PHÂN tổ THEO KHU vực THỂ CHẾ và HẠCH TOÁN nền KTQD

14 1.3K 7
PHÂN tổ THEO KHU vực THỂ CHẾ và HẠCH TOÁN nền KTQD

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ 3: PHÂN TỔ THEO KHU VỰC THỂ CHẾ HẠCH TOÁN NỀN KTQD 1. Phân tổ theo khu vực thể chế 1.1 Khái niệm Để phản ánh mối quan hệ trong giao dịch giữa các đơn vị trong hoạt động kinh tế, hệ thống SNA đã phân tổ nền kinh tế theo khu vực thể chế. Phân chia khu vực thể chế là việc phân chia nền kinh tế quốc dân thành các tổ khác nhau(gọi là KVTC) dựa vào các đặc điểm về nguồn kinh phí hoạt động, mục đích hoạt động lĩnh vực hoạt động của các đơn vị thể chế. +/ Đơn vị thể chế là đơn vị thống kê chung được định nghĩa là một thực thể kinh tế có quyền sở hữu tích sản, phát sinh tiêu sản thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với các thực thể kinh tế khác. Đơn vị thể chế có các thuộc tính sau: - Có quyền sở hữu hàng hóa tài sản, do vậy đơn vị thể chếthể trao đổi quyền sở hữu này thông qua hoạt động giao dịch với đơn vị thể chế khác; - Có trách nhiệm chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những quyết định kinh tế của mình đối với các hoạt động kinh tế có liên quan của đơn vị; - Có khả năng phát sinh tiêu sản (có quyền huy động vốn), thực hiện các nghĩa vụ, cam kết có tư cách pháp nhân tham gia vào các hợp đồng; - Có điều kiện lập các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán, trong đó có cả bảng cân đối kế toán theo yêu cầu của quản lý sản xuất pháp luật của Nhà nước. Trong thực tế, đơn vị thể chế được chia làm hai loại: Đơn vị thể chế hộ gia đình (gồm một người hay một tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội được pháp luật thừa nhận. Ở Việt Nam, đơn vị thể chế bao gồm các loại: Hộ gia đình tiêu dùng hộ sản xuất kinh doanh cá thể; doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; cơ quan hành chính sự nghiệp; tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; tổ chức không vị lợi +/ Khu vực thể chế: tập hợp các đơn vị thể chế có cùng chức năng, mục đích hoạt động. Nguyên tắc phân chia các đơn vị thể chế vào khu vực thể chế đó là: - Mỗi đơn vị thể chế được xếp vào một khu vực thể chế nhất định; - Các đơn vị thể chế có cùng chức năng được xếp vào một khu vực thể chế; - Các đơn vị thể chế có cùng tính chất nguồn tính chất sử dụng cho hoạt động sản xuất thì được xếp vào cùng một khu vực thể chế. 1 Như vậy, khu vực thể bao gồm nhiều hoạt động sản xuất ra sản phẩm vật chất sản phẩm dịch vụ thuộc nhiều ngành kinh tế khác nhau. 1.2 Tiêu thức phân tổ Sự phân loại các khu vực thể chế theo các tiêu chí: - Nguồn vốn hoạt động: vốn hoạt động do ngân sách nhà nước cấp hay từ các nguồn khác(vốn huy động, đóng góp tự nguyện). Nếu nguồn vốn hoạt động từ ngân sách nhà nước thì được xếp vào khu vực nhà nước. Thu nhập chủ yếu của các đơn vị trong khu vực này được nhà nước cấp qua ngân sách. - Lĩnh vực hoạt động: Hoạt động trong lĩnh vực tài chính hay phi tài chính. Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa dịch vụ phi tài chính được xếp vào khu vực phi tài chính. Thu nhập của các đơn vị trong khu vực này dựa vào kết quả kinh doanh hàng hóa dịch vụ. - Tư cách pháp nhân: Hoạt động sản xuất mang tính kinh doanh, nhằm mục đích lợi nhuận tối đa hay hoạt động mang tính nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận. Nếu các đơn vị sản xuất hàng hoá, dịch vụ không phải để kiếm lời như các tổ chức được lập theo hội nghề nghiệp, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức nhân đạo, các hội từ thiện thì được xếp vào khu vực vực vô vị lơi. Nguồn kinh phí cho hoạt động của các đơn vị là từ sự đóng góp tự nguyện của mọi thành viên trong xã hội. - Mục đích hoạt động: - Đơn vị thường trú: được xem xét đơn vị hoạt động là thường trú hay không thường trú. Nếu đơn vị không thường trú thì được xếp vào khu vực nước ngoài. 1.3 Tổng thể chung Tổng thể bao gồm tất cả đơn vị thuộc phạm vi nghiên cứu là tổng thể chung.Tổng thể nghiên cứu là nền kinh tế quốc dân 1.4 Tổng thể bộ phận Kết quả của phân chia hình thành các khu vực thể chế. Do đó bao gồm 5 khu vực thể chế: - Khu vực phi tài chính - Khu vực tài chính - Khu vực nhà nước - Khu vực vô vị lơi phục vụ hộ gia đình - Khu vực hộ gia đình 2 2. Các khu vực thể chế đặc điểm của từng khu vực thể chế Theo những tiêu chí phân tổ khu vực thể chế, hoạt động kinh tế của một quốc gia được chia thành năm khu vực thể chế: - Khu vực phi tài chính: là khu vực chiếm tỷ phần lớn nhất trong nền kinh tế bao gồm các đơn vị thể chế thường trú có chức năng sản xuất ra hàng hoá dịch vụ bán trên thị trường với mục đích lợi nhuận, nguồn kinh phí hoạt động lấy từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cụ thể khu vực thể chế phi tài chính hoạt động theo Luật Doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng, công ty bảo hiểm Ví dụ như: Công ty sản xuất bánh kẹo Hữu Nghị Hà Nội, Trường Đại học dân lập, Công ty chuyển phát nhanh - Khu vực tài chính: là các đơn vị thể chế có tư cách pháp nhân tham gia vào các hoạt động trung gian tài chính, hoạt động vì lợi nhuận, nguồn kinh phí dựa vào kết quả kinh doanh. Cụ thể khu vực thể chế tài chính bao gồm: các ngân hàng thương mại, các quỹ tín dụng, các công ty tài chính cho thuê tài chính, các doanh nghiệp bảo hiểm, mội giới bảo hiểm, công ty xổ số - Khu vực nhà nước (hay chính phủ): bao gồm tất cả các cơ quan, các đơn vị thể chế thuộc bộ máy nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nguồn kinh phí lấy từ ngân sách nhà nước. Cụ thể khu vực thể chế nhà nước bao gồm: các cơ quan hành chính sự nghiệp, an ninh quốc phòng, quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc. - Khu vực vô vị lợi phục vụ hội gia đình: bao gồm các tổ chức kinh tế xã hội có tư cách pháp nhân sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ phục vụ các cá nhân cộng đồng với mục đích không thu lợi nhuận, nguồn kinh phí hoạt động của các tổ chức này chủ yếu lấy từ sự đóng góp tự nguyện của các thành viên, do quyên góp bao gồm cả sự tài trợ từ ngân sách nhà nước. Các khu vực thể chế này bao gồm hai hai loại: các hiệp hội nghề nghiệp, tôn giáo, tín ngưỡng, các câu lạc bộ văn hoá, thể thao, giải trí các tổ chức từ thiện, cứu trợ, các tổ chức giúp người tàn tật - Khu vực hộ gia đình: bao gồm các hộ gia đình thuần tuý tiêu dùng cuối cùng các hộ gia đình vừa sản xuất vừa tiêu dùng thuộc thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp, tiểu thương, dịch vụ cá thể. * Nước ngoài là một trong các KVTC: bao gồm toàn bộ các đơn vị thể chế không thường trú. Tuy nhiên, quá trình phân tổ khu vực thể chế chủ yếu dựa vào tiêu chí chức năng mục đích hoạt động thì các đơn vị thể chế nước ngoài tiếp tục xếp vào các 5 khu vực thể trên. 3. Đặc điểm phân tổ theo khu vực thể chế ở Việt Nam 3 Phân tổ theo khu vực thể chế là việc phân chia nền kinh tế quốc dân thành các tổ khác nhau dựa trên đặc điểm về khu vực, mục đích nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu của các đơn vị thể chế. Việc phân tổ thống kê theo khu vực thể chế hình thành các khu vực thể chế. Khu vực thể chế là tập hợp các đơn vị kinh tế cơ sở có tư cách pháp nhân, có quyền ra các quyết định về kinh tế tài chính, có nguồn vốn hoạt động, mục đích hoạt động lĩnh vực hoạt động giống nhau. Đơn vị thể chế là đơn vị thống kê chung được định nghĩa là một thực thể kinh tế có quyền sở hữu tích sản, phát sinh tiêu sản, thực hiện các hoạt động, giao dịch kinh tế với những thực thể kinh tế khác. Có hai dạng đơn vị thể chế: Hộ gia đình tổ chức kinh tế có các pháp nhân. Nguyên tắc phân chia có hai nguyên tắc chung, một là khu vực thể chế bao gồm cả có tư cách pháp nhân không tư cách pháp nhân, hai là phải xem xét nguồn kinh phí hoặc nguồn thu nhập để xem chi tiêu của đơn vị kinh tế cơ sở lấy từ đâu ra. Khu vực thể chế được phân làm 5 khu vực: - Khu vực tài chính. - Khu vực phi tài chính. - Khu vực nhà nước. - Khu vực vô vị lợi. - Khu vực hộ gia đình. - Khu vực thể chế Tài chính: là các đơn vị thể chế có tư cách pháp nhân, tham gia vào các họat động trung gian tài chính, họat động vì lợi nhuận, nguồn kinh phí dựa vào kết quả họat động kinh doanh. Bao gồm các công ty tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán - Khu vực thể chế phi tài chính: là khu vực chiếm tỷ phần lớn nhất trong nền kinh tế bao gồm các đơn vị thể chế thường trú có chức năng sản xuất ra hàng hóa dịch vụ bán trên thị trường với mục đích thu lợi nhuận, nguồn kinh phí họat động lấy từ kết quả họat động sản xuất kinh doanh của mình. Bao gồm: các công ty, các doanh nghiệp dịch vụ thương mại thuộc các ngành công nghiệp, nông nghiệp, vận tải, xây dựng, thương mại dịch vụ khác - Khu vực thể chế Nhà nước (hay chính phủ): bao gồm tất cả các cơ quan, các đơn vị thể chế thuộc bộ máy nhà nước, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nguồn kinh phí lấy từ ngân sách nhà nước. Bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan lập pháp, hành pháp an ninh, quốc phòng, cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị … - Khu vực thể chế không vị lợi phục vụ hộ gia đình: bao gồm các tổ chức kinh tế xã hội có tư cách pháp nhân sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ phục vụ các cá nhân cộng đồng với mục đích không thu 4 lợi nhuận, nguồn kinh phí họat động của các tổ chức này chủ yếu lấy từ sự đóng góp tự nguyện của các thành viên, do quyên góp bao gồm cả sự tài trợ từ ngân sách nhà nước - Khu vực thể chế hộ gia đình: bao gồm các hộ gia đình thuần túy tiêu dùng cuối cùng các hộ gia đình vừa sản xuất vừa tiêu dùng thuộc thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ: nông, lâm nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, tiểu thương, dịch vụ cá thể,vv 4. Phân tổ theo KVTC cho phép nghiên cứu sản xuất theo quan điểm nào? Quan điểm vật chất hay tài chính. Phân tổ theo khu vực thể chế cho phép nghiên cứu sản xuất theo xu hướng sản xuất lớn với quan điểm thiên về quan điểm tài chính. Với xu hướng nghiên cứu nền sản xuất lớn, không đi sâu vào giá trị thực tế tạo ra của từng khu vực mà việc phân tổ theo KVTC chỉ xem xét đến tổng giá trị tạo ra của từng khu vực. Mặt khác ngay từ tiêu thức phân tổ ta có thể thấy rõ, căn cứ để phân tổ theo khu vực thể chế là dựa vào đặc điểm nguồn vốn, mục đích hoạt động lĩnh vực hoạt động. Các căn cứ này được nhìn nhận trên quan điểm tài chính. Việc phân tổ theo KVTC nằm trong tổng thể chung là nền kinh tế quốc dân. Trong tổng thể của bộ phận, trong mỗi khu vực thể chế, đánh giá hiệu quả hoạt động dựa vào mục đích hoạt động, xem xét dưới quan điểm tài chính, khu vực nào tạo ra lợi nhuận khu vực nào hoạt động không vì lợi nhuận. 5. Tác dụng cụ thể của phân tổ theo khu vực thể chế trong nghiên cứu phân tích TKKT Phân tổ là một phương pháp nghiên cứu cơ bản của thống kê, nhằm mục n ghiên cứu mặt lượng của hiện tượng kinh tế từ đó đánh giá mặt chất của các hiện tượng kinh tế. Trong hệ thống tài khoản quốc gia, phân tổ theo khu vực thể chế được áp dụng cho tài khoản: Thu nhập chi tiêu, tài khoản vốn – tài chính, tài khoản quan hệ kinh tế với nước ngoài. - Từ các tài khoản này dùng để phân tích, nghiên cứu quá trình sản xuất sản phẩm vật chất quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ thông qua phân phối, phân phối lại thu nhập, hình thành tổng thu nhập của từng khu vực thể chế. - Nghiên cứu mối quan hệ tỷ lệ giữa các khu vực thể chế giúp chúng ta đánh giá sự vân động hữu cơ của nền kinh tế thông qua các mối quan hệ giữa các khu vực thể chế. 6. Phân biệt phân tổ theo khu vực thể chế phân ngành kinh tế quốc dân 6.1. Giống nhau 5 Đều phân chia nền kinh tế thành các tổ để phân tích quá trình sản xuất cũng như quá trình tạo ra thu nhập lần đầu phân phối thu nhập, để nghiên cứu cơ cấu của nền kinh tế quốc dân mối quan hệ tỷ lệ giữa các khu vực thể chế, các khu vực kinh tế 6.2. Khác nhau Tiêu chí Phân tổ theo khu vực thể chế Phân tổ theo ngành kinh tê Tiêu thức phân tổ - Phải xem xét vào nguồn kinh phí hoặc nguồn thu nhập để xem chi tiêu của đơn vị kinh tế cơ sở lấy từ đâu ra. - Phải xem xét mục đích hay chức năng hoạt động của đơn vị cơ sở. - Phải căn cứ vào học thuyết phân công lao động xã hội trình độ phân công lao động xã hội; - Phải căn cứ vào yêu cầu trình độ quản lý kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ; - Phải căn cứ vào đặc trưng của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các tổ chức có chức năng hoạt động giống nhau hoặc gần giống nhau; - Phải đáp ứng được yêu cầu công tác so sánh quốc tế. Tổng thể nghiên cứu Chia nền kinh tế thành 5 khu vực thể chế: - Khu vực nhà nước - Khu vực tài chính - Khu vực phi tài chính - Khu vực hộ gia đình - Khu vực vô vị lợi Chia nền kinh tế thành 5 cấp ngành: - Cấp I: 21 ngành - Cấp II: 88 ngành - Cấp III: 242 ngành - Cấp IV: 437 ngành - Cấp V: 642 ngành Kết quả phân tổ Hình thành các khu vực thể chế. KVTC là tập hợp các đơn vị kinh tế cơ sở có tư cách pháp nhân, có quyền ra các quyết định về kinh tế tài chính, có nguồn vốn hoạt động, mục đích hoạt động lĩnh vực hoạt động giống nhau. Hình thành các ngành kinh tế quốc dân. Ngành kinh tế quốc dân là tổng thể các đơn vị kinh tế hay chủ thể kinh tế cùng hoàn thành chức năng kinh tế nhất định hoặc cùng hoạt động giống nhau trong hệ thống phân công lao động xã hội. Tác dụng nghiên cứu - Cung cấp hệ thống thông tin, - Cung cấp hệ thống khái niệm, quy tắc hạch toán chung để xây dựng hệ 6 quy tắc để lập các bảng cân đối thu nhập chi tiêu, tài khoản vốn – tài chính, tài khoản quan hệ kinh tế với nước ngoài, bảng cân đối I/O. Từ đó giúp đánh giá phân tích mối liên hệ hữu cơ giữa các khu vực thể chế trong tổng thề toàn bộ nền kinh tế quốc dân. thống thông tin kinh tế vĩ mô của một quốc gia. Giúp phân phối điều tiết nguồn tài nguyên, con người , tạo cơ cấu đầu tư cơ cấu theo ngành hợp lý, cơ cấu theo ngành hợp lý sự biến động của nó,. Từ đó có thể đánh giá phân tích kết quả hoạt động của nền kinh tế, tác dụng trong xây dựng chính sách, ra quyết định về các vấn đề kinh tế xã hội - Hệ thống thông tin của việc nghiên cứu theo ngành kinh tế được thống nhất nôi dung, phạm vi tính chỉ tiêu kinh tế, đảm bảo việc so sánh quốc tế các chỉ tiêu kinh tế xã hội giữa các quốc gia tổ chức kinh tế. 7. Khu vực thể chế trong SNA nói chung từng tài khoản nói riêng. Để phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa các đơn vị trong hoạt động kinh tế, hệ thống SNA đã chia các đơn vị theo khu vực thể chế. Sự phân chia này xét theo các tiêu chí về: - Nguồn vốn hoạt động. - Lĩnh vực hoạt động. - Tư cách pháp nhân. - Mục đích hoạt động. - Đơn vị thường trú. Theo những tiêu chí trên, hoạt động kinh tế của một quốc gia được chia làm 5 khu vực thể chế: - Khu vực tài chính. - Khu vực phi tài chính. - Khu vực nhà nước. - Khu vực vô vị lợi. - Khu vực hộ gia đình. Theo nguồn vốn được xem xét: Vốn hoạt động do ngân hàng nhà nước cấp hay các nguồn khác (vốn huy động, đóng góp tự nguyện). Nếu nguồn vốn hoạt động từ ngân sách nhà nước thì được xếp 7 vào khu vực nhà nước. Khu vực này bao gồm các đơn vị quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ không phải trả tiền cho công cộng như văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao… Thu nhập chủ yếu của các đơn vị trong khu vực này là được nhà nước cấp qua ngân sách. Theo lĩnh vực hoạt động được xem xét: hoạt động trong lĩnh vực tài chính hay phi tài chính. Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa dịch vụ phi tài chính được xếp vào khu vực phi tài chính. Đây là khu vực lớn nhất trong nền kinh tế. Thu nhập của các đơn vị trong khu vực này dựa vào kết quả kinh doanh hàng hóa dịch vụ. Các doanh nghiệp, công ty phi tài chính được chia làm 3 loại: - Các doanh nghiệp phi tài chính công cộng là các doanh nghiệp do chính phủ kiểm soát, chính phủ chi phối trên 50% vốn cổ phần. - Các doanh nghiệp phi tài chính tư nhân. - Các doanh nghiệp phi tài chính do nước ngoài kiểm soát. Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài chính thì được xếp vào khu vực tài chính. Đây là các đơn vị, công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ với các chức năng cơ bản là kinh doanh tiền tệ, hoạt động tín dụng, xổ số kiến thiết, bảo hiểm, mua bán tài sản tài chính, mua bán ngoại tệ. Thu nhập của những đơn vị này dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh. Theo tư cách pháp nhân được xem xét: hoạt động sản xuất mang tính kinh doanh, nhằm mục đích lợi nhuận tối đa hay hoạt động mang tính nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận. Nếu các đơn vị sản xuất hàng hóa dịch vụ không phải để kiếm lợi, như các tổ chức được lập theo hội nghề nghiệp, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức nhân đạo, các hội từ thiện… thì được xếp vào khu vực vô vị lợi. Nguồn kinh phí cho hoạt động của các đơn vị là từ sự đóng góp tự nguyện của mọi thành viên trong xã hội. Theo đơn vị thường trú được xem xét đơn vị hoạt động là thường trú hay không thường trú. Nếu đơn vị không thường trú thì được xếp vào khu vực nước ngoài. Trong hệ thống tài khoản quốc gia SNA bao gồm các tài khoản chính sau: Tài khoản sản xuất, tài khoản thu nhập chi tiêu, tài khoản vốn tài sản – tài chính, tài khoản quan hệ kinh tế với nước ngoài. Ta xem xét khu vực thể chế sử dụng trong từng tài khoản. Tài khoản sản xuất là tài khoản phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ một năm. Tài khoản này cũng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của từng bộ phận trong tổng thể kinh tế: các khu vực thể chế, các ngành, các thành phần kinh tế. Tài khoản sản xuất là cơ sở để nghiên cứu sự biến động về quy mô, tốc độ các quan hệ tỷ lệ cơ bản của nền kinh tế: quan hệ giữa các ngành, các thành phần kinh tế, các khu vực thể chế, quan hệ giữa chi phí trung gian 8 giá trị gia tăng (hoặc giữa chi phí trung gian tổng giá trị sản xuất). Tài khoản này cũng là cơ sở để tính các chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, qua đó đề xuất các chủ trương, chính sách kinh tế vĩ mô tác động đến sản xuất. Khi phân tích tài khoản sản xuất ta đều dựa trên cơ sở phân chia toàn bộ nền kinh tế của quốc gia theo cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế cơ cấu khu vực thể chế. Theo cách phân chia cơ cấu khu vực thể chế thì nền kinh tế được chia làm năm khu vực: khu vực tài chính, phi tài chính, nhà nước, vô vị lợi hộ gia đình. Ở nước ta hiện nay hoạt động của khu vực vô vị lợi còn rất nhỏ bé do đó số liệu của khu vực này thường được gộp chung vào khu vực hộ gia đình. Trong phân tích tài khoản sản xuất, việc phân chia nền kinh tế theo khu vực thể chế nhằm để làm rõ: - Vai trò của khu vực tài chính trong việc đáp ứng sự vận động của nền kinh tế về mặt giá trị đặc biệt trong điều kiện Việt Nam khi nền kinh tế thị trường đang phát triển. - Phân tích cơ cấu khu vực thể chếthể làm rõ xu hướng vận động của nền kinh tế theo hướng sản xuất lớn, thể hiện ở tỷ trọng giảm dần của kinh tế hộ gia đình. - Vai trò của Nhà nước tham gia vào quá trình hoạt động kinh tế. Tài khoản thu nhập – chi tiêu được hình thành khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm xã hội đi vào phân phối tiêu dùng. Tài khoản thu nhập – chi tiêu sẽ phản ánh: quá trình hình thành, phân phối lần đầu phân phối lại thu nhập giữa hình thái giá trị giữa các khu vực thể chế, các ngành, các thành phần kinh tế, giữa trong nước ngoài nước. Tài khoản vốn phản ánh tổng vốn đầu tư cho tích lũy tài sản của toàn bộ nền kinh tế cũng như của từng khu vực thể chế các nguồn hình thành vốn đầu tư từ tích lũy trong nước từ đầu tư nước ngoài. Tài khoản vốn phản ánh khả năng cung cấp tài chính cho nhu cầu sản xuất, lưu thông của toàn bộ nền kinh tế của từng khu vực thể chế. 8. Khu vực thể chế với đánh giá hiệu quả kinh tế Bảng 1: TÀI KHOẢN SẢN XUẤT VIỆT NAM NĂM 2007 (giá hiện hành) Đơn vị: Tỷ đồng Sử dụng Phân theo ngành kinh tế Nguồn ( GO ) IC VA 1460059 1143715 Toàn bộ nền kinh tế 2603774 105967 232586 1) Nông nghiệp 338553 62581 186462 1.1 Nông nghiệp lâm nghiệp 249043 9 43386 46124 1.2 Thuỷ sản 89510 1083274 474423 2) Công nghiệp 1557697 29936 111700 2.1 Công nghiệp khai thác mỏ 141636 1011394 243142 2.2 Công nghiệp chế biến 1254536 33231 39869 2.3 Sản xuất phân phối điện, khí đốt nước 73100 8713 79712 2.4 Xây dựng 88425 270818 436706 3) Dịch vụ 707524 84479 156442 3.1 Thương mại; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân gia đình 240921 45109 44992 3.2 Khách sạn nhà hàng 90101 20747 51118 3.3 Vận tải, kho bãi thông tin liên lạc 71865 12869 20756 3.4 Tài chính, tín dụng 33625 6005 7065 3.5 Hoạt động khoa học công nghệ 13070 13488 43509 3.6 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản dịch vụ tư vấn 56997 18160 31310 3.7 Quản lý Nhà nước ANQP, đảm bảo xã hội bắt buộc 49470 38327 34843 3.8 Giáo dục đào tạo 73170 14544 16160 3.9 Y tế hoạt động cứu trợ xã hội 30704 3588 5200 3.10 Hoạt động văn hoá thể thao 8788 1169 1425 3.11 Hoạt động Đảng, đoàn thể hiệp hội 2594 11638 21959 3.12 Hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng. 33597 696 1927 3.13 Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ 2623 Nguồn: Niêm giám thống kê 2007 Bảng 2: CÁC GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VIỆT NAM NĂM 2007 Đơn vị: Tỷ đồng. Giá trị Năm 2007 10 [...]... Học viên tự tổng hợp Bảng 3: TỶ LỆ IC/GO THEO KHU VỰC THỂ CHẾ Ở VIỆT NAM NĂM 2007 Đơn vị: % Năm 2007 Khu vực thể chế Toàn bộ nền kinh tế 56,07 Khu vực phi tài chính 61,34 Khu vực tài chính 38,27 Khu vực Nhà nước 46,02 Khu vực hộ gia đình 31,37 Nguồn: Học viên tự tổng hợp Từ các số liệu tài khoản sản xuất theo ngành năm 2007, tổng hợp các chỉ tiêu GO, VA, IC theo khu vực thể chế, từ đó ta có thể có những... vực thể chế với phân tích hoạch định các chính sách tài chính Việc phân chia nền kinh tế quốc dân thành các khu vực thể chế góp phần giúp nhà nước chính phủ dễ dàng quản lý có những chính sách hỗ trợ kịp thời cho từng khu vực Với đặc thù riêng của từng khu vực, nhà nước có thể phân tích, hoạch định đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng từng khu vực 9.1 Với khu vực thể chế tài chính Hiện... giáo dục, y tế, thể dục thể thao… Đây là những lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng ít, vốn đầu tư lớn, đầu vào nhiều nên khu vực phi tài chính không muốn tham gia vào những lĩnh vực này do không đạt được mục tiêu về lợi nhuận + Hiệu quả của vốn do khu vực Nhà nước sử dụng là chưa cao - Khu vực tài chính hộ gia đình có tỷ lệ IC/GO thấp nhất, đặc biệt là khu vực hộ gia đình, khu vực hộ gia đình lại có... chế, từ đó ta có thể có những cái đánh giá hiệu quả kinh tế theo khu vực thể chế Nhìn trên tài khoản sản xuất năm 2007 ta có thể đưa ra những nhận định sau - Khu vực phi tài chính có tỷ lệ IC/GO lớn nhất vì khu vực phi tài chính là khu vực trực tiếp sản xuất ra hàng hóa dịch vụ cho xã hội nên tỷ lệ đầu vào trong giá trị sản xuất của khu vực này là cao Giá trị tăng thêm là hiệu quả; mặc dù giá trị... hai khu vực sử dụng đầu vào cho hoạt động của mình là ít nhất Tuy nhiên, nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động của khu vực tài chính càng phức tạp, đầu vào của nó càng lớn làm cho tỷ lệ này có xu hướng tăng Trong khi đó, khu vực hộ gia đình sẽ có xu hướng chuyển sang các dịch vụ gia đình quy mô nhỏ sử dụng ít đầu vào, tạo ra nhiều giá trị gia tăng do sử dụng sức lao động là chủ yếu 9 Khu vực thể chế. .. tư chứng khoán ở Việt Nam Sự khuyến khích hay hạn chế luồng vốn này trong mỗi giai đoạn tùy thuộc vào chính sách tài chính – tiền tệ của Nhà nước, trong đó chính sách thuế giữ vai trò tác động trực tiếp 9.2 Với khu vực thể chế nhà nước Nhà nước luôn luôn có sự ưu tiên đầu tư cho các đơn vị thể chế thuộc khu vực nhà nước như các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), các cơ quan, tổ chức, chính quyền quản lý... năng suất ở các nước trong khu vực khoảng 40% Điều đó nói lên vì sao để tạo được một đơn vị tăng trưởng GDP, Việt Nam lại cần phải đầu tư nhiều hơn so với các nước trong khu vực Một nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng số lượng, thì chất lượng tăng trưởng sẽ thấp phát triển kém bền vững Theo đánh giá chung khá đồng thuận, là hiệu quả kinh doanh của các DNNN thấp, thấp hơn nhiều so với... của khu vực kinh tế nhà nước bao gồm cả đầu tư của Nhà nước đầu tư của các DNNN Ở nước ta trong những năm qua, đầu tư công chiếm gần một nửa tổng vốn đầu tư toàn xã hội Đầu tư của Nhà nước đầu tư của các DNNN đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, nhờ đó, công cuộc xoá đói giảm nghèo mức sống của nhân dân đạt được kết quả khả quan Tuy nhiên, tỷ trọng đầu tư khu vực. .. của nền kinh tế vẫn thấp 11 - Khu vực Nhà nước có tỷ lệ IC/GO đứng thứ hai là 0,46% cũng có xu hướng tăng Nguyên nhân mà có xu hướng này: + Khu vực Nhà nước hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp Đó là những lĩnh vực như các đơn vị quản lý Nhà nước, an ninh, quốc phòng, các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị cung cấp dịch vụ, hàng hóa không phải trả tiền cho cộng đồng như văn hóa, giáo dục, y tế, thể. .. tư; cơ chế phân bố vốn đầu tư Nhà nước theo hướng đầu tư tập trung, chất lượng hiệu quả, phục vụ thúc đẩy hoặc dẫn dắt chuyển dịch cơ cấu kinh tế Ngoài việc xem xét lại chính sách trong đầu tư công, nhà nước chính phủ cũng xem xét các chính sách lương thu nhập cho khu vực quản lý nhà nước Mọi người đều phải thừa nhận rằng với mức lương hiện nay, nhất là những người làm việc trong khu vực Nhà . đình 2 2. Các khu vực thể chế và đặc điểm của từng khu vực thể chế Theo những tiêu chí phân tổ khu vực thể chế, hoạt động kinh tế của một quốc gia được chia thành năm khu vực thể chế: - Khu vực phi. thì các đơn vị thể chế nước ngoài tiếp tục xếp vào các 5 khu vực thể trên. 3. Đặc điểm phân tổ theo khu vực thể chế ở Việt Nam 3 Phân tổ theo khu vực thể chế là việc phân chia nền kinh tế quốc. lấy từ đâu ra. Khu vực thể chế được phân làm 5 khu vực: - Khu vực tài chính. - Khu vực phi tài chính. - Khu vực nhà nước. - Khu vực vô vị lợi. - Khu vực hộ gia đình. - Khu vực thể chế Tài chính:

Ngày đăng: 24/06/2014, 21:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan