a Mía là cây cần nóng ẩm và biên độ nhiệt lớn

Mía là cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nên nó cần nóng

ẩm và sợ băng giá Mía là cây nhiệt đới ưa nhiệt độ cao, ánh sang đầy đủ, mưanhiều Trong điều kiện khí hậu thích hợp thì cây mía cho sản phẩm cuối cùng cóhiệu quả nhất Nhiệt độ thích hợp cho cây mía từ 250C – 260C Vận dụng tốt cácđặc điểm trên phù hợp với thời tiêt từng vùng là biện pháp kỹ thuật có hiệu quảkinh tế cao nhất, ít tốn kém nhất

b Ánh sáng

Mía là cây trồng nhiệt đới, nhạy cảm với ánh sang và đòi hỏi cao về ánhsang Số giờ nắng tối thiểu trong năm là 1200 giờ, tốt nhất trên 2000 giờ

c Đất đai

Tiêu chuẩn đất trông mía tốt như sau:

- Đất có nguồn gốc núi lửa hoặc phù sa mới

- Đất thịt, thịt pha cát, kết cấu xốp, giữ nước tốt

- Tầng canh tác dày 0,7 -0,8m

d Nhu cầu dinh dưỡng

Một mùa vụ mía có năng suất 100 tấn/ha lấy từ đất 200kg N, 85 kg P2O5,420kg K2O Trung bình 1 tấn mía cần 1 kg N, 0,5-0,7 kg P2O5, 1,5-2 kg K2O

e Các thời kỳ sinh trưởng chính của cây mía

Thời kỳ nảy mầm: Tính từ khi đặt hom đến khi kết thúc nảy mầm,thường từ 30 đến 60 ngày

Thời kỳ đẻ nhánh: Tính từ khi bắt đầu đẻ nhánh đến khi kết thúc đẻ.Thời kỳ này thường kéo dài 25 đến 35 ngày Nhiệt độ càng cao thì thời kỳ nàycàng rút ngắn

Thời kỳ vươn cao: Đây là thời kỳ dài nhất và quan trọng nhất, là thời kỳquyết định năng suất Thời kỳ này kéo dài từ 7-9 tháng Bố trí thời kỳ này sao

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 33

cho trùng hợp với tháng có nhiệt độ cao ( trên 210 C), ánh sang đầy đủ là biệnpháp quan trọng và rẻ tiền nhất tăng năng suất mía Thời kỳ này càng dài càng

có lợi cho năng suất mía

Thời kỳ chín công nghiệp: Thời kỳ này bắt đầu từ cuối thời kỳ vươn lêncho đến khi thu hoạch, hoặc đến khi hàm lượng đường trong thân giảm Thời kỳnày đòi hỏi các điều kiện như thời tiết khô hanh, độ ẩm đất giảm, nhiệt độ giữangày và đêm càng lớn càng tốt

Thời kỳ chín sinh lý: Thời kỳ này có thể trùng hợp với thời kỳ chincông nghiệp, nó bắt đầu ra hoa và kết quả Thời kỳ này thường kéo dài khoảng50-60 ngày Thời kỳ chin sinh lý hoàn toàn không có lợi cho sản xuất míanguyên liệu chế biến đường

2.1.5.2 Đặc điểm kinh tế

Công đoạn thu hoạch mía là vô cùng quan trọng vì nó liên quan tới độđường và chất lượng mía, vì vậy người ta xác định độ chin mía Càng đúng thờigian mía chín hàm lượng đường trên mía mới đạt tiêu chuẩn, thường thì thờigian này vào vụ chế biến của nhà máy chế biến đường Ở hầu hết các nước trồngmía trên thế giới mùa chế biến đường thường kéo dài trong vòng 6-7 tháng ỞViệt Nam thu hoạch mía thường tập trung vào các tháng mùa khô(miền Nam), ítmưa, nhiệt độ thấp(miền Bắc)

Độ đường CCS ( Commercial cane Sugar Formula): là lượng đường màcông nghiệp chế biến có thể thu hồi được từ cây mía qua quá trình chế biến củanhà may đường Độ đường CCS thường nhỏ hơn độ đường thực có trong câymía trừ đi sự hao hụt trong chế biến Sự hao hụt này phụ thuộc chủ yếu vào cáctạp chất và tỷ lệ xơ của cây mía

2.1.6 Nội dung đánh giá hình thức liên kết giữa DN và nông dân

2.1.6.1 Lợi ích của liên kết DN và nông dân

Lợi ích liên kết của chương trình liên kết giữa DN với nông dân với

phương châm Doanh nghiệp, nông dân cùng có lợi" của TSC( Tổng công ty

giống cây trồng thái bình)

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 34

- Lợi ích kinh tế: liên kết giữa DN và nông dân cả 2 đều có lợi.

+ Nông dân khi liên kết có thu nhập cao hơn so với hộ không liên kết, ổnđịnh hơn như thu nhập/lao động khi liên kết cao hơn so với khi không liên kết

mà sản xuất cây trồng khác

+ Doanh nghiệp thì có nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng,làm tăng năng suất sản xuất

- Lợi ích xã hội: Tạo việc làm cho người dân có việc ổn định, gặp ít rủi

ro trong sản xuất và đời sống được nâng cao hơn

2.1.6.2 Tính bền vững của liên kết

Việc liên kết bền vững, hiểu quả tránh xảy ra tình trạng phá vỡ hợp đồnggiữa DN và nông dân, thông qua hợp đồng bằng miệng và hợp đồng văn bản,giúp cho cả hai đều có lợi cả về mặt kinh tế và xã hội Liên kết có bền vững haykhông, chặt chẽ hay không do :

- Niềm tin của các bên khi tham gia liên kết, có tin tưởng lẫn nhaukhông

- Thời gian thực hiện liên kết giữa DN và nông dân lâu dài không

- Số lần DN hoặc nông dân phá vỡ hợp đồng

- Lợi ích mang lại cho DN và nông dân

2.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết giữa hộ nông dân và DN

Quá trình thực hiện hợp đồng liên kết giữa nông dân và doanh nghiệpchịu tác động bởi các nhân tố sau:

2.1.7.1 Khả năng và trình độ của chủ thể liên kết

Muốn liên kết mang lại hiệu quả lâu dài các chủ thể tham gia liên kết phảixác định được nhu cầu liên kết thực sự và có trình độ quản lý, năng động tìmkiếm đối tác, nắm vững các cơ sở, nguyên tắc và điều kiện liên kết Cơ sở vậtchất, sự tích tụ vốn, tư liệu sản xuất của từng chủ thể tham gia liên kết có ảnhhưởng trực tiếp đến năng lực tham gia liên kết về quy mô và mức độ liên kết củachủ thể liên kết đó

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 35

2.1.7.2 Sự đảm bảo lợi ích của các chủ thể tham gia liên kết

Động lực chủ yếu thúc đẩy doanh nghiệp và nông hộ hợp tác, liên kết vớinhau chính là lợi ích, sự thành công hay thất bại của bản thân mỗi doanh nghiệp,mỗi nông hộ Khi lợi ích các bên không được đảm bảo, các xung đột tất yếu sẽxảy ra rất phức tạp và có thể phá vỡ sự gắn kết giữa các bên tham gia liên kết.Cho nên trong quá trình liên kết các bên phải giải quyết tốt các quan hệ lợi íchmới đảm bảo sự gắn kết bền vững

2.1.7.3 Rủi ro trong quá trình liên kết

Môi trường tự nhiên gồm các yếu tố về điều kiện tự nhiên, thời tiết, môitrường đất… điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư mở rộng quy mô sản xuấtkinh doanh, ảnh hưởng đến hình thức và mức độ tham gia liên kết kinh tế Ngoài

ra còn có các rủi ro về thị trường đó là giá cả

2.1.7.4 Cơ chế chính sách

Cơ chế chính sách của Nhà nước gồm các chính sách về đất đai, vốn sảnxuất, thuế, các chế tài, luật định…nếu là lĩnh vực Nhà nước cấm hay khôngkhuyến khích phát triển sẽ không tồn tại hay rất ít các mối quan hệ liên kết vì sẽkhông đem lại hiệu quả trong sản xuất

2.2 Cơ sở thực tiễn.

2.2.1 Thực tiễn liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu tại một số nước

Thực tế các nước trên thế giới cho thấy mô hình liên kết giữa cơ sở chếbiến và người sản xuất nguyên liệu là mô hình đưa lại lợi ích cho các bên thamgia đặc biệt là các hộ nông dân và mô hình nhanh chóng lan rộng ở các nướcđang phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế như: Nhà nước, tưnhân và các tổ chức viện trợ nhân đạo…

Tại các nước phát triển, mức độ ứng dụng công nghệ cao, cơ cấu nông trại

và vai trò chính phủ tạo môi trường thuận lợi cho các hợp đồng sản xuất

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 36

* Trung Quốc

Trung Quốc là nước sản xuất mía nguyên liệu lớn thứ ba thếgiới( 87.768.000 tấn năm 2005) Hợp đồng sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốcphát triển nhanh khoảng 10 năm lại đây Theo kết quả khảo sát của Trung Quốcthì hầu hết nông dân được phỏng vấn đồng tình với phương pháp sản xuất theohợp đồng và hưởng ứng cách làm này Tuy nhiên, sản xuất theo hợp đồng có xuhướng bỏ qua những người sản xuất nhỏ Nông dân xác định được giá cả ổnđịnh cà được tiếp cận thị trường như là những ưu điểm chính của phương thứcnày để ký hợp đồng với doanh nghiệp, trong khi đó doanh nghiệp coi việc cảitiến chất lượng sản phẩm là mấu chốt để đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện.Kết quả là sản xuất theo phương thức này chất lượng sản phẩm cao hơn, chi phísản xuất và tiếp thị thấp hơn Trong chương trình công nghiệp hóa nông nghiệp,Chính phủ Trung Quốc có chủ trương hỗ trợ và thúc đẩy phương thức hợp đồngsản xuất nông nghiệp nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh chosản xuất nông nghiệp Hợp đồng sản xuất nông nghiệp như phương tiện để gắnnông dân sản xuất nhỏ với các doanh nghiệp chế biến quy mô lớn, chính quyềnđịa phương đã nhận thức tiềm năng của sản xuất theo hợp đồng trong việc cơcấu lại sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân

Trung quốc đưa ra phương thức kinh doanh nông nghiệp kiểu mới, mộtmũi nhọn đột phá quan trọng là “ sản nghiệp hóa nông nghiệp” dựa trên cơ sởkhoán cho các gia đình để liên kết các khâu tác nghiệp trước sản xuất – chế biến– tiêu thụ, đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng quy mô hóa, chuyênmôn hóa và thâm canh hóa Có các hình thức như sau:

- Hình thức xí nghiệp gia công chế biến là chủ thể: Xí nghiệp tìm kiếm thịtrường trong và ngoài nước sau đó thông qua hình thức hợp đồng, khế ước, cổphần… liên hệ với nông dân và vùng sản xuất nguyên liệu Xs nghiệp cung cấpdịch vụ, thực hiện chính sách bảo hộ giá, thu mua nông sản, định hướng sản xuấtcho nông dân Nông dân đảm bảo nguyên liệu ổn định cho xí nghiệp sản xuất

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 37

- Hình thức Hợp tác xã nông nghiệp là chủ thể: Các tổ chức hợp tác của

nông dân một mặt đứng ra liên hệ với xí nghiệp gia công chế biến, các đơn vịkinh doanh nông sản, mặt khác tiến hành tổ chức nông dân sản xuất Họ trởthành trung gian liên kết giữa xí nghiệp chế biến, tiêu thụ với nông dân

- Hình thức mắt xích của các thị trường bán buôn: Trung tâm là các chợbán buôn, các công ty thương mại nông sản Các chợ và các công ty này tácđộng, hướng dẫn nông dân sản xuất các mặt hàng riêng biệt, hình thành các khuchuyên canh cung cấp đầu vào cho kinh doanh của mình

- Hình thức hiệp hội nông dân chuyên nghiệp: Là hình thức chia sẽ thôngtin, hỗ trợ nhau tiền vốn, kỹ thuật, sản xuất, tiêu thụ….Giữa các hộ gia đình trên

cơ sở tự nguyện, cùng có lợi Nguyên tắc của hình thức hiệp hội là “ dân xâydựng, dân quản lý, dân hưởng lợi”

Trong chủ trương sản nghiệp hóa thì phát triển công ty, hộ nông dân làmột phương thức quan trọng và kinh doanh sản nghiệp hóa nông nghiệp Doanhnghiệp là đầu tàu của sản nghiệp hóa nông nghiệp mà một đầu của nó vươn tớithị trường trong nước và ngoài nước và đầu còn lại bám chặt vào kinh tế củahàng triệu hộ nông dân, có quan hệ nương tựa vào nhau, được đảm bảo bằng cáchợp đồng, hình thành một thực thể kinh tế cộng đồng liên kết tự nguyện với kinh

tế hộ nông dân, bình đẳng, cùng có lợi, cùng chia sẽ lợi ích cũng như gánh chịunhững rủi ro, làm dịch vụ liên hoàn cho hộ nông dân trước sản xuất, trong sảnxuất, làm cầu nối giữa kinh doanh phân tán của hàng triệu hộ nông dân

*Brazil

Năm 2009 Brazil là nước sản xuất mía nguyên liệu lớn nhất thế giới Với

ưu thế về điều kiện tự nhiên cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật mà cây mía đã trởthành cây trồng chiến lược của Brazil Những vùng nguyên liệu lớn được đầu tưngày từ đầu nên phát triển rất nhanh và bền vững Được sự hỗ trợ của nhà nướcngay từ đầu nên các ngành công nghiệp sử dụng mía đường làm nguyên liệuphát triển rất nhanh Các tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhanh chóng được áp

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 38

dụng ở các vùng sản xuất nguyên liệu Thêm nữa là người nông dân rất linh hoạttrong việc thay đổi tập quán và thói quen sản xuất nên tạo điều kiện thuận lợicho áp dụng những phương thức sản xuất đạt hiệu quả cao Người nông dân luônđược ứng dụng những công nghệ tốt nhất và lợi ích cũng được đảm bảo nên rấttrung thành nhà máy Các nhà máy vừa được khuyến khích, hỗ trợ từ Nhà nước (nhất là khi gặp rủi ro do thiên tai, thị trường) lại thêm lợi nhuận mang lại từ sảnxuất, xuất khẩu nên càng mở rộng quy mô sản xuất, xuất khẩu mang lại hiệu quảkinh tế cao.

* Thái Lan

Thái Lan là nước có kinh nghiệm lâu năm áp dụng rộng rãi hình thức hợpđồng sản xuất nông sản, với nhiều loại nông sản, nhất là đối với ngành míađường Hình thức hợp đồng áp dụng phổ biến ở Thái Lan là: các Công ty tưnhân cung cấp dịch vụ, vật tư nông nghiệp, vốn tín dụng, hỗ trợ kỹ thuật mua lạinông sản và tổ chức tiếp thị hợp đồng với nông dân Tại Thái Lan phương thứchợp đồng thu hút sự tham gia cao của cả khu vực tư nhân và đầu tư trực tiếp khuvực nước ngoài Một chính sách quan trọng của Chính phủ Thái Lan là yêu cầumọi ngân hàng thương mại phải đầu tư 20% tổng tiền gửi cho tín dụng tại nôngthôn Trong điều kiện đó các ngân hàng thương mại muốn cho vay theo phươngthức hợp đồng hơn là cho nông dân riêng rẻ vay trực tiếp, nhờ đó phương thức

hợp đồng thêm phát triển (Đặng Kim Sơn, 2002).

2.2.2 Thực tiễn liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu tại Việt Nam

Các công ty mía đường ở Việt Nam đều thực hiện việc ký kết hợp đồngtrồng mía với các tổ chức, đơn vị kinh tế như các nông, lâm trường, hợp tác xã,

tổ hợp tác, cá nhân hộ nông dân và thu mua hết sản phẩm cho các hộ trồng míacho các công ty

Trong ngành mía đường, để đảm bảo nguyên liệu cho công ty mía đường,đồng thời nâng cao đời sống cho người dân trong vùng nguyên liệu, nhiều công tymía đường cũng đã thực hiện ký hợp đồng tiêu thụ mía nguyên liệu cho người dân

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 39

*Tại Thanh Hóa,

Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn đã đẩy mạnh thực hiện liên kết sản

xuất và cung ứng mía nguyên liệu Vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn(Thanh Hóa) là một trong những vùng trọng điểm sản xuất mía đường lớn của cảnước, đã được Nhà nước quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng từ những nămđầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước Quá trình phát triển đến nay đã hình thành vùngnguyên liệu mía tập trung quy mô lớn nằm trên địa bàn 10 huyện thuộc vùngtrung du và miền núi tỉnh Thanh Hóa, với gần 30 vạn hộ nông dân trồng mía.Hàng năm, diện tích mía toàn vùng đạt trên 16.000 ha, sản lượng trên 1 triệu tấn,

cơ bản đáp ứng nhu cầu nguyên liệu chế biến của 2 nhà máy đường công suất9.500 - 10.000 tấn mía cây/ngày

Công ty đã ký hợp đồng đầu tư ứng trước vật tư, phân bón, giống mới,tiền làm đất và thu mua bao tiêu sản phẩm mía nguyên liệu trực tiếp với các hộnông dân, các hợp tác xã và các công ty nông nghiệp trong vùng Đồng thời,thực hiện nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách và giải pháp phát triển nguyênliệu mía phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội trong vùng Điểmđáng chú ý, trong những năm qua, Công ty thực hiện tốt công tác ký hợp đồngbao tiêu sản phẩm với bà con trồng mía Hàng năm, toàn bộ diện tích, sản lượngmía trong vùng đã được Công ty ký hợp đồng đầu tư, bao tiêu sản phẩm với trên1.000 hợp đồng đại diện cho gần 30 vạn hộ trồng mía trong các tổ hợp sản xuất,hợp tác xã trồng mía, các nông trường và hộ gia đình nông dân Việc ký kết hợpđồng được thực hiện ngay từ đầu vụ trồng mới và kết thúc sau khi thanh toán hếttiền mía Mặt khác, Công ty cũng thực hiện chính sách đầu tư ứng trước khôngtính lãi bằng hiện vật cho hầu hết các chi phí sản xuất mía như: cày bừa làm đất,cung cấp giống mới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ứng tiền chăm sóc, thuhoạch mía, nộp thuế… Định mức đầu tư ứng trước các khoản trên được tínhtheo đầu tấn mía chủ hợp đồng, hộ nông dân ký hợp đồng bán cho Công ty hàngnăm Số tiền vốn Công ty đầu tư ứng trước cho sản xuất mía hàng năm đạt trên

200 tỷ đồng, bình quân 15 - 20 triệu đồng/ha Ba năm gần đây, Công ty còn liên

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 40

kết với ngân hàng thương mại bảo lãnh cho người trồng mía vay vốn sản xuất vàtiêu dùng bằng lãi suất ưu đãi Với chính sách đầu tư ứng trước này đã giúp các

hộ trồng mía không còn gặp nhiều khó khăn về vốn để sản xuất và các hộ nông

dân nghèo cũng có điều kiện để trồng mía bán cho Nhà máy (Đặng Hiếu, 2013).

*Tại Tuyên Quang.

Công Ty Cổ Phần Mía đường Sơn Dương, đã đẩy mạnh thực hiện liên kết

sản xuất và cung ứng mía nguyên liệu Vùng nguyên liệu mía đường TuyênQuang là những vùng trọng điểm sản xuất mía đường lớn của cả nước Nhìnchung, vùng nguyên liệu mía của Công ty phát triển ổn định và bền vững, đápứng yêu cầu sản xuất đường nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập và đời sốngcủa nông dân trồng mía trong vùng Hàng năm Công ty đã ký hợp đồng đầu tưứng trước vật tư, phân bón, giống mới, tiền làm dất và thu mua bao tiêu sảnphẩm mía nguyên liệu trực tiếp với các hộ nông dân, các hợp tác xã và các công

ty nông nghiệp trong vùng Đồng thời, thực hiện nhiều chủ trương, chính sách

và giải pháp phát triển nguyên liệu mía phù hợp với từng giai đoạn phát triểnkinh tế-xã hội trong vùng Điểm đáng chú ý, trong những năm qua, Công ty thựchiện tốt công tác ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với bà con trồng mía Hàngnăm, toàn bộ diện tích, sản lượng mía trong vùng đã được Công ty ký hợp đồngđầu tư, bao tiêu sản phẩm Mặt khác, Công ty cũng thực hiện chính sách đầu tưcung ứng trước không tính lãi bằng hiện vật cho hầu hết các chi phí sản xuất míanhư: cày bừa làm đất, cung cấp giống mới, phân bón thuốc bảo vệ thực vật, thuhoạch mía, nộp thuế… Định mức đầu tư ứng trước các khoản trên được tínhtheo đầu tấn mía chủ hợp đồng, hộ nông dân ký hợp đồng bán cho Công ty hàngnăm Với chính sách đầu tư ứng trước này đã giúp các hộ trồng nía không còngặp nhiều khó khăn về vốn để sản xuất và các hộ nông dân nghèo cũng có điềukiện để trồng mía bán cho Nhà máy

Ngoài chính sách đầu tư ứng trước vật tư, tiền vốn cho nông dân để sảnxuất mía, Công ty còn cử cán bộ kỹ thuật xuống từng địa phương thực hiệnnhiều chính sách hỗ trợ đầu tư khuyến khích phát triển mía như: Khuyến khích

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Ngày đăng: 24/01/2024, 15:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w