1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an giai đoạn 2018 2022

79 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Công Tác Giải Quyết Đơn Thư, Khiếu Nại, Tố Cáo Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An Giai Đoạn 2018 – 2022
Tác giả Nguyễn Thị Lan Phương
Người hướng dẫn PGS.TS. Đàm Xuân Vận
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý đất đai
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 722,36 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước tại huyện Nghi Lộc trong giai đoạn 2020 – 2022; R

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-

NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT ĐƠN THƯ, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN NGHI LỘC TỈNH NGHỆ AN

GIAI ĐOẠN 2018 – 2022

Ngành: Quản lý đất đai

Mã số ngành: 8.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đàm Xuân Vận

Thái Nguyên, năm 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện Các số liệu sơ cấp và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác

Tác giả

Trang 3

Cuối cùng tôi xin cảm ơn sâu sắc tới gia đình đã động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2023

Tác giả

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ viii

THESIS ABSTRACT x

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa của đề tài 2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Cơ sở lý luận và vai trò của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo 4

1.1.1 Cơ sở lý luận 4

1.1.2 Vai trò của giải quyết đơn thư, tranh chấp, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai hiện nay 5

1.1.3 Cơ sở pháp lý của giải quyết đơn thư, tranh chấp, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai 7

- Luật Tố cáo năm 2018, số 25/2018/QH14 7

1.2 Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số nước trên thế giới 9

1.2.1 Hàn Quốc 9

1.2.2 Nhật Bản 9

1.2.3 Hoa Kỳ 11

1.3 Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai ở Việt Nam 12

1.3.1 Tình hình khiếu nại tố cáo đất đai 12

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai 5

1.3.3 Tình hình khiếu nại, tố cáo đất đai ở một số địa phương 17

1.3.3 Tình hình khiếu nại, tố cáo đất đai tại Nghệ An 20

Trang 5

1.3.4 Mốt số kết quả nghiên cứu về khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai 22

1.3.5 Kết luận từ tổng quan 24

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 25

Các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực đất đai 25

Cán bộ và người dân có liên quan đến khiếu nại, tố cáo và các hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực đất đai 25

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu 25

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25

2.3 Nội dung nghiên cứu 25

2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sử dụng đất của huyện Nghi Lộc 25

2.3.2 Đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 25

2.3.3 Đánh giá của người dân, cán bộ công chức về những vấn đề liên quan công tác giải quyết đơn thơ khiếu nại, tố cáo 26

2.3.4 Khó khăn, tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 26

2.4 Phương pháp nghiên cứu 26

2.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 26

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 27

2.4.3 Phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu và đánh giá kết quả: 28

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện Nghi Lộc 29

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 29

Trang 6

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 31 3.1.3 Tình hình quản lý, sử dụng đất 32 3.2 Đánh giá thực trạng tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 37 3.2.1 Thực trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo tại huyện Nghi Lộc giai đoạn 2018 – 2022 37 3.2.2 Thực trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về đất đai tại huyện Nghi Lộc giai đoạn 2018 – 2022 39 3.2.3 Thực trạng khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2022 42 3.2.4 Thực trạng tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018 - 2022 43 3.2.5 Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2022 44 3.3 Đánh giá của người dân, cán bộ công chức về những vấn đề liên quan công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo 45 3.3.1 Đánh giá cán bộ công chức về những vấn đề liên quan công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo 45 3.3.2 Đánh giá của người dân đối với công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

về đất đai 47 3.4 Đánh giá chung về thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai trên địa bàn Nghi Lộc, giai đoạn 2018 - 2022 51 3.4.1 Đánh giá chung 51 3.4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai

Error! Bookmark not defined

3.4.3 Những thuận lợi, khó khăn và các nguyên nhân chính trong việc giải quyết

khiếu nại, tố cáo về đất đai Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

1 Kết luận 56

2 Kiến nghị 57

Trang 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Nghi Lộc 32 Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Nghi Lộc năm 2022 35 Bảng 3.3 Thực trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo tại huyện Nghi Lộc giai đoạn

2018 – 2022 37 Bảng 3.4 Thực trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai tại huyện Nghi Lộc giai đoạn 2018 – 2022 40 Bảng 3.5: Tổng hợp đơn thư khiếu nại, tố cáo và đề nghị, kiến nghị về đất đai tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2022 41 Bảng 3.6 Thực trạng khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2022 42 Bảng 3.7 Thực trạng tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2022 43 Bảng 3.8 Thực trạng giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2022 44 Bảng 3.9 Kết quả phỏng vấn cán bộ công chức về nguyên nhân phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai 46 Bảng 3.10 Tổng hợp việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai và tình hình gửi đơn đến cấp có thẩm quyền giải quyết của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện 47 Bảng 3.11 Tổng hợp kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện 49 Bảng 3.12 Tổng hợp ý kiến của hộ gia đình, cá nhân có đơn khiếu nại, tố cáo tranh chấp về đất đai đối với kết quả giải quyết của cơ quan có thẩmquyền 50

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Cụm từ được viết tắt

CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 9

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ

1 Thông tin chung

1.1 Họ tên tác giả luận văn: Nguyễn Thị Lan Phương

1.2 Tên luận văn: Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020 - 2022

1.3 Ngành khoa học của luận văn: Quản lý đất đai; Mã số: 8.85.01.03

1.4 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đàm Xuân Vận

1.5 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông lâm –Đại học Thái Nguyên

2 Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng khiếu nại, tố cáo và hoạt động

giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước tại huyện Nghi Lộc trong giai đoạn 2020 – 2022; Rút ra những thuận lợi, khó khăn tồn tại và đưa ra những kiến nghị cụ thể để hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo, luật đất đai; các giải pháp

để nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo tại huyện Nghi Lộc

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu; Phương pháp thu thập số liệu, tài

liệu; Phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu và đánh giá kết quả

4 Kết quả nghiên cứu và kết luận

Nghi Lộc có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ thành phố Vinh - Trung tâm văn hóa chính trị của tỉnh Nghệ An và giao lưu kinh tế văn hóa của khu vực Bắc Trung Bộ Nằm trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh Nghệ

An và vùng quy hoạch Nam Nghệ - Bắc Hà Là địa bàn thuận lợi cho việc bố trí các khu công nghiệp và các nhà máy sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Nghệ An Cũng chính vì thế mà quá trình sử dụng đất nảy sinh nhiều vấn đề về khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị khác nhau

Thực trạng giải quyết đơn thư: Giai đoạn 2018-2022 huyện Nghi Lộc đã tiếp nhận 1.589 hồ sơ về đơn thư khiểu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị về đất đai Cụ thể: 251 đơn tố cáo, 110 đơn khiếu nại và 1228 đơn đề nghị phản ánh Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết là 1369 đơn và 220 đơn thư không thuộc phẩm quyền giải quyết Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2022 huyện Nghi Lộc đã giải quyết được 341/361 đơn thư khiếu nại, tố cáo, số đơn còn tồn đọng lại là 20 đơn (tỷ lệ giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo Nghi Lộc đạt 94,99%)

Trang 10

Theo đánh giá của cán bộ nguyên nhân chính của các đơn thư tố cáo khiếu nại đó là: giá bồi thường, hỗ trợ GPMB chưa hợp lý (chiếm 30%) Theo ý kiến người dân công tác giải quyết đơn thư tố cáo khiếu nại trong lĩnh vực đất đai được người dân huyện Nghi Lộc đánh giá đã giải quyết khá thoả đáng theo đơn thư (80,0%) Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ vẫn thấy chưa thoả đáng (3,33%) Đa số người dân cho rằng thời gian giải quyết chậm (96,67%.)

Những tồn tại trong công tác giả quyết tố cáo, khiếu nại về đất đai của huyện Nghi Lộc: Vẫn còn tình trạng đơn thư vượt cấp hoặc đơn thư gửi nhiều cơ quan khác nhau; một số phòng ban chưa làm hết trách nhiệm của mình; Số trường hợp bị phát hiện vi phạm rất ít so với trên thực tế Nguyên nhân là do công tác thanh tra chưa được thực hiện thường xuyên và quyết liệt; một số đơn vị xã giải quyết chưa quyết liệt; cán bộ có trình

độ chuyên môn còn hạn chế; Trình độ dân trí chưa cao, hiểu biết về luật đất đai còn hạn chế Các giải pháp khắc phục đó là: Tăng cường số cuộc và chất lượng các cuộc thanh tra; đẩy mạnh công tác tiếp dân; nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; tuyên truyền phổ biến luận đất đai cho người dân

Như vậy, Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai huyện Nghi Lộc giai đoạn 2018-2022 đạt tỉ lệ đạt 94,99%), đảm bảo đúng quy định, giải quyết được các bức xúc của công dân Để nâng cao công tác giải quyết khiếu lại, tố cáo UBND huyện Nghi Lộc đã chỉ đạo, đôn đốc các phòng, ngành và cơ sở xử lý kịp thời những sai phạm; đồng thời đã có nhiều biện pháp chấn chỉnh trong công tác quản lý Nhà nước về quản lý đất đai, xây dựng cơ bản, chính sách xã hội , góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Công tác đào tạo nghiệp

vụ và tuyên truyền các Luật có liên quan đã được quan tâm thực hiện, các đối tượng trực tiếp tham mưu giải quyết đơn cơ bản đã được tập huấn các văn bản mới để triển khai thực hiện Nâng cao công tác tuyên truyền các văn bản Luật nhất là các văn bản quy định về quản lý đất đai, chế độ chính sách, quyền và nghĩa vụ trong khiếu

nại, tố cáo

Trang 11

THESIS ABSTRACT

1 General information

1.1 Author’s full name: Nguyen Thi Lan Phuong

1.2 Project title: Evaluating the work of resolving complaints and

denunciations about land in Nghi Loc district, Nghe An province in the period of

2020 - 2022

1.3 Major: Land Management Code: 8.85.01.03

1.4 Scientific instrutor: Associate Professor Dr Dam Xuan Van

1.5 Tranining facility: Nong Lam University – Thai Nguyen University

2 Research purposes

Assess the current status of complaints and denunciations and complaint and denunciation resolution activities of state administrative agencies in Nghi Loc district in the period 2020 - 2022; Draw out the existing advantages and difficulties and make specific recommendations to improve the law on complaints, denunciations, and land law; Solutions to improve the efficiency of complaint and denunciation resolution activities in Nghi Loc district

3 Research Methods

Method of selecting research points; Methods of collecting data and documents; Methods of comparison, statistics, synthesis, data processing and result evaluation

4 Research results và conclude

Nghi Loc has a favorable geographical location, being the gateway to Vinh city - the political and cultural center of Nghe An province and the economic and cultural exchange of the North Central region Located in the key economic development planning area of Nghe An province and the Nam Nghe - Bac Ha planning area It is a favorable location for the arrangement of industrial parks and manufacturing factories, contributing to promoting the development towards industrialization and modernization of Nghe An province That's why the land use

Trang 12

process raises many issues of complaints, denunciations, and different recommendations

Current status of complaint handling: During the period 2018-2022, Nghi Loc district received 1,589 files of complaints, denunciations, and petitions about land Specifically: 251 denunciations, 110 complaints and 1,228 feedback requests There are 1,369 applications under the jurisdiction to resolve and 220 applications that are not within the jurisdiction to resolve As of December 2022, Nghi Loc district has resolved 341/361 complaints and denunciations, the number of outstanding complaints is 20 (the resolution rate of complaints and denunciations in Nghi Loc reached 94 99%)

According to the staff's assessment, the main cause of the complaints is: unreasonable compensation and site clearance support prices (accounting for 30%) According to people's opinions, the work of resolving complaints and denunciations

in the land sector is considered by the people of Nghi Loc district to be resolved quite satisfactorily according to the complaints (80.0%) However, there are still some households that still find it unsatisfactory (3.33%) The majority of people think that the processing time is slow (96.67%)

Shortcomings in the work of resolving denunciations and land complaints in Nghi Loc district: There are still cases of complaints being passed at higher levels

or letters sent to many different agencies; Some departments have not fulfilled their responsibilities; The number of cases detected in violation is very small compared

to reality The reason is that inspection work has not been carried out regularly and drastically; Some commune units have not resolved it decisively; staff with limited professional qualifications; The people's educational level is not high and their understanding of land law is limited The solutions are: Increase the number and quality of inspections; Promote citizen reception work; improve professional skills; Propagating and popularizing land arguments to the people

Thus, the resolution of complaints and denunciations in the land sector of Nghi Loc district in the period of 2018-2022 reached a rate of 94.99%), ensuring compliance with regulations and resolving citizens' concerns To improve the

Trang 13

handling of complaints and denunciations, Nghi Loc District People's Committee has directed and urged departments, branches and facilities to promptly handle violations; At the same time, there have been many corrective measures in State management of land management, basic construction, social policies , contributing

to stabilizing the socio-economic situation in the district Professional training and propaganda of relevant Laws have been paid attention to, and subjects directly advising on basic application resolution have been trained on new documents for implementation Improve propaganda of Law documents, especially documents regulating land management, policies, rights and obligations in complaints and denunciations

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân Việc quan tâm đến lợi ích của Nhân dân là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Theo các văn bản pháp luật hiện nay, khiếu nại, tố cáo được quy định như sau:

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân

có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật Tố cáo quy định báo cho

cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”

Vì vậy, việc khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy Nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức Do đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không những có vai trò quan trọng trong quản lý Nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, Đảng và Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp luật do mình ban hành, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện các chủ trương đường lối của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước Do vậy, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là một vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm

Trang 15

Huyện Nghi Lộc trong những năm gần đây có cơ cấu dịch chuyển mạnh theo hướng Công nghiệp hóa, kinh tế hạ tầng phát triển, tình trạng biến động

về đất đai diễn ra liên tục, kéo theo việc khiếu nại, tố cáo về đất đai có chiều hướng gia tăng Mặt khác từ trước đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện, chi tiết liên quan đến khiếu nại, tố cáo nói chung và khiếu nại tố cáo về đất đai nói riêng trên địa bàn huyện Nghi Lộc nhằm giúp cho cấp Ủy, cấp chính quyền địa phương tham khảo, đánh giá từ

đó đưa ra những định hướng, mục tiêu cụ thể nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý đất đai, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Nghi Lộc

Từ những thực trạng trên và nhằm từng bước tăng cường tốt công tác giải

quyết khiếu nại, tố cáo, đề tài “Đánh giá công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giai đoạn

2018 - 2022” được thực hiện là có ý nghĩa khoa học và thực tiễn hiện nay

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng khiếu nại, tố cáo và công tác giải quyết khiếu nại,

tố cáo trong lĩnh vực đất đai của huyện Nghi Lộc giai đoạn 2018-2022 Từ đó rút

ra những thuận lợi, khó khăn tồn tại và đưa ra những kiến nghị cụ thể để hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo, luật đất đai; các giải pháp để nâng cao hiệu

quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo tại huyện Nghi Lộc

3 Ý nghĩa của đề tài

* Ý nghĩa khoa học:

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề về cơ sở lý luận trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018

- 2022

Trang 16

* Ý nghĩa thực tiễn:

- Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

- Những giải pháp mà Luận văn đưa ra sẽ giúp các nhà lãnh đạo, những người đang được giao trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các địa phương nói chung và huyện Nghi Lộc nói riêng vận dụng để nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, góp phần ổn định chính trị, trật

tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Trang 17

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

1.1.1 Cơ sở lý luận

Từ năm 1945, sau khi đất nước giành độc lập, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc sử dụng đất Tuy nhiên, quản lý xã hội bằng pháp luật của Nhà nước còn bộc lộ không ít khiếm khuyết, yếu kém; chưa ngang tầm với nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới và chưa đáp ứng được với nhu cầu hiện tại

Sự lạc hậu và những bất cập trong xây dựng và thực thị chính sách, pháp luật

đã tạo ra những khe hở trong sản xuất kinh doanh và các mặt hoạt động khác, làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực và vi phạm pháp luật, phần nào làm giảm hiệu quả quản lý nhà nhước nảy sinh mâu thuấn, những mâu thuẫn này được thể hiện thông qua các vụ tranh chấp, khiếu nại về đất đai có xu hướng tăng và ngày càng phức tạp (Lê Tiến Hào, 2011)

Giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai đã được quy định tại Luật đất đai 1993, Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013 Giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai với ý nghĩa là một nội dung của công tác quản lý nhà nước đối với đất đai,

là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn, hành vi vi phạm pháp luật trong nội bộ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia vào quan hệ đất đai, tìm ra giải pháp đúng đắn trên

cơ sở pháp luật nhằm phục hồi các quyền lợi bị xâm phạm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật đất đai (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007)

Với chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai thì thanh chấp, khiếu nại về đất đai chỉ là vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng liên quan đến địa giới hành chính hoặc quyền sử dụng liên quan đến tài sản Giải quyết mọi tranh chấp về đất đai phải đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu

Trang 18

toàn dân Nhà nước làm đại diện sở hữu và thống nhất quản lý; kiên quyết bảo

vệ những thành quả cách mạng về ruộng đất; đồng thời sử lại theo đúng pháp luật những trường hợp xử lý không đúng Giải quyết tranh chấp về đất đai phải nhằm mục đích phát triển sản xuất, ổn định từng bước cải thiện đời sống của nhân dân

1.1.2 Vai trò của giải quyết đơn thư, tranh chấp, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai hiện nay

Đơn thư, tranh chấp, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai hiện nay là hiện tượng xảy ra ngày càng phổ biến khi nền kinh tế đất nước thay đổi từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường Nhà nước thực hiện phương pháp quản lý đất đai mới thông qua việc trao quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức nhằm tạo quyền chủ động cho cá nhân, tổ chức trong sản xuất, kinh doanh Tuy nhiên, việc đổi mới phương thức quản lý cùng những bất cập từ hệ thống pháp luật cũng như sự thiếu hiệu quả trong công tác quản lý đất đai trước đã khiến tình trang đơn thư, khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng về số lượng và là nguyên nhân gây mất ổn định về chính trị, xã hội Do

đó, việc giải quyết đơn thư, tranh chấp, khiếu nại về đất đai một cách hiệu quả đóng vai trò, ý nghĩa quan trọng

Tuy nhiên, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khiếu nại chỉ được đảm bảo nếu có sự phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ của cá nhân, cơ quan quản lý nhà nước giải quyết đơn thư, tố cáo, khiếu nại, tranh chấp Điều đó đòi hỏi cá nhân, cơ quan giải quyết phải công tâm, thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ giải quyết tranh chấp, khiếu nại đã được pháp luật quy định

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại,

tố cáo về đất đai

- Yếu tố về địa lý và điều kiện tự nhiên: Những yếu tố về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đã làm ảnh hưởng, hạn chế đến tranh chấp, tố cáo, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai Bởi lẽ, do đất đai hệ thống đường sá thiếu, chất

Trang 19

lượng thấp việc đi lại khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa lũ, nhiều nơi từ huyện về đến xã, thôn, buôn làng, bị chia cắt, phải đi bộ mất cả ngày mới đến trung tâm xã Chính những khó khăn này đã làm hạn chế rất lớn đến công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Do đó, nên việc tổ chức gặp gỡ, hòa giải, đối thoại với các đối tượng KNHC về đất đai, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới nhằm tiến hành giải quyết một cách kịp thời, nhanh chóng, công tác giải quyết tranh

chấp, tố cáo, khiếu kiện (Doãn Hồng Nhung, 2014)

- Yếu tố kinh tế - xã hội: Trên thực tế xung đột về lợi ích vẫn còn tồn

tại khá gay gắt và sự phân hóa giàu - nghèo trong xã hội Suy cho cùng, bản chất của việc khiếu nại - là vấn đề lợi ích cho nên xung đột về lợi ích và sự phân hóa giàu - nghèo là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến phát sinh khiếu nại và khiếu nại gay gắt phức tạp Nói cách khác, xung đột về lợi ích ở đây được hiểu như một sự thiếu công bằng nghiêm trọng khi phân chia và thụ hưởng các thành quả của quá trình phát triển KT-XH Xung đột lợi ích rõ nhất được thể hiện trong việc cấp đất, thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển

đô thị và khu công nghiệp, trong việc thực hiện các chính sách về bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Đây là những nguyên nhân tiềm tàng làm phát sinh các khiếu nại trên thực tại và cả trong tương lai (Doãn Hồng Nhung, 2014)

- Trình độ dân trí: Trình độ dân trí hạn chế cũng là lực cản không nhỏ

đối với quá trình công tác giải quyết tranh chấp, tố cáo, khiếu kiện ở lĩnh vực đất đai Thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của người dân không thể đảm bảo nếu trình độ dân trí thấp Nước ta vẫn còn đông người dân thiếu thông tin, kiến thức về pháp luật, sản xuất, đời sống VH-XH, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường còn hạn chế; tập quán sản xuất và tiêu dùng lạc hậu Một số cư dân đã đạt tới trình độ sản xuất tiên tiến, nhưng vẫn còn bộ phận mới chỉ vừa qua giai đoạn canh tác thô sơ Do đó, nếu không tích cực nâng cao trình độ

Trang 20

dân trí, không làm cho người dân tiếp cận với lối sống mới, với văn hóa dân tộc và đại chúng thì không thể làm thay đổi được đời sống vật chất, văn hóa tinh thần và nhận thức của dân (Doãn Hồng Nhung, 2014)

1.2 Cơ sở pháp lý của giải quyết đơn thư, tranh chấp, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai

- Luật khiếu nại năm 2011

- Luật đất đai năm 2013

- Luật tiếp công dân năm 2013

- Luật đất đai năm 2013

- Luật Tố cáo năm 2018, số 25/2018/QH14

- Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của luật Khiếu nại

- Nghị định 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của luật Tiếp công dân

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của luật Đất đai

- Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định

về Giá đất

- Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định

về Miễn giảm tiền sử dụng đất

- Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định

về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

- Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

- Nghị định 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 của Chính phủ Quy định về khung giá đất

Trang 21

- Nghị định số 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một

số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại

- Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo

- Nghị định số 50/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ

- Nghị định số 55/2022/NĐ-CP ngày 23/8/2022 Quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

- Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính

- Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân

- Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh

- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định chi tiết về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

- Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 quy định quy trình

xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh

- Quy định số 68/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An về quy định chi tiết cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai và quyết định công nhận hòa giải thành trên địa bàn tỉnh nghệ an

Trang 22

Cơ chế giải quyết khá mềm dẻo và linh hoạt Hàn Quốc cũng có các hình thức tiếp nhận và xử lý khiếu nại như ở Việt Nam nhưng hiện nay khiếu nại qua mạng ngày càng nhiều và bạn còn có hình thức tiếp nhận khiếu nại lưu động tại các vùng sâu vùng xa và coi trọng việc đến tận nơi để lắng nghe

và xử lý tại chỗ bằng cách trao đổi với các bên trong tranh chấp Công việc này mang tính chất hoà giải và được làm ngay tại địa phương cơ sở

Uỷ ban chống tham nhũng và bảo vệ quyền công dân (ACRC) là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong công tác này Tại cơ quan thanh tra, kiểm toán Hàn quốc cũng có vụ chuyên trách về tiếp nhận và xử lý khiếu nại hành chính, ở các địa phương dần dần cũng hình thành các bộ phận chuyên trách giúp chính quyền giải quyết các khiếu nại của người dân

Trong giải quyết khiếu nại hành chính, Hàn Quốc quan tâm trước hết đến việc tìm ra phương án xử lý tranh chấp thông qua hoà giải thương lượng

và thuyết phục các bên Với những vụ việc đơn giản thì thường gửi về cho chính cơ quan bị khiếu (Tô Thị Tiến, 2020)

* Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia có nền hành chính chuyên nghiệp và hiện đại

Do đó, việc thực hiện giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực hành chính rất có hiệu quả, đem đến lòng tin của dân chúng với chính quyền

Trang 23

Ở Nhật Bản, công dân có quyền khiếu nại bất cứ hành vi và quyết định nào của nhà nước kể cả các văn bản qui phạm pháp luật, các chính sách của nhà nước nếu như họ cho rằng những hoạt động đó ảnh hưởng bất lợi đến quyền và lợi ích của họ Hệ thống các cơ quan tiếp nhận và giải quyết khiếu nại hành chính của Nhật Bản được tổ chức thực sự đầy đủ, toàn diện và linh hoạt ở cả hệ thống hành pháp, tư pháp và lập pháp đảm bảo bất cứ một khiếu nại nào của người dân cũng được xem xét thấu đáo và thoả đáng Hiến pháp của Nhật Bản cho phép người dân có quyền biểu thị chính kiến của mình bằng phương pháp trưng cầu dân ý về mọi lĩnh vực và đặc biệt là về sự tồn tại của chính quyền Nhật Bản theo chế độ tam quyền phân lập và thực hiện sự phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền địa phương Các cơ quan lập pháp, hành pháp,

tư pháp thực hiện nguyên tắc pháp quyền là phân quyền mạnh mẽ và có sự kiềm chế, kiểm soát trong việc thực hiện quyền lực nhà nước Thủ tướng có quyền bổ nhiệm chánh án tòa án tối cao nhưng đồng thời tòa án cũng độc lập

và có quyền xem xét những hành vi vi phạm pháp luật của Thủ tướng Chánh

án có quyền xem xét các đạo luật được ban hành nếu vi hiến và có thể ra quyết định hủy bỏ một đạo luật của quốc hội Quốc hội có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng và nội các nhưng đồng thời Thủ tướng cũng có quyền giải tán nghị viện Thủ tướng bổ nhiệm bộ trưởng và không cần có sự chấp thuận của nghị viện Các nghị sĩ làm việc theo chế độ chuyên nghiệp và không kiêm nhiệm Mỗi chính quyền địa phương có chế độ độc lập với chính quyền trung ương Thị trưởng do nhân dân bầu ra và cũng có thể bị miễn nhiệm nếu có chữ ký của một phần ba số dân và có sự xác nhận chữ ký đúng của ủy ban bầu cử địa phương thì phải tổ chức bầu cử lại và nếu bị hơn một nửa dân số không tán thành thì phải giải tán chính quyền để thành lập lại Như vậy, người dân có quyền trực tiếp quyết định vận mệnh của chính quyền Chính vì vậy, hầu hết các khiếu nại của người dân đều được giải quyết nhanh chóng và thỏa đáng Hệ thống các cơ quan giải quyết khiếu nại tùy theo từng

Trang 24

địa phương có thể thành lập ra cơ quan thanh tra (Ombudsman) có khoảng 32 địa phương thành lập ra cơ quan thanh tra để tiếp nhận và giải quyết các khiếu

nại của địa phương (Tô Thị Tiến, 2020)

* Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một nước theo thuyết phân quyền rõ rệt trong đó mọi tranh chấp cần được giải quyết ở Toà án Cho nên về nguyên tắc mọi người có khiếu kiện, trong đó có khiếu kiện hành chính cơ quyền được xét xử bởi cơ quan tư pháp độc lập là Toà án Tuy nhiên, tranh chấp hành chính có đặc biệt

là bản thân đối tượng bị khiếu kiện là cơ quan nhà nước, cơ quan thực hiện quyền hành pháp cho nên cần có cơ chế giải quyết trong nội bộ nền hành chính trước kia đưa ra xét xử tại Toà án Tư pháp Người Mỹ quan niệm hành chính là vấn đề phức tạp cho nên việc giải quyết ban đầu của các chuyên gia

cơ quan hành chính là hết sức cần thiết vì vậy việc giải quyết khiếu kiện tại cơ quan chính rất được coi trọng

Như vậy có thể khái quát rằng, giải quyết khiếu kiện hành chính qua hai giai đoạn: giai đoạn hành chính do các cơ quan hành chính thực hiện và giai đoạn tư pháp là giai đoạn được xét xử tại Toà án Điều cần nhấn mạnh là trường hợp tranh chấp đã bị khiếu kiện đến Toà án tư pháp thì cơ quan này không xem xét lại sự việc mà chỉ xem xét việc áp dụng pháp luật của cơ quan hành chính khi giải quyết khiếu kiện đó mà thôi, trên cơ sở đó đưa ra phán quyết của mình

Ngoài ra việc giải quyết khiếu kiện hành chính được dựa trên nguyên tắc: mọi quyết định hành chính kể cả quyết định cuối cùng đều có thể bị xem xét bởi

cơ quan tư pháp, tức là Toà án Quyết định cuối cùng ở đây không phải là quyết định giải quyết cuối cùng như quan niệm của Luật khiếu nại, tố cáo Việt Nam

mà được hiểu đó là quyết định hành chính của cơ quan hành chính sau khi đã có khuyến nghị của cơ quan giải quyết khiếu nại thanh chính

Trang 25

Hoa Kỳ là một Nhà nước liên bang cho nên có sự phân chia thẩm quyền giữa nhà nước liên bang và các bang từ đó cơ cấu tổ chức và pháp luật bang và liên bang cũng có những nét khác nhau dẫn đến mô hình tổ chức các

cơ quan nhà nước cũng không đồng nhất, nhất là cơ quan có thẩm quyền giải

quyết khiếu kiện hành chính (Nguyễn Hằng, 2018)

1.3.2 Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai ở Việt Nam

1.3.2.1 Tình hình khiếu nại tố cáo đất đai

Khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội; đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý mới bằng việc trả lại đất đai những giá trị vốn

có thì tranh chấp đất đai phát sinh có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp về mặt nội dung Tuy nhiên, tranh chấp đất đai kéo dài với số lượng ngày càng đông người dân tham gia thì lại là vấn đề rất đáng quan tâm tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh để đề ra các biện pháp giải quyết phù hợp nhằm “tháo ngòi nổ” xung đột không để phát sinh trở thành

“điểm nóng” gây mất ổn định chính trị, tình hình trật tự an toàn xã hội Số lượng đơn vượt cấp gửi đến các cơ quan ở Trung ương nhiều, nội dung thể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận với cách giải quyết của chính quyền địa phương Số lượng công dân đến khiếu nại trực tiếp tại phòng tiếp công dân của các địa phương, các cơ quan ở Trung ương hàng năm cao Nhiều vụ việc công dân tụ tập thành đoàn, đi xe, căng cờ, biểu ngữ kéo đến các cơ quan chính quyền, Đảng,… nhằm gây áp lực đòi được giải quyết quyền lợi theo yêu cầu Số lượng công dân tập trung đông chủ yếu ở các kỳ họp Hội đồng nhân dân, Quốc hội, Đại hội đảng, có nơi công dân tập trung huy động thương binh, phụ nữ, người già, trẻ em bao vây trụ sở chính quyền

xã, huyện, tỉnh, doanh nghiệp gây mất trật tự, an toàn xã hội

Sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành đến nay, đơn thư gửi đến Bộ TN&MT giảm dần Năm 2017 chỉ còn 3.500 đơn, trong đó gần

Trang 26

2% số vụ việc thuộc thẩm quyền của Bộ, hơn 80% đơn đang thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương, gần 18% đơn đã có quyết định giải quyết cuối cùng (hoặc lần 2) Cụ thể, đơn khiếu nại liên quan đến áp dụng chính sách pháp luật về đất đai chiếm 70% bao gồm: (1) khiếu nại liên quan đến thu hồi đất (khoảng 26%); (2) khiếu nại liên quan đến giá bồi thường (khoảng 21%); khiếu nại liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (khoảng 22%); khiếu nại liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính, cho thuê đất (khoảng 1%) Số còn lại là đơn liên quan đến tranh chấp đất đai chiếm 12%; đơn đòi lại đất cũ chiếm 7%; đơn tố cáo sai phạm về đất đai 11% Trong

đó, Hà Nội là địa phương có tỷ lệ người dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo tương đối cao với 2.072 đơn, tiếp đến là TP Hồ Chí Minh 1.125 đơn, Bình Định:

630 đơn, TP Hải Phòng: 357 đơn Trong số các thành phố trực thuộc Trung ương có tỷ lệ đơn thấp nhất là Đà Nẵng: 132 đơn, TP Cần Thơ: 296 đơn (Đình Dũng, Nguyễn Hạnh, 2018)

Tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân khu vực phía Bắc tuy có giảm

về số lượt người và số đoàn đông người nhưng lại xuất hiện nhiều vụ việc có tính chất gay gắt, phức tạp, có hành vi vi phạm pháp luật như vụ việc khiếu kiện, giữ người trái pháp luật tại Thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội (4/2017); vụ việc tập trung đông người phản đối, ngăn cản cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án xây dựng tỉnh lộ 277 đoạn từ thị xã Từ Sơn đến thị trấn Chờ (huyện Yên Phong) tỉnh Bắc Ninh (4/2017); khiếu kiện của hàng trăm hộ dân liên quan công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn qua thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; vụ việc trên 200 hộ tiểu thương phản đối di chuyển Chợ Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn), đơn thư của công dân liên quan Chợ Ninh Hiệp (Hà Nội); khiếu kiện của các đoàn đông người tại Hà Nội phản ánh liên quan thu hồi đất thực hiện dự án xây dựng Khu đô thị tại phường Dương Nội (Hà Đông), phường Cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm), công dân quận Hoàng Mai,…

Trang 27

Đa số các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp tại các tỉnh thành phố khu vực Miền Bắc (cũng như cả nước nói chung) thời gian vừa qua, hầu hết là các

vụ việc cũ để lại, đã được cơ quan chức năng xem xét, giải quyết nhiều lần, tuy nhiên công dân vẫn khiếu kiện với thái độ gay gắt, bức xúc, ít nhiều ảnh hưởng tình tình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, nhất là tại các thời điểm diễn ra Kỳ họp Trung ương, họp Quốc hội, (Cổng Thông tin Điện tử Thanh tra Chính phủ, 2017)

Ở Miền Trung - Tây Nguyên, tình hình khiếu nại tố cáo của công dân tuy có giảm về số lượt người nhưng lại tăng về số vụ việc và số đoàn đông người Xuất hiện nhiều vụ việc có tính chất phức tạp liên quan tới việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định canh, định cư; việc bố trí đất sản xuất; tranh chấp đất đai liên quan đến đất có nguồn gốc nông lâm trường Tại các tỉnh, thành phố khu vực phía nam, tình hình khiếu nại tố cáo của công dân có chiều hướng giảm cả về số lượng đoàn đông người và số vụ việc Tuy nhiên, theo đánh giá chung, vẫn còn tình trạng công dân tập trung đông người kéo về Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khiếu nại Phần lớn vụ việc phát sinh từ những năm trước,

đã được các cấp, ngành giải quyết theo thẩm quyền Có những vụ việc đã được các cơ quan, vẫn còn tình trạng công dân bộ, ngành trung ương phối hợp địa phương kiểm tra, rà soát, giải quyết (Khánh An, 2017)

Theo báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại,

tố cáo năm 2016, 2017 và 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy: Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, toàn ngành TN&MT đã tổ chức tiếp 17.040 lượt, với 20.895 công dân; trong đó 460 lượt đoàn đông người Nội dung tiếp công dân chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai với 15.493 lượt (chiếm 90,92%); lĩnh vực môi trường 804 lượt (chiếm 4,72%); lĩnh vực khoáng sản 161 lượt (chiếm 0,94%) và các lĩnh vực khác là 310 lượt (chiếm 1,82%); tình trạng khiếu kiện đông người đã giảm năm 2016 có 120 lượt; năm

2017 có 111 lượt và năm 2018 có 79 lượt Tổng số đơn khiếu nại, tố cáo,

Trang 28

tranh chấp, toàn ngành nhận được trong 3 năm (2016-2018) là 39.613 đơn tương ứng với 26.923 vụ việc, trong đó đơn thuộc lĩnh vực đất đai chiếm hơn 90%) Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn 2016-2018 đã được chú trọng, kết quả giải quyết đạt trên 80% số vụ phát sinh; việc đối thoại, hướng dẫn, giải thích hòa giải được coi trọng Tuy nhiên, vẫn còn nhiều

vụ việc địa phương chậm xem xét, giải quyết; chậm ban hành văn bản giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai so với thời gian quy định; việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật của cơ quan có trách nhiệm chưa tốt Có nhiều trường hợp người dân mặc dù hiểu rõ các quy định của pháp luật, song cố tình không chấp hành những quyết định đã giải quyết đúng pháp luật; một số trường hợp bị lôi kéo, kích động hoặc lợi dụng việc khiếu kiện để kích động khiếu nại đông người, gây sức ép đối với cơ quan Nhà nước nhưng việc xử lý không nghiêm (Báo cáo tổng kết công tác thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2018)

Trong năm 2022, Bộ TN&MT tiếp nhận 3.482 lượt đơn khiếu nại, tố cáo, trong đó hơn 96% liên quan đến đất đai, phần còn lại là đơn thư liên quan đến lĩnh vực môi trường và khoáng sản

Trong số 3.482 lượt đơn khiếu nại, tố cáo mà Bộ TN&MT nhận được

có 2.088 lượt đơn trùng, không đủ điều kiện xử lý (chiếm 59,97%) Trong 1.394 vụ việc đủ điều kiện xử lý: Tranh chấp đất đai 96 vụ việc (chiếm 5,74%); đòi lại đất cũ 54 vụ việc (chiếm 3,87%); khiếu nại về đất đai 1.074 4

vụ việc (chiếm 77,04%); đề nghị xử lý hành vi vi phạm về đất đai 57 vụ việc (chiếm 5,24%)

Về thẩm quyền giải quyết: Trong 1.394 vụ việc, có 01 vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao và 89 vụ việc thuộc thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết của Bộ; 22 vụ việc đã có quyết định giải quyết lần hai của địa phương; còn lại là vụ việc đang thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương với 1.282

vụ việc (chiếm 91,97%)

Trang 29

Trong năm 2022, Bộ đã tiếp 160 lượt tiếp công dân với 258 lượt người, trong đó có 22 lượt đoàn đông người (101 người), Lãnh đạo Bộ đã tiếp 44 lượt với 68 người, cán bộ tiếp 116 lượt với 190 người So với năm 2021, tăng

10 lượt tiếp (tương đương 6,7%) và tăng 52 lượt người (tương đương 25,2%); đoàn đông người tăng 10 lượt đoàn (tương đương 83,3%)

Nội dung khiếu nại công dân đến trình bày chủ yếu liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi và cấp/thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tranh chấp đất đai cá nhân Công tác tiếp công dân được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Các trường hợp công dân đến Bộ đều được cán bộ tiếp công dân giải thích, hướng dẫn theo quy định của pháp luật Đối với các trường hợp khiếu nại đông người, mặc dù đã được Bộ xem xét, giải quyết và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết, Phòng vẫn tiếp, nghe công dân trình bày để tham mưu cho Lãnh đạo Bộ tiếp tục xử lý, có văn bản đề nghị địa phương xem xét, giải quyết

Đường dây nóng là một trong những phương thức hiệu quả trong việc tiếp nhận thông tin về tài nguyên và môi trường Trong năm 2022, Thanh tra

Bộ TN&MT đã tiếp nhận 346 thông tin Trong đó, đã hướng dẫn trực tiếp 253 thông tin, còn lại 93 thông tin đủ điều kiện xử lý, có 93 văn bản yêu cầu các địa phương kiểm tra, xử lý theo quy định và báo cáo kết quả Tổng cục Quản

lý đất đai đã tiếp nhận 157 thông tin phản ánh; trong đó, đã ban hành 76 văn bản gửi địa phương xử lý; hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết 54 đơn; lưu 97 trường hợp do đơn trùng nội dung phản ánh hoặc không đủ cơ sở, điều kiện để xem xét, giải quyết hoặc đơn đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc hướng dẫn gửi các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; đang xem xét xử lý

16 trường hợp (Bộ tài nguyên và môi trường, 2022)

Trang 30

1.3.2.2 Tình hình khiếu nại, tố cáo đất đai ở một số địa phương

Tại Hà Nội: Hà Nội là nơi có nhiều dự án lớn được triển khai phải thu hồi đất, bồi thường, tái định cư, do vậy, khiếu nại (KN), tố cáo (TC) liên quan đến đất đai luôn là vấn đề “nóng” Thời gian qua, Hà Nội đã đẩy mạnh giám sát việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết KN, TC tại các sở, ngành, địa phương Qua đó, đã dần tháo gỡ được những "điểm nóng" khiếu kiện về đất đai Kết quả năm 2022, Hà nội đã giải quyết dứt điểm các KN, TC liên quan tới 12.152 hộ gia đình, cá nhân với diện tích khoảng 35,54ha

Cuối năm 2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản cho phép UBND TP Hà Nội tiếp tục hỗ trợ giao đất dịch vụ trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện Mê Linh đối với các trường hợp còn tồn đọng theo quy định của Luật Đất đai năm 2003

Chủ trương này có ý nghĩa quan trọng giúp huyện Mê Linh tháo được nút thắt tồn tại nhiều năm UBND huyện Mê Linh cho biết, quyết sách này giúp địa phương giải quyết gần 24ha đất dịch vụ cho 5.642 hộ dân trên địa bàn Để việc giao đất cho các hộ đủ điều kiện được khách quan, huyện Mê Linh đã lập hội đồng xét duyệt từ thôn đến xã, huyện, qua nhiều vòng một cách công khai, minh bạch và dân chủ Nhờ cách làm đúng đã không phát sinh KN, TC

Bên cạnh giải quyết từ gốc rễ, không để phát sinh KN, TC, việc thực hiện thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong tiếp công dân, giải quyết KN, TC

đã được UBND TP Hà Nội quan tâm thực hiện nghiêm túc hơn

Trong quá trình điều hành, chỉ đạo, người đứng đầu UBND TP Hà Nội luôn yêu cầu các đơn vị, địa phương phải làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết

KN, TC; chủ động tăng cường việc tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị

về những quy định hành chính

Cùng với việc tiếp công dân thường kỳ tại trụ sở tiếp công dân TP, cho các ý kiến chỉ đạo xử lý cụ thể đối với từng vụ việc tại các buổi tiếp dân, Chủ

Trang 31

tịch UBND TP Hà Nội cũng khẳng định sẽ luôn lắng nghe ý kiến của nhân dân, trên cơ sở thực tế và quy định của pháp luật sẽ chỉ đạo giải quyết khách quan, công tâm, thấu tình đạt lý, bảo đảm quyền và lợi chính đáng của người dân

Với sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, các vấn đề nảy sinh trong giải quyết KN, TC đã được xử lý kịp thời Qua đó, đã chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, hạn chế về công tác tiếp công dân và giải quyết KN, TC; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo niềm tin của người dân với chính quyền địa phương (https://thanhtra.com.vn/)

Tại Hải Phòng: Việc giải quyết đơn thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại,

tố cáo được đơn vị thực hiện tuân thủ đúng quy định pháp luật về thời hiệu, thẩm quyền giải quyết, trình tự, thủ tục giải quyết theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011, Luật tố cáo năm 2018, Luật Thi hành án dân sự, Nghị định 124/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật khiếu nại, Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật tố cáo, Thông tư số 13/2021/TT-BTP ngày 30/12/2021 của Bộ Tư pháp quy định quy trình xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan Các Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo

đã ban hành được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định

Từ tháng 01/2022 đến nay, Cục Thi hành án dân sự thành phố đã tiếp nhận tổng số 104 đơn thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân,

cụ thể khiếu nại là 43 đơn, tố cáo là 39 đơn, kiến nghị, phản ánh là 22 đơn Cục Thi hành án dân sự thành phố đã chuẩn bị báo cáo theo đúng đề cương,

bố trí đầy đủ thành phần làm việc với Đoàn công tác, công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của Cục Thi hành án dân sự thành phố được thực hiện nghiêm túc, bài bản, đúng trình tự của pháp luật, Cục Thi hành

án dân sự thành phố giải quyết 100% đơn thư khiếu nại, tố cáo đúng thời

Trang 32

hiệu, tiếp nhận, phân loại chuyển đến cơ quan có thẩm quyền Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố đã phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,

tố cáo và tổ chức đối thoại thường xuyên với người dân

(https://haiphong.gov.vn/)

Tại Quảng Ninh: Quá trình đô thị hóa nhanh đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và cuộc sống của nhân dân, là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh đã có nhiều cố gắng, tập trung giải quyết và đạt nhiều kết quả quan trọng Số lượt tiếp công dân tăng, nhưng không phát sinh “điểm nóng” mới, các vụ việc đông người, phức tạp mới phát sinh được chủ động xử lý từ sớm, nhanh chóng ổn định; cơ bản giải quyết xong các vụ việc phức tạp, kéo dài theo chỉ đạo của các cơ quan chức năng giúp ổn định tình hình, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh (https://www.quangninh.gov.vn/)

Tại Nam Định: Năm 2021 và đầu năm 2022 dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp; nên đã tác động, ảnh hưởng đến tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) trênđịa bàn tỉnh Nam Định Theo báo cáo số 214/BC-UBND của UBND tỉnh, tình hình KNTC trên địa bàn tỉnh Nam Định giảm so với cùng kỳ báo cáo, trong đó giảm cả về số lượt công dân và số vụ việc KNTC thuộc thẩm quyền; không có điểm nóng về KNTC, không có đoàn đông người khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương Trong giai đoạn từ 8/2021 – 7/2022, toàn tỉnh đã tiếp 3.133 lượt công dân đến KNTC, kiến nghị phản ánh (KNPA), giảm 862 lượt (21,6%) so với cùng kỳ năm trước; Số người được tiếp là 2.237 người, tương ứng với 1.696 vụ việc Số đoàn đông người được tiếp là 26 lượt, giảm 45 lượt đoàn (58%) so với cùng kỳ năm trước Số lượt công dân đến trụ sở tiếp công dân của tỉnh, huyện, địa điểm tiếp công dân của các sở, ngành, UBND cấp xã giảm so với cùng kỳ năm trước là do ảnh hưởng

Trang 33

của đại dịch Covid 19, phải thực hiện các quy định của Chính phủ về việc giãn cách xã hội Qua các phiên tiếp công dân, các cấp, các ngành trong toàn tỉnh đã tiếp nhận 949 đơn khiếu nại, tố cáo, KNPA Toàn tỉnh đã tiếp nhận, xử

lý 3.458 đơn (đơn khiếu nại là 470, đơn tố cáo là 548, đơn kiến nghị phản ánh 2.440) giảm 92 đơn (2,5%) so với cùng kỳ năm trước Qua xem xét thấy một

số đơn thư có nội dung trùng, đơn photo gửi nhiều cơ quan, tổ chức, gửi nhiều lần, nhiều đơn không đủ điều kiện xử lý theo quy định Đơn đủ điều kiện xử

lý là 2.982 đơn (trong đó đơn khiếu nại là 400 đơn chiếm 13,4%, đơn tố cáo là

463 đơn chiếm 15,5% và đơn KNPA là 2.119 đơn chiếm 71,1%) Nội dung đơn chủ yếu liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất đai, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai, một số vụ việc kiến nghị, phản ánh về công tác dồn điền đổi thửa.Trong công tác quản lý nhà nước, tỉnh Nam Định

đã tổ chức được 19 lớp tuyên truyền phổ biến, tập huấn nghiệp vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết KNTC với 2.154 lượt người; đã ban hành 45 văn bản quản lý, chỉ đạo về công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC và 01 văn bản được sửa đổi, bổ sung Các cấp, các ngành trong tỉnh đã tiến hành 23 cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KNTC tại 40 cơ quan, đơn vị; đến nay đã kết thúc và ban hành kết luận 20/23 cuộc thanh tra (https://thanhtra.com.vn/)

Tại Nghệ An

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Nghệ An, trong thời gian qua tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo về các nội dung liên quan đến tài nguyên và môi trường (đặc biệt là đất đai) vẫn ra đang diễn ra phức tạp, có chiều hướng tăng (số liệu đơn thư tăng 23%) so với năm 2021 và có nhiều vụ việc phức tạp, kéo nhiều thời gian Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đã quan tâm chỉ đạo việc

xử lý, giải quyết đơn thư của công dân, tăng cường công tác đối thoại trực tiếp

Trang 34

với công dân, rà soát lại tính pháp lý của các quyết định giải quyết khiếu tố của các cấp Nhờ đó, đã phần nào giải toả được bức xúc, mâu thuẫn trong nội

bộ nhân dân, góp phần vào sự ổn định tình hình chính trị của tỉnh

- Về công tác tiếp dân: Thực hiện tốt công tác tiếp dân tại UBND tỉnh

và tại Sở Tài nguyên và Môi trường Tại Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện tiếp 83 (trong đó có 11 trường hợp phản ánh qua đường dây nóng của Sở Tài nguyên và Môi trường) lượt người đến khiếu nại, tố cáo, đề nghị, thỉnh cầu, nội dung chủ yếu là công dân khiếu nại việc giải quyết của UBND cấp huyện chưa thoả đáng việc áp giá bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; Công tác cấp giấy CNQSDĐ và các chính sách pháp luật liên quan đến đất đai Thông qua công tác tiếp dân, cán bộ tiếp dân đã kịp thời giải thích, giải đáp những bức xúc, vướng mắc của công dân

- Về công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo:

Năm 2022, Sở Tài nguyên và Môi trường nhận tiếp nhận, phân loại và

xử lý 598 đơn thư (tăng 23% so với năm 2021), trong đó: 160 đơn khiếu nại (chiếm 27%), 48 đơn tố cáo (chiếm 8%); 372 đơn kiến nghị (chiếm 62%); 17 đơn tranh chấp đất đai (chiếm 3%) Đơn chủ yếu phát sinh trên các địa bàn: Thành phố Vinh (25,2%), Diễn Châu (10,03%), Nghi Lộc (9,67%), Đô Lương (9,250%), Quỳnh Lưu (6,44%), Thanh Chương (6,96%) , Yên Thành (5,41%), Hưng Nguyên (6,08%), Quỳ Hợp (3,58%)

Nội dung khiếu nại của công dân vẫn tập trung và lĩnh vực đất đai (vào vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tranh chấp đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư (đặc biệt liên quan đến quốc lộ 1A, đại lộ Vinh – Cửa Lò, cao tốc Bắc-Nam, dự án Vsip ); một số đơn thư vào lĩnh vực môi trường, khoáng sản

* Kết quả xử lý đơn thư của Sở Tài nguyên và Môi trường: hướng dẫn đơn: 21; Chuyển đơn: 350; Đôn đốc giải quyết: 41; Lưu theo dõi: 81 đơn;

Trang 35

Kiểm tra, xác minh tham mưu UBND tỉnh giải quyết: 105 vụ việc (khiếu nại

44, tranh chấp: 02, kiến nghị, phản ánh 55, tố cáo 04) Qua kiểm tra, xác minh tham mưu UBND tỉnh giải quyết 84/105 vụ việc (còn 21 vụ việc đang trong thời hạn kiểm tra, xác minh) (Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An, 2022)

Nhìn chung, việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong năm 2022 đã được giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục, đúng thẩm quyền, không có tái khiếu, tái tố Đạt được kết quả trên là do có sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ, Lãnh đạo Sở TN&MT đối với công tác Thanh tra của Sở Mặt khác trong quá trình thụ lý, xác minh được công khai, dân chủ và vận dụng đúng pháp luật, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Thanh tra Sở với các cấp, các ngành trong việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo

Thực hiện tốt công tác phối hợp với Ban Tiếp công dân tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp, các UBND cấp huyện xã, trong việc giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo Cử các Thanh tra viên tham gia Tổ công tác liên ngành giải quyết đơn thư do Thanh tra tỉnh, Sở, ngành khác chủ trì tham mưu, tham gia

Tổ liên ngành của tỉnh trong giải quyết các vụ việc đông người, kéo dài, phúc tạp trên địa bàn của tỉnh

1.3.2.3 Một số kết quả nghiên cứu về khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai

Vũ Thị Thu Thảo và cộng sự khi đánh giá “Thực trạng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai tại thành phố sầm sơn, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2016-2020” đã kết luận rằng: Trong giai đoạn 2016-2020, TP Sầm Sơn đã tiếp nhận được 120 đơn KN, TC về lĩnh vực đất thuộc thẩm quyền giải quyết, trong đó có 79,17% là đơn KN về đất đai; 20,83% là đơn tố cáo về đất đai Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn TP Sầm Sơn giai đoạn 2016 - 2020 đạt kết quả cao, tỷ lệ giải quyết hàng năm đều đạt trên 90% Kết quả đánh giá về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai còn được đánh giá thông qua ý kiến của người dân thực hiện khiếu nại tốt cáo tại địa phương với 4 tiêu chí cụ

Trang 36

thể Kết quả cho thấy: có gần 60% người dân đánh giá thủ tục, hình thức nộp đơn KNTC đến cơ quan nhà nước là đơn giản; có 74,54% người dân đánh giá

cơ quan giải quyết đơn thư đúng thời gian quy định; có gần 75% người dân đánh giá tốt năng lực chuyên môn và thái độ của cán bộ chuyên môn của thành phố Sầm Sơn trong việc tiếp công dân, giải quyết đơn thư KNTC, có dưới 50% người dân đánh giá vị trí, trang thiết bị tại trụ sở tiếp dân là bình thường Trên cơ để hạn chế trong việc tiếp công dân, giải quyết KN,TC về đất đai tại địa phương cần thực hiện các giải pháp đồng bộ với các nhóm giải pháp sau: 1) Về tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất; 2) Về tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về KN, TC và đất đai; 3) Về nâng cao năng lực chuyên môn và thái độ của cán bộ làm công tác chuyên môn; 4) Xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về KN, TC về đất đai; 5) Nâng cao hiệu quả thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

Phân tích thực trạng và giải pháp giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Gia Lai , tác giả Ngô Sỹ Trung (trường đại học nội vụ Hà Nội) và Trần Thị Mai (Phân viện khu vực Tây Nguyên, Học viện hành chính Quốc Gia, năm 2017) Bài viết tập trung phân tích thực trạng khiếu nại và giải quyết khiếu nại

về đất đai tại tỉnh Gia Lai những năm gần đây, nhóm tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của bài viết này góp phần làm sáng tỏ tình hình thực tế và cung cấp thông tin khoa học đối với các nhà quản lý địa phương để có những điều chỉnh chính sách một cách phù hợp trong thời gian tới

Một số công trình nghiên cứu và công trình khoa học liên quan về công tác tiếp dân, giải quyết KNTC như: Giáo trình thanh tra và giải quyết KNTC, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, Trần Minh Hương (chủ biên năm 2009); Việc giải quyết KNTC của công dân trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước sau khi tòa hành chính được thiết lập, Thanh tra Chính phủ (2012), Hà Nội; KNTC hành chính và giải quyết KNTC

Trang 37

hành chính ở Việt Nam hiện nay, Viện Khoa học thanh tra, Thanh tra chính phủ (2012), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội

Tương tự như vậy trên địa bàn huyện Nghi Lộc nói riêng và tỉnh Nghệ

An nói chung chưa có đề tài nào nghiên cứu, đánh giá tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai một cách tổng thể, chi tiết, toàn diện để giúp cho các nhà chuyên môn, các nhà lãnh đạo nhìn nhận lại công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn từ đó rút ra bài học để công tác giải quyết khiếu nại ngày một tốt hơn góp phần đẩy nhanh quá trình dân chủ, ổn định tình hình an ninh trật tự, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

1.3.2.4 Kết luận từ tổng quan

Qua tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo đất đai và công tác giải quyết của một số địa phương phương trên cả nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng nhận thấy: Vấn đề đơn thu khiếu nại, tố cáo đặc biệt trong vấn đề đất đai luôn là điểm nóng của tát cả các địa phương Công tác giải quyết các đơn thư tố cáo được các cấp chính quyền

từ trung ương tới địa phương đặc biệt quan tâm và luôn sát sao trong từng từng khâu giải quyết Kết quả, về cơ bản các đơn thư khiếu nại, tố cáo đều được các cấp chính quyền giải quyết một cách triệt để và hợp tình hợp lý Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc Để nâng cao công tác giải quyết các vấn đề về đơn thư khiếu nại, tố cáo trong vấn đề đất đai cả nước nói chung và huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An nói riêng cần tìm

ra những nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến khiếu nại, tố cáo đất đai từ đó

có hướng giải quyết phù hợp với từng địa phương

Trang 38

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Các hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực đất đai

Cán bộ và người dân có liên quan đến khiếu nại, tố cáo và các hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực đất đai

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai

- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2018 đến năm 2022

- Về không gian: Huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ 5/2022 đến tháng 5/2023

- Địa điểm thực hiện: Huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sử dụng đất của huyện Nghi Lộc

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

- Đặc điểm kinh tế xã hội

- Tình hình quản lý, sử dụng đất đai

2.3.2 Đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

- Thực trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai

- Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

Trang 39

2.3.3 Đánh giá của người dân, cán bộ công chức về những vấn đề liên quan công tác giải quyết đơn thơ khiếu nại, tố cáo

- Đánh giá cán bộ công chức về những vấn đề liên quan công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

- Đánh giá của người dân đối với công tác giải quyết đơn thư khiếu nại,

tố cáo về đất đai

2.3.4 Khó khăn, tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

- Những khó khăn, tồn tại và hạn chế trong công tác giải quyết giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Đề xuất giải pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành 2 vùng lớn:

- Tiểu vùng 1 là Vùng bán sơn địa

Phía Tây và Tây Bắc của huyện có nhiều đồi núi cao, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn do chia cắt bởi những khe suối; tại những khu vực này có những vùng đồng bằng phù sa xen kẽ tương đối rộng, một số hồ đập lớn được xây dựng nên đây cũng là vùng cung cấp lương thực cho huyện, với diện tích đất

tự nhiên khoảng 18.083 ha, chiếm 52 % so với tổng diện tích của cả huyện Bao gồn các xã: Xã Nghi Công Nam, Nghi Lâm, Nghi Kiều Lựa chọn xã Nghi Kiểu là đại diện điều tra cho tiểu vùng 1

- Tiểu vùng 2 là Vùng đồng bằng

Khu vực trung tâm và phía Đông, Đông Nam của huyện địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập, độ cao so với mực nước

Ngày đăng: 22/01/2024, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w