1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá thực trạng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an

92 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Thực Trạng, Bồi Thường, Hỗ Trợ Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất Tại Một Số Dự Án Trên Địa Bàn Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An
Tác giả Phùng Cảnh Thành
Người hướng dẫn TS. Vũ Thị Thanh Thủy
Trường học Đại Học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý đất đai
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --- PHÙNG CẢNH THÀNH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, BỒI THƯỜNG, HỘ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -

PHÙNG CẢNH THÀNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, BỒI THƯỜNG, HỘ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC,

TỈNH NGHỆ AN

`

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên - Năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -

PHÙNG CẢNH THÀNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, BỒI THƯỜNG, HỘ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC,

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Công trình nghiên cứu của tôi “Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các số liệu trong luận văn được dùng để phân tích có nguồn gốc rõ rang và đúng quy định Các nội dung, kết quả trong luận văn

do cá nhân tôi tìm hiểu, điều tra một cách trực tiếp tại các địa bàn thuộc phạm vi nghiên cứu Các kết quả trong luận văn của tôi được công bố lần đầu và chưa được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào

Tác giả Luận văn

Phùng Cảnh Thành

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trân trọng cảm ơn Giảng viên hướng dẫn khoa học TS Vũ Thị Thanh Thủy và các Thầy giáo, Cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên, Phòng Đào tạo,

Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư huyện Nghi Lộc, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nghi Lộc đã tạo những điều kiện tốt nhất để tác giả thực hiện Luận văn

Đặc biệt, xin chân thành biết ơn đến các gia đình, cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiên giúp đỡ tôi để tôi có những thông tin và ý kiến quý giá trong lĩnh vực nghiên cứu và hoàn thiện luận văn

Tác giả luận văn

Phùng Cảnh Thành

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH SÁCH CÁC BẢNG vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ viii

THESIS ABSTRACT x

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa của đề tài 3

3.1 Ý nghĩa khoa học 3

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Một số vấn đề lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất 4

1.1.1 Khái niệm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 4

1.1.2 Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 5

1.1.3 Vai trò của bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 6

1.1.4 Quy trình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án 7

1.1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 7

1.2 Cơ sở pháp lý 11

1.2.1 Các văn bản pháp quy của nhà nước có liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng 11

Trang 6

1.2.2 Các văn bản pháp quy của địa phương có liên quan đến công tác bồi

thường, giải phóng mặt bằng 11

1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài 12

1.3.1 Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên thế giới 12

1.3.2 Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Việt Nam 15

1.3.3 Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Nghệ An 27

1.3.4 Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện Nghi Lộc 28

1.4 Một số nghiên cứu liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng 29

1.5 Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu tổng quan 31

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 33

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 33

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 33

2.2 Nội dung nghiên cứu 33

2.2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nghi Lộc 33

2.2.2 Tình hình quản lý va sử dụng đất đai của huyện Nghi Lộc Error! Bookmark not defined. 2.2.3 Khái quát về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Nghi Lộc Error! Bookmark not defined. 2.2.4 Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở 02 dự án 33

2.2.5 Đánh giá ảnh hường của công tác BT-HT-TĐC của 2 dự án đến đời sống kinh tế của người dân bị thu hồi đất 34

2.2.6 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất 34

Trang 7

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 34

2.3.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 34

2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 35

2.3.4 Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu 36

2.3.5 Phương pháp phân tích, đánh giá và so sánh 36

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37

3.1 Thực trạng quản lý và sử dụng đất tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 37

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 37

3.1.2 Thực trạng quản lý và sử dụng đất tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 41

3.2 Đánh giá việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 46

3.2.1 Khái quát chung về dự án 46

3.2.3 Kết quá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án 47

3.2.4 Loại đất, diện tích thu hồi của dự án nghiên cứu 48

3.3.4 Đơn giá bồi thường và kinh phí bồi thường về đất tại hai dự án nghiên cứu 49 3.3 Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ của dự án thông qua ý kiến của cán bộ và người dân khu vực nghiên cứu 55

3.3.1 Ý kiến của các hộ dân 55

3.3.2 Đánh giá ảnh hưởng của công tác BTHT&TĐC giải phóng mặt bằng đến đời sống người dân 59

3.3.3 Ý kiến của cán bộ 61

3.4 Thuận lợi, khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả về công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 65

3.4.1 Thuận lợi 65

3.4.2 Khó khăn, tồn tại 65

3.4.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của huyện Nghi Lộc 67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69

1 Kết luận 69

2 Kiến nghị 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế giai đoạn huyện Nghi Lộc 38

Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 41

Bảng 3.3 Đặc điểm của 2 dự án nghiên cứu 47

Bảng 3.4: Kết quả xác định đối tượng được bồi thường của 2 dự án 47

Bảng 3.5 Bảng tổng hợp diện tích, loại đất thu hồi của dự án 48

Bảng 3.6 Đơn giá bồi thường về đất tại 2 dự án 49

Bảng 3.7 Tổng hợp kinh phí bồi thường về đất của hai dự án 50

Bảng 3.8 Tổng hợp đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu tại 2 dự án 51

Bảng 3.9 Kết quả bồi thường về tài sản, vật kiến trúc tại 2 dự án nghiên cứu 52

Bảng 3.10 Bảng kết quả chính sách hỗ trợ 53

Bảng 3.12: Ý kiến của người dân về vấn đề bồi thường GPMB 55

tại 2 dự án nghiên cứu 55

Bảng 3.13: Ý kiến của người dân về vấn đề chính sách hỗ trợ tại 2 dự án 57

Bảng 3.14: Ý kiến của người dân về vấn đề tổ chức thực hiện bồi thường GPMB tại 2 dự án 58

Bảng 3.15 Tình hình thu nhập của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất 60

Bảng 3.16 Ý kiến đánh giá của người dân về cơ sở hạ tầng 60

sau khi thu hồi đất 60

Bảng 3.17 Đánh giá của cán bộ về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại hai dự án nghiên cứu 62

Bảng 18: Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến công 64

tác giải phóng mặt bằng 64

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ

1 Thông tin chung

1.1 Họ tên tác giả luận văn: Phùng Cảnh Thành

1.2 Tên luận văn: Đánh giá thực trạng, bồi dưỡng, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

1.3 Ngành khoa học của luận văn: Quản lý đất đai; Mã số: 8.85.01.03

1.4 Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Thị Thanh Thủy

1.5 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông lâm –Đại học Thái Nguyên

2 Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Nghi Lộc; Đánh giá được những ảnh hưởng của BT-HT-TĐC đến phát triển đời sống kinh tế của người dân khi bị thu hồi đất; Xác định những tồn tại, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Nghi Lộc trong thời gian tới

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu gồm: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp, phương pháp điều tra phỏng vấn, phương pháp xử

lý thông tin, số liệu (phương pháp thống kê, so sánh, phân tích )

4 Kết quả nghiên cứu và kết luận

Qua kết quả nghiên cứu, điều tra đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại 2 dự án trên địa bàn huyện Nghi Lộc cho thấy:

Trong thời gian qua Ban chỉ đạo GPMB huyện đã tập trung, chỉ đạo UBND huyện, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cùng các địa phương có dự án đi qua tập trung thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo đúng quy định Tại Dự án I: tổng diện tích đất thu hồi là 27.151,0m2 với 8.966,0m2 đất nông nghiệp và 18.185,0m2 đất phi nông nghiệp, số hộ đủ điều kiện được bồi dường là 95

hộ, đạt chỉ tỷ lệ 60,90% Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án là 56.892.998.529 đồng Dự án II: 100% số hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp với tổng diện tích là 41.806,8m2 Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án là

Trang 12

3.965.605.321đồng Các chính sách hỗ trợ tại 2 dự án được thực hiện tốt và đúng quy định

Ý kiến đánh giá của người dân về công tác bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi tại 02 dự án: công tác bồi thường, hỗ trợ của dự án khi thu hồi đất của người dân đã được các hộ dân đánh giá cao về công tác tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đã đúng quy định, và được công khai minh; đa số người dân chấp thuận với chính sách và phương án tính toán bồi thường và hỗ trợ trong công tác GPMB của Hội đồng bồi thường, GPMB

Ý kiến đánh giá của cán bộ về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại

02 dự án: 100% cán bộ cho biết nguồn kinh phí để chi trả cho công tác bồi thường GPMB luôn kịp thời, đầy đủ Gía đất được bồi thường cho người dân theo đúng quy định của tỉnh ủy Công tác xác định nguồn gốc đất gặp một số khó khăn Các yếu tố ảnh hưởng dến công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng qua ý kiến của cán

bộ tại 02 dự án cho thấy yếu tố “ Nguồn vốn của dự án” và “Sự đồng thuận của người

dân” có ảnh hưởng rất nhiều đến công tác bồi thường GPMB của dự án

Qua việc đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại 2 dự án, đề tài đã chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Từ đó, đề xuất được các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác này cho dự án trong giai đoạn tiếp theo

Người hướng dẫn khoa học

Trang 13

THESIS ABSTRACT

1 General information:

1.1 Author’s full name: Phung Canh Thanh

1.2 Project title: Assessing the current situation, training, and

resettlement support when the State recovers land in a number of projects in Nghi Loc district, Nghe An province

1.3 Major: Land Management Code: 8.85.01.03

1.4 Scientific instrutor: Dr Vũ Thị Thanh Thủy

1.5 Tranining facility: Nong Lam University – Thai Nguyen University

3 Research Methods

Research methods include: Method of selecting research points, method of collecting documents, secondary data, interview investigation method, information and data processing method (statistical, comparison, analysis )

4 Research results và conclude

Through the results of research, investigation and assessment of compensation and site clearance support at 2 projects in Nghi Loc district, it shows that:

In recent times, the District Clearance Steering Committee has focused and directed the District People's Committee, the Compensation, Support and Resettlement Council and localities where the project has passed through to focus

on well implementing compensation and support work and resettlement according

to regulations At Project I: the total area of land recovered is 27,151.0m2 with 8,966.0m2 of agricultural land and 18,185.0m2 of non-agricultural land, the number

of households eligible for compensation is 95 households, reaching a rate of only

Trang 14

60.90 % The total compensation and support cost of the project is 56,892,998,529 VND Project II: 100% of households had agricultural land recovered with a total area of 41,806.8m2 The total compensation and support cost of the project is 3,965,605,321 VND Support policies at the two projects are implemented well and

in accordance with regulations

People's opinions on compensation and land clearance when the State recovers 02 projects: the compensation and support of the project when recovering people's land has been highly appreciated by households The organization and implementation of compensation and site clearance has been in accordance with regulations and has been made public; The majority of people agree with the Compensation and Land Clearance Council's policy and plan for calculating compensation and support in site clearance work

Evaluation opinions of officials on site clearance compensation work at 02 projects: 100% of officials said that the funding source to pay for site clearance compensation work is always timely and complete Land prices are compensated for people in accordance with regulations of the Provincial Party Committee The work

of determining the origin of land faces some difficulties Factors affecting compensation and site clearance support through the opinions of officials at 02 projects show that the factors "Project capital" and "People's consensus" have an influence a lot to the site clearance compensation of the project

Through evaluating the results of compensation and site clearance support in two projects, the project has pointed out the advantages and difficulties in the implementation process From there, solutions can be proposed to improve the efficiency of this work for the project in the next phase

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai luôn là nguồn tài nguyên quý giá của mọi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh - quốc phòng, đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về

số lượng, nên việc quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả nhất luôn là vấn đề mà Chính phủ của các quốc gia quan tâm và được bảo vệ chặt chẽ bằng luật pháp Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, việc thu hồi đất

để phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội như xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu đô thị là một tất yếu khách quan Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội càng lớn dẫn đến nhu cầu về thu hồi đất càng cao và trở thành thách thức lớn của mỗi quốc gia đối với các vấn đề bảo đảm

an ninh lương thực, an sinh, trật tự an toàn xã hội và sinh kế của người dân Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là khâu quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng… có sử dụng đất mà cần phải thu hồi đất và là một công việc khó khăn, phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức và tài chính (Phan Thị Thanh Huyền & cs, 2021)

Chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đã được quan tâm, xây dựng theo hướng ngày càng bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người dân khi bị thu hồi đất như giá đất tính bồi thường được quy định theo nguyên tắc phù hợp với giá đất chuyển nhượng phổ biến trên thị trường, ngoài việc bồi thường còn được hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp tạo việc làm, hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất, hỗ trợ tái định cư tuỳ theo nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng đất Tuy nhiên, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi bởi nó liên quan trực tiếp đến mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ ngày càng xuất hiện nhiều mâu thuẫn, nguyên nhân chính là chưa giải quyết được hài hòa sự thỏa mãn của người dân khi được bồi thường hỗ trợ Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc thu hồi đất còn gặp một số vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách, tổ

Trang 16

chức thực hiện làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án (Phan Thị Thanh Huyền

và Lê Hùng Thắng, 2022)

Nghi Lộc có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ thành phố Vinh - Trung tâm văn hóa chính trị của tỉnh Nghệ An và giao lưu kinh tế văn hóa của khu vực Bắc Trung Bộ Nằm trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh Nghệ

An và vùng quy hoạch Nam Nghệ - Bắc Hà Là địa bàn thuận lợi cho việc bố trí các khu công nghiệp và các nhà máy sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Nghệ An Có 10 xã nằm trong Khu kinh tế Đông Nam, sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nguồn đầu tư trong

và ngoài nước thúc đẩy nền kinh tế phát triển Định hướng xây dựng huyện trở thành vệ tinh quan trọng, kết nối Thành phố Vinh và Thị xã Cửa Lò, có công nghiệp, dịch vụ phát triển, có nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Vì vậy nhu cầu

sử dụng đất trong thời gian tới trên địa bàn huyện sẽ tăng cao và trở nên đa dạng hơn và công tác thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ đối với người dân có đất bị thu hồi, đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng khi thực hiện các dự án

là điều cần thiết Tuy nhiên, công tác này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, hiệu quả thấp, kể cả việc thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho chính cộng đồng dân cư bị thu đất, gây thiệt hại lớn về kinh tế của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và nhà nước, làm mất ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

Xuất phát từ thực tiễn nói trên, chúng em tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự

án trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

- Ảnh hưởng của BT-HT-TĐC đến phát triển đời sống kinh tế của người dân khi bị thu hồi đất

- Xác định những vấn đề tồn tại, hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện tốt hơn công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi

Trang 17

3 Ý nghĩa của đề tài

- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp các hộ gia đình bị thu hồi đất hiểu rõ hơn về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Trang 18

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Một số vấn đề lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

1.1.1 Khái niệm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

1.1.1.1 Khái niệm về bồi thường

Theo Từ điển Tiếng Việt (1988), “bồi thường là đền bù những tổn hại đã gây

ra Theo Khoản 12, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013, bồi thường về đất là nhà Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013)

Theo Phan Thị Thanh Huyền & cs, (2020), “bồi thường khi Nhà nước thu hồi

đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất đối với diện tích bị đất thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”

1.1.1.2 Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp, lâm nghiệp, vừa là tư liệu tiêu dùng của con người Do vậy, khi Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất sẽ mất tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, việc làm, an sinh xã hội buộc người dân phải thích nghi với những thay đổi sau khi bị thu hồi đất

Để giúp cho họ vượt qua các khó khăn, ổn định sản xuất và ổn định đời sống thì bên cạnh việc bồi thường, Nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất và tạo việc làm cho người có đất bị thu hồi”

Theo “Khoản 14, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất bị thu hồi, để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013)

1.1.1.3 Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Tái định cư được hiểu là việc con người tạo dựng cuộc sống ở nơi cư trú mới sau khi di dời khỏi nơi cư trú cũ của họ Pháp luật Việt Nam không giải thích khái

Trang 19

tái định cư là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài sản; di chuyển đến nơi

ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất tinh thần tại đó Như vậy, tái định cư là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu

về kinh tế - xã hội trong quá trình phát triển chung đến một bộ phận dân cư phải gánh chịu

Ở nước ta hiện nay, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì người sử dụng đất được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau: bồi thường bằng nhà ở; bồi thường bằng giao đất ở mới; bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở

1.1.2 Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật

- Bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất

- Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất

bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường; trong trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại

- Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 còn được Nhà nước xem xét, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm; hỗ trợ tái định cư và hỗ trợ khác theo điều kiện thực tế của địa phương và đối tượng bị thu hồi đất

- Người bị thu hồi đất ở được bố trí tái định cư bằng việc giao đất ở mới hoặc nhà ở hoặc bằng tiền theo quy định của pháp luật Khu tái định cư được lập cho một hoặc nhiều dự án; nhà ở, đất ở trong khu tái định cư được bố trí theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với các mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng

Trang 20

đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền

1.1.3 Vai trò của bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Theo Phan Thị Thanh Huyền & cs, (2021) bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có các vai trò sau:

- Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là khâu quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng… có sử dụng đất mà cần phải thu hồi đất và là một công việc khó khăn, phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức và tài chính Do vậy, bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư khi thực hiện được sự ủng hộ của người sử dụng đất, các cấp chính quyền thì là một trong những điều kiện để thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất đúng kế hoạch đề ra, đảm bảo cho các dự án đầu tư được thực hiện đúng tiến độ và góp phần

sử dụng đất hiệu quả

- Thực hiện tốt bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo lập môi trường thông thoáng cho đầu tư phát triển Bên cạnh đó, thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và ổn định cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất, giảm thiểu tình trạng tranh chấp, bất đồng, khiếu nại, tố cáo trong nhân dân Nói cách khác, thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hướng tới bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi và với vai trò chủ đạo của Nhà nước trong điều tiết lợi ích giữa nhà đầu tư với người bị thu hồi đất đảm bảo nhà đầu tư vẫn có

lãi trong khi người bị thu hồi đất chấp thuận, ổn định đời sống

- Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi đáp ứng hài hòa lợi ích của người bị thu hồi đất, người nhận quyền sử dụng đất và Nhà nước góp phần duy trì ổn định chính trị, trật

tự, an toàn xã hội Ngược lại, khi diện tích đất sản xuất của người dân bị thu hồi dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, người dân không có thu nhập làm ảnh hưởng đến kinh tế của hộ gia đình, cá nhân và không giải quyết tốt vấn đề việc làm sẽ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất an ninh, trật tự xã hội Vì vậy, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không chỉ có vai trò là làm thế nào để thực hiện thu hồi đất

Trang 21

cho những người dân sau khi bị thu hồi đất Việc giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện

từ việc bồi thường giải phóng mặt bằng cho thấy nếu không giải quyết tốt việc bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư nhằm hỗ trợ người bị thu hồi đất vượt qua khó khăn trước mắt để họ nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất thì sẽ phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, vượt cấp với số đông người tham gia, đây là một thực trạng đang diễn ra

1.1.4 Quy trình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án

Hình 1.1: Sơ đồ bồi thường thiệt hại trong giải phóng mặt bằng khi có Quyết

định thu hồi đất

1.1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất

1.1.5.1 Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đất đai

Đất đai là đối tượng quản lý phức tạp, luôn biến động theo sự phát triển của nền kinh tê - xã hội Để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đất đai đòi hỏi các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực này phải ổn định và phù hợp với tình

Tổ chức cá nhân kê khai đất và các tài sản trên

Giao mặt bằng

UBND xã, phường, thị trấn Quyết định thu hồi đất

Trang 22

hình thực tế Việc ban hành chính sách, pháp luật đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (Phan Thị Thanh Huyền &cs, 2018)

Ở nước ta, từ năm 1993 đến nay, Chính phủ đã ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước Theo đó, các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng luôn được hoàn thiện, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu thực tế triển khai Với những đổi mới về pháp luật đất đai, thời gian qua công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã đạt những kết quả đáng khích lệ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu về mặt bằng cho việc phát triển các dự án đầu tư Tuy nhiên bên cạnh đó, do tính chưa ổn định, chưa thống nhất của pháp luật đất đai qua các thời kỳ mà công tác bồi thường, hỗ trợ đã gặp khá nhiều khó khăn và trở ngại Thực tiễn triển khai cho thấy việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi thường, hỗ trợ Hệ thống văn bản pháp luật đất đai còn có những nhược điểm như là số lượng nhiều, mức độ phức tạp cao, không thuận lợi trong sử dụng, nội bộ hệ thống chưa đồng bộ, chặt chẽ gây lúng túng trong xử lý và tạo kẽ hở trong thực thi pháp luật

1.1.5.2 Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý hợp đồng dụng đất, thống kê, kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Ở nước ta, theo quy định của Luật đất đai, người sử dụng đất phải đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được xét duyệt lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Hệ thống hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận QSD đất có liên quan mật thiết với công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư và là một trong những yếu tố quyết định khi xác định nguồn gốc sử dụng đất, đối tượng và mức bồi thường hỗ trợ

Trong công tác bồi thường, hỗ trợ thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ để xác định đối tượng được bồi thường, loại đất, diện tích đất tính bồi thường Hiện nay, công tác đăng ký đất đai ở nước ta vẫn còn yếu kém, đặc biệt công tác đăng

ký biến động về sử dụng đất; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn chưa hoàn tất Chính vì vậy mà công tác bồi thường, hỗ trợ đã gặp rất nhiều khó khăn Làm

Trang 23

tốt công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì công tác bồi thường, hỗ trợ sẽ thuận lợi, tiến độ GPMB nhanh hơn (Phạm Phương Nam, 2016)

1.1.5.3 Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Đất đai là có hạn, không gian sử dụng đất đai cũng có hạn Để tồn tại và duy trì cuộc sống của mình con người phải dựa vào đất đai, khai thác và sử dụng đất đai

để sinh sống Quy hoạch sử dụng đất đai là biện pháp quản lý không thể thiếu được trong việc tổ chức sử dụng đất của các ngành kinh tế - xã hội và các địa phương, là công cụ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tác dụng quyết định để cân đối giữa nhiệm vụ an toàn lương thực với nhiệm vụ CNH-HĐH đất nước nói chung và các địa phương nói riêng

Thông qua việc lập, xét duyệt và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ thực sự trở thành sự nghiệp của cộng đồng mà Nhà nước đóng vai trò là người tổ chức Bất kỳ một phương án bồi thường, hỗ trợ nào đều dựa trên một quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nhằm đạt được các yêu cầu như là phương án

có hiệu quả kinh tế-xã hội cao nhất Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tác động tới công tác bồi thường đất đai trên hai khía cạnh: (i) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những căn cứ quan trọng nhất để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, mà theo quy định của Luật đất đai, việc giao đất, cho thuê đất chỉ được thực hiện khi có quyết định thu hồi đất đó của người đang sử dụng; (ii) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất; từ đó tác động tới giá đất tính bồi thường Tuy nhiên, chất lượng quy hoạch nói chung và kế hoạch nói riêng còn thấp, thiếu đồng bộ, chưa hợp lý, tính khả thi thấp, đặc biệt là thiếu tính bền vững Phương án quy hoạch chưa dự báo sát tình hình, quy hoạch còn mang nặng tính chủ quan duy ý chí, áp đặt, nhiều trường hợp quy hoạch theo phong trào Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng quy hoạch treo, dự án treo

1.1.5.4 Yếu tố tài chính

Nhóm yếu tố tài chính có vai trò quyết định đến tiến độ cũng như sự thành công của dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Trong nhóm yếu tố này thì nguồn vốn, giá đất bồi thường, hỗ trợ và giá bồi thường tài sản là những yếu tố ảnh hưởng

Trang 24

trực tiếp đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chỉ được thực hiện khi có đủ nguồn vốn, ngược lại dự án sẽ bị bị treo hoặc chậm tiến độ Yếu tố giá đất cũng ảnh hưởng lớn đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Thực tiễn cho thấy, giá đất luôn có xu hướng tăng vì bị hạn chế bởi

số lượng, do đó thường xẩy ra một nghịch lý: khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu về đất đai cao, cung không đáp ứng được cầu thì quá trình bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư sẽ gặp khó khăn vì người dân luôn đòi hỏi về giá đất bồi thường, hỗ trợ cao Khi nền kinh tế gặp khủng hoảng, thị trường đất đai đóng băng thì việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện dễ dàng hơn (Phan Thị Thanh Huyền & cs, 2018)

1.1.5.5 Thị trường bất động sản

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta, thị trường bất động sản ngày càng được hình thành và phát triển Ngày nay thị trường bất động sản đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống các loại thị trường của nền kinh tế quốc dân, nó có những đóng góp vào ổn định xã hội và thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong thời gian qua và trong tương lai

Việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản góp phần giảm thiểu việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư (do người đầu tư có thể đáp ứng nhu cầu về đất đai thông qua các giao dịch trên thị trường); đồng thời người bị thu hồi đất có thể tự mua hoặc cho thuê đất đai, nhà cửa mà không nhất thiết phải thông qua Nhà nước thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ Giá cả của Bất động sản được hình thành trên thị trường và nó sẽ tác động tới giá đất tính bồi thường

Thị trường bất động sản là nơi giải quyết quan hệ về cung - cầu bất động sản trong một thời gian và không gian nhất định Việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản góp phần giảm thiểu việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư (do người đầu tư có thể đáp ứng nhu cầu về đất đai thông qua các giao dịch trên thị trường); đồng thời, người bị thu hồi đất có thể tự mua hoặc thuê đất đai, nhà cửa mà không nhất thiết phải thông qua Nhà nước thực hiện chính sách tái định cư

và bồi thường Giá cả cả bất động sản được hình thành trên thị trường và nó sẽ tác động tới giá đất tính bồi thường (Phạm Phương Nam, 2016)

Trang 25

- Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 09/2015/TT-BTNMT;

- Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017 của Chính phủ;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017;

- Quốc hội ban hành Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018;

1.2.2 Các văn bản pháp quy của địa phương có liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

- Quyết định số 54/2014/QĐ-UBND ngày 08/9/2014 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An 16

- Quyết định số 58/2015/QĐ-UBND ngày 13/10/2015 của UBND tỉnh Nghệ

An về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Quyết định số 86/2016/QĐ-UBND ngày 27/12/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành giá xây dựng mới của nhà, công trình làm cơ sở xác định giá bồi thường,

hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất năm 2017 trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

Trang 26

- Quyết định số: 74/2017/QĐ-UBND ngày 04/12/2017 của UBND tỉnh Nghệ

An về việc ban hành bảng đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản và di chuyển mồ mả trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Quyết định 39/2018/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An ban hành kèm theo Quyết định 58/2015/QĐ-UBND ngày 13/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh

- Quyết định 2563/2018/QĐ-UBND ngày 11/12/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu về việc thành lập tổ rà soát cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền

sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với các hộ ga đình, cá nhân có đất ở bám đường quốc lộ 1A

1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.3.1 Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên thế giới

1.3.1.1 Công tác giải phóng mặt bằng ở Trung Quốc

Ở Trung Quốc, đất đai thuộc chế độ công hữu, gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể Đất đai ở khu vực thành thị và đất xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước Đất ở khu vực nông thôn và đất nông nghiệp thuộc sở hữu tập thể nông dân lao động Theo quy định của Luật Đất đai Trung Quốc năm 1998, đất đai thuộc sở hữu nhà nước được giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng theo các hình thức giao đất không thu tiền sử dụng (cấp đất), giao đất có thu tiền sử dụng đất (xuất nhượng đất)

và cho thuê đất (Đặng Thái Sơn, 2002)

Vấn đề bồi thường cho người có đất bị thu hồi được pháp luật đất đai Trung Quốc quy định như sau:

Về thẩm quyền thu hồi đất: Chỉ có Chính phủ (Quốc vụ viện) và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới có thẩm quyền thu hồi đất Quốc vụ viện

có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp từ 35 ha trở lên và 70 ha trở lên đối với các loại đất khác Dưới hạn mức này thì do chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thu hồi Đất nông nghiệp sau khi thu hồi sẽ chuyển từ đất thuộc sở hữu tập thể thành đất thuộc sở hữu nhà nước

Trang 27

Về trách nhiệm bồi thường: Pháp luật Trung Quốc quy định, người nào sử dụng đất thì người đó có trách nhiệm bồi thường Tiền bồi thường bao gồm các khoản như lệ phí sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước và các khoản tiền trả cho người có đất bị thu hồi Ngoài ra, pháp luật đất đai Trung Quốc còn quy định mức nộp lệ phí trợ cấp đời sống cho người bị thu hồi đất là nông dân cao tuổi không thể chuyển đổi sang ngành nghề mới khi bị mất đất nông nghiệp, khoảng 442.000 - 2.175.000 nhân dân tệ/ha

Về phương thức đền bù thiệt hại: Nhà nước thông báo cho người sử dụng đất biết trước việc họ sẽ thu hồi đất trong thời hạn một năm, người dân có quyền lựa chọn các hình thức đền bù thiệt hại bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới Tại Thủ

đô Bắc Kinh và Thành phố Thượng Hải, người dân thường lựa chọn đền bù thiệt hại bằng tiền và tự tìm chỗ ở mới phù hợp với nơi làm việc của mình

Về giá đền bù thiệt hại, tiêu chuẩn và giá thị trường: Mức giá này cũng được Nhà nước quy định cho từng khu vực và chất lượng nhà, đồng thời được điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế, vừa được coi là Nhà nước tác động điều chỉnh lại thị trường đó Đối với đất nông nghiệp, đền bù thiệt hại theo tính chất của đất và loại đất (tốt, xấu)

Về tái định cư: Các khu TĐC và các khu nhà ở được xây dựng đồng bộ và kịp thời, thường xuyên đáp ứng nhu cầu nhiều loại căn hộ với nhu cầu sử dụng khác nhau Các chủ sử dụng phải di chuyển đều được chính quyền chú ý điều kiện về làm việc, đối với các đối tượng chính sách xã hội được Nhà nước có chính sách riêng (Viện chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường, 2018)

1.3.1.2 Công tác giải phóng mặt bằng ở Hàn Quốc

Theo Phương Thảo, 2013 cho biết: Hiện nay tại Hàn Quốc đang thực hiện Luật đền bù đất đai để thực hiện công tác bồi thường, GPMB Mục đích của Luật bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người bị thu hồi đất và phát huy những phúc lợi cao nhất cho người dân bị thu hồi đất (Phương Thảo, 2013)

Theo Nguyễn Quốc Cường,2018:

- Nguyên tắc đền bù thiệt hại gồm:

+ Đền bù của chủ thực hiện dự án

Trang 28

+ Đền bù đi trước

+ Đền bù bằng tiền mặt

+ Đền bù cho từng cá nhân

+ Đền bù cả gói

- Tiêu chuẩn và loại đền bù:

- Đất dựa trên bảng giá đất được công bố theo Luật công;

- Tài sản sẽ được tính theo mức chi phí chuyển đổi

- Trường hợp khác: Đền bù các quyền; thiệt hại kinh doanh; thiệt hại nông nghiệp; thiệt hại về lương

1.3.1.3 Công tác giải phóng mặt bằng ở Australia

Luật đất đai của Úc quy định: đất đai thuộc sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân Luật đất đai bảo hộ tuyệt đối quyền lợi và nghĩa vụ của chủ

sở hữu đất đai Chủ sở hữu có quyền cho thuê, chuyển nhương, thế chấp, thừa kế theo di chúc mà không có sự cản trở nào, kể cả việc tích lũy đất đai (Mai Mộng Hùng, 2008)

Luật đất đai năm 1989 của Úc quy định, có hai loại thu hồi đất:

- Thu hồi đất bắt buộc

- Thu hồi đất tự nguyện

Thu hồi đất tự nguyện được nước Úc tiến hành khi chủ đất cần được thu hồi đất Trong thu hồi đất tự nguyện không có quy định đặc biệt nào được áp dụng mà việc thỏa thuận đó là nguyên tắc cơ bản nhất Chủ có đất cần được thu hồi vốn và người thu hồi đất sẽ thỏa thuận giá bồi thường đất trên tinh thần đồng thuận và căn cứ vào thị trường

Thu hồi đất bắt buộc được nước Úc tiến hành khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích công cộng và các mục đích khác Thông thường, Nhà nước có được đất đai thông qua đàm phán

Trình tự thu hồi đất bắt buộc được thực hiện như sau:

- Nhà nước gửi cho các chủ đất một văn bản trong đó nêu rõ mục

Trang 29

dung chính như cơ quan muốn thu hồi đất, miêu tả chi tiết mảnh đất, mục đích sừ dụng đất sau khi thu hồi và các giải thích vì sao mảnh đất đó phù hợp với mục tiêu công cộng đó

- Chủ sở hữu mảnh đất có thể yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính và quản lý xem xét lại vấn đề thu hồi đất Nếu chủ sở hữu vẫn chưa hài lòng thì có thể tiếp tục yêu cầu trọng tài phúc thẩm hành chính phán xử Trọng tài phúc thẩm hành chính không thể xem xét tính đúng đắn về quyết định của Chính phủ nhưng có thể xem xét các vấn đề liên quan khác

- Nhà nước thông báo rộng rãi quyết định thu hồi đất và chủ sở hữu đất phải thông báo cho bất kỳ ai muốn mua mảnh đất đó về quyết định thu hồi đất của Chính phủ Sau đó, Nhà nước sẽ ban hành quyết định thu hồi đất và thông báo trên báo chí

- Chủ sở hữu đất nhận được thông báo tiến hành các thủ tục yêu cầu bồi thường Ngay sau khi có quyết định thu hồi đất, chủ đất có thể yêu cầu Nhà nước bồi thường

Nguyên tắc của BT của quốc gia này đó là công bằng và theo giá thị trường Theo đó, các yếu tố sẽ được tính toán trong quá trình bồi thường

đó là giá thị trường, giá đặc biệt đối với chủ sở hữu, các chi phí liên quan

1.3.2 Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Việt Nam

1.3.2.1 Công tác giải phóng mặt bằng tại Tỉnh Thanh Hóa

Theo thống kê của cơ quan chức năng, năm 2022 toàn tỉnh Thanh Hóa có 1.203 dự án cần giải phóng mặt bằng với tổng diện tích là 3.746,97 ha; trong đó có 1.081 dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất với diện tích là 2.989,99 ha và

122 dự án thuộc trường hợp nhà đầu tư tự thỏa thuận vơi diện tích là 756,98 ha

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 20/3/2022, toàn tỉnh đã ký cam kết giải phóng mặt bằng 2.227,43ha/3.746,97ha, đạt 59,45%; đã tiến hành đo đạc, kiểm kê 1.371,21ha/3.746,97ha, đạt 36,6%; lập phương án bồi

Trang 30

thường 830,73ha/3.746,97ha, đạt 22,1% Đến nay đã GPMB được 428,77 ha/3.746,97 ha, bằng 11,44%; trong đó đối với các dự án Nhà nước thu hồi đất đã GPMB được 373,71ha/2.989,99ha, đạt 12,5%; đối với dự án do nhà đầu tư tự thỏa thuận đã GPMB 55,06 ha/756,98ha, đạt 7,27% Trong đó: có 08/27 huyện, thị xã, thành phố có tỷ lệ GPMB trên 20%, gồm: huyện Quan Sơn đạt tỷ lệ 71,06%, huyện Lang Chánh đạt tỷ lệ 45,39%, thành phố Sầm Sơn đạt tỷ lệ 33,24%, thành phố Thanh Hóa đạt tỷ lệ 29,21%, huyện Thọ Xuân đạt tỷ lệ 22,39%, huyện Hoằng Hóa đạt tỷ lệ 21,18%, thị xã Nghi Sơn đạt tỷ lệ 20,42% và huyện Yên Định đạt tỷ lệ 20,18% Có 07/27 địa phương có tỷ lệ GPMB từ 5% đến dưới 20%, gồm: huyện Nông Cống đạt tỷ lệ 15,62%, huyện Thiệu Hóa đạt tỷ lệ 13,87%, huyện Hậu Lộc đạt tỷ lệ 12,82%, huyện Mường Lát đạt tỷ lệ 12,24%, thị xã Bỉm Sơn đạt tỷ lệ 11,76%, huyện Hà Trung đạt tỷ lệ 9,78% và huyện Quan Hóa đạt tỷ lệ 5,18% Có 12/27 địa phương có tỷ lệ GPMB đạt dưới 5%, gồm: huyện Ngọc Lặc đạt tỷ lệ 4,55%, huyện Triệu Sơn đạt tỷ lệ 4,38%, huyện Như Thanh đạt tỷ lệ 2,01%, huyện

Bá Thước đạt tỷ lệ 1,84%, huyện Nga Sơn đạt tỷ lệ 1,72%, huyện Như Xuân đạt tỷ

lệ 1,44%, huyện Đông Sơn đạt tỷ lệ 0,48%, huyện Quảng Xương đạt tỷ lệ 0,38% và

04 huyện có tỷ lệ GPMB bằng 0%, gồm các huyện Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy, Thường Xuân, Thạch Thành

Kết quả thực hiện giải phóng mặt bằng trong thời gian qua còn một số hạn chế, xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu, đó là: Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt là sau Tết Nguyên đán đã ảnh hưởng đến việc triển khai, thực hiện kế hoạch GPMB, do đó diện tích đã hoàn thành GPMB chưa cao; Việc xác định nguồn gốc đất đai khó khăn, phức tạp do công tác quản lý nhà nước về đất đai những năm trước đây chưa chặt chẽ, việc xác định nguồn gốc, diện tích, loại đất gặp nhiều khó khăn; các tranh chấp về quyền sở hữu, các hành vi vi phạm trong sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, mượn đất trái thẩm quyền, thiếu hồ sơ pháp lý tồn đọng kéo dài nhưng chưa được giải quyết dứt điểm; Sự chênh lệch giá đất giữa dự

án Nhà nước thu hồi đất và dự án nhà đầu tư tự thỏa thuận trên cùng một địa bàn dẫn đến phát sinh thắc mắc kéo dài; Việc hoàn thiện thủ tục về đất đai, đầu tư, xây

Trang 31

phối hợp giữa các chủ đầu tư với UBND cấp huyện trong việc cung cấp hồ sơ pháp

lý làm cơ sở triển khai thực hiện dự án chưa chặt chẽ; Tiến độ thực hiện một số dự

án sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp huyện, cấp xã chậm do phụ thuộc vào nguồn thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất; Nhiều dự án đầu tư xây dựng nhưng không còn quỹ đất để bố trí cho phù hợp khi thu hồi đất của các hộ dân có các lợi thế về giao thông, kinh doanh dịch vụ thương mại; Số lượng cán bộ tham gia làm công tác GPMB của một số huyện còn thiếu và chủ yếu là thực hiện công tác kiêm nhiệm nên gặp nhiều khó khăn trong công tác GPMB

Trong thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương hoàn chỉnh ký cam kết GPMB với các chủ đầu tư theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 2359/UBND-KTTC ngày 22/02/2022; triển khai quyết liệt công tác GPMB, phấn đấu hoàn thành 100% diện tích phải GPMB theo kế hoạch; kiên quyết cưỡng chế thu hồi đất đối với những trường hợp đã được giải quyết đầy đủ chính sách khi Nhà nước thu hồi đất nhưng không chấp hành quyết định thu hồi đất Đề nghị các cơ quan cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động hướng dẫn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác bồi thường, GPMB thực hiện các dự án, kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh những vấn đề vượt thẩm quyền…(Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, 2022)

1.3.2.2 Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Phú Thọ

Trong năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu kịp thời cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các Nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật

và các Quyết định cụ thể hóa các nội dung trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, môi trường, khoáng sản Ban hành 2 Quyết định chuyên đề về xây dựng định giá đất cụ thể và hoạt động cải tạo, hạ cốt nền khoáng sản làm cơ sở giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Đặc biệt, trong công tác quản lý đất đai, Sở đã tích cực tham mưu, trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của 13 huyện, thành, thị Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện lập Kế hoạch sử dụng đất tỉnh Phú Thọ giai đoạn

Trang 32

2021 - 2025 và Quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện giai đoạn 2021 - 2030; đã hoàn thành công tác Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019; hoàn thành xây dựng hệ thống thông tin, công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Bên cạnh đó, Sở đã tích cực tháo gỡ giải quyết các vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; thẩm định hồ sơ thu hồi, giao đất cho nhiều dự án trọng điểm; trình UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất cho các

tổ chức, các doanh nghiệp đảm bảo sử dụng hiệu quả

Công tác GPMB không chỉ có chiều hướng thuận mà ở nhiều nơi, nhiều chỗ còn gặp trở ngại và khó khăn; trong đó phải nói đến cơ chế, chính sách về thu hồi đất, đền bù, GPMB đôi khi chưa đồng bộ nên quá trình vận dụng vào thực tế còn bất cập Vẫn còn một số cán bộ kinh nghiệm xử lý các vụ việc, tình huống còn chưa tốt (Vũ Thị Quý, 2018)

1.3.2.3 Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Tỉnh Lâm Đồng

Theo số liệu báo cáo năm 2022, trong giai đoạn 2019 – 2021 tổng số công trình, dự án có thực hiện công tác bồi thường là 21 dự án, với tổng mức đầu tư trên 1.126 tỷ đồng; trong đó, có 15 công trình có bố trí vốn chi phí giải phóng mặt bằng trên 217 tỷ đồng, với tổng diện tích bị thu hồi trên 216.000 m2, của 682 hộ gia đình,

cá nhân và tổ chức

Nhìn chung, tiến độ lập phương án, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải phóng mặt bằng tại các công trình giao thông đã đáp ứng theo yêu cầu và đảm bảo đúng tiến độ, quy trình, thủ tục theo quy định Bên cạnh đó, cũng còn một số khó khăn, vướng mắc như vấn đề bố trí tái định cư, một số hộ dân chưa bàn giao mặt bằng… ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các dự án

Công tác lập phương án bồi thường, hỗ trợ và thực hiện tái định cư được thực hiện chặt chẽ, đúng trình tự, thủ tục từ khâu đo đạc, kiểm đếm, họp xét nguồn gốc đất đến lập phương án bồi thường, hỗ trợ niêm yết công khai, đảm bảo đúng quy định Các cấp, ngành, xã, phường đã tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ quyền và lợi ích của mình khi triển khai các công trình Đặc biệt

là vận động người dân phối hợp cùng nhà nước xây dựng các công trình giao thông

Trang 33

đồng thuận cao; một số tuyến đường được người dân tự nguyện hiến đất nên tiết kiệm được nguồn kinh phí phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Tuy nhiên, trên thực tế đoàn cũng phát hiện một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Việc chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thu hồi đất còn chậm Về dự án xây dựng công trình khẩn cấp chống ùn tắc tại các nút giao thông trên địa bàn thành phố đã hoàn thành đầu tư xây dựng, tuy nhiên đến thời điểm đoàn kiểm tra giám sát vẫn chưa được phê duyệt giá đất làm cơ sở tính toán bồi thường giải phóng mặt bằng cho đối tượng bị ảnh hưởng (Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng, 2022)

1.3.2.4 Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Tỉnh Lạng Sơn

Trong năm 2021, trên địa bàn tỉnh có 248 dự án bồi thường, GPMB Trong

đó, một số đơn vị triển khai nhiều dự án GPMB như: thành phố Lạng Sơn 56 dự án; huyện Cao Lộc 31 dự án; huyện Lộc Bình 30 dự án; huyện Chi Lăng 23 dự án… Đến hết năm 2021, các huyện, thành phố đã bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư thực hiện xây dựng các hạng mục được 125 dự án; có 80 dự án cơ bản đáp ứng được yêu cầu tiến độ GPMB; các dự án còn lại đang trong quá trình hoàn thiện trình

tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư

Xác định tầm quan trọng của các dự án, năm 2022, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh tiếp tục đề ra nhiều giải pháp để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo sát sao đối với công tác này Theo đó, Tỉnh uỷ thành lập Ban Chỉ đạo GPMB cấp tỉnh do đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ làm trưởng ban để thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với tinh thần thực hiện hiệu quả công tác GPMB các dự án bảo đảm dân chủ, công khai minh bạch; duy trì chế độ họp hằng tháng để tháo gỡ khó khăn vướng mắc từng công trình dự án từ cơ sở

Theo đó, các huyện, thành phố thực hiện kiện toàn ban chỉ đạo do đồng chí

bí thư cấp uỷ làm trưởng ban và phân công các đồng chí trong thường trực, ban thường vụ huyện ủy, Thành ủy phụ trách từng dự án, từng địa bàn Về công tác chuyên môn, dựa trên nhiệm vụ được giao, trung tâm phát triển quỹ đất các huyện, thành phố bổ sung nhân lực có trình độ, tăng cường phối hợp với các phòng chức năng để tham mưu cho chính quyền xử lý giải quyết kịp thời các vướng mắc theo

Trang 34

thẩm quyền Hằng tháng, thực hiện giao ban kiểm điểm tình hình thực hiện GPMB các dự án nhằm nắm bắt đẩy nhanh tiến độ theo kế hoạch đề ra

Tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn trong năm 2022, huyện đề xuất với tỉnh danh mục 6 dự án trọng điểm cấp tỉnh để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh công tác GPMB như: dự án khu trung chuyển hàng hoá giai đoạn 2; công trình cải tạo, nâng cấp quốc lộ 4B; cải tạo, nâng cấp đường Cao Lộc – Ba Sơn; Cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn đoạn Hữu Nghị – Chi Lăng… Đây là những dự án có sức lan toả mạnh, hỗ trợ tích cực phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong những năm tới Do

đó, để đẩy nhanh tiến độ ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2022, Ban Chỉ đạo GPMB huyện đã yêu cầu các đơn vị từ huyện tới xã và các chủ đầu tư phải làm tốt công tác phối hợp để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra Đặc biệt, việc công bố công khai quy mô, phạm vi thu hồi; xác định rõ từng loại đất, từ đó, quy chủ và thực hiện trình tự thủ tục thu hồi bồi thường hỗ trợ tái định cư bảo đảm minh bạch đúng quy định của pháp luật

Không chỉ huyện Cao Lộc, nhiều huyện, thành phố như: thành phố Lạng Sơn, huyện Văn Lãng, Lộc Bình, Hữu Lũng… việc tổ chức triển khai GPMB các dự

án đều được tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt ngay từ đầu năm như: kiện toàn trung tâm phát triển quỹ đất, tổ chức hoàn thiện trình tự thủ tục thu hồi, hỗ trợ tái định cư các dự án mới; đẩy mạnh đối thoại với các hộ dân bị thu hồi…

Theo thống kê sơ bộ, từ đầu tháng 1/2022 đến hết ngày 19/1, các huyện, thành phố đã thực hiện đo đạc kiểm đếm đối với 33 dự án, tổ chức kiểm đếm đối với 251 hộ với diện tích đo đạc kiểm đếm hơn 11 ha Riêng huyện Văn Lãng trong nửa đầu tháng 1 đã thực hiện chi trả bồi thường cho 73 hộ với tổng kinh phí hơn 2,6

tỷ đồng tại 7 dự án, bàn giao mặt bằng với diện tích gần 5.000 m2

Với sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và sự vào cuộc trách nhiệm của các huyện, thành phố, tin tưởng công tác GPMB các dự án nói chung và dự án trọng điểm nói riêng trong năm 2022 sẽ tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực (Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, 2022)

1.3.2.5 Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Tỉnh Hải Dương

Trang 35

Công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng luôn là nội dung phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định tình hình địa phương Ngược lại, nếu thực hiện không đúng quy định sẽ dẫn đến nguy cơ gây thiệt hại cho Nhà nước

Tại tỉnh Hải Dương, trong thời gian qua, với sự vào cuộc quyết liệt của các

ủy đảng, chính quyền địa phương, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thu hồi đất trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo mặt bằng triển khai thực hiện nhiều công trình, dự án quan trọng, góp phần ổn định, thúc đẩy phát triển kinh

tế - xã hội của tỉnh Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vẫn còn có những tồn tại, hạn chế nhất định, đơn thư khiếu kiện còn diễn ra tại nhiều dự án, … Điều này không những gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ giải phóng mặt bằng mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh

Để chấn chỉnh và khắc phục tồn tại, hạn chế nêu trên, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tỉnh Hải Dương

đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo trong vấn đề quản lý đất đai đặc biệt là vấn đề bồi thường, GPMB, hỗ trợ và tái định cư

Có thể nói, với các biện pháp cơ bản kịp thời nêu trên và sự quan tâm, vào cuộc của UBND các huyện, thành phố, thị xã, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần đẩy nhanh tiến

độ, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư thực hiện dự án (Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương, 2022)

1.3.2.6 Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Tỉnh Vĩnh Phúc

Quyết liệt thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh trên địa bàn, thời gian qua, thành phố Vĩnh Yên đã triển khai đồng bộ các giải pháp quan trọng Trên cơ sở cụ thể hóa các nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết 02 của BTV Tỉnh ủy, Thành ủy Vĩnh Yên đã thành lập 3 tổ công tác do các đồng chí Ủy viên BTV Thành ủy là tổ trưởng; ban hành 13 văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng Đặc biệt, để người dân đồng thuận,

tự giác chấp hành thực hiện dự án, cùng với tăng cường tuyên truyền, vận động, UBND thành phố đã thực hiện công khai, minh bạch các nội dung liên quan đến dự

Trang 36

án, công trình, các thủ tục, chế độ chính sách, quy trình giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để người dân trong vùng dự án nắm được Đối với một số trường hợp không đồng ý kê khai, kiểm đếm đất và tài sản trên đất, không tự nguyện chấp hành quyết định thu hồi đất, các tổ công tác, giúp việc cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của thành phố sẽ phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể đến từng hộ để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, kiên trì thuyết phục, giải thích rõ chính sách cho người dân hiểu nhằm tạo niềm tin, sự đồng thuận và bảo đảm tối đa quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi Đích thân lãnh đạo UBND thành phố cũng trực tiếp đối thoại với nhân dân nơi

dự án có vướng mắc về giải phóng mặt bằng, song cũng cương quyết cưỡng chế thu hồi đất, xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật đối với những trường hợp cố tình chống đối

Với những cách làm hay bảo đảm hài hòa, gắn liền quyền lợi kinh tế với ý thức chấp hành chủ trương trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của nhân dân, sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 02, thành phố Vĩnh Yên đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng được trên 61,7 ha, đạt 101% kế hoạch đề ra

Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, thời gian qua, công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân gắn trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền Nhằm phát huy vai trò MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội, năm 2021, MTTQ tỉnh được BTV Tỉnh ủy giao nhiệm vụ tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng

2 dự án lớn tại huyện Bình Xuyên là Khu công nghiệp Bá Thiện II và dự án Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc Ngoài ra, MTTQ cấp huyện đều được cấp ủy cùng cấp giao nhiệm vụ tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng ít nhất 2 dự án trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh cho biết, xác định giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề nhạy cảm, phức tạp và rất khó, nhưng khó không có nghĩa là không làm được mà cần phải vận dụng linh hoạt các biện pháp, trong đó, công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục phải đi trước một bước bởi khi người dân hiểu,

Trang 37

động thành lập tổ truyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng do đồng chí Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh làm tổ trưởng; phối hợp chặt chẽ với UBND huyện và địa phương nơi dự án sắp triển khai để thống nhất phương pháp, cách làm, kịp thời tháo

gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện 2 dự án, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân Theo đó, với phương châm “đến từng ngõ, gõ từng nhà”, “vận động từng bước, kiên trì thuyết phục”, đến hết năm 2021, dự án Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc đã thu hồi được 84 ha, đạt 100,3%; dự án Khu công nghiệp Bá Thiện II quy chủ được 102,8 ha/103,83 ha, đạt 98,5% kế hoạch được giao Đối MTTQ cấp huyện, ngoài các đơn vị điển hình như: Vĩnh Yên, Sông

Lô, Vĩnh Tường đã sớm hoàn thành 100% chỉ tiêu được giao, một số địa phương tuy còn khó khăn, vướng mắc nhưng đến hết năm 2021 đều hoàn thành chỉ tiêu được giao

Thực tiễn quá trình triển khai nhiệm vụ giải phóng mặt bằng tại các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh cho thấy, bên cạnh sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành và đơn vị liên quan, thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công khai, minh bạch các chính sách đến lắng nghe và nhanh chóng giải quyết những kiến nghị của người dân là những bài học không mới, nhưng khi được áp dụng đúng thời điểm, đúng đối tượng sẽ tạo bước đột phá để gỡ những “nút thắt”, “điểm nghẽn” vốn tồn tại nhiều năm, tạo mặt bằng thông thoáng để hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại nhiều địa phương, đưa Vĩnh Phúc tiếp tục trở thành điểm đến tin cậy cho các nhà đầu tư trong

và ngoài nước (Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, 2021)

1.3.2.7 Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Tỉnh Hải Phòng

Thời gian qua, thành phố Hải Phòng triển khai thực hiện nhiều dự án trọng điểm về giao thông, chỉnh trang đô thị Nhờ có sự đồng lòng của nhân dân và chính quyền, công tác giải phóng mặt bằng tại Hải Phòng đã đạt được kết quả nhất định

Theo ông Phạm Văn Đoan – Phó Chủ tịch UBND quận Hồng Bàng: Quận Hồng Bàng là quận trung tâm, nơi tập trung nhiều cơ quan hành chính đầu não của thành phố Hải Phòng Thời gian qua, trên địa bàn quận triển khai nhiều dự án trọng điểm, góp phần thay đổi diện mạo đô thị quận nói riêng và thành phố Hải Phòng nói

Trang 38

chung Trong đó, việc triển khai công tác giải phóng mặt bằng tại quận Hồng Bàng đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

Điển hình là dự án chỉnh trang sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến công viên Tam Bạc) có tổng giá trị đầu tư trên 1.454 tỷ đồng, trong đó: Chi phí xây lắp là trên 785 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng là trên 668 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Quy mô dự án có diện tích trên 253m2, với các hạng mục: Nạo vét lòng sông Tam Bạc sâu từ 2,1m đến 2,5m, rộng đều khoảng 63m, có kè bê tông dự ứng lực hai bên bờ sông; mặt cắt đường Thế Lữ và Tam Bạc từ 16,5m đến 18m Chủ đầu tư: Ban Quản lý các công trình dự án quận Hồng Bàng Giải phóng mặt bằng: Chỉ trong 2 tháng, 430 hộ dân, 7 doanh nghiệp đã bàn giao 50.171,6m2 diện tích mặt bằng Thời gian thi công: Từ 14/5/2018 đến 8/5/2019

Hiện trạng cũ: Tuyến đường Tam Bạc xuống cấp khá nghiêm trọng nhiều chỗ bị sút nút, kè bờ sông có hiện tượng bị chuyển dịch ra phía bờ sông Lòng sông: Bùn, rác, cỏ lau Mỗi lần nước hạ xuống nhìn mất mỹ quan và vệ sinh môi trường Tuyến đường Thế Lữ: Các hộ dân đa số sống bằng nghề lao động tự do, rất nhiều người làm nghề chài lưới xung quanh sông, tuyến đường nhỏ, rộng nhất cũng chỉ là 3m, có chỗ hẹp chỉ hơn 1m, nhà phía bến đò xuống cấp nghiêm trọng, lụt sụp

Triển khai đồng bộ với dự án, UBND quận Hồng Bàng xây dựng mô hình, kiến trúc chung cho toàn bộ khu vực này để khi hoàn thành dự án thì công trình nhà

ở của các hộ dân cũng xong Quy định về quản lý kiến trúc của quận Hồng Bàng với rất nhiều điểm mới, thể chế hóa các quy định của pháp luật và đồ án quy hoạch tỷ lệ chi tiết 1/500 từ: Chiều cao cốt nền, chiều cao các tầng, ban công, màu sắc công trình… Đây là điểm sáng về đô thị quận Hồng Bàng nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung (được nhân dân đồng tình ủng hộ) không có hộ dân nào xây dựng sai với quy định của UBND quận Hồng Bàng ban hành Đến nay, có hơn 390 hộ dân thực hiện xây dựng đạt trên 90%

Bên cạnh đó, dòng sông Tam Bạc được trang hoàng với trên 200 con thiên nga bằng nguồn kinh phí xã hội hóa Hai bên dòng sông bố trí hơn 3000 chậu cây hoa giấy dọc 1,5km chiều dài bờ sông, 2 cây cầu bố trí ánh sáng hiện đại với kinh

Trang 39

Dự án chỉnh trang Tam Bạc giai đoạn 2 có tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch 17,29ha Khái toán kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng là 208,07 tỷ đồng Nguồn vốn thực hiện bằng ngân sách thành phố Dự kiến sẽ thực hiện khởi công dịp cuối năm 2021 Dự án hoàn thành sẽ kết nối từ cổng cảng 4 đến công viên Rồng Biển khép kín dải trung tâm thành phố với tổng chiều dài 8,5km

Một công trình khác là dự án Nút giao nam cầu Bính (phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng) có mức đầu tư 1.484 tỷ đồng từ ngân sách thành phố do Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng làm chủ đầu tư giao cho Ban Quản lý các công trình giao thông Hải Phòng làm nhà thầu thi công Dự án đầu tư xây dựng nút giao Nam cầu Bính được khởi công ngày 2/9/2018 và hoàn thành sau hơn 20 tháng khẩn trương thi công Dự án gồm 3 hạng mục chính: Đường trong nút giao, cầu trực thông từ cầu Bính và hầm chui đường Hồng Bàng - Bạch Đằng thực hiện trong 18 tháng

Đây là nút giao thông khác mức ba tầng hiện đại của Hải Phòng Nút giao có hầm chui theo hướng đường Bạch Đằng - Hồng Bàng rộng 13m; cầu vượt các nhánh trong nút giao rộng 8 - 12m tùy theo vị trí; tốc độ thiết kế trong nút giao từ

30 - 40 km/giờ, đường ngoài nút giao 60 km/giờ; tải trọng thiết kế HL93; kết cấu mặt đường cấp cao A1; tĩnh không vượt đường bộ 4,75m; tĩnh không vượt đường sắt 6m; cùng hệ thống chiếu sáng trang trí nghệ thuật, cây xanh

Nút giao Nam cầu Bính là điểm giao giữa đường dẫn bờ Nam cầu Bính với đường Hồng Bàng (Quốc lộ 5 mới), đường Bạch Đằng (đường vào trung tâm thành phố Hải Phòng qua cầu Thượng Lý), đường Hùng Vương (đường vào trung tâm thành phố đi qua cầu Quay), đường Hà Nội (Quốc lộ 5 cũ) đi về phía Sở Dầu và tuyến đường quy hoạch qua sông Rế kết nối với đường vành đai 2 của thành phố Hải Phòng Đây là nút giao ngã sáu ở cửa ngõ vào trung tâm thành phố Hải Phòng

Từ khi nút giao đi vào hoạt động đã giảm tải tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ, giảm tải tình trạng tai nạn giao thông khu vực ngã ba Thượng Lý (trước đây)

Quận Hồng Bàng thực hiện giải phóng mặt bằng đối với 8 tổ chức doanh nghiệp với diện tích 96.327.7m2, 68 hộ dân với diện tích 4.668,7m2 (33 hộ dân phường Sở Dầu với 3.192,7m2; 35 hộ phường Thượng Lý: 1.476m2) UBND quận Hồng Bàng xin ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố Hải Phòng bố trí tái định cư tại

Trang 40

chỗ cho các hộ dân phường Thượng Lý tại đất Công ty xây dựng số 9 Đến nay, có 22/35 hộ xây dựng xong nhà với quy định do UBND quận quản lý Các hộ dân tại phường Sở Dầu được bố trí tái định cư tại khu vực tái định cư hồ Đá

Để triển khai thi công các dự án lớn trên địa bàn quận Hồng Bàng đạt nhiều kết quả, công tác giải phóng mặt bằng được quan tâm và triển khai quyết liệt Lãnh đạo quận Hồng Bàng luôn bám sát lắng nghe các khó khăn vướng mắc của nhân dân trong việc đền bù giải phóng mặt bằng Quận ủy, UBND quận Hồng Bàng cử các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy và một Phó Chủ tịch Hội đồng bồi thường quận làm Trưởng đoàn trực tiếp xuống từng hộ dân, bám dân để tuyên truyền, vận động không kể ngày nghỉ để giải quyết dứt điểm các kiến nghị và báo cáo tiến độ về Thường trực Quận ủy Quận cũng cử một đoàn là cán bộ đô thị các phường ứng trực tại các khu tái định cư tiến hành xác định ranh giới, mốc giới các thửa đất, giao đất tại thực địa, đo vẽ giác móng khi nhân dân xây dựng để đảm bảo đúng kích thước thửa đất, không để xảy ra tranh chấp đất đai với hộ dân liền kề trong quá trình xây dựng và sử dụng

Việc tổ chức bốc thăm nhận đất tái định cư được quận tổ chức công khai dưới sự chứng kiến của nhân dân, đảm bảo công bằng, minh bạch Đối với các lô đất đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, quận kịp thời tổ chức bàn giao tại thực địa, trao ngay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thiết kế và cấp phép xây dựng cho các hộ

dân tại trụ sở UBND phường (Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Hải Phòng, 2021)

1.3.2.8 Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Tỉnh Bắc Giang

Theo UBND tỉnh Bắc Giang, trong 3 năm qua, toàn tỉnh đã tổ chức GPMB, thu hồi, bồi thường gần 1.800 ha đất các loại để thực hiện khoảng 2.100 công trình,

dự án Riêng năm 2020, kế hoạch tổ chức GPMB khoảng 924 công trình, dự án với diện tích cần thu hồi, bồi thường khoảng 2.290 ha

Qua đánh giá, vừa qua, công tác GPMB trên địa bàn tỉnh đã dần đi vào nền nếp Các quy định về thu hồi đất, bồi thường GPMB theo pháp luật đất đai đã được

cụ thể hóa phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh và từng bước hoàn thiện; chính sách bồi thường có nhiều điểm tiến bộ, quy định thủ tục ngày càng cụ thể, chặt chẽ

Ngày đăng: 22/01/2024, 18:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17. Tỉnh Vĩnh Phúc (2022). “Thực hiện Quy chế dân chủ trong bồi thường, giải phóng mặt bằng mang lại hiệu quả tích cực” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện Quy chế dân chủ trong bồi thường, giải phóng mặt bằng mang lại hiệu quả tích cực
Tác giả: Tỉnh Vĩnh Phúc
Năm: 2022
1. Nguyễn Quốc Cường (2018). Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ quản lý đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Khác
2. Nguyễn Thế Đặng (1999). Giáo trình đất, Nhà xuất Bản Nông nghiệp Hà Nội Khác
3. Phan Thị Thanh Huyền và Nguyễn Văn Dũng (2021). Bài báo “Đánh giá tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.Tạp chí Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam, 3,tr12-13 Khác
4. Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng (2006). Quản lý đất đai và Thị trường đất đai, NXB Bản đồ, Hà Nội Khác
5. Phan Trung Hiền (2019). Quyền tiếp cận thông tin trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 1, Tr44-45 Khác
7. Trang thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa (2022). Thực trạng và giải pháp trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá Khác
8. Lê Thanh Trà (2016). Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai, Trường Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên Khác
9. Lê Minh Toản (2015). Hoàn thiện công tác Giải phóng mặt bằng tại Ban quản lý dự án quận Long Biên, thành phố Hà Nội công bố năm 2015. Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai, Trường Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên Khác
11. Phương Thảo (2013). Kinh nghiệm thu hồi đất của các quốc gia trên thế giới. http://noichinh.vn, ngày 25/3/2013 Khác
12. Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (2018). Yếu tố quản lý nhà nước về đất đai Khác
13. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2020). Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh Thái Nguyên, khóa XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 Khác
14. UBND thành phố Phổ Yên (2022). Báo cáo Kết quả thống kê đất đai thành phố Phổ Yên năm 2022 Khác
15. Vũ Thị Quý (2018). Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án Đường Phù Đổng, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Tạp Chí Khoa học và Công nghệ ĐHTN, 2, tr12-13 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w