ĐÂY LÀ THUYẾT MINH ĐỒ ÁN THIẾT KẾ SÀN PHẲNG BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC CHI TIẾT NHẤT BAO GOOMG : + PHẦN I : KIẾN TRÚC + PHẦN II : TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC + PHẦN III : THIẾT KẾ SÀN PHẲNG BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC SỬ DỤNG CÁP KHÔNG DÍNH BÁM
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN I KIẾN TRÚC 3
I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH 4
II GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH 5
1 Giải pháp mặt bằng 5
2 Giải pháp cấu tạo mặt bằng 5
PHẦN II TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ SÀN BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC ( DƯL ) 16
I NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC 17
1.1 ưu điểm của công nghệ bê tông dự ứng lực nói chung 17
1.2 Đối với sàn phẳng có sử dụng bê tông dự ứng lực 19
II NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CÔNG NGHỆ BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC 21
III GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CÔNG NGHỆ BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC 23
PHẦN III THIẾT KẾ KẾT CẤU SÀN PHẲNG BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC SỬ DỤNG CÁP KHÔNG DÍNH BÁM 29
I LỰA CHỌN SƠ BỘ CHIỀU DÀY SÀN, VẬT LIỆU SỬ DỤNG 31
1.1 Chiều dày sàn : 31
1.2 Kích thước cột : 31
1.3 Kích thước vách : 31
1.4 Kích thước tường thang máy : 31
1.5 Lựa chọn Vật liệu : 31
II XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN SÀN 32
III BỐ TRÍ CÁC DẢI TRUYỀN TẢI VÀ XÁC ĐỊNH MÔMEN CỦA DẢI 33
3.1 Bố trí các dải truyền tải 33
Trang 23.2.Kết quả tính nội lực 34
IV LỰA CHỌN HÌNH DẠNG CÁP 35
V TÍNH CÁC HAO ỨNG SUẤT CỦA CÁP DỰ ỨNG LỰC 35
5.1 Hao ứng suất do ma sát fpf : 35
5.2 Hao do ứng suất biến dạng trượt neo f : 36
5.3 Hao ứng suất do các nguyên nhân khác lấy bằng : 37
5.4.Tính toán độ lệch tâm của cáp 42
VI.TÍNH TOÁN SỐ LƯỢNG CÁP VÀ BỐ TRÍ CÁP 43
6.1 Tính toán số lượng cáp 43
VII TÍNH TOÁN LƯỢNG CỐT THÉP THƯỜNG VÀ BỐ TRÍ 70
7.1 Tính toán lượng cốt thép thường, 70
7.2 Bố trí cốt thép thường 71
VIII KIỂM TRA KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CỦA SÀN 72
8.1 Kiểm tra ứng suất trong sàn : 72
8.2 Kiểm tra khả năng chịu uốn : 86
8.3 Kiểm tra khả năng chịu cắt 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÍNH TOÁN KẾT CẤU : 126
Trang 3PHẦN I
KIẾN TRÚC
NỘI DUNG :
- Thuyết minh kiến trúc
o Giới thiệu về công trình
Trang 4I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH
CÔNG TRÌNH :
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẢI TẠO, MỞ RỘNG ( GIAI ĐOẠN 2 )
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG
HẠNG MỤC : NHÀ ĐA NĂNG 9 TẦNG
Với mục tiêu là nâng cao chất lượng đào tạo và điều kiện học tập, giảng dạy của
giáo viên và học sinh Ban giám hiệu trường CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VÀ
XÂY DỰNG đã quyết định đầu tư và Xây Dựng công trình NHÀ ĐA NĂNG 9
TẦNG thuộc dự án đầu tư Xây Dựng cải tạo, mở rộng giai đoạn 2
Công trình được Xây Dựng trên khu đất có tổng diện tích 2200 m2
với diện tích xây dựng của công trình là 858 m2
tương ứng với mật độ xây dựng là 40 % Ngoài ra với mục đích là tạo một điều kiện giảng dạy và học tập tốt nhất cho giảng viên và sinh
viên chính vì vậy xung quanh công trình được bố trí cây xanh và ghế đá với mật độ
tương đối cao để phục vụ cho quá trình vui chơi và học tập ngoài trời được thuận lợi
Công trình thuộc loại nhà cao tầng loại 1 gồm 9 tầng chưa kể tầng tum với tổng
chiều cao là + 36.400 m trong đó bao gồm :
+ Có 3 cầu thang bộ và 1 cầu thang máy Với 2 cầu thang bộ được bố trí ở hai
đầu hồi Trục 1, Trục 6 và 1 cầu thang bộ ở vị trí cùng với khu vực cầu thang
máy
+ có một khu vệ sinh tập chung với diện tích 50 m2
+ Toàn bộ công trình sử dụng cửa PANO gỗ đối với cửa đi và cửa sổ sử dụng
vách kính với diện tích lớn chính vì vậy việc chiếu sáng và thông gió tự nhiên
đạt được hiệu quả cao
Trang 5II GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH
1 Giải pháp mặt bằng
Với việc thiết kế tầng 1 có sảnh trước và sảnh sau đã làm tăng tính thẩm mỹ và
tạo cho công trình vẻ bề thế khác lạ
Công trình được xây dựng với mục đích học tập nên tất yếu phải đạt yêu cầu về
công năng trong quá trình sử dụng
+ Đảm bảo sự yên tĩnh
+ Đảm bảo thông gió, chiếu sáng tự nhiên
+ Đảm bảo giao thông và phòng chống cháy nổ
Công trình có mặt bằng được bố trí theo kiểu đối xứng đồng thời có các khối
sảnh và hành lang được nhô ra ngoài đã phá đi sự đơn điệu trong kiến trúc và tạo
điều kiên thông gió chiếu sáng
2 Giải pháp cấu tạo mặt bằng
- 1 phòng máy bơm , 1 phòng KT điện
- 1 khu vệ sinh chung
Trang 6- 1 Buồng cầu thang máy và 1 Bể nước mái
Mỗi tầng có 4 hành lang hướng ra cầu thang bộ với chiều rộng của mỗi hành
lang là 1.54 m và khoảng cách xa nhất đến cầu thang là 15 m với việc bố trí hành
lang, cầu thang như vậy đã đảm bảo khả năng thoát hiểm khi xảy ra sự cố trong quá
trình học tập và làm việc
Trang 7MẶT BẰNG ĐỊNH VỊ
Trang 8MẶT BẰNG TẦNG 1
Trang 9MẶT BẰNG TẦNG 2
Trang 10MẶT BẰNG TẦNG 3, 5, 7, 9
Trang 11MẶT BẰNG TẦNG 4, 6, 8
Trang 12MẶT ĐỨNG TRUC 1 - 6
Trang 13MẶT ĐỨNG TRUC A - E
Trang 14MẶT ĐỨNG TRUC A - E
MẶT ĐỨNG TRUC E - A
Trang 16PHẦN II TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ SÀN BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC ( DƯL )
NỘI DUNG :
o Những ưu điểm của công nghệ bê tông dự ứng lực
o Những hạn chế của công nghệ bê tông dự ứng lực
o Giải pháp khắc phục những hạn chế của công nghệ bê tông dự ứng lực
o So sánh 2 phương án dung cáp có dính bám và cáp không dính bám
Trang 17Công nghệ thi công cáp dự ứng lực (DƯL) được coi là một phương pháp mới
trong xây dựng nhằm giảm thời gian thi công, tiết kiệm tiền bạc và phù hợp với những
công trình nhà cao tầng, cầu… với nhịp, khẩu độ lớn Tuy nhiên, nếu trong quá trình
thi công và quản lý vật liệu mà thiếu sự kiểm soát chất lượng chặt chẽ của các nhà thầu
thì sẽ gây nên những hiểm họa khôn lường đối với các công trình
I Những ưu điểm của công nghệ bê tông dự ứng lực
1.1 ưu điểm của công nghệ bê tông dự ứng lực nói chung
Bê tông dự ứng lực ( DƯL ) là sự kết hợp một cách tích cực, có chủ ý giữa bê
tông và cốt thép cường độ cao Trong kết cấu bê tông DƯL, người ta đặt vào một lực
nén trước tạo bởi việc kéo căng cốt thép, nhờ tính đàn hồi, cốt thép có su hướng co
ngắn lại và sẽ tạo nên lực nén trước, lực nén trước này gây nên ứng suất nén trước
trong bê tông và sẽ triệt tiêu hay làm giảm ứng suất kéo do tải trọng sử dụng gây ra, do
vậy làm tăng khả năng chịu kéo của bê tông và làm hạn chế sự hình thành vết nứt Sự
kết hợp rất hiệu quả đó đã tận dụng được các tính chất đặc thù của hai loại vật liệu, đó
là trong khi cốt thép có tính đàn hồi và cường độ chịu kéo cao thì bê tông là loại vật
liệu dòn và có cường độ chịu kéo rất nhỏ so với cường độ chịu nén của nó
+ Độ an toàn :
Khó có thể nói rằng dạng kết cấu này có độ an toàn hơn dạng kết cấu khác Độ
an toàn của một kết cấu phụ thuộc vào việc thiết kế và xây dựng hơn là hình dạng của
nó Tuy nhiên đặc tính an toàn có tính thừa kế của bê tông DƯL cũng cần được nêu lên
ở đây Trong quá trình tạo DƯL cả bê tông và cốt DƯL đã được thử nghiệm, ở nhiều
kết cấu, trong quá trình tạo dự ứng lực cả bê tông và cốt DƯL đã phải chịu các ứng
suất lớn nhất trong cả cược đời chúng Do đó nếu vật liệu đã vượt qua quá trình tạo
DƯL, chúng có đủ khả năng để chịu tác động trong quá trình khai thác
Trang 18Nếu được thiết kế phù hợp bởi các phương pháp thiết kế hiện nay, kết cấu bê
tông DƯL có khả năng chịu các vượt tải bằng hoặc cao hơn kết cấu bê tông cốt thép
thường với các thiết kế thông thường, chúng có độ võng lớn trước khi bị phá hoại Kết
cấu bê tông DƯL cũng có khả năng chịu tác động va chạm, tác động lặp tương tự như
kết cấu bê tông cốt thép thường khả năng chống rỉ của bê tông DƯL cao hơn bê tông
cốt thép thường do chúng ít bị nứt và chất lượng của bê tông được dùng trong kết cấu
bê tông DƯL cao hơn Tuy nhiên, nếu xuất hiện vết nứt, tác động của rỉ lên kết cấu bê
tông DƯL nghiêm trọng hơn so với kết cấu bê tông cốt thép thường Thép chịu ứng
suất cao trong các kết cấu bê tông DƯL nhạy với các tác động hỏa hoạn hơn cốt thép
thường
So với kết cấu bê tông cốt thép thường, kết cấu bê tông DƯL đòi hỏi phải cẩn
thận hơn trong thiết kế và Xây Dựng do vật liệu có cường độ cao hơn, mặt cắt nhỏ
hơn, kết cấu mảnh hơn v v
+ Tính kinh tế :
Dễ thấy rằng để chịu cùng một tải trọng bê tông DƯL sử dụng một khối lượng
bê tông và cốt thép ít hơn nhờ vật liệu có cường độ cao, do sử dụng được cấu kiện
thanh mảnh, giảm trọng lượng bản than, nên bê tông DƯL tiết kiệm được vật liệu cho
các bộ phận kết cấu khác như móng, cột v.v, với cấu kiện đúc sẵn điều đó làm giảm
chi phí vận chuyển và lắp đặt
Mặc dù có các lợi thế về kinh tế trên, kết cấu bê tông DƯL cũng không phải là
có thể được sủ dụng hợp lý cho mọi trường hợp trước hết việc sủ dụng vật liệu có
cường độ cao có đơn giá cao hơn Kết cấu bê tông DƯL đòi hỏi nhiều thiết bị và vật
liệu phụ trợ hơn như neo, ống gen, vữa bơm v.v, hệ thống ván khuôn cũng tốn kém
hơn do mặt cắt của của các cấu kiện DƯL thường phức tạp, trong thiết kế cũng như thi
công đòi hỏi trình độ nhân công cao, công tác giám sát thi công cũng cần thực hiện
chu đáo tỉ mỉ các chi phí bổ sung còn có thể phát sinh phụ thược vào kinh nghiệm của
kỹ sư và công nhân
Trang 19Như vậy từ những vấn đề nêu trên có thể rút ra kết luận là kết cấu bê tông DƯL
sẽ là kinh tế khi áp dụng cho các kết cấu nhịp lớn, chịu tải trọng lớn và khi công trác
thiết kế và thi công được thực hiện bởi các kỹ sư và công nhân có kinh nghiệm kết
cấu này cũng được gọi là kinh tế khi được chế tạo ở dạng lắp ghép hoặc bán lắp ghép
1.2 Đối với sàn phẳng có sử dụng bê tông dự ứng lực
+ kiến trúc:
- Vì là sàn không dầm bản sàn tựa trực tiếp lên cột do đó mặt dưới phẳng nên
việc chiếu sáng và thông gió tốt hơn sàn có dầm
Tòa nhà Keangnam Hà Nội
- Khi dung sàn BTCT không dầm có DƯL trước sẽ giúp giảm chiều cao tầng so
với thi công bê tông cốt thép thường Khi giảm chiều cao tầng, sẽ giảm chi phí bê tông
cốt thép cho cột vách, tường xây và hoàn thiện, giảm chi phí móng do tải trọng nhẹ
hơn, giảm lực gió, động đất…
- Cáp DƯL có ứng lực căng rất cao kết hợp với sức chịu nén của bê tông tạo nên
trong kết cấu những biến dạng ngược khi chịu tải Nhờ đó các kết cấu này có thể chịu
được những tải trọng lớn hơn so với kết cấu bình thường và có khả năng vượt được
những nhịp hay khẩu độ lớn hơn kết cấu bê tông thông thường
Trang 20- Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn thì việc thoát nhiệt cũng thuận lợi hơn sàn có
dầm
- Ngoài ra sẽ tạo được sàn phẳng kiến trúc đẹp và rất thích hợp với các bức tường
ngăn di động việc phân chia không gian, chia phòng trên mặt sàn cũng trở lên linh hoạt
hơn dẫn đến giảm chi phí, tiết kiệm chi phí điều hòa
+ Kết cấu :
- Khi dùng sàn BTCT không dầm có DƯL trước sẽ làm tăng độ cứng của kết cấu,
do vậy cho phép giảm được kích thước tiết diện, giảm được trọng lượng bản thân kết
cấu, giảm được chiều cao kết cấu và vượt được các khẩu độ lớn
- Có khả năng khống chế sự hình thành vết nứt và độ võng
- Công nghệ thiết kế DƯL làm giảm lượng lớn thép thường bằng cách sử dụng
thép cường độ cao, thông thường sàn phẳng thay vì kết cấu sàn nhiều dầm và do đó
thời gian thi công nhanh hơn so với kết cấu sàn bê tông cốt thép thường truyền thống
Trong kết cấu công trình dân dụng, hệ thống sàn được quan tâm nhiều nhất khi
áp dụng công nghệ ứng lực trước là do : sàn là bộ phận kết cấu có chi phí đáng kể
nhất, chiếm không dưới 50% tổng chi phí kết cấu toàn công trình trên một đơn vị diện
tích sàn Việc sử dụng bê tông cốt thép ứng lực trước sẽ tác động thuận lợi vào giá
thành công trình theo hai hướng
Trọng lượng bản thân sàn được giảm nhẹ, bề dày sàn ứng lực trước giảm xuống
còn khoảng 50% – 80% bề dày của sàn bê tông cốt thép bình thường với cùng kích
thước nhịp và điều kiện tải trọng
Khối lượng cốt thép cũng được giảm nhưng bù vào đó giá thành thép cường độ
cao rất lớn ( gấp từ 3 – 4 lần thép xây dựng thường ) nên chi phí về cốt thép không
thay đổi bao nhiêu
Trang 21Việc giảm trọng lượng bản thân sàn sẽ kéo theo việc giảm khối lượng vật tư
cho nhiều kết cấu khác như cột, tường móng và đảm bảo có lợi cho kết cấu nhà ở vùng
chiu động đất do lực ngang quán tính giảm với cùng khối lượng sàn
Tiến độ thi công tăng nhanh do sử dụng bê tông mác cao kết hợp với phụ gia
Một số công trình đã được xây dựng cho thấy tiến độ thi công trung bình 7 – 10 ngày /
tầng cho diện tích xây dựng 400 – 500 m2 / sàn Công tác ván khuôn khá đơn giản nhất
là với loại sàn không dầm được sử dụng chủ yếu trong nhà cao tầng có sàn ứng lực
trước
Ngoài ra việc mở rộng lưới cột, giảm chiều cao tầng nhà và các thiết bị, phụ
kiện phục vụ cho việc gây ứng lực trước ngày càng được hoàn thiện, gọn nhẹ và hiệu
quả, cũng góp phần quan trọng vào sự thành công của sàn bê tông ứng lực tước
Tuy nhiên sử dụng kết cấu bê tông ứng lực trước nói chung và công nghệ căng
sau nói riêng đề đòi hỏi các nhà tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu xây dựng cần
có những kiến thức và khinh nghiệm nhất định mới đem lại hiệu quả mong muốn
Đặc biệt với thiết kế chịu động đất, hệ sàn còn đóng vai trò rất quan trọng trong
sự làm việc tổng thể của kết cấu chịu động đất, chúng làm việc như những tấm cứng
ngang tiếp nhận các lực quán tính sang hệ kết cấu thẳng đứng và đảm bảo cho các kết
cấu này cùng nhau làm việc khi chịu tác động của động đất thao phương ngang
II Những hạn chế của công nghệ bê tông dự ứng lực
- Về điều kiện năng lực các đơn vị thi công do mới phát triển gần đây chưa có
nhiều nhà thầu chuyên nghiệp có thâm niên chứng minh đảm bảo chất lượng tuổi thọ
lâu dài
- Về năng lực nhân sự thiết kế và thi công trực tiếp chưa có yêu cầu phải được
đào tạo bài bản để được cấp chứng chỉ như các nước tiên tiến khác
Trang 22- Về thiết kế chưa có tiêu chuẩn Việt Nam hoàn thiện mà chủ yếu áp dụng các
tiêu chuẩn nước ngoài như AS, BS, ACI, EC2 Chưa có chuẩn đánh giá hệ neo, bất cứ
hệ thống nào cũng có thể được sử dụng hoàn toàn phụ thuộc đề xuất của nhà thầu do
đó giá thành là lựa chọn hàng đầu Quy trình thi công kiểm soát chất lượng hoàn toàn
phụ thuộc vào nhà thầu làm cáp DƯL
Ngoài ra, thực trạng cạnh tranh giữa các nhà thầu hoàn toàn trên cơ sở giá thành
trong khi thị trường chưa có nhiều hiểu biết về kiểm soát chất lượng công nghệ làm
cho vấn đề chất lượng thiết kế và thi công càng bị buông lỏng Tình trạng nhà thầu tự
làm, tự mua, đơn vị nào cung cấp giá thấp hơn thì thắng thầu, dẫn đến có nhiều công
trình chất lượng kém Nguy cơ những sự cố tương tự trong ngành cầu trước đây hoàn
toàn có thể xảy ra với lĩnh vực nhà cao tầng nếu không có biện pháp quản lý chất
lượng thích đáng Có thể kể đến một số công trình thi công DƯL cầu chất lượng thấp
như: Sập cầu Rào năm 1988 do đứt cáp DƯL Dự án nâng cấp làm mới 148 cầu yếu
trên QL1A vốn JICA, trong đó có rất nhiều cầu dưới 20 năm phải làm mới, nguyên
nhân do rỉ cáp dự ứng lực giảm khả năng chịu lực Cầu Thị Nại (Bình Định), khánh
thành năm 2006 nhưng đứt cáp DƯL ngày 19/11/2011 phải hạn chế tải trọng xe trên
15 tấn qua cầu trong thời gian sửa chữa… Nguyên nhân được xác định là thiếu sự
kiểm soát chất lượng chặt chẽ của các nhà thầu khi họ tự mua các vật tư thiết bị, tự thi
công cáp, khoán xuống đội Tất cả đều phụ thuộc vào ý thức người công nhân
Nhìn chung, trong xây dựng chúng ta đã có khâu quản lý chất lượng rất tốt Tuy
nhiên với dạng kết cấu này, thì việc làm quen và kinh nghiệm chưa nhiều, vì dù sao,
trong xây dựng, thì kinh nghiệm đóng vai trò rất lớn Có thể là do chúng ta chưa hiểu
biết tường tận, chưa nắm vững được kỹ thuật và khâu thiết kế còn yếu
Như vậy, vấn đề đặt ra, làm sao để có thể nâng cao việc kiểm soát nhằm ứng
dụng hiệu quả dự ứng lực giảm giá thành đầu tư đồng thời kiểm soát được chất lượng
tuổi thọ lâu dài của kết cấu, tránh tình trạng công trình vừa xong đã bị xảy ra sự cố gây
hoang mang, lo sợ cho người sử dụng
Trang 23III Giải pháp khắc phục những hạn chế của công nghệ bê tông dự ứng lực
Đây là cả một vấn đề tổng thể cần phải giải quyết tất cả các yếu tố đó là: Trước
hết cần thay đổi cách nhìn nhận vấn đề trong cộng đồng xây dựng, DƯL là hệ thống
chịu lực chính yếu của kết cấu cần đặc biệt kiểm soát chất lượng bởi nhà thầu chuyên
nghiệp, tránh thái độ coi đây là công nghệ đơn giản thông thường ai cũng có thể làm
Đồng thời cũng nên tránh thái độ coi đây là một công nghệ quá phức tạp làm đánh mất
cơ hội có thêm một giải pháp giảm giá thành xây dựng nâng cao hiệu quả đầu tư
Về quản lý nhà nước nên coi đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện
đòi hỏi một năng lực kinh nghiệm nhất định trên các khía cạnh: năng lực thiết kế, năng
lực máy móc thiết bị, nhân lực, tài chính, và quan trọng hệ thống neo cáp dự ứng lực
phải là hệ thống được khuyến nghị bởi các tổ chức dự ứng lực có uy tín như Ủy ban dự
ứng lực quốc tế, Ủy ban châu âu về chấp thuận kỹ thuật, hoặc hệ thống phải được thí
nghiệm chứng minh tuổi thọ lâu dài nâng cao hiểu biết làm chủ công nghệ trong việc
thiết kế Việc nhầm lẫn trong thiết kế do vấn đề ngôn ngữ trong khi sử dụng các tiêu
chuẩn thiết kế nước ngoài cũng như hiểu sai bản chất yêu cầu công nghệ mà chúng ta
gặp phải khá thường xuyên Do đó chúng ta cần có sự đầu tư biên soạn đồng bộ tiêu
chuẩn bằng tiếng Việt, nên lựa chọn sử dụng đồng bộ một tiêu chuẩn nước ngoài biên
soạn sang tiếng Việt có chọn lọc phù hợp với điều kiện Việt Nam
Nên sử dụng hình thức đấu thầu thiết kế và lắp đặt cho hạng mục đặc biệt này
khi mà chất lượng của sản phẩm cuối cùng phụ thuộc vào cả một quy trình khép kín từ
hệ thống vật tư vật liệu cho đến thiết kế và thi công lắp đặt Tốt nhất là lựa chọn đơn vị
có năng lực thiết kế và thi công đồng thời là đơn vị phát triển hệ thống neo cáp dự ứng
lực
Trang 24+ So sánh giữa 2 hệ thống cáp có dính bám và không dính bám :
Các sàn bê tông ứng lực ở trên thế giới cũng như ở việt nam hiện nay thường
dùng phương pháp căng sau ( post – tension ) có hoặc không dính kết
+ Đối với hệ thống cáp không dính bám :
- Lực từ cáp truyền vào thông qua các đầu neo, và do đó nếu đầu neo bị tuột thì
tác dụng của cáp coi như không còn và công trình có thể bị sập đồng thời lượng thép
thường trong sàn tương đối lớn để kiểm soát vấn đề nứt
- Các sợi cáp có thể được tiếp tục kéo căng vào bất kỳ lúc nào trong suốt thời
gian sử dụng sau này ( với điều kiện chưa cắt đi đoạn cáp thừa ra khỏi đầu neo )
- Cáp không dính bám linh hoạt hơn trong sửa chữa, một đường cáp hỏng có thể
dế dàng rút tao cáp ra thay thế và căng lại việc thay thế cũng lợi hơn về ứng suất do
tổn hao nhỏ hơn so với cáp thi công từ đầu
- Khả năng chống xâm thực của cáp phụ thuộc nhiều vào yếu tố độ bền của vỏ
bọc nhựa HDPE và lớp mỡ bên trong vỏ bọc
+ Đối với hệ thống cáp không dính bám :
- Lực từ các bó cáp được truyền lên kết cấu thông qua đầu neo và cả lực dính
giữa cáp và bê tông suốt theo chiều dài của cáp Do vậy nếu đầu neo có sự cố thì công
trình vẫn không bị ảnh hưởng nhiều
- Tổng lực truyền từ cáp đến kết cấu có thể tương đối lớn
- cần ít thép thường hơn hệ thống cáp không dính bám
- Việc bảo vệ sợi cáp được đảm bảo nhờ lượng vữa xi măng bơm vào lấp ống
ghen sau này
Trang 25+ Phương pháp tạo ứng lực trước trong sàn
Sau khi ván khuôn sàn được lắp dựng và kiểm tra theo đúng vị trí thiết kế, tiến
hành đặt cốt thép thường và cốt thép ứng lực trước cũng như các thiết bị neo Để đảm
bảo cho các cáp ứng lực trước phát huy tốt khả năng chịu lực chúng được bố trí theo
các đường dải cáp định trước trên mặt bằng và trên mặt cắt sàn
Cáp ứng lực trước được luồn trong các ống ghen polyetilen sau khi đã được bọc
mỡ chống ăn mòn hoặc luồn trong các ống ghen dẹt bằng kim loại mỏng, một đầu
được neo cố định đầu kia nối với neo tạo ứng lực Vị trí chính xác của cáp dự ứng lực
trước được đánh dấu trên ván khuôn Sau đó tiến hành đổ bê tông với cấp độ bền theo
yêu cầu của thiết kế việc căng cáp được tiến hành theo hai bước :
+ Bước một tạo lực căng xấp xỉ bằng 50% lực căng quy định + Bước hai tọa đủ lực căng theo yêu cầu thiết kế bước hai chỉ được tiến hành sau khi đã kết thúc bước một cho toàn sàn
Công nghệ căng sau được thực hiện việc căng cốt thép gây ứng lực trước trong
kết cấu chỉ sau khi bê tông đổ tại chỗ đạt cường độ ít nhất 80% cấp độ bền thiết kế
Điểm tỳ của thiết bị căng nằm ngay trên cạnh hay trên mặt kết cấu nên dược gọi là
căng trên bê tông Để đảm bảo cho việc căng cốt thép được thuận lợi, cốt căng phải
được luồn trong rãnh hoặc các ống chuyên dụng
- Các bước thi công chính của hệ thống cáp có dính bám :
1 Lắp đặt cốp pha sàn
2 đánh dấu vị trí của các neo sống trên ván thành của cố pha sàn
3 lắp đặt các neo sống cố định vào ván thành của cốp pha sàn
4 lắp đặt lớp thép dưới của sàn
Trang 265 Ống ghen được đặt vào vị trí với chiều dài được cắt theo chiều dài thiết kế
6 Đặt các sợi cáp cường độ cao vào trong các ống ghen với chiều dài được
cắt theo thiết kế Đầu neo chết được tạo hình theo thiết kế
7 Lắp đặt các ống bơm vữa, ống thông hơi, vào ống ghen và kê các bó cáp
lên các con kê chân chó bằng thép sao cho hình dạng của bó cáp đúng theo
như hình dạng của thiết kế
8 Lắp đặt lớp thép trên của sàn ở các vị trí cần thiết (thường là trên đầu cột
và chu vi sàn )
9 Đổ bê tông sàn với sự cẩn thận cao sao cho không làm hư hại các bó cáp
10 Bảo dưỡng bê tông đạt yêu cầu theo quy định để cho phép căng kéo cáp
11 Tháo ván thành của cốp pha sàn
12 Tháo bát neo và nêm được đặt vào vị trí cuối của bó cáp
13 Đánh dấu các sợi cáp trong bó để có cơ sở đo độ giãn dài sau này
14 Căng kéo cáp và đo độ dãn dài thực tế so với độ dãn dài tính toán
15 Cắt đoạn cáp thừa
16 Bịt đầu neo và tháo cốp pha đáy ( như vẫn giữ lại một số cây chống
trùng với vị trí các cây chống chống sàn tầng kế trên phòng trường hợp sàn
bị chọc thủng khi thi công các tầng trên )
17 Bơm vữa không co ngót và lấp đầy ống ghen và đầu neo
Trang 27- Các bước thi công chính của hệ thống cáp không dính bám :
1 Các sợ cáp có vỏ bọc sẽ được cắt chính xác theo chiều dài thiết kế và sau
đó lắp đặt sẵn các neo chết
2 Lắp đặt cốp pha sàn
3 đánh dấu vị trí của các neo sống trên ván thành của cố pha sàn
4 lắp đặt các neo sống cố định vào ván thành của cốp pha sàn
5 lắp đặt lớp thép dưới của sàn
6 Kê các sợi cáp lên các con kê chân chó bằng thép sao cho hình dạng của
bó cáp đúng theo như hình dạng của thiết kế
7 Lắp đặt lớp thép trên của sàn ở các vị trí cần thiết (thường là trên đầu cột
và chu vi sàn )
8 Đổ bê tông sàn với sự cẩn thận cao sao cho không làm hư hại các bó cáp
9 Bảo dưỡng bê tông đạt yêu cầu theo quy định để cho phép căng kéo cáp
10 Tháo ván thành của cốp pha sàn
11 Tháo bát neo và nêm được đặt vào vị trí cuối của bó cáp
12 Đánh dấu các sợi cáp trong bó để có cơ sở đo độ giãn dài sau này
13 Căng kéo cáp và đo độ dãn dài thực tế so với độ dãn dài tính toán
14 Cắt đoạn thừa của cáp
Trang 2815 Tháo cốp pha đáy ( như vẫn giữ lại một số cây chống trùng với vị trí
các cây chống chống sàn tầng kế trên phòng trường hợp sàn bị chọc thủng
khi thi công các tầng trên )
16 Đổ vữa không co ngót lấp các đầu neo
Ghi chú :
Các công việc có gạch chân thuộc về trách nhiệm của nhà thầu phụ thi công
cáp, các công việc còn lại thuộc về trách nhiệm của nhà thầu chính
Cho đến nay nhiều công trình cao tầng, các công trình công nghiệp, công trình
công cộng đã và đang được các đơn vị thiết kế, Xây dựng trong nước dùng công nghệ
bê tông ứng lực trước ngày càng hiệu quả
Trang 31I LỰA CHỌN SƠ BỘ CHIỀU DÀY SÀN, VẬT LIỆU SỬ DỤNG
Trang 32II XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN SÀN
(mm)
TL riêng (kG/m3)
TT tiêu chuẩn ( kG/m2)
Trang 33III BỐ TRÍ CÁC DẢI TRUYỀN TẢI VÀ XÁC ĐỊNH MÔMEN CỦA DẢI
3.1 Bố trí các dải truyền tải
Trang 34M (Tấn.m)
Bề rộng dải (m)
DẢI THEO PHƯƠNG X
Trang 35IV LỰA CHỌN HÌNH DẠNG CÁP
Do sàn liên tục và chịu tải trọng phân bố đều nên cáp có thể bố trí nhƣ sau :
V TÍNH CÁC HAO ỨNG SUẤT CỦA CÁP DỰ ỨNG LỰC
Chọn ứng suất căng ban đầu :
Trang 36+ μ : là hệ số ma sát phụ thuộc vào đặc trƣng của bề mặt cáp và ống gen,
ở đây ta sử dụng cáp không bám dính loại tao 7 sợi nên ta có thể lấy μ = 0.1
+ α : tổng góc thay đổi giữa hai đầu cáp tính bằng radian
α = 0.0055 (radian)
+ K : là hệ số ma sát lắc trên đơn vị chiều dài cáp phụ thuộc vào hệ số
ma sát μ và độ cứng của ống gen luồn cáp có thể lấy 0,003/m
+ x : là chiều dài cáp
Theo quy định khi chiều dài cáp > 36 (m) thì phải tiến hành căng
2 đầu nhƣ vậy chiều dài cáp lớn nhất khi căng 1 đầu là cáp CSX1A dài 31.18 (m)
Thay các giá trị trên vào ta có :
fpf = 1488 (0.1 0.0055 + 0.003 31.18) = 140(MPa)
5.2 Hao do ứng suất biến dạng trƣợt neo f :
Sau khi thả neo, cho phép neo biến dạng 6mm
Trang 37f2 = fpi – fp - f = 1488 – 140 – 38.5 = 1309.5 (MPa)
5.3 Hao ứng suất do các nguyên nhân khác lấy bằng :
21% f2 = 21% 1309.5 = 275 (MPa) Ứng lực trước hiệu quả :
fse = f2 - 21% f2 = 1309.5 – 275 = 1034.5 (MPa) = 1034.5 (KN)
Trang 38Cáp theo phương X
Trang 40Cáp theo phương Y